Bài tập cá nhân học phần Quản trị chất lượng | Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

Em chào thầy Đặng Ngọc Sự, trên đây là bài tập cá nhân số 01 của em ạ. Ở bài số 01 này, em sẽ chia sẻ một chút về khoảng thời gian đầu tiên, khoảng 3-4 tuần đầu tiên mà em được học với thầy. Nếu để tóm gọn lại bằng 01 từ nói về khoảng thời gian đầu tiên thì em sẽ dùng từ “Choáng ngợp”. Lý do mà em nói là choáng ngợp, sở dĩ là từ ấn tượng đầu tiên của em với môn học, về thầy cho tới khi kết thúc buổi học đầu tiên thực sự là quá khác nhau. Nói về môn học, bản thân em là người khá lười trong việc tìm hiểu trước các môn học hay đọc trước bài khi đến lớp, nên khi mà có lịch của môn học em cũng không để ý lắm, cũng không để ý thầy ra sao, nên mang trong mình thái độ khá là hời hợt. Chẳng cần đâu xa, ngay trong buổi học đầu tiên, em đã đi học muộn. Thực ra thì em hoàn toàn có thể đi sớm hơn vì có 10 phút nghỉ sau khi kết thúc tiết 1-2, tuy nhiên em đã bảo bạn Long, học cùng với em, cứ hãy bình tĩnh vì buổi đầu tiên thường giáo viên sẽ không để ý. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP CÁ NHÂN
HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
Họ và tên
: Phạm Đức Hạnh
Mã SV
: 11222165
Lớp tín chỉ
: QTCL1104(223)_04
Giáo viên
: Đặng Ngọc Sự
HÀ NỘI 3/2024
Lời nói đầu
Em chào thầy Đặng Ngọc Sự ạ. Em là Phạm Đức Hạnh, mã sinh viên 11222165, học lớp
Quản trị chất lượng sáng Thứ 2 ca 3-4. Trước tiên thì em muốn gửi lời cảm ơn tới thầy
trong suốt quá trình học tập vừa qua, em đã được thầy giúp đỡ cũng như mở mang cho
em rất nhiều góc nhìn khác nhau trong thời gian gắn bó với môn học này nói riêng hay
thời gian học tập tại NEU nói chung ạ.
Với 03 Bài tập cá nhân thầy giao cho chúng em, tuy biết rằng là 03 bài khác nhau, nhưng
em xin phép thầy cho em thay đổi một chút, bằng cách em sẽ viết theo chuỗi cảm xúc của
em từ khi bắt đầu tham gia môn học tới hiện tại khi em đang ngồi viết những dòng bài tập
cá nhân này, và sẽ chia thành 03 phần khác nhau nhé ạ.
I. Bài tập cá nhân số 1:
Em chào thầy Đặng Ngọc Sự, trên đây là bài tập cá nhân số 01 của em ạ. Ở bài số 01 này,
em sẽ chia sẻ một chút về khoảng thời gian đầu tiên, khoảng 3-4 tuần đầu tiên mà em
được học với thầy. Nếu để tóm gọn lại bằng 01 từ nói về khoảng thời gian đầu tiên thì em
sẽ dùng từ “Choáng ngợp”. Lý do mà em nói là choáng ngợp, sở dĩ là từ ấn tượng đầu
tiên của em với môn học, về thầy cho tới khi kết thúc buổi học đầu tiên thực sự là quá
khác nhau. Nói về môn học, bản thân em là người khá lười trong việc tìm hiểu trước các
môn học hay đọc trước bài khi đến lớp, nên khi mà có lịch của môn học em cũng không
để ý lắm, cũng không để ý thầy ra sao, nên mang trong mình thái độ khá là hời hợt.
