-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập cá nhân môn Quan hệ quốc tế đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chính sách đối ngoại của một quốc gia có thể hiểu đơn giản là những cái cụ thể hóa đường lối bao gồm mục tiêu biện pháp do nhà nước đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định để bảo vệ lợi ích quốc gia mình và đạt được các mục tiêu trong môi trường quan hệ quốc tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quan hệ quốc tế 24 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Bài tập cá nhân môn Quan hệ quốc tế đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chính sách đối ngoại của một quốc gia có thể hiểu đơn giản là những cái cụ thể hóa đường lối bao gồm mục tiêu biện pháp do nhà nước đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định để bảo vệ lợi ích quốc gia mình và đạt được các mục tiêu trong môi trường quan hệ quốc tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quan hệ quốc tế 24 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Họ và Tên: Phạm Thị Dinh
Lớp: Truyền thông marketing A1 Mã Sinh Viên: 2256160010
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài tập đánh giá kết quả của chính sách đối ngoại của Việt Nam BÀI LÀM 1. khái niệm:
Chính sách đối ngoại của một quốc gia có thể hiểu đơn giản là những cái cụ thể
hóa đường lối bao gồm mục tiêu biện pháp do nhà nước đưa ra trong một khoảng
thời gian nhất định để bảo vệ lợi ích quốc gia mình và đạt được các mục tiêu
trong môi trường quan hệ quốc tế
2. chủ trương đối ngoại của Việt Nam
Chủ trương đối ngoại của Việt Nam có 3 trụ cột chính là:
Đảm bảo an ninh quốc gia, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc,
bản sắc dân tộc: đây được coi là mục tiêu tiên quyết trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Đảm bảo sự thống nhất, ổn định của hệ thống chính trị.
Tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân
và nâng cao vị thế quốc gia.
3. Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế Hoàn cảnh:
Mười năm trước đổi mới (1976 - 1986) là thời gian Việt Nam tiến hành công
cuộc khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh. Bên cạnh những thuận lợi
sau khi giành được độc lập, thống nhất Tổ quốc, Việt Nam cũng phải đối diện với
nhiều thách thức, khó khăn mà một phần do chính sách đối ngoại tạo ra.
Do chưa làm tốt công tác dự báo tình hình, nhận diện chưa đúng về mối quan hệ
phức tạp giữa các nước lớn mà một số chủ trương, chính sách đối ngoại mang
tính cứng nhắc, giáo điều, đánh giá chủ quan, dẫn đến những sai lầm nghiêm
trọng. Trước hết là ở việc chưa nhìn nhận thấu đáo về Mỹ và sức mạnh của Mỹ
trong khu vực vì vậy Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ Việt -
Mỹ và cơ hội tháo gỡ nút thắt trong quan hệ đối ngoại của mình. hơn nữa, với
những nhận thức chưa chuẩn xác thế và lực của đất nước, đánh giá chưa đúng
những chuyển động của tình hình thế giới, thiếu nhạy bén, Việt Nam đã nghiêng
hẳn về phía Liên Xô, coi Liên Xô là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại.
Điều này khiến Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Liên Xô, tự đẩy đất nước vào thế
đối đầu với Trung Quốc. Đặc biệt, cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc và
Khmer Đỏ đã dẫn đến việc Trung Quốc, phương Tây và ASEAN bao vây, cô lập,
cấm vận Việt Nam hơn 1 thập kỷ, gây rất nhiều khó khăn cho việc khôi phục và phát triển kinh tế.
Chính sách đối ngoại của Đảng giai đoạn 1976-1986 đã để lại những kinh
nghiệm quý báu. Những kinh nghiệm này đã góp phần định hướng đường lối đối
ngoại của Đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
Đường lối, chính sách:
Với Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI (12/1986), Việt Nam đã khởi đầu công
cuộc thay đổi toàn diện đất nước, trong đó có đường lối, chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao.
Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (5/1988) đã tạo ra bước ngoặt trong đường lối
chính sách đối ngoại của Việt Nam. Các Đại hội tiếp theo từ Đại hội VII (1991),
Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001) đến Đại hội X (2006) đã quyết định
đường lối đối ngoại của Việt Nam là độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát
triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ
quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp
tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
Đại hội XI (2011) đã phát triển và bổ sung nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi
ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn,
đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần
vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc
cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay, ngoại giao
Việt Nam tiếp tục thực hiện sứ mệnh mới, góp phần tạo dựng và giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; không ngừng mở rộng quan
hệ quốc tế theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa; bình thường hóa và từng
bước xác lập quan hệ ổn định lâu dài với tất cả nước lớn, các nước công nghiệp phát triển.
Xác định được tầm quan trọng của công tác ngoại giao trong công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước hiện nay, tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực
hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ngày
14/12/2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Quyết tâm
xây dựng và phát triển một nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang
đậm bản sắc dân tộc - trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”
4. Đánh giá kết quả và hạn chế
Sau hơn 35 năm đổi mới, kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc,
nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới và
tư tưởng tiến bộ của nhân loại, công tác đối ngoại mang bản sắc “cây tre Việt
Nam” đã đạt được nhiều kết quả, thành tích rất tốt đẹp. Cụ thể là: Một là từ ,
phá thế bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã tạo dựng và củng cố ngày
càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan
hệ, thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Hiện nay, Việt Nam đã mở rộng và nâng
tầm ngoại giao với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn, và bạn bè truyền
thống. Nhờ đó tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của quốc tế. Cho đến
nay, “nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng số 193 quốc gia
thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có “quan hệ đặc biệt”, 17 nước “đối
tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện”(6) và là thành viên tích cực và có
trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc,
ASEAN, APEC, ASEM, WTO, v.v.. Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối
ngoại nhân dân và đối ngoại của các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp
ngày càng mở rộng, chủ động, tích cực và đi vào chiều sâu, góp phần củng cố
chính trị, quốc phòng, an ninh; kinh tế, văn hóa - xã hội được đẩy mạnh, qua đó
tăng cường sự tin cậy chính trị và đan xen lợi ích với các đối tác.
Hai là, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi và huy động được các nguồn lực từ
bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã
hội. Sau khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
nền kinh tế nước ta có sự liên kết quốc tế sâu rộng với hầu hết các nền kinh tế
quan trọng trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã ký 15 hiệp định thương mại tự do
(FTA), trong đó có 3 FTA thế hệ mới có tiêu chuẩn rất cao. “Nếu cách đây 30
năm, chúng ta mới có quan hệ kinh tế - thương mại với gần 30 nước và vùng lãnh
thổ thì đến nay đã có quan hệ kinh tế - thương mại với 230 nước và vùng lãnh
thổ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến nay đã đạt khoảng 600 tỉ USD, gấp
khoảng 120 lần so với những năm đầu của thời kỳ đổi mới”(7). Mặt khác, trong
bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam đã chủ động đóng
góp có trách nhiệm vào sự nỗ lực chung của quốc tế trong phòng, chống dịch
COVID-19, đồng thời tranh thủ được sự hỗ trợ to lớn của quốc tế về vắcxin, thiết
bị y tế và thuốc điều trị, góp phần quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-
19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Ba là đối ,
ngoại đã giữ vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Các vấn đề biên giới với
các nước liên quan từng bước được giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi nhằm bảo
vệ chủ quyền, lãnh thổ, góp phần củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực.
Thực hiện tốt ngoại giao cây tre, kết hợp “cứng” và “mềm”, đề cao hòa hiếu:
“chúng ta luôn giương cao ngọn cờ hòa bình, hợp tác, tích cực trao đổi, đàm phán
với các nước liên quan kiểm soát bất đồng, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài
cho các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”(8).
Bốn là, vị thế và uy tín quốc tế của nước ta trong khu vực và trên thế giới ngày
càng được nâng cao, đóng góp tích cực và đầy trách nhiệm vào việc giữ vững
hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới. Trong nhiều vấn đề quốc tế
quan trọng, tiếng nói, sáng kiến và cách thức giải quyết trên tinh thần bình đẳng,
hòa hiếu và nhân văn của Việt Nam đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ của
cộng đồng quốc tế, nhờ đó vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng
cao trên trường quốc tế.
Có thể nói, những cố gắng, kết quả trong công tác đối ngoại đã góp phần rất quan
trọng, có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta sau 35 năm đổi mới: “đất nước ta chưa
bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện đường lối đối ngoại, hội
nhập quốc tế cũng bộc lộ những hạn chế:
Đại hội XI của Đảng đã chỉ ra những hạn chế, như: "Công tác nghiên cứu, dự báo
chiến lược về đối ngoại có mặt còn hạn chế. Sự phối hợp giữa đối ngoại của
Đảng, ngoại giao của nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa các lĩnh vực chính
trị, kinh tế và văn hóa đối ngoại chưa thật đồng bộ".
Một là, thời gian qua trong một số vấn đề, ở một số thời điểm nhận thức của
chúng ta không theo kịp tình hình. Chúng ta đã không lường hết được những diễn
biến phức tạp, nhanh chóng trong chính sách và quan hệ của các nước lớn, nhất
là của Mỹ và quan hệ Mỹ - Trung. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do
các yếu tố khách quan, do tình hình thế giới, khu vực biến động rất phức tạp, khó
lường. Nhưng công tác nghiên cứu đánh giá tình hình và dự báo chiến lược vẫn
chưa được như mong muốn.
Hai là, việc triển khai đường lối và chính sách đối ngoại trong thực tiễn vẫn chưa
mạnh mẽ, đồng bộ và toàn diện. Việc tạo đan xen lợi ích, đưa quan hệ đi vào
chiều sâu, xây dựng các khuôn khổ quan hệ thực chất và hiệu quả, triển khai các
thỏa thuận đã ký kết thực chất, tham gia và tận dụng các thể chế đa phương, nhất
là ASEAN để bảo vệ tốt hơn lợi ích của Việt Nam vẫn còn chưa được như mong
muốn. Sự tham gia của các bộ ngành và địa phương vào công tác đối ngoại còn chưa đồng đều.
Nguyên nhân của tình hình này bao gồm chưa có nhận thức rõ và đầy đủ về một
số vấn đề đối ngoại – sẽ nêu ở phần sau của chuyên đề, chưa huy động được toàn
bộ hệ thống tham gia công tác đối ngoại, nhất là trong chủ trương hội nhập quốc
tế và đối ngoại đa phương, một phần do khác biệt về lợi ích cơ chế thống nhất
quản lý đối ngoại chưa tối ưu, các nguồn lực dành cho công tác đối ngoại, cả về
vật chất và nhân sự còn hạn hẹp.
Nguồn tài liệu tham khảo:
Quan hệ quốc tế ( tác giả Lê Minh Châu, 2001)
Giáo trình nhập môn quan hệ quốc tế ( tác giả Hoàng Khắc Nam,2018)
Và một số bài báo liên quan: Báo Lý Luận chính trị Việt Nam tạp chí Cộng Sản W ikipedia
thực trạng công tác đối ngoại thời gian vừa qua và những vấn đề đặt ra