-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý thuyết Chương 1 môn Kinh tế vi mô | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Lý thuyết Chương 1 môn Kinh tế vi mô | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vi mô (KTVMN) 30 tài liệu
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 206 tài liệu
Lý thuyết Chương 1 môn Kinh tế vi mô | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Lý thuyết Chương 1 môn Kinh tế vi mô | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (KTVMN) 30 tài liệu
Trường: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 206 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Preview text:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TEES HỌC 1. Sự khan hiếm:
Tồn tại bất cứ khi nào nhu cầu lớn hơn khả năng sẵn có để thỏa mãn nhu cầu
đó; Con người luôn luôn đối mặt với sự khan hiếm.
2. Mười nguyên lý của kinh tế học:
Nguyên lý 1: con người đối mặt với sự đánh đổi
Nguyên lý 2: chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó
Nguyên lý 3: con người hành động hợp lý suy nghĩ tại điểm cận biên
Nguyên lý 4: con người đáp lại các kích thích
Nguyên lý 5: thương mại làm cho mọi người đều có lợi
Nguyên lý 6: thị trường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
Nguyên lý 7: đôi khi chính phủ cải thiện được kết cục của thị trường
Nguyên lý 8: mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất của nước đó
Nguyên lý 10: chính phủ đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
3. Chí phí cơ hội: Chi phí cơ hội của việc lựa chọn phương án này là giá trị
của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó.
CHƯƠNG 2: CUNG-CẦU HÀNG HÓA VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG 1. Thị trường:
Thị trường là một tập hợp những dàn xếp trao đổi một hàng hoá hoặc dịch vụ
giữa người bán và người mua, giữa người có nhu cầu mua và người có khả
năng bán nhằm tối đa hoá lợi ích của mình.
2. Một số khái niệm:
Cầu (D): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn
và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất
định, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Lượng cầu (QD ) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng
mong muốn và có khả năng mua ở mỗi mức giá khác nhau (ở một mức giá),
trong khoảng thời gian nhất định, với điều kiện các yêu tố khác không đổi.
Sự khác biệt giữa cầu và lượng cầu:
Cầu được xác định ở các mức giá khác nhau
Lượng cầu được xác định có một mức giá nhất định
Cầu cá nhân là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một cá nhân mong muốn
mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Cầu thị trường là tổng cầu cá nhân ở các mức giá. Khi cộng lượng cầu cá
nhân ở mỗi mức giá ta có lượng cầu thị trường tại mỗi mức giá.
Cung là số lượng, hàng hóa dịch vụ mà người bán (người sản xuất) muốn
bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất
định với giả định các yêu tố khác không đổi.
Lượng cung là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả
năng bán ở mỗi mức giá khác nhau (tại một mức giá) trong khoảng thời gian
nhất định với giả định các yêu tố khác không đổi.
Cung cá nhân là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một người bán (một
doanh nghiệp) muốn bán và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong
vòng thời gian nhất định với giả định các yêu tố khác không đổi.
Cung thị trường là tổng cung cá nhân ở các mức giá. Khi cộng lượng cung cá
nhân ở mỗi mức giá chúng ta có lượng cung thị trường tại mỗi mức giá.
Chính sách kiểm soát giá:
- Giá trần: là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do chính phủ ấn định.
Tác dụng: bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
- Giá sàn: là mức giá tối thiểu mà các doanh nghiệp được phép bán ra đối với
hàng hóa dịch vụ nào đó
Tác dụng: bảo vệ lợi ích người sản xuất
CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
1. Một số khái niệm:
Lợi ích (U) là sự hài lòng thu được do tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại.
Tổng lợi ích (TU) là tổng lợi ích mà người tiêu dùng cảm nhận được khi tiêu
thụ các hàng hóa dịch vụ.
Mục đích của người tiêu dùng: tối đa hóa lợi ích thu được từ việc tiêu dùng hàng hoá.
Lợi ích cận biên (MU) là sự thay đổi của tổng lợi ích khi tiêu dùng thêm một
đơn vị sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định (với điều kiện các yếu tố khác không đổi)
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần: lợi ích cận biên của một hàng hóa nào đó
có xu hướng ngày càng giảm đi khi lượng hàng hóa đó được tiêu dùng ngày
càng nhiều hơn tại một thời điểm nhất định. MU giảm khi Q tăng.
Đường bàng quan: là đường điện các kết hợp tiêu dùng khác nhau về số
lượng của hai loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhưng cũng để lại cho người tiêu
dùng mức lợi ích như nhau.
Tính chất của đường bàng quan:
- Dốc xuống về hướng bên phải và lối về phía gốc toạ độ.
- Tất cả kết hợp tiêu dùng nằm trên một đường bàng quan đều mang lại cho
người tiêu dùng cùng một mức lợi ích
- Có vô số đường bàng quan và đường bàng quan càng xa gốc tọa độ càng
mang lại mức lợi ích cao hơn
- Các đường bàng quan không bao giờ cách nhau.
Đường ngân sách: là đồ thị hiện các kết hợp tiêu dùng khác nhau về số
lượng hai loại hàng hóa vào cùng một số tiền nhất định với giả định giá cả đã cho.
Ảnh hưởng của thu nhập đến sự lựa chọn của người tiêu dùng:
- Đường Engel: là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng hàng hóa được tiêu dùng và thu nhập
- Đường Engel có thể được xây dựng từ đường mở rộng thu nhập ứng với các mức thu nhập khác nhau.
CHƯƠNG 4: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NHÀ SẢN XUẤT
1. Sản xuất và hàm sản xuất:
Sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng. Nói cách khác, sản xuất là quá trình chuyển hóa
các yếu tố đầu vào (lao động, nguyên liệu, vốn) thành các yếu tố đầu ra (sản
phẩm cuối cùng, sản phẩm trung gian) theo một trình độ công nghệ nhất định.
Ngắn hạn: là khoảng thời gian trong đó người sản xuất không thể thay đổi
được một số yêu tố sản xuất
Dài hạn: là khoảng thời gian trong đó người sản xuất có thể thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất.
2. Đường đẳng lượng:
Đường đẳng lượng là đường biểu thị các kết hợp yếu tố sản xuất (K, L) khác
nhau nhưng cùng sản xuất ra một sản lượng (Q)
Đường đẳng lượng là một cách biểu thị các hàm xuất: Q = f(K,L)
Đặc điểm của đường đẳng lượng:
- Đường đẳng lượng có hình dạng dốc xuống về phía bên phải và lùi về phim gốc tọa độ
- Tất cả những điểm nằm cùng trên một đường đẳng lượng đều sản xuất ra
một số lượng sản phẩm như nhau
- Đường đẳng lượng càng xa gốc tọa độ thì mức sản lượng càng cao
- Các đường đồng mức không bao giờ cắt nhau
3. Chi phí sản xuất
- Chi phí kế toán là chi phí thực thi bằng tiền để sản xuất ra sản phẩm,
không tính đến chi phí cơ hội của các đầu vào đã sử dụng trong quá trình sản xuất
- Chi phí kinh tế là toàn bộ chi phí bằng tiền để sản xuất ra sản phẩm bao
gồm cả chi phí kế toán và chi phí cơ hội (Chi phí kinh tế > Chi phí kế toán)
4. Thặng dư sản xuất:
- Thặng dư sản xuất của một đơn vị hàng hóa chính là khoảng chênh lệch
giữa giá thị trường và chi phí biên của đơn vị hàng hóa đó
- Thặng dư sản xuất của doanh nghiệp bằng thặng dư sản xuất của một đơn vị
hàng hóa nhân với số lượng hàng hóa bán ra
Thặng dư tiêu dùng (CS) Đo lường lợi ích của tất cả người tiêu dùng
Thặng dư sản xuất (PS) Đo lường lợi ích của tất cả người sản xuất
CHƯƠNG 5: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO 1. Khái niệm:
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có một số người mua
và vô số người bán, sản phẩm trên thị trường là tương tự nhau và các doanh
nghiệp không gặp bất cứ rào cản thị trường nào đối với việc gia nhập hay rút lui khỏi ngành.
