Bài nghiên cứu về bạo lực học đường | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh

Bài nghiên cứu về bạo lực học đường | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem

Thông tin:
30 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài nghiên cứu về bạo lực học đường | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh

Bài nghiên cứu về bạo lực học đường | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem

32 16 lượt tải Tải xuống
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm cơ bản về bạo lực học đường
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp
công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn
thuơng về tinh thần và cả về thể xác được diễn ra trong phạm vi
trường học.
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm
đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phat thể chất của nhà
trường, bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo
lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt
bạn học; và mang vũ khí đến trường.
Có thể hiểu, bạo hành học đường là các hành vi gây ảnh hưởng một
cách tiêu cực đến thể xác cũng như tinh thần của một học sinh. Đó có
thể là đánh đập, chửi bới, lăng mạ, quấy rối... Đây là một hành động
đáng được lên án và cần được bài trừ khỏi xã hội
2.1.2 Khái niệm theo qui định của pháp luật
Theo Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định: bạo lực học
đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức
khỏe; lăng ma, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuội và
các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học
xảy ra tại cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
2.1.3 Các khái niêm liên quan
a. Đối tượng liên quan đến bạo lực học đường
Đối tuợng của bạo lực học đường hiện nay có nhiều chủ thể khác
nhau. Có thể là hoc sinh, giáo viên, phụ huynh hoặc một số người
trong mạng lưới quan hệ xã hội của cá nhân.
Theo quan sát sơ bộ các đối tượng của bạo lực học đường cơ bản là
hoc sinh với nhau tuy nhiên, tình trạng bạo lực giữa giáo viên với
giáo viên và giáo viên với học sinh cũng không phải ngoại lệ. Có một
sô ít đội ngũ giáo viên trong trường sử dụng các biện pháp răn đe
giáo dục học sinh vượt quá mức độ cho phép. Hay ngược lại là có
một số trường hợp giáo viên bị học sinh hành hung vì ghi tên hoc
sinh đó vào sổ đầu bài vì lý do nói chuyện trong lớp. Có những bậc
cha me bênh vực con cái lúc nào cũng cho con mình là đúng khi chưa
nghe rõ câu chuyện, tìm hiểu vấn đề, chưa phân biệt phải trái khi con
mình đánh bạn, vô lễ với thầy cô giáo. Đối tượng chủ yếu của hành vi
bạo lực là giữa các em học sinh với nhau. Nhìn chung thì khi các em
có những xung đột lập tức nghĩ đến việc dùng bạo lực để giải quyết
b. Phạm tội
Khái niệm được quy định tại khoản 2 – điều 8 Bộ luật hình sự là việc
chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, phạm vào các tội
được quy định trong Bộ luật hình sự, với các đặc điểm
1) Có hành vi nguy hiểm cho xã hội
2) Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong Bộ luật
hình sự
3) Chủ thể của tội phạm phải là nguời có năng lực trách nhiệm hình
sự
4) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là nguời có lỗi
5) Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà các
quan hệ xã hội đó được Bộ luật Hình sự bảo vệ
2.2 Các hình thức bạo lực học đường
2.2.1 Bạo lực thể xác
Bạo lực về thể chất gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình
phạt thể chất của nhà trường, bạo lực tinh thần bao gồm cả việc tấn
công bằng lời nói, bạo lực tình dục bao gồm hiếp dâm và quấy rối
tinh dục, các dạng bắt nạt bạn học và mang vũ khí đến trường
Các hành vi mang tính bạo lực thể chất/thể xác giữa học sinh với học
sinh như đánh, đấm, đá, giật tóc, kéo rách quần/áo; hoặc đánh bằng
các công cụ/đồ vậtt như roi, gậy, các vật cứng ( bằng gỗ hoặc kim
loại), ném đồ vật vào người, vào mặt... hoặc dùng dao, kéo, mã tấu,
côn súng.. để gây bạo lực hoặc dọa dẫm nạn nhân, bạn cùng trường,
bạn đồng trang lứa
2.2.2 Bạo lực tinh thần
Bao gồm sự lạm dụng về lời nói như dùng những lời nói châm chọc,
giễu cợt, nguyền rủa, dùng từ ngữ cay nghiệt, lời nói thô tục, nói xấu,
tung tin đồn nhảm,… giữa các hoc sinh, bạn cùng học, đồng trang lứa
với nhau trong môi trường học đường. Đôi khi dạng bạo lực tinh thần
này còn được thể hiện bởi các hành vi như xúi giục hay cưỡng ép bạn
bè thực hiện những hành vi khiến nạn nhân bị xấu hổ, nhục nhã, hoặc
cưỡng ép thực hiện các hành vi lệch chuẩn. Những hành vi bạo lực
này gây nên những tổn thương về mặt tinh thần cho nạn nhân người
bị bạo lực gây nên sự lo lắng, bất an khi đến trường.
