-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập Chương 6: Báo cáo kiểm toán | Môn Kiểm toán tài chính | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Khi soạn thảo báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải dựa vào mẫu báo cáo chuẩn đã được quy định trong các chuẩn mực kiểm toán, Hãy cho biết ưu và nhược điểm của việc tuân thủ mẫu báo cáo kiểm toán chuẩn? Trả lời: Việc sử dụng mẫu báo cáo kiểm toán chuẩn được quy định trong các chuẩn mực quy định có những ưu điểm sau Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kiểm toán tài chính. 20 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Bài tập Chương 6: Báo cáo kiểm toán | Môn Kiểm toán tài chính | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Khi soạn thảo báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải dựa vào mẫu báo cáo chuẩn đã được quy định trong các chuẩn mực kiểm toán, Hãy cho biết ưu và nhược điểm của việc tuân thủ mẫu báo cáo kiểm toán chuẩn? Trả lời: Việc sử dụng mẫu báo cáo kiểm toán chuẩn được quy định trong các chuẩn mực quy định có những ưu điểm sau Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kiểm toán tài chính. 20 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Nhóm 4 Hoàng Song Nhã - 21125248
Lê Thị Cẩm Tiên - 21125067
Đinh Thị Hiền Nhi - 21125250
CHƯƠNG 6: BÁO CÁO KIỂM TOÁN
PHẦN 1: CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Khi soạn thảo báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải dựa vào mẫu báo cáo chuẩn đã
được quy định trong các chuẩn mực kiểm toán, Hãy cho biết ưu và nhược điểm của việc tuân
thủ mẫu báo cáo kiểm toán chuẩn? Trả lời:
Việc sử dụng mẫu báo cáo kiểm toán chuẩn được quy định trong các chuẩn mực quy định có những ưu điểm sau: -
Làm cho người đọc dễ hiểu và lưu ý các trường hợp đặc biệt, hay ngoại lệ. -
Tránh sự diễn giải theo ý kiến chủ quan của người viết báo cáo, hay do họ sử dụng từ ngữ không thống nhất.
Tuy nhiên nó có những nhược điểm là làm giảm khả năng diễn đạt ý kiến của kiểm toán viên
trong từng trường hợp cụ thể.
Câu 2: Khi kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty Quang Minh, kiểm toán viên Lân được
biết trong niên độ hiện hành, công ty đã thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho từ
phương pháp bình quân gia quyền sang phương pháp FIFO. Theo Lân, sự thay đổi này là hợp
lý và không ảnh hưởng gì đến quá trình kiểm toán. Theo bạn, quan điểm của kiểm toán viên
Lân có đúng hay không và sự thay đổi trên có ảnh hưởng gì đến ý kiến của kiểm toán viên Lân hay không? Trả lời:
Theo đoạn 07 VAS 01 "Chuẩn mực chung", doanh nghiệp phải áp dụng thông nhất phương
pháp kế toán ít nhất trong một kỳ kế toán năm.
Theo đoạn 6 VAS 29 "Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót", doanh
nghiệp chỉ được thay đổi chính sách kế toán khi:
a) Có sự thay đổi theo quy định của pháp luật hoặc của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
b) Sự thay đổi sẽ dẫn đến báo cáo tài chính cung cấp thông tin tin cậy và thích hợp hơn về
ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh
doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp
Như vậy nêu sự thay đổi trên đúng theo yêu cầu của chuẩn mực thì chấp nhận được. Tuy
nhiên, kiểm toán viên cần lưu ý đơn vị điều chỉnh số dư đầu kỳ và công bố trong thuyết minh
báo cáo tài chính đúng theo VAS 29 để đảm bảo yêu cầu có thể so sánh.
Ngoài ra, đoạn 28, VAS 02 "Hàng tồn kho" quy định như sau: "Trường hợp doanh nghiệp
tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau, xuất trước thì báo cáo tài chính phải
phản ánh số chênh lệch giữa giá trị hàng tồn kho trình bày trong bảng cân đối kế toán với:
a) Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước (nêu giá
trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước nhỏ hơn giá trị hàng
tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền và giá trị thuần có thể thực hiện.
Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (nêu giá trị
hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền nhỏ hơn giá trị hàng tồn
kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và giá trị thuần có thể thực hiện.
Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá trị
hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn
kho tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và phương pháp bình quân gia quyền.
b) Giá trị hiện hành của hàng tồn kho cuối kỳ tại ngày lập bảng cân đối kế toán (nếu giá trị
hiện hành của hàng tồn kho tại ngày lập bảng cân đối kế toán nhỏ hơn giá trị thuần có thể
thực hiện được hoặc với giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo
giá trị hiện hành tại ngày lập bảng cân đối kế toán.
Tóm lại, nếu báo cáo tài chính đã trình bày trung thực và hợp lý về tình hình tài chính và kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp và đã tuân thủ quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành, kiểm toán viên vẫn phát hành báo cáo kiểm toán loại Chấp nhận toàn phần.
Câu 3: Cho biết sự khác biệt giữa trường hợp phạm vi kiểm toán bị giới hạn do khách hàng
áp đặt và do lý do khách quan? Theo bạn từng trường hợp trên ảnh hưởng như nào đến ý kiến của KTV? Trả lời:
a) Bị giới hạn phạm vị kiểm toán do khách hàng áp đặt xảy ra khi khách hàng không cho
phép kiểm toán viên thực hiện dây đù những thủ tục kiểm toán cần thiết, như gửi thư xác
nhận đến khách hàng, chứng kiến kiểm kê...
Nếu sự hạn chế này nghiêm trọng và nếu kiểm toán viên không áp dụng được thủ tục thay thế
để xác định liệu báo cáo tài chính có trung thực và hợp lý hay không, kiểm toán viên sẽ phát
hành báo cáo kiểm toán loại "Từ chối đưa ra ý kiến". Ngoài ra, kiểm toán viên cần xem xét
liệu sự giới hạn này có xuất phát từ hành vi gian lận hay không tuân thủ của khách hàng hay không.
