Đề cương Tâm lý học đại cương | Trường Đại học Đồng Tháp
Đề cương Tâm lý học đại cương | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 39 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2022
Câu 1: Tại sao phản ảnh tâm lý được xem là cấp độ phản ánh cao nhất? Tại sao tâm lý
của người này khác với tâm lý của người khác? Bản chất xã hội của tâm lý?
- Tâm lý người được xem là cấp độ phản ánh cao nhất vì tâm lí người là sự phản
ánh hiện thực khách quan vào não người và thông qua chủ thể.
+ Tâm lí không phải là sự sao chụp 1 cách cứng nhắc về các hiện tượng của thế giới
quan mà phản ánh tâm lí là hình thức phản ánh sinh động đa dạng , linh hoạt nhiều cấp
độ....phản ánh tâm lí cao hơn rất nhìu so với phản ánh vật lí, phản ánh sinh lí.
+Hình ảnh tâm lí còn mang tính chất chủ thể.
- Tâm lí của người này khác so với tâm lí của người khác vì:
+Mỗi người có đặc điểm riêng về thần kinh bộ não(chẳng hạn như có 1 bài toán khó
bạn A giải được còn bạn B thì không)
+Mỗi người có hoàn cảnh sống và hoàn cảnh giáo dục khác nhau(chẳng hạn bạn A
sống trong gia đình có điều kiện khá giả sẽ học tập và làm việc tại thành phố hoặc có thể là
ra nước ngoài để lập nghiệp. Bạn B nhà nghèo không đủ điều kiện để học thì sẽ vay tiền
nhà nước để đi học iđại học và cũng có thể là nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình)
+Mỗi người có mối quan hệ xã hội khác nhau (bạn A quen nhìu người bạn hơn bạn B
thì bạn A sẽ có lợi hơn khi gặp khó khăn sẽ có nhìu người giúp đỡ)
Từ những điều kiện mà mỗi người có những đặc điểm tâm lí riêng biệt , không ai
giống ai, chúng ta nên tiếp xúc cũng như tạo những mối quan hệ tốt nhất để từ đó hình
thành tâm lí tốt giúp ích cho bản thân trong công việc cũng, như trong cuộc sống.
- Bản chất xã hội của tâm lý người: những người sinh ra trong cùng thời điểm
thường tương tác, ảnh hưởng với nhau thông qua các mối quan hệ xã hội (hoạt động chung
và giao tiếp). Qua đó họ tương tác, ảnh hưởng – tác động và học hỏi lẫn nhau để hình
thành các biểu tượng tâm lý tương đồng – những hiện tượng tâm lý chung ở cùng một thế
hệ: xu thế thời đại, mốt, quan niệm góc nhìn, thang giá trị xã hội, thần tượng...
Câu 2: Giải thích về sự khác biệt tâm lý giữa các thế hệ trong cộng đồng – xã hội và
lấy ví dụ để minh họa.
- Do tâm lý con người có bản chất lịch sử - xã hội:
+ tâm lý của người sinh ra và lớn lên trong các thời điểm lịch sử khác nhau thì khác
nhau. Tâm lý người sống ở thời kỳ nguyên thủy khác với thời kỳ chiếm hữu nô lệ, khác
với thời kỳ phong kiến và khác với tâm lý của con người ở thời nay.
+ tâm lý con người ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau cũng có sự khác biệt: tâm lý
con người ở giai đoạn trẻ em khác với tâm lý ở giai đoạn dậy thì.
+ tâm lí người có nguồn gốc xã hội. Con người thông qua hoạt động, giao tiếp học tập,
đã chiếm lĩnh những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người từ trong nền văn hóa của
loài người để biến thành riêng của mình
Vd:Trong một làng có truyền thống hiếu học thì những đứa trẻ ở làng đó ngay từ nhỏ
đã được tiếp thu truyền thống ấy qua sự giáo dục của cha mẹ qua mối quan hệ với mọi người .
Những đứa trẻ này luôn có tâm lí phải học cho xưng đáng với truyền thống của làng.
Câu 3: Hoạt động là gì? Phân tích các đặc điểm của hoạt động trong tâm lý học và lấy
các ví dụ cụ thể để minh chứng cho các đặc điểm ấy.
- Hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người và thế giới, để tạo ra sản
phẩm cả về phía con người và thế giới nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
- Hoạt động là quá trình tương tác giữa con người (đóng vai trò làm chủ thể) với sự
vật – hiện tượng (đối tượng) với hiện thực khách quan (khách thể) mà kết quả có ở cả hai
phía (chủ thể - tâm lý mới) và khách thể (sản phẩm mới).
- Các đặc điểm của hoạt động:
+ Tính chủ thể của hoạt động: hoạt động luôn do con người thực hiện, con người
đóng vai trò là chủ thể. máy móc, rô bốt... ý muốn, trí tuệ của con người.
+Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng: đối tượng của hoạt động là các sự vật, hiện
tượng mà chủ thể nhắm tới để tác động và biến đổi chúng thành sản phẩm. Mọi hoạt động
đều phải có đối tượng.
