-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập chương 6 Kinh tế vi mô - Thẩm định giá | Trường Đại Học Công Đoàn
Câu 1: Khi Chính phủ đánh một khoản thuế trên từng đơn vị sản phẩm (thuế thay đổi theo sản phẩm), hãng độc quyền sẽ tối đa hoá lợi nhuận ở mức sản lượng mới a. Lớn hơn mức sản lượng cũ b. Nhỏ hơn mức sản lượng cũ c. Bằng mức sản lượng cũ d. Chưa đủ thông tin để kết luận. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Thẩm định tài chính dự án 13 tài liệu
Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Bài tập chương 6 Kinh tế vi mô - Thẩm định giá | Trường Đại Học Công Đoàn
Câu 1: Khi Chính phủ đánh một khoản thuế trên từng đơn vị sản phẩm (thuế thay đổi theo sản phẩm), hãng độc quyền sẽ tối đa hoá lợi nhuận ở mức sản lượng mới a. Lớn hơn mức sản lượng cũ b. Nhỏ hơn mức sản lượng cũ c. Bằng mức sản lượng cũ d. Chưa đủ thông tin để kết luận. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Thẩm định tài chính dự án 13 tài liệu
Trường: Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công Đoàn
Preview text:
lOMoARcPSD|47205411 lOMoARcPSD|47205411 Chương 6:
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi Chính phủ đánh một khoản thuế trên từng đơn vị sản phẩm (thuế
thay đổi theo sản phẩm), hãng độc quyền sẽ tối đa hoá lợi nhuận ở mức sản lượng mới
a. Lớn hơn mức sản lượng cũ
b. Nhỏ hơn mức sản lượng cũ
c. Bằng mức sản lượng cũ
d. Chưa đủ thông tin để kết luận
Câu 2: Đường cung dài hạn của hãng cạnh tranh hoàn hảo là
a. Đường chi phí cận biên dài hạn
b. Phần đường chi phí cận biên dài hạn nằm trên đường LATC
c. Phần đường chi phí cận biên dài hạn nằm trên đường LFC
d. Phần đường chi phí cận biên dài hạn nằm dưới đường LATC
Câu 3: Khi bị Chính phủ đánh thuế trên từng đơn vị sản phẩm, hãng độc quyền
sẽ tối đa hoá lợi nhuận tại mức sản lượng mới
a. Lớn hơn mức sản lượng ban đầu
b. Nhỏ hơn mức sản lượng ban đầu
c. Bằng mức sản lượng ban đầu d. Chưa xác định được
Câu 4: Khi bị Chính phủ đánh thuế trên từng đơn vị sản phẩm, hãng độc quyền
sẽ tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá mới
a. Lớn hơn mức giá ban đầu
b. Nhỏ hơn mức giá ban đầu
c. Bằng mức giá ban đầu d. Chưa xác định được
Câu 5: Trong ngắn hạn, khi P < AVCmin, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo nên
a. Sản xuất tại điểm P = MC
b. Sản xuất tại điểm MR = MC c. Ngừng sản xuất
d. Sản xuất tại điểm có ATCmin
Câu 6: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các hãng ở trạng thái cân bằng ngắn hạn khi a. P = AVC 1 lOMoARcPSD|47205411 b. P=ATC c. P=MR=MC d. P>ATC
Câu 7: Các hãng cạnh tranh hoàn hảo và ngành sẽ ở trong tình trạng cân bằng dài hạn khi a. P=LATC=MR b. P > LATCmim
c. SMC = LMC = LATC = SATC = MR = P d. SMC = LMC
Câu 8: Nhận định nào sau đây sai
a. Chi phí cận biên là độ dốc của đường chi phí biến đổi
b. Chi phí cận biên là sự thay đổi của tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá và dịch vụ
c. Chi phí cận biên là sự thay đổi của chi phí biến đổi khi sản xuất thêm một đơn
vị hàng hoá hay dịch vụ
d. Chi phí cận biên là độ dốc của đường chi phí cố định
Câu 9: Nhận định nào sau đây đúng
a. Hãng cạnh tranh hoàn hảo là người định giá, hãng độc quyền là người chấp nhận giá
b. Hãng cạnh tranh hoàn hảo là người chấp nhận giá, hãng độc quyền là người định giá
c. Cả hãng cạnh tranh hoàn hảo và hãng độc quyền đều là người chấp nhận giá
d. Cả hãng cạnh tranh hoàn hảo và hãng độc quyền đều là người chấp nhận giá
Câu 10: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 200 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp
có hàm cung P = 10 + 2Q. Vậy hàm cung thị trường sẽ là a. P = 2000 + 4000Q b. P= Q+10 c. Q=100P–10 d. Tất cả đều sai
Câu 11: Điều nào sau đây không phải là đặc điểm của cạnh tranh hoàn hảo
a. Hãng cạnh tranh hoàn hảo là người chấp nhận giá
b. Đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là đường nằm ngang song song với trục hoành
c. Đường cầu của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là đường dốc xuống từ trái qua phải
d. Sản phẩm của các hãng khác nhau thì khác nhau
e. Không có rào cản trong việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường 2 lOMoARcPSD|47205411
Câu 12: Khi hãng cạnh tranh hoàn hảo đạt được lợi nhuận tối đa thì
a. Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
b. Sự chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là lớn nhất
c. Độ dốc của đường tổng doanh thu bằng độ dốc của đường tổng chi phí d. Câu a, b e. Câu a, b và c
Câu 13: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, một hãng đặt giá cao hơn giá thị trường
a. Sẽ mất một phần khách hàng của mình.
