-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập chương 5 - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Bài tập chương 5 - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vi mô (KTVMN) 30 tài liệu
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 206 tài liệu
Bài tập chương 5 - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Bài tập chương 5 - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (KTVMN) 30 tài liệu
Trường: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 206 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Preview text:
Bài tập kinh tế vi mô chương 5
1. Lượng lao động đầu vào (L) và sản lượng đầu ra (Q) của sản phẩm X được cho ở bảng dưới đây: L 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Q 0 3 8 12 15 17 17 16 13
a) Tính năng suất trung bình và năng suất cận biên tại các mức lao động đầu vào?
Vẽ đồ thị biểu diễn các đường tổng sản lượng, năng suất trung bình và năng suất cận biên.
b) Giả sử doanh nghiệp sử dụng hai yếu tố sản xuất biến đổi là L và K với tổng
chi phí TC = 32. Giá của L là PL = 2; giá của K là PK = 4. Tính độ dốc của đường
đồng phí và viết phương trình đường đồng phí?
c) Nếu hàm sản lượng của doanh nghiệp là Q = 2.K.L thì phối hợp nào của K và
L để tối ưu hóa chi phí và tối đa hóa sản lượng. Tính sản lượng tối đa đó?
2. Chi phí ngắn hạn của một doanh nghiệp được cho ở bảng dưới đây: Q 0 1 2 3 4 5 6 TC 120 180 200 210 225 260 330
Tính chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí cố định bình quân, chi phí biến
đổi bình quân, chi phí bình quân và chi phí cận biên?
3. Hai yếu tố sản xuất là K và L được sử dụng thay thế cho nhau trong sản xuất sản
phẩm Y. Hàm sản xuất là Q = L.(K – 1). Chi phí cho 2 yếu tố đầu vào là TC = 110.
Giá thuê một đơn vị K là PK = 10; giá thuê một đơn vị L là PL = 5.
a) Tìm sự kết hợp K và L để tối đa hóa sản lượng. Tính sản lượng tối đa đó?
b) Nếu tổng chi phí cho K và L là 200 thì doanh nghiệp sẽ sử dụng bao nhiêu K
và L. Khi ấy sản lượng sẽ thay đổi như thế nào?
4. Chi phí cố định bình quân ở mức sản lượng bằng 5 là AFC = 20. Chi phí biến
đổi tại các mức sản lượng cho ở bảng sau đây: Q 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 VC 0 40 64 80 88 96 108 128 160 216 300
a) Tính chi phí cận biên tương ứng với các mức sản lượng?
b) Tính chi phí trung bình tại các mức sản lượng?
5. Từ Sài Gòn đi Nha Trang có thể theo 2 cách: Đi bằng máy bay và bằng xe lửa.
Giá vé máy bay là 500000VNĐ; Giá xe lửa là 200000VNĐ. Thời gian làm thủ tục
và hành trình bay là 3 giờ; thời gian làm thủ tục và đi tàu là 8 giờ. Cách đi nào là kinh tế nhất đối với:
- Một nhà doanh nghiệp thời gian tính bằng 100000/giờ
- Một người buôn trái cây đặc sản và thời gian tính bằng 40000/ giờ
6. Các hàm sản xuất sau đây cho thấy lợi tức tăng dần, không đổi hay giảm dần theo quy mô: a) Q = 0,5 K.L b) Q = 2K + 3L
7. Hàm sản xuất một loại sản phẩm của Công ty A được cho như sau:
Q = 10. K0,5. L0,5, trong đó Q là sản lượng làm ra trong 1 ngày; K là số giờ chạy
máy và L là số giờ lao động.
Công ty B có hàm sản xuất là Q = 10. K0,6. L0,4.
a) Nếu 2 công ty này dùng cùng số lượng vốn và lao động thì sản lượng sản xuất
ra của công ty nào sẽ lớn hơn?
b) Giả sử thời gian làm việc là 9 giờ máy/ ngày. Số lao động được cung ứng
không hạn chế số lượng. Công ty nào có năng suất cận biên của lao động (MPL) lớn hơn? Tại sao?
8. Một hãng có hàm sản xuất được biểu diễn như sau : Q = 5.K.L.
Giá thuê K là 100 ; Giá thuê L là 100.
a) Xác định năng suất cận biên của lao động L và vốn K
b) Nếu tổng chi phí là 8000 thì sản lượng tối đa mà doanh nghiệp có thể sản xuất là bao nhiêu ?
c) Để sản xuất được 400 sản phẩm thì doanh nghiệp cần có bao nhiêu L và K ?
d) Để sản xuất được 250 sản phẩm thì doanh nghiệp phải mất tối thiểu bao nhiêu chi phí ?