+ mục đích của hoạt động: mục đích là hình ảnh của sản phẩm được chủ thể hình
dung, mường tượng ở trong đầu trước khi tiến hành hoạt động, định hướng cho toàn bộ
quá trình hoạt động. Mọi hoạt động đều có mục đích.
+Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: con người sử dụng các công cụ,
phương tiện, kinh nghiệm, kiến thức,... để tác động gián tiếp vào đối tượng trong quá trình
tiến hành hoạt động. Khoa học – kỹ thuật – công nghệ của nền văn minh nhân loại càng
phát triển thì tính gián tiếp càng tăng.
Câu 4: cơ sở tự nhiên của tâm lý người bao gồm những thành tố nào? Phân tích nội
dung cơ bản của các thành tố đó và cho các ví dụ minh họa.
-Cơ sở tự nhiên bao gồm những thành tố:
+ Não và phản xạ có điều kiện:
Não là cơ quan duy nhất chứa đựng các thông tin, dữ liệu của tâm lý và vận hành các
chức năng tâm lý của con người thông qua cơ chế vận hành của các neuron. Không có não
không có các chức năng tâm lý. Não bị biến đổi thì các chứng năng tâm lý cũng biến đổi.
Phản xạ có điều kiện giúp tạo ra các liên kết, các tổ hợp neuron đề cùng phản ánh về
một sự vật – hiện tượng, hoặc các sự vật – hiện tượng có mối liên hệ với nhau, hoặc điều
hành các xúc cảm, hành vi khác nhau của con người. Không có phản xạ có điều kiện thì
không thể hình thành được các chức năng tâm lý – xã hội cấp cao, tâm lý sẽ dừng lại ở
mức độ bản năng – bẩm sinh trên cơ sở các phản xạ không điều kiện.
+Hệ thống tín hiệu thứ hai: lời nói – chữ viết – kí hiệu là sự khái quát các thuộc tính,
đặc điểm, mối quan hệ, trạng thái vận động của sự vật – hiện tượng thông qua hệ thống tín
hiệu thứ 1 (kết quả phản ánh của các giác quan từ các thuộc tính trực quan) vào biểu tượng
tinh thần – gói ghém vào ngôn ngữ ( tên gọi, khái niệm, định nghĩa, định lý, định luật,
phương pháp, kinh nghiệm, hướng dẫn)
Câu 5: Phân tích khái niệm hoạt động chủ đạo. Hãy trình bày các hoạt động chủ đạo
của các thời kì phát triển tâm lý theo phương tiện cá thể.
-Hoạt động chủ đạo là hoạt động chủ yếu của lứa tuổi nó quy định những biến đổi chủ
yếu nhất trong các quá trình tâm lý và trong các đặc điểm tâm lý của nhân cách con người
ở giai đoạn phát triển nhất định.
-Tâm lý học đã xác định hoạt động chủ đạo của các lứa tuổi cụ thể:
+Từ lúc lọt lòng cho đến 12 tháng: hoạt động giao tiếp bằng xúc cảm trực tiếp giữa trẻ
với người lớn mà trước hết là mẹ.
+Từ 12 tháng – 3 tuổi : hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật kiểu tư duy sẽ xảy
ra giai đoạn này là tư duy trực quan hành động( dùng tay chân để giải quyết vấn đề)
+Từ 3 tuổi – 6 tuổi : hoạt động chủ đạo là hoạt động trò chơi sắm vai theo chủ đề và
kiểu tư duy là tư duy trực quan hình tượng ( dùng hình ảnh sự vật hiện tượng để giải quyết vấn đề) +Từ 6 tuổi trở đi :
- 6 tuổi – 11,12 tuổi : Nhi đồng
- 11,12 tuổi – 16 tuổi: -
16 tuổi- 18 tuổi: Thiếu niên -
18 tuổi – 25 tuổi: Thanh niên -
25 tuổi – 50 tuổi: Trung niên
Hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập, hoạt động lao động , hoạt động nghề
nghiệp kiểu tư duy trừu tượng, tư duy ngôn ngữ tư duy logic
Câu 6: Giao tiếp là gì? Giao tiếp có hững cách phân loại nào? Phân tích chức năng của giao tiếp.
-Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lý
giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin và cảm xúc,
tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau. Nói cách khác giao tiếp là quá
trình xác lập và vận hành các mối quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội
giữa chủ thể này với chủ thể khác.
