-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cá nhân - Lý luận văn học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
1. Văn học có những chức năng nào ? Nội dung của các chức năng ? Ví dụminh họa cho tác phẩm văn văn học cụ thể . Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lý luận văn học (LLVH 2021) 39 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Bài tập cá nhân - Lý luận văn học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
1. Văn học có những chức năng nào ? Nội dung của các chức năng ? Ví dụminh họa cho tác phẩm văn văn học cụ thể . Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận văn học (LLVH 2021) 39 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
Bài cá nhân môn Lý luận văn học
1. Văn học có những chức năng nào ? Nội dung của các chức năng ? Ví dụ
minh họa cho tác phẩm văn văn học cụ thể .
1.1. Chức năng thẩm mỹ
a. Thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ , giải trí , khơi dậy những khoái cảm nghệ thuật
- Chức năng thẩm mỹ của văn học có nhiều cấp độ , nhiều bình diện . Ở cấp
độ thứ nhất : thỏa mãn tối đa nhu cầu thẩm mỹ để gợi dậy khoái cảm
nghệ thuật . Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ chủ yếu bằng cách mang
đến cho con người sự hưởng thụ cái đẹp . Trong bất kì lĩnh vực hoạt dộng
nào con người cũng sáng tạo theo quy luật của cái đẹp . Sáng tạo ra cái đẹp
là cứu cánh , là chức năng quan trọng nhất của văn nghệ . Trong tác
phẩm nghệ thuật , cái đẹp không phải là dấu hiệu hình thức bên ngoài mà chính là nội dung .
- Văn học mang đến cho con người sự hưởng thụ thẩm mỹ bằng nhiều cách ,
trước hết là miêu tả , phán ánh cái đẹp vốn có trong đời sống hiện thực .
Vì vậy khi đến với các tác phẩm văn học chúng ta được hòa mình với cái
đẹp của bản thân đời sống . Chúng ta không thể quên bức họa mùa xuân
ngày tết tuyệt đẹp trong “Truyện Kiều” của thi nhân Nguyễn Du :
“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi .
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
- Văn học là nhân học là nơi tôn vinh vẻ đẹp con người và cuộc sống của con người
- Chức năng thẩm mỹ trong văn học nghệ thuật được thực hiện thông qua
hình tượng nghệ thuật . Bằng hình tượng nghệ thuật , văn học mang lại cho
con người những khoái cảm lớn lao không một lĩnh vực hoạt động nào có
thể sánh kịp . Hình tượng nghệ thuật trong văn học mang lại những khoái
cảm ấy nhờ về sự thống nhất cao độ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật
Kết luận : Văn học mang lại cho ta một khoái cảm thẩm mĩ vô tư nhưng không
bàng quan , vô mục đích và vô trách nhiệm
b. Hình thành thị hiếu , lý tưởng thẩm mĩ , đánh thức bản chất nghệ sĩ và cảm
hứng sáng tạo của con người.
Thị hiếu là khái niệm chỉ năng lực định giá thẩm mĩ của chủ thể thụ cảm ( biết
phân biệt cái xấu cái đẹp , thẩm mĩ và phi thẩm mĩ , nhận ra những nét bi và hài
trong các đối tượng …)
Có rất nhiều nhân tố góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ như sự giáo dục , thói
quen , tính nết , kinh nghiệm sống , kinh nghiệm giao tiếp của mỗi con người
trong đó văn học nghệ thuật giữ vai trò đặc biệt quan trong .
Văn học nghệ thuật là nơi biểu hiện đầy dủ nhất sự tinh tế và cá tính sáng tạo của
người nghệ sĩ . Ví dụ ta có thể hình dung được bức tranh mùa thu trong thi phẩm “
Sang thu” từ tất cả các giác quan như hương ổi hòa trong gió , những làn sương mờ
nhẹ nhàng trong con ngõ nhỏ , đàn chim vộ vã tình về phương Nam … nhà thơ
Hữu Thỉnh nhận ra mùa thu đã đến qua những phát hiện của ông khi những tính
hiệu của thiên nhiên bắt đầu rõ rang một cách đầy tinh tế . hay vẻ đẹp của bức
tranhtrong thơ Huy Cận in đậm dấu ấn của cảm hung vũ trụ và nỗi buông nhân thế
của một cái tôi “mênh mang thiên cổ sầu”.
Mỗi nhà văn chân chính mang đến cho văn học một tiếng nói mới , một cái nhìn
mới trước vẻ đẹp đời sống .Nó mài sắc các giác quan thẩm mĩ của ta. Thường
xuyên tiếp xúc với văn học nghệ thuật ta sẽ thành người sành sỏi, tinh tế, nhạy
bén, có hệ thống chuẩn mực định giá của riêng mình để phân biệt cái thẩm mĩ và
phi thẩm mĩ, để đánh giá chính xác cái đẹp trong nghệ thuật và cái đẹp trong cuộc
sống quanh ta. Nói văn học có khả năng hình thành thị hiếu thẩm mĩ là vì thế.