2.2.3. Bạo lực học đường qua các trang mang xã hội
Bạo lực học đường qua các trang mạng xã hội là bắt nạt bằng việc sử
dụng công nghệ kỹ thuật só. Nó có thể diễn ra trên phương tiện mạng
xã hội, nền tảng nhắn tin, nền tảng chơi game và điện thoại di động.
Đó là hành vi lặp đi lặp lại, nhằm mục đích khiến những người bị
nhắm mục tiêu sợ hãi, tức giận hoặc xấu hổ
Những ví dụ bao gồm: Lan truyền những lời nói dối hoặc đăng những
bức ảnh đáng xấu hổ của ai đó trên mạng xã hội, gửi tin nhắn hoặc
mối đe dọa gây tổn thương qua các nền tảng nhắn tin, mạo danh ai đó
và thay mặt họ gửi những thông điệp ác ý cho người khác,…
2.3. Các qui định pháp luật hiện thời về xử phạt hành vi bạo lực
học đường
2.3.1. Qui định xử lí hành vi bạo lực học đường ở các nước trên thế
giới
Hàn Quốc đã ban hành luật chống bạo lực và bắt nạt học đường vào
năm 2004, hay Philippines cũng ban hành Đạo luật chống bắt nạt
(2016) đề cập đến cả bắt nạt truyền thống và bắt nạt trực tuyến,
Australia có Khung chuẩn quốc gia về trường học an toàn (2004);
Thụy Điển có Luật chống phân biệt (2009) và Luật Giáo dục sửa đổi
(2010) cấm tất cả các hình thức phân biệt và bắt nạt ở trường học...
Ở Mỹ không có riêng một điều luật về phòng, chống bạo lực và bắt
nạt, nhưng tất cả nội dung này đều được quy định trong các điều luật
về nhà trường, luật về môi trường trường học an toàn và không có
chất gây nghiện; đạo luật về môi trường cộng đồng an toàn thân
thiện...
Các nhà nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch
bệnh Mỹ (CDC) khẳng định bản thân việc bắt nạt không gây ra tự tử,
nhưng những người trẻ bị bắt nạt dễ có nguy cơ trầm cảm hơn, từ đó
dễ suy nghĩ tiêu cực, cùng quẫn và rốt cuộc có thể là tự tử. Vì lẽ đó,
không ngạc nhiên khi có tới 49 bang trên tổng số 51 bang và đặc khu
Columbia (trừ bang Montana) có những điều khoản hay chính sách
quy định cụ thể để giải quyết tình trạng bạo lực học đường. Trong đó,
có 12 bang thậm chí còn đưa cả mức phạt hình sự để xử các hành vi
bạo lực nghiêm trọng, từ việc đình chỉ học tập cho tới bắt giam.
Chẳng hạn, bang Illinois yêu cầu các trường đưa vào chương trình
giáo dục cảm xúc xã hội tiên tiến (Social Emotional Learning - SEL)
để phòng ngừa bắt nạt. Cũng có những nơi như thị trấn Sun Prairie,
bang Wisconsin, đầu tháng 3 năm nay chính quyền nơi này đã đề
nghị điều luật phạt cha mẹ của "những kẻ bắt nạt" số tiền từ 50 -
1.000 USD khi có hành vi bắt nạt bằng lời lẽ, hành động và bắt nạt
trên mạng.
2.3.2. Xử lý hành vi bạo lực học đường ở Việt Nam
● Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Công tác Học sinh
Sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết thời gian qua, công tác
xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân
thiện, phòng, chống bạo lực học đường luôn được Đảng và Nhà nước
quan tâm chỉ đạo.
● Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo ban hành
khá đầy đủ: Luật Giáo dục 2005, Luật Trẻ em 2016 quy định các
quyền của trẻ em, trong đó có quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học
đường.
● Chính phủ ban hành Nghị định 80 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ
ban hành 2 Quyết định, 1 Chỉ thị. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ban hành theo thẩm quyền 25 văn bản, gồm các thông tư, quyết
định, chỉ thị, các văn bản chỉ đạo điều hành và văn bản hành chính
khác.
● Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999 (văn bản mới nhất: bộ luật
hình sự năm 2015) thì:
“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
● Hành vi này có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều
104 Bộ luật này:
1) "Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11%
nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
2) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho
nhiều người;
3) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều
người;
4) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;”
5) "Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Điều 121).