Nếu sự hạn chế này không nghiêm trọng và kiểm toán viên có thể sử dụng thủ tục kiểm toán
thay thế, kiểm toán viên có thể phát hành báo cáo kiểm toán loại Chấp nhận toàn phần hay ý
kiến ngoại trừ tùy theo mức độ trọng yếu của vấn đề.
Ngoài ra, đoạn 03, VSA 210 còn lưu ý nêu Ban Giám đôc hoặc Ban quản trì đơn vị được
kiểm toán giới hạn phạm vi công việc của kiểm toán viên trong các điều khoản của dự thảo
hợp đồng kiểm toán mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán cho rằng sự giới hạn này
sẽ dẫn đến việc kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính thì kiểm toán
viên và doanh nghiệp kiểm toán không được chấp nhận hợp đồng kiểm toán bị giới hạn như
vậy, trừ khi pháp luật và các quy định khác yêu cầu phải chấp nhận hợp đồng đó.
b) Bị giới hạn phạm vi kiểm toán do lý do khách quan (chẳng hạn như việc ký kết hợp đồng
kiểm toán sau ngày kết thúc niên độ nên kiểm toán viên không thể chứng kiến kiểm kê...) và
kiểm toán viên không thể tiến hành đầy đủ các thủ tục kiểm toán cần thiết. Khi đó, kiểm toán
viên thường sử dụng các thủ tục kiểm toán thay thế.
Tùy theo mức độ thỏa mãn đối với các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ những thủ tục
thay thế, kiểm toán viên có thể phát hành báo cáo kiểm toán loại Chấp nhận toàn phần hay ý
kiến ngoại trừ. Trong trường hợp các thủ tục thay thế không cung cấp sự thoả mãn cho KTV
và nếu xét thấy sự giới hạn ảnh hưởng đến tổng thể của BCTC kiểm toán viên sẽ phát hành
báo cáo kiểm toán loại ý kiến từ chối.
Câu 4: Khách hàng thường yêu cầu kiểm toán viên phát hành báo cáo kiểm toán một thời
gian ngắn sau ngày kết thúc niên độ để họ có thể công bố báo cáo tài chính đúng hạn hàng
năm. Theo bạn, yêu cầu này có thể làm tăng rủi ro kiểm toán không? Nếu có, những biện
pháp nào kiểm toán viên có thể áp dụng để hạn chế các rủi ro? Trả lời:
Khi khách hàng yêu cầu KTV phát hành báo cáo Kiểm toán một thời gian ngắn sau ngày kết
thúc niên độ để họ có thể công bố BCTC theo đúng kỳ hạn hằng năm: có thể đưa đến việc
KTV không thể thực hiện đầy đủ các thử nghiệm kiểm toán, hay sẽ ko phát hiện được sai
phạm ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, ví dụ: -
Không đủ thời gian thể có đc bằng chứng, đặc biệt là các khoản nợ tiềm tàng -
Không đủ thời gian các sai phạm trong lập trình và trình bày BCTC -
Phần lớn thời gian làm việc , KTV phải kiểm tra các sổ sách kế toán chưa kết thúc -
Các biện pháp mà KTV có thể áp dụng để hạn chế rủi ro kiểm toán là: yêu cầu khách
hàng dời hạn cuối cùng của ngày phát hành báo cáo kiểm toán và thực hiện một số thử
nghiệm kiểm toán trước ngày kết thúc niên độ
Câu 5: Hãy cho biết các thành phần của báo cáo chấp nhận toàn phần và giải thích ý nghĩa
của chúng? Cho biết sự khác biệt giữa báo cáo chấp nhận toàn phần với các loại báo cáo khác? Trả lời:
Các thành phần báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần gồm chấp nhận toàn phần không có
đoạn nhấn mạnh và chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh. -
Chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh: nhấn mạnh cho người đọc một số thông tin
cực kỳ quan trọng đồng thời nó không ảnh hưởng đến ý kiến của KTV giúp người đọc
hiểu thêm về công việc của KTV. -
Chấp nhận toàn phần không có đoạn nhấn mạnh trái ngược với chấp nhận toàn phần
có đoạn nhấn mạnh và không nhấn mạnh tốt hơn chấp nhận toàn phần có nhấn mạnh.
Chấp nhận toàn phần khi BCTC không còn sai sót trọng yếu, sai sót không được điều chỉnh
khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, không trọng yếu, không có nghi ngờ đáng kể về khả năng
hoạt động liên tục của đơn vị và BCTC được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
Câu 6: Hãy phân biệt “vấn đề cần nhấn mạnh” và “vấn đề khác” khi cần bổ sung đoạn giải
thích vào báo cáo kiểm toán? Với mỗi trường hợp hãy cho hai thí dụ minh họa. Trả lời: -
“Vấn đề cần nhấn mạnh”: Là đoạn trong báo cáo kiểm toán đề cập đến vấn đề đã
được trình bày hoặc thuyết minh phù hợp trong báo cáo tài chính mà theo xét đoán
của kiểm toán viên, vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được báo
cáo tài chính; và không ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán viên.
Ví dụ 1: Chúng tôi lưu ý người đọc đến Thuyết minh X trong Bản thuyết minh báo cáo tài
chính, trong đó mô tả sự không chắc chắn liên quan đến kết quả của vụ kiện mà Công ty bị
Công ty DEF kiện. Ý kiến kiểm toán ngoại trừ của chúng tôi không liên quan đến vấn đề này.
Ví dụ 2: Chúng tôi lưu ý người đọc đến Thuyết minh X trong bản thuyết minh báo cáo tài
chính, trong đó mô tả sự không chắc chắn về liên quan đến khoản nợ khó đòi của Công ty. Ý
kiến ngoại trừ của chúng tôi không liên quan đến vấn đề này. -
“Vấn đề khác”: Là đoạn trong báo cáo kiểm toán đề cập đến vấn đề khác, ngoài các
vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, mà theo xét đoán
của kiểm toán viên, vấn đề khác đó là thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc
kiểm toán, về trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc về báo cáo kiểm toán.