Lý tưởng thẩm mĩ là hình ảnh các giá trị thẩm mĩ mong muốn , cần phải có , là lý
tưởng về đời sống phù hợp với quan niệm cảu chúng ta về cái đẹp. Ví dụ như tác
phẩm “Từ ấy” của Tố Hữu là cuộc sống “ ngày mai’ tươi sáng , là hình ảnh người
chiến sĩ được bước trên con đường của cách mạng , được làm việc cho tổ quốc yêu
dấu , xóa bỏ chế độ thực dân áp bức .
1.2. Chức năng nhận thức
a. Văn học cung cấp tri thức bách khoa về hiện thực đời sống.
Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội
và đời sống tâm hồn của con người. Tác phẩm văn học là quá trình nhà văn khám
phá và lí giải hiện thực rồi phản ánh vào tác phẩm.
Mỗi nhà văn đều ở một thời đại nhất định bởi vậy văn chương là tiếng nói của các
thời đại phản ánh hiện thực đời sống, đạo đức xã hội, thậm chí phơi bày những
mặt trái của xã hội ấy để góp phần cải tạo xã hội.
Không phải ngẫu nhiên đã có người cho rằng văn học có khả năng cung cấp tri
thức bách khoa về đời sống “Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống”.
Những tiểu thuyết lịch sử như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Hoàng Lê
nhất thống chí của Ngô gia văn phái đưa ta về với quá khứ xa xăm của các dân tộc.
Thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại cuộc sống đau
thương và những sự tích anh hùng của người xưa. Đọc các tác phẩm văn học hiện
thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 (Chí Phèo của Nam Cao, Tắt đèn của Ngô
Tất Tố, Bị vỏ của Nguyên Hồng...) ta thường bắt gặp hình ảnh người nông dân bỏ
làng ra đi. Hình ảnh ấy nói với ta về quá trình phá sản, bản cùng hoa của nông thôn
đang diễn ra một cách khốc liệt
Văn học có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người muốn hiểu biết về thế giới
xung quanh và chính bản thân mình. Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh
tế và sắc sảo từng đổi thay, từng bước vận động của xã hội. Nó tựa như “chiếc
chìa khoá vàng mở ra muôn cánh cửa bí ẩn, đưa con người tới ngưỡng cửa mới của
sự hiểu biết thế giới xung quanh”.
b. Nhận thức cái khái quát qua cái cụ thể , cái mới lạ trong cái quen thuộc ,
làm con người tự nhận thức là chức năng đặc thù của văn học .
Văn học có thể đem đến những nhận thức, hiểu biết sâu rộng cho con người về
nhiều mặt của cuộc sống ở:
+ Không gian khác nhau: tri thức về các quốc gia, vùng miền, xứ sở… khác nhau.
+ Thời gian khác nhau: quá khứ, hiện tại, tương lai
+ Hiểu biết phong phú ở nhiều lĩnh vực: văn học, lịch sử, địa lí, văn hóa…
+ Hiểu được bản chất của con người nói chung về tư tưởng, tình cảm, khát
vọng,sức mạnh, mục đích tồn tại giúp con người mài sắc cảm giác, biết phân biệt
thật giả, biết cảm nhận tinh tế sự phong phú của thế giới cảm tính, phát hiện cái
chung, cái bản chất,cái mới lạ, sâu xa qua cái ngẫu nhiên cá biệt, cái quen thuộc, cái bình thường.
Tác phẩm văn học đem tới cho người đọc những kiến thức xã hội phong
phú.Nhưng đấy không phải là mục đích cuối cùng của nhà văn. Mục đích của văn
học chính là giúp người đọc từ chỗ nhận thức về con người, về cuộc sống rồi tự
nhận thức được chính mình, khám phá được giá trị và năng lực vô tận của mình
để phấn đấu, sáng tạo
1.3. Chức năng giáo dục
-Giá trị giáo dục của văn học xuất phát từ nhu cầu hướng thiện của con người.
Chức năng giáo dục thường được xem là giáo dục đạo đức, phẩm chất cho con người.
Ngay từ thời cổ đại Hi Lạp Arixtot đưa ra phạm trù thanh lọc khi người ta xem
kịch nếu có khóc thì sẽ làm người ta trong sạch và cao thượng hơn. Nhà mĩ học
Letsxing của Đức cho rằng “Nghệ thuật là hình thái đặc trưng, hình thành từ những
tìm tòi, khám phá của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Nghệ thuật mang đến
cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về xã hội, thể hiện những quan điểm của người
nghệ sĩ, từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của người tiếp
nhận. Chính vì vậy, nghệ thuật luôn ẩn chứa sử mệnh cao cả và thiêng liêng, góp
phần làm đẹp cho cuộc đời. Tố Hữu đã từng phát biểu: “Nghệ thuật là câu trả lời
đầy thẩm mĩ cho con người; thay đổi, cải thiện thếgiới tinh thần của con người,
nâng con người lên”. Còn Nguyên Ngọc thì khẳng định:“Nghệ thuật là sự vươn tới,
sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho conngười”.
-Văn học bồi đắp, định hướng tư tưởng, tình cảm cho con người và thanh lọc
tâmhồn còn người. Văn học giáo dục con người về: + Giáo dục tư :
tưởng giúp con người lựa chọn những giá trị sống tích cực, đẹp
đẽnhư bài học về lòng yêu nước, lòng nhân ái, có lí tưởng sống cao đẹp…
+ Giáo dục tình cảm: giúp con người biết yêu, ghét, vui, buồn đúng đắn, có tâm
hồn trong sáng, cao thượng
+ Giáo dục đạo đức: nâng đỡ nhân cách con người khi giúp họ biết phân biệt đúng
sai, phải trái, tốt xấu từ đó hình thành mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với conngười.
=> Mỗi tác phẩm văn học chân chính đều là một lời đề nghị về lẽ sống để
conngười tự rèn luyện bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.
-Giáo dục về đạo đức, phẩm chất cho con người trong văn học diễn ra qua cuộc
đối thoại giữa tác giả và người đọc, được gợi mở qua hệ thống hình tượng nghệ
thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn. Vì thế chức năng giáo dục của
văn học không khô khan, giáo điều mà sinh động, đầy sức thuyết phục, không phải
ngay lập tức mà ngấm dần, thấm sâu có giá trị lâu bền, gợi được những suy nghĩ
sâu xa của con người với cuộc đời.
=> Văn học có khả năng giáo dục và nhân đạo hóa con người, giúp con người hoàn
thiện bản thân và có những hành động thiết thực để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn
Ví dụ cụ thể trong tác phẩm “ Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao
Phản ánh xã hội: Tác phẩm dựa trên bối cảnh cuộc sống nông thôn Việt Nam thời
kỳ đầu của thế kỷ XX. Chí Phèo, là nhân vật chính, là biểu tượng cho những người
nông dân hiền lành, chất phác nhưng bị xã hội đương thời coi thường và áp đặt một
số quy định xã hội không công bằng. Song nhà văn Nam Cao ông còn phản ánh
them về sự thờ ơ của xã hội lúc bấy giờ khi Chí bị đổ tội oan, bị bắt vào tù và sau
đó đã khiến anh rơi vào con đường bị tha hóa, trở thành cho quỷ của làng Vũ Đại
nhưng xã hội đương thời lại xa lánh , bạc nhược và khiến anh ta bần cùng và lạc lối
hơn cả . Bằng cách này, tác phẩm đưa ra một góc nhìn sâu sắc về xã hội cũng như
bức tranh về sự bất công trong cộng đồng.
Giáo dục và nhân văn: Tác phẩm nêu bật giá trị nhân văn qua việc phản ánh cái
đẹp trong tâm hồn và tình cảm của những người đời thường, thông qua việc tận
hiến, tình nguyện và lòng trung thành. Chính Thị Nở là người đã nhìn ra vẻ đẹp
khuất lấp của Chí và cô chính là người đã khiến anh muốn trở thành người lương
thiện khi cô đưa cho anh bác cháo hành – thứ được coi là thuốc giải giúp đẩy lùi
con quỳ bên trong Chí Phèo. Song Chí cũng là người đã không coi thường hay ghét
bỏ Thị Nở - người con gái được miêu tả là xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn . Chính Chí
cũng nhìn ra tấm hồn đẹp đẽ của người phụ nữ ấy dù cô không xinh đẹp . Qua việc
thể hiện sự nhìn nhận của hai nhân vật chính , tác giả Nam Cao muốn gửi gắm đến
độc giả về việc nhìn nhần con người phải nhìn về cả tâm hồn của họ chứ không chỉ
dừng lại ở những thứ bề ngoài. Đồng thời, nhà văn cũng khích lệ độc giả suy ngẫm
về tầm quan trọng của việc hiểu và đồng cảm với những người khác.
Khích lệ suy ngẫm và nhận thức: "Chí Phèo" thúc đẩy độc giả suy nghĩ sâu hơn
về bản chất của con người và xã hội. Qua bi kịch của Chí Phèo, tác phẩm mở ra
không gian cho độc giả để suy ngẫm về giá trị cuộc sống, tình người và sự công bằng.
Giá trị nghệ thuật:
1. Nghệ thuật điển hình hoá nhân vật:
Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình đặc sắc trong tác phẩm. Vừa sinh động, độc
đáo, không lặp lại, các nhân vật này mang sức khái quát cao cho mối xung đột diễn
ra khốc liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo.
