Bài sinh hoạt công dân cuối khóa | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nêu những kiến thức và kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp trong thời đại chuyển đổi số hiện nay? Trình bày một số vấn đề nổi bật về tình hình kinh tế - xã hội của Việt
Nam hiện nay? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Sinh hoạt công dân
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD|11660883
Câu 1: Nêu những kiến thức và kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp trong thời đại
chuyển đổi số hiện nay?
Khởi nghiệp - cụm từ không còn xa lạ với giới trẻ trong những năm gần đây, khi mà
các hoạt động khuyến khích khởi nghiệp được xem là biện pháp quan trọng giúp
thúc đẩy phát triển kinh tế. Theo thống kê, Việt Nam là một trong những quốc gia
có tinh thần khởi nghiệp cao nhất trên thế giới, tuy nhiên, có rất ít mô hình kinh
doanh khởi nghiệp còn tồn tại sau từ 1-3 năm. Câu chuyện khởi nghiệp chưa bao giờ
là “màu hồng” , đặc biệt là khởi nghiệp trong thời đại chuyển đổi số như hiện nay.
Mỗi cá nhân cần trang bị một số kỹ năng chính để mang lại cơ hội cho bản thân.
Kiến thức về công nghệ số
Trong thời đại chuyển đổi số hiện nay, khởi nghiệp thành công đòi hỏi kiến thức về
công nghệ số vì đây là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp thích nghi và phát triển. Kiến
thức về các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, Internet vạn vật
(IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và điện toán đám mây (Cloud Computing) cho phép
doanh nghiệp tự động hóa quy trình, từ quản lý tài chính, tiếp thị đến dịch vụ khách
hàng, giúp giảm chi phí và tối ưu hóa hiệu suất. Việc ứng dụng công nghệ số mở ra
cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu thông qua các kênh trực tuyến và mạng xã hội,
giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng và
hiệu quả. Hơn nữa, kiến thức về công nghệ số còn giúp tận dụng dữ liệu lớn để hiểu
rõ hơn về xu hướng thị trường, hành vi người tiêu dùng; từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược.
Kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường
Đây là nền tảng giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh
tranh, và xu hướng thị trường. Với lượng thông tin khổng lồ có sẵn từ các nguồn dữ
liệu số, kỹ năng này giúp nhà khởi nghiệp lọc ra những thông tin quan trọng, từ đó lOMoAR cPSD|11660883
đưa ra các quyết định chiến lược và tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng đúng
nhu cầu thị trường. Việc phân tích thị trường cũng giúp doanh nghiệp dự đoán xu
hướng, nhận diện cơ hội tiềm năng và tránh được những rủi ro không mong muốn.
Ngoài ra, kỹ năng này còn hỗ trợ trong việc xác định phân khúc khách hàng mục
tiêu, định vị thương hiệu và phát triển các chiến lược tiếp thị hiệu quả, giúp tối đa
hóa cơ hội thành công trong môi trường kinh doanh cạnh tranh cao hiện nay.
Kỹ năng sáng tạo và đổi mới
Trong thời đại chuyển đổi số, kỹ năng sáng tạo và đổi mới là yếu tố quan trọng để
khởi nghiệp thành công, vì nó cho phép tạo ra những giải pháp độc đáo, đột phá, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao và thay đổi nhanh chóng của thị trường. Sáng tạo không
chỉ giúp cải tiến sản phẩm và dịch vụ hiện có mà còn phát triển những ý tưởng mới,
mở ra các cơ hội kinh doanh tiềm năng. Trong một môi trường kinh doanh đầy biến
động và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, kỹ năng sáng tạo và đổi mới không chỉ
giúp thích ứng mà còn dẫn đầu thị trường, đảm bảo sự phát triển và tồn tại lâu dài.
Kỹ năng lãnh đạo và quản lý
Trong bối cảnh chuyển đổi số, rủi ro liên quan đến an ninh mạng, sự phụ thuộc vào
công nghệ mới và sự thay đổi của thị trường là những thách thức lớn mà doanh
nghiệp cần phải đối mặt. Việc lập kế hoạch và quản lý rủi ro hiệu quả giúp xác định
rõ mục tiêu, định hướng phát triển và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, đảm bảo
rằng các dự án và chiến lược được triển khai hiệu quả. Đồng thời, kỹ năng này để
nhận diện, đánh giá và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro, từ đó giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.