Ví dụ 1: Quản Lý Rủi Ro và Bảo Mật Thông Tin
Ngoài các vấn đề đã được thảo luận trong báo cáo kiểm toán, chúng tôi muốn chú ý đến một
vấn đề khác liên quan đến quản lý rủi ro và bảo mật thông tin của công ty. Trong quá trình
kiểm toán, chúng tôi đã phát hiện rằng quy trình đánh giá và quản lý rủi ro của công ty không
đạt được mức độ chi tiết và hiệu quả cần thiết để đảm bảo tính chính xác và an toàn của thông tin tài chính.
Ngoài ra, chúng tôi đã phát hiện một số yếu tố liên quan đến bảo mật thông tin chưa được
giải quyết đầy đủ. Các biện pháp bảo mật hiện tại không đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn
của dữ liệu quan trọng, có thể tạo ra rủi ro về mất mát thông tin và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Chúng tôi đề xuất rằng công ty cần tập trung vào cải thiện quy trình quản lý rủi ro và thực
hiện các biện pháp bảo mật thông tin để đảm bảo tính chính xác và an toàn của thông tin tài chính.
Ví dụ 2: Quản lý Đào Tạo và Phát triển Nhân sự
Ngoài các phát hiện và vấn đề đã được trình bày trong Báo Cáo Kiểm Toán, chúng tôi muốn
chú ý đến một vấn đề khác liên quan đến quản lý đào tạo và phát triển nhân sự của công ty.
Trong quá trình kiểm toán, chúng tôi đã phát hiện rằng công ty không có một kế hoạch đào
tạo và phát triển nhân sự toàn diện và hiệu quả.
Hiện tại, không có quy trình rõ ràng để đánh giá nhu cầu đào tạo, thiết lập mục tiêu phát triển
cá nhân cho nhân viên, hoặc theo dõi hiệu suất sau quá trình đào tạo. Điều này có thể ảnh
hưởng đến năng suất lao động và khả năng công ty giữ chân nhân viên có kỹ năng cao.
Chúng tôi đề xuất rằng công ty cần thiết lập một chiến lược đào tạo và phát triển có cấu trúc,
liên kết chặt chẽ với mục tiêu chiến lược của công ty và đảm bảo rằng nhân viên được cung
cấp đầy đủ cơ hội để phát triển kỹ năng và năng lực của họ.
Câu 7: Theo chuẩn mực kiểm toán VSA 700, tại đoạn "Trách nhiệm kiểm toán viên" có nêu:
"... Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức
nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về
việc liệu báo cáo tài chính của Công ty có còn sai sót trọng yếu hay không." Hãy giải thích
các khái niệm "sự đảm đảm hợp lý" và "sai sót trọng yếu" đồng thời cho biết tại sao nghề
nghiệp kiểm toán đòi hỏi phải chú trọng tới sự bảo đảm hợp lý và các sai sót trọng yếu? Trả lời:
Sự đảm bảo hợp lý là sự đảm bảo ở mức độ cao và chỉ đạt được khi kiểm toán viên đã thu
thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán (là rủi ro
do kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phù hợp khi báo cáo tài chính còn có những sai sót
trọng yếu) tới một mức độ thấp có thể chấp nhận được.
Sai sót trọng yếu là sự hiện diện trong báo cáo tài chính của một hoặc một sự kết hợp của các
sai sót có thể dẫn đến quyết định sai lầm từ phía người sử dụng có khả năng lớn. Nó thường
được xem xét từ góc độ tài chính, nghĩa là sai sót trọng yếu có khả năng ảnh hưởng đến quyết
định kinh doanh của người đọc báo cáo tài chính.
Nghề nghiệp kiểm toán đòi hỏi chú trọng tới sự bảo đảm hợp lý và các sai sót trọng yếu vì nó
đảm bảo tính chính xác, minh bạch, và đáng tin cậy của thông tin tài chính được báo cáo.
Dưới đây là một số lý do chính: 1. Bảo Đảm Hợp Lý:
Đảm Bảo Tính Chính Xác: Kiểm toán viên cung cấp một mức độ "bảo đảm hợp lý" về tính
chính xác của báo cáo tài chính. Điều này không phải là một bảo đảm tuyệt đối, nhưng nó
đảm bảo rằng kiểm toán viên đã thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết để có được một cơ
sở hợp lý cho ý kiến kiểm toán. -
Tạo Niềm Tin Xã Hội: Bảo đảm hợp lý giúp tạo ra niềm tin của cộng đồng đối với
thông tin tài chính, giúp người sử dụng (như cổ đông, ngân hàng, nhà đầu tư) có độ
tin cậy hơn về thông tin được báo cáo. 2. Sai Sót Trọng Yếu: -
Duy Trì Sự Nghi Ngờ: Các sai sót trọng yếu có thể ảnh hưởng đến quyết định của
người sử dụng. Duy trì sự nghi ngờ trong quá trình kiểm toán giúp đảm bảo rằng các
sai sót trọng yếu được phát hiện và báo cáo. -
Ngăn Chặn Rủi Ro Pháp Lý: Nếu kiểm toán viên không phát hiện sai sót trọng yếu, có
thể phát sinh rủi ro pháp lý đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán. Bảo đảm
rằng kiểm toán được thực hiện một cách cẩn thận giúp giảm thiểu rủi ro này.
3. Tăng Cường Uy Tín và Chất Lượng: -
Uy Tín Của Nghề Nghiệp: Sự chú trọng đến sự bảo đảm hợp lý và phát hiện sai sót
trọng yếu giúp tăng cường uy tín của nghề nghiệp kiểm toán trong mắt cộng đồng
doanh nghiệp và cơ quan quản lý. -
Chất Lượng Thông Tin Tài Chính: Qua sự chú trọng này, kiểm toán giúp đảm bảo
chất lượng của thông tin tài chính, làm cho thông tin trở nên hữu ích và đáng tin cậy
hơn trong quá trình ra quyết định kinh doanh.
