Bài tập Chươnng 1 và 2 môn Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội

Bài tập Chươnng 1 và 2 môn Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

BÀI TẬP CHƯƠNG 1 VÀ 2
1. Mệnh đề dưới đây là đúng hay sai? Giải thích?
STT Hỏi
(Mệnh đề dưới đây là
đúng hay sai?)
Đáp Giải thích
1. 1
Đối tượng nghiên cứu của
kinh tế chính trị Mác –
Lênin là các quan hệ sản
xuất và trao đổi trong mối
quan hệ biện chứng với
quan hệ sản xuất và kiến
trúc thượng tầng.
Đúng Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là chỉnh
thể thống nhất của các quan hệ sản xuất và trao đổi
đặt trong mối liên hệ biện chứng của trình độ của lực
lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng.
Kinh tế chính trị không đi nghiên cứu yếu tố vật chất
của lực lượng sản xuất, biểu hiện cụ thể của kiến trúc
thượng tầng hay sự sản xuất mà là hệ thống các quan
hệ xã hội của sản xuất và trao đổi, mà các quan hệ
này được đặt trong mối liên hệ biện chứng với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc
thượng tầng tương ứng.
2.
Mục đích của nghiên cứu
kinh tế chính trị giúp sinh
viên nắm được các chính
sách kinh tế
Sai Giá trị khoa học của Kinh tế chính trị Mác – Lênin
được thể hiện ở chỗ đã phát hiện ra những nguyên lý
và quy luật chi phối các quan hệ lợi ích giữa con
người và con người trong sản xuất và trao đổi. Vì thế
việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin giúp
cho sinh viên có cơ sở lý luận khoa học cho việc giải
quyết những mối quan hệ lợi ích trong phát triển quốc
gia và trong các hoạt động gắn với cuộc sống của
mình.
3.
Quy luật kinh tế và chính Sai Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế là hai phạm trù
sách kinh tế là cách diễn
đạt khác nhau của một
phạm trù
khác nhau.
- Quy luật kinh tế là những mối liên hệ phản
ánh bản chất, khách quan, lặp đi lặp lại của các
hiện tượng và quá trình kinh tế. Quy luật kinh tế
tác động vào các động cơ lợi ích, quan hệ lợi ích
của con người và từ đó điều chỉnh hành vi của con
người. Quy luật kinh tế tồn tại khách quan, không
phụ thuộc vào ý chí của con người, con người
không thể thủ tiêu quy luật kinh tế, nhưng có thể
nhận thức và vận dụng quy luật kinh tế để phục vụ
lợi ích của mình. Nếu vận dụng không phù hợp thì
con người phải điều chỉnh hành vi của mình chứ
không thể thay đổi quy luật kinh tế được.
- Chính sách kinh tế là quyết định kinh tế của
con người, sản phẩm chủ quan của con người
được hình thành trên cơ sở vận dụng các quy luật
kinh tế. Chính sách kinh tế có thể phù hợp hoặc
không phù hợp với quy luật kinh tế. Chính sách
kinh tế cũng tác động vào các quan hệ lợi ích
nhưng nó tác động một cách chủ quan. Khi chính
sách kinh tế không phù hợp, chủ thể ban hành
chinhs ách có thể ban hành chính sách khác để
thay thế.
4.
Phương pháp trừu tượng
hóa khoa học là phương
pháp đặc thù trong nghiên
cứu kinh tế chính trị
Đúng Bởi vì các nghiên cứu này không thể tiến hành trong
phòng thí nghiệm, không thể sử dụng các thiết bị kĩ
thuật như trong nghiên cứu các môn khoa học tự
nhiên. Mặt khác, các quan hệ xã hội của sản xuất và
trao đổi, các quá trình kinh tế luôn phức tạp, chịu sự
tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nên việc sử
dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học giúp cho
việc nghiên cứu trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng
tiếp cận được bản chất kinh tế chính trị.
5.
