Bài tập cá nhân học phần: Sức khỏe sinh sản và tình dục - tâm lý học đại cương | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam

Bài tập cá nhân học phần: Sức khỏe sinh sản và tình dục - tâm lý học đại cương | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thậtBài tập cá nhân học phần: Sức khỏe sinh sản và tình dục - tâm lý học đại cương | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam tốt. Mời bạn đọc đón xem!

BÀI TẬP CÁ NHÂN
HỌC PHẦN: SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ TÌNH DỤC
Đề bài: Ảnh hưởng của truyền thông đến tiêu chí về cái đẹp hình thể. Lời
khuyên nào cho những người “bị ám ảnh” về hình ảnh cơ thể?
“Cái đẹp là gì mà khiến con người ta si mê đến thế?”
“Cái đẹp có nên bị ràng buộc bởi những tiêu chuẩn được đặt ra?”
Các tiêu chí về cái đẹp hình thể đã tồn tại từ rất lâu về trước. Cho đến nay,
nó vẫn có một sức ảnh hưởng nhất định. Theo thời gian, xã hội phát triển dẫn tới
sự thay đổi trong nhận thức về cái đẹp của con người. Tuy vậy, quan niệm về cái
đẹp lý tưởng sự hoàn hảo tuyệt đối vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của nhiều
người. Những quan điểm đó thể dẫn tới những hậu quả khôn lường về sức
khỏe.
Về cơ bản, tiêu chuẩn cái đẹp là một loạt các yếu tố nhằm đánh giá mức độ
hấp dẫn của một người dựa trên vẻ đẹp lý tưởng của một nền văn hóa nhất định.
Vậy nên, thể nói “đẹp” một khái niệm mang tính chủ quan. Một người
thể được coi đẹp hay không còn phụ thuộc vào tiêu chuẩn của từng nơi khác
nhau.
Tiêu chuẩn cái đẹp được truyền ràng thường xuyên nhất qua các
kênh truyền thông. dụ: các tác phẩm phim ảnh, văn học, sách báo tạp chí,
phương tiện truyền thông. Nó cũng tồn tại trong hệ thống trường học, y tế, chính
trị, hay các mối quan hệ cá nhân.
Tuy nhiên, để có cái đẹp hoàn hảo, lý tưởng như những gì truyền thông đưa
đến không phải tự nhiên có. Trên thực tế, các tiêu chuẩn cái đẹp được dựng
lên từ chính hội con người, nghĩa những ta vẫn luôn coi “bình
thường” thực chất đều được quyết định bởi các quy chuẩn hội tương tác
qua lại giữa văn hóa và xã hội.
Tuỳ theo thời gian, vị trí địa lý hoặc nền văn hoá định nghĩa về cái đẹp
của mỗi nơi sẽ khác nhau.
dụ, đối với nam giới, hội Hàn Quốc đang ngày càng ưa chuộng loại
hình cái đẹp mềm mại hơn như da mịn, mắt to những đặc điểm trung tính.
Ngược lại, ở một số nước phương Tây, chuẩn mực cái đẹp có xu hướng nghiêng
về sự nam tính, như làn da rám nắng, xương quai hàm sắc nét hình thể vạm
vỡ.
Tương tự, từ trước đến nay, tiêu chuẩn cái đẹp nữ tính của phụ nữ Á Đông
vẫn luôn dịu dàng thùy mị. Những từ ngữ khen ngợi như “aegyo” trong
tiếng Hàn, “kawaii” trong tiếng Nhật hay “khả ái” trong tiếng Trung chỉ ra rằng
những người phụ nữ hấp dẫn sẽ luôn chải chuốt bản thân theo phong cách đáng
yêu, nhẹ nhàng và thùy mị.
Gu thẩm mỹ này lại đối lập với tiêu chuẩn phương Tây da trắng. Ở đây, các
nữ siêu mẫu, diễn viên được khen ngợi sở hữu thân hình năng động, làn da
rám nắng và phong thái cởi mở, quyến rũ.
Ngoài ra, còn phải kể đến tiêu chuẩn cái đẹp của các nước Mỹ Latinh, với
hình mẫu nữ giới lý tưởng bao gồm cơ thể đầy đặn cùng phần hông nở nang,
làn da bóng khỏe mạnh.
