Bài tập chương 2 (Triết học Mác Lênin) - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
11. Thế nào là Tôn trọng khách quan và Phát huy tính năng động chủ quan? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
11. Thế nào là Tôn trọng khách quan và Phát huy tính năng động chủ quan?
Trả lời: -Tôn trọng khách quan là tôn trọng vai trò quyết định của vật chất. Điều
này đòi hỏi trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ thực tế
khách quan, lấy khách quan làm cơ sở, phương tiện cho hành động của mình.
-Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo
của ý thức và phát huy vai trò của nhân tố con người trong việc vật chất hoá những tính chất ấy.
12. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến? Ý nghĩa phương pháp luận?
Trả lời: -Mối liên hệ phổ biến là khái niệm chỉ sự quy định, tác động qua lại,
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt của một sự vật,
hiện tượng trong thế giới khách quan. Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, mọi
sự vật, hiện tượng, quá trình trong thực tế đều tác động đến nhau. Không có sự vật,
hiện tượng nào tách biệt hoàn toàn với các sự vật, hiện tượng khác.
-Ý Nghĩa: Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật,
hiện tượng, chúng ta rút ra quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử – cụ thể trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn.
13. Phân biệt quan điểm toàn diện, quan điểm chiết trung và thuật ngụy biện? Nêu ví dụ
Trả lời: -Quan điểm toàn diện là một quan điểm mang tính phương pháp luận khoa
học trong nhận thức thế giới. Khi nghiên cứu và xem xét sự vật phải quan tâm đến
tất cả các yếu tố, các mặt, bao gồm cả mặt gián tiếp, trung gian có liên quan đến sự vật.
-Quan điểm chiết trung là cách tiếp cận khái niệm mà không tuân thủ theo một
mẫu hình hoặc các giả định. Thay vào đó rút ra từ nhiều lí thuyết, phong cách, ý
tưởng để biểu đạt hiểu biết về một chủ đề, hoặc áp dụng các lý thuyết khác nhau
vào những trường hợp cụ thể.
-Ngụy biện là việc sử dụng lập luận sai, không hợp lí, cố ý vi phạm các quy tắc logic trong suy luận.
14. Nội dung nguyên lý về sự phát triển? Ý nghĩa phương pháp luận?
Trả lời: -Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học
dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Nhờ có sự phát triển, cơ cấu tổ
chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật cũng như chức năng vốn có của
nó ngày càng hoàn thiện hơn. Như thế, phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động.
-Ý nghĩa: Từ việc nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng,
chúng ta rút ra quan điểm phát triển trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điển này đòi hỏi:
+Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận động và phát triển.
+Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thực tiễn.
+Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
15. Thế nào là quan điểm lịch sử - cụ thể?
Trả lời: Quan điểm lịch sử cụ thể là quan điểm mà khi nghiên cứu và xem xét hiện
tượng, sự vật hay sự việc chúng ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố từ khách
quan đến chủ quan có liên quan đến sự vật.
16. Mối quan hệ giữa Bản chất – hiện tượng? Ý nghĩa PPL của cặp phạm trù này?
Trả lời: – Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương
đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
– Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc bản chất của
sự vật, hiện tượng ra bên ngoài.
–Ý nghĩa: Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đầy đủ về sự vật, ta không nên dừng
lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của nó.
17. Mối quan hệ giữa Tất nhiên – ngẫu nhiên? Ý nghĩa PPL của cặp phạm trù này?
Trả lời: Tất nhiên và ngẫu nhiên hay còn gọi là cái tất yếu và cái có thể là một cặp
phạm trù trong triết học và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái Tất nhiên tức phạm trù
chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và
trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như vậy với cái Ngẫu nhiên một
phạm trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, bên
trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự kết hợp nhiều hoàn
cảnh bên ngoài quyết định và có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất
hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện khác đi.
Ý nghĩa: -Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái tất nhiên, mà không thể dựa
vào cái ngẫu nhiên vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra
theo quy luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất
nội tại của sự vật, nó có thể xảy ra, có thể không. Tuy vậy cũng không được bỏ qua
hoàn toàn cái ngẫu nhiên vì cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự
vật, nhưng nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc.
-Muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích so
sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên vì cái tất nhiên không tồn tại thuần túy mà bộc lộ qua
vô vàn cái ngẫu nhiên và vì không phải cái chung nào cũng là cái tất yếu, nên khi
nghiên cứu cái ngẫu nhiên không chỉ dừng lại ở việc tìm ra cái chung, mà cần phải
tiến sâu hơn nữa mới tìm ra cái chung tất yếu.
-Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, không được xem nhẹ, bỏ qua
cái ngẫu nhiên, mặc dù nó không quyết định xu hướng phát triển của sự vật vì cái
ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hóa thành cái tất nhiên.
18. Mối quan hệ giữa Nguyên nhân – Kết quả ? Ý nghĩa PPL của cặp phạm trù này?
Trả lời: -Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy
vật của chủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng hai phạm trù giữa cái
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó với Kết quả là
phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, qua đó phản ánh mối quan hệ hình
thành của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan
-Ý nghĩa: Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là
không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân.
Nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân.
Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó.
Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật,
hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong
đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực.
19. Mối quan hệ giữa Khả năng – hiện thực? Ý nghĩa PPL của cặp phạm trù này?
Trả lời: -Khả năng và hiện thực là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật
của chủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái Hiện thực là phạm
trù chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế với Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa
xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng. -Ý nghĩa:
+Trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào thực tế nhưng cũng cần tính đến các khả năng.
+Thực hiện quy trình, cách thức xác định các khả năng trong thực tiễn.
+Tiến hành lựa chọn và thực hiện các khả năng.