Hắn là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá
đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo -> xây dựng nhân vật điển hình sắc nét.
2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình
Trong truyện ngắn đã tạo nên những đoạn văn tuyệt bút. Số phận và bi kịch của
Chí Phèo được đào sâu cực độ qua những đoạn văn hay như đoạn Chí Phèo thức
tỉnh sau đêm say rượu gặp Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt tình yêu...
3. Cốt truyện độc đáo, các tình tiết giàu kịch tính, luôn biến hoá mang lại nhiều bất ngờ cho người đọc
Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho thiên truyện: Mở đầu truyện
bằng hình ảnh đứa bé trần truồng xám ngắt nằm bên chiếc lò gạch cũ, kết thúc
bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò
gạch xa xôi vắng người qua lại...
=> Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người
trong xã hội bóc lột. Chí Phèo chết nhưng còn bao nhiêu số kiếp Chí Phèo sẽ lại tái diễn?
"Tác phẩm Chí Phèo" không chỉ là một câu chuyện về những cái chết trớ trêu mà
còn là một tác phẩm văn học có sức mạnh thông điệp sâu sắc về xã hội và con
người. Qua việc nhìn nhận các khía cạnh đa dạng của cuộc sống, nó góp phần
khuyến khích độc giả suy ngẫm và thúc đẩy họ hành động vì một xã hội công bằng hơn.
2. Tại sao nói : Văn học góp phần hoàn thiện nhân cách con người ?
Văn học tác động tới quá trình hình thành nhân cách con người bằng hình tượng
nghệ thuật. Vì vậy tất cả các hình thái ý thức xã hội đều có khả năng giúp con
người hình thành nhân cách, nhưng không gì có thể thay thế được văn học.
Hình tượng nghệ thuật tác động tới cả trí tuệ lẫn tâm hồn, thâm nhập vào cả tư
tưởng lẫn tình cảm, ý thức và vô thức. Thông qua hình tượng nghệ thuật, văn
học giúp con người hình thành một nhân cách toàn vẹn.
Hình tượng nghệ thuật là sự tái hiện đời sống. Nhà văn có tài bao giờ cũng để
khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm toát lên từ bản thân hình tượng, không biến
hình tượng thành cái loa phát ngôn một cách thô thiển cho tư tưởng của mình. Tiếp
xúc với tác phẩm, ta được tiếp xúc với cuộc đời và những con người giống như
thật. Chính những con người và cuộc đời được miêu tả trong tác phẩm khơi gợi tư
tưởng, tình cảm, niềm tin cho người đọc. Khi đọc tác phẩm văn học, những trạng
thái tình cảm, như yêu thương, căm giận, sự thành kính, ngưỡng mộ hay khinh bỉ...
trỗi dậy trong tâm hồn ta một cách tự nhiên từ câu chữ, từ những chi tiết mà nhà
văn đã sử dụng để xây dựng hình tượng ta xót thương như Mị và A Phủ khi Mị bị
ép buộc trở thành con dâu để gạt nợ cho gia đình , bị đổi xử bát công , chịu sự hành
hạ và đánh đập từ gia đình Thống Lý . Cô bị tước đi quyền con người , thanh xuân
và sức sống để làm trâu làm ngựa trong nhà quan . Còn về phần A Phủ , từ một
chàng trai tràn đầy sức trẻ và được coi là con ngựa tốt nhưng vì sự tàn ác của thế
lực quan lại đương thời mà anh bị đánh đập và chịu cảnh trói chặt trong tiết trời
lạnh giá . Chính số phận bi thảm của hai hình tượng ấy đã khiến cho độc giả cảm
thấy đau xót , thương cảm cho những số phận bất hạnh . Chính điều đó đã nhen
nhúm trong ta niềm tin vào phẩm giá bất diệt của con người.
Hình tượng nghệ thuật không chỉ gợi dậy sự đồng cảm mà còn có khả năng cuốn
hút ta vào những cuộc đối thoại: đối thoại với các nhân vật trong truyện, đối thoại
với tác giả và đối thoại với chính bản thân mình.
Hình tượng nghệ thuật là tấm gương để con người tự soi mình, tự đối chiếu và
phán xét về người khác cũng như về chính bản thân mình. Bằng cách đó văn học
nghệ thuật nâng đỡ cho nhân cách phát triển, khơi gợi khả năng tự giáo dục, tự
hoàn thiên của con người.
Văn học là phương tiện hữu hiệu nhất có khả năng làm cho những người cùng
chung nỗi đau vì khát vọng chung, quan niệm đạo đức và lý tưởng thẩm mĩ xích lại
gần nhau, đoàn kết với nhau, biến tư tưởng, tình cảm, chuyển nhận thức của họ
thành những hành động thực tiễn.