Như vậy, ta thể thấy rằng nam hay nữ giới, tiêu chuẩn cái đẹp
luôn có sự thay đổi rõ rệt tùy theo vị trí địa lý hay nền văn hóa các nơi.
“Truyền thông tạo ảnh hưởng như thế nào đến các tiêu chí cái đẹp?”
“Truyền thông đưa tới sự tích cực hay đang thao túng nhận thức tiêu
chuẩn cái đẹp của chúng ta?”
Tiêu chuẩn cái đẹp hình mẫu truyền thông xây dựng lên thể đem
lại tác động tích cực tới cách một người tự cảm nhận về thể của bản thân.
dụ, vẻ bề ngoài cuốn hút của những người sức ảnh hưởng, hay một nhân
bất kỳ, đều thể truyền cảm hứng cho ta vận động chăm chỉ để cải thiện vẻ
ngoài của mình. Thực tế đã chứng minh, số người chạy bộ hay tập yoga trên
toàn thế giới đang ngày càng tăng,đó là nhờsự phổ biến của thể thao hay
các hoạt động thể chất thông qua quảng bá trên mạng xã hội.
Hơn nữa, hiện nay rất nhiều người nổi tiếng, những người tầm ảnh
hưởng trên mạng xã hội cũng đang quảng bá cho sự đa dạng. Họ khích lệ và trân
trọng sự khác biệt, thay vì hướng tới một cái đẹp lý tưởng và duy nhất. Lúc này,
màu da, các đặc điểm trên gương mặt hay chất tóc đã không còn quá quan trọng
nữa. Nhờ quảng sự đa dạng, những tiêu chuẩn sắc đẹp dần không còn
như trước nữa.
đem lại lợi ích thế, nhưng trên thực tế, tác động tiêu cực của tiêu
chuẩn sắc đẹp đang lấn át hơn hẳnhiện hữu dưới nhiều hình dạng khác nhau.
Truyền thông luôn cố bơm vào đầu ta ý tưởng về chuẩn mực của cái đẹp một
công thứcsẵn khi mọi nhân vật trên quảng cáo hay tạp chí đềungoại hình
tương tự nhau, họ làm mọi cách để nhấn mạnh rằng các nhân vật xuất hiện
trên truyền thông là tiêu chuẩn cho cái đẹp đương thời.
Điều đó dẫn tới hậu quả ta nhìn nhận cái đẹp như một thứ đó xa cách
và khó đạt được. Lý do là bởi ta không thể nhìn thấy bản thân mình trong những
chương trình TV, nơi chỉ có những người nổi tiếng với ngoại hình vô cùng “long
lanh”. Từ đó khiến nhiều người nghi vấn liệu ngoại hình của họ được hội
chấp nhận hay không, hoặc tệ hơn cảm thấy bản thân không quan trọng, lạc
lõng.
“Vậy lời khuyên nào dành cho những người “bị ám ảnh” về hình ảnh
thể?”
Sự ám ảnh giống như một “bóng ma” luôn âm thầm bám theo chúng ta.
để bóng ma đó biến mất điều thực sự khó khăn. Đặt bản thân vào trường hợp
bạn bè, người thân hay thân chủ bị ám ảnh về hình ảnh thể, nhân em
đưa ra một số định hướng như sau:
Trước tiên, em chấp nhận sự ám ảnh về hình ảnh thể của bạn bè/người
thân/thân chủ. Em công nhận cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm của họ.
Tiếp theo, em khai thác mong muốn của họ khi tìm đến sự giúp đỡ của em.
thể họ mong muốn trở nên hoàn toàn “lột xác”, tự tin hơn hoặc họ chỉ đơn
giản muốn nỗi ám ảnh đó đừng đeo bám họ,...
Từ những mong muốn của đối phương, em sẽ đưa họ đến nhiều góc nhìn
xung quanh vấn đề mà họ gặp phải. Từ đây, em sẽ giúp họ thấy những điểm tích
cực, tiêu cực từ mỗi góc nhìn đó.
Bên cạnh việc đưa họ đi qua nhiều khía cạnh, em thể đồng thời xoay
chuyển nhận thức của họ về vấn đề (mỗi người là một cá thể độc lập vậy nên
thể mỗi người có vẻ đẹp riêng...).