Kỹ năng giao tiếp và kết nối
Kỹ năng giao tiếp và kết nối là yếu tố then chốt đối với khởi nghiệp trong thời đại
chuyển đổi số vì nó giúp xây dựng và duy trì các mối quan hệ cần thiết để thúc đẩy lOMoAR cPSD|11660883
sự phát triển của doanh nghiệp. Giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp truyền đạt rõ ràng
tầm nhìn, mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp đến đội ngũ nhân viên, khách hàng,
và đối tác mà còn giúp giải quyết xung đột, thúc đẩy sự hợp tác và đồng thuận. Trong
môi trường kinh doanh số hóa, kỹ năng kết nối cũng trở nên vô cùng quan trọng vì
nó cho phép doanh nghiệp tạo lập mạng lưới đối tác chiến lược, tìm kiếm nhà đầu tư
tiềm năng và tiếp cận nguồn tài nguyên, kiến thức đa dạng trên toàn cầu.
Câu 2: Trình bày một số vấn đề nổi bật về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay?
Trong những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến động với những lò lửa
chiến tranh, xung đột, căng thẳng địa chính trị giữa các nước trên thế giới, nhiều
quốc gia bất ổn với những điểm nóng về sắc tộc, tôn giáo... gây e ngại cho nhà đầu
tư thì Việt Nam có sức hút lớn nhờ luôn giữ được ổn định chính trị, ổn định kinh tế
vĩ mô, có vị trí đắc địa trong giao thương và có chính sách ngoại giao đúng đắn, mở
ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế.
Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được thành tựu phát triển ấn tượng với
những kết quả nổi bật. Quy mô kinh tế gấp nhiều lần so với năm 1986, được xếp
hạng trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; GDP bình quân đầu người năm sau luôn cao
hơn năm trước, thứ hạng ngày càng được cải thiện trong bảng xếp hạng thế giới;
năng suất lao động của Việt Nam liên tục gia tăng cả về giá trị và tốc đô, gấp ̣ hơn 96
lần, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa gấp hơn 368 lần; vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài thực hiện gấp 52,3 lần; tiềm lực khoa học và công nghệ của
đất nước được tăng cường; quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông
phát triển; hệ thống giáo dục đại học được mở rộng, phát triển mạnh, đào tạo được
đội ngũ lao động có trình độ đại học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại lOMoAR cPSD|11660883
hóa đất nước; ngành Y tế không chỉ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe
của nhân dân mà còn có đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền y học thế giới;
tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con
người, tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng giai đoạn phát triển. Đến nay,
Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia trên thế giới, trong đó có 30
đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bao gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Những thành tựu của công cuộc đổi mới kể trên là kết quả của quá trình phấn đấu
liên tục của đất nước ta dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, có hiệu quả, kịp thời của
Đảng, Chính phủ và hệ thống chính trị. Đây là tiền đề quan trọng, tạo ra tiềm lực,
sức mạnh, niềm tin vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong tương lai.
Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về suy thoái
kinh tế toàn cầu, về những vấn đề nảy sinh mới của kinh tế thị trường, về chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung... và những hạn chế, khiếm khuyết vốn có của nền kinh tế,
những yếu kém trong lãnh đạo, quản lý; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu gây
thiệt hại nặng nề; nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội ngày càng cao đã
tác động trực tiếp đến việc phát triển việc làm bền vững, nâng cao thu nhập cho
người lao động, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, nhất là người về hưu, người
cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, người yếu thế và người có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, Việt Nam cũng đang phải đối
mặt nhiều vấn đề phức tạp như chênh lệch về mức sống gia tăng, nghèo đói của đồng
bào dân tộc thiểu số, người nghèo đô thị và di cư tự do, chất lượng nguồn nhân lực
còn rất hạn chế và việc bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội chưa theo kịp yêu cầu
phát triển mới của đất nước. Những vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực phối hợp từ nhiều lOMoAR cPSD|11660883
phía để tìm ra giải pháp bền vững, hướng tới một xã hội phát triển toàn diện và công bằng.
Từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, qua quá trình phấn đấu, chuyển đổi mô hình,
hoàn thiện môi trường thể chế, kinh doanh, hội nhập kinh tế sâu rộng, đến nay nền
kinh tế nước ta từng bước gia tăng về quy mô; được xếp vào hàng ngũ các nền kinh
tế có mức tăng trưởng cao trên thế giới; trở thành một nước có nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đang trên hành trình xây dựng một đất nước
giàu mạnh, dân chủ, văn minh và hiện đại. Quá trình này đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng nhưng cũng còn nhiều khó khăn và thách thức. Để đạt được mục tiêu
đã đề ra, cần tiếp tục đổi mới các chính sách và mô hình phát triển, nâng cao năng
lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số và giải quyết hiệu quả
các vấn đề xã hội còn tồn tại. Sự kết hợp giữa đổi mới sáng tạo, quản lý hiệu quả và
sự quan tâm đến các vấn đề xã hội sẽ là chìa khóa để xây dựng một tương lai bền
vững và thịnh vượng cho quốc gia.