Chẳng cần đâu xa, ngay trong buổi học đầu tiên, em đã đi học muộn. Thực ra thì em hoàn
toàn có thể đi sớm hơn vì có 10 phút nghỉ sau khi kết thúc tiết 1-2, tuy nhiên em đã bảo
bạn Long, học cùng với em, cứ hãy bình tĩnh vì buổi đầu tiên thường giáo viên sẽ không
để ý. Chúng em đã rất ung dung đi mua bánh ăn sáng, và đã có thể vào muộn hơn nếu em
không quyết định mang lên lớp ăn. Ngay sau khi vào lớp, em đã thấy ở thầy gương mặt
khá là không thoải mái, bản thân em ngay lúc đó đã nghĩ rằng: “môn này dự là gặp ông
thầy khó tính rồi đây!”. Nguyên khoảng 30 phút đầu tiên em cũng không để ý về môn học
lắm, cũng như phần lớn các môn học khác, và chắc hẳn thầy nhìn thấy cũng không vui vẻ
gì. Tuy nhiên, sự khác biệt chỉ đến từ lúc thầy bảo mấy đứa đến muộn chúng em lên ngồi
bàn đầu. Được lên ngồi gần thầy hơn, cộng với việc không làm việc riêng được nữa, đã
giúp em hiểu lý do tại sao thầy lại là giảng viên bộ môn “Quản trị chất lượng”. Bài giảng
đầu tiên là như thế nào là một người tài, một người tốt. Lúc đầu em chỉ nghĩ đơn giản
rằng người tốt là người làm nhiều việc tốt. Bản thân em cũng ở trong Đội tình nguyện,
cũng đi làm nhiều chương trình tình nguyện nên khá tự tin về bản thân, cho đến khi nghe
thầy giảng, em mới thấy được bản chất của người tốt là thế nào. Những ngôn từ, ví dụ,
cách giải thích của thầy rất hay, thực tế, dễ hiểu và đặc biệt là rất dí dỏm, tuy cho chúng
em thấy rằng chúng em có tư duy như “lũ gà con” nhưng lại không hề làm chúng em khó
chịu mà phải phì cười vì quá đúng. Sau khi giải thích cho chúng em hiểu người tốt thực
sự là thái độ của họ phải thực sự tốt, thầy mới hỏi ngược lại em rằng em có phải người tốt
không, lúc đó em không còn e dè mà thú nhận rằng không phải và sẽ khắc phục điều đó
không xảy ra nữa. Không chỉ khái niệm thế nào là người tốt, buổi học đầu tiên đã đem lại
cho em sự hứng khởi mà rất ít khi có được trong gần 2 năm học tại NEU. Rất nhiều câu
chuyện tưởng chừng như rất là bình thường, dân gian, ngụ ngôn,... như câu chuyện “Thầy
bói xem voi” chẳng hạn. Thầy đã hỏi chúng em hiểu như thế nào về câu chuyện đó. Sau
khi đã thu thập các câu trả lời của mọi người, thầy đều ghi nhận từng ý kiến một, sau đó
đã kể cho mọi người phiên bản Mỹ của câu chuyện, và chốt lại bài học rút ra rất đơn giản
nhưng chúng em lại không hề nghĩ tới, chính là: “Trước khi đưa ra một phát biểu nào đó,
cần phải xem xem mình đang đứng trên phương diện nào”. Đúng là ấn tượng đầu tiên thì
thường khiến người ta nhớ mãi. Sau buổi học đầu tiên với rất nhiều những “định nghĩa
xịn, triết lý xịn” thầy đã giới thiệu với chúng em, từ câu thành ngữ “Do a good job, not do
a job” hay “1+1 hay 0:1 bằng bao nhiêu còn phải phụ thuộc vào sự thỏa mãn của người
nhận câu trả lời” và đặc biệt là “tới đúng giờ là tới muộn”. Tối ngày hôm đó em rất vui vì
đã lâu rồi em mới có hứng học đến như thế, và thậm chí em còn lấy những bài giảng của
thầy để giới thiệu lại cho đứa em của em, đứng lớp như một thầy giáo đang giảng bài vậy,
và công nhận là em của em cũng rất là ngạc nhiên và thấy những kiến thức đó thật hay