Song hành cùng việc thay đổi nhận thức, em động viên, khích lệ và giúp họ
nhận ra được vẻ đẹp bản thân.
| 1/3

Preview text:

BÀI TẬP CÁ NHÂN
HỌC PHẦN: SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ TÌNH DỤC
Đề bài: Ảnh hưởng của truyền thông đến tiêu chí về cái đẹp hình thể. Lời
khuyên nào cho những người “bị ám ảnh” về hình ảnh cơ thể?
“Cái đẹp là gì mà khiến con người ta si mê đến thế?”
“Cái đẹp có nên bị ràng buộc bởi những tiêu chuẩn được đặt ra?”
Các tiêu chí về cái đẹp hình thể đã tồn tại từ rất lâu về trước. Cho đến nay,
nó vẫn có một sức ảnh hưởng nhất định. Theo thời gian, xã hội phát triển dẫn tới
sự thay đổi trong nhận thức về cái đẹp của con người. Tuy vậy, quan niệm về cái
đẹp lý tưởng và sự hoàn hảo tuyệt đối vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của nhiều
người. Những quan điểm đó có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường về sức khỏe.
Về cơ bản, tiêu chuẩn cái đẹp là một loạt các yếu tố nhằm đánh giá mức độ
hấp dẫn của một người dựa trên vẻ đẹp lý tưởng của một nền văn hóa nhất định.
Vậy nên, có thể nói “đẹp” là một khái niệm mang tính chủ quan. Một người có
thể được coi là đẹp hay không còn phụ thuộc vào tiêu chuẩn của từng nơi khác nhau.
Tiêu chuẩn cái đẹp được truyền bá rõ ràng và thường xuyên nhất qua các
kênh truyền thông. Ví dụ: các tác phẩm phim ảnh, văn học, sách báo tạp chí,
phương tiện truyền thông. Nó cũng tồn tại trong hệ thống trường học, y tế, chính
trị, hay các mối quan hệ cá nhân.
Tuy nhiên, để có cái đẹp hoàn hảo, lý tưởng như những gì truyền thông đưa
đến không phải tự nhiên mà có. Trên thực tế, các tiêu chuẩn cái đẹp được dựng
lên từ chính xã hội con người, nghĩa là những gì mà ta vẫn luôn coi là “bình
thường” thực chất đều được quyết định bởi các quy chuẩn xã hội và tương tác
qua lại giữa văn hóa và xã hội.
Tuỳ theo thời gian, vị trí địa lý hoặc nền văn hoá mà định nghĩa về cái đẹp
của mỗi nơi sẽ khác nhau.
Ví dụ, đối với nam giới, xã hội Hàn Quốc đang ngày càng ưa chuộng loại
hình cái đẹp mềm mại hơn như da mịn, mắt to và những đặc điểm trung tính.
Ngược lại, ở một số nước phương Tây, chuẩn mực cái đẹp có xu hướng nghiêng
về sự nam tính, như làn da rám nắng, xương quai hàm sắc nét và hình thể vạm vỡ.
Tương tự, từ trước đến nay, tiêu chuẩn cái đẹp nữ tính của phụ nữ Á Đông
vẫn luôn là dịu dàng và thùy mị. Những từ ngữ khen ngợi như “aegyo” trong
tiếng Hàn, “kawaii” trong tiếng Nhật hay “khả ái” trong tiếng Trung chỉ ra rằng
những người phụ nữ hấp dẫn sẽ luôn chải chuốt bản thân theo phong cách đáng
yêu, nhẹ nhàng và thùy mị.
Gu thẩm mỹ này lại đối lập với tiêu chuẩn phương Tây da trắng. Ở đây, các
nữ siêu mẫu, diễn viên được khen ngợi vì sở hữu thân hình năng động, làn da
rám nắng và phong thái cởi mở, quyến rũ.
Ngoài ra, còn phải kể đến tiêu chuẩn cái đẹp của các nước Mỹ Latinh, với
hình mẫu nữ giới lý tưởng bao gồm cơ thể đầy đặn cùng phần hông nở nang, và làn da bóng khỏe mạnh.
Như vậy, ta có thể thấy rõ rằng dù là nam hay nữ giới, tiêu chuẩn cái đẹp
luôn có sự thay đổi rõ rệt tùy theo vị trí địa lý hay nền văn hóa các nơi.
“Truyền thông tạo ảnh hưởng như thế nào đến các tiêu chí cái đẹp?”
“Truyền thông đưa tới sự tích cực hay đang thao túng nhận thức tiêu
chuẩn cái đẹp của chúng ta?”
Tiêu chuẩn cái đẹp và hình mẫu mà truyền thông xây dựng lên có thể đem
lại tác động tích cực tới cách một người tự cảm nhận về cơ thể của bản thân. Ví
dụ, vẻ bề ngoài cuốn hút của những người có sức ảnh hưởng, hay một cá nhân
bất kỳ, đều có thể truyền cảm hứng cho ta vận động chăm chỉ để cải thiện vẻ
ngoài của mình. Thực tế đã chứng minh, số người chạy bộ hay tập yoga trên
toàn thế giới đang ngày càng tăng, và đó là nhờ có sự phổ biến của thể thao hay
các hoạt động thể chất thông qua quảng bá trên mạng xã hội.
Hơn nữa, hiện nay rất nhiều người nổi tiếng, những người có tầm ảnh
hưởng trên mạng xã hội cũng đang quảng bá cho sự đa dạng. Họ khích lệ và trân
trọng sự khác biệt, thay vì hướng tới một cái đẹp lý tưởng và duy nhất. Lúc này,
màu da, các đặc điểm trên gương mặt hay chất tóc đã không còn quá quan trọng
nữa. Nhờ quảng bá sự đa dạng, những tiêu chuẩn sắc đẹp dần không còn gò bó như trước nữa.
Dù đem lại lợi ích là thế, nhưng trên thực tế, tác động tiêu cực của tiêu
chuẩn sắc đẹp đang lấn át hơn hẳn và hiện hữu dưới nhiều hình dạng khác nhau.
Truyền thông luôn cố bơm vào đầu ta ý tưởng về chuẩn mực của cái đẹp là một
công thức có sẵn khi mọi nhân vật trên quảng cáo hay tạp chí đều có ngoại hình
tương tự nhau, và họ làm mọi cách để nhấn mạnh rằng các nhân vật xuất hiện
trên truyền thông là tiêu chuẩn cho cái đẹp đương thời.
Điều đó dẫn tới hậu quả là ta nhìn nhận cái đẹp như một thứ gì đó xa cách
và khó đạt được. Lý do là bởi ta không thể nhìn thấy bản thân mình trong những
chương trình TV, nơi chỉ có những người nổi tiếng với ngoại hình vô cùng “long
lanh”. Từ đó khiến nhiều người nghi vấn liệu ngoại hình của họ có được xã hội
chấp nhận hay không, hoặc tệ hơn là cảm thấy bản thân không quan trọng, lạc lõng.
“Vậy lời khuyên nào dành cho những người “bị ám ảnh” về hình ảnh cơ thể?”
Sự ám ảnh giống như một “bóng ma” luôn âm thầm bám theo chúng ta. Và
để bóng ma đó biến mất là điều thực sự khó khăn. Đặt bản thân vào trường hợp
có bạn bè, người thân hay thân chủ bị ám ảnh về hình ảnh cơ thể, cá nhân em
đưa ra một số định hướng như sau:
Trước tiên, em chấp nhận sự ám ảnh về hình ảnh cơ thể của bạn bè/người
thân/thân chủ. Em công nhận cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm của họ.
Tiếp theo, em khai thác mong muốn của họ khi tìm đến sự giúp đỡ của em.
Có thể họ mong muốn trở nên hoàn toàn “lột xác”, tự tin hơn hoặc họ chỉ đơn
giản muốn nỗi ám ảnh đó đừng đeo bám họ,...
Từ những mong muốn của đối phương, em sẽ đưa họ đến nhiều góc nhìn
xung quanh vấn đề mà họ gặp phải. Từ đây, em sẽ giúp họ thấy những điểm tích
cực, tiêu cực từ mỗi góc nhìn đó.
Bên cạnh việc đưa họ đi qua nhiều khía cạnh, em có thể đồng thời xoay
chuyển nhận thức của họ về vấn đề (mỗi người là một cá thể độc lập vậy nên cơ
thể mỗi người có vẻ đẹp riêng...).
Song hành cùng việc thay đổi nhận thức, em động viên, khích lệ và giúp họ
nhận ra được vẻ đẹp bản thân.