Câu 3. Phân biệt sự khác nhau giữa cán bộ, công chức, viên chức. Nêu trình tự,
thủ tục tuyển dụng công chức?
• Phân biệt sự khác nhau Cán bộ Công chức Viên chức Nguồn gốc
Được bầu cử, phê Được tuyển dụng, Được tuyển dụng
chuẩn, bổ nhiệm bổ nhiệm vào theo vị trí việc làm,
giữ chức vụ, chức ngạch, chức vụ, làm việc theo lOMoAR cPSD|11660883
danh theo nhiệm chức danh trong chế độ hợp đồng
kỳ, trong biên chế biên chế. (khoản 1 (Điều 2 Luật Viên (khoản 1 Điều 4 chức 2010)
Luật Cán bộ, công Điều 1 Luật Cán chức 2008) bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) Biên chế Trong biên chế Không có biên chế suốt đời (trừ một số trường hợp đặc biệt)
Hình thức tuyển Được bầu cử, phê Được tuyển dụng Tuyển dụng theo dụng
chuẩn hoặc bổ và bổ nhiệm vào vị trí việc làm và
nhiệm giữ chức vụ ngạch, chức vụ và làm việc theo chế
và chức danh theo chức danh trong độ hợp đồng.
nhiệm kỳ trong biên chế. biên chế.
Thời gian tập sự Không phải trải Thời gian tập sự là Thời gian tập sự là
qua giai đoạn tập 12 tháng đối với 12 tháng đối với sự
công chức loại C trình độ đại học
và 6 tháng đối với (riêng bác sĩ là 9
công chức loại D. tháng), 9 tháng đối với trình độ cao đẳng và 6 tháng đối với trình độ trung cấp. lOMoAR cPSD|11660883
Lương thưởng và Hưởng lương từ ngân sách nhà nước và Hưởng lương từ bảo hiểm
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và quỹ lương của đơn
bảo hiểm y tế, nhưng không phải tham vị sự nghiệp công
gia bảo hiểm thất nghiệp. lập. Họ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Hình thức kỷ luật Khiển trách, cảnh Công chức không Viên chức không
cáo, cách chức và giữ chức vụ lãnh giữ chức vụ quản bãi nhiệm
đạo hoặc quản lý lý có thể bị khiển
có thể bị khiển trách, cảnh cáo
trách, cảnh cáo, hạ hoặc buộc thôi
bậc lương hoặc việc. Viên chức
buộc thôi việc. giữ chức vụ quản
Công chức giữ lý có thể bị khiển
chức vụ lãnh đạo trách, cảnh cáo,
hoặc quản lý có thể cách chức hoặc
bị khiển trách, buộc thôi việc. cảnh cáo, giáng chức, cách chức hoặc buộc thôi việc.
• Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức
Bước 1. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển công chức
(Điều 13 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020) lOMoAR cPSD|11660883
1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải đăng thông báo tuyển
dụngcông khai ít nhất 01 lần trên một trong những phương tiện thông tin đại chúng
sau: Báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình; đồng thời đăng tải trên trang thông tin
điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của
cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
2. Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm:
a) Số lượng biên chế công chức cần tuyển ứng với từng vị trí việc làm;
b) Số lượng vị trí việc làm thực hiện việc thi tuyển, xét tuyển;
c) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển;
d) Thời hạn, địa chỉ và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển, số điện thoại
diđộng hoặc cố định của cá nhân, bộ phận được phân công tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển;
đ) Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển; thời gian và địa điểm thi tuyển, xét tuyển. 3.
Trường hợp thay đổi nội dung thông báo tuyển dụng chỉ được thực hiện
trướckhi khai mạc kỳ tuyển dụng và phải công khai theo quy định tại khoản 1 Điều này. 4.
Người đăng ký dự tuyển nộp Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu số 01 ban
hànhkèm theo Nghị định này tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc
gửi theo đường bưu chính hoặc qua trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện
tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng. 5.
Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển là 30 ngày kể từ ngày thông báo
tuyểndụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; trên trang thông tin điện
tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng. lOMoAR cPSD|11660883
Bước 2. Tổ chức xét tuyển
1. Hội đồng tuyển dụng công chức (Điều 7 Nghị định số 138/2020/NĐ- CP ngày 27/11/2020)
a) Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành
lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức việc tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng có 05
hoặc 07 thành viên, bao gồm: -
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ
quancó thẩm quyền tuyển dụng; -
Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán
bộcủa cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng; -
Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức thuộc bộ phận tham mưu về tổ
chứccán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng; -
Các ủy viên khác là đại diện lãnh đạo của một số bộ phận chuyên môn, nghiệp
vụcó liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng công chức quyết định.
b) Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số;
trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng
tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đềthi,
Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có), Ban kiểm tra
sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn tại vòng 2.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc;
- Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định; lOMoAR cPSD|11660883
- Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quychế;
- Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyếtđịnh
công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;
- Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
c) Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự
tuyển hoặc của bên vợ (chồng) của người dự tuyển; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con
nuôi của người dự tuyển hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc
đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên
các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.
2. Thành lập Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển (khoản 2 Điều 14 Nghị định số
138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020): -
Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể
từngày thành lập Hội đồng tuyển dụng. -
Trường hợp người dự tuyển không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển
thìchậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển,
Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản tới người đăng ký
dự tuyển được biết theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
3. Nội dung và hình thức xét tuyển công chức:
Xét tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng như sau: 1. Vòng 1 lOMoAR cPSD|11660883
Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc
làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2. 2. Vòng 2
a) Phỏng vấn để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ của người dựtuyển
theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
b) Thời gian phỏng vấn 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bịtrước khi phỏng vấn);
c) Thang điểm: 100 điểm.
Bước 3. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức (Điều 12 Nghị
định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020)
1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
b) Có kết quả điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 5 Nghị địnhnày
(nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ điểm cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu
được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm
bkhoản 1 Điều này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển
thì người có kết quả điểm vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không
xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức
quyết định người trúng tuyển.
3. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kếtquả
xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
4. Đối tượng và điểm ưu tiên trong xét tuyển công chức: lOMoAR cPSD|11660883 -
Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người
hưởngchính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2; -
Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân
chuyênnghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt
nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự
cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch
sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng
chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh
hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2; -
Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân,
độiviên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
Bước 4. Thông báo kết quả tuyển dụng công chức (Điều 15 Nghị định số
138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020) 1.
Sau khi hoàn thành việc chấm thi vòng 2 theo quy định tại Điều 14 Nghị
địnhnày, chậm nhất 05 ngày làm việc, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng
đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét, phê duyệt kết quả tuyển dụng. 2.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả tuyển
dụng,Hội đồng tuyển dụng phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử
hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức và
gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo
địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời hạn lOMoAR cPSD|11660883
người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.
Bước 5. Hoàn thiện hồ sơ của người trúng tuyển (Điều 16 Nghị định số
138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020)
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người
trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để hoàn thiện hồ
sơ tuyển dụng. Hồ sơ tuyển dụng bao gồm:
a) Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứngnhận
đối tượng ưu tiên (nếu có);
Trường hợp người trúng tuyển có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về
ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm
dự tuyển thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Trường hợp người trúng tuyển được miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học quy định
tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
b) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy
định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát
hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự
tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết
định hủy bỏ kết quả trúng tuyển.
Trường hợp người đăng ký dự tuyển có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu
đăng ký dự tuyển hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy
định để tham gia dự tuyển thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức thông lOMoAR cPSD|11660883
báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan
và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.
Bước 6. Quyết định tuyển dụng và nhận việc (Điều 17 Nghị định số
138/2020/NĐCP ngày 27/11/2020): 1.
Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày người trúng tuyển hoàn thiện hồ sơ tuyển
dụng,người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định
tuyển dụng và gửi quyết định tới người trúng tuyển theo địa chỉ đã đăng ký. 2.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tuyển dụng,
ngườiđược tuyển dụng vào công chức phải đến cơ quan nhận việc, trừ trường hợp
quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác hoặc được cơ quan có thẩm quyền
tuyển dụng công chức đồng ý gia hạn. 3.
Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức không đến nhận việc
trongthời hạn quy định tại khoản 2 Điều này thì người đứng đầu cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng công chức hủy bỏ quyết định tuyển dụng. 4.
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét
quyếtđịnh việc trúng tuyển đối với người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn
liền kề so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển đã bị hủy bỏ kết quả trúng
tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề mà bằng
nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định
người trúng tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này (trong trường hợp
tổ chức thi tuyển) hoặc quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này (trong trường
hợp tổ chức xét tuyển).