Bài tập chương 1: Những vấn đề tổng quan về Tâm lý học | Trường Đại học Đồng Tháp
Bài tập chương 1: Những vấn đề tổng quan về Tâm lý học | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 12 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
HỌ TÊN:NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN NGÀY SINH:06/12/2005 MSSV:0023413160 LỚP:ĐHGDMN-23E
BÀI TẬP TỰ HỌC CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ HỌC
CÂU 1:Các cấp độ phản ánh - phản ánh tâm lý(phản ánh cao nhất -chứng
minh)=>tại sao tâm lý của người này khác với tâm lý của người khác? ==>
-Các cấp độ phản ánh:vật lý=>hóa học=>sinh học=>tâm lý=>ý thức
-Phản ánh tâm lý cao nhất là :tâm lý ý thức
Vì:phản ánh tâm lý như:tư duy,suy nghĩ,ý thức ,cảm xúc,...các hiện
tượng tâm lý này muốn được nảy sinh thì cần kích hoạt vô số những phản
ánh vật lý,hóc học và sinh học diễn ra,phối hợp-liên kết và thống nhất với
nhau .Vì vậy,phản ánh tâm lý là phản ánh có cấp độ cao nhất
-tâm lý của người này khác với tâm lý của người khác là bởi vì:các
điều kiện tạo ra “lăng kính chủ quan “của mỗi người là khác nhau,cụ thể là:
+Hệ thống thần kinh,tư chất khác nhau
+Hoàn cảnh,điều kiện sống ...khác nhau
+Giới tính,lứa tuổi,thời điểm sống ...khác nhau
+Nhận thức,trình độ,trải nghiệm,nghề nghiệp...khác nhau
+Môi trường sống tự nhiên và xã hội khác nhau
=>Những điều kiện này làm cho kết quả phản ánh tâm lý ở trong mỗi
người bị khúc xạ theo các hướng khác nhau nên khiến cho tâm lý giữa họ là khác nhau
CÂU 2:Bản chất xã hội của tâm lý=>tại sao tâm lý giữa các thế hệ là khác nhau? ==>
-Bản chất xã hội của tâm lý được thể hiện trong các câu ca dao -tục ngữ sau:
“Ở bầu thì tròn,ở ống thì dài”
“Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng’
“Đi với bụt mặc áo cà sa,đi với ma mặc áo giấy”
-Bản chất xã hội của tâm lý người là sự phản ánh của thế giới khách quan
với não bộ.Thông qua cách sử lý của bộ não mà con người chúng ta có sự
tương tác lại với xã hội bằng chính những hoạt động của mình .Tất cả các
hoạt động diễn ra trong quá trình tâm lý cho dù đơn giản hay phưc tạp
điều phải dựa trên cơ sở hoạt động của não bộ
=>-Tâm lý giữa các thế hệ khác nhau là bởi vì :mỗi người sinh ra ở một
thời điểm lịch sử xã hội khác nhau thì sẽ chịu những ảnh hưởng khác
nhau.Tâm lý con người sống trong thời kỳ nguyên thủy khác với thời kỳ
chiếm hữu nô lệ,khác với thời kỳ phong kiến...và khác với tâm lý của con
người ở ngày nay .Mỗi thời kỳ tâm lý con người sẽ chịu ảnh hưởng từ xã
hội là khác nhau,mỗi độ tuổi khác nhau cũng chịu ảnh hưởng từ xã hội khác nhau .
-Sự khác biệt tâm lý giữa các thế hệ trong cộng đồng - xã hội được
tạo ra là do tâm lý con người mang bản chất lịch sử- xã hội
-Tâm lý con người sinh ra và lớn lên trong các thời điểm lịch sử khác
nhau thì khác nhau.Tâm lý con người sống trong thời kỳ nguyên thủy
khác với thời kỳ chiếm hữu nô lệ,khác với thời kỳ phong kiến... và khác
với tâm lý con người ở thời nay.
-Tâm lý của mỗi con người trong các giai đoạn phát triển khác nhau
cũng khác nhau:Tâm lý của mỗi con người ở giai đoạn trẻ em khác với
tâm lý của họ ở giai đoạn dậy thì.
-Tâm lý con người có bản chất xã hội:Những người sinh ra trong cùng
một thời điểm thường tương tác, ảnh hưởng với nhau thông qua các mối
quan hệ xã hội (hoạt động chung và giao tiếp ).Họ tương tác,ảnh hưởng-
tác động và học hỏi lẫn nhau để hình thành các biểu tượng tâm lý tương
đồng - những hiện tượng tâm lý chung ở cùng một thế hệ :xu thể thời
đại,mốt,quan niệm ,góc nhìn,thang giá trị xã hội,thần tượng ...
BÀI TẬP TỰ HỌC CHƯƠNG 2
Ý THỨC -SỰ HÌNH THÀNH TÂM LÝ -Ý THỨC
CÂU 1:Khái niệm hoạt động-Đặc điểm của hoạt động (Chủ thể+Đối
tượng+Mục đích+Gián tiếp) ==>
- Khái niệm hoạt động:Hoạt động là quá trình tương tác giữa con người
( đóng vai trò làm chủ thể ) với sự vật -hiện tượng (đối tượng )của hiện
thực khách quan (khách thể) mà kết quả tạo ra có ở cả hai phía ( chủ thể -
tâm lý mới ) và khách thể (sản phẩm mới )
-Đặc điểm của hoạt động:
+Tính chủ thể của hoạt động:hoạt động luôn do con người thực
hiện =>con người đóng vai trò là chủ thể .Máy móc,rô bốt...hoạt động
được là do ý muốn,trí tuệ của con người tạo ra,thiết kế ,vận hành mà có.
+Tính mục đích của hoạt động:Mục đích là hình ảnh của sản phẩm
được chủ thể hình dung ,mường tượng ở trong đầu trước khi tiến hành
hoạt động, định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động. Mọi
hoạt động điều có mục đích.
+Tính đối tượng của hoạt động: Đối tượng của hoạt động là các sự
vật, hiện tượng mà chủ thể nhắm tới để tác động và biến đổi chúng thành
sản phẩm. Mọi hoạt động điều phải có đối tượng.
+Tính gián tiếp của hoạt động:Con người sử dụng các công cụ,
phương tiện, kinh nghiệm, kiến thức...để tác động gián tiếp vào đối tượng
trong qúa trình tiến hành hoạt động. Khoa học - Kỹ thuật- Công nghệ của
nền văn minh nhân loại càng phát triển, càng tiến bộ thì mức độ gián tiếp
trong hoạt động càng tăng.
CÂU 2:Khái niệm hoạt động chủ đạo- các loại hoạt động chủ đạo=> giai
đoạn phát triển lúa tuổi. ==>
-Khái niệm hoạt động chủ đạo:Hoạt động chủ đạo là hoạt động quyết
định những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lý và trong đặc
điểm tâm lý của nhân cách con người ở một giai đoạn phát triển nhất định.
-Các loại hoạt động chủ đạo- giai đọa phát triển lứa tuổi:
+Giai đoạn sơ sinh(0-12 tháng): hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp
với người lớn và trước hết là với mẹ.
+Giai đoạn ấu nhi hay tuổi vườn trẻ (1-3 tuổi ): hoạt động với đồ vật,
đối tượng do loài người tạo ra.
+Giai đoạn tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi ): hoạt động vui chơi( trung tâm là
trò chơi sắm vai theo chủ đề ).
+Giai đoạn tuổi học sinh Tiểu học: hoạt động học tập.
+Giai đoạn tuổi thiếu niên, học sinh Trung học cơ sở: hoạt động học tập
và hoạt động giao tiếp.
+Giai đoạn tuổi thanh niên: hoạt động học tập và hoạt động xã hội.
+Giai đoạn tuổi trưởng thành: hoạt động lao động và hoạt động xã hội.
+Giai đoạn tuổi già: hoạt động xã hội và nghỉ dưỡng.
CÂU 3:Cơ sở tự nhiên của tâm lý người => não+ phản xạ có điều kiện+
hệ thống tín hiệu 2 => phân tích? ==>
-Cơ sở tự nhiên của tâm lý người :
+Não là cơ quan duy nhất của cơ thể chứa đựng các thông tin, dữ liệu của
tâm lý và vận hành các chức năng tâm lý của con người thông qua cơ chế
vận hành của các Neuron, tâm lý thể hiện chức năng theo sự điều tiết của
các vùng chức năng trên não bộ ( thùy não ). Không có não thì sẽ không
có các chức năng tâm lý tương ứng. Não bị biến đổi thì các chức năng
tâm lý bị biến đổi ( đọc thêm phần “tâm lý là chức năng của não”-chương 1).
+Phản xạ có điều kiện giúp tạo ra các liên kết, các tổ hợp Neuron để cùng
phản ánh về một sự vật - hiện tượng, hoặc các sự vật - hiện tượng có mối
liên hệ với xạ có điều kiện sẽ không thể hình thành được các chức năng
tâm lý - xã hội cấp cao, tâm lý sẽ dừng lại ở mức độ bản năng - bẩm sinh
trên cơ sở của các phản xạ không điều kiện.
+Ngôn ngữ : Lời nói - chữ viết - ký hiệu
(@;#;$;%;^;&;*....) là sự khái
quát hóa các thuộc tính, đặc điểm, mối quan hệ, trạng thái vận động của
sự vật - hiện tượng thông qua “hệ thống tín hiệu thứ 1” ( kết quả phản ánh
của các giác quan là các thuộc tính trực quan) váo “biểu tượng tinh thần”
- đuọc gói ghém vào ngôn ngữ ( tên gọi ,Khái niệm,định nghĩa,định lý,
định luật, phương pháp, kinh nghiệm, hướng dẫn...).
+”Hệ thống tín hiệu thứ 2” là những kích thích có điều kiện để hình thành
các phản xạ có điều kiện, là cơ sở hình thành và phát triển các chức năng tâm lý cấp cao.
CÂU 4:khái niệm giao tiếp - phân loại - chức năng? ==>
-Khái niệm giao tiếp: Sự tương tác ( tiếp xúc tâm lý )giữa người với
người, qua đó trao đổi thông tin, xúc cảm, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng,
tác động qua lại lẫn nhau trong mọi mặt của cuộc sống. -Các loại giao tiếp:
+Theo tính chất tiếp xúc thì giao tiếp được chia thành 3 loại sau : *Giao tiếp trực tiếp *Giao tiếp gián tiếp *Giao tiếp trung gian +Theo quy cách giao tiếp: *Giao tiếp chính thức
*Giao tiếp không chính thức
+Theo khoảng cách giao tiếp: *Giao tiếp ngoại giao *Giao tiếp thân mật *Giao tiếp đằm thắm *Giao tiếp liền kề
+Theo phương tiện giao tiếp: *Giao tiếp vật chất *Giao tiếp ngôn ngữ *Giao tiếp phi ngôn ngữ
-Chức năng của giao tiếp: +Thông tin +Biểu lộ cảm xúc +Nhận thức +Điều chỉnh hành vi
+Tổ chức - phối hợp hoạt động +Cân bằng tâm lý
CÂU 5:Ý thức là cấp độ / hình thức phản ánh tâm lý cao nhất ở người - ví dụ. ==>
-Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người:
+Là quá trình phản ánh bằng ngôn ngữ:Hệ thống tín hiệu thứ 2,đây là loại
tín hiệu phức tạp, khái quát và chỉ loại người mới sử dụng hiệu quả. Đa
số động vật( phản ánh sinh học ) chỉ sử dụng hệ thống tín hiệu thứ 1 để tương tác.
