Bài tập chương 9.1 môn xác suất thống kê| Đại học Kinh tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Xác suất thống kê (XSTK021)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1 Bài tập
Bài 0.1. Cho biết trong các bộ số liệu sau, bộ nào có thể sử dụng phân tích
phương sai để kiểm định trung bình bằng nhau.
a) Khảo sát sinh viên năm thứ 1, 2, 3, 4 về chi cho tài liệu học tập trong
một năm; mỗi năm học khảo sát 20 sinh viên
b) Khảo sát 25 sinh viên về điểm các học phần Kinh tế Vi mô, Nguyên lý kế toán, Marketing
c) Khảo sát về việc đồng ý (gán giá trị 1) hay không đồng ý (gán giá trị
0) với một chính sách của nhà nước, với 3 nhóm đối tượng: 100 người
thất nghiệp, 200 người đang làm việc, 120 người đã nghỉ hưu
d) Khảo sát về số con trong các hộ gia đình, với 4 quận, mỗi quận 50 hộ
e) Khảo sát về thu nhập của các hộ gia đình: 120 hộ tại Hà Nội, 150 hộ
tại TP.HCM, 100 hộ tại Đà Nẵng
Bài 0.2. Xác định các bậc tự do trong bảng ANOVA tương ứng với các bộ số liệu sau
a) Số liệu khảo sát về thời gian tự học của 10 sinh viên ở một mình, 15
sinh viên ở với bạn, 12 sinh viên ở với người thân.
b) Số liệu khảo sát tỉ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại các thành phố trực thuộc trung ương, mỗi
thành phố 20 doanh nghiệp.
c) Số liệu khảo sát thu nhập / tháng của người lao động trong các lĩnh
vực: tài chính, marketing, công nghệ, luật; mỗi lĩnh vực 15 người.
Bài 0.3. Cho biết các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai, tại sao?
a) Đại lượng SSB luôn nhỏ hơn SSW
b) Đại lượng MSB luôn lớn hơn MSW nên thống kê F luôn lớn hơn 1
c) Bậc tự do của SST luôn lớn hơn bậc tự do của SSW
d) Bậc tự do của SST là tổng hai bậc tự do của SSB và SSW
Bài 0.4. Xác định bậc tự do trong bảng ANOVA tương ứng với số liệu sau: 2
a) Khảo sát các sinh viên về thu nhập từ làm thêm, với sinh viên các
năm từ 1 đến 3, với ba ngành: kinh tế, kinh doanh, luật.
b) Khảo sát tỉ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp với 5 hình thức sở
hữu, gồm cả doanh nghiệp đã lên sàn và chưa lên sàn chứng khoán.
c) Khảo sát thu nhập bình quân đầu người với 420 hộ gia đình tại Hà
Nội, 350 hộ tại TP.Hồ Chí Minh, gồm cả hộ ở thành thị và nông thôn.
Bài 0.5. Cho biết các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai, tại sao?
a) Số liệu của ANOVA hai nhân tố có thể dùng để kiểm định ANOVA một nhân tố.
b) Bậc tự do của SSA luôn nhỏ hơn bậc tự do của SSW.
c) Thống kê 𝐹 của nhân tố nào lớn hơn thì sẽ dễ bác bỏ giả thuyết 𝐻0
trong cặp giả thuyết tương ứng với nhân tố đó hơn. 3
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 0.1. Mục đích của bài toán phân tích phương sai là
A. Tính toán các phương sai mẫu
B. Kiểm định về sự bằng nhau của các phương sai
C. Kiểm định về sự bằng nhau của các trung bình
D. So sánh các trung bình với phương sai
Câu 0.2. Đâu không phải giả thiết của bài toán phân tích phương sai một nhân tố
A. Các tổng thể con phân phối Chuẩn
B. Các mẫu con có phương sai bằng nhau
C. Các mẫu con độc lập
D. Các tổng thể con có phương sai bằng nhau
Câu 0.3. Trong bài toán phân tích phương sai một nhân tố, nếu các trung
bình mẫu con bằng nhau thì
A. Thống kê 𝐹 bằng 0
B. SST bằng với SSB
C. Phương sai các mẫu con sẽ bằng nhau
D. Bác bỏ giả thuyết 𝐻0 với mọi mức ý nghĩa
Câu 0.4. Khảo sát 18 doanh nghiệp chia thành ba nhóm: rất nhỏ, nhỏ, vừa;
và phân tích phương sai để kiểm định về sự bằng nhau của năng suất trung
bình. Bậc tự do của SSB và SSW lần lượt là A. 3 và 18 C. 2 và 15 B. 2 và 17 D. 3 và 15
Câu 0.5. Phân tích phương sai với thu nhập trung bình của người lao động
chia theo độ tuổi (dưới 30, 30 đến 40, 40 đến 50, trên 50) và trình độ (dưới
đại học, đại học, sau đại học), các bậc tự do nào sẽ có trong bảng ANOVA A. 3, 4, 12 C. 2, 8, 12 B. 3, 6, 11 D. 2, 6, 12 4
Câu 0.6. Để kiểm định thời gian chờ trung bình của người dân tại một quầy
dịch vụ công có như nhau không giữa năm ngày làm việc trong tuần, khảo
sát ngẫu nhiên mỗi ngày 20 người và thực hiện phân tích phương sai, thì
thống kê 𝐹 bằng 2,3. Cho biết kết luận nào là đúng:
A. Chưa bác bỏ 𝐻0, thời gian chờ trung bình bằng nhau
B. Chưa bác bỏ 𝐻0, thời gian chờ trung bình không bằng nhau
C. Bác bỏ 𝐻0, thời gian chờ trung bình bằng nhau
D. Bác bỏ 𝐻0, thời gian chờ trung bình không bằng nhau
Câu 0.7. Kiểm định trung bình lượng chi của khách hàng trong ba loại: chỉ
đặt hàng qua mạng, chi mua hàng trực tiếp, vừa đặt qua mạng vừa đến trực
tiếp, tổng số khách là 21, thì thống kê 𝐹 bằng 5,1. 𝑃-value của kiểm định trong khoảng nào? A. Dưới 2,5% C. 5% đến 10% B. 2,5% đến 5% D. Trên 10%
Câu 0.8. Từ bộ số liệu VHLSS2018 khảo sát mức sống hộ gia đình Việt
Nam, tính biến Thu nhập bình quân đầu người, viết tắt là TNBQ, đơn vị:
triệu VND, tính trung bình cho ba thành phố là Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng; và theo quy mô hộ, chia làm 4 mức, được số liệu sau
Hà Nội TP.Hồ Chí Minh Đà Nẵng 1-2 người 70 93 75 3-4 người 77 76 76 5-6 người 59 69 60 > 6 người 69 47 75
Với mức ý nghĩa 5%, thực hiện kiểm định trung bình bằng nhau với biến TNBQ khi
a) Thực hiện phân tích phương sai một nhân tố là Thành phố
b) Thực hiện phân tích phương sai một nhân tố là Quy mô
c) Thực hiện phân tích phương sai hai nhân tố Thành phố và Quy mô