Kinh tế chính trị có các
chức năng: nhận thức, chức
năng tư tưởng, chức năng
phương pháp luận
Sai Kinh tế chính trị có 4 chức năng chính sau: chức năng
nhận thức, chức năng thực tiễn, chức năng tư tưởng,
chức năng phương pháp luận
6.
Sản xuất là quá trình tương
tác giữa tự nhiên với tự
nhiên để tạo ra sản phẩm
Sai Sản xuất là quá trình con người tác động vào đối
tượng lao động để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu
cầu của con người.
7.
Sản xuất hàng hóa là kiểu
tổ chức kinh tế mà ở đó
những người sản xuất tạo
ra sản phẩm để thỏa mãn
nhu cầu của chính họ và
nội bộ đơn vị kinh tế của
họ.
Sai Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế
mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm
mục đích trao đổi, buôn bán.
8.
Sản xuất hàng hóa ra đời
với hai điều kiện: phân
công lao động xã hội và sự
tách biệt tương đối về kinh
tế giữa các chủ thể sản xuất
Đúng Phân công lao động là việc phân chia lực lượng lao
động xã hội vào các lĩnh vực, các ngành nghề khác
nhau, dẫn đến chuyên môn hóa trong sản xuất (Mỗi
người chỉ có 1 sp -> như cầu trao đổi)
Sự tách biệt tương đối về kinh tế của các chủ thể sản
xuất. Làm cho người sản xuất hàng hóa có quyền sở
hữu, quyền chi phối sản phẩm do họ tạo ra và khi đó
các chủ thể khác muốn sử dụng sp phải thông qua trao
đổi, mua bán. (sự tách biệt tương đối về kinh tế của
chủ thể sản xuất hàng hóa là điều kiện đủ để xuất hiện
và phát triển nền kinh tế hàng hóa)
9.
Việt Nam phát triển kinh tế
hàng hóa là phù hợp với
quy luật khách quan
Lịch sử cũng đã chứng minh, mô hình kinh tế thị
trường phù hợp hơn với hoàn cảnh xã hội Việt Nam.
Từ khi lập nước đến nay, ta đã áp dụng 2 mô hình:
Mô hình kế hoạch hóa tập trung và mô hình kinh tế
thị trường. Mô hình kinh tế hóa tập trung đã phát huy
được tác dụng trong thời chiến tranh, nó tập trung
được tối đa nguồn lực kinh tế, tạo sự thống nhất trong
tư tưởng, ý chí để tập trung chiến đấu sản xuất, tuy
nhiên đến thời bình thì nó không còn phù hợp, kìm
hãm sự phát triển của đất nước. Sau chiến tranh nền
kinh tế Việt Nam đã kiệt quệ, mô hình kinh tế hóa tập
trung có nhiều hạn chế về quan liêu, triệt tiêu sáng
tạo, cạnh tranh nên không thể vực dậy được nền kinh
tế đang kiệt quệ và sẽ kìm hãm khả năng phát triển
của nền kinh tế trong tương lai.Vì thế mà nhà nước đã
lựa chọn mô hình phát triển kinh tế thị trường, và đưa
đất nước phát triển không ngừng trong hơn 30 năm
quá. Và hiện tại Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, nghĩa là còn một quá trình
phát triển rất dài và không ngừng hoàn thiện vì thế mà
mô hình kinh tế thị trường là điều tất yếu để thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và đất nước nói
chung.
10.
Việt Nam thực hiện chuyển
nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung sang nền kinh tế
hàng hóa từ năm 1976.
Sai Từ năm 1986
11.
Hàng hóa là sản phẩm của
lao động, thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người
Sai Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn
như cầu nào đó của con người thông qua trao đổi và
mua bán.
12.
Hàng hóa và sản phẩm là
hai tên gọi khác nhau của
cùng một vấn đề
Sai Hàng hóa và sản phẩm là hai phạm trù khác nhau.
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, được tạo ra nhằm
thỏa mãn như cầu nào đó của con người và đi vào tiêu
dùng thông qua trao đổi, mua bán.
Sản phẩm là kết quả của lao động và có công dụng
nhất đinh.