6) "Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành
chính về vi phạm hành chính do cố ý” (Điều 5 Luật xử lý vi phạm
hành chính 2012) với hình thức Cảnh cáo "Cảnh cáo được áp dụng
đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có
tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt
cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa
thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện” (Điều 22 Luật
này).
● Xử lý dân sự
Bên cạnh đó, hành vi này cũng xâm phạm tới sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm
sức khoẻ. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 593
Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và
chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu
thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể
xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động
cùng loại;
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc
người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất
khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì
thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt
hại;
● Thiệt hại khác do luật quy định.
Việc đánh đập này nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự,
nhân phẩm của trẻ khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm theo quy định tại Điều 592.
Thiệt hại được xạc định như sau:
1) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
2) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
3) Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất
về tinh thần.
2.3.3. Xử lí hành vi bắt nạt học đường theo qui định của mỗi nhà trường
Xử lý nghiêm và ra hình phạt thích đáng với các trường hợp bạo lực
để răn đe các em học sinh khác. Thầy cô quan tâm đến tất cả các em
học sinh để không ai bị bỏ lại phía sau.
2.4. Thực trạng hiện nay về vấn nạn bạo lực học đường
2.4.1. Trên phạm vi toàn cầu
Theo UNICEF, một nửa thanh thiếu niên trên thế giới bị bạo lực học
đường. Gần 720 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học sống ở các quốc gia
nơi mà những hành vi bạo lực học đường được xem là hợp pháp.
Đánh nhau và bắt nạt đã làm gián đoạn việc học tập của 150 triệu trẻ
em trong độ tuổi từ 13-15 tuổi trên toàn thế giới. Một nửa số học sinh
từ 13 đến 15 trên toàn thế giới – ước tính khoảng 150 triệu – cho biết
đã từng bị bạo lực bởi các bạn đồng trang lứa ngay trong nhà trường
và ở các khu vực xung quanh trường học. Cụ thể, cứ 3 em học sinh
trong độ tuổi 13-15 thì có hơn 1 em từng bị bắt nạt, và tỷ lệ học sinh
tham gia đánh nhau cũng gần như vậy; cứ 10 sinh viên tại 39 quốc
gia công nghiệp thì có 3 em thừa nhận đã từng bắt nạt bạn.
Năm 2017, đã có 396 vụ tấn công tại trường học được ghi nhận hoặc
được xác nhận ở Cộng hòa Dân chủ Công-gô, 26 vụ ở Nam Sudan, 67
vụ tại Cộng hòa Ả Rập Syria và 20 vụ tại Yemen.
Theo báo South China Morning Post, trong năm 2017 hệ thống tòa án
Trung Quốc đã phải xử gần 800 vụ việc bạo lực học đường với gần một
nửa số vụ liên quan tới học sinh trong độ tuổi từ 16-18.
Theo khảo sát của PISA công bố năm 2017, Hong Kong là đặc khu đứng
đầu tiên trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỉ lệ phần trăm trẻ em
báo cáo bị bắt nạt ít nhất vài lần một tháng.
Với xã hội Nhật, chuyện bắt nạt học đường (Ijime) không phải là điều gì
đó mới mẻ xa lạ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật, suốt từ năm
1985 đến 2005, mỗi năm đều có mấy chục ngàn vụ Ijime trải dài cả ba
cấp học mà tỉ lệ nhiều nhất là THCS, đến tiểu học và ít nhất ở bậc
THPT.
Thái Lan và Hàn Quốc cũng nằm trong nhóm các quốc gia có nạn bạo
lực trường học nghiêm trọng không kém. Thậm chí, để con yên tâm đến
trường học, một số phụ huynh Hàn Quốc còn thuê vệ sĩ bảo vệ con với
mức giá 450 - 1.790 USD/ngày. Dịch vụ bảo vệ khác thường này xuất
hiện trong bối cảnh các băng nhóm du côn học sinh trong trường học
xuất hiện ngày càng nhiều ở Hàn Quốc. Ngoài ra, theo trang tin The
Nation, khảo sát của Cơ quan Sức khỏe Tâm thần cho thấy, khoảng
600.000 trẻ em Thái Lan bị tấn công ở trường học. Văn phòng Ủy ban
Giáo dục Cơ bản (OBEC) Thái Lan đã phải lập kế hoạch để ngăn chặn
tình trạng bắt nạt trong trường học để trình Bộ Giáo dục xem xét.