Đặc điểm thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Có vô số người bạn và vô số người
mua; Sản phẩm của các nhà sản xuất phải đồng nhất với nhau; Tự do gia
nhập và rút lui khỏi thị trường; Thông tin hoàn hảo
2. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:
- Tổng doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp nhận
được khi tiêu thụ sản phẩm: TR = PxQ
- Doanh thu trung bình (AR) là mức doanh thu mà doanh nghiệp nhận được
tính trung bình khi tiêu thụ một đơn vị sản phẩm: AR = TR/q = P
- Doanh thu biên (MR) là doanh thu thu thêm được từ việc bán thêm một đơn vị sản phẩm: MR = dTR/dq
-> Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo: MR = P - Lợi nhuận: π = TR - TC
-> Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận: Sản xuất tại Q*: MR = MC - P
3. Cân bằng dài hạn của ngành cạnh tranh hoàn hảo:
Cân bằng dài hạn của ngành cạnh tranh hoàn hảo đạt được khi:
- Thị trường thỏa mãn được điều kiện cân bằng ngắn hạn
- Lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp bằng 0
- Mức giá cân bằng dài hạn bằng mức chi phí bình quân dài hạn: P = LATC
CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO
1. Khái niệm thị trường độc quyền:
- Một thị trường được xem là độc quyền khi chỉ có một nhà cung ứng duy
nhất (độc quyền bán) hoặc một người mua duy nhất (độc quyền mua) trên thị trường
- Một ngành được xem là độc quyền hoàn toàn khi nó thỏa mãn hai điều kiện
sau: Không có đối thủ cạnh tranh, không có những sản phẩm thay thế tương tự
- Nguyên nhân dẫn đến độc quyền:
+ Độc quyền tự nhiên: Hiệu quả kinh tế quy mô
+ Quy định của Chính phủ; Kiểm soát các yếu tố đầu vào; Xu thế sáp nhập
của các công ty lớn; Tình trạng kém phát triển của thị trường
2. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền:
MR (doanh thu cận biên) = MC
3. Chính sách hạn chế độc quyền: Điều tiết giá; Điều tiết trong thực tế;
Luật chống độc quyền
4. Cạnh tranh độc quyền:
- Cạnh tranh độc quyền là một cấu trúc thị trường nằm ở giữa hai thái cực là
cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền thuần túy
- Đặc trưng của thị trường cạnh tranh độc quyền: Nhiều người bán; Sản phẩm
có sự phân biệt; Gia nhập thị trường dễ dàng
5. Cân bằng trong thị trường độc quyền tập đoàn:
- Độc quyền tập đoàn là cấu trúc thị trường trong đó có một số doanh nghiệp
chi phối toàn bộ thị trường về hàng hóa hoặc dịch vụ
Các doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau và mỗi doanh nghiệp đều phải cân
nhắc các phản ứng có thể xảy ra của các đối thủ. Khi xác định giá và sản
lượng các hãng phải tính đến hành vi của các đối thủ cạnh tranh.
=> Trong cấu trúc thị trường: thị trường độc quyền tập đoàn đạt được cân
bằng khi mỗi hãng làm điều tốt nhất cho mình với cái mà đối thủ đang làm là xác định
6. Lý thuyết trò chơi: là lí thuyết dùng để phân tích việc ra quyết định của
các bên tham gia thị trường trong tình huống vừa có mâu thuẫn vừa hợp tác với nhau
- Chiến lược tối ưu là: mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án tốt nhất cho
mình bất kể đối thủ hành động như thế nào
- Điều kiện để hợp tác: Có sức mạnh tương đương, cùng có lợi, luật pháp cho phép
CHƯƠNG 7: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Cạnh tranh không hoàn hảo: là tình huống mà một nhà sản xuất (người
tiêu dùng) có thể tác động và mức giá -> Có sức mạnh thị trường 2. Ngoại ứng:
Ngoại ứng là những tổn thất hoặc lợi ích do hoạt động sản xuất kinh doanh
hoặc tiêu dùng gây ra hoặc mang lại cho tác nhân thứ ba mà không được tính
đến trong chi phí và không được phản ánh thông qua giá cả thị trường
- Ngoại ứng tiêu cực: Gây ra chi phí ngoài trong khi giá cả thị trường không
phản ánh được tất cả các chi phí sản xuất ra nó thì diễn ra sự thất bại trên thị trường
- Ngoại ứng tích cực: Gây chi phí ngoài cho môi trường không được cá nhân
tính toán để xác định sản lượng tối ưu. Tạo nên những lợi ích bên ngoài
(External Benefit) cũng không được phản ánh vào lợi ích xã hội (Social Benefit)
=> Các ngoại ứng này có thể gây ra sx quá ít tạo nên thất bại của thị trường
3. Hàng hoá công cộng: là những hàng hóa và dịch vụ mà khi chúng sản
xuất ra thì mọi người đều có khả năng tiêu dùng. Đặc tính: Không mang tính
cạnh tranh; Không mang tính loại trừ
4. Bất bình đẳng về kinh tế: Sự phân hóa giàu nghèo hay sự chênh lệch của
thu nhập là một khuyết tật của thị trường cần chính phủ can thiệp
5. Vai trò của Chính phủ:
* Đối với cạnh tranh hoàn hảo: Luật chống độc quyền; Luật cạnh tranh;
Điều tiết giá cả; Điều tiết sản lượng
* Đối với ngoại ứng:
- Công cụ kinh tế: thương lượng, thuế, trợ cấp và điều chỉnh
- Công cụ phi kinh tế: sử dụng các biện pháp hành chính để điều chỉnh số
lượng hàng hoá được sản xuất
* Đối với hàng hoá công cộng:
- Chính phủ trực tiếp cung cấp hàng hóa công cộng thông qua các doanh
nghiệp sử hữu nhà nước
- Chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng
* Đối với bất bình đẳng về kinh tế: Chính phủ đảm bảo phân phối thu nhập
công bằng thông qua một số công cụ chủ yếu là thuế, sự chuyển giao thu
nhập, trợ cấp, điều chỉnh giá cả và đầu tư vào con người