Tóm lại, sự chú trọng đến sự bảo đảm hợp lý và phát hiện các sai sót trọng yếu không chỉ là
yếu tố quan trọng trong quá trình kiểm toán mà còn là cơ sở để xây dựng và duy trì niềm tin
của cộng đồng đối với thông tin tài chính được báo cáo.
Câu 8: Hãy cho biết trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán đối với các thông
tin khác trình bày cùng với báo cáo tài chính trong báo cáo thường niên của khách hàng? Trả lời:
Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của
Chuẩn mực này trong quá trình kiểm toán.
Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những
hiểu biết cần thiết về các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này để phối hợp công việc
với kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán xử lý các mối quan hệ liên quan đến quá trình kiểm toán.
Câu 9: Hãy cho biết kiểm toán viên cần phải làm gì khi phát hiện những điểm không nhất
quán trọng yếu giữa các thông tin khác đính kèm với báo cáo tài chính được kiểm toán? Trả lời:
Khi xem xét các thông tin khác để xác định những điểm không nhất quán trọng yếu, nếu phát
hiện ra thông tin sai lệch trọng yếu thì kiểm toán viên phải trao đổi vấn đề này với Ban Giám
đốc đơn vị được kiểm toán.
Câu 10: Hãy cho biết các thành phần của báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần và giải
thích ý nghĩa của chúng? Cho biết sự khác biệt giữa báo cáo chấp nhận toàn phần với các loại báo cáo khác? Trả lời:
Các thành phần báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần gồm chấp nhận toàn phần không có
đoạn nhấn mạnh và chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh. -
Chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh: nhấn mạnh cho người đọc một số thông tin
cực kỳ quan trọng đồng thời nó không ảnh hưởng đến ý kiến của KTV giúp người đọc
hiểu thêm về công việc của KTV. -
Chấp nhận toàn phần không có đoạn nhấn mạnh trái ngược với chấp nhận toàn phần
có đoạn nhấn mạnh và không nhấn mạnh tốt hơn chấp nhận toàn phần có nhấn mạnh.
Chấp nhận toàn phần khi BCTC không còn sai sót trọng yếu, sai sót không được điều chỉnh
khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, không trọng yếu, không có nghi ngờ đáng kể về khả năng
hoạt động liên tục của đơn vị và BCTC được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
Phần 2: NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1. Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán là những sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc
niên độ, và trước ngày ký báo cáo kiểm toán? => Sai
2. BGĐ đơn vị được kiểm toán chỉ có trách nhiệm là lập và trình bày BCTC trung thực và
hợp lý theo các khía cạnh trọng yếu? => Đúng
3. Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần chỉ được đưa ra khi trên BCTC của đơn
vị không còn tồn tại bất kỳ sai sót nào? => Đúng
4. Giả định hoạt động liên tục không tác động đến việc hình thành ý kiến của KTV về BCTC? => Sai
5. Báo cáo kiểm toán với ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra khi
trên BCTC vẫn có các sai sót? => Đúng
6. Điểm khác biệt giữa ý kiến kiểm toán từ chối và ý kiến toán trái ngược chính là ảnh hưởng
lan tỏa hay chưa lan tỏa của vấn đề bị giới hạn phạm vi => Sai PHẦN 3: BÀI TẬP Bài 1
Hãy cho biết trong những tình huống độc lập dưới đây, ý kiến kiểm toán nào là thích hợp và giải thích:
1. Trong quá trình kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn, kiểm toán viên không có được báo
cáo tài chính đã kiểm toán của một khoản đầu tư vào một công ty ở Bỉ. Kiểm toán viên kết
luận rằng không thể có được các bằng chứng đầy đủ và thích hợp về khoản đầu tư này. Trả lời:
Ý kiến ngoại trừ. Nếu khoản đầu tư này sai sót trọng yếu nhưng không lan tỏa do
KTV bị giới hạn phạm vi kiểm toán
Ý kiến từ chối nhận xét. Nếu khoản đầu tư này sai sót trọng yếu nhưng lan tỏa
2. Một công trình xây dựng cơ bản dở dang chưa hoàn thành được ghi nhận trên báo cáo tài
chính là 360 triệu đồng. Khi kiểm tra đến phần này, đơn vị cho biết các tài liệu, chứng từ về
chi phí xây dựng công trình đã bị thất lạc. Đơn vị đã xuất trình xác nhận của cơ quan điều tra
về việc đang theo dõi vụ việc này. Kiểm toán viên đã tìm các thủ tục khách để thay thế nhưng
không có bằng chứng nào khác có thể thỏa mãn được yêu cầu của kiểm toán viên. Trả lời:
Ý kiến ngoại trừ. Nếu sai sót trọng yếu nhưng không lan tỏa
Ý kiến từ chối. Nếu sai sót trọng yếu nhưng lan tỏa (nguyên nhân là do sự bất đồng)
3. Đơn vị thay đổi phương pháp tính khấu hao tài sản cố định. Kiểm toán viên nhất trí với sự
thay đổi này mặc dù nó ảnh hưởng trọng yếu đến khả năng có thể so sánh được của báo cáo
tài chính. Đơn vị đã khai báo đầy đủ về sự thay đổi phương pháp khấu hao này trên báo cáo tài chính.
Trả lời: Trường hợp này là bất đồng quan điểm
Ý kiến ngoại trừ. Nếu sai sót trọng yếu nhưng không lan tỏa
Ý kiến từ chối. Nếu sai sót trọng yếu nhưng lan tỏa
4. Đơn vị không đưa vào tài sản cố định một số tài sản cố định thuê tài chính, thay vào đó lại
khai báo trong phần thuyết minh về các khoản nợ phát sinh do thuê tài chính. Theo kiểm toán
viên việc không đưa vào tài sản cố định các tài sản thuê tài chính này là vi phạm chế độ kế toán hiện hành.
Trả lời: Trường hợp này là bất đồng quan điểm. Biết tài sản đưa vào có trọng yếu
nhưng không biết có lan tỏa nên giả sử:
Ý kiến ngoại trừ. Nếu sai sót trọng yếu nhưng không lan tỏa
Ý kiến từ chối. Nếu sai sót trọng yếu nhưng lan tỏa (do bất đồng quan điểm)
5. Đơn vị bị kiện vì xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của một công ty khác. Số tiền có
thể phải trả trong trường hợp này chưa thể ước tính được một cách hợp lý. Kiểm toán viên
cho rằng khoản thiệt hại này là trọng yếu, tuy nhiên báo cáo đã khai báo đầy đủ về vấn đề này
trong phần thuyết minh của báo cáo tài chính.
Trả lời: Vẫn đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. Vì khoản nợ tiềm tàng đã khai báo
đầy đủ trên thuyết minh BCTC
6. Một khoản thu 2.400 triệu đồng chưa được cấp có thẩm quyền quyết định đó là doanh thu
hay là vốn góp của cổ đông. Điều này nằm ngoài khả năng kiểm soát và dự đoán của đơn vị
và của kiểm toán viên. Nhưng đơn vị vẫn ghi nhận số tiền này vào doanh thu.
Trả lời: Ý kiến không chấp nhận. Vì việc này ảnh hưởng đến tính chính xác và minh
bạch của báo cáo tài chính và không tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán quan trọng.
7. Đơn vị tính giá hàng tồn kho theo một phương pháp không phù hợp với chế độ kế toán
hiện hành. Dù kiểm toán viên đã giải thích để thuyết phục đơn vị thay đổi cho phù hợp với
chế độ kế toán hiện hành nhưng đơn vị vẫn kiên quyết giữ nguyên cách ghi chép của mình.
Ban Giám đốc chỉ nhượng bộ là nếu kiểm toán viên yêu cầu, họ sẽ công bố sự khách biệt của
phương pháp này trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
Trả lời: Việc tính toán khoản mục HTK không phù hợp dẫn đến khoản mục HTK bị
sai, ở đây biết khoản mục HTK có trọng yếu nhưng không biết có lan tỏa hay không nên giả sử:
Ý kiến ngoại trừ. Nếu sai sót trọng yếu nhưng không lan tỏa
Ý kiến từ chối. Nếu sai sót trọng yếu nhưng lan tỏa
Nguyên nhân dẫn đến sai sót này là do bất đồng quan điểm có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc trái ngược
8. Một số lượng khá lớn hàng tồn kho của đơn vị đang được bảo quản tại một công ty chuyên
cho mướn kho bãi nằm ở một tỉnh miền Bắc. Do số tiền của lượng hàng tồn kho này khá lớn
nên kiểm toán viên cho rằng thư xác nhận chưa phải là bằng chứng thích hợp, tuy nhiên đơn
vị từ chối không chấp nhận cho kiểm toán viên chứng kiến kiểm kê kho.
Trả lời: Ý kiến ngoại trừ hoặc lan tỏa. Vì trọng yếu, giới hạn phạm vi chỉ có thể đưa
ra 2 ý kiến: ngoại trừ hoặc lan tỏa tùy vào tính chất lan tỏa của sai sót đó.
9. Năm 2002 là năm thứ 3 liên tiếp công ty Phát Đạt phải chịu lỗ. Lỗ lũy kế đến thời điểm
31/12/2002 đã vượt quá vốn góp, nợ phải trả ngắn hạn cũng lớn hơn tổng tài sản. KTV đã
trao đổi với ban giám đốc Phát Đạt về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Theo ban giám
đốc của Phát Đạt, việc thua lỗ trong những năm gần đây hoàn toàn nằm trong chiến lược phát
triển chung của toàn tập đoàn và vì vậy công ty mẹ của Phát Đạt luôn sẵn sàng tiếp tục tài trợ
vốn để Phát Đạt tiếp tục hoạt động khi cần thiết. KTV đã nhận được thư cam kết tiếp tục tài
trợ từ công ty mẹ của Phát Đạt. Tuy nhiên, đến ngày phát hành BCTC vốn vẫn chưa được
góp thêm cho Phát Đạt. Phát Đạt vẫn lập báo cáo tài chính trên cơ sở giả định hoạt động liên
tục nhưng đã có thuyết minh đầy đủ về tình hình trên.
Trả lời: Vẫn có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. Vì với cam kết từ công ty mẹ,
có thông tin thuyết minh đầy đủ, và không có thông báo chính thức về việc ngừng hoạt động,
tình huống không đưa ra một mức độ rủi ro lớn đối với khả năng tiếp tục hoạt động.
10. Giám đốc công ty kiên quyết không chấp nhận kiểm toán viên gửi thư xác nhận đến một
số khoản phải trả vì không muốn nhắc họ nhớ đến món nợ này. Kiểm toán viên sử dụng một
thủ tục kiểm toán khác để thay thế và cảm thấy hài lòng về bằng chứng đạt được.
Trả lời: Do bị giới hạn phạm vi nên giả sử
Ý kiến ngoại trừ. Khoản phải trả sai sót trọng yếu nhưng không lan tỏa
Ý kiến từ chối. Khoản phải trả sai sót trọng yếu và lan tỏa
11. Một số thông tin trong thư của Hội đồng quản trị đính kèm với báo cáo tài chính có nội
dung không nhất quán với báo cáo tài chính. Kiểm toán viên đề nghị đơn vị sửa nhưng họ từ
chối vì cho rằng kiểm toán viên không kiểm toán các thông tin đó mà chỉ kiểm toán báo cáo
tài chính nên không có quyền yêu cầu họ điều chỉnh.
Trả lời: Do có nội dung không nhất quán giữa thông tin trong thư của Hội đồng quản
trị và báo cáo tài chính, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính nên:
Ý kiến ngoại trừ. Nếu sai sót trọng yếu nhưng không lan tỏa
Ý kiến từ chối. Nếu sai sót trọng yếu và lan tỏa Giả thiết rằng:
● Các điều kiện của một ý kiến chấp nhận toàn phần đều hội đủ ngoại trừ vấn đề trong tình huống nêu ra.