Ở nhiều khu vực của Campuchia, Indonesia, Nepal và Việt Nam, nơi các
học sinh mô tả trường học của mình là không an toàn, các yếu tố phổ
biến nhất khiến các em đưa ra nhận định đó là do các em phải chịu ngôn
ngữ mang tính nhục mạ, đánh nhau và bị các học sinh khác quấy rối. Số
liệu cho thấy bắt nạt là hình thức bạo lực phổ biến nhất trong nhà
trường. Bắt nạt và đánh nhau giữa các bạn đồng trang lứa trong trường
học rõ ràng đang dần trở thành hiện tượng đáng báo động trên thế giới.
Ngoài ra, bạo lực trong trường học - bao gồm cả xâm hại thể chất và lời
nói từ giáo viên và các học sinh khác - là lý do phổ biến nhất khiến trẻ
em không thích đi học. Và việc không thích đi học có tác động rất lớn
dẫn tới điểm học tập thấp hơn, tính tự giác và lòng tự trọng cũng bị ảnh
hưởng.
Ngoài châu Á, châu Âu cũng đang nhức nhối với vấn nạn bạo lực học
đường. Nghiên cứu gần đây cho thấy số trẻ em Tây Ban Nha bị bắt nạt ở
lớp học là 23%. Trong số đó, trẻ em người nước ngoài là đối tượng bị
bắt nạt thường xuyên nhất, vì các em có phần khác biệt so với bạn cùng
lứa. Áo là quốc gia có nạn bạo lực học đường trầm trọng nhất châu Âu,
nước này thực hiện 14 chương trình phòng ngừa bạo lực trong giới trẻ.
Tuy nhiên, trong năm 2017, mới 131.855 học sinh được tiếp cận. Trong
khi, có tới 455.000 học sinh 15 - 19 tuổi ở Áo.
Ở Đức, do nhiều vụ liên quan tới bắt nạn bạn học xuất phát từ tư tưởng
bài Do Thái nên nước này đã đưa 170 chuyên gia chống bắt nạt tới các
trường học đối phó với sự gia tăng tư tưởng này. Nghiên cứu của
Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) năm 2017, cho thấy, cứ
6 học sinh Đức thì có 1 em bị bắt nạt thường xuyên tại trường. Nghiên
cứu nhận xét, bắt nạt là vấn đề nghiêm trọng ở các trường học Đức
2.4.2. Tại Việt Nam
● Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây
nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh
đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng
trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì
có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường
có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công
An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội
phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao
nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ
tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).
● Nam sinh lớp 11 bị đánh vỡ sọ não: Sự việc xảy ra vào khoảng 11 giờ
30 phút ngày 14/1/2021 tại Trường THPT Lang Chánh, Thanh Hóa, khi
em Phan Thanh L. vừa tan học ra tới cổng trường thì bất ngờ bị Nguyễn
Bá Thuận cầm một cây gậy sắt vụt thẳng vào đầu trước sự chứng kiến
của nhiều học sinh khác. Em L. bị đụng dập nhu mô thùy đỉnh trái (kích
thước 10mm, có phù não nhẹ xung quanh); vỡ lún xương đỉnh trái; đụng
dập tụ máu não phần mềm vùng đỉnh trái. Tại thời điểm nhập viện, qua
chụp chiếu, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa xác định
L. bị vỡ sọ não, tổn thương cơ thể tới 49%.
● Vụ 5 học sinh nữ lớp 9 lột quần áo và đánh bạn, quay clip tung lên
mạng, người lớn tranh nhau đổ lỗi cho nền giáo dục, cho Bộ GD-ĐT,
cho nhà trường và cho thầy cô giáo hay cho chính cha mẹ các em.
● Trên địa bàn xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái xảy ra vụ
hai học sinh mâu thuẫn dùng dao nhọn đâm bạn cùng trường. Theo đó,
vào khoảng 11h45 phút ngày 20.3, hai học sinh Nguyễn Minh Đ. (SN
2006) lớp 9C và Nguyễn Minh P. (SN 2007) đều là học sinh Trường
Trung học cơ sở Hưng Khánh, trong khi tan học đang chờ xe đưa đón ở
cổng trường về nhà thì xảy ra mâu thuẫn dẫn đến xô xát. Nguyễn Minh
Đ. rút dao để sẵn trong túi quần đâm Nguyễn Minh P. vào ổ bụng bên
dưới phía bên trái.
● Và còn rất nhiều những vụ việc bạo lực học đường khác làm rúng
động người dân xảy ra tại Việt Nam trong vài năm qua, gây ra những
hậu quả khôn lường và âm ỉ lâu dài cho nạn nhân và gia đình, ảnh hưởng
tiêu cực đến bộ mặt nền giáo dục và sự phát triển chung của đất nước
Việt Nam.
| 1/30

Preview text:

Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm cơ bản về bạo lực học đường

 Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp
công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn
thuơng về tinh thần và cả về thể xác được diễn ra trong phạm vi trường học.
 Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm
đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phat thể chất của nhà
trường, bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo
lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt
bạn học; và mang vũ khí đến trường.
 Có thể hiểu, bạo hành học đường là các hành vi gây ảnh hưởng một
cách tiêu cực đến thể xác cũng như tinh thần của một học sinh. Đó có
thể là đánh đập, chửi bới, lăng mạ, quấy rối... Đây là một hành động
đáng được lên án và cần được bài trừ khỏi xã hội
2.1.2 Khái niệm theo qui định của pháp luật
 Theo Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định: bạo lực học
đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức
khỏe; lăng ma, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuội và
các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học
xảy ra tại cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
2.1.3 Các khái niêm liên quan
a. Đối tượng liên quan đến bạo lực học đường
Đối tuợng của bạo lực học đường hiện nay có nhiều chủ thể khác
nhau. Có thể là hoc sinh, giáo viên, phụ huynh hoặc một số người
trong mạng lưới quan hệ xã hội của cá nhân.
Theo quan sát sơ bộ các đối tượng của bạo lực học đường cơ bản là
hoc sinh với nhau tuy nhiên, tình trạng bạo lực giữa giáo viên với
giáo viên và giáo viên với học sinh cũng không phải ngoại lệ. Có một
sô ít đội ngũ giáo viên trong trường sử dụng các biện pháp răn đe
giáo dục học sinh vượt quá mức độ cho phép. Hay ngược lại là có
một số trường hợp giáo viên bị học sinh hành hung vì ghi tên hoc
sinh đó vào sổ đầu bài vì lý do nói chuyện trong lớp. Có những bậc
cha me bênh vực con cái lúc nào cũng cho con mình là đúng khi chưa
nghe rõ câu chuyện, tìm hiểu vấn đề, chưa phân biệt phải trái khi con
mình đánh bạn, vô lễ với thầy cô giáo. Đối tượng chủ yếu của hành vi
bạo lực là giữa các em học sinh với nhau. Nhìn chung thì khi các em
có những xung đột lập tức nghĩ đến việc dùng bạo lực để giải quyết b. Phạm tội
Khái niệm được quy định tại khoản 2 – điều 8 Bộ luật hình sự là việc
chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, phạm vào các tội
được quy định trong Bộ luật hình sự, với các đặc điểm
1) Có hành vi nguy hiểm cho xã hội
2) Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong Bộ luật hình sự
3) Chủ thể của tội phạm phải là nguời có năng lực trách nhiệm hình sự
4) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là nguời có lỗi
5) Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà các
quan hệ xã hội đó được Bộ luật Hình sự bảo vệ
2.2 Các hình thức bạo lực học đường
2.2.1 Bạo lực thể xác
Bạo lực về thể chất gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình
phạt thể chất của nhà trường, bạo lực tinh thần bao gồm cả việc tấn
công bằng lời nói, bạo lực tình dục bao gồm hiếp dâm và quấy rối
tinh dục, các dạng bắt nạt bạn học và mang vũ khí đến trường
Các hành vi mang tính bạo lực thể chất/thể xác giữa học sinh với học
sinh như đánh, đấm, đá, giật tóc, kéo rách quần/áo; hoặc đánh bằng
các công cụ/đồ vậtt như roi, gậy, các vật cứng ( bằng gỗ hoặc kim
loại), ném đồ vật vào người, vào mặt... hoặc dùng dao, kéo, mã tấu,
côn súng.. để gây bạo lực hoặc dọa dẫm nạn nhân, bạn cùng trường, bạn đồng trang lứa
2.2.2 Bạo lực tinh thần
Bao gồm sự lạm dụng về lời nói như dùng những lời nói châm chọc,
giễu cợt, nguyền rủa, dùng từ ngữ cay nghiệt, lời nói thô tục, nói xấu,
tung tin đồn nhảm,… giữa các hoc sinh, bạn cùng học, đồng trang lứa
với nhau trong môi trường học đường. Đôi khi dạng bạo lực tinh thần
này còn được thể hiện bởi các hành vi như xúi giục hay cưỡng ép bạn
bè thực hiện những hành vi khiến nạn nhân bị xấu hổ, nhục nhã, hoặc
cưỡng ép thực hiện các hành vi lệch chuẩn. Những hành vi bạo lực
này gây nên những tổn thương về mặt tinh thần cho nạn nhân người
bị bạo lực gây nên sự lo lắng, bất an khi đến trường.
2.2.3. Bạo lực học đường qua các trang mang xã hội
Bạo lực học đường qua các trang mạng xã hội là bắt nạt bằng việc sử
dụng công nghệ kỹ thuật só. Nó có thể diễn ra trên phương tiện mạng
xã hội, nền tảng nhắn tin, nền tảng chơi game và điện thoại di động.
Đó là hành vi lặp đi lặp lại, nhằm mục đích khiến những người bị
nhắm mục tiêu sợ hãi, tức giận hoặc xấu hổ
Những ví dụ bao gồm: Lan truyền những lời nói dối hoặc đăng những
bức ảnh đáng xấu hổ của ai đó trên mạng xã hội, gửi tin nhắn hoặc
mối đe dọa gây tổn thương qua các nền tảng nhắn tin, mạo danh ai đó
và thay mặt họ gửi những thông điệp ác ý cho người khác,…
2.3. Các qui định pháp luật hiện thời về xử phạt hành vi bạo lực học đường
2.3.1. Qui định xử lí hành vi bạo lực học đường ở các nước trên thế giới
Hàn Quốc đã ban hành luật chống bạo lực và bắt nạt học đường vào
năm 2004, hay Philippines cũng ban hành Đạo luật chống bắt nạt
(2016) đề cập đến cả bắt nạt truyền thống và bắt nạt trực tuyến,
Australia có Khung chuẩn quốc gia về trường học an toàn (2004);
Thụy Điển có Luật chống phân biệt (2009) và Luật Giáo dục sửa đổi
(2010) cấm tất cả các hình thức phân biệt và bắt nạt ở trường học...
Ở Mỹ không có riêng một điều luật về phòng, chống bạo lực và bắt
nạt, nhưng tất cả nội dung này đều được quy định trong các điều luật
về nhà trường, luật về môi trường trường học an toàn và không có
chất gây nghiện; đạo luật về môi trường cộng đồng an toàn thân thiện...
Các nhà nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch
bệnh Mỹ (CDC) khẳng định bản thân việc bắt nạt không gây ra tự tử,
nhưng những người trẻ bị bắt nạt dễ có nguy cơ trầm cảm hơn, từ đó
dễ suy nghĩ tiêu cực, cùng quẫn và rốt cuộc có thể là tự tử. Vì lẽ đó,
không ngạc nhiên khi có tới 49 bang trên tổng số 51 bang và đặc khu
Columbia (trừ bang Montana) có những điều khoản hay chính sách
quy định cụ thể để giải quyết tình trạng bạo lực học đường. Trong đó,
có 12 bang thậm chí còn đưa cả mức phạt hình sự để xử các hành vi
bạo lực nghiêm trọng, từ việc đình chỉ học tập cho tới bắt giam.
Chẳng hạn, bang Illinois yêu cầu các trường đưa vào chương trình
giáo dục cảm xúc xã hội tiên tiến (Social Emotional Learning - SEL)
để phòng ngừa bắt nạt. Cũng có những nơi như thị trấn Sun Prairie,
bang Wisconsin, đầu tháng 3 năm nay chính quyền nơi này đã đề
nghị điều luật phạt cha mẹ của "những kẻ bắt nạt" số tiền từ 50 -
1.000 USD khi có hành vi bắt nạt bằng lời lẽ, hành động và bắt nạt trên mạng.
2.3.2. Xử lý hành vi bạo lực học đường ở Việt Nam
● Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Công tác Học sinh
Sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết thời gian qua, công tác
xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân
thiện, phòng, chống bạo lực học đường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo.
● Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo ban hành
khá đầy đủ: Luật Giáo dục 2005, Luật Trẻ em 2016 quy định các
quyền của trẻ em, trong đó có quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường.
● Chính phủ ban hành Nghị định 80 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ
ban hành 2 Quyết định, 1 Chỉ thị. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ban hành theo thẩm quyền 25 văn bản, gồm các thông tư, quyết
định, chỉ thị, các văn bản chỉ đạo điều hành và văn bản hành chính khác.
● Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999 (văn bản mới nhất: bộ luật hình sự năm 2015) thì:
“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
● Hành vi này có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ luật này:
1) "Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11%
nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
2) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
3) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
4) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;”
5) "Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Điều 121).
6) "Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành
chính về vi phạm hành chính do cố ý” (Điều 5 Luật xử lý vi phạm
hành chính 2012) với hình thức Cảnh cáo "Cảnh cáo được áp dụng
đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có
tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt
cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa
thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện” (Điều 22 Luật này). ● Xử lý dân sự
Bên cạnh đó, hành vi này cũng xâm phạm tới sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm
sức khoẻ. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 593
Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và
chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu
thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể
xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc
người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất
khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì
thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
● Thiệt hại khác do luật quy định.
Việc đánh đập này nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự,
nhân phẩm của trẻ khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm theo quy định tại Điều 592.
Thiệt hại được xạc định như sau:
1) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
2) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
3) Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần.
2.3.3. Xử lí hành vi bắt nạt học đường theo qui định của mỗi nhà trường
Xử lý nghiêm và ra hình phạt thích đáng với các trường hợp bạo lực
để răn đe các em học sinh khác. Thầy cô quan tâm đến tất cả các em
học sinh để không ai bị bỏ lại phía sau.
2.4. Thực trạng hiện nay về vấn nạn bạo lực học đường
2.4.1. Trên phạm vi toàn cầu
Theo UNICEF, một nửa thanh thiếu niên trên thế giới bị bạo lực học
đường. Gần 720 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học sống ở các quốc gia
nơi mà những hành vi bạo lực học đường được xem là hợp pháp.
Đánh nhau và bắt nạt đã làm gián đoạn việc học tập của 150 triệu trẻ
em trong độ tuổi từ 13-15 tuổi trên toàn thế giới. Một nửa số học sinh
từ 13 đến 15 trên toàn thế giới – ước tính khoảng 150 triệu – cho biết
đã từng bị bạo lực bởi các bạn đồng trang lứa ngay trong nhà trường
và ở các khu vực xung quanh trường học. Cụ thể, cứ 3 em học sinh
trong độ tuổi 13-15 thì có hơn 1 em từng bị bắt nạt, và tỷ lệ học sinh
tham gia đánh nhau cũng gần như vậy; cứ 10 sinh viên tại 39 quốc
gia công nghiệp thì có 3 em thừa nhận đã từng bắt nạt bạn.
Năm 2017, đã có 396 vụ tấn công tại trường học được ghi nhận hoặc
được xác nhận ở Cộng hòa Dân chủ Công-gô, 26 vụ ở Nam Sudan, 67
vụ tại Cộng hòa Ả Rập Syria và 20 vụ tại Yemen.
Theo báo South China Morning Post, trong năm 2017 hệ thống tòa án
Trung Quốc đã phải xử gần 800 vụ việc bạo lực học đường với gần một
nửa số vụ liên quan tới học sinh trong độ tuổi từ 16-18.
Theo khảo sát của PISA công bố năm 2017, Hong Kong là đặc khu đứng
đầu tiên trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỉ lệ phần trăm trẻ em
báo cáo bị bắt nạt ít nhất vài lần một tháng.
Với xã hội Nhật, chuyện bắt nạt học đường (Ijime) không phải là điều gì
đó mới mẻ xa lạ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật, suốt từ năm
1985 đến 2005, mỗi năm đều có mấy chục ngàn vụ Ijime trải dài cả ba
cấp học mà tỉ lệ nhiều nhất là THCS, đến tiểu học và ít nhất ở bậc THPT.
Thái Lan và Hàn Quốc cũng nằm trong nhóm các quốc gia có nạn bạo
lực trường học nghiêm trọng không kém. Thậm chí, để con yên tâm đến
trường học, một số phụ huynh Hàn Quốc còn thuê vệ sĩ bảo vệ con với
mức giá 450 - 1.790 USD/ngày. Dịch vụ bảo vệ khác thường này xuất
hiện trong bối cảnh các băng nhóm du côn học sinh trong trường học
xuất hiện ngày càng nhiều ở Hàn Quốc. Ngoài ra, theo trang tin The
Nation, khảo sát của Cơ quan Sức khỏe Tâm thần cho thấy, khoảng
600.000 trẻ em Thái Lan bị tấn công ở trường học. Văn phòng Ủy ban
Giáo dục Cơ bản (OBEC) Thái Lan đã phải lập kế hoạch để ngăn chặn
tình trạng bắt nạt trong trường học để trình Bộ Giáo dục xem xét.
