Bài tập chương 8 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài tập chương 8 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP CHƯƠNG 8
Bài 1: Có nhu cầu linh kiện 1840 như sau: Tuân thủ 1 2 3 4 Đơn đặt hàng 0 1440 0 360
Biết rằng mỗi lần đặt hàng mất 100.000đ, chi phí tồn trữ 100đ/đv/tuần.
Vậy phương án đặt hết 1 lần linh kiện 1840 vào tuần thứ 2 hay đặt theo mô hình cung cấp
theo lô thì nên chọn phương án đặt hàng nào?
Bài 2: Bảng MRP tính cho linh kiện 1840 dùng cho 6 tuần tới cho theo bảng sau: Tuần thứ 1 2 3 4 5 6 Đơn đặt hàng 400 1200 800 360 500 1000
Hãy so sánh và đánh giá theo 3 phương án đặt hàng sau đây: 1. Cung cấp theo lô 2. EOQ
3. PPQ (cân đối theo từng bộ phận thời gian) Chi phí cho như bài 1
Bài 3: Công ty PHHH dự tính nhu cầu trong 7 tuần tới qua bảng sau: Tuần thứ 1 2 3 4 5 6 7 Nhu cầu 100 150 200 100 200 220 210
Tính tổng chi phí của các phương pháp: 1.Cung cấp theo lô. 2. EOQ. Biết rằng:
Lượng tồn kho đầu tuần 1 là 200 sản phẩm.
Chi phí thiết lập 1 đơn vị là 130.000.
Chi phí tồn kho 110/sản phẩm/tuần.
Chi phí hàng thiếu 5000/sản phẩm.
Bài 4: Công ty HP sản xuất bàn ghế xác định kích cỡ lô hàng cho một loại bàn có nhu cầu và số liệu như sau: Giai đoạn 1 2 3 4 5 Nhu cầu 20 40 30 10 45
Chi phí đặt hàng: 1.500.000đ/lần đặt
Chi phí tồn kho: 15.000đ/1 bàn/tuần Thời gian đặt hàng: 0
Hãy dùng phương pháp EOQ để xác định kích cỡ lô hàng
Bài 5: Hãng giày Bata Sài Gòn có nhu cầu hàng tuần về đế giày cỡ 39 hàng tuần như sau: Tuần qua 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhu cầu 45 40 35 0 20 50 20 0 20 25 Biết rằng:
1. Chi phí tồn kho: 3.600đ/đv/tuần
2. Chi phí đặt hàng: 600.000đ/lần đặt
3. Chi phí thiếu hàng: 40.000đ/đơn vị
4. Tồn kho đầu kỳ: 40 đơn vị
5. Thời gian đặt hàng 1 tuần
Hãy tính: Tổng chi phí theo phương pháp “cần lô nào cấp theo lô đó”.
Bài 6: Kế hoạch đặt mua chi tiết số 7510 cho mười tuần tới như sau: Tuần thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Cần đặt 480 120 370 410 180 350 220 540 410 500 Biết rằng:
1. Chi phí tồn kho là 200 đ/đơn vị/tuần
2. Chi phí đặt hàng là 200.000 đ/lần đặt
3. Thời gian đặt hàng là 1 tuần
Hãy dùng phương pháp cần lô nào cấp lô đó và phương pháp EOQ để xác định khi nào
cần phát đơn đặt hàng và mỗi lần nên đặt bao nhiêu đơn vị? tổng chi phí tồn kho là bao nhiêu?
Bài 7: Cửa hàng linh kiện Hoàng Phú có nhu cầu linh kiện LED và điều khiển LED như sau: Tuần Chỉ tiêu 0 1 2 3 4 5 Nhu cầu 10 50 28 17 30
Với lượng tồn kho đầu kì là 10 đơn vị.
Chi phí thiết lập đơn hàng 100.000đ.
Chi phí tồn trữ là 1.000đ/đv.