● Các tình huống trên đều trọng yếu. Bài 2
Hãy cho biết trong từng tình huống độc lập dưới đây kiểm toán viên nên đưa ra ý kiến kiểm
toán nào? Biết rằng ở các tình huống này kiểm toán viên đã phát hiện sai sót trọng yếu,
nhưng vì nhiều lý do khác nhau, đơn vị không đồng ý điều chỉnh theo yêu cầu của kiểm toán viên.
1. Công ty ABC luôn sử dụng phương pháp FIFO để tính giá hàng tồn kho. Trong niên
độ hiện hành, công ty đã sử dụng phương pháp bình quân gia quyền nhưng không
công bố thông tin có liên quan theo yêu cầu của VAS 02- Hàng tồn kho và VAS 29 -
Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót Trả lời:
Nếu Ban giám đốc không công bố thông tin thích hợp, đây là trường hợp báo cáo tài chính có
sai sót trọng yếu, kiểm toán viên sẽ phát hành ý kiến ngoại trừ hay ý kiến trái ngược tuỳ theo mức độ lan tỏa.
2. Trong niên độ hiện hành, công ty không tiến hành lập Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Trong khi đó, kiểm toán viên cho rằng mức dự phòng cần lập là 500 triệu đồng. Trả lời:
Công ty không tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán và không điều chỉnh theo đề nghị của
kiểm toán viên, đây là trường hợp báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu. Kiểm toán viên cần
đưa ra ý kiến ngoại trừ hay ý kiến trái ngược tùy theo mức độ lan tỏa.
3. Khi thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với tài khoản Nợ phải thu. Giám đốc công ty
không đồng ý cho kiểm toán viên gửi thư xác nhận cho khách hàng. Kiểm toán viên
cũng không thể thực hiện các thử nghiệm thay thế để xác định tính trung thực và hợp lý của số liệu này Trả lời:
Kiểm toán viên bị giới hạn phạm vị kiểm toán nên có thể phát hành ý kiến ngoại trừ hay hoặc
Từ chối cho ý kiến tùy theo mức độ ảnh hưởng:
4. Ở năm hiện hành, công ty không trích khấu hao tài sản cố định vì cho rằng công ty
đang gặp khó khăn về mặt tài chính
Trả lời: Công ty không tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán, kiểm toán viên cần
đưa ý kiến ngoại trừ hay trái ngược tùy theo mức trọng yếu.
5. Do ký hợp đồng sau ngày kết thúc niên độ nên kiểm toán viên không chứng kiến kiểm
kê hàng tồn kho của đơn vị. Khoản mục này được xác định là rất trọng yếu, Khi kết
thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cho rằng BCTC của công ty đã trình bày trung
thực và hợp lý, kể cả khoản mục hàng tồn kho, vì đã sử dụng các thủ tục kiểm toán khác để thay thế
Trả lời: Nhờ đã thu thập được bằng chứng từ các thủ tục kiểm toán thay thế, kiểm
toán viên sẽ đưa ra ý kiến Chấp nhận toàn phần.
6. Bốn tuần sau ngày kết thúc niên độ, một khách hàng chủ yếu của công ty Hòa Anh đã
tuyên bố phá sản, khoản nợ của khách hàng này đã tồn đọng rất lâu, kiểm toán viên
yêu cầu nhưng đơn vị không đồng ý xóa sổ hay lập dự phòng và từ chối công bố
thông tin liên quan đến khoản nợ này. Khoản nợ của công ty này chiếm tỷ trọng khoản
10% Nợ phải thu và khoảng 20% so với lợi nhuận trước thuế của công ty.
Trả lời: Mức 20% lợi nhuận trước thuế là trọng yếu, khiến KTV có thể đưa ra ý kiến
trái ngược. Tuy nhiên nó còn tùy thuộc xét đoán của kiểm toán viên về ảnh hưởng của vấn đề
có lan tỏa hay không, nếu không lan toàn, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ.
7. Khi thực hiện các thủ tục kiểm toán để xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết
thúc niên độ, kiểm toán viên phát hiện rằng một trong những nhà xưởng của công ty
đã bị hỏa hoạn thiêu rụi, công ty đã chịu thiệt hại đáng kể từ cơn hỏa hoạn này. Khoản
đền bù của bảo hiểm không đáng kể. Báo chí đã đăng tải chi tiết thông tin về trận hỏa
hoạn, thế nhưng công ty không công bố trên BCTC
Trả lời: Do mức độ trọng yếu của vấn đề, thông tin này phải được công bố trong
thuyết minh báo cáo tài chính. Nếu Ban Giám đốc không công bố, kiểm toán viên có thể đưa
ra ý kiến ngoại trừ hay trái ngược tùy theo mức độ ảnh hương.
8. Trong năm, đơn vị đã chi cho công trình nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới và 2.800
triệu đồng, chi phí triển khai công trình này là 450 triệu đồng. Đơn vị đã ghi nhận
tổng chi phí nghiên cứu và triển khai vào tài sản cố định vô hình 3.100 triệu đồng,
thời điểm ghi nhận là tháng 9/200X. Đơn vị đã tính khấu hao từ tháng 9/200X với tỷ lệ 20% một năm
Trả lời: Công ty không tuân thủ yêu cầu của VSA 04 - Tài sản cố định vô hình - là
chi phí nghiên cứu không được vốn hóa, chỉ có chi phí triển khai thoa man cac điều kiện quy
định mới được xem là tài sản cố định vô hình. Đây là trường hợp báo cáo tài chính có sai sót
trọng yếu, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ hay trái ngược tùy theo mức độ ảnh hương. Bài 3
Bạn đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty ABC cho niên độ kết thúc vào
31/12/20X0. Tổng tài sản của công ty ABC là 25 tỷ đồng, tổng nợ phải trả 22 tỷ đồng. Trong
3 năm gần đây, công ty đã bị lỗ liên tục, khoản lỗ lũy kế lên đến 7.000 triệu đồng.