VD:Tiếng tru của chó sói, tiếng hú gọi của khỉ... là hệ thống tín hiệu thứ 1
+Thông hiểu được những gì con người tiếp thu trong qua trình tương tác
qua lại với thế giới khách quan: chỉ có ý thức của con người mới giúp con
người có năng lực nhận thức - giải thích bản chất của thế giới và của chính bản thân mình.
VD:Con người tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức để biến thành năng lực
nhận thức của mình, lấy năng lực ấy khám phá, tìm hiểu để giải thích
nguồn gốc,bản chất của thế giới vật chất và thế giới tinh thần thông qua
kết quả của các môn khoa học: Triết học,Toán học,Hóa học,Vật lý
học,Lịch sử,Xã hội học, Tâm lý học....
+Ý thức như là “cặp mắt thứ 2”:soi vào kết quả ( những thông tin, thuộc
tính bề ngoài ) do “cặp mắt thứ nhất” ( các giác quan) mang lại từ sự vật,
hiện tượng để tạo ra chức năng tâm lý cấp cao, phức tạp.
VD:Để hiểu được công dụng,chức năng...của sự vật, hiện tượng nào đó
thì ý thức phải huy động, xử lý những thông tin về sự vật, hiện tượng ấy,
những thông tin này được lưu giữ trên các vùng chức năng của não bộ,
đây là kết quả mà các giác quan đã thu nhận từ những kích thích do các
sự vật , hiện tượng ấy tác động vào trước đó.
+Ý thức còn thể hiện thái độ của con người và điều khiển, điều chỉnh
hành vi, hoạt động của con người.
VD: Sau khi nhận thức giúp ý thức thấu hiểu về bản chất của sự vật, hiện
tượng nhờ những thông tin,dữ liệu mà các giác quan mang vào não bộ. Ý
thức sẽ căn cứ vào kết quả thấu hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng để
giúp con người tỏ thái độ phù hợp: có ích lợi, tốt...=>thích, yêu mến, trân
trọng...hoăc có hại, xấu...=>khó chịu,ghét, căm thù, khinh bỉ...
CÂU 6:Cấu trúc và các cấp độ/mức độ của ý thức? ==> -Cấu trúc của ý thức:
+Mặt nhận thức:Biết - hiểu sâu sắc,toàn diện về sự vật, hiện tượng(kiến
thức sâu rộng),đây chính là kết quả của phản ánh tâm lý và là kết quả của
chiều chuyển vào, chủ thể các hoạt động mà con người đã tham gia, tiến
hành - sản phẩm về phía chủ thể.
+Mặt thái độ: Thái độ của con người với các sự vật, hiện tượng được thể
hiện bằng những rung cảm, xúc cảm, tâm trạng, xúc động, tình cảm.
+Mặt năng động:ĐỊnh hướng ( xác định mục tiêu của hoạt động, xây
dựngkees hoạch ) ,điều khiển,giám sát và điều chỉnh hành vi - hoạt động của con người.
-Các cấp độ của ý thức:
+Cấp độ chưa ý thức - vô thức +Cấp độ tiềm ý thức +Cấp độ ý thức +cấp độ tự ý thức
CÂU 7:Con đường/điều kiện hình thành ý thức cá nhân. ==>
-Các con đường và điều kiện hình thành và phát triển ý thức:
+Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong
sản phẩm hoạt động của cá nhân
+Ý thức của cá nhân được hình thành trong sự giao tiếp với người khác, với xã hội
+Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn
hóa xã hội,ý thức xã hội
+Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự
đánh giá, tự phân tích hành vi của bản thân
CÂU 8:Chú ý, phân loại (Không chủ định+ có chủ định+ sau chủ định và
các thuộc tính ( tập trung+ bền vững+ phân phối+ di chuyền) ==>
-Chú ý là qua trình tập trung của ý thức vào đối tượng của hoạt động
nhằm chuẩn bị thần kinh - tâm lý cho hoạt động diễn ra đạt kết quả cao. -phân loại chú ý:
+Chú ý không chủ định:Không xác định mục đích, nội dung và phương
pháp chú ý. Quá trình chú ý xảy ra phụ thuộc váo cường độ (mạnh) và
tính chất (khác, lạ, mới...) của các kích thích của các sự vật, hiện tượng
của môi trường sống xung quanh
+Chú ý có chủ định:Quá trình chú ý được diễn ra được xác định trước về
mục đích , nội dung và phương pháp chú ý, khả năng duy trì sức tập
trung, phối hợp, di chuyển... của các giác quan để phù hợp với tính chất,
diễn biến của hoạt động đang được ý thức điều hành. Vì thế, chú ý có chủ
định thường hao tốn nhiều năng lượng, dễ tạo ra sự căng thẳng,ức chế và mệt mỏi
+Chú ý sau chủ định: Quá trình chú ý diễn ra sau khi chú ý có chú ý có
chủ định. Loại chú ý này có sự say mê, hứng khởi, khoái cảm do bị thu
hút, lôi cuốn sự tập trung chú ý vào sự vận động bên trong của sự vật, hiện tượng.
-Các thuộc tính của chú ý:
+Sức tập trung chú ý: Duy trì sự tập trung, chăm chú của các giác quan
vào các đối tượng của hoạt động để thu nhận các thông tin từ chúng nhằm
phục vụ cho ý thức điều hành hoạt động đang diễn ra. Sức tập trung của
chú ý phụ thuộc vào số lượng các giác quan tham gia chú ý, số lượng các
đối tượng của hoạt động mà các giác quan cần chăm chú hướng tới và số
lượng thông tin quan trọng thu được cho ý thức. Khối lượng chú ý là tổng
số các đối tượng mà các giác quan chăm chú hướng tới để thu nhận thông
tin ( VD:Sách, tài liệu học tập, vở ghi, viết, mặt bảng, lời nói, cử chỉ, điệu
bộ của giáo viên là những đối tượng chính của hoạt động học tập, chúng
cũng là khối lượng chú ý học tập) . Đãng trí là hện tượng con người tập
trung chú ý vào một đối tượng của hoạt động mà không để các giác quan
tiếp nhận các kích thích của những sự vật, hiện tượng khác trong môi
trường sống ( tập trung vủa các nhà khoa học về vấn đề nghiên cứu mà
quên mang đồ dùng cần thiết,đi lạc...).
+Sức bền vững chú ý: Là mức độ duy trì sự tập trung chú ý( Sự tập trung
- chăm chú của các giác quan ) theo thời gian. Thời gian tập trung chú ý
càng lâu dài thì sức bền vững chú ý càng lớn và ngươc lại. Sức bền vững
chú ý của mỗi người là khác nhau và thường tăng theo các giai đoạn phát triển của con người.
+Sự phân phối chú ý: Là qua trình duy trì và điều tiết sự tập trung của các
giác quan vào nhiều đối tượng khác nhau của hoạt động, diễn ra động
thời trong một khoảng thời gian nhất định.
+Sự di chuyển chú ý:Là quá trình di chuyển sức tập trung của các giác
quan sang các đối tượng khác nhau.Tùy thuộc vào giai đoạn, tính phức
tạp của hoạt động mà chú ý tham gia vào sẽ quyết định sự di chuyển của chú ý là ít hay nhiều.
BÀI TẬP TỰ HỌC CHƯƠNG 3
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
CÂU 1:Khái niệm cảm giác (riêng lẻ) + tri giác (trọn vẹn)-->so sánh ==>
-Khái niệm cảm giác:cảm giác là quas trình phản ánh từng thuộc tín riêng
lẻ của sự vật , hiện tượng đang tác động trực tiếp vào giác quan con người.
-Khái niệm tri giác: tri giác là qua trinhg tâm lý phản ánh trọn vẹn các
thuộc tính bề ngoài (trừu xuất kết quả của cảm giác) của sự vật, hiện
tượng( thế giới khách quan0 đang tác động vào giác quan của chúng ta.
So sánh cảm giác và tri giác. *giống nhau:
-Là qua trình tâm lý nên có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách tương đối rõ ràng.
-Chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
-Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
-Điều có ở động vật và con người. *Khác nhau Cảm giác:
-Phản ánh những thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
-Xuất hiện đầu tiên và là mức độ nhận thức hạn chế của con người. Tri giác:
-Phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
_Xuất hiện sau và là mức độ nhận thức tích cực hơn cảm giác.
CÂU 2:Khái niệm + đặc điểm tư duy -->biện pháp phát triển tư duy. ==>
-Khái niệm tư duy:Quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất,
mối liên hệ-quan hệ có tính quy luật bên trong của sự vật hiện tượng mà trước đó ta chưa biết. -Đặc điểm của tư duy:
+ tư duy xuất hiện trươc tình huống có vấn đề
+Tính gián tiếp của tư duy
+Tính trừu tượng hóa và khái quát hóa
+Tư duy chặt chẽ với ngôn ngữ
+tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cam tính
-Biện pháp phát triển tư duy:
+Muốn kích thích tư duy con người, phải đưa con người vào tình huống
có vấn đề và tổ chức để họ tự mình giải quyết “tình huống có vấn
đề” .Các tình huống có vấn đề phải chứa đựng mâu thuẩn nhận thức “vừa
sức” - là những mâu thuẩn nhận thức nằm trong “vùng phát triển trí tuệ
gần nhất” của con người và được con người biến thành nhiệm vụ của bản
thân để giải quyết (có nhu cầu, động cơ nhận thức).
+Hình thành thao tác trừu tượng hóa và khái quát hóa cho con người.
+phát triển tư duy được tiến hành song song và thông qua truyền thụ tri thức.
+Phát triển tư duy phải gắn với trao dồi,phát triển ngôn ngữ.
+phát triển tư duy gắn liền với việc rèng luyện cảm giác, tri giác,năng lực
quan sát và trí nhớ cho học sinh.
CÂU 3:Khái niệm tưởng tượng -->các cách tạo ra hình ảnh mới (6). ==>
-Khái niệm tưởng tượng:Quá trình phản ánh những cái chưa từng có
trong vốn kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng hình ảnh mới
trên cơ sở những hình ảnh đã có (cũ).
-Các cách tạo ra hình ảnh mới của tưởng tượng:
+Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật, hiện tượng:hình ảnh của các
nhân vật trong truyền thuyết, tôn giáo...:Tí hon, khổng lồ(một mắt), tượng 1000 tay...
+Nhấn mạnh một vài thuộc tính của sự vật, hiện tượng (cường điệu
hóa):Tranh biếm họa trong hội họa, truyện cổ tíc-dân gian...
+Chấp ghép:Ghép các bộ phận của nhiều sự vật để tạo ra hình ảnh
mới:Nhân vật cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, phim hoạt hình...
+Liên hợp:Tạo ra hình ảnh mới bằng việc chấp ghép các bộ phận của
nhiều sự vật khác nhau trên cơ sở liên hợp các chức năng, công dụng của
các bộ phận ấy: các máy móc kỹ thuật-công nghệ, dây chuyền sản suất,rô bốt...
+Điển hình hóa:Tạo ra hình ảnh mới bằng cách tôngwr hợp những thuộc
tính đặc điểm điển hình của nhiếu sự vật, hiện tượng:Nhân vật điển hình
trong hội họa,điêu khắc,văn học-nghệ thuật.
+Mô phỏng:Tạo ra hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng, bắt chước những
chi tiết, những bộ phận của sự vật trong tự nhiên:các công cụ trong sinh
hoạt, lao động-sản xuất, các loại máy móc...
CÂU 4:Khái niệm + Phân loại + Biện pháp phát triển trí nhớ. ==>
-Khái niệm:Trí nhớ là một qua trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm
của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và
tái tạo sau đó trí não cái mà con người đã rung cảm, cảm giác, tri giác, tư
duy,tưởng tượng trong hoạt động và giao tiếp trước đây. -Phân loại trí nhớ:
+Theo cách thức ghi nhớ:trí nhớ máy móc (nhớ được cấu trúc bề ngoài
của sự vật, hiện tượng hoặc tái liệu ghi nhớ thông qua trí giác lúc chúng lặp lại nhiều lần.
+Theo tính chất của trí nhớ:Trí nhớ không chủ định (không có mục
tiêu,không xác định nội dung và phương pháp ghi nhớ. Thường do cường
độ, tính chất của đối tượng tạo ra.
+Theo thời gian:Trí nhớ ngắn hạn (kết quả ghi nhớ được lưu giữ và tái
hiện trong khoảng từ 3 -15 giây) và trí nhớ dài hạn (kết quả ghi nhớ được
lưu giữ và tái hiện trong khoảng thời gian lâu dài, một vài sự kiện con
người sẽ nhớ được suốt đời).
+Theo kết quả:Trí nhớ hình ảnh, trí nhớ xúc cảm,trí nhớ ngôn ngữ,trí nhớ
vận động,trí nhớ không gian, trí nhớ thời gian.
-Biện pháp phát triển trí nhớ:
+Tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ giữ gìn.
+Sử dụng nhiều giác quan để thu nhận các thông tin về đối tượng cần ghi nhớ.
+Tích cự ghi nhớ ý nghĩa
+Sử dụng các thủ thuật ghi nhớ hệu quả.
+Thường xuyên ôn tập,luyện tập, củng cố những kết quả đã ghi nhớ.
+Thường xuyên sử dụng các thông tin đã ghi nhớ vào học tập, công việc...
+Tích cực nói lại,trao dồi với người khác về những thông tin đã ghi nhớ.
HỌ TÊN:NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN NS:06/12/2005 MSSV:0023413160 LỚP:ĐHGDMN-23E KIỂM TRA THƯỜNG KỲ
Anh/chị hãy xác định những phẩm chất ý chí còn yếu và thiếu của bản
thân. Vì sao anh/chị xác định được những phẩm chất ý chí ấy? Từ đó,
anh/chị hãy đề xuất các biện pháp để cải tạo, hình thành và phát triển các
phẩm chất ý chí còn yếu và còn thiếu của bản thân. BÀI LÀM
-Những phẩm chất ý chí mà tôi còn yếu và thiếu đó chính là tính quyết đoán và tính kiên trì.
-Tôi xác định được những phẩm chất ý chí này là bởi vì tôi cảm thấy
không tự tin bởi lời nói của mình và luôn cảm thấy chán nản khi làm một
việc gì đó trong thời gian quá lâu.
-Các biện pháp để cải tạo, hình thành và phát triển tính quyết đoán và tính kiên trì là: Tính quyết đoán:
+Đưa ra nhiều quyết định nhanh chóng hơn và hãy suy nghĩ lại quyết
định của bản thân, xem những quyết định ấy có phải là tính bốc đồng hay
không và rút kinh nghiệm trước khi đưa ra quyết định tương tự vào lần tới.
+Làm việc theo cách của mình để đưa ra các quyết định lớn bằng cách
bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân.
+Hỏi ý kiến của bạn bè để biết người khác giải thích lựa chọn của bản thân như thế nào.
+Tự tin hơn trong các quyết định của chính mình.
+Thu hẹp lại các lựa chọn của bản thân Tính kiên trì:
+Rèn luyện sự bền bỉ và gan lì.
+Luôn nỗ lực để phát triển bản thân.
+Biết cách đứng lên sau thất bại.
+Biết cách động viên bản thân. +Suy nghĩ tích cực.
+Không bỏ cuộc khi thất bại.
+Thích nghi và đối mặt với các tình huống khác nhau.