b. Sẽ mất toàn bộ khách hàng của mình.
c. Vẫn giữ được một phần khách hàng của mình nếu chất lượng hàng hoá của
mình cao hơn các hãng khác.
d. Vẫn giữ được khách hàng nếu giá bán của nó bằng với chi phí cận biên. e. Không câu nào đúng
Câu 14: Đường cung dài hạn đối với ngành cạnh tranh hoàn hảo là
a. Co dãn hơn đường cung ngắn hạn
b. Ít co dãn hơn đường cung ngắn hạn c. Hoàn toàn co dãn d. Hoàn toàn không co dãn
e. Tổng của tất cả các đường cung ngắn hạn
Câu 15: Đối với hãng độc quyền, doanh thu cận biên
a. Lớn hơn giá sản phẩm
b. Nhỏ hơn giá sản phẩm c. Bằng giá sản phẩm
d. Lớn hơn chi phí cận biên
e. Nhỏ hơn chi phí cận biên
Câu 16: Khi tổng doanh thu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không đủ bù
đắp được chi phí biến đổi thì doanh nghiệp sẽ quyết định a. Tiếp tục sản xuất b. Tăng giá bán c. Tăng sản lượng d. Đóng cửa sản xuất
Câu 17: Doanh nghiệp độc quyền muốn tối đa hoá lợi nhuận thì doanh nghiệp phải
a. Tối đa hoá lợi nhuận đơn vị 3 lOMoARcPSD|47205411 b. Tối đa hoá doanh thu
c. Chọn mức sản lượng có chi phí bình quân thấp nhất
d. Chọn mức sản lượng có chi phí cận biên bằng với doanh thu cận biên
e. Chọn mức sản lượng có chi phí cận biên thấp nhất
Câu 18: Ở mức sản lượng hiện hành của một doanh nghiệp độc quyền có doanh
thu cận biên bằng 8$ và chi phí cận biên bằng 10$. Vậy muốn tăng lợi nhuận doanh nghiệp nên
a. Giảm giá và tăng sản lượng
b. Giảm giá và giảm sản lượng
c. Tăng giá và tăng sản lượng
d. Tăng giá và giảm sản lượng
e. Tăng giá và giữ nguyên sản lượng
Câu 19: Mức giá hoà vốn (trong ngắn hạn) của hãng cạnh tranh hoàn hảo là:
a. Mức giá bằng với tổng chi phí bình quân tối thiểu
b. Mức giá bằng với chi phí biến đổi tối thiểu
c. Tổng doanh thu bằng với chi phí biến đổi d. Câu a và c e. Câu b và c
Câu 20: Đường cung của một hãng cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn là
a. Phần đi lên của đường chi phí cận biên, nằm trên điểm chi phí trung bình tối thiểu
b. Phần đi lên của đường chi phí trung bình
c. Phần đi lên của đường chi phí cận biên, nằm trên điểm chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
d. Toàn bộ đường chi phí cận biên e. Không câu nào đúng
Câu 21: Trong thị trường độc quyền tập đoàn
a. Các hãng dễ dàng gia nhập hay rời bỏ thị trường
b. Các hãng là những người chấp nhận giá c. Có nhiều người bán
d. Các hãng sẽ xem xét hành vi của các đối thủ cạnh tranh trước khi đưa ra quyết định giảm giá. e. Không câu nào đúng
Câu 22: Câu nào trong các câu sau đúng
a. Hãng độc quyền không bao giờ lỗ
b. Hãng độc quyền có thể bị lỗ 4 lOMoARcPSD|47205411
c. Hãng độc quyền luôn sản xuất ở mức sản lượng có MR > ATC
d. Hãng độc quyền luôn đặt mức giá cao nhất mà người tiêu dùng sẵn sàng trả
e. Hãng độc quyền luôn sản xuất với mức chi phí thấp nhất.
Câu 23: Nhận định nào sau đây không phải là đặc trưng của hãng cạnh tranh hoàn hảo
a. Doanh nghiệp là người chấp nhận giá
b. Doanh nghiệp có thể ảnh hưởng một chút đến giá sản phẩm của mình
c. Hãng có thể bán bao nhiêu tuỳ ý ở mức giá hiện hành
d. Hãng có thể tự do gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành
e. Trong ngắn hạn, còn sản xuất hàng hoá chừng nào mà doanh thu còn lớn hơn chi phí biến đổi
Câu 24: Đối với doanh nghiệp độc quyền, sản lượng tăng lên làm cho lợi nhuận
giảm, tình trạng này hàm ý rằng
a. Doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên
b. Doanh thu cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên
c. Tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí
d. Doanh thu cận biên bằng giá bán e. Không câu nào đúng
Câu 25: Trong dài hạn khi một ngành thuộc thị trường cạnh tranh hoàn hảo tạo
ra lợi nhuận thì điều gì sẽ xảy ra a. Các hãng ra nhập ngành b. Giá thị trường tăng c. Lợi nhuận tăng
d. Đường cung dịch chuyển sang trái e. Không câu nào đúng
Câu 26: Nhận định nào sau đây không phải là đặc trưng của hãng độc quyền bán
a. Có một số hãng lớn tham gia thị trường
b. Chỉ có một hãng duy nhất
c. Tạo ra khoản mất không cho xã hội
d. Sản phẩm của hãng trên thị trường là duy nhất
e. Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường cực kỳ khó khăn
Câu 27: Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo muốn đạt được lợi nhuận tối đa cần phải
a. Cố gắng bán tất cả sản phẩm đã sản xuất ra với mức giá cao nhất
b. Cố gắng sản xuất ở mức sản lượng tại đó chi phí bình quân đạt nhỏ nhất 5 lOMoARcPSD|47205411
c. Cố gắng sản xuất và bán ở mức sản lượng mà tại đó chi phí cận biên bằng giá bán
d. Cố gắng sản xuất ở mức sản lượng tại đó chi phí cận biên đạt nhỏ nhất e. Không câu nào đúng
Câu 28: Nếu hãng có đường cầu gẫy, khi Chính phủ đánh thuế lên hãng sẽ dẫn tới việc
a. Khoảng gián đoạn của đường doanh thu cận biên thu hẹp lại
b. Khoảng gián đoạn của đường doanh thu cận biên mở rộng
c. Khoảng gián đoạn của đường doanh thu cận biên không đổi
d. Chưa đủ thông tin để kết luận
Câu 29: Những rào cản trong việc gia nhập thị trường độc quyền có thể là do
a. Sở hữu nguồn lực then chốt
b. Tính kinh tế theo quy mô
c. Có bằng phát minh và được luật pháp bảo hộ bản quyền d. Câu a, b, c
Câu 30: Đường cung của doanh nghiệp độc quyền là
a. Toàn bộ đường chi phí cận biên
b. Một phần của đường chi phí cận biên, nằm trên điểm AVCmin
c. Là một đường nằm ngang
d. Là một đường dốc xuống e. Không câu nào đúng
Câu 31: Phân biệt sản phẩm là do
a. Sự khác nhau về các đặc tính của các sản phẩm do các doanh nghiệp khác nhau sản suất ra.
b. Sự khác nhau về địa điểm của các doanh nghiệp
c. Thông tin không hoàn hảo và sự sẵn có của hàng hoá d. Câu a, b và c
Câu 32: Tại điểm cân bằng dài hạn trong cạnh tranh hoàn hảo
a. Các doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng 0
b. Giá bán bằng chi phí bình quân
c. Giá bán bằng chi phí bình quân tối thiểu
d. Giá bán bằng chi phí cận biên e. Câu a và b
Câu 33: Nguyên nhân dẫn đến độc quyền tự nhiên là a. Do Nhà nước quy định 6 lOMoARcPSD|47205411
b. Do đạt được tính kinh tế của quy mô
c. Do hãng sở hữu toàn bộ yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
d. Do hãng có phát minh và được luật pháp bảo hộ bản quyền e. Không câu nào đúng
Câu 34: Đối với độc quyền tự nhiên, chi phí trung bình của hãng sẽ
a. Tăng khi hãng tăng sản lượng
b. Giảm khi hãng tăng sản lượng c. Có dạng hình chữ U
d. Ban đầu tăng dần, sau đó giảm dần khi hãng quyết định tăng dần sản lượng
e. Không đổi khi hãng tăng sản lượng
Câu 35: Khi chi phí cận biên tăng lên, để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ a. Giảm sản lượng b. Tăng sản lượng c. Giảm giá bán d. Tăng giá bán
Câu 36: Chi phí cố định của hãng độc quyền tăng gấp đôi, quyết định của hãng là a. Tăng giá lên gấp đôi b. Tăng sản lượng c. Giữ nguyên giá bán d. Không câu nào đúng
Câu 37: Một hãng độc quyền sẽ tối đa hoá lợi nhuận của mình ở mức sản lượng
a. Trong khoảng co dãn của đường cầu
b. Trong khoảng không co dãn của đường cầu
c. Tại điểm co dãn của cầu theo giá bằng 1
d. Giá bằng chi phí cận biên e. Không câu nào đúng
Câu 38: Một nguyên tắc chung cho phân biệt giá cấp 3 là
a. Đặt mức giá cao hơn cho những khách hàng có cầu co dãn hơn
b. Đặt mức giá thấp hơn cho những khách hàng có cầu co dãn hơn
c. Đặt giá cao hơn cho những khách hàng có nhiều sự thay thế hơn
d. Đặt giá thấp hơn cho những khách hàng có ít sự thay thế hơn
e. Đặt các mức giá khác nhau cho những thị trường khác nhau dựa theo chi phí
cung ứng cho từng thị trường 7 lOMoARcPSD|47205411
Câu 39: Để điều tiết một phần lợi nhuận của nhà độc quyền mà không làm ảnh
hưởng gì đến người tiêu dùng, Chính phủ nên áp dụng
a. Đánh thuế thay đổi theo sản lượng
b. Đánh thuế cố định hàng năm
c. Đánh thuế tỷ lệ với doanh thu
d. Đánh thuế tỷ lệ với chi phí sản xuất
Câu 40: Hãng cạnh tranh độc quyền quyết định
a. Mức sản lượng đầu ra, còn thị trường quyết định giá bán
b. Mức giá bán, còn thị trường quyết định mức sản lượng đầu ra
c. Mức giá bán, còn mức sản lượng do Cartel quyết định
d. Cả mức sản lượng đầu ra và giá bán hàng hoá e. Không câu nào đúng
Câu 41: So với doanh nghiệp độc quyền, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
a. Sản xuất nhiều hơn, bán giá cao hơn
b. Sản xuất nhiều hơn, bán giá thấp hơn
c. Sản xuất ít hơn, bán giá cao hơn
d. Sản xuất ít hơn, bán giá thấp hơn
Câu 42: Một nhà độc quyền chọn giá bán là 15USD để tối đa hoá lợi nhuận. Tại
mức sản lượng Q = 20 thì MR = MC = 12 USD. Chi phí bình quân trên 20 đơn vị
hàng hoá là 5 USD. Lợi nhuận của nhà độc quyền này là a. 70 USD b. 100USD c. 150USD d. 200USD
Câu 43: Biện pháp thuế nào áp dụng đối với nhà độc quyền sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng
a. Đánh thuế không theo sản lượng
b. Đánh thuế cố định hàng năm
c. Đánh thuế tỷ lệ với doanh thu
d. Đánh thuế tỷ lệ với lợi nhuận e. Không câu nào đúng
Câu 44: Trường hợp có nhiều thị trường, để tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp
độc quyền nên phân phối số lượng hàng hoá giữa các thị trường sao cho
a. Chủ yếu phân phối cho thị trường có giá cao nhất
b. Phân phối đồng đều cho các thị trường
c. Doanh thu biên giữa các thị trường là bằng nhau 8 lOMoARcPSD|47205411
d. Giá cả và doanh thu biên bằng nhau giữa các thị trường e. Không câu nào đúng
Câu 45: Trong dài hạn, điều nào sau đây sẽ khiến cho hãng cạnh tranh hoàn hảo
và hãng cạnh tranh độc quyền rời bỏ thị trường a. Lợi nhuận kinh tế âm
b. Giá nhỏ hơn chi phí bình quân
c. Lợi nhuận kế toán nhỏ hơn chi phí cơ hội d. Câu a, b và c e. Không câu nào đúng
Dựa vào đồ thị Hình 6.5 để trả lời các câu 46, 47, 48, 49, 50 P MC G P1 A P B C 2P 3 E (D) MR 0 Q1 Q2 Q3 Q Hình 6.5
Câu 46: Để tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ ấn định giá bán và sản lượng a. P1 và Q1 b. P2 và Q2 c. P3 và Q3 d. Không câu nào đúng 9 lOMoARcPSD|47205411
Câu 47: Để tối đa hoá lợi ích của xã hội, doanh nghiệp độc quyền sẽ ấn định giá bán và sản lượng a. P1 và Q1 b. P2 và Q2 c. P3 và Q3 d. Không câu nào đúng
Câu 48: Để tối đa hoá doanh thu, doanh nghiệp độc quyền sẽ ấn định giá bán và sản lượng a. P1 và Q1 b. P2 và Q2 c. P3 và Q3 d. Không câu nào đúng
Câu 49: Tại mức sản lượng Q1, tổng doanh thu là: a. P1AQ1O b. OGAQ1 c. OGEQ1 d. Không câu nào đúng
Câu 50: Để làm giảm khoản mất không do độc quyền gây ra, Chính phủ can
thiệp bằng biện pháp kiểm soát giá (giá trần), giá trần nên nằm trong khoảng a. P1P2 b. P2P3 c. P2O d. P1G e. Không câu nào đúng
Câu 51: Doanh nghiệp có đường cầu trùng với đường doanh thu trung bình là
a. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
b. Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền
c. Doanh nghiệp độc quyền tập đoàn
d. Doanh nghiệp độc quyền e. Câu a, b, c và d
Câu 52: Trong hình thức phân biệt giá cấp 1, đường doanh thu cận biên của hãng
a. Trùng với đường cầu
b. Dốc xuống từ trái qua phải
c. Nằm dưới đường cầu d. Câu a và b 10 lOMoARcPSD|47205411
Câu 53: Một hãng độc quyền đang hoạt động ở mức sản lượng tối đa hoá lợi
nhuận, nếu chi phí biến đổi của hãng tăng lên, nhà độc quyền sẽ quyết định
a. Giảm giá bán và tăng sản lượng
b. Giảm giá bán và giảm sản lượng
c. Tăng giá bán và giảm sản lượng
d. Tăng giá bán và tăng sản lượng
Câu 54: Hãng cạnh tranh độc quyền tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản lượng dài hạn tại đó
a. Doanh thu bình quân bằng chi phí cận biên
b. Giá bán bằng chi phí bình quân dài hạn
c. Đường cầu về sản phẩm của hãng tiếp xúc với đường chi phí bình quân dài hạn
d. Doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên e. Câu b và c
Câu 55: Trong cấu trúc thị trường: (i) cạnh tranh hoàn hảo, (ii) cạnh tranh độc
quyền, (iii) độc quyền tập đoàn, (iv) độc quyền thuần tuý, hãng sẽ tối đa hoá lợi nhuận tại điểm a. (i) và (iii) b. (ii) và (iii) c. (iii) và (iv) d. (i), (ii) và (iv) e. (i), (ii), (iii) và (iv)
Câu 56: Hãng độc quyền tập đoàn có đặc điểm nào dưới đây
a. Đường cầu hoàn toàn co dãn
b. Sản phẩm của hãng là duy nhất
c. Phụ thuộc chặt chẽ vào đối thủ cạnh tranh
d. Có nhiều đối thủ cạnh tranh e. Chấp nhận giá
Câu 57: Cấu trúc thị trường nào sau đây có sự khác biệt hoá trong sản phẩm là lớn nhất a. Cạnh tranh hoàn hảo b. Cạnh tranh độc quyền c. Độc quyền tập đoàn d. Độc quyền thuần tuý
Câu 58: Giá vé xem phim ở Trung tâm chiếu phim Quốc gia là 60.000 đồng/vé vào
ban ngày, từ 18 giờ trở đi, giá vé là 120.000 đồng/vé. Đây là một ví dụ cụ thể về a. Phân biệt giá cấp 2 11 lOMoARcPSD|47205411 b. Phân biệt giá cấp 3
c. Phân biệt giá theo thời điểm d. Giá cả hai phần e. Không câu nào đúng
Câu 59: Một trung tâm vui chơi buộc khách hàng mua vé vào cửa và sau đó phải
trả thêm chi phí cho mỗi một trò chơi hay dịch vụ trong trung tâm, thì trung tâm
đã áp dụng chính sách a. Phân biệt giá cấp 2 b. Giá cả hai phần c. Phân biệt giá cấp 3
d. Phân biệt giá theo thời điểm P ATC MC = AVC (D) MR 0 A B C Q Hình 6.6
Câu 60: Với các đường cầu và đường chi phí như ở hình 6.6, câu nào sau đây là
đúng với nhà độc quyền
a. Ở B hãng đang tối thiểu hoá thua lỗ trong ngắn hạn, trong dài hạn hãng nên đóng cửa sản xuất.
b. Ở C, khi có P = MC, hãng đang tối đa hoá lợi nhuận
c. Ở B hãng phải đóng cửa ngắn hạn
d. Ở A hãng đang tối đa hoá lợi nhuận, nhưng trong dài hạn hãng phải đóng cửa sản xuất e. Không câu nào đúng
Câu 61: Sự khác nhau giữa cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo là
a. Các hãng tối đa hoá lợi nhuận tại mức sản lượng MR = MC. 12 lOMoARcPSD|47205411
b. Lợi nhuận dài hạn bằng 0
c. Số lượng hãng sản xuất trong ngành là nhiều
d. Hãng cạnh tranh độc quyền có khả năng kiểm soát giá, còn hãng cạnh tranh hoàn hảo thì không.
Câu 62: Sự khác nhau giữa cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn là
a. Trong độc quyền tập đoàn không có sự cạnh tranh
b. Trong độc quyền tập đoàn giá cao hơn chi phí cận biên
c. Trong cạnh tranh độc quyền đường cầu của hãng là một đường dốc xuống từ trái qua phải
d. Trong cạnh tranh độc quyền, các hãng không lo lắng về các phản ứng của các đối thủ của mình
Câu 63: Nhận định nào sau đây đúng khi chỉ số Lerner càng lớn
a. Chi phí cận biên càng nhỏ so với giá
b. Hãng thu được lợi nhuận lớn
c. Hãng bán được nhiều sản phẩm d. Câu a, b và c
Câu 64: Doanh nghiệp độc quyền luôn đặt giá bán
a. Nhỏ hơn chi phí cận biên
b. Lớn hơn chi phí cận biên c. Bằng chi phí cận biên d. Không câu nào đúng
Câu 65: Các hãng cạnh tranh độc quyền thường sử dụng quảng cao để
a. Nhấn mạnh sự khác biệt sản phẩm của hãng so với các sản phẩm khác, nhằm mở rộng cầu của hãng
b. Làm tăng chi phí cận biên của hãng
c. Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng d. Không câu nào đúng
Câu 66: Theo mô hình đường cầu gãy khúc của độc quyền tập đoàn, tại mức sản
lượng tương ứng với điểm gãy khúc
a. Đường chi phí cận biên bị gián đoạn
b. Đường doanh thu cận biên bị gián đoạn
c. Đường chi phí trung bình bị gián đoạn
d. Đường doanh thu trung bình bị gián đoạn e. Không câu nào đúng
Câu 67: Trong mô hình đường cầu gãy, nếu một hãng giảm giá thì
a. Các hãng khác cũng giảm giá 13 lOMoARcPSD|47205411
b. Các hãng khác sẽ tăng giá
c. Các hãng khác cạnh tranh không trên cơ sở giá cả d. Câu b và c
Câu 68: Giả sử doanh nghiệp độc quyền đang sản xuất ở mức sản lượng có doanh
thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên (MR > MC) và đang có lợi nhuận. Vậy là
a. Mức sản lượng này lớn hơn mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận
b. Mức sản lượng này nhỏ hơn mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận
c. Mức sản lượng này chính là mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận
d. Cần có thêm thông tin mới xác định được
Câu 69: Đối với người tiêu dùng thì biện pháp điều tiết độc quyền nào của Chính
phủ mang lại lợi ích cho họ
a. Quy định mức giá trần b. Đánh thuế cố định
c. Đánh thuế thay đổi theo sản lượng d. Cả ba biện pháp trên
Câu 70: Trong hình thức phân biệt giá cấp 1, doanh nghiệp độc quyền
a. Đặt cho mỗi đơn vị hàng hoá một mức giá
b. Chiếm đoạt hoàn toàn thặng dư của người tiêu dùng
c. Có mức sản lượng bằng với mức sản lượng nếu doanh nghiệp hành động giống
như doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo d. Câu a, b và c e. Không câu nào đúng PHẦN 2: BÀI TẬP I. Bài tập giải mẫu:
Bài 1: (Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo và đường cung của thị trường)
Xem xét một ngành có 3 hãng. Các hãng lần lượt có hàm cung như sau: S1:Q=P-1 S2:Q=P–2 S3:Q=2P+1
1. Hãy viết phương trình đường cung của ngành
2. Nếu cầu thị trường là (D): Q = 10. Giá thị trường là bao nhiêu? Tính sản lượng
của thị trường và sản lượng của từng hãng ở mức giá đó Lời giải:
1. Cung của thị trường được xác định (S): Qtt = Q1 + Q2 + Q3 Q=4P–2 14 lOMoARcPSD|47205411
2. Nếu cầu thị trường là (D): Q = 10 thì giá thị trường được xác định: 4P–2=10 P=3
Thay P = 3 vào đường cung từng hãng ta có sản lượng của từng hãng. Cụ thể: S1:Q=P-1 Q1=2 S2:Q=P–2 Q2=1 S3:Q=2P+1 Q3=7
Bài 2: (Hoà vốn – Đóng cửa sản xuất – Tiếp tục sản xuất: Đã biết FC)
Hàm tổng chi phí của một hãng cạnh tranh hoàn hảo có dạng là:
TC = Q2 + Q + 144 (Q tính bằng kg, TC tính bằng USD)
1. Viết phương trình biểu diễn các chi phí trong ngắn hạn FC, ATC, AVC và MC của hãng
2. Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận, nếu giá bán trên
thị tường là 29 USD. Tính lợi nhuận lớn nhất đó.
3. Xác định mức giá hoà vốn và sản lượng hoà vốn của hãng? Khi giá thị trường là
5USD/kg thì hãng có nên đóng cửa sản xuất không? Tại sao?
4. Viết phương trình đường cung của hãng.
5. Vẽ đồ thị minh hoạ các kết quả trên
6. Tính thặng dư sản xuất ở câu a Lời giải:
1. Viết phương trình biểu diễn các chi phí trong ngắn hạn: FC = TCQ=0 = 144 VC=Q2+Q AVC=Q+1 ATC= =ATC+AFC=Q+1+ MC=2Q+1
2. Nếu giá bán trên thị tường là 29 USD thì hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng: P=MC=29 2Q+1=29 Q=14
Π = TR – TC = (29 x 14) – (142 + 14 + 144) = 52 USD
3. Để xác định mức giá hoà vốn và sản lượng hoà vốn của hãng có 2 cách: Cách 1: PHV = ATCmin
ATCmin tại điểm ATC’Q = 0 (Q+1+)’Q=0
1- =0 Q2=144 QHV=12 Thay QHV vào phương trình ATC ta có PHV 15 lOMoARcPSD|47205411
PHV = ATCmin = Q + 1 + = 25 USD
Vậy điểm hoà vốn của hãng là PHV = 25 và QHV = 12
Cách 2: Tại điểm hoà vốn thì MC = ATC 2Q+1=Q+1+ Q2 = 144 QHV = 12
PHV = ATCmin = ATCQ = 12 = MCQ =12 = 25 USD
Để quyết định hãng có nên đóng cửa sản xuất không cần so sánh giá bán trên
thị trường với điểm đóng cửa sản xuất của hãng. PĐC = AVCmin
AVCmin = (Q+1)min = 1 USD (khi Q = 0)
Vậy khi P = 5USD thì hãng vẫn nên tiếp tục sản xuất , không nên đóng cửa sản
xuất ngay vì mức giá này vẫn lớn hơn mức giá đóng cửa (điểm đóng cửa sản xuất).
4. Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo là một phần của đường MC nằm trên điểm AVCmin. MC = 2Q + 1 và AVCmin = 1
Vậy phương trình đường cung của hãng là: (S):P=2Q+1(P>1)
5. Vẽ đồ thị minh hoạ các kết quả trên MC P ATC 29 AVC 25 ATCmin AVCmin =
6. Tính thặng dư sản xuất ở câu a 1 0 PS= =98USD Q 12 14
Bài 3: (Hoà vốn – Đóng cửa sản xuất – Tiếp tục sản xuất: Chưa biết FC) Hình 6.7 16 lOMoARcPSD|47205411
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi bình quân là AVC = Q (Q
tính bằng kg, AVC tính bằng $). Nếu mức giá trên thị trường là P = 24$/kg thì hãng bị lỗ 56$.
1. Xác định phương trình đường cung của hãng?
2. Tính chi phí cố định
3. Khi giá thị trường là 36$/kg, tính mức sản lượng tối ưu? Tính lợi nhuận trong trường hợp này. Lời giải:
1. Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo là một phần của đường MC nằm trên điểm AVCmin. AVC=Q VC=Q2 MC=2Q AVCmin = 0
Vậy phương trình đường cung của hãng là: (S):P=2Q (P>0)
2. Xác định chi phí cố định:
Nếu mức giá trên thị trường là P = 24$/kg thì hãng sẽ sản xuất tại điểm: P=MC 2Q=24 Q=12
Lúc này hãng bị lỗ 56$ nên ta có:
Π = TR – TC = (24 x 12) – (122 + FC) = - 56 FC = 200
3. Khi P = 36, hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ sản xuất tại điểm có: P=MC 2Q=36 Q=19
Π = TR – TC = (36 x 19) – (192 + 200) = 123$
Bài 4: (Cân bằng dài hạn)
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo điển hình có tổng chi phí ngắn hạn là: TC=Q2+7Q+100 Chi phí dài hạn là: LTC = Q2 + 4Q
1. Xác định mức sản lượng tối ưu cho hãng này ở mức giá bán P = 35$, lợi nhuận
tối đa mà hãng có thể thu về là bao nhiêu?
2. Giá cân bằng dài hạn của thị trường là bao nhiêu?
3. Khi giá thị trường giảm xuống 20$ thì hãng có nên đóng cửa sản xuất không? Tại sao?
4. Xác định đường cung ngắn hạn và dài hạn của hãng. 17 lOMoARcPSD|47205411 Lời giải:
1. Xác định mức sản lượng tối ưu: P=MC 35=2Q+7 Q=14
Π = (14 x 35) – (142 + 7 x 14 + 100) = 96 $
2. Giá cân bằng dài hạn của thị trường được xác định bởi điểm LATCmin. LATC=Q+4 LATCmin = 4
Giá cân bằng dài hạn của thị trường là P = 4
3. Làm tương tự như bài 2, ta có: PHV = ATCmin = 27$ PĐC = AVCmin = 7$
Ở mức giá P = 20$: PĐC < P = 20 < PHV Hãng vẫn nên tiếp tục sản xuất mặc dù hãng đang bị lỗ
4. Đường cung ngắn hạn: P = 2Q + 7 (P > 7) Đường cung dài hạn: P = 2Q + 4 (P > 4)
Bài 5: (Mất không – DWL do sức mạnh thị trường gây ra)
Một hãng độc quyền gặp đường cầu là: P = 15 – 0,05Q
Và hàm chi phí : TC = 0,02Q2 + Q + 40
Trong đó: P tính bằng USD/đơn vị sản phẩm, TC tính bằng USD, Q tính bằng đơn vị sản phẩm
