-
Thông tin
-
Quiz
Bài Tập Chương 1: Khái Quát Về Chuẩn Mực Kế Toán, Kiểm Toán môn Nguyên lý kế toán | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúngvới thựctế, không bị xuyên tạc không bị bóp méo. Yêu cầu này đòi hỏi kế toán phải:a. Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị nghiệp vụkinh tế phát sinh. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Nguyên lý kế toán (NLKT2023) 72 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Bài Tập Chương 1: Khái Quát Về Chuẩn Mực Kế Toán, Kiểm Toán môn Nguyên lý kế toán | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúngvới thựctế, không bị xuyên tạc không bị bóp méo. Yêu cầu này đòi hỏi kế toán phải:a. Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị nghiệp vụkinh tế phát sinh. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nguyên lý kế toán (NLKT2023) 72 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48302938
BÀI TẬP CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN
Bài 1: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi
1. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực
tế, không bị xuyên tạc không bị bóp méo. Yêu cầu này đòi hỏi kế toán phải:
a. Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị nghiệp vụ kinh tế phát sinh
b. Tuân thủ những nguyên tắc và chuẩn mực kế toán một cách khách quan, không
làm sai lệch theo chủ quan của người xử lý thông tin và số liệu kế toán
c. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế
toán và báo cáo tài chính nhằm đảm bảo các thông tin, số liệu phản ánh được toàn
bộ các hoạt động của doanh nghiêp, cung cấp thông tin đầy đủ, hữu ích, không sai
lệch phục vụ cho việc điều hành quản lý, bảo vệ tài sản,... kế toán phải ghi nhận
và báo cáo đầy đủ, không bỏ sót bất kỳ nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào trong kỳ kế toán.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
2. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được
ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót. Yêu cầu này đòi hỏi kế toán phải:
a. Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị nghiệp vụ kinh tế phát sinh
b. Tuân thủ những nguyên tắc và chuẩn mực kế toán một cách khách quan, không
làm sai lệch theo chủ quan của người xử lý thông tin và số liệu kế toán
c. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ
kế toán và báo cáo tài chính nhằm đảm bảo các thông tin, số liệu phản ánh được
toàn bộ các hoạt động của doanh nghiêp, cung cấp thông tin đầy đủ, hữu ích,
không sai lệch phục vụ cho việc điều hành quản lý, bảo vệ tài sản,... kế toán phải
ghi nhận và báo cáo đầy đủ, không bỏ sót bất kỳ nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào trong kỳ kế toán.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
3. Các thông tin và số liệu kế toán phải được:
a. Ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ
b. Ghi chép và báo cáo kịp thời, sau hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ
c. Đáp án a và b đều là đáp án đúng
d. Đáp án a và b đều là đáp án sai 1 lOMoAR cPSD| 48302938
4. Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và
giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi
a. Tính toán và trình bày nhất quán
b. Tính toán và trình bày một cách hợp lý theo cùng một hệ thống chuẩn mực
c. Đáp án a và b đều là đáp án đúng
d. Đáp án a và b đều là đáp án sai
5. Theo Luật kế toán năm 2003, yêu cầu của kế toán là:
a. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán,
sổ kế toán và báo cáo tài chính
b. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin số liệu kế toán. Phản
ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán. Phản ánh trung
thực hiện trạng bản chất sự việc, nội dung và giá trị của các nghiệp vụ kinh tế tài chính.
c. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến
khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính liên tục từ khi thành lập đơn vị kế
toán đến khi chấm dựt hoạt động; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế
tiếp theo số liệu kế toán của kỳ sau. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế
toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
6. Những điểm mới của Luật Kế toán Việt Nam sửa đổi số 88 được ghi nhận so với
Luật kế toán Việt Nam năm 2003 là:
a. Nguyên tắc giá trị hợp lý.
b. Đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán
c. Các hành vi nghiêm cấm trong kế toán
d. Tất các cả đáp án trên đều đúng
7. Luật Kế toán sửa đổi số 88 ra đời nhằm:
a. Bổ sung các nội dung cho Luật kế toán số 03 nhằm phù hợp với hệ thống
chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành
b. Định hướng cho sự thay đổi của của hệ thống kế toán Việt Nam hiện hành
cho phù hợp với các thông lệ quốc tế.
c. Hướng dẫn chế độ kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế về lập báo cáo tài chính (IFRS)
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 2 lOMoAR cPSD| 48302938
8. Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong chuẩn mực kế toán được hiểu là:
a. Đây là một tên gọi khác của nguyên tắc cơ sở tiền mặt.
b. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ
phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí có thể được ghi sổ kế toán
vào thời điểm phát sinh, hoặc căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế
chi tiền tương đương tiền.
c. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ
phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán
vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế
chi tiền tương đương tiền.
d. Tất cả các câu trên đều sai. 9.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam trên cơ sở:
a. Vận dụng nguyên vẹn hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế
b. Vận dụng nguyên vẹn chuẩn mực quốc tế nhưng có chú thích, bổ sung cho
từng chuẩn mực cho phù hợp với thực tế.
c. Vận dụng có chọn lọc một số nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế, có
sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho tương thích với điều kiện kinh tế tài chính của đất nước.
d. Không vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế mà tự ban hành hệ
thống chuẩn mực kế toán quốc gia riêng. 10.
Chuẩn mực kế toán bao gồm:
a. Những nguyên tắc chung trong kế toán
b. Những nguyên tắc cụ thể trong kế toán
c. Những nguyên tắc chung về kế toán và kiểm toán
d. Những nguyên tắc chung và nguyên tắc cụ thể trong kế toán 11.
Trong hệ thống văn bản pháp luật thì chuẩn mực kiểm toán ở vị trí:
a. Chuẩn mực kiểm toán là hành lang pháp lý để xây dựng luật kiểm toán
b. Chuẩn mực kiểm toán là văn bản pháp luật cao nhất trong hệ thống văn bản
pháp luật của mỗi quốc gia
c. Chuẩn mực kiểm toán là văn bản pháp luật đứng sau luật kiểm toán và hướng
dẫn cụ thể cho các quy định trong luật
d. Tất cả các đáp án trên đều sai 3 lOMoAR cPSD| 48302938
12. Để thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính kiểm toán viên sẽ sử dụng
chuẩn mực nào dưới đây để làm cơ sở đối chiếu với các bằng chứng thu thập được?
a. Chuẩn mực kiểm toán nhà nước
b. Chuẩn mực kiểm toán độc lập c. Chuẩn mực kế toán
d. Chuẩn mực kiểm toán nội bộ
13. Trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam, văn bản pháp luật chứa các
quy định cụ thể về chế độ kế toán cho các doanh nghiệp theo từng ngành, lĩnh vực là: a. Luật kế toán
b. Chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn kế toán c. Chuẩn mực kế toán d. Cả 3 phương án trên 14.
Trong một cuộc kiểm toán một huyện A, xem xét để thấy rõ huyện A có thu
lạm thuế sử dụng đất nông nghiệp, bắt người dân phải đóng góp nhiều hơn
luật quy định không, kiểm toán viên đã sử dụng một luật làm cơ sở a. Luật kiểm toán
b. Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp c. Luật dân sự d. Luật kế toán 15.
Cơ sở để tiến hành kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà
nước là việc áp dụng:
a. Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam
b. Các chuẩn mực kiểm toán Nhà nước của Việt Nam
c. Các chuẩn mực kế toán quốc tế và của VN
d. Các chuẩn mực kiểm toán chung 16.
Cơ quan nào sau đây ở Việt Nam được phép ban hành các luật kiểm toán?
a. Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam b. Kiểm toán Nhà nước. c. Bộ tài chính. d. Quốc hội 4 lOMoAR cPSD| 48302938 17.
Phát biểu nào sau đây về chuẩn mực kế toán là hợp lý nhất:
a. Chuẩn mực kế toán là cơ sở pháp lý giúp kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán
b. Chuẩn mực kế toán là cơ sở pháp lý giúp kế toán thực hiện công việc của mình
c. Chuẩn mực kế toán là cơ sở pháp lý kế kiểm toán viên đối chiếu với các bằng
chứng kiểm toán thu thập được trong tất cả các cuộc kiểm toán
d. Tất cả các câu trên đều hợp lý 18.
Phát biểu nào sau đây về Chuẩn mực kiểm toán là hợp lý nhất:
a. Chuẩn mực kiểm toán là những điều kiện tiền đề để Công ty kiểm toán có thể
ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng.
b. Chuẩn mực kiểm toán là văn bản hướng dẫn hành nghề chung cho các kế toán viên.
c. Chuẩn mực kiểm toán là cơ sở giúp cho kiểm toán viên tránh được rủi ro
nghề nghiệp nếu làm đúng theo hướng dẫn
d. Tất cả đều không hợp lý
Bài 2: Trả lời câu hỏi Đúng/ Sai và giải thích: 1.
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng chung một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. 2.
Tính có thể so sánh được BCTC sẽ được nâng cao nhờ vào sự hòa hợp các hệ thống kế
toán của các quốc gia trên thế giới. 3.
IASB có nhiệm vụ ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng thống nhất cho
các quốc gia trong đó có Việt Nam. 4.
IASB có nhiệm vụ phối hợp với tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán ở các quốc gia
trong việc ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán cho các quốc gia. 5.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam được soạn thảo và ban hành bởi hội kế toán và kiểm toán Việt Nam. 6.
Chuẩn mực kế toán là văn bản pháp luật bắt buộc phải được tuân thủ với cả kế toán viên và kiểm toán viên. 7.
Ở Việt Nam, kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ sẽ sử dụng
chung một hệ thống chuẩn mực kiểm toán để làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động của mình. 8.
Ở Việt Nam, các loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có hệ thống chuẩn mực kế toán khác nhau. 9.
Năm 2018 Việt Nam có chế độ kế toán cho loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ, điều này
có nghĩa là cũng có luật kế toán riêng cho loại hình doanh nghiệp này.
10. Chuẩn mực kế toán Việt Nam là sự vận dụng trọn vẹn của chuẩn mực kế toán quốc tế.
11. Hiện nay chưa có các chuẩn mực kiểm toán riêng của Việt Nam 5 lOMoAR cPSD| 48302938
12. Hình thức pháp lý cao nhất của chuẩn mực kiểm toán là luật kiểm toán
13. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khác hoàn toàn so với các chuẩn mực kiểm toán quốc tế
14. Các chuẩn mực kiểm toán là những cơ sở để kiểm toán viên xem xét, đánh giá xem các
thông tin trên báo cáo tài chính có trung thực và hợp lý không.
15. Chuẩn mực kiểm toán là những quy phạm pháp lý cho công việc của kiểm toán viên
16. Việc thực hiện đúng với các chuẩn mực kiểm toán sẽ giúp kiểm toán viên không phải
chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả kiểm toán
17. Việt Nam chưa có Luật kiểm toán độc lập
18. Sự hài hòa trong hệ thống kế toán của Việt Nam với quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho Việt Nam thu hút các dòng vốn nước ngoài.
19. Việc tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán là bắt buộc đối với các kiểm toán viên khi hành nghề.
20. Kế toán viên phải có nghĩa vụ tuân thủ cả chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kiểm toán. 6