Sản phẩm khác hàng hóa. Hàng hóa chỉ chung chung
các ngành hàng còn sản phẩm là chỉ 1 sản phẩm cụ
thể, có thể phân biệt với các loại sản phẩm khác về
chất lượng, hương vị, màu sắc,... trong cùng 1 loại
hàng hóa.
13.
Dịch vụ giáo dục là hàng
hóa
Đúng Dịch vụ là loại hàng hóa vô hình, dịch vụ là hàng hóa
vì:
+ Giá trị: để tạo ra được các loại hình dịch vụ,
người ta cũng phải hao phí sức lao động.
+ Giá trị sử dụng: được tạo ra nhằm thỏa mãn
nhu cầu của người có nhu cầu sử dụng dịch vụ
đó.
Tuy nhiên, khác với hàng hóa thông thường thì dịch
vụ là hàng hóa không thể cất trữ đc. Việc sản xuất và
tiêu dùng dịch vụ được diễn ra đồng thời.
14.
Hàng hóa có hai thuộc tính
là giá trị sử dụng và giá trị
trao đổi
Sai Hàng hóa có hai thuộc tinh là giá trị sử dụng và giá
trị.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng
hóa, thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người
sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Và
được thể hiện ra bên ngoài bằng 2 hình thức là giá trị
trao đổi và giá cả.
15.
Giá trị hàng hóa là do giá
trị sử dụng của hàng hóa
đó quyết định
Sai Giá trị hàng hóa do giá trị của hàng hóa quyết định.
Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người
sản xuất hàng hóa kết tinh trọng hàng hóa. Nó quyết
định hàng hóa có trao đổi được với nhau hay không,
vì các hàng hóa đều có điểm chung là có sự kết tinh
lao động xã hội hao phí.
Được bộc lộ ra bên ngoài bằng giá trị trao đổi và giá
cả.
16.
Giá trị sử dụng của hàng
hóa quyết định giá trị trao
đổi.
Sai Giá trị quyết định giá trị trao đổi
17.
Giá trị hàng hóa do lao
động của người sản xuất
trực tiếp tạo ra.
Sai Giá trị là do lao động xã hội của người sản xuất hàng
hóa, kết tinh trong hàng hóa.
18.
Hàng hóa tri thức là những
hàng hóa có tỷ lệ giá trị do
vật chất, do sức lao động
cơ bắp của con người
chuyển hóa vào lớn.
Sai Tỷ lệ giá trị do tri thức, lao động trí óc chiếm tỷ lệ lớn
hơn
19.
Quan hệ cung cầu quyết
định giá cả hàng hoá.
Sai Quan hệ cung cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả. Còn giá
trị mới là yếu tố quyết định giá cả.
20.
Hao phí lao động để sản
xuất ra 1 túi da hàng hiệu
Sai Giá trị của túi là 100$ = hao phí lđ để sản xuất ra
hàng hóa.
sản xuất ra 100$, bán với
giá 1 triệu $. Vậy giá trị
của túi da là 1 triệu
21.
Giả định mọi điều kiện sản
xuất giống nhau, với chi
phí lao động giống hệt
nhau, một sào ruộng lúa
mang về cho chủ
1.200.000đ; một sào ruộng
sâm mang về cho chủ
120.000.000đ. Vậy giá trị
của sâm gấp 100 lần giá trị
của lúa.
Sai Vì gt của hàng hóa do hao phí lao động xã hội để sx
ra hàng hóa quyết định. Nếu hao phí lđ sx Sâm và
Lúa = nhau, thì gt của sâm = gt của lúa.
22.
Lượng giá trị hàng hóa là
lượng lao động hao phí để
sản xuất ra hàng hóa trong
điều kiện tốt nhất
Sai Lượng gt hàng hóa là lượng lđ hao phí để sản xuất ra
hàng hóa trong đk bình thường, với cường độ lao
động trung bình, trang thiết bị trung bình, trình độ
thành thạo trung bình
23.
Lượng giá trị hình thