Bài seminar Trình bày nội dung của Chủ nghĩa xã hội không tưởng giai đoạn thế kỷ 16-17 môn Chủ nghĩa xã hội và khoa học | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Chủ nghĩa xã hội không tưởng là biểu hiện mơ ước khát vọng về mộtxã hộicon người được giải phóng khỏi tình trạng bị áp bức, bóc lột, mọi người đều sống bình đẳng với nhau. Nhưng những tư tưởng nhân đạo ấy chưa chỉ ra được con đường và lực lượng xã hội, cũng như điều kiện và phương thức để thực hiện ước mơ đó. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: chủ nghĩa xã hội và khoa học
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47028186 TR
ƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA TRIẾT HỌC BÀI SEMINA
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
GV hướng dẫn: Ths. Lê Thị Minh Nguyệt
Họ và tên: Nguyễn Thị Khánh Linh Lớp: GD24.03 Mã sinh viên: 19172027 | 47028186 Đề bài (Nhóm 2)
Trình bày nội dung của Chủ nghĩa xã hội không tưởng giai đoạn thế kỷ 16-17. Bài làm 1 .Khái niệm cơ bản
*Chủ nghĩa xã hội không tưởng
Chủ nghĩa xã hội không tưởng là biểu hiện mơ ước khát vọng về một xã hội
con người được giải phóng khỏi tình trạng bị áp bức, bóc lột, mọi người đều sống
bình đẳng với nhau. Nhưng những tư tưởng nhân đạo ấy chưa chỉ ra được con
đường và lực lượng xã hội, cũng như điều kiện và phương thức để thực hiện ước mơ đó.
2 .Các giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa xã hội không tưởng Có 4 giai đoạn:
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng thời kỳ sơ khai.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng giai đoạn thế kỷ 16-17.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng giai đoạn thế kỷ 18. - Chủ nghĩa xã hội
không tưởng thế kỷ 19.
3 .Chủ nghĩa xã hội không tưởng giai đoạn thế kỷ 16-17.
Chủ nghĩa tư bản ra đời và sau đó phát triển ở một số nước, trước hết là ở
Châu Âu. Sự phân hoá giai cấp diễn ra mạnh mẽ và kèm theo đó là những xung đột
giai cấp cũng diễn ra quyết liệt. Giai cấp tư sản từng bước thiết lập địa vị thống trị
của mình và đã dùng nhiều thủ đoạn áp bức, bóc lột tàn bạo đối với người lao
động. Trong bối cảnh lịch sử đó, đã xuất hiện các nhà xã hội chủ nghĩa không
tưởng. Thông qua các tác phẩm ‘’văn học nhân đạo’’ của mình, các nhà nhân đạo
thời cận đại đã lên án, phê phán chế độ xã hội dựa trên chế độ tư hữu, đòi hỏi phải
thay thế chế độ xã hội đó bằng một xã hội mới thực sự công bằng, bác ái. Tại thời
điểm này đã có rất nhiều đại biểu ưu tú như: Thomas Moore, Tommaso Campanella,…