-Phân loại của giao tiếp:
+Căn cứ vào phương tiện giao tiếp chia làm ba loại:
Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói , chữ viết ):là hình thức giao tiếp đặc trưng của con
người bằng sử dụng tín hiệu chung là từ ngữ
Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ:giao tiếp bằng cử chỉ nét mặt điệu bộ,...sự kết
hợp các động tác khác nhau có thể hiện sắc thái khác nhau
zGiao tiếp vật chất : giao tiếp thông qua hành động với vật thể
+Căn cứ vào khoảng cách chia làm hai loại:
.Giao tiếp trực tiếp :giao tiếp mặt đối mặt các chủ thể trực tiếp đối diện nhau để phát
và nhận tín hiệu của nhau
.Giao tiếp gián tiếp: giao tiếp qua thư từ phượng tiện kĩ thuật hoạt có khi qua ngoại cảm thần giao cách cảm
+Căn cứ vào quy cách giao tiếp chia làm hai loại :
.Giao tiếp chính thức :giao tiếp diễn ra theo quy định thể chế chức trách cho chủ thể
phải tuân thủ một số yêu cầu xác định
.Giao tiếp không chính thức:giao tiếp không bị ràng buộc bởi các nghi thức mà dựa
vào tính tình nguyện , tự giác phụ thuộc vào nhu cầu , hứng thú ,cảm xúc ... của các chủ thể
+Chức năng của giao tiếp :
.Chức năng thông tin:qua giao tiếp con người trao đổi truyền đạt tri thức kinh nghiệm
với nhau. Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin , vừa là nơi tiếp nhận thông tin. Thu
nhận và xử lý thông tin là một con đường quan trọng để phát triển nhân cách.
. Chức năng cảm xúc :giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn
tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể . Vì vậy giao tiếp ;là một trong những con
đường hình thành tình cảm của con người.
. Chức năng nhận thức : lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau : Trong giao tiếp mỗi chủ thể tự
bộc lộ quan điểm , tư tưởng thái độ thói quen... của mình , do đó các chủ thể có thể nhận
thức được về nhau làm cơ sở đánh giá lẫn nhau . Điều này quan trọng hơn là trên cơ sở so
sánh với người khác và ý kiến đánh giá của người khác mỗi chủ thể có thể tự đánh giá về bản thân mình.
.Chức năng điều chỉnh hành vi: Trên cơ sở nhận thức lẫn nhau đánh giá lẫn nhau và tự
đánh giá bản thân , trong giao tiếp , mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnhhành vi của
mình cũng như có thể tác động đến động cơ , mục đích , quá trình ra quyết định, và hahf
động của chủ thể khác
.Chức năng hợp hành động : nhờ có quá trình giao tiếp con người cios thể phối hợp
hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó nhằm đạt đén mục tiêu chung.Đây là
một chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay một nhóm người.
Câu 7: Vì sao nói ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người? Cho ví dụ để minh chứng.
- Là quá trình phản ánh bằng ngôn ngữ: hệ thống tín hiệu thứ II đây là tín hiệu phức
tạp chỉ con người sử dụng được. Đa số động vật đều sử dụng hệ thống tín hiệu thứ I.
- Thông hiểu được những gì con người đã tiếp thu được thông qua quá trình phản ánh
của thế giới khách quan: chỉ có nhận thức mới giúp con người nhận thức và giải thích bản
chất của thế giới và con người.
- Ý thức như cặp mắt thứ hai: soi vào kếtt quả (những thông tin, thuộc tính bề ngoài)
do cặp mắt thứ nhất (giác quan) mang lại từ sự vật hiện tượng để tạo ra các chức năng tâm lý cấp cao, phức tạp.
- Ý thức còn thể hiện thái độ của con người và điều khiển hành vi thái độ của con người.
VD: khi tham gia giao thông muốn con người có ý thức trong quá trình giao thông thì
trước tiên họ phải biết về luật lệ giao thông. Từ đó mới hình thành nên ý thức con người và
sẽ lường trước được những hành vi của mình là đúng hay sai. Trong bất kỳ trường hợp nào
cũng vậy con người muốn hình thành nên ý thức về một điều gì đó thì phải có nhận thức về điều đó.
Câu 8: Phân tích cấu trúc của ý thức. Ý thức bao gồm những mức độ nào?
Ý thức là một chỉnh thể mang lại chất lương mới cho thế giới nội tâm của con người.
Bao gồm thành phần liên kết, thống nhất hữu cơ với nhau đó là
- Mặt nhận thức của ý thức: biết – hiểu sâu sắc, toàn diện về sự vật hiện tượng (kiến
thức sâu rộng) là kết quả của phản ánh hiện thực khách quan.
- mặt thái độ của ý thức: thái độ của con người đối với sự vật hiện tượng.
- mặt năng động của ý thức: định hướng, xác định mục tiêu, lập kế hoạch. Điều khiển,
giám sát và điều chỉnh hành vi – hoạt động của con người.
Câu 9: Phân tích các con đường và điều kiện hình thành ý thức cá nhân và cho ví dụ minh họa để minh chứng.
Cấp độ chưa ý thức
-Con người không nhận thức được các hiện tượng tâm lí, hành vi, cảm nghĩ của mình.
-Con người không thể đánh giá, kiểm soát được về hành vi, ngôn ngữ, cách cư xử của mình.
-Vô thức không kèm theo sự dự kiến trước, không có chủ định. Sự xuất hiện hành vi vô thức thường
bất ngờ, đột ngột, xay ra trong thời gian ngắn.
-Hình ảnh tâm lí trong vô thức có thể của cả quá khứ, hiện tại và tương lai nhưng chúng liên kết với
nhau không theo quy luật hiện thực.
Ví dụ: Có lúc ta cảm thấy thinh thích một cái gì đó, nhưng không hiểu rõ vì sao; hoặc có lúc thích, có
lúc không thích, khi gặp điều kiện thì bộc lộ ý thích. khi không có điều kiện thì thôi. Cấp độ ý thức,
Các hiện tượng tâm lí có ý thức đều được chủ thể nhận thức: Chủ thể biết rõ mình đang làm gì,
nghĩ gì. Vì thế, nhiều khi “có ý thức" đồng nghĩa với có hiểu biết, có tri thức.
Ý thức bao hàm thái độ của chủ thể đối với đối tượng đã được nhận thức. Thái độ đó là động cơ của hành vi có ý thức.
Ý thức được thể hiện ở tính có chủ tâm và dự kiến trước hành vi. Đặc điểm này phân biệt bản chất
hành động của con người với hành vi của con vật
VD: khi tham gia giao thông muốn con người có ý thức trong quá trình giao thông thì trước tiên họ
phải biết về luật lệ giao thông. Từ đó mới hình thành nên ý thức con người và sẽ lường trước được những
hành vi của mình là đúng hay sai. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng vậy con người muốn hình thành nên
ý thức về một điều gì đó thì phải có nhận thức về điều đó.
Cấp độ tự ý thức
Chủ thể tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế và các quan
hệ xã hội, trên cơ sở đó tự nhận xét, tự đánh giá.
Chủ thể có thái độ rõ ràng đối với bản thân.
Chủ thể tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác.
Chủ thể có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.
VD: Adam Khoo đã từng viết cuốn sách tôi tài giỏi và bạn cũng thế và đây là cuốn sách hay và được
bán chạy nhất mọi thời đại. Trong cuốn sách ông đã kể về cuộc đời của mình từng là một cậu học sinh tệ
nhất nhưng rồi cuối cùng ông cũng đã thành công vì ông đã nhận thức được khả năng của mình không chỉ
là vậy. Đây thể hiện khả năng tự ý thức của ông.
Câu 10: Chú ý là gì? Chú ý có những loại nào ( lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại)?
Phân tích các thuộc tính cơ bản của chú ý.
Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động,
đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.
Chú ý không chủ định: là sự tâ ~p trung ý thức lên mô ~t đối tượng nhất định khi có sự tác đô ~ng kích
thích của đối tượng đó.
VD: Đang đi dừng đèn đỏ và có một tiếng còi ở đằng sau ta bỗng qua lại nhìn. => Cường độ kích
kích: cường độ kích thích càng mạnh thì càng dỗ gây ra chú ý không chủ định.
Chú ý có chủ định: là sự điều chỉnh mô ~t cách có ý thức sự tâ ~p trung lên mô ~t đối tượng nào đó nhằm
thỏa mãn những yêu cầu của hoạt đô ~ng.
VD: Chú ý nghe giảng => Có mục đích nghe giảng để hiểu bài, với mục đích qua môn học, nỗ lực
tránh những tiếng ồn hành động gây xao nhãng.
Chú ý sau chủ định: là sự tâ ~p trung ý thức tới mô ~t đối tượng mà đối tượng đó có ý nghĩa nhất định đối với cá nhân.
VD Chơi game => lúc đầu chỉ để giải trí nhưng sau đó thích thú nên chơi rất nhiều. Sức tập trung chú ý:
Đó là khả năng chú ý tập trung vào một phạm vi hẹp, chỉ chú ý đến một hay một số đối tượng cần
thiết cho hoạt động nhằm phản ánh đối tượng được tốt nhất, số lượng các đối tượng mà chú ý hướng tới
gọi là khối lượng chú ý
Tính bền vững của chú ý: Khả năng duy trì chú ý trong một thời gian dài đối với một hay một số đối
tượng nhất định không chuyển sang đối tượng khác. Sư phân phối chú ý: Đó là khả năng cùng một lúc
chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng hay nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định.
Phân phối chú ý không có nghĩa là chia đều sự chú ý cho mọi đối tượng hoạt động mà có sự không
đồng đều chú ý ở các đối tượng khác nhau, đối tượng chính được chú ý nhiều, các đối tượng khác được chú ý ít hơn.
Sự di chuyển chú ý: Đó là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu
của hoạt động. Sự di chuyển chú ý không mâu thuẫn với độ bền vững của chú ý và cũng không phải là
phân tán chú ý vì nó được di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác một cách có ý thức và khi
chuyển sang đối tượng chú ý mới thì chú ý lại được tập trung với cường độ
Câu 11: Cảm giác là gì? Tri giác là gì? So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cảm
giác và tri giác. Lấy ví dụ cụ thể để hân biệt giữa cảm giác và tri giác.
Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng biệt những thuộc tình bên
ngoải của sự vật hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan
Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn những thuộc tính bên ngoài
của sự vật hiện tượng khi nó đang trực tiếp tác động vào các giác quan.
Giống nhau: trực tiếp tác động vào các giác quan Khác nhau: Cảm giác Tri giác
Quá trình nhận thức ( quá trính tâm lý) Quá trình tâm lý
Phản ảnh riêng lẻ từng thuộc tính bên
Phản ảnh trọn vẹn các thuộc tính bên Ngoài Ngoài
Kết quả: chưa gọi tên chưa biết nguồn
Kết quả: gọi tên biết được nguồn kích Kích thích thích
VD cảm giác: Từ chỗ tối bước qua chỗ sáng, phải qua một thời gian đợi cho tính nhạy
cảmcủa khí quan phân tích giảm xuống ta mới phân biệt được các vật Xung quanh. Cường
độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm của cảm giác tăng
Ví dụ về tri giác: Khi ta có 1 rổ cam, chúng ta muốn biết đó là gì thì ở mức độ đơn
giản nhất chúng ta cần phải tiếp xúc trực tiếp với nó.
Câu 12: Tư duy là gì? Tư duy có các đặc điểm nào? Rút ra những kết luận cần thiết để phát triển tư duy.
Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và
quan hệ bên trong, có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết
– Tính “có vấn đề” của tư duy: tư duy chỉ nảy sinh khi một tình huống có vấn đề xuất
hiện và cá nhân có khả năng giải quyết nó (nhận thức được vấn đề, có nhu cầu và có tri
thức để giải quyết). Tình huống có vấn đề là tình huống chứa đựng một mục đích mới, một
vấn đề mới, hoặc một cách giải quyết mới mà những phương tiện, phương pháp hoạt động
cũ không còn đủ sức giải quyết, mặc dù vẫn cần thiết.
– Tính gián tiếp của tư duy: tư duy phát hiện ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện
tượng nhờ sử dụng công cụ, phương tiện (đồng hồ, nhiệt kế, mày móc,…) và các kết quả
nhận thức (quy tắc, công thức, quy luật, …) mà loài người đã sáng chế ra, tìm ra cũng như
sử dụng kinh nghiệm của chính mình.
– Tính trừu tượng và khái quát của tư duy: tư duy phản ánh cái chung, bản chất cho
nhiều sự vật, hiện tượng trên cơ sở trừu xuất khỏi chúng những cái cụ thể, cá biệt.
– Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: tư duy có được tính trừu tượng, khái quát và
gián tiếp vì nó dùng ngôn ngữ làm phương tiện (từ việc nhận thức vấn đề cho đến quá
trình huy động và “nhào nặn” vốn liếng tâm lý cũng như việc cố định lại kết quả).
– Tư duy có liên hệ mật thiết với nhận thức cảm tính: để tạo ra sản phẩm của mình, tư
duy phải dựa trên những tài liệu cảm tính, trên cơ sở kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan
sinh động – những cái thuộc về nhận thức cảm tính. Nhận thức cảm tính là một khâu của
mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm
dưới dạng các khái niệm, quy luật.
- Để phát triển tư duy cần phải:
• Phải xem trọng việc phát triển tư duy
• Phải rèn luyện học tập nâng cao nhận thức để phát triển khả năng tư duy tốt, chính xác.
• Phải tăng cường khả năng trừu tượng khái quát.
• Phải thường xuyên quan sát tìm hiểu thực tế, rèn luyện cảm giác, tính nhạy cảm,
năng lực trí nhớ nhằm nâng cao nhận thức cảm tính để sau đó rút ra nhận thức một cách lý tính, có khoa học.
Câu 13: Tưởng tượng là gì? Phân tích các cách tạo ra hình ảnh mới trog tưởng tượng
và liên hệ ý nghĩa của chúng với thực tiễn.
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có
Thay đổi kích thước số lượng của sự vật hiện tượng nhằm thay đổi hình ảnh của chúng
so với hiện thực VD: Hình tượng người khỗng lồ hay tí hon…
Nhấn mạnh một vài thuộc tính của sự vật hiện tượng lấy một vài sự vật hiện tượng nào
đó đưa lên hàng đầu một phẩm chất nào đó VD: Trong tranh biếm hoạ, muốn châm biếm
thói tham ăn, người ta vẽ miệng to hơn các bộ phận khác hoặc cách nói quá trong văn học
Chắc ghép đây là phương pháp kết dính các bộ phận của nhiều sự vật hiện tượng khác
nhau thành một hình ảnh mới VD: hình ảnh con rồng, hình ảnh nàng tiên cá…
Liên hợp : đây là cách tạo ra hình ảnh mới bằng cách liên hợp các bộ phận của nhiều
sự vật hiện tượng với nhau trên cơ sở cải biên các bộ phận đó
VD: Xe điện bánh hơi là liên hợp giữa ô tô và tàu điện,Thủy phi cơ là sự liên hợp giữa máy bay và tầu thủy
Điển hình hóa : đây là cách tạo ra hình ảnh mới một cách phức tạp nhất trong đó
những thuộc tính điển hình cho một loài sự vật hiện tượng được tập trung trong hình ảnh mới
VD: mẫu hóa một hình tượng nhân vật nào đó trong văn học với nhiều đối tượng cùng loại
Loại suy- tương tự: đây là cách tạo ra hình ảnh mới bằng cách mô phỏng bắt trước
những chi tiết, những sự vật hiện tượng có thực.
VD: Bạn An vừa là trò giỏi, vừa là trò ngoan, vừa là người bạn tốt.
Bạn Bình cũng học giỏi, cũng là trò ngoan ⇒ Vậy, bạn Bình cũng là bạn tốt.
Câu 14: trí nhớ là gì? Trí nhớ có bao nhiêu loại? Đề xuất một số biện pháp để hình
thành và phát triển trí nhớ.
Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình
thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn và sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm
giác tri giác rung động hành động hay suy nghĩ trước đây -Quá trình ghi nhớ:
Ghi nhớ không chủ định: là loại ghi nhớ được thực hiện mà không phải đặt ra mục
đích ghi nhớ từ trước mà không đòi hõi một sự nổ lực ý chí nào được thực hiện một cách tự nhiên
Ghi nhớ có chủ định: là loại ghi nhớ theo mục đích đã định từ trước đòi hỏi những nổ
lực ý chí các thuật ngữ và phương pháp ghi nhớ xác định
Ghi nhớ máy móc: là sự lặp đi lặp lại nhiều lần không hiểu nội dung tài liệu
Ghi nhớ có ý nghĩa : là sự thông hiểu nội dung tài liệu những mối liên hệ logic trong tài liệu đó
Học thuộc lòng thuật nhớ: là quá trình học thuộc tài liệu -Quá trình gìn giữ:
Có hai hình thức gìn giữ tiêu cực và tích cực
Tiêu cực là đựa trên sự tri giác và tri giác lại nhiều lần tài liệu một cách đơn giản
Tích cực thực hiện bằng cách nhớ lại trong óc tài liệu đã được ghi nhớ mà không phải
tri giác lại tài liệu đó
-Quá trình nhận lại nhớ lại
Nhận lại: nhớ lại đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác lại đối tượng đó
Nhớ lại : hình ảnh được cũng cố tronng trí nhớ được sống lại không cần dựa vào tri
giác lại những đối tượng đã gây nên hình ảnh đó
*một số biện pháp để hình thành và phát triển trí nhớ.
Phải phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ
Ôn tập một cách tích cực có hiệu quả
Ôn tập phải có nghỉ ngơi
Tập trung chú ý cao khi ghi nhớ
Thay đổi các hình thức ôn tập và ghi nhớ để có kết quả tốt hơn
Câu 15: Tình cảm là gì? Phân tích các mức độ biểu hiện của đời sống tình cảm và lấy
những ví dụ cụ thể để minh chứng.
- Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những sự vật và
hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ.
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự
vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ.
Tình cảm là thuộc tính tâm lý, mà thuộc tính tâm lý là những biểu hiện tâm lý tương đối
ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Do đó
tình cảm là thuộc tính ổn định của nhân cách, cần được bồi dưỡng lâu dài và thường xuyên.
F.Ăngghen đã viết “Những tác động của thế giới khách quan lên con người và được phản
ánh vào đó dưới dạng những tình cảm, ý nghĩ, động cơ và biểu thị ý chí”.
Ví dụ: Tình yêu thương con người, tình bạn bè hữu nghị, hạnh phúc khi bắt gặp tình yêu, buồn bã, thất vọng gặp thất bại… Các mức độ của đời sống tình cảm
Con người không ai giống ai, mỗi một cá nhân có những đặc điểm riêng biệt về tâm
sinh lý cũng như tính cách. Chính vì vậy mà đời sống tình cảm của con người rất đa dạng
và phong phú trong cả nội dung và hình thức thể hiện. Xét từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ nhất thời đến ổn định, từ cụ thể đến khái quát, đời sống tình cảm của con người có những mức độ khác nhau như sau: 1.Màu sắc xúc cảm của cảm giác:
Khái niệm: Màu sắc xúc cảm của cảm giác là một sắc thái của cảm xúc đi kèm theo
quá trình cảm giác. Là mức độ thấp nhất của đời sống tình cảm.
Đặc điểm: Màu sắc xúc cảm của cảm giác mang tính chất cụ thể, nhất thời, không
mạnh mẽ, gắn liền với một cảm giác nhất định và không được chủ thể ý thức một cách rõ ràng, đầy đủ.
Vận dụng:Trong kiến trúc và đời sống hằng ngày: ta cần bố trí những gam màu phù
hợp trong không gian sống và làm việc nhằm tạo ra những cảm xúc, cảm giác phù hợp
khác nhau đáp ứng những nhu càu trạng thái khác nhau của công việc.
Trong y học, dùng màu sắc để chữa trị, điều trị các chứng bệnh liên quan đến tâm lí
cũng như sinh lí. Làm con người hạnh phúc, lạc quan, thoải mái…
Trong giáo dục, dùng màu sắc để kích thích sự phá triển tư duy, trí tuệ của trẻ em…
Cần loại bỏ những gam mau không phù hợp với hoàn cảnh sống và làm việc, ảnh
hưởng đến sự phát triển của tâm lí, cảm xúc hay công việc…
Ví dụ: Màu đỏ, vàng da cam, vàng… đưa lại cho con người cảm xúc ấm áp ( được gọi là
những gam màu nóng). Còn các màu xanh, xanh lục, tím… đưa đến cảm giác lạnh lẽo
( những gam màu lạnh). Các màu nóng và lạnh mang lại cho con người những hiệu ứng
tâm lý khác nhau: màu nóng dễ làm con người phấn chấn, hoạt bát, năng nổ, còn màu lạnh
dễ giúp người ta bình tĩnh, hiền hoà, lắng dịu. Áp dụng thực tiễn điều này trong các phòng
họp tại Dinh Thống Nhất, người ta thiết kế sơn màu xanh lá cây để tạo cảm giác thoải mái
cho quan chức khi họp về những vấn đề nóng bỏng. Hay khi nhìn trái chanh, me… cho ta
cảm xúc thèm chua. Hoặc trong tiếng Việt có nhiều từ nói lên màu sắc cảm xúc của cám giác như "đỏ lòm"," xanh lè"… 2.Xúc cảm:
Là một mức độ của đời sống tình cảm. Mức độ này cao hơn màu sắc xúc cảm của cảm
giác. Nó là sự thể nghiệm trực tiếp của một tình cảm nào đó.
Đặc điểm: Xúc cảm do các sự vật, hiện tượng trọn vẹn gây nên. Nó xảy ra nhanh,
cường độ tương đối mạnh, có tính khái quát và được chủ thể ý thức rõ rệt nhiều hơn so với
màu sắc xúc cảm của cảm giác. Xúc cảm phản ánh hiện thực khách quan qua các “rung
động”, chứ không phản ánh dưới các dạng cảm giác, hình tượng, biểu tượng, khái niệm, ý
nghĩ. Theo E.I.Zard, con người có 10 cảm xúc nền tảng đó là: hứng thú, hồi hộp, vui
sướng, ngạc nhiên, đau khổ, căm giận, ghê tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xâu hổ và tội lỗi.
Tùy thuộc vào cường độ, tính ổn định và tính ý thức cao hay thấp mà xúc cảm có hai mức độ biểu hiện khác nhau: *Xúc động:
Là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh nhưng xảy ra trong một thời gian ngắn.
Đặc điểm: Khi xảy ra xúc động con người thường không làm chủ được bản thân
mình, không ý thức được hậu quả hành động của mình (cả giận mất khôn ). Lúc đó dễ có
những biến đổi lớn của các quá trình cơ thể như thay đổi sắc mặt (đỏ, tái), biến đổi nhịp
tim (nhanh, chậm), nhịp hộ hấp (nhanh, chậm, ngừng thở), nổi da gà, chân tay bủn rủn, đôi
khi cơ thể có thể bị cứng đờ, líu lưỡi, trợn mắt, cứng miệng hoặc có thì bị ngất (vì quá vui
mừng, quá thương cảm hay quá sợ hãi). Xúc động là quá trình ngắn diễn ra theo từng
"cơn" (cơn giận, cơn ghen...). Chẳng hạn: trong sử thi" Mát" của Homero. Khi cha mẹ của
Hecto thấy con mình bị giết thì: "Vừa trông thấy con, mẹ chàng bứt tóc. Giật chiếc khăn
trùm đầu óng ánh vứt đi. Cha chàng rên rỉ thảm thương..."…
Vận dụng:Cần hạn chế đến mức thấp nhất các xúc động mạnh, đặc biệt đối với
người bị bệnh tim mạch vì điều đó có thể gây nguy hiểm cho họ.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác nhau, con người ta cần có sự xúc động
hoặc làm người khác xúc động vì hạnh phúc để nhằm tạo chiều hướng tích cực để thay đổi
nhân cách, làm tâm trạng cảm xúc của người khác cũng như bản thân mình thêm đa dạng…
Ví dụ: Các cầu thủ đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam vui mừng đến rơi nước mắt khi
đoạt huy chương vàng tại Sea Game 2011. Hay bạn Lan đỏ mặt thẹn thùng khi được khen
ngoan. Cảm giác xúc động khi được người khác quan tâm. *Tâm Trạng:
Khái niệm: Tâm trạng là một dạng khác của xúc cảm. Nó là một trạng thái xúc cảm
bao trùm lên toàn bộ hoạt động của cá nhân, có ảnh hưởng rõ rệt đến toàn bộ hành vi của
cá nhân trong một thời gian dài.
Ví dụ: Tâm trạng chán nản của bạn Nam, Nam không thiết tha gì với việc học, ăn uống
và cậu bỏ bê mọi thứ. Nguyên nhân do bố mẹ bạn ấy cãi nhau, điểm số ngày càng sa sút.