Ngoài ra, ban giám đốc còn cho biết các chủ nợ không đồng ý gia hạn cho vay đối với số trái
phiếu có giá trị 5.000 triệu đồng đáo hạn vào ngày 28/02/20X1. Ban giám đốc công ty ABC
đã thảo luận với nhiều ngân hàng nhưng họ vẫn chưa tìm được nguồn tài trợ. Tuy nhiên,
BGĐ đã đưa ra phương án kinh doanh mới và hy vọng giảm khoản lỗ nhờ phương án này.
Ban giám đốc cũng có kế hoạch bán bớt một số nhà xưởng không sử dụng để thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Khi kết thúc việc kiểm toán, bạn tin rằng báo cáo tài chính đã trình bày một cách trung thực
và hợp lý nếu giả định hoạt động liên tục được thỏa mãn. Yêu cầu:
Theo bạn, kiểm toán viên có thể đưa ra loại ý kiến nào? Những thông tin tối thiểu cần cung
cấp trong thuyết minh và các thông tin nào kiểm toán viên cần thu thập thêm Trả lời:
ABC đang gặp khó khăn về tài chính và có thể vi phạm nguyên tắc hoạt động liên tục vì những lý do sau:
- Lỗ kinh doanh trong 3 năm lên đến 7.000 triệu đồng.
- Có thể không thanh toán được khoản vay 500 triệu đồng sắp đến hạn.
Những thông tin cần tìm hiểu thêm: Phương pháp giải quyết của Ban Giám đốc liên quan đến
phương án kinh doanh mới và kế hoạch bản nhà xưởng, ý định của Ban Giám đốc (như thanh lý, giải thể,...)
Ý kiến của kiểm toán viên:
a) Nếu phương án kinh doanh mới và kế hoạch bán bớt nhà xưởng khả thi và có thể giúp
công ty vẫn tiếp tục duy trì hoặc hoạt động của mình trong tương lai:
Nếu công ty trình bày đầy đủ thông tin trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên có thể phát
hành báo cáo chấp nhận toàn phần có đoạn cần nhấn mạnh.
Ngược lại, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ hay trái ngược
b) Nếu phương án kinh doanh mới và kế hoạch bán bớt nhà xưởng của đơn vị không có cơ sở
và kiểm toán viên xét thấy đơn vị chắc chắn không thể tiếp tục hoạt động được, kiểm toán
viên sẽ đưa ra ý kiến trái ngược vì báo cáo tài chính vẫn được lập trên giả định hoạt động liên tục.
Trong thuyết minh báo cáo tài chính, công ty cần trình bày thông tin sau:
1. Mô tả về các loại trái phiếu, giá trị, ngày đáo hạn.
2. Mô tả sự kiện trái phiếu không được gia hạn.
3. Thông tin phụ: Ban Giám đốc cố gắng tìm nguồn tài trợ nhưng vẫn chưa có giải pháp. Tuy
nhiên, Ban Giám đốc đưa ra phương án kinh doanh mới và hy vọng giảm khoản lỗ nhờ
phương án này, đồng thời có kế hoạch bán đi các nhà xưởng không cần dùng. Bài 4:
Trong quá trình kiểm toán BCTC công ty ATB cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/200X,
kiểm toán viên Quỳnh Mai ghi nhận những sai sót sau: 1.
Một số tài sản cố định dùng vào công tác quản lý đã khấu hao hết nhưng đơn vị vẫn
tiếp tục tính khấu hao. Số tiền đã khấu hao vượt là 1.100 triệu đồng. 2.
Một nghiệp vụ xuất hàng gửi đi bán, giá vốn 500 triệu đồng, giá bán 700 triệu đồng (
chưa thuế GTGT, thuế GTGT 10%) Nhưng đơn vị lại ghi nhận là đã tiêu thụ
Giả sử thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% Yêu cầu:
a/ Xác định ảnh hưởng của từng sai sót trên đến các chỉ tiêu sau đây của BCTC ngày 31/12/200X của công ty ATB
- Báo cáo tình hình tài chính: Tổng tài sản, Nợ phải trả, vốn chủ sở hữu
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận sau thuế
1. Sai: Nợ 642/Có 214: 1.100 Báo cáo KQHĐKD - Chi phí sai tăng 1.100 -
Lợi nhuận trước thuế sai (1.100) - Thuế TNDN (220) - Lợi nhuận sau thuế (880) Bảng cân đối KT Tài sản Nguồn vốn Hao mòn lũy kế (1.100)
Lợi nhuận chưa phân phối (880) Thuế TNDN (220)
Bút toán điều chỉnh: Nợ 642/Có 214: (1.100) 2. Sai Đúng Nợ 131: 770 Nợ 157: 500 Có 511: 700 Có 156: 500 Có 333: 70 Nợ 632/Có 156: 500 Báo cáo KQHĐKD -
Doanh thu sai tăng 700 -> Lợi nhuận trước thuế sai tăng 700 -
Chi phí sai tăng 500 -> Lợi nhuận trước thuế sai (500) -
Lợi nhuận trước thuế sai tăng 200 - Thuế TNDN sai tăng 40 -
Lợi nhuận sau thuế sai tăng 160 Bảng cân đối KT Tài sản Nguồn vốn Phải thu khách hàng: 770
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 160 Hàng gửi bán (500) Thuế TNDN: 40 Thuế GTGT: 70 Bút toán điều chỉnh Nợ 131: (770) Nợ 157: 500 Có 511: (700) Có 156: 500 Có 333: (70) Nợ 632/Có 156: (500)
b/ Vì nhiều lý do khác nhau, đơn vị không đồng ý điều chỉnh các sai sót trong những tình
huống độc lập trên đây (trong khi các sai sót khác đã được điều chỉnh thích hợp). Theo bạn
nên phát hành báo cáo kiểm toán nào? Giả sử kiểm toán viên không vị giới hạn về phạm vi kiểm toán.