Hãy giúp cửa hàng xác định chi phí đặt hàng, chi phí tồn trữ đơn hàng theo: a) Mô hình EOQ.
b) Mô hình cân đối các thời kì bộ phận. Bài 8: Lịch nhu cầu sản xuất Tuần Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 Nhu cầu 100 120 100 80 100 90 110 130
Chi phí cho một đơn hàng là 180 USD
Chi phí tồn trữ là 2 USD/ đơn vị/ tuần
Tồn kho đầu tuần là 100 sản phẩm
Tính chi phí đặt hàng theo 2 phương pháp 1. Cung cấp theo lô 2. EOQ
Bài 9: Bảng MRP tính cho linh kiện dùng cho 6 tuần tới cho theo bảng sau: Tuần thứ 1 2 3 4 5 6 Nhu cầu 200 1.200 800 360 500 1.000
Biết: - Lượng hàng sẳn có đầu kì 200 sản phẩm
- Chi phí đặt hàng đặt hàng cho mỗi lần 100.000đ/ lần đặt
- Chi phí tồn trữ 100đ/ đơn vị/ tuần.
- Chi phí thiếu hàng: 5.000đ/ đơn vị
Hãy tính các phương pháp đặt hàng sau đây: a) Cung cấp theo lô b) EOQ
Bài 10: Công ty HKA dự tính nhu cầu trong 7 tuần tới qua bảng sau: Tuần thứ 1 2 3 4 5 6 7 Nhu cầu 300 100 500 1200 290 150 320
Biết: - Lượng tồn kho đầu tháng 1 là 300 sản phẩm
- Chi phí thiết lập 1 đơn vị là 120.000
- Chi phí tồn kho 5000/sản phẩm/tuần
- Tính tổng chi phí của các phương pháp: cung cấp theo lô, EOQ.
Bài 11: Kế hoạch đặt mua chi tiết 1840 cho sáu tuần tới như sau: Tuần thứ 1 2 3 4 5 6 Nhu cầu 400 1.200 800 360 500 1.000
Biết rằng: 1. Chi phí tồn kho = 100 đ/đ.vị/tuần
2. Chi phí đặt hàng = 100.000đ/lần đặt
Hãy dùng phương pháp EOQ để xác định khi nào cần phát đơn đặt hàng và mỗi lần nên
đặt bao nhiêu đơn vị? Tổng chi phí tồn kho là bao nhiêu?
Bài 12: Hãng giày Bata Saigon có nhu cầu hàng tuần về đế giày cỡ 39 hàng tuần như sau: Tuần thứ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhu cầu 35 30 45 0 10 40 30 0 30 55 Biết rằng:
1. Chi phí tồn kho = 2.500 đ/đ.vị/tuần
2. Chi phí đặt hàng = 500.000 đ/lần đặt 3. Tồn kho đầu kỳ = 35
Hãy tính: a) Tổng chi phí theo phương pháp “cần lô nào cấp lô đó”
b) Tổng chi phí theo phương pháp EOQ
Bài 13: Công ty C tồn kho hàng ngàn ống nước bán cho những thợ ống nước, nhà thầu và
các nhà bán lẻ. Tổng giám đốc xí nghiệp, lưu tâm đến việc có bao nhiêu tiền có thể tiết kiệm
được hàng năm nếu mô hình EOQ được dùng thay vì sử dụng chính sách như hiện nay của
xí nghiệp. Ông ta bảo nhân viên phân tích tồn kho, lập bảng phân tích của loại vật liệu này
để thấy việc tiết kiệm (nếu có) do việc áp dụng mô hình EOQ. Nhân viên phân tích lập các
ước lượng sau đây từ những thông tin kế toán: Nhu cầu D = 10.000 sản phẩm/năm; Q = 400
sản phẩm/đơn hàng (lượng đặt hàng hiện nay); chi phí tồn trữ H = 0,4 triệu đồng/sản
phẩm/năm và chi phí đặt hàng S = 5,5 triệu đồng/đơn hàng; thời gian làm việc trong năm là
250 ngày và thời gian chờ hàng về mất 3 ngày (kể từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng).
Bài 14: Công ty C có bộ phận sản xuất bên cạnh có thể sản xuất ống nước này tại chỗ theo
lô sản xuất, họ muốn nhập kho một cách từ từ vào nhà kho chính để dùng. Số liệu được về
mức sản xuất của công ty là p = 120 sp/ngày, nhu cầu tiêu thụ hàng ngày là d = 40 sp/ngày.
Ông giám đốc quan tâm đến việc này có ảnh hưởng thế nào đến lượng đặt hàng và chi phí
hàng tồn kho hàng năm, ông yêu cầu nhân viên phân tích tồn kho để thấy khoản tiết kiệm
khi dùng mô hình này như thế nào?