ho. Kể từ đó, hầu như ai hỏi em đều khoe về bộ môn này, khoe rằng đã bao lâu từ những
năm cấp 3 mới có lần thích học đến thế, rằng cả tuần chỉ đợi đến mỗi thứ 2 để được học
với thầy. Những buổi học sau đó là những buổi rất chăm chỉ đến sớm, chăm chỉ phát biểu
và đóng góp cùng với thầy (mặc dù là em cũng không đóng góp được ý kiến nào “xịn”
cả). Mỗi buổi học đều có những kiến thức mới và rất hay, những câu nói rất đúng mà em
cũng không nhận ra: “Mục tiêu càng rõ, con đường càng sáng”, “Hình thức bên ngoài
cũng là một cách thể hiện ý thức” hay những tình huống“khách hàng chỉ là thượng đế khi
cung>cầu, còn khi cầu>cung thì khách hàng cũng chỉ là thỏ đế mà thôi” hay những bài
học mà thầy đã dạy chúng em như: ”Hứa những gì mình sẽ làm và làm nhiều hơn những
gì mình đã hứa”,... tuy đơn giản nhưng các vấn đề đơn giản đó lại “chạm rất đúng chỗ”,
rất đúng với tư duy của chúng em hiện tại, đã làm cho chúng em có nhiều những góc nhìn
khác về các vấn đề đã được học, và cũng đúng như một bài học khác của thầy là:”một câu
hỏi không chỉ có một đáp án, nhưng xét mỗi một khía cạnh thì chỉ có một đáp án duy
nhất thôi”.
Tổng kết lại giai đoạn đầu tiên của em gắn bó với môn học và với thầy, thì rất là ngưỡng
mộ thầy vì đã thay đổi được 1 phần tư duy của em, giúp em có cái nhìn khác về không
chỉ môn học mà còn là cả bản thân tính cách của con người em nữa. Vẫn còn nhiều bài
học khác trong thời gian này thầy giới thiệu, tuy nhiên thì do em chưa đủ tập trung nên
cũng rơi rụng bớt một phần rồi ạ.
II. Bài tập cá nhân số 2:
Em chào thầy Đặng Ngọc Sự, em là Đức Hạnh và sau đây là bài tập cá nhân số 2 của em
ạ.
Ở bài này thì sẽ là giai đoạn từ khoảng tuần 5-8, đây là giai đoạn mà có thể nói rằng em
đã bị bỏ bê việc học khá nhiều. Lý do để biện hộ cho việc này thì có rất nhiều, bản thân
em cũng thấy rằng những lý do từ việc ốm vặt, bận việc riêng, không cân đối được sức
khỏe, thời gian giữa các môn học cũng như các công việc khác cũng chỉ là để bao che cho
việc em lười học thôi. Dù vậy, cũng khó cho một người sinh viên còn bập bẹ chưa hiểu rõ
về cuộc sống, chỉ có hướng tới những cái lợi trước mắt, ngắn hạn mà em thấy để thỏa
mãn nhu cầu hiện tại của mình. Khoảng thời gian này, cũng có tuần nhà em có việc nên
phải xin phép thầy, nhưng cũng có tuần em nói thật là đã trốn học, một phần vì lười, một
phần vì thời gian đó em cũng đi làm, và do lịch trình của hai bên trùng nhau, nên em đã
chọn việc đi làm, vì em thấy cái đó có lợi hơn vào thời điểm đó cho em, mặc dù biết là
phí phạm những đồng tiền do bố mẹ làm ra là không hề đúng chút nào. Lúc đầu thầy vẫn
rất thoải mái với em, thầy còn bảo em là học trò cưng của thầy, tin tưởng và nhờ em hỗ
trợ trong việc thống kê, kiểm soát các bạn trong lớp. Dù thầy tin tưởng em là thế, nhưng
thời gian đó em lại làm thầy thất vọng, bằng cách nghỉ học thường xuyên, và không hoàn
thành các công việc đã nhận từ thầy trước đó. Để rồi phải nhờ các bạn khác, đặc biệt là
Sơn, phải đi làm các công việc mà đáng lý ra em phải là người hoàn thành. Những ngày