Khi đơn vị không đồng ý điều chỉnh các sai sót trên, KTV gặp phải tình huống bất đồng ý
kiến với Ban Giám đốc. Lúc này KTV cần đánh giá ảnh hưởng của các sai sót chưa điều
chỉnh đến BCTC để đưa ra ý kiến của mình: -
Nếu sai sót chưa điều chỉnh nhỏ hơn mức trọng yếu, KTV đưa ra báo cáo chấp nhận toàn phần. -
Nếu sai sót chưa điều chỉnh vượt qua mức trọng yếu nhưng không lan tỏa, KTV đưa
ra báo cáo chấp nhận từng phần. -
Nếu sai sót chưa điều chỉnh vượt qua mức trọng yếu và có lan tỏa (đã ảnh hưởng đến
những khoản mục khác), KTV đưa ra báo cáo không chấp nhận (ý kiến trái ngược). Bài 5:
Cho biết kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến gì trong mỗi trường hợp độc lập dưới đây, giả sử
rằng đây là các vấn đề trọng yếu và nếu không có chúng thì kiểm toán viên không có đủ bằng
chứng về sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính:
(1). Giám đốc công ty kiên quyết không chấp nhận kiểm toán viên gửi thư xác nhận đến một
số khoản phải trả vì không muốn nhắc họ nhớ đến món nợ này. Kiểm toán viên sử dụng một
thủ tục kiểm toán khác để thay thế và cảm thấy hài lòng về bằng chứng đạt được.
Trả lời: Chấp nhận toàn phần
(2). Một số thông tin trong Thư của Hội đồng quản trị đính kèm với báo cáo tài chính có nội
dung không nhất quán với báo cáo tài chính. Kiểm toán viên đề nghị đơn vị sửa nhưng họ từ
chối vì cho rằng kiểm toán viên không kiểm toán các thông tin đó mà chỉ kiểm toán báo cáo
tài chính nên không có quyền yêu cầu họ điều chỉnh.
Trả lời: Bất đồng ý kiến với BGĐ -
TH1: Sai sót có lan tỏa (ảnh hưởng đến các khoản mục khác) thì KTV đưa ra ý kiến trái ngược. -
TH2: Sai sót không lan tỏa thì KTV đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần.
PHẦN 4: TRẮC NGHIỆM
1. Trách nhiệm của kiểm toán viên là đưa ra ý kiến về BCTC
a. Điều này được ngầm hiểu trong báo cáo kiểm toán
b. Được nhấn mạnh trong đoạn phạm vi báo cáo kiểm toán
c. Được nhấn mạnh trong đoạn ý kiến báo cáo kiểm toán d. Tất cả đều sai
2. Trách nhiệm của BGĐ được trình bày trong báo cáo kiểm toán là
a. Lập và trình bày BCTC trung thực và hợp lý trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
b. Đơn vị kiểm soát nội bộ hiệu quả nhằm ngăn ngừa những sai sót trọng yếu do gian lận và nhầm lẫn
c. Cả A và B đều đúng d. Cả A và B đều sai
3. Kiểm toán viên phải trình bày những lý do trong nội dung về việc đưa ra ý kiến không phải
là ý kiến chấp nhận toàn phần với một đoạn giải thích
a. Trước đoạn phạm vi kiểm toán.
b. Trước đoạn trách nhiệm của kiểm toán
c. Trước đoạn ý kiến của kiểm toán viên
d. Sau đoạn đưa ra ý kiến của kiểm toán
4. KTV đã không chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho và không thu thập đầy đủ bằng chứng
kiểm toán về số dư hàng tồn kho này bằng các thủ tục kiểm toán khác. Tình huống này KTV
sẽ phát hành báo cáo kiểm toán với ý kiến
a. Ý kiến kiểm toán trái ngược
b. Ý kiến kiểm toán ngoại trừ c. Ý kiến từ chối d. Câu b và c đúng
5. Một số lượng lớn hàng tồn kho đã bị hư hỏng nặng, tuy nhiên đơn vị từ chối lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho. Tình huống này, KTV sẽ phải phát hành báo cáo kiểm toán với ý kiến
a. Ý kiến kiểm toán trái ngược
b. Ý kiến kiểm toán ngoại trừ c. Ý kiến từ chối d. Câu a và b đúng
6. Khi có một sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ mà có ảnh hưởng đến BCTC của năm đó, thì doanh nghiệp
a. Bắt buộc phải điều chỉnh BCTC của năm
b. Không cần phải điều chỉnh BCTC của năm
c. Chỉ cần khai báo trên thuyết minh BCTC
d. Tùy theo từng trường hợp cụ thể thì DN sẽ điều chỉnh BCTC của năm hoặc khai báo trên thuyết minh BCTC
7. KTV đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ khi
a. Phạm vi kiểm toán bị giới hạn
b. BCTC có sai sót trọng yếu c. BCTC có sai sót d. Đáp án khác
8. KTV sẽ phát hành báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần trong trường hợp
a. BCTC không còn tồn tại những sai sót trọng yếu
b. Không có nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục
c. Cả A và B đều đúng d. Cả A và B đều sai
9. KTV sẽ phát hành báo cáo kiểm toán với ý kiến kiểm toán từ chối trong trường hợp
a. Phạm vi kiểm toán bị giới hạn khiến cho KTV không thể thu thập bằng chứng kiểm
toán đầy đủ và thích hợp
b. BCTC có sai sót trọng yếu
c. Ảnh hưởng lan tỏa của vấn đề đang xem xét đến BCTC d. Đáp án khác
10. KTV sẽ phát hành báo cáo kiểm toán với ý kiến kiểm toán trái ngược trong trường hợp
a. Phạm vi kiểm toán bị giới hạn khiến cho KTV không thể thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp
b. BCTC có sai sót trọng yếu
c. Ảnh hưởng lan tỏa của vấn đề đang xem xét đến BCTC d. Đáp án khác