Bài 15: Công ty E.V chuyên mua bán máy tính tay cá nhân. Mỗi lần đặt hàng công ty tốn
chi phí là 4.500.000 đồng/đơn hàng. Chi phí tồn trữ hàng năm là 1.700.000 đồng/sản
phẩm/năm. Các nhà quản trị hàng tồn kho của công ty ước lượng nhu cầu hàng năm là 1.200
sản phẩm. Xác định lượng đặt hàng tối ưu để đạt tổng chi phí tồn trữ là tối thiểu.
Bài 16: Khách sạn Sao đêm có chủ trương cung cấp cho khách hàng của họ các hộp xà bông
tắm mỗi khi khách thuê phòng. Lượng sử dụng hàng năm của loại xà bông tắm này là 2.000
hộp. Mỗi lần đặt hàng, khách sạn phải chịu khoản chi phí là 10.000 đồng, bất kể số lượng
đặt hàng mỗi lần là bao nhiêu. Có khoảng 5% lượng xà bông bị thất thoát và hư hỏng mỗi
năm do những điều kiện khác nhau, thêm vào đó khách sạn còn chi khoản 15% đơn giá cho
việc tồn trữ. Hãy xác định lượng xà bông tối ưu cho mỗi lần đặt hàng, nếu biết đơn giá mỗi
hộp xà bông là 5.000 đồng.
Bài 17: Một công ty chuyên sản xuất chuồng gà công nghiệp cho các nhà nuôi gà trên toàn
quốc. Nhu cầu hàng năm của loại chuồng gà đẻ trứng là 100.000. Tuy nhiên, cũng sản xuất
các chi tiết giống nhau nhưng khi chuyển chuỗi sản xuất từ loại xuất chuồng gà sang loại
chuồng gà hoặc ngược lại thì tài khoản chi phí là 100.000 đồng. Chi phí sản xuất (giá thành
sản phẩm) mỗi chuồng gà là 40.000 đồng, chi phí tồn kho là 25% chi phí sản xuất cho mỗi
lần xuất chuồng/ năm. If the supply of the company is current 1.000k / day, lô sản xuất kích
thước tối ưu là bao nhiêu, biết số ngày làm việc trong năm của công ty là 250 ngày.
Bài 18: Một công ty kinh doanh xe hơi đua cho trẻ em. Nhà cung cấp đưa bản giả có khấu
trừ theo sản lượng như sau:
Giả thông thường một chiếc xe hơi đua là 5 USD.
Với sản lượng mua từ 1.000 – 1.999 giá là 4,8 USD
Với sản lượng mua trên 2.000 giá là 4,75 USD.
Chi phí đặt hàng là 49 USD/đơn hàng. Nhu cầu hàng năm là 5.000 xe hơi đua. Chi phí thực
hiện tồn kho I = 20% giá mua đơn vị hàng.
Bài 19: KEEBLOK là công ty chuyên sản xuất giày thể thao. công ty dự trữ giày thể thao cỡ
13 với chi phí dự trữ là 25$/đơn vị/năm. Chi phí thiết lập đơn hàng là 50$/đơn hàng. Dự trữ
đầu kỳ bằng 0 thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng là 1 tuần. Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Nhu 0 35 30 45 0 10 40 30 0 30 35 cầu
Hãy xác định chi phí của công ty KEEBLOK theo các phương pháp. a. Mô hình EOQ. b. Mua theo lô
c. Cân đối theo giai đoạn bộ phận.
Bài 20: Có một mặt hàng có tổng nhu cầu như sau: Tuần thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhu cầu 30 40 30 70 20 10 80 50 Biết rằng:
1. Chi phí tồn kho là 2.500đ/đơn vị/tuần
2. Chi phí đặt hàng là 150.000đ/lần đặt
3. Chi phí thiếu hàng là 10.000đ/đơn vị
4. Thời gian đặt hàng = 1 tuần
5. Lượng hàng sẳn có đầu kỳ = 30 đv Hãy tính:
a. Tính tổng chi phí theophương pháp “cần lô nào cấp lô đó”.
b. Tính tổng chi phí theo phương EOQ.
c. Tổng chi phí theo phương pháp “cân bằng linh kiện theo giai đoạn” (PPB).