“trốn học” đó, em cũng hay hỏi Sơn về các buổi học, xem đã có gì mới, hay thầy có nhắc
nhở gì cho buổi học sau hay không, Sơn cũng hay bảo thầy hỏi sao không thấy cu Hạnh
đi học, em cũng cười trừ chứ không dám bảo từ một đứa mê môn này lại có thể cúp nhiều
buổi thế, tất nhiên là cũng đã làm thầy cảm thấy không hài lòng khá nhiều. Những ngày
nghỉ em cũng được Sơn dặn buổi sau đi học đi nhé, chuẩn bị những bài này bài kia, tất
nhiên thì có hôm em đi và có hôm em cũng trốn. Dù biết rằng kiến thức bị mất là khá
nhiều, nhưng em lại không thể chiến thắng sự “lười” của bản thân. Nhưng rồi đâu ai
thể sai mãi mãi, dần dần khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, em thấy rằng tuy mình ở
cương vị là người lãnh đạo, là người dẫn dắt các thành viên, luôn luôn nhắc nhở các em
các bạn về sự chuyên nghiệp, ý thức,... hay nhiều khi là lấy lại những câu nói đã từng
được học trước đó để giảng lại, em mới nhớ lại câu nói trước thầy đã nói rằng một người
lãnh đạo tốt phải thực sự xuất chúng, và trên hết phải trở thành tấm gương cho những
người khác noi theo. Khi đó em cũng tự hỏi rằng, từ những ngày đầu tiên, khi học về thế
nào là người tốt, thầy cũng như chúng em đã tự hứa với mọi người là sẽ trở thành người
tốt, và sẽ tạo ra giá trị cho cuộc sống. Nhưng trong khi thầy và các bạn đang cố gắng
trong từng buổi học như vậy, mà em ở một địa điểm khác (ví dụ như ở nhà) thì lại cố
gắng giả vờ mình là “người tốt” đúng nghĩa mà không nhận ra những cái bài học khi
không chịu nghe lời là các thành viên mà em dẫn dắt, vẫn luôn có gắng tạo ra giá trị cho
bản thân và người khác thì lại dần trở nên ít quan tâm hơn tới những gì mà em triển khai,
cảm thấy lời nói của mình các ngày các nhỏ dần đều đi, và điều đó ít nhiều cũng sẽ ảnh
hưởng đến cả những người xung quanh nữa, lúc đó em mới thấy được ý nghĩa của những
câu nói mà thầy giới thiệu cho em. Hiện tại thì em cũng đang cân đối lại thời gian và cố
gắng sắp xếp cho phù hợp, và đảm bảo về tình trạng học tập và làm việc để cân bằng
được thời gian ạ. Sau cùng ở thời gian này, thứ mà em tiếc nuối nhất đó chính là cơ hội
để tiếp xúc với thầy, là người giỏi hơn em rất nhiều, đã có thể chỉ bảo cho em nhiều hơn
nữa, và những giây phút học mà chơi, chơi mà học của lớp, và nhiều lúc em cũng rất
mong được quay lại những khoảng thời gian đó để có thể làm lại ạ.
Kết thúc thì em cảm ơn thầy đã đọc được đến hết bài số 2, và hy vọng thầy sẽ ủng hộ bài
3 của em ạ.
III. Tổng kết
Tính đến đây thì mới chỉ có bài thứ hai, còn bài thứ 3 là nói về khoảng thời gian những
tuần cuối năm, khi mà em cũng thay đổi các suy nghĩ ích kỷ của bản thân và tham gia đầy
đủ các buổi học, em xin phép thầy sẽ chỉnh sửa bài đó một cách hoàn chỉnh và gửi lại cho
thầy ạ. Bài của em vẫn còn nhiều thiếu sót, vẫn còn rất lan man dài dòng, và đặc biệt bản
thân vẫn chưa làm được người tốt và tạo ra giá trị cho xã hội, chúng em sẽ cố gắng để
những buổi học tiếp theo và sẽ học năng nổ hơn để bù cho các buổi yếu hơn. Em xin chân
thành cảm ơn thầy!
Trên đây là Bài tập cá nhân của em, tuy rằng vẫn còn nhiều điều còn thiếu sót và
không được trọn vẹn, em biết bản thân cũng rất là lan man, dài dòng và không chắt lọc
được từ ngữ, tuy nhiên thì nó cũng là những suy nghĩ thực sự của em qua những buổi
học với thầy
| 1/6

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TẬP CÁ NHÂN
HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG Họ và tên : Phạm Đức Hạnh Mã SV : 11222165 Lớp tín chỉ : QTCL1104(223)_04 Giáo viên : Đặng Ngọc Sự HÀ NỘI 3/2024 Lời nói đầu
Em chào thầy Đặng Ngọc Sự ạ. Em là Phạm Đức Hạnh, mã sinh viên 11222165, học lớp
Quản trị chất lượng sáng Thứ 2 ca 3-4. Trước tiên thì em muốn gửi lời cảm ơn tới thầy vì
trong suốt quá trình học tập vừa qua, em đã được thầy giúp đỡ cũng như mở mang cho
em rất nhiều góc nhìn khác nhau trong thời gian gắn bó với môn học này nói riêng hay
thời gian học tập tại NEU nói chung ạ.
Với 03 Bài tập cá nhân thầy giao cho chúng em, tuy biết rằng là 03 bài khác nhau, nhưng
em xin phép thầy cho em thay đổi một chút, bằng cách em sẽ viết theo chuỗi cảm xúc của
em từ khi bắt đầu tham gia môn học tới hiện tại khi em đang ngồi viết những dòng bài tập
cá nhân này, và sẽ chia thành 03 phần khác nhau nhé ạ. I. Bài tập cá nhân số 1:
Em chào thầy Đặng Ngọc Sự, trên đây là bài tập cá nhân số 01 của em ạ. Ở bài số 01 này,
em sẽ chia sẻ một chút về khoảng thời gian đầu tiên, khoảng 3-4 tuần đầu tiên mà em
được học với thầy. Nếu để tóm gọn lại bằng 01 từ nói về khoảng thời gian đầu tiên thì em
sẽ dùng từ “Choáng ngợp”. Lý do mà em nói là choáng ngợp, sở dĩ là từ ấn tượng đầu
tiên của em với môn học, về thầy cho tới khi kết thúc buổi học đầu tiên thực sự là quá
khác nhau. Nói về môn học, bản thân em là người khá lười trong việc tìm hiểu trước các
môn học hay đọc trước bài khi đến lớp, nên khi mà có lịch của môn học em cũng không
để ý lắm, cũng không để ý thầy ra sao, nên mang trong mình thái độ khá là hời hợt.
Chẳng cần đâu xa, ngay trong buổi học đầu tiên, em đã đi học muộn. Thực ra thì em hoàn
toàn có thể đi sớm hơn vì có 10 phút nghỉ sau khi kết thúc tiết 1-2, tuy nhiên em đã bảo
bạn Long, học cùng với em, cứ hãy bình tĩnh vì buổi đầu tiên thường giáo viên sẽ không
để ý. Chúng em đã rất ung dung đi mua bánh ăn sáng, và đã có thể vào muộn hơn nếu em
không quyết định mang lên lớp ăn. Ngay sau khi vào lớp, em đã thấy ở thầy gương mặt
khá là không thoải mái, bản thân em ngay lúc đó đã nghĩ rằng: “môn này dự là gặp ông
thầy khó tính rồi đây!”. Nguyên khoảng 30 phút đầu tiên em cũng không để ý về môn học
lắm, cũng như phần lớn các môn học khác, và chắc hẳn thầy nhìn thấy cũng không vui vẻ
gì. Tuy nhiên, sự khác biệt chỉ đến từ lúc thầy bảo mấy đứa đến muộn chúng em lên ngồi
bàn đầu. Được lên ngồi gần thầy hơn, cộng với việc không làm việc riêng được nữa, đã
giúp em hiểu lý do tại sao thầy lại là giảng viên bộ môn “Quản trị chất lượng”. Bài giảng
đầu tiên là như thế nào là một người tài, một người tốt. Lúc đầu em chỉ nghĩ đơn giản
rằng người tốt là người làm nhiều việc tốt. Bản thân em cũng ở trong Đội tình nguyện,
cũng đi làm nhiều chương trình tình nguyện nên khá tự tin về bản thân, cho đến khi nghe
thầy giảng, em mới thấy được bản chất của người tốt là thế nào. Những ngôn từ, ví dụ,
cách giải thích của thầy rất hay, thực tế, dễ hiểu và đặc biệt là rất dí dỏm, tuy cho chúng
em thấy rằng chúng em có tư duy như “lũ gà con” nhưng lại không hề làm chúng em khó
chịu mà phải phì cười vì quá đúng. Sau khi giải thích cho chúng em hiểu người tốt thực
sự là thái độ của họ phải thực sự tốt, thầy mới hỏi ngược lại em rằng em có phải người tốt
không, lúc đó em không còn e dè mà thú nhận rằng không phải và sẽ khắc phục điều đó
không xảy ra nữa. Không chỉ khái niệm thế nào là người tốt, buổi học đầu tiên đã đem lại
cho em sự hứng khởi mà rất ít khi có được trong gần 2 năm học tại NEU. Rất nhiều câu
chuyện tưởng chừng như rất là bình thường, dân gian, ngụ ngôn,... như câu chuyện “Thầy
bói xem voi” chẳng hạn. Thầy đã hỏi chúng em hiểu như thế nào về câu chuyện đó. Sau
khi đã thu thập các câu trả lời của mọi người, thầy đều ghi nhận từng ý kiến một, sau đó
đã kể cho mọi người phiên bản Mỹ của câu chuyện, và chốt lại bài học rút ra rất đơn giản
nhưng chúng em lại không hề nghĩ tới, chính là: “Trước khi đưa ra một phát biểu nào đó,
cần phải xem xem mình đang đứng trên phương diện nào”. Đúng là ấn tượng đầu tiên thì
thường khiến người ta nhớ mãi. Sau buổi học đầu tiên với rất nhiều những “định nghĩa
xịn, triết lý xịn” thầy đã giới thiệu với chúng em, từ câu thành ngữ “Do a good job, not do
a job” hay “1+1 hay 0:1 bằng bao nhiêu còn phải phụ thuộc vào sự thỏa mãn của người
nhận câu trả lời” và đặc biệt là “tới đúng giờ là tới muộn”. Tối ngày hôm đó em rất vui vì
đã lâu rồi em mới có hứng học đến như thế, và thậm chí em còn lấy những bài giảng của
thầy để giới thiệu lại cho đứa em của em, đứng lớp như một thầy giáo đang giảng bài vậy,
và công nhận là em của em cũng rất là ngạc nhiên và thấy những kiến thức đó thật hay
ho. Kể từ đó, hầu như ai hỏi em đều khoe về bộ môn này, khoe rằng đã bao lâu từ những
năm cấp 3 mới có lần thích học đến thế, rằng cả tuần chỉ đợi đến mỗi thứ 2 để được học
với thầy. Những buổi học sau đó là những buổi rất chăm chỉ đến sớm, chăm chỉ phát biểu
và đóng góp cùng với thầy (mặc dù là em cũng không đóng góp được ý kiến nào “xịn”
cả). Mỗi buổi học đều có những kiến thức mới và rất hay, những câu nói rất đúng mà em
cũng không nhận ra: “Mục tiêu càng rõ, con đường càng sáng”, “Hình thức bên ngoài
cũng là một cách thể hiện ý thức” hay những tình huống“khách hàng chỉ là thượng đế khi
cung>cầu, còn khi cầu>cung thì khách hàng cũng chỉ là thỏ đế mà thôi” hay những bài
học mà thầy đã dạy chúng em như: ”Hứa những gì mình sẽ làm và làm nhiều hơn những
gì mình đã hứa”,... tuy đơn giản nhưng các vấn đề đơn giản đó lại “chạm rất đúng chỗ”,
rất đúng với tư duy của chúng em hiện tại, đã làm cho chúng em có nhiều những góc nhìn
khác về các vấn đề đã được học, và cũng đúng như một bài học khác của thầy là:”một câu
hỏi không chỉ có một đáp án, nhưng xét mỗi một khía cạnh thì chỉ có một đáp án duy nhất thôi”.
Tổng kết lại giai đoạn đầu tiên của em gắn bó với môn học và với thầy, thì rất là ngưỡng
mộ thầy vì đã thay đổi được 1 phần tư duy của em, giúp em có cái nhìn khác về không
chỉ môn học mà còn là cả bản thân tính cách của con người em nữa. Vẫn còn nhiều bài
học khác trong thời gian này thầy giới thiệu, tuy nhiên thì do em chưa đủ tập trung nên
cũng rơi rụng bớt một phần rồi ạ. II. Bài tập cá nhân số 2:
Em chào thầy Đặng Ngọc Sự, em là Đức Hạnh và sau đây là bài tập cá nhân số 2 của em ạ.
Ở bài này thì sẽ là giai đoạn từ khoảng tuần 5-8, đây là giai đoạn mà có thể nói rằng em
đã bị bỏ bê việc học khá nhiều. Lý do để biện hộ cho việc này thì có rất nhiều, bản thân
em cũng thấy rằng những lý do từ việc ốm vặt, bận việc riêng, không cân đối được sức
khỏe, thời gian giữa các môn học cũng như các công việc khác cũng chỉ là để bao che cho
việc em lười học thôi. Dù vậy, cũng khó cho một người sinh viên còn bập bẹ chưa hiểu rõ
về cuộc sống, chỉ có hướng tới những cái lợi trước mắt, ngắn hạn mà em thấy để thỏa
mãn nhu cầu hiện tại của mình. Khoảng thời gian này, cũng có tuần nhà em có việc nên
phải xin phép thầy, nhưng cũng có tuần em nói thật là đã trốn học, một phần vì lười, một
phần vì thời gian đó em cũng đi làm, và do lịch trình của hai bên trùng nhau, nên em đã
chọn việc đi làm, vì em thấy cái đó có lợi hơn vào thời điểm đó cho em, mặc dù biết là
phí phạm những đồng tiền do bố mẹ làm ra là không hề đúng chút nào. Lúc đầu thầy vẫn
rất thoải mái với em, thầy còn bảo em là học trò cưng của thầy, tin tưởng và nhờ em hỗ
trợ trong việc thống kê, kiểm soát các bạn trong lớp. Dù thầy tin tưởng em là thế, nhưng
thời gian đó em lại làm thầy thất vọng, bằng cách nghỉ học thường xuyên, và không hoàn
thành các công việc đã nhận từ thầy trước đó. Để rồi phải nhờ các bạn khác, đặc biệt là
Sơn, phải đi làm các công việc mà đáng lý ra em phải là người hoàn thành. Những ngày
“trốn học” đó, em cũng hay hỏi Sơn về các buổi học, xem đã có gì mới, hay thầy có nhắc
nhở gì cho buổi học sau hay không, Sơn cũng hay bảo thầy hỏi sao không thấy cu Hạnh
đi học, em cũng cười trừ chứ không dám bảo từ một đứa mê môn này lại có thể cúp nhiều
buổi thế, tất nhiên là cũng đã làm thầy cảm thấy không hài lòng khá nhiều. Những ngày
nghỉ em cũng được Sơn dặn buổi sau đi học đi nhé, chuẩn bị những bài này bài kia, tất
nhiên thì có hôm em đi và có hôm em cũng trốn. Dù biết rằng kiến thức bị mất là khá
nhiều, nhưng em lại không thể chiến thắng sự “lười” của bản thân. Nhưng rồi đâu ai có
thể sai mãi mãi, dần dần khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, em thấy rằng tuy mình ở
cương vị là người lãnh đạo, là người dẫn dắt các thành viên, luôn luôn nhắc nhở các em
các bạn về sự chuyên nghiệp, ý thức,... hay nhiều khi là lấy lại những câu nói đã từng
được học trước đó để giảng lại, em mới nhớ lại câu nói trước thầy đã nói rằng một người
lãnh đạo tốt phải thực sự xuất chúng, và trên hết phải trở thành tấm gương cho những
người khác noi theo. Khi đó em cũng tự hỏi rằng, từ những ngày đầu tiên, khi học về thế
nào là người tốt, thầy cũng như chúng em đã tự hứa với mọi người là sẽ trở thành người
tốt, và sẽ tạo ra giá trị cho cuộc sống. Nhưng trong khi thầy và các bạn đang cố gắng
trong từng buổi học như vậy, mà em ở một địa điểm khác (ví dụ như ở nhà) thì lại cố
gắng giả vờ mình là “người tốt” đúng nghĩa mà không nhận ra những cái bài học khi
không chịu nghe lời là các thành viên mà em dẫn dắt, vẫn luôn có gắng tạo ra giá trị cho
bản thân và người khác thì lại dần trở nên ít quan tâm hơn tới những gì mà em triển khai,
cảm thấy lời nói của mình các ngày các nhỏ dần đều đi, và điều đó ít nhiều cũng sẽ ảnh
hưởng đến cả những người xung quanh nữa, lúc đó em mới thấy được ý nghĩa của những
câu nói mà thầy giới thiệu cho em. Hiện tại thì em cũng đang cân đối lại thời gian và cố
gắng sắp xếp cho phù hợp, và đảm bảo về tình trạng học tập và làm việc để cân bằng
được thời gian ạ. Sau cùng ở thời gian này, thứ mà em tiếc nuối nhất đó chính là cơ hội
để tiếp xúc với thầy, là người giỏi hơn em rất nhiều, đã có thể chỉ bảo cho em nhiều hơn
nữa, và những giây phút học mà chơi, chơi mà học của lớp, và nhiều lúc em cũng rất
mong được quay lại những khoảng thời gian đó để có thể làm lại ạ.
Kết thúc thì em cảm ơn thầy đã đọc được đến hết bài số 2, và hy vọng thầy sẽ ủng hộ bài 3 của em ạ. III. Tổng kết
Tính đến đây thì mới chỉ có bài thứ hai, còn bài thứ 3 là nói về khoảng thời gian những
tuần cuối năm, khi mà em cũng thay đổi các suy nghĩ ích kỷ của bản thân và tham gia đầy
đủ các buổi học, em xin phép thầy sẽ chỉnh sửa bài đó một cách hoàn chỉnh và gửi lại cho
thầy ạ. Bài của em vẫn còn nhiều thiếu sót, vẫn còn rất lan man dài dòng, và đặc biệt bản
thân vẫn chưa làm được người tốt và tạo ra giá trị cho xã hội, chúng em sẽ cố gắng để
những buổi học tiếp theo và sẽ học năng nổ hơn để bù cho các buổi yếu hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy!
Trên đây là Bài tập cá nhân của em, tuy rằng vẫn còn nhiều điều còn thiếu sót và
không được trọn vẹn, em biết bản thân cũng rất là lan man, dài dòng và không chắt lọc
được từ ngữ, tuy nhiên thì nó cũng là những suy nghĩ thực sự của em qua những buổi học với thầy