Ở nhiều khu vực của Campuchia, Indonesia, Nepal và Việt Nam, nơi các
học sinh mô tả trường học của mình là không an toàn, các yếu tố phổ
biến nhất khiến các em đưa ra nhận định đó là do các em phải chịu ngôn
ngữ mang tính nhục mạ, đánh nhau và bị các học sinh khác quấy rối. Số
liệu cho thấy bắt nạt là hình thức bạo lực phổ biến nhất trong nhà
trường. Bắt nạt và đánh nhau giữa các bạn đồng trang lứa trong trường
học rõ ràng đang dần trở thành hiện tượng đáng báo động trên thế giới.
Ngoài ra, bạo lực trong trường học - bao gồm cả xâm hại thể chất và lời
nói từ giáo viên và các học sinh khác - là lý do phổ biến nhất khiến trẻ
em không thích đi học. Và việc không thích đi học có tác động rất lớn
dẫn tới điểm học tập thấp hơn, tính tự giác và lòng tự trọng cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài châu Á, châu Âu cũng đang nhức nhối với vấn nạn bạo lực học
đường. Nghiên cứu gần đây cho thấy số trẻ em Tây Ban Nha bị bắt nạt ở
lớp học là 23%. Trong số đó, trẻ em người nước ngoài là đối tượng bị
bắt nạt thường xuyên nhất, vì các em có phần khác biệt so với bạn cùng
lứa. Áo là quốc gia có nạn bạo lực học đường trầm trọng nhất châu Âu,
nước này thực hiện 14 chương trình phòng ngừa bạo lực trong giới trẻ.
Tuy nhiên, trong năm 2017, mới 131.855 học sinh được tiếp cận. Trong
khi, có tới 455.000 học sinh 15 - 19 tuổi ở Áo.
Ở Đức, do nhiều vụ liên quan tới bắt nạn bạn học xuất phát từ tư tưởng
bài Do Thái nên nước này đã đưa 170 chuyên gia chống bắt nạt tới các
trường học đối phó với sự gia tăng tư tưởng này. Nghiên cứu của
Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) năm 2017, cho thấy, cứ
6 học sinh Đức thì có 1 em bị bắt nạt thường xuyên tại trường. Nghiên
cứu nhận xét, bắt nạt là vấn đề nghiêm trọng ở các trường học Đức
2.4.2. Tại Việt Nam
● Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây
nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh
đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng
trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì
có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường
có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công
An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội
phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao
nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ
tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).
● Nam sinh lớp 11 bị đánh vỡ sọ não: Sự việc xảy ra vào khoảng 11 giờ
30 phút ngày 14/1/2021 tại Trường THPT Lang Chánh, Thanh Hóa, khi
em Phan Thanh L. vừa tan học ra tới cổng trường thì bất ngờ bị Nguyễn
Bá Thuận cầm một cây gậy sắt vụt thẳng vào đầu trước sự chứng kiến
của nhiều học sinh khác. Em L. bị đụng dập nhu mô thùy đỉnh trái (kích
thước 10mm, có phù não nhẹ xung quanh); vỡ lún xương đỉnh trái; đụng
dập tụ máu não phần mềm vùng đỉnh trái. Tại thời điểm nhập viện, qua
chụp chiếu, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa xác định
L. bị vỡ sọ não, tổn thương cơ thể tới 49%.
● Vụ 5 học sinh nữ lớp 9 lột quần áo và đánh bạn, quay clip tung lên
mạng, người lớn tranh nhau đổ lỗi cho nền giáo dục, cho Bộ GD-ĐT,
cho nhà trường và cho thầy cô giáo hay cho chính cha mẹ các em.
● Trên địa bàn xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái xảy ra vụ
hai học sinh mâu thuẫn dùng dao nhọn đâm bạn cùng trường. Theo đó,
vào khoảng 11h45 phút ngày 20.3, hai học sinh Nguyễn Minh Đ. (SN
2006) lớp 9C và Nguyễn Minh P. (SN 2007) đều là học sinh Trường
Trung học cơ sở Hưng Khánh, trong khi tan học đang chờ xe đưa đón ở
cổng trường về nhà thì xảy ra mâu thuẫn dẫn đến xô xát. Nguyễn Minh
Đ. rút dao để sẵn trong túi quần đâm Nguyễn Minh P. vào ổ bụng bên dưới phía bên trái.
● Và còn rất nhiều những vụ việc bạo lực học đường khác làm rúng
động người dân xảy ra tại Việt Nam trong vài năm qua, gây ra những
hậu quả khôn lường và âm ỉ lâu dài cho nạn nhân và gia đình, ảnh hưởng
tiêu cực đến bộ mặt nền giáo dục và sự phát triển chung của đất nước Việt Nam.