Tài liệu Nhập môn Tâm lý học nhận thức | Đại học Đồng Tháp

Tài liệu Nhập môn Tâm lý học nhận thức | Đại học Đồng Tháp. Tài liệu gồm 35 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Chuyên đề: TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC
Nguyễn Văn Tường
Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em
(Trung tâm N-T Nguyễn Khắc Viện)
Tài liệu tham khảo:
1. Tâm lý học đại cương (Nguyễn Xuân Thức – NXB ĐHSP – 2008)
2. Phát triển Nhận thức, học tập và giảng dậy (NXBGD – 1998)
3. Trí tuệ và đo lường trí tuệ (Trần Kiều – NXB Chính trị QG – 2005)
4. Các lý thuyết phát triển tâm lý người (NXB ĐHSP – 2003 – Phan
Trọng Ngọ)
5. Một số công trình Tâm lý học (A.N.Leonchiép – 2003)
CHƯƠNG I: NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC
I. NHẬN THỨC LÀ GÌ VÀ VAI TRÒ CỦA NHẬN THỨC
1. Nhận thức là gì?
Do yêu cầu của lao động, của cuộc sống, con người thường xuyên tiếp
xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh, qua đó con người nhận thức được
các nét cơ bản của sự vật hiện tượng (Ví dụ con người gò đá thấy lửa)
Cứ như vậy, nhận thức của con người ngày càng được mở rộng.
Theo từ điển triết học: Nhận thức quá trình tái tạo lại hiện thực
trong duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển hội
gắn liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, phải mục đích của
thực tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan.
Theo Cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học”: “Nhận thức
toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá,
được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng.
Hiểu Nhận thức một quy trình, nghĩa nhờ quy trình đó cảm
xúc của con người không mất đi, được chuyển hoá vào đầu óc con người,
được con người lưu giữ và mã hoá,…
Theo Từ điển Giáo dục học: “Nhận thức quá trình hay kết quả phản
ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người”. Như vậy, Nhận thức
được hiểu một quá trình, kết quả phản ánh. Nhận thức quá trình con
người nhận biết về thế giới, hay kết quả của quá trình nhận thức đó (Nhận biết
là mức độ thấp, hiểu biết là mức độ cao hơn, hiểu được các thuộc tính bản chất).
Các quan niệm khác về nhận thức:
“Nhận thức hành động bằng trí tuệ, để hiểu biết các sự vật hiện
tượng”. Như vậy, Nhận thức trí tuệ được đồng nhất như nhau. Nhờ hoạt
động trí tuệ này mà con người mới hiểu biết được sự vật hiện tượng.
Nhà Tâm học người Đức cho rằng: Nhận thức là sự phản ánh hiện
thực khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm; Nhận thức
cảm tính và Nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ
sở, mục đích tiêu chuẩn của Nhận thức thực tiễn hội”.Khái niệm của
nhà Tâm học người Đức đã phản ánh tương đối đầy đủ nội hàm của Nhận
thức và chúng ta sử dụng khái niệm này.
2. Vai trò của Nhận thức
Con người hơn con vật trước khi làm việc đã nhận thức, đã c
định được mục đích hoạt động.
Như vậy, Nhận thức có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống và hoạt
động của con người, Nhận thức thành phần không thể thiếu trong sự phát
triển của con người.
Nhận thức sở để con người nhận biết thế giới hiểu biết thế giới
đó, từ đó con người thể tác động vào thế giới đó một cách phù hợp nhất, đ
đem lại hiệu quả cao nhất cho con người.
Xem xét quá trình phát triển một thcủa con người, thì một đứa trẻ
khi được sinh ra, nếu không nhận biết được thế giới khách quan, thì đứa
trẻ đó sẽ không có hiểu biết và không có nhận thức.
Nhận biết đi từ đơn giản, nhận biết đi từ từng thuộc tính đơn lẻ bề ngoài của
sự vật hiện tượng đến những cái phức tạp, những thuộc tính bản chất bên trong.
Khi đã quen thuộc con người tiếp tục nhận biết thêm về sự vật hiện
tượng qua mỗi lần tiếp xúc. Càng tiếp xúc với nhiều sự vật hiện tượng thì càng
nhận biết được nhiều các thuộc tính khác nhau.
Sau đó, con người biết hợp nhất các thuộc tính đơn lẻ lại với nhau,
thành một tổng thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, xếp chúng vào thành
một nhóm, tìm ra cái chung bản chất của một nhóm sự vật hiện tượng.
Khi đó, Nhận thức của con người được mở rộng hơn, tiến lên một bước
cao n đã tạo ra những cấu tạo tâm mới. Cũng khi đó, Nhận thức của
con người đã đi đến duy trừu tượng, duy khái quát. Như vậy, thể
khẳng định tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử.
Tóm lại, Nhận thức sở, nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con
người, nếu không Nhận thức thì con người sẽ mãi mãi trạng thái của một
đứa trẻ sơ sinh.
Nhờ Nhận thức con người mới thể cải tạo được thế giới xung
quanh cao hơn nữa con người thể cải tại được chính bản thân mình,
phục vụ được nhu cầu của chính mình.
II. TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC
1. Vài nét về sự hình thành và phát triển của Tâm lý học nhận thức. Ngay
từ thời xa xưa, vấn đề Nhận thức, vấn đề học tập đã được quan tâm,
nó xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người.
Đến thế kỷ 17, luận về Nhận thức mới dần dần được hình thành, một
số tác giả như Đ. Các, Căng…đã thấy được tầm quan trọng của nhận thức, từ
đó từng bước hình thành nên lý luận Nhận thức.
Đến thế kỷ 19 (1879), khi Wunt thành lập Phòng thực nghiệm Tâm lý
đầu tiên trên thế giới, Ông đã nghiên cứu, đo đạc trí nhớ, duy của con
người, thế công trình nghiên cứu của ông những ng trình nghiên
cứu đầu tiên về Tâm lý học nhận thức.
Tuy nhiên, việc định danh phân ngành này được diễn ra cùng vớịư xuất
hiện cuốn sách “Tâm lý học nhận thức” đầu tiên của U. Neisser (1967), Tạp chí
tâm lý học nhận thức cũng ra đời vào năm 1970.
Đến những m 60 của thế kỷ XX, khái niệm Nhận thức được sử dụng
như một khái niệm chung để chỉ hầu hết các quá trình tâm lý học bao gồm; tri
giác, tư duy, động cơ,…
Tâm học nhận thức chỉ một phân ngành mới để nghiên cứu sâu hơn
bản chất của hoạt động nhận thức với tư cách là chức năng tâm lý của con người.
Từ đó, có các tác giả cho ra đời các tác phẩm như “Luật nhận thức” của
Gestar xây dựng nên các thuyết nhận thức. Cho đến nay, chuyên ngành
Tâm học nhận thức đã được giảng dạy trong các trường Đại học như một
chuyên ngành độc lập.
2. Vị trí của Tâm lý học nhận thức.
Tâm học nhận thức là một bộ phận của khoa học nhận thức (Khoa
học nhận thức một xu hướng nghiên cứu được phát triển từ nhiều phân
ngành khác nhau trong đó Tâm học nhận thức). quan hchặt chẽ
với Khoa học Thần kinh và Khoa học Máy tính.
Con người nhận thức được nhờ hoạt động thần kinh, hệ thần kinh lại
được cấu tạo từ các ron (Nơ ron bao gồm thân các tua, tua ngắn, tua dài,
làm nhiệm vụ dẫn truyền các xung động thần kinh, đưa về trung ương thần kinh).
Việc chế tạo máy tính dựa trên cơ sở nghiên cứu các nơ ron thần kinh.
Tóm lại, Tâm lý học nhận thức là một phân ngành của tâm lý học.
3. Các cách tiếp cận của Tâm lý học nhận thức.
Cách tiếp cận bằng thực nghiệm
Cách tiếp cận ở góc độ tâm lý học thần kinh
Cách tiếp cận bằng thông tin
Cách tiếp cận khoa học thần kinh về nhận thức (Nghiên cứu bản
chất của Nhận thức, NT do đâu mà có?)
4. Tâm lý học nhận thức là gì?
4.1 Khái niệm về tâm lý học nhận thức.
Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về tâm lý học nhận thức:
*Tâm học nhận thức khác với Tâm học đại cương phân chia các
hiện tượng tâm lý thành tư duy, tình cảm, mong muốn, là một phân ngành nghiên
cứu quá trình nhận ra và hiểu biết (Vd: tri giác, tư duy, trí thông minh).
Đây quan niệm hẹp, thu hẹp phạm vi của Tâm học nhận thức,
mục đích để chống lại chủ nghĩa hành vi và mới cho rằng nhận thức
trung gian bị chi phối bởi các kỳ vọng chứ không phải bởi sự củng cố trực tiếp.
Hiện nay, Tâm học nhận thức đang cố gắng giải thích quá trình xử
thông tin và điều chỉnh hoạt động của con người dưới cơ sở của sự đánh giá và
hiểu biết.
*TLH NT nghiên cứu các lĩnh vực giao thoa của tri giác, học tập và tư duy,
nghiên cứu việc con người thu thập, biến đổi, tích luỹ tái hiện tri thức, đồng
thời đưa ra khái niệm về TLH NT, xác định đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của
TLH NT.
*TLH NT là khoa học nghiên cứu trí thông minh của con người và quan
hệ của với; (1) việc chú ý thu thập thông tin về thế giới như thế nào? (2)
việc thông tin đó được lưu giữ trong trí nhớ bởi não bộ ra sao? (3) việc sử dụng
các hiểu biết đó như thế nào? để giải quyết vấn đề tư duy và diễn đạt ngôn ngữ,
chỉ rõ đối tượng nghiên cứu là trí thông minh, quan hệ giữa trí thông minh với
việc duy diễn đạt ngôn ngữ, tất cả đã góp phần chỉ ra bản chất của hoạt
động nhận thức.
*TLH NT bao gồm một loạt những lĩnh vực của các quá trình tâm , từ
cảm giác đến tri giác, thần kinh học, nhận biết các hình mẫu, chú ý, ý thức,
học tập, cảm xúc và các quá trình phát triển.
Quan niệm này quá mở rộng phạm vi nghiên cứu của nhận thức, phạm
vi của nhận thức lúc này đã vượt ra khỏi hành vi.
*Nói tóm lại, TLH NT môn khoa học nghiên cứu về các quá trình
nhận thức và các cấu trúc của nhận thức để tìm ra bản chất quá trình nhận
thức của con người.(1) TLH NT trả lời cho câu hỏi: Nhận thức của con người là
gì? bản chất, sản phẩm của nó? (2) TLH NT chỉ thành phần cấu trúc của
nhận thức, bản chất của các thành phần cấu trúc chỉ ra cái chung giữa
chúng (3) TLH NT chỉ rõ đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
4.2 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học nhận thức. Chính
vì xuất phát từ nhiều cách hiểu về tâm lý học nhận thức như trên nên
cũng có nhiều tranh cãi trong việc xác định đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
của tâm lý học nhận thức.
* Đối tượng nghiên cứu của TLH NT bao gồm:
1)
Thần kinh học nhận thức 7) Trí nhớ
2)
Hình tượng 8) Sự thể hiện kiến thức
3)
Chú ý 9) Ngôn ngữ
4)
Tư duy và sự hình thành KN 10) Tâm lý học phát triển
5)
Tri giác
11) Trí thông minh của con người
6)
Nhận biết các hình mẫu 12) Trí thông minh nhân tạo
→ Trên đây là những mặt nghiên cứu cơ bản của tâm lý học nhận
thức. * Nhiệm vụ của Tâm lý học nhận thức hiện nay:
1) Nghiên cứu các quá trình nhận thức nói chung (cảm giác, tri giác, trí
nhớ và tư duy,…)
2) Nghiên cứu các quy luật đặc trưng của sự tiếp thu, xử lý và sử dụng
thông tin.
3) Nghiên cứu xem con người đã thu thập, tích luỹ tái tạo những thông
tin như thế nào? Quá trình lưu giữ các thông tin trong trí nhớ diễn ra
như thế nào?
4) Nghiên cứu trí thông minh và quan hệ của nó với các hiện tượng tâm lý
khác.
Như vậy, ta thấy nhiệm vụ nghiên cứu của TLH NT được hiểu như trên
vẫn chưa thực sự rõ ràng.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I
1. Nhận thức là gì? Vai trò của nhận thức đối với hoạt động của con
người (đặc biệt là đối với quá trình học tập của học sinh)?
2. Phân tích các mức độ của quá trình nhận thức của con người? Mối
quan hệ giữa chúng? (Chú ý xem lại phần Tâm lý học đại cương)
CHƯƠNG II: CƠ SỞ SINH LÝ THẦN KINH CỦA NHẬN THỨC
Tâm sự phản ánh hiện thực khách quan vào não ngwoif thông qua
chủ thể, là hiện tượng tinh thần được nảy sinh từ một cơ sở vật chất là Não nói
riêng và hoạt động của hệ thần kinh nói chung. Như vậy, hệ thần kinh hay còn
gọi là não bộ là bộ máy nhận thức của con người.
I. CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH
HTK bao gồm hai phần: HTK Trung ương HTK ngoại biên được
bảo vệ bởi hộp sọ và tuỷ sống.
+ HTK TW bao gồm: tuỷ sống, hành tuỷ, tiểu não, não giữa, não trung
gian, đại não, vỏ não.
+ HTK ngoại biên bao gồm: hệ thống các dây thần kinh, các hạch thần
kinh, các đám rối thần kinh nằm ngoài cột sống và hộp sọ.
Thần kinh ngoại biên làm nhiệm vụ tiếp nhận c kích thích dẫn truyền các
xung động thần kinh về trung ương (não bộ tuỷ sống), rồi từ trung ương đưa đến
các cơ quan, các bộ phận để trực tiếp thực hiện các quá trình sống của cơ thể.
HTK bộ máy nhận thức để giúp chúng ta tiếp nhận thông tin, xử
thông tin, trả lời thông tin, đảm bảo sự thống nhất trong nội bộ thể
thống nhất giữa cơ thể với môi trường.
II. CHỨC NĂNG VAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH ĐỐI VỚI
NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI.(Trả lời cho câu hỏi HTK vai trò, tầm
quan trọng, ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức của con người?)
1. Vai trò của hệ thần kinh ngoại biên đối với nhận thức (chủ yếu xem
xét các dây thần kinh – giác quan)
1.1 Các giác quan và vai trò của nó đối với việc tiếp nhận thông tin.
Con người co 5 giác quan (thi giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc
giác) ngoài ra còn có giác quan thứ 6 – linh cảm.
Trong quá trình tiến hoá của các giác quan thì lúc đầu dường như
không có sự thay đổi nhưng sau đó đã có sự tiến hoá (TK mạng → TK hạch →
TK ống → Phân hoá) và dần dần có sự chuyển hoá thành các chức năng.
Mỗi giác quan đã được phát triển theo hướng chuyên môn hoá, để tiếp nhận
các loại kích thích phù hợp (ví dụ như mắt tiếp nhận ánh sáng, tai tiếp nhận âm
thanh,…). Nhờ đó mà sự phản ánh được chính xác hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.
Mỗi giác quan được cấu tạo thành 3 bộ phận:
*Bộ phận nhận cảm: Tiếp nhận các kích thích từ môi trường, nó chỉ tiếp
nhận các loại kích thích thích hợp, thường gọi là bộ phận ngoại biên.
*Bộ phận dẫn truyền: gồm các dây thần kinh làm nhiệm vụ dẫn truyền
thông tin từ tế bào cảm giác về trung ương thần kinh, thường gọi bộ phận
dẫn truyền hướng tâm.
*Bộ phận trung ương: cấu trúc tương ứng trong hệ thần kinh, làm
nhiệm vụ tích hợp các thông tin rồi xử lại phát ra các thông tin để
truyền đến cơ quan tương ứng, đáp lại các kích thích vừa nhận được.
Các giác quan được coi cửa ngõ để tiếp nhận các thông tin, nếu các
giác quan bị tổn thương thì việc tiếp nhận thông tin sẽ thiếu chính xác, dẫn
đến các phản ứng không kịp thời và ảnh hưởng đến cơ thể.
Như vậy, muốn nhận thức tốt thì phải bảo vệ các giác quan.
1.1.1 Cơ quan xúc giác (cơ quan không chuyên trách)
hệ thống cảm giác không quan chuyên trách, các tế bào xúc
giác nằm rải rác ở trên bề mặt da.
Xúc giác quan đầu tiên chúng ta được cũng quan cuối
cùng tồn tại khi chúng ta mất đi.
Tiếp nhận thông tin bằng: (1) cảm giác học như cầm, nắm, sờ, sẽ
xuất hiện cảm giác đau (thông báo kích thích có hại), (2) cảm giác nhiệt độ,
(3)cảm giác xúc giác tinh vi ý thức, nhờ ta thể nhận biết được, phân biệt
được các cảm giác, xúc giác cùng tinh vi, (4) cảm giác nội tạng, đócác thụ quan
tiếp nhận các kích thích về ma t, áp lực,…tác động đến việc tự điều chỉnh điều
hoà hoạt động của các nội quan, (5) cảm giác bản thể, nó nằm xen kẽ trong các sợi
trong các bắp cơ, phần xương m với khớp, khi kích thích các thụ quan
bản thể này đem lại 2 cảm giác: sâu không ý thức và sâu có ý thức, giúp cơ thể tự điều
chỉnh các hành động một cách chính xác, tiết kiệm lực.
Các cảm giác xúc giác mang tính chủ thể, nó có tác động giúp cho cơ thể
thích ứng với các hoạt động trong mỗi một thời điểm, giống như một
“ăng ten” để tiếp nhận sóng.
1.1.2 Hệ thống cảm giác có cơ quan chuyên trách.
*Cơ quan thị giác: 90 % thông tin từ bên ngoài vào con người thông
qua thị giác, thị giác tiếp nhận kích thích ánh sáng từ các sự vật hiện tượng, nó
giống như một “máy ảnh” tinh xảo gồm các tế bào que (đêm) và nón (ngày).
→ Như vậy, cơ quan thị giác đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
*Cơ quan khứu giác: chuyên tiếp nhận các kích thích về mùi (mùi dễ chịu
20% và mùi không dễ chịu 80%) do các tế bào cảm giác nằm ở màng nhày của
khoang mũi truyền đến cho chúng ta thông tin về trạng thái của sự vật hiện tượng
xung quanh, từ đó ảnh hưởng đến thái độ tình cảm của mỗi người và quy định
nên những hành động của con người đối với đối sự vật hiện tượng đó.
*Cơ quan vị giác: Trên bề mặt lưỡi có nhiều trồi vị giác để tiếp nhận các
kích thích vị: ngọt, chua, mặn, đắng. Khứu giác vị giác quan hệ chặt chẽ
với nhau. Vị giác giúp chúng ta nhận thức vị của thức ăn, nghĩa giúp
chúng ta hiểu biết hơn về đối tượng.
*Cơ quan thính giác là quan cảm giác chuyên nhận các kích thích
của âm thanh. chế diễn ra của sự tiếp nhận truyền âm. quan
thính giác có thể kết hợp với vị giác để bổ sung, hỗ trợ, bù trừ cho nhau.
▬► Tóm lại, các giác quan được như “ăng ten” để thu nhận các
thông tin từ thế giới bên ngoài, các giác quan này là khởi điểm, bước đầu
của quá trình nhận thức của con người.
Hoạt động chủ đạo của con người hoạt động nghề nghiệp v thực
chất một quá trình nhận thức, thế không thể thiếu đi vai trò của các
giác quan. Muốn vậy, phải bảo vệ các giác quan và phát huy cao độ vai trò của
nó, huy động tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức nhằm
nâng cao hiệu quả của quá trình nhận thức.
1.1.3 Nơron và vai trò của nó đối với nhận thức.
ron gồm hai bộ phận; Thân các tua (xem lại phần Sinh hoạt
động thần kinh cấp cao)
Chức năng bản của ron tiếp nhận thông tin, truyền tải thông tin,
tham gia cấu tạo nên hệ thần kinh trung ương, xử lý, chọn lọc và lưu giữ thông tin.
2. Vai trò của Hệ thần kinh trung ương đối với quá trình nhận
thức của con người.
Não gồm 3 phần và xếp chồng lên nhau: Phần dưới cùng là não nguyên
thuỷ, phần trên là não cổ, phần trên cùng là vỏ não mới.
2.1 Não Nguyên thuỷ; là trung khu của sự sống còn của con người, nó có
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người, nhưng lại không đóng góp
gì cho quá trình nhận thức, chỉ có ảnh hưởng gián tiếp.
2.2 Não cổ; nằm giữa não nguyên thuỷ và vỏ não mới,hình dáng n
con cá ngựa, là trung khu của cảm xúc và hứng thú của con người.
Mọi thông tin do các giác quan tiếp nhận, muốn được truyền vào não
phải đi qua não cổ (vùng hải mã, vùng limpích), được coi như rào cản
đầu tiên để truyền thông tin vào não, lựa chọn thông tin để đưa lên não, nó
tham gia tích cực vào trong quá trình nhận thức của con người.
Sự phát triển trí tuệ của con người phụ thuộc vào hứng thú, nghĩa
phụ thuộc vào não cổ (vùng limpích), vì vậy muốn đạt được hiệu quả cao trong
quá trình nhận thức thì pahỉ hứng thú nhận thức, đồng nghĩa với việc phải
có sự hoạt động của vùng não cổ.
KLSP: Trong dạy học, phải thường xuyên củng cố hứng thú cho học sinh,
tạo ra một không khí học tập thoải mái, tạo lòng tin cho học sinh khi tiếp nhận
tri thức.
2.3 Vỏ não mới: phần vật chất phức tạp nhất, tinh vi nhất trong hệ
thần kinh của con người, đây là vùng đại não, có vỏ bán cầu đại não.
Vỏ não mới có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nhận thức và
thực hiện các giai đoạn trí tuệ của con người.
Việc tiếp nhận và x các thông tin v não được thực hiện nhờ hoạt
động của Bán cầu não phải và Bán cầu não trái:
Bán cầu não phải có vai trò tiếp nhận lưu giữ tất cả các thông tin mà
con người đã tri giác được, nhưng nó không đọc được các thông tin này, thông
tin vẫn trong tình trangkhông nhãn mác”, chỉ một chuỗi các sự kiện
được sắp xếp một cách đơn giản không theo trật tự nào.
Bán cầu não trái làm nhiệm vụ phân loại xử thông tin dưới hình
thức các khái niệm, hiệu để nhận ra các thông tin đó điều chỉnh chúng.
trung khu của những mang tính n định, trật tự. Như vậy, Bán cầu
não trái mang tính tổng hợp, phân tích.
Mặc dù, mỗi bán cầu đại não một chức năng, nhiệm vụ riêng, nhưng hai
bán cầu đại não luôn thống nhất với nhau trong quá trình nhận thức của con người
giúp con người thêm những kiến thức mới. Sự thống nhất của hai bán cầu
được thể hiện tính bổ sung cho nhau giữa chúng, đó chính thao tác được
đưa ra ở giai đoạn cuối cùng để cập nhật các giữ liệu và tổng hợp các thông tin
thành các khái niệm, kí hiệu,…
* Tiến trình của quá trình nhận thức: Bán cầu não trái truyền lệnh cho
bán cầu não phải, bán cầu não phải lưu giữ hàng loạt các thông tin không
đồng nhất, được nối với mục đích của bán cầu não trái, nếu bán cầu não trái
chưa thấy phù hopự lại tiếp thục tạo ra các yếu tố mới. Khi đó tính bổ sung
của hai bán cầu đại não sẽ thực hiện nhiệm vụ cuối cùng để giúp con người
đưa ra những tri thức mới.
Tóm lại, nhờ hoạt động bình thường của hệ thần kinh con người
mới khả năng nhận thức thế giới từ những cái đơn giản đến nhận thức
được cái bản chất, phức tạp khái quát được những đặc điểm chung của sự
vật hiện tượng, hình thành nên những tri thức mới cho con người.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II
Ý nghĩa - tầm quan trọng vai trò của hệ thần kinh trong quá trình
nhận thức của con người? (Trình bày vai trò của các giác quan, vai trò của
ron, vai trò của não bộ và hai bán cầu đại não)
CHƯƠNG III: CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
Hoạt động nhận thức một hoạt động quan trọng của đời sống con
người, nó là khởi nguồn của mọi sự hiểu biết, nhận thức là khởi nguồn của mọi
hoạt động trong đời sống con người.
Nhận thức đúng dẫn tới hành động đúng ngược lại. Nhận thức chỉ
đạo hành động.
I. QUÁ TRÌNH TRI GIÁC
Tri giác quá trình phản ánh đầu tiên, đơn giản nhất, những viên
gạch nền móng đầu tiên để xây dựng nên toà lâu đài tri thức của con người.
1.1 Khái niệm tri giác: Tri giác một quá trình tâm phản ánh một
cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng trực
tiếp tác động vào các giác quan của con người. (Nghiên cứu thực nghiệm về tri
giác của con người đặt trong phạm vi nhận thức)
1.2 Bản chất của tri giác (Chú ý phần trọng tâm)
Bản chất của tri giác sự nhận biết c thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện
tượng, từ đó liên kết các thuộc tính đó, đặt chúng trong mối quan hệ giữa không gian,
thời gian, kích thước, mùi vị,…sau đó đưa ra những đặc điểm chung của sự vật hiện
tượng và kết quả là đem lại một hình ảnh trọn vẹn về sự vật hiện tượng.
Trong tri giác của con người, sự nhận biết được thể hiện sự nhận
dạng rồi phân loại dựa trên cơ sở của sự so sánh.
Tri giác sự lựa chọn và cái được lựa chọn sẽ trở thành đối tượng của
tri giác, khi đó đối tượng sẽ được phản ánh đầy đủ hơn, chi tiết hơn.
Các quan niệm lựa chọn: Có thể lựa chọn một cách chủ định hoặc
không chủ định; thể lựa chọn theo nội dung hoặc lựa chọn theo nguồn
thông tin. (Các hình thức lựa chọn diễn ra trong một quá trình, lựa chọn theo
những quan niệm, những điều kiện khác nhau.
Về mặt lý luận có thể hiểu:
+ Thông tin được lựa chọn mới chỉ dạng đầu tiên của thông tin kích
thích, chứ chưa phải là sản phẩm của sự tương tác giữa thông tin kích thích
thông tin trí nhớ.
+ Cơ sở của sự lựa chọn đã là sản phẩm của sự tương tác đầu tiên giữa
hai loại thông tin trên.
+ Việc lựa chọn dựa trên thông tin đã được xử lý và chức năng của nó
là tìm kiếm những gì cần có cho sự điều chỉnh hành động.
+ Việc lựa chọn của tri giác luôn có liên quan mật thiết với chú ý.
1.3 Quan hệ giữa tri giác và chú ý
1.3.1 Định nghĩa về chú ý
Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm các sự vật hiện
tượng để phản ánh chúng một cách tốt nhất.
* Chức năng, vai trò của chú ý:
Chú ý là cái phông, cái nền để cho các quá trình tâm lý diễn ra.
Chú ý là một quá trình tâm lý luôn luôn đi kèm với quá trình nhận thức
để giúp cho các quá trình đó diễn ra tốt hơn.
Chú ý là cánh cửa mà qua đó tất cả các sự vật hiện tượng của thế giới
bên ngoài đi vào con người.
Nhờ chú ý mà con người mới có thể phản ánh chính xác các sự vật hiện
tượng.
Các thuộc tính của chú ý; sức tập trung, tính bền vững, sự phân phối
chú ý, sự di chuyển chú ý.
1.3.2 Mối quan hệ giữa tri giác và chú ý
Quan hệ giữa tri giác và chú ý thường được nghiên cứu ở rất nhiều mặt:
+ Nghiên cứu chú ý và hành vi định hướng
+ Nghiên cứu sự chuyển chú ý như là một quá trình lựa chọn nội tâm.
+ Nghiên cứu sự tự vệ khi tri giác
Nhờ có chú ý mà tri giác mang tính tích cực, chủ động hơn, sự vật hiện
tượng được phản ánh đầy đủ hơn, chính xác hơn, chi tiết hơn.
Nhờ có chú ý mà tính mục đích, tính ý nghĩa của tri giác được rõ ràng
hơn, đầy đủ hơn.
1.4 Tri giác và điều chỉnh hành động
Tri giác là sự điều chỉnh hành động của con người, là một lĩnh vực
nghiên cứu của tâm lý học nhận thức để làm rõ bản chất của tri giác.
Việc điều chỉnh hành động của tri giác được thể hiện như sau:
- Theo luận, hành động về tri giác coi việc tìm kiếm, tiếp nhận xử
lý thông tin là điều kiện, tiền đề, phương tiện của hoạt động có kết quả của con
người. Tâm lý học đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ này.
- Cơ sở của sự nhận biết và lựa chọn của tri giác chính là việc điều chỉnh,
điều khiển, định hướng hành động của con người vào đối tượng xác định.
- Để nhận biết được bản chất của tri giác như trên thì các nhà TLH đã
tiến hành rất nhiều các nghiên cứu như:
+ Mô tả hiện tượng (chú ý vào nội dung tri giác)
+ Nghiên cứu tri giác ở gọc độ mô tả hành vi (hướng tri giác vào hành
động, hành động tri giác được điều chỉnh bởi biểu tượng)
+ Nghiên cứu tri giác góc độ sinh học thần kinh (nghiên cứu tập
trung hưng phấn trong não bộ, nhờ có sự “môi giới” của các quá trình hưng
phấn, của các giác quan bên ngoài, để tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài
tác động vào con người).
+ Nghiên cứu tri giác bằng thực nghiệm; nghiên cứu thực nghiệm trên con
người được tiến hành trên lĩnh vực Tâm - vật lý, nghiên cứu các quan hệ giữa các
đặc tínhbản của các kích thích vật lý như cường độ, thời gian, độ dài,…sau đó
tiếp tục nghiên cứu các cảm giác chủ quan đơn giản…dần dần nghiên cứu càng
phức tạp như ảnh hưởng của môi trường kích thích đến tri giác.
Đến những năm 50 của thế kỉ XX xuất hiện hướng nghiên cứu đi sâu
vào năng lực tri giác ncon đường một chiều từ quan nhận cảm đến não,
từ ngoại biên đến trung tâm, từ đó đã chỉ ra rằng các quá trình tri giác ngoại
biên cũng chịu tác động của kinh nghiệm và hứng thú.
Cuối cùng đã đi đến kết luận: Tri giác là cơ sở của hành vi, là cơ sở của
sự thích ứng của con người.
* Đặc biệt phát hiện ra nhận thức của con người được tiến hành bằng
hai con đường khác biệt nhau, đó là xử lý từ trên xuống và xử lý từ dưới lên:
Xử từ trên xuống; nhận thức được hướng dẫn bởi kinh nghiệm, hiểu
biết, kỳ vọng, động cơ,…vỏ não tham gia tích cực về mặt sinh lý nhằm tái tạo vốn
kinh nghiệm. Vai trò của xử lý từ trên xuống là giúp ta xử lý để nhận ra các
đặc điểm của kích thích.
Xử từ dưới lên bao gồm việc nhận biết xử các thông tin về các
thành phần biệt để cấu thành nên ch thích đó. Vai trò của xử từ dưới
lên là giúp ta đem kinh nghiệm cũ của mình phục vụ cho nhận thức hiện tại.
Cả hai cách xử trên đều diễn ra đồng thời sự tác động lẫn nhau trong
quá trình nhận thức, để giúp cho chúng ta nhận thức được sự vật hiện tượng.
+ Ngoài việc tri giác các sự vật hiện tượng như trên còn tri giác con
người bởi con người (mắt, mũi, miệng) khi đó sẽ có sự so sánh giữa biểu tượng
được lưu giữ ở trong trí nhớ với biểu tượng gần nhất đang tác động.
+ Việc nghiên cứu tri giác còn được diễn ra trong lĩnh vực chuyên ngành
như:
TLH Phát triển đã nghiên cứu tri giác và nêu lên một số mốc phát triển
tri giác qua những nhận định chung như: sự phát triển các khả năng tri giác
đơn giản của trẻ sơ sinh; Từ 10 – 12 tri giác của trẻ đã đạt đến trình độ tri giác
của người trưởng thành; Sự phát triển của các giai đoạn nhận thức trong tri
giác kế tiếp nhau qua đó thấy được sự phát triển của tri giác không tách rời sự
phát triển của nhận thức.
TLH Nhân cách nghiên cứu về tri giác thông qua các nhận định như: Quá
trình tri giác diễn ra ở mỗi một con người là khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện
các mặt sau:
●Khả năng hoạt động ở các giác quan
●Sự nhạy cảm đối với những ảo giác
●Tốc độ và sự chính xác của việc nhận biết đối tượng
●Khả năng đánh giá một đối tượng không phụ thuộc vào môi trường xung
quanh.
●Xu hướng nhấn mạnh những sự khác nhau trong quá trình tri giác
hoặc loại bỏ sự khác biệt.
Tâm lý học xã hội thường nghiên cứu tri giác với những vấn đề như sau:
●Tương tác xã hội và sự tri giác cá nhân, tri giác nhóm.
●Sự hiểu biết, sự giao tiếp giữa các chủ thể như là một khía cạnh của tri
giác
●Sự tri giác các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan cũng như
trong bản thân sự tương tác xã hội, đã tạo ra những nội dung tương tác xã hội.
●Sự hình thành thái độ xã hội và hoạt động xã hội dựa trên cơ sở những
tri giác chung.
II. QUÁ TRÌNH TRÍ NHỚ
2.1 Khái niệm: Trí nhớ quá trình nhận thức phản ánh vốn kinh
nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng.
Các đặc điểm của trí nhớ:
Kinh nghiệm là những cái đã qua của con người.
Trí nhớ phản ánh cái chung bề ngoài.
Nhận thức lý tính phản ánh cái chung bản chất
Trí nhớ mang tính trực quan của nhận thức cảm tính nhận thức
tính, vì thế trí nhớ vật trung gian, chuyển tiếp của nhận thức tính
nhận thức cảm tính.
Chất lượng ghi nhớ phụ thuộc vào đối tượng nhớ, nội dung, tính chất nhớ.
Chủ thể nhớ được thể hiện thông qua nhu cầu, nguyện vọng, phương thức nhớ.
hai loại ghi nhớ: ghi nhớ chủ định ghi nhớ không chủ định
chúng khác nhau ở mục đích ghi nhớ.
2.2 Cơ sở sinh lý của trí nhớ.
sở sinh của trí nhớ quá trình hình thành, củng cố khôi phục lại
những đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não. Đó là sự để lại dấu vết trong
tế bào thần kinh của vỏ não khi cơ thể nhận được các kích thích từ môi trường.
Thực chất của đường liên hệ thần kinh tạm thời là gì, thì Paplôp trong
quá trình nghiên cứu vẫn chưa lý giải được.
Cách đây hơn 300 năm, Đề Các đã giải thích, sau này Lanslây đã nhận
định: Đặt vấn đnhư Đề Các đã dáng dấp hiện đại, chỉ cần thay cụm từ
“tinh khí động vật” bằng “xung động thần kinh”, thay “lỗ thủng” bằng
Xuynap” (Tâm lý hoá điện - phản xạ và trí nhớ - Tg Lê Quang Long)
Sau nhiều lần thực nghiệm trên động vật các nhà khoa học đã đi đến kết
luận: Dấu vết để lại trên tế bào thần kinh mỗi khi thể bị kích thích một loại
prôtít mới. Loại prôtít này được tổng hợp trong tế bào do axít ripônnuclêich
thông tin điều khiển (ARN – tt). Mỗi khikích thích tác động đến các giác quan
thì các tin điện sẽ được phát sinh trên tế bào cảm giác, nó lan truyền trên sợi trục,
sau đó tin hoá vượt qua xynap. Khi dòng điện đi qua tế bào thần kinh diễn ra một
quá trình phân hoá phức tạp phân tử AND để tạo thành ARN từ ARN lại tạo
thành một loại prôtít mới mà người ta gọi là prôtít trí khôn.
Năm 1964, HaiĐen nhà sinh học người Anh qua các công trình nghiên
cứu đã chứng minh nếu tiêm men guanin (men này khả năng cố định ARN)
cho con chuột trước khi học chạy trên đường mêlộ để cho ARN không biến đổi
được, sau đó dạy cho con chuột bao nhiêu lần, chuột cũng không thuộc bài.
Ngược lại nếu tiêm men này cho con chuột sau khi đã thuộc bài. Khi đó, ARN
mới được hình thành sẽ không biến đổi nữa giúp chuột nhớ lâu hơn bài học.
Như vậy, dưới tác động của một tác nhân kích thích bên ngoài bất
thường thì ARN – tt có thể bị sao chép sai, kéo theo sự lắp giáp sai của một vài
axítamin ở trên chuỗi prôtít (xưởng chế tạo prôtít của tế bào).
Chính sự nhầm lẫn đó đã phát sinh ra một loại prôtít mới vốn không
trong di sản của bố mẹ để lại. Đây chính chìa khoá của chế hình thành
các ẩn tích của trí nhớ mà con người mong chờ.
Khi một kích thích tương tự truyền đến thì tin điện lại phát sinh và làm
sống lại các phản ứng hoá học trên tế bào thần kinh mà nó mà nó đã đi qua
làm cho con người nhớ lại được các sự việc trong quá khứ.
Nếu không trí nhớ thì con người mãi mãi trong trạng thái của một
đứa trẻ sơ sinh.
2.3 Các hướng nghiên cứu về trí nhớ.
2.3.1 Nghiên cứu về trí nhớ đã một lịch sử lâu đời quan trọng trong
tâm học. Trong số những tác giả nghiên cứu đầu tiên về trí nhớ phải kể đến
một nhà tâm học nội quan Herman Ebbung Hous, ông đã hình thành một
phương pháp luận và cách tiếp cận có ảnh hưởng cho đến tận hiện nay.
Năm 1885, ông cho xuất bản cuốn sách về trí nhớ, trong đó t các
phương pháp nghiên cứu t nhớ, mà trong đó quan tâm đến việc kiểm soát
càng nhiều các khía cạnh tâm khác nhau càng tốt đặc biệt quan tâm đến
việc hình thành trí nhớ.
Để nghiên cứu những lĩnh vực trên ông đã xây dựng phương pháp sử
dụng âm tiết nghĩa. Nội dung bao gồm một phụ âm, kế tiếp với nó một
nguyên âm, rồi lại đến một phụ âm…Những âm tiết vô nghĩa này giống như từ
nhưng lại không nghĩa cụ thể không thể liên kết với bất kỳ điều đã
ở trong suy nghĩ của con người.
Sau đó ông dùng phương pháp này để thử nghiệm trên chính bản thân
mình và người trợ lý của mình.
Để kiểm tra kết quả nghiên cứu của phương pháp trên, ông lại đưa ra
một phương pháp mới, phương pháp dđoán. Nội dung, các âm tiết nghĩa
được viết trên c phiếu, trước khi sang phiếu khác ông sẽ cố gắng đoán xem
âm tiết tiếp theo âm tiết gì? Khi cố gắng nhớ toàn bộ danh sách các âm tiết
vô nghĩa bằng sự dự đoán, thì ông nhận thấy đã thành công. Sau đó, ông đã bổ
sung, hoàn thiện lại phương pháp này, để cố tìm ra các yếu tố đã ảnh hưởng,
cản trở đến việc học các âm tiết.
Sau này, thuyết nội quan bị thuyết hành vi phủ nhận. Tuy nhiên, nghiên
cứu của ông vẫn có những thành công nhất định.
2.3.2 Từ năm 1932, hướng nghiên cứu khác về trí nhớ cũng ra đời, được
bắt đầu bằng công trình nghiên cứu của một nhà quyền quý công tước
Fređerick Bartlett.
Nội dung
Xu hướng tập trung vào một khía cạnh hay một
bộ phận nào đó, làm cho khía cạnh đó trở thành
một bộ phận quan trọng nhất, cho không
phải là quan trọng trong nguyên bản.
Cảm nghĩ và phản ứng của riêng mỗi người là
khác nhau.
Ý nghĩa của thông tin được thay đổi dần dần, từ
một tái tạo này sang một tái tạo khác.
Ý nghĩa của thông tin càng ngày càng được rút
ngắn trong các phiên bản kế tiếp, các chi tiết bị bỏ
bớt hoặc thêm bớt, hoặc không phù hợp với thông
tin ban đầu.
Thay đổi làm cho thông tin nghĩa, bao gồm việc
đưa ra các thông tin mới hoặc thay đổi chuỗi sự
kiện.
| 1/36

Preview text:

Chuyên đề: TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC Nguyễn Văn Tường
Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em
(Trung tâm N-T Nguyễn Khắc Viện)

Tài liệu tham khảo:
1. Tâm lý học đại cương (Nguyễn Xuân Thức – NXB ĐHSP – 2008)
2. Phát triển Nhận thức, học tập và giảng dậy (NXBGD – 1998)
3. Trí tuệ và đo lường trí tuệ (Trần Kiều – NXB Chính trị QG – 2005)
4. Các lý thuyết phát triển tâm lý người (NXB ĐHSP – 2003 – Phan
Trọng Ngọ)
5. Một số công trình Tâm lý học (A.N.Leonchiép – 2003)
CHƯƠNG I: NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC
I. NHẬN THỨC LÀ GÌ VÀ VAI TRÒ CỦA NHẬN THỨC
1. Nhận thức là gì?
Do yêu cầu của lao động, của cuộc sống, con người thường xuyên tiếp
xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh, qua đó con người nhận thức được
các nét cơ bản của sự vật hiện tượng (Ví dụ con người gò đá thấy lửa)
Cứ như vậy, nhận thức của con người ngày càng được mở rộng.
Theo từ điển triết học: Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở
trong tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và
gắn liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của
thực tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan.
Theo Cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học”: “Nhận thức là
toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá,
được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng.
Hiểu Nhận thức là một quy trình, nghĩa là nhờ có quy trình đó mà cảm
xúc của con người không mất đi, nó được chuyển hoá vào đầu óc con người,
được con người lưu giữ và mã hoá,…
Theo Từ điển Giáo dục học: “Nhận thức là quá trình hay là kết quả phản
ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người”. Như vậy, Nhận thức
được hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh. Nhận thức là quá trình con
người nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhận thức đó (Nhận biết
là mức độ thấp, hiểu biết là mức độ cao hơn, hiểu được các thuộc tính bản chất).
Các quan niệm khác về nhận thức:
“Nhận thức là hành động bằng trí tuệ, để hiểu biết các sự vật hiện
tượng”. Như vậy, Nhận thức và trí tuệ được đồng nhất như nhau. Nhờ hoạt
động trí tuệ này mà con người mới hiểu biết được sự vật hiện tượng.
Nhà Tâm lý học người Đức cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh hiện
thực khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm; Nhận thức
cảm tính và Nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ
sở, mục đích và tiêu chuẩn của Nhận thức là thực tiễn xã hội”.Khái niệm của
nhà Tâm lý học người Đức đã phản ánh tương đối đầy đủ nội hàm của Nhận
thức và chúng ta sử dụng khái niệm này.
2. Vai trò của Nhận thức
Con người hơn con vật là trước khi làm việc đã có nhận thức, đã xác
định được mục đích hoạt động.
Như vậy, Nhận thức có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống và hoạt
động của con người, Nhận thức là thành phần không thể thiếu trong sự phát
triển của con người.
Nhận thức là cơ sở để con người nhận biết thế giới và hiểu biết thế giới
đó, từ đó con người có thể tác động vào thế giới đó một cách phù hợp nhất, để
đem lại hiệu quả cao nhất cho con người.
Xem xét quá trình phát triển một cá thể của con người, thì một đứa trẻ
khi được sinh ra, nếu nó không nhận biết được thế giới khách quan, thì đứa
trẻ đó sẽ không có hiểu biết và không có nhận thức.
Nhận biết đi từ đơn giản, nhận biết đi từ từng thuộc tính đơn lẻ bề ngoài của
sự vật hiện tượng đến những cái phức tạp, những thuộc tính bản chất bên trong.
Khi đã quen thuộc con người tiếp tục nhận biết thêm về sự vật hiện
tượng qua mỗi lần tiếp xúc. Càng tiếp xúc với nhiều sự vật hiện tượng thì càng
nhận biết được nhiều các thuộc tính khác nhau.
Sau đó, con người biết hợp nhất các thuộc tính đơn lẻ lại với nhau,
thành một tổng thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, xếp chúng vào thành
một nhóm, tìm ra cái chung bản chất của một nhóm sự vật hiện tượng.
Khi đó, Nhận thức của con người được mở rộng hơn, tiến lên một bước
cao hơn và đã tạo ra những cấu tạo tâm lý mới. Cũng khi đó, Nhận thức của
con người đã đi đến tư duy trừu tượng, tư duy khái quát. Như vậy, có thể
khẳng định tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử.
Tóm lại, Nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con
người, nếu không có Nhận thức thì con người sẽ mãi mãi ở trạng thái của một
đứa trẻ sơ sinh.
Nhờ có Nhận thức mà con người mới có thể cải tạo được thế giới xung
quanh và cao hơn nữa là con người có thể cải tại được chính bản thân mình,
phục vụ được nhu cầu của chính mình.
II. TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC
1. Vài nét về sự hình thành và phát triển của Tâm lý học nhận thức. Ngay
từ thời xa xưa, vấn đề Nhận thức, vấn đề học tập đã được quan tâm,
nó xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người.
Đến thế kỷ 17, lý luận về Nhận thức mới dần dần được hình thành, một
số tác giả như Đ. Các, Căng…đã thấy được tầm quan trọng của nhận thức, từ
đó từng bước hình thành nên lý luận Nhận thức.
Đến thế kỷ 19 (1879), khi Wunt thành lập Phòng thực nghiệm Tâm lý
đầu tiên trên thế giới, Ông đã có nghiên cứu, đo đạc trí nhớ, tư duy của con
người, vì thế mà công trình nghiên cứu của ông là những công trình nghiên
cứu đầu tiên về Tâm lý học nhận thức.
Tuy nhiên, việc định danh phân ngành này được diễn ra cùng vớịư xuất
hiện cuốn sách “Tâm lý học nhận thức” đầu tiên của U. Neisser (1967), Tạp chí
tâm lý học nhận thức cũng ra đời vào năm 1970.
Đến những năm 60 của thế kỷ XX, khái niệm Nhận thức được sử dụng
như một khái niệm chung để chỉ hầu hết các quá trình tâm lý học bao gồm; tri
giác, tư duy, động cơ,…
Tâm lý học nhận thức chỉ là một phân ngành mới để nghiên cứu sâu hơn
bản chất của hoạt động nhận thức với tư cách là chức năng tâm lý của con người.
Từ đó, có các tác giả cho ra đời các tác phẩm như “Luật nhận thức” của
Gestar và xây dựng nên các lý thuyết nhận thức. Cho đến nay, chuyên ngành
Tâm lý học nhận thức đã được giảng dạy trong các trường Đại học như một
chuyên ngành độc lập.
2. Vị trí của Tâm lý học nhận thức.
Tâm lý học nhận thức là một bộ phận của khoa học nhận thức (Khoa
học nhận thức là một xu hướng nghiên cứu được phát triển từ nhiều phân
ngành khác nhau trong đó có Tâm lý học nhận thức). Nó có quan hệ chặt chẽ
với Khoa học Thần kinh và Khoa học Máy tính.
Con người nhận thức được là nhờ hoạt động thần kinh, hệ thần kinh lại
được cấu tạo từ các Nơ ron (Nơ ron bao gồm thân và các tua, tua ngắn, tua dài,
làm nhiệm vụ dẫn truyền các xung động thần kinh, đưa về trung ương thần kinh).
Việc chế tạo máy tính dựa trên cơ sở nghiên cứu các nơ ron thần kinh.
Tóm lại, Tâm lý học nhận thức là một phân ngành của tâm lý học.
3. Các cách tiếp cận của Tâm lý học nhận thức.
 Cách tiếp cận bằng thực nghiệm
 Cách tiếp cận ở góc độ tâm lý học thần kinh
 Cách tiếp cận bằng thông tin
 Cách tiếp cận khoa học thần kinh về nhận thức (Nghiên cứu bản
chất của Nhận thức, NT do đâu mà có?)
4. Tâm lý học nhận thức là gì?
4.1 Khái niệm về tâm lý học nhận thức.
Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về tâm lý học nhận thức:
*Tâm lý học nhận thức khác với Tâm lý học đại cương là nó phân chia các
hiện tượng tâm lý thành tư duy, tình cảm, mong muốn, là một phân ngành nghiên
cứu quá trình nhận ra và hiểu biết (Vd: tri giác, tư duy, trí thông minh).
Đây là quan niệm hẹp, thu hẹp phạm vi của Tâm lý học nhận thức,
mục đích là để chống lại chủ nghĩa hành vi cũ và mới cho rằng có nhận thức
trung gian bị chi phối bởi các kỳ vọng chứ không phải bởi sự củng cố trực tiếp.
Hiện nay, Tâm lý học nhận thức đang cố gắng giải thích quá trình xử lý
thông tin và điều chỉnh hoạt động của con người dưới cơ sở của sự đánh giá và hiểu biết.
*TLH NT nghiên cứu các lĩnh vực giao thoa của tri giác, học tập và tư duy,
nghiên cứu việc con người thu thập, biến đổi, tích luỹ và tái hiện tri thức, đồng
thời đưa ra khái niệm về TLH NT, xác định đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của TLH NT.
*TLH NT là khoa học nghiên cứu trí thông minh của con người và quan
hệ của nó với; (1) việc chú ý và thu thập thông tin về thế giới như thế nào? (2)
việc thông tin đó được lưu giữ trong trí nhớ bởi não bộ ra sao? (3) việc sử dụng
các hiểu biết đó như thế nào? để giải quyết vấn đề tư duy và diễn đạt ngôn ngữ,
chỉ rõ đối tượng nghiên cứu là trí thông minh, quan hệ giữa trí thông minh với
việc tư duy và diễn đạt ngôn ngữ, tất cả đã góp phần chỉ ra bản chất của hoạt động nhận thức.
*TLH NT bao gồm một loạt những lĩnh vực của các quá trình tâm lý, từ
cảm giác đến tri giác, thần kinh học, nhận biết các hình mẫu, chú ý, ý thức,
học tập, cảm xúc và các quá trình phát triển.
Quan niệm này quá mở rộng phạm vi nghiên cứu của nhận thức, phạm
vi của nhận thức lúc này đã vượt ra khỏi hành vi.
*Nói tóm lại, TLH NT là môn khoa học nghiên cứu về các quá trình
nhận thức và các cấu trúc của nhận thức để tìm ra bản chất quá trình nhận
thức của con người.(1) TLH NT trả lời cho câu hỏi: Nhận thức của con người là
gì? bản chất, sản phẩm của nó? (2) TLH NT chỉ rõ thành phần cấu trúc của
nhận thức, bản chất của các thành phần cấu trúc và chỉ ra cái chung giữa
chúng (3) TLH NT chỉ rõ đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
4.2 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học nhận thức. Chính
vì xuất phát từ nhiều cách hiểu về tâm lý học nhận thức như trên nên
cũng có nhiều tranh cãi trong việc xác định đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
của tâm lý học nhận thức.
* Đối tượng nghiên cứu của TLH NT bao gồm:
1) Thần kinh học nhận thức 7) Trí nhớ
2) Hình tượng
8) Sự thể hiện kiến thức 3) Chú ý 9) Ngôn ngữ
4) Tư duy và sự hình thành KN
10) Tâm lý học phát triển 5) Tri giác
11) Trí thông minh của con người
6) Nhận biết các hình mẫu
12) Trí thông minh nhân tạo
→ Trên đây là những mặt nghiên cứu cơ bản của tâm lý học nhận
thức. * Nhiệm vụ của Tâm lý học nhận thức hiện nay:
1) Nghiên cứu các quá trình nhận thức nói chung (cảm giác, tri giác, trí nhớ và tư duy,…)
2) Nghiên cứu các quy luật đặc trưng của sự tiếp thu, xử lý và sử dụng thông tin.
3) Nghiên cứu xem con người đã thu thập, tích luỹ và tái tạo những thông
tin như thế nào? Quá trình lưu giữ các thông tin trong trí nhớ diễn ra như thế nào?
4) Nghiên cứu trí thông minh và quan hệ của nó với các hiện tượng tâm lý khác.
Như vậy, ta thấy nhiệm vụ nghiên cứu của TLH NT được hiểu như trên
vẫn chưa thực sự rõ ràng.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I
1. Nhận thức là gì? Vai trò của nhận thức đối với hoạt động của con
người (đặc biệt là đối với quá trình học tập của học sinh)?
2. Phân tích các mức độ của quá trình nhận thức của con người? Mối
quan hệ giữa chúng? (Chú ý xem lại phần Tâm lý học đại cương)
CHƯƠNG II: CƠ SỞ SINH LÝ THẦN KINH CỦA NHẬN THỨC
Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não ngwoif thông qua
chủ thể, là hiện tượng tinh thần được nảy sinh từ một cơ sở vật chất là Não nói
riêng và hoạt động của hệ thần kinh nói chung. Như vậy, hệ thần kinh hay còn
gọi là não bộ là bộ máy nhận thức của con người.
I. CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH
HTK bao gồm hai phần: HTK Trung ương và HTK ngoại biên và được
bảo vệ bởi hộp sọ và tuỷ sống.
+ HTK TW bao gồm: tuỷ sống, hành tuỷ, tiểu não, não giữa, não trung
gian, đại não, vỏ não.
+ HTK ngoại biên bao gồm: hệ thống các dây thần kinh, các hạch thần
kinh, các đám rối thần kinh nằm ngoài cột sống và hộp sọ.
Thần kinh ngoại biên làm nhiệm vụ tiếp nhận các kích thích dẫn truyền các
xung động thần kinh về trung ương (não bộ và tuỷ sống), rồi từ trung ương đưa đến
các cơ quan, các bộ phận để trực tiếp thực hiện các quá trình sống của cơ thể.
HTK là bộ máy nhận thức để giúp chúng ta tiếp nhận thông tin, xử lý
thông tin, trả lời thông tin, đảm bảo sự thống nhất trong nội bộ cơ thể và
thống nhất giữa cơ thể với môi trường.
II. CHỨC NĂNG VAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH ĐỐI VỚI
NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI.(Trả lời cho câu hỏi HTK có vai trò, tầm
quan trọng, ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức của con người?)
1. Vai trò của hệ thần kinh ngoại biên đối với nhận thức (chủ yếu xem
xét các dây thần kinh – giác quan)
1.1 Các giác quan và vai trò của nó đối với việc tiếp nhận thông tin.
Con người co 5 giác quan (thi giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc
giác) ngoài ra còn có giác quan thứ 6 – linh cảm.
Trong quá trình tiến hoá của các giác quan thì lúc đầu dường như
không có sự thay đổi nhưng sau đó đã có sự tiến hoá (TK mạng → TK hạch →
TK ống → Phân hoá) và dần dần có sự chuyển hoá thành các chức năng.
Mỗi giác quan đã được phát triển theo hướng chuyên môn hoá, để tiếp nhận
các loại kích thích phù hợp (ví dụ như mắt tiếp nhận ánh sáng, tai tiếp nhận âm
thanh,…). Nhờ đó mà sự phản ánh được chính xác hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.
Mỗi giác quan được cấu tạo thành 3 bộ phận:
*Bộ phận nhận cảm: Tiếp nhận các kích thích từ môi trường, nó chỉ tiếp
nhận các loại kích thích thích hợp, thường gọi là bộ phận ngoại biên.
*Bộ phận dẫn truyền: gồm các dây thần kinh làm nhiệm vụ dẫn truyền
thông tin từ tế bào cảm giác về trung ương thần kinh, thường gọi là bộ phận
dẫn truyền hướng tâm.
*Bộ phận trung ương: có cấu trúc tương ứng trong hệ thần kinh, làm
nhiệm vụ tích hợp các thông tin rồi xử lý nó và lại phát ra các thông tin để
truyền đến cơ quan tương ứng, đáp lại các kích thích vừa nhận được.
Các giác quan được coi là cửa ngõ để tiếp nhận các thông tin, nếu các
giác quan bị tổn thương thì việc tiếp nhận thông tin sẽ thiếu chính xác, dẫn
đến các phản ứng không kịp thời và ảnh hưởng đến cơ thể.
Như vậy, muốn nhận thức tốt thì phải bảo vệ các giác quan.
1.1.1 Cơ quan xúc giác (cơ quan không chuyên trách)
Là hệ thống cảm giác không có cơ quan chuyên trách, các tế bào xúc
giác nằm rải rác ở trên bề mặt da.
Xúc giác là cơ quan đầu tiên chúng ta có được và cũng là cơ quan cuối
cùng tồn tại khi chúng ta mất đi.
Tiếp nhận thông tin bằng: (1) cảm giác cơ học như cầm, nắm, sờ, mó sẽ
xuất hiện cảm giác đau (thông báo kích thích có hại), (2) cảm giác nhiệt độ,
(3)cảm giác xúc giác tinh vi có ý thức, nhờ nó mà ta có thể nhận biết được, phân biệt
được các cảm giác, xúc giác vô cùng tinh vi, (4) cảm giác nội tạng, đó là các thụ quan
tiếp nhận các kích thích về ma sát, áp lực,…tác động đến việc tự điều chỉnh và điều
hoà hoạt động của các nội quan, (5) cảm giác bản thể, nó nằm xen kẽ trong các sợi cơ
ở trong các bắp cơ, ở phần xương bám với cơ và khớp, khi kích thích các thụ quan
bản thể này đem lại 2 cảm giác: sâu không ý thức và sâu có ý thức, giúp cơ thể tự điều
chỉnh các hành động một cách chính xác, tiết kiệm lực.
Các cảm giác xúc giác mang tính chủ thể, nó có tác động giúp cho cơ thể
thích ứng với các hoạt động ở trong mỗi một thời điểm, nó giống như một
“ăng ten” để tiếp nhận sóng.
1.1.2 Hệ thống cảm giác có cơ quan chuyên trách.
*Cơ quan thị giác: 90 % thông tin từ bên ngoài vào con người là thông
qua thị giác, thị giác tiếp nhận kích thích ánh sáng từ các sự vật hiện tượng, nó
giống như một “máy ảnh” tinh xảo gồm các tế bào que (đêm) và nón (ngày).
→ Như vậy, cơ quan thị giác đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
*Cơ quan khứu giác: chuyên tiếp nhận các kích thích về mùi (mùi dễ chịu
20% và mùi không dễ chịu là 80%) do các tế bào cảm giác nằm ở màng nhày của
khoang mũi truyền đến cho chúng ta thông tin về trạng thái của sự vật hiện tượng
xung quanh, từ đó ảnh hưởng đến thái độ tình cảm của mỗi người và quy định
nên những hành động của con người đối với đối sự vật hiện tượng đó.
*Cơ quan vị giác: Trên bề mặt lưỡi có nhiều trồi vị giác để tiếp nhận các
kích thích vị: ngọt, chua, mặn, đắng. Khứu giác và vị giác có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Vị giác giúp chúng ta nhận thức vị của thức ăn, có nghĩa là giúp
chúng ta hiểu biết hơn về đối tượng.
*Cơ quan thính giác là cơ quan cảm giác chuyên nhận các kích thích
của âm thanh. Cơ chế diễn ra của nó là sự tiếp nhận và truyền âm. Cơ quan
thính giác có thể kết hợp với vị giác để bổ sung, hỗ trợ, bù trừ cho nhau.
▬► Tóm lại, các giác quan được ví như “ăng ten” để thu nhận các
thông tin từ thế giới bên ngoài, các giác quan này là khởi điểm, là bước đầu
của quá trình nhận thức của con người.
Hoạt động chủ đạo của con người và hoạt động nghề nghiệp về thực
chất nó là một quá trình nhận thức, vì thế không thể thiếu đi vai trò của các
giác quan. Muốn vậy, phải bảo vệ các giác quan và phát huy cao độ vai trò của
nó, huy động tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức nhằm
nâng cao hiệu quả của quá trình nhận thức.
1.1.3 Nơron và vai trò của nó đối với nhận thức.
Nơ ron gồm hai bộ phận; Thân và các tua (xem lại phần Sinh lý hoạt
động thần kinh cấp cao)
Chức năng cơ bản của Nơ ron là tiếp nhận thông tin, truyền tải thông tin,
tham gia cấu tạo nên hệ thần kinh trung ương, xử lý, chọn lọc và lưu giữ thông tin.
2. Vai trò của Hệ thần kinh trung ương đối với quá trình nhận
thức của con người.
Não gồm 3 phần và xếp chồng lên nhau: Phần dưới cùng là não nguyên
thuỷ, phần trên là não cổ, phần trên cùng là vỏ não mới.
2.1 Não Nguyên thuỷ; là trung khu của sự sống còn của con người, nó có
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người, nhưng lại không có đóng góp
gì cho quá trình nhận thức, chỉ có ảnh hưởng gián tiếp.
2.2 Não cổ; nằm giữa não nguyên thuỷ và vỏ não mới, có hình dáng như
con cá ngựa, là trung khu của cảm xúc và hứng thú của con người.
Mọi thông tin do các giác quan tiếp nhận, muốn được truyền vào não
phải đi qua não cổ (vùng hải mã, vùng limpích), nó được coi như là rào cản
đầu tiên để truyền thông tin vào não, nó lựa chọn thông tin để đưa lên não, nó
tham gia tích cực vào trong quá trình nhận thức của con người.
Sự phát triển trí tuệ của con người phụ thuộc vào hứng thú, nghĩa là
phụ thuộc vào não cổ (vùng limpích), vì vậy muốn đạt được hiệu quả cao trong
quá trình nhận thức thì pahỉ có hứng thú nhận thức, đồng nghĩa với việc phải
có sự hoạt động của vùng não cổ.
KLSP: Trong dạy học, phải thường xuyên củng cố hứng thú cho học sinh,
tạo ra một không khí học tập thoải mái, tạo lòng tin cho học sinh khi tiếp nhận tri thức.
2.3 Vỏ não mới: Là phần vật chất phức tạp nhất, tinh vi nhất trong hệ
thần kinh của con người, đây là vùng đại não, có vỏ bán cầu đại não.
Vỏ não mới có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nhận thức và
thực hiện các giai đoạn trí tuệ của con người.
Việc tiếp nhận và xử lý các thông tin về não được thực hiện nhờ hoạt
động của Bán cầu não phải và Bán cầu não trái:
Bán cầu não phải có vai trò tiếp nhận và lưu giữ tất cả các thông tin mà
con người đã tri giác được, nhưng nó không đọc được các thông tin này, thông
tin vẫn ở trong tình trang “không nhãn mác”, nó chỉ là một chuỗi các sự kiện
được sắp xếp một cách đơn giản không theo trật tự nào.
Bán cầu não trái làm nhiệm vụ phân loại và xử lý thông tin dưới hình
thức các khái niệm, kí hiệu để nhận ra các thông tin đó và điều chỉnh chúng.
Nó là trung khu của những gì mang tính ổn định, trật tự. Như vậy, Bán cầu
não trái mang tính tổng hợp, phân tích.
Mặc dù, mỗi bán cầu đại não có một chức năng, nhiệm vụ riêng, nhưng hai
bán cầu đại não luôn thống nhất với nhau trong quá trình nhận thức của con người
giúp con người có thêm những kiến thức mới. Sự thống nhất của hai bán cầu
được thể hiện ở tính bổ sung cho nhau giữa chúng, đó chính là thao tác được
đưa ra ở giai đoạn cuối cùng để cập nhật các giữ liệu và tổng hợp các thông tin
thành các khái niệm, kí hiệu,…
* Tiến trình của quá trình nhận thức: Bán cầu não trái truyền lệnh cho
bán cầu não phải, ở bán cầu não phải lưu giữ hàng loạt các thông tin không
đồng nhất, được nối với mục đích của bán cầu não trái, nếu bán cầu não trái
chưa thấy phù hopự lại tiếp thục tạo ra các yếu tố mới. Khi đó tính bổ sung
của hai bán cầu đại não sẽ thực hiện nhiệm vụ cuối cùng để giúp con người
đưa ra những tri thức mới.
→ Tóm lại, nhờ hoạt động bình thường của hệ thần kinh mà con người
mới có khả năng nhận thức thế giới từ những cái đơn giản đến nhận thức
được cái bản chất, phức tạp và khái quát được những đặc điểm chung của sự
vật hiện tượng, hình thành nên những tri thức mới cho con người.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II
Ý nghĩa - tầm quan trọng – vai trò của hệ thần kinh trong quá trình
nhận thức của con người? (Trình bày vai trò của các giác quan, vai trò của nơ
ron, vai trò của não bộ và hai bán cầu đại não)
CHƯƠNG III: CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
Hoạt động nhận thức là một hoạt động quan trọng của đời sống con
người, nó là khởi nguồn của mọi sự hiểu biết, nhận thức là khởi nguồn của mọi
hoạt động trong đời sống con người.
Nhận thức đúng dẫn tới hành động đúng và ngược lại. Nhận thức chỉ đạo hành động.
I. QUÁ TRÌNH TRI GIÁC
Tri giác là quá trình phản ánh đầu tiên, đơn giản nhất, là những viên
gạch nền móng đầu tiên để xây dựng nên toà lâu đài tri thức của con người.
1.1 Khái niệm tri giác: Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một
cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng trực
tiếp tác động vào các giác quan của con người. (Nghiên cứu thực nghiệm về tri
giác của con người đặt trong phạm vi nhận thức)
1.2 Bản chất của tri giác (Chú ý phần trọng tâm)
Bản chất của tri giác là sự nhận biết các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện
tượng, từ đó liên kết các thuộc tính đó, đặt chúng trong mối quan hệ giữa không gian,
thời gian, kích thước, mùi vị,…sau đó đưa ra những đặc điểm chung của sự vật hiện
tượng và kết quả là đem lại một hình ảnh trọn vẹn về sự vật hiện tượng.
Trong tri giác của con người, sự nhận biết được thể hiện ở sự nhận
dạng rồi phân loại dựa trên cơ sở của sự so sánh.
Tri giác là sự lựa chọn và cái được lựa chọn sẽ trở thành đối tượng của
tri giác, khi đó đối tượng sẽ được phản ánh đầy đủ hơn, chi tiết hơn.
Các quan niệm lựa chọn: Có thể lựa chọn một cách có chủ định hoặc
không chủ định; có thể lựa chọn theo nội dung hoặc lựa chọn theo nguồn
thông tin. (Các hình thức lựa chọn diễn ra trong một quá trình, lựa chọn theo
những quan niệm, những điều kiện khác nhau.
Về mặt lý luận có thể hiểu:
+ Thông tin được lựa chọn mới chỉ là dạng đầu tiên của thông tin kích
thích, chứ chưa phải là sản phẩm của sự tương tác giữa thông tin kích thích và thông tin trí nhớ.
+ Cơ sở của sự lựa chọn đã là sản phẩm của sự tương tác đầu tiên giữa
hai loại thông tin trên.
+ Việc lựa chọn dựa trên thông tin đã được xử lý và chức năng của nó
là tìm kiếm những gì cần có cho sự điều chỉnh hành động.
+ Việc lựa chọn của tri giác luôn có liên quan mật thiết với chú ý.
1.3 Quan hệ giữa tri giác và chú ý
1.3.1 Định nghĩa về chú ý
Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm các sự vật hiện
tượng để phản ánh chúng một cách tốt nhất.
* Chức năng, vai trò của chú ý:
Chú ý là cái phông, cái nền để cho các quá trình tâm lý diễn ra.
Chú ý là một quá trình tâm lý luôn luôn đi kèm với quá trình nhận thức
để giúp cho các quá trình đó diễn ra tốt hơn.
Chú ý là cánh cửa mà qua đó tất cả các sự vật hiện tượng của thế giới
bên ngoài đi vào con người.
Nhờ chú ý mà con người mới có thể phản ánh chính xác các sự vật hiện tượng.
Các thuộc tính của chú ý; sức tập trung, tính bền vững, sự phân phối
chú ý, sự di chuyển chú ý.
1.3.2 Mối quan hệ giữa tri giác và chú ý
Quan hệ giữa tri giác và chú ý thường được nghiên cứu ở rất nhiều mặt:
+ Nghiên cứu chú ý và hành vi định hướng
+ Nghiên cứu sự chuyển chú ý như là một quá trình lựa chọn nội tâm.
+ Nghiên cứu sự tự vệ khi tri giác
Nhờ có chú ý mà tri giác mang tính tích cực, chủ động hơn, sự vật hiện
tượng được phản ánh đầy đủ hơn, chính xác hơn, chi tiết hơn.
Nhờ có chú ý mà tính mục đích, tính ý nghĩa của tri giác được rõ ràng
hơn, đầy đủ hơn.
1.4 Tri giác và điều chỉnh hành động
Tri giác là sự điều chỉnh hành động của con người, là một lĩnh vực
nghiên cứu của tâm lý học nhận thức để làm rõ bản chất của tri giác.
Việc điều chỉnh hành động của tri giác được thể hiện như sau:
- Theo lý luận, hành động về tri giác coi việc tìm kiếm, tiếp nhận và xử
lý thông tin là điều kiện, tiền đề, phương tiện của hoạt động có kết quả của con
người. Tâm lý học đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ này.
- Cơ sở của sự nhận biết và lựa chọn của tri giác chính là việc điều chỉnh,
điều khiển, định hướng hành động của con người vào đối tượng xác định.
- Để nhận biết được bản chất của tri giác như trên thì các nhà TLH đã
tiến hành rất nhiều các nghiên cứu như:
+ Mô tả hiện tượng (chú ý vào nội dung tri giác)
+ Nghiên cứu tri giác ở gọc độ mô tả hành vi (hướng tri giác vào hành
động, hành động tri giác được điều chỉnh bởi biểu tượng)
+ Nghiên cứu tri giác ở góc độ sinh lý học thần kinh (nghiên cứu tập
trung hưng phấn ở trong não bộ, nhờ có sự “môi giới” của các quá trình hưng
phấn, của các giác quan ở bên ngoài, để tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài
tác động vào con người).
+ Nghiên cứu tri giác bằng thực nghiệm; nghiên cứu thực nghiệm trên con
người được tiến hành trên lĩnh vực Tâm - vật lý, nghiên cứu các quan hệ giữa các
đặc tính cơ bản của các kích thích vật lý như cường độ, thời gian, độ dài,…sau đó
tiếp tục nghiên cứu các cảm giác chủ quan đơn giản…dần dần nghiên cứu càng
phức tạp như ảnh hưởng của môi trường kích thích đến tri giác.
Đến những năm 50 của thế kỉ XX xuất hiện hướng nghiên cứu đi sâu
vào năng lực tri giác như con đường một chiều từ cơ quan nhận cảm đến não,
từ ngoại biên đến trung tâm, từ đó đã chỉ ra rằng các quá trình tri giác ngoại
biên cũng chịu tác động của kinh nghiệm và hứng thú.
Cuối cùng đã đi đến kết luận: Tri giác là cơ sở của hành vi, là cơ sở của
sự thích ứng của con người.
* Đặc biệt phát hiện ra nhận thức của con người được tiến hành bằng
hai con đường khác biệt nhau, đó là xử lý từ trên xuống và xử lý từ dưới lên:
● Xử lý từ trên xuống; nhận thức được hướng dẫn bởi kinh nghiệm, hiểu
biết, kỳ vọng, động cơ,…vỏ não tham gia tích cực về mặt sinh lý nhằm tái tạo vốn
kinh nghiệm. Vai trò của xử lý từ trên xuống là giúp ta xử lý để nhận ra các
đặc điểm của kích thích.
● Xử lý từ dưới lên bao gồm việc nhận biết và xử lý các thông tin về các
thành phần cá biệt để cấu thành nên kích thích đó. Vai trò của xử lý từ dưới
lên là giúp ta đem kinh nghiệm cũ của mình phục vụ cho nhận thức hiện tại.
Cả hai cách xử lý trên đều diễn ra đồng thời và có sự tác động lẫn nhau trong
quá trình nhận thức, để giúp cho chúng ta nhận thức được sự vật hiện tượng.
+ Ngoài việc tri giác các sự vật hiện tượng như trên còn có tri giác con
người bởi con người (mắt, mũi, miệng) khi đó sẽ có sự so sánh giữa biểu tượng
được lưu giữ ở trong trí nhớ với biểu tượng gần nhất đang tác động.
+ Việc nghiên cứu tri giác còn được diễn ra trong lĩnh vực chuyên ngành như:
TLH Phát triển đã nghiên cứu tri giác và nêu lên một số mốc phát triển
tri giác qua những nhận định chung như: sự phát triển các khả năng tri giác
đơn giản của trẻ sơ sinh; Từ 10 – 12 tri giác của trẻ đã đạt đến trình độ tri giác
của người trưởng thành; Sự phát triển của các giai đoạn nhận thức trong tri
giác kế tiếp nhau qua đó thấy được sự phát triển của tri giác không tách rời sự
phát triển của nhận thức.
TLH Nhân cách nghiên cứu về tri giác thông qua các nhận định như: Quá
trình tri giác diễn ra ở mỗi một con người là khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiệncác mặt sau:
●Khả năng hoạt động ở các giác quan
●Sự nhạy cảm đối với những ảo giác
●Tốc độ và sự chính xác của việc nhận biết đối tượng
●Khả năng đánh giá một đối tượng không phụ thuộc vào môi trường xung quanh.
●Xu hướng nhấn mạnh những sự khác nhau trong quá trình tri giác
hoặc loại bỏ sự khác biệt.
Tâm lý học xã hội thường nghiên cứu tri giác với những vấn đề như sau:
●Tương tác xã hội và sự tri giác cá nhân, tri giác nhóm.
●Sự hiểu biết, sự giao tiếp giữa các chủ thể như là một khía cạnh của tri giác
●Sự tri giác các sự vật hiện tượng ở trong hiện thực khách quan cũng như
trong bản thân sự tương tác xã hội, đã tạo ra những nội dung tương tác xã hội.
●Sự hình thành thái độ xã hội và hoạt động xã hội dựa trên cơ sở những tri giác chung.
II. QUÁ TRÌNH TRÍ NHỚ
2.1 Khái niệm: Trí nhớ là quá trình nhận thức phản ánh vốn kinh
nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng.
Các đặc điểm của trí nhớ:
Kinh nghiệm là những cái đã qua của con người.
Trí nhớ phản ánh cái chung bề ngoài.
Nhận thức lý tính phản ánh cái chung bản chất
Trí nhớ mang tính trực quan của nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính, vì thế mà trí nhớ là vật trung gian, chuyển tiếp của nhận thức lý tính và
nhận thức cảm tính.
Chất lượng ghi nhớ phụ thuộc vào đối tượng nhớ, nội dung, tính chất nhớ.
Chủ thể nhớ được thể hiện thông qua nhu cầu, nguyện vọng, phương thức nhớ.
Có hai loại ghi nhớ: ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định và
chúng khác nhau ở mục đích ghi nhớ.
2.2 Cơ sở sinh lý của trí nhớ.
Cơ sở sinh lý của trí nhớ là quá trình hình thành, củng cố và khôi phục lại
những đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não. Đó là sự để lại dấu vết trong
tế bào thần kinh của vỏ não khi cơ thể nhận được các kích thích từ môi trường.
Thực chất của đường liên hệ thần kinh tạm thời là gì, thì Paplôp trong
quá trình nghiên cứu vẫn chưa lý giải được.
Cách đây hơn 300 năm, Đề Các đã giải thích, sau này Lanslây đã nhận
định: Đặt vấn đề như Đề Các là đã có dáng dấp hiện đại, chỉ cần thay cụm từ
“tinh khí động vật” bằng “xung động thần kinh”, thay “lỗ thủng” bằng
Xuynap” (Tâm lý hoá điện - phản xạ và trí nhớ - Tg Lê Quang Long)
Sau nhiều lần thực nghiệm trên động vật các nhà khoa học đã đi đến kết
luận: Dấu vết để lại trên tế bào thần kinh mỗi khi cơ thể bị kích thích là một loại
prôtít mới. Loại prôtít này được tổng hợp trong tế bào do axít ripônnuclêich
thông tin điều khiển (ARN – tt). Mỗi khi có kích thích tác động đến các giác quan
thì các tin điện sẽ được phát sinh trên tế bào cảm giác, nó lan truyền trên sợi trục,
sau đó tin hoá vượt qua xynap. Khi dòng điện đi qua tế bào thần kinh diễn ra một
quá trình phân hoá phức tạp phân tử AND để tạo thành ARN và từ ARN lại tạo
thành một loại prôtít mới mà người ta gọi là prôtít trí khôn.
Năm 1964, HaiĐen – nhà sinh lý học người Anh qua các công trình nghiên
cứu đã chứng minh nếu tiêm men guanin (men này có khả năng cố định ARN)
cho con chuột trước khi học chạy trên đường mêlộ để cho ARN không biến đổi
được, sau đó có dạy cho con chuột bao nhiêu lần, chuột cũng không thuộc bài.
Ngược lại nếu tiêm men này cho con chuột sau khi nó đã thuộc bài. Khi đó, ARN
mới được hình thành sẽ không biến đổi nữa giúp chuột nhớ lâu hơn bài học.
Như vậy, dưới tác động của một tác nhân kích thích bên ngoài bất
thường thì ARN – tt có thể bị sao chép sai, kéo theo sự lắp giáp sai của một vài
axítamin ở trên chuỗi prôtít (xưởng chế tạo prôtít của tế bào).
Chính sự nhầm lẫn đó đã phát sinh ra một loại prôtít mới vốn không có
trong di sản của bố mẹ để lại. Đây chính là chìa khoá của cơ chế hình thành
các ẩn tích của trí nhớ mà con người mong chờ.
Khi một kích thích tương tự truyền đến thì tin điện lại phát sinh và làm
sống lại các phản ứng hoá học trên tế bào thần kinh mà nó mà nó đã đi qua và
làm cho con người nhớ lại được các sự việc trong quá khứ.
Nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở trong trạng thái của một đứa trẻ sơ sinh.
2.3 Các hướng nghiên cứu về trí nhớ.
2.3.1 Nghiên cứu về trí nhớ đã có một lịch sử lâu đời và quan trọng trong
tâm lý học. Trong số những tác giả nghiên cứu đầu tiên về trí nhớ phải kể đến
một nhà tâm lý học nội quan Herman Ebbung Hous, ông đã hình thành một
phương pháp luận và cách tiếp cận có ảnh hưởng cho đến tận hiện nay.
Năm 1885, ông cho xuất bản cuốn sách về trí nhớ, trong đó mô tả các
phương pháp nghiên cứu trí nhớ, mà trong đó quan tâm đến việc kiểm soát
càng nhiều các khía cạnh tâm lý khác nhau càng tốt và đặc biệt quan tâm đến
việc hình thành trí nhớ.
Để nghiên cứu những lĩnh vực trên ông đã xây dựng phương pháp sử
dụng âm tiết vô nghĩa. Nội dung bao gồm một phụ âm, kế tiếp với nó là một
nguyên âm, rồi lại đến một phụ âm…Những âm tiết vô nghĩa này giống như từ
nhưng lại không có nghĩa cụ thể và không thể liên kết với bất kỳ điều gì đã có
ở trong suy nghĩ của con người.
Sau đó ông dùng phương pháp này để thử nghiệm trên chính bản thân
mình và người trợ lý của mình.
Để kiểm tra kết quả nghiên cứu của phương pháp trên, ông lại đưa ra
một phương pháp mới, phương pháp dự đoán. Nội dung, các âm tiết vô nghĩa
được viết trên các phiếu, trước khi sang phiếu khác ông sẽ cố gắng đoán xem
âm tiết tiếp theo là âm tiết gì? Khi cố gắng nhớ toàn bộ danh sách các âm tiết
vô nghĩa bằng sự dự đoán, thì ông nhận thấy đã thành công. Sau đó, ông đã bổ
sung, hoàn thiện lại phương pháp này, để cố tìm ra các yếu tố đã ảnh hưởng,
cản trở đến việc học các âm tiết.
Sau này, thuyết nội quan bị thuyết hành vi phủ nhận. Tuy nhiên, nghiên
cứu của ông vẫn có những thành công nhất định.
2.3.2 Từ năm 1932, hướng nghiên cứu khác về trí nhớ cũng ra đời, được
bắt đầu bằng công trình nghiên cứu của một nhà quyền quý – công tước
Fređerick Bartlett. Nội dung
Xu hướng tập trung vào một khía cạnh hay một
bộ phận nào đó, làm cho khía cạnh đó trở thành
một bộ phận quan trọng nhất, cho dù nó không
phải là quan trọng trong nguyên bản.

Cảm nghĩ và phản ứng của riêng mỗi người là khác nhau.
Ý nghĩa của thông tin được thay đổi dần dần, từ
một tái tạo này sang một tái tạo khác.

Ý nghĩa của thông tin càng ngày càng được rút
ngắn trong các phiên bản kế tiếp, các chi tiết bị bỏ
bớt hoặc thêm bớt, hoặc không phù hợp với thông tin ban đầu.

Thay đổi làm cho thông tin có nghĩa, bao gồm việc
đưa ra các thông tin mới hoặc thay đổi chuỗi sự kiện.