1. Xác định mức giá và sản lượng tối ưu cho hãng, lợi nhuận tối đa mà hãng có thể thu về là bao nhiêu?
2. Tính chỉ số Lerner và khoản mất không của xã hội?
3. Tìm mức giá và sản lượng tối đa hoá doanh thu cho hãng.
4. Vẽ đồ thị minh hoạ. Lời giải: P = 15 – 0,05Q MR = 15 – 0,1Q TC = 0,02Q2 + Q + 40 MC = 0,04Q + 1
1. Hãng sẽ đạt lợi nhuận tối đa tại điểm: MR=MC 15 – 0,1Q = 0,04Q + 1 Q = 100 và P = 10
Π = (100 x 10) – (0,02. 102 + 10 + 40) = 948 (nghìnUSD)
Doanh nghiệp sẽ sản xuất 100 nghìn đơn vị sản phẩm, bán với giá
P=10USSD/đơn vị sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận. 18 lOMoARcPSD|47205411 2. Tính chỉ số Lerner: MCQ=100 = 0,04 x 100 + 1 = 5 L= = =0,5
Sức mạnh thị trường của hãng ở mức trung bình.
Tính khoản mất không của xã hội
Nếu hãng hành động giống như hãng cạnh tranh hoàn hảo thì sản lượng của hãng thoả mãn: MC = P 0,04Q + 1 = 15 – 0,05Q 0,09Q = 14 Q = 155,55 và P = 7,22
Phần mất không DWL do sức mạnh độc quyền gây ra được tính bằng phần
chênh lệch giữa đường cầu và đường chi phí cận biên với 2 cận là mức sản lượng tối
ưu trên thị trường độc quyền và mức sản lượng tối ưu trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Vậy phần mất không DWL của xã hội khi đó là: DWL = 138,875 (nghìn USD)
Hoặc tính bằng công thức: MCQ=100 = 5
DWL =SΔABC = = 138,875 (nghìn USD)
3. Hãng sẽ tối đa hoá doanh thu tại điểm: MR=0 15–0,1Q=0 Q = 150 và P = 7,5
Doanh nghiệp sẽ sản xuất 150 nghìn đơn vị sản phẩm, bán với giá
P=7,5USD/đơn vị sản phẩm để tối đa hoá doanh thu .
4. Vẽ đồ thị minh hoạ. P 15 B 10 MC C A MCQ=10 = 5 P 19 0 lOMoARcPSD|47205411 MR Hình 6.8
Bài 6: (Điều tiết độc quyền)
Một doanh nghiệp độc quyền gặp đường cầu là: P = 120 – 2Q
Và hàm chi phí biến đổi bình quân: AVC = 3Q + 10; chi phí cố định FC= 55
Trong đó: P tính bằng USD/đơn vị sản phẩm, TC tính bằng USD, Q tính bằng nghìn đơn vị sản phẩm.
1. Nhà độc quyền sẽ chọn mức giá và sản lượng nào để tối đa hoá lợi nhuận? Tính
thặng dư tiêu dùng tại mức giá tối ưu này?
2. Nếu Chính phủ đánh thuế 5USD/đơn vị sản phẩm bán ra thì quyết định sản xuất
của hãng là gì? Tính sự phân chia thuế giữa người tiêu dùng và người sản xuất.
3. Nếu Chính phủ không thực hiện đánh thuế trên từng đơn vị sản phẩm mà đánh
thuế trọn gói T = 50 nghìn USD thì quyết định sản xuất thế nào?
4. Nếu Chính phủ đánh thuế 20% vào tổng doanh thu thì giá và sản lượng tối ưu
thay đổi như thế nào? Việc đánh thuế này giống và khác nhau như nào so với
hai loại thuế ở câu 2 và câu 3.
5. Nếu Chính phủ đặt trần giá P = 94USD/đơn vị sản phẩm thì hãng sẽ sản xuất
bao nhiêu sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận? Lời giải: P =120–2Q TR=120Q–2Q2 MR=120–4Q AVC=3Q+10 VC=3Q2+10Q MC=6Q+10
1. Hãng sẽ đạt lợi nhuận tối đa tại điểm: MR=MC 120–4Q=6Q+10
Q = 11 (nghìn đvsp) và P = 98 (USD) CS = = 121 (nghìnUSD)
Πmax = TR – TC = 550 (nghìn USD)
2. Ta có: TCsau thuế = TCtrước thuế + thuế
Khi hãng phải chịu một khoản thuế là 5USD/đơn vị sản phẩm thì thuế mà hãng
phải chịu lúc này là: thuế = 5Q
Lúc này tổng chi phí của hãng (TCt1)là:
TCt1 = 3Q2+ 10Q + 55 + 5Q = 3Q2+ 15Q + 55 MCt1 = 6Q + 15 20