Để làm cho cậu ấy hết chán nản thì chúng ta phải tìm ra căn nguyên câu chuyện và từ đó
tác động tích cực vào bản thân Nam để cậu ấy đứng vững và ngày càng tiến bộ. 3.Tình cảm
Khái niệm: Tình cảm là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh cũng
như đối với bản thân. Là thuộc tính ổn định của nhân cách.
Căn cứ vào đối tượng thỏa mãn nhu cầu, người ta chia ra thành 2 nhóm: tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao.
+Tình cảm cấp thấp: là sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu sinh học
của cơ thể. Ví dụ như: Sự thỏa mãn khi được ăn một món ăn ngon, hạnh phúc khi được
sống trong môi trường đầy đủ, mặc quần áo đẹp. Hay là sự chán nản với việc cơm không
đủ no, áo không đủ mặc…
+Tình cảm cấp cao: khác với con vật, ngoài những nhu cầu vật chất, con
người còn có nhu cầu tinh thần, nhu cầu tinh thần của con người cũng có nhiều loại: nhu
cầu thuộc về quan hệ giữa người và người (nhu cầu giao tiếp), nhu cầu thuộc về mối quan
hệ giữa người với xã hội như đạo đức, nhu cầu về cái đẹp, nhu cầu nhận thức..v..v...
Những nhu cầu đó được thỏa mãn hay không được thỏa mãn mà ta có các loại tình cảm
đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thầm mỹ...
Tình cảm đạo đức: trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường đem những lời nói, cử chỉ,
hành vi, việc làm của bản thân hay của người khác để đối chiếu với quy tắc, tiêu chuẩn
đạo đức xã hội xem nó phù hợp hay không phù hợp. Nếu phù hợp thì ta phấn khởi, vui
mừng, sung sướng …. Ngược lại nếu không phù hợp thì ta cảm thấy bức rứt, bực tức, hổ
thẹn, căm phẫn…Đó là biểu hiện tình cảm đạo đức của con người. Vậy, tình cảm đạo đức
là loại tình cảm có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu đạo đức của
con người. Tình cảm đạo đức biểu hiện thái độ của con người đối với những người khác,
đối với tập thể và đối với 9trách nhiệm xã hội của bản thân mình.
Ví dụ: Những tình cảm đạo đức cơ bản là: lương tâm, nghĩa vụ, tinh thần tập thể, tình bạn
bè, đồng chí, sự kính trọng của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô. Sự tôn trọng của
người trẻ tuổi với người lớn tuổi…
4.Tình cảm mang bản chất thế giới quan
Là mức độ cao nhất của tình cảm, ở mức độ này tình cảm đã rất bền vững và ổn định
có tính tự giác và tính ý thức rất cao, nó trở thành nguyên tắc trong thái độ của hành vi của cá nhân.
Vd: Tinh thần yêu nước, lòng nhân ái.
Câu 16: Phân tích nội dung các quy luật của đời sống xúc cảm, tình cảm và rút ra
những kết luận để vận dụng hiệu quả những quy luật ấy vào đời sống.
a. Quy luật lây lan.
Lây lan là một động từ chỉ một thứ gì đó (bệnh) truyền từ người này sang người này người khác.
Tình cảm của con người có thể truyền, “lây” từ người này sang người khác. Hiện tượng
vui lây, buồn lây, đồng cảm là biểu hiện của quy luật lây lan tình cảm. Vd: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
“Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nữa”.
Ứng dụng: Các hoạt động tập thể của con người. Đây là cơ sở tạo ra các phong trào,
hoạt đọng mang tính tập thể. b. Quy luật thích ứng
Giống như cảm giác, tình cảm cũng có hiện tượng thích ứng. Nghĩa là một xúc cảm,
tình cảm nào đó cứ lặp đi, lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống, trở nên “chai sạn” Vd: “Gần thường xa thương”
“Dao năng mài thì sắc, người năng chào thì quen”
c. Quy luật tương phản
* Định nghĩa: Hiện tượng cảm ứng hay hiện tượng tương phản là sự xuất hiện hay suy
yếu của tình cảm có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác.
* ứng dụng trong dạy và học
- GV cần xây dựng thang điểm chuẩn để chấm bài
- có cái nhìn khách quan, lý tính, công bằng
- Vận dụng quy luật tương phản để nêu gương, trách phạt học sinh
* Ví dụ: - có thức khuya mới biết đêm dài, có khóc mới thấy cười sung sướng
- càng yêu nước càng căm thù giặc
- nhân vật chính diện, phản diện...
( càng yêu mến nhân vật Bạch Tuyết hiền lành thì càng căm ghét mụ hoàng hậu đọc ác)
D. Quy luật pha trộn
* Định nghĩa: Hiện tượng 2 tình cảm đối cực nhau có thể xảy ra cùng 1 lúc, nhưng
không loại trừ nhau, chúng “pha trộn” vào nhau *vd:
- Giận mà thương, thương mà giận
- sự ghen tuông trong tình cảm
“Không có hạnh phúc nào là hoàn toàn hạnh phúc. Không có đau khổ nào là hoàn toàn đau khổ” (Mark)
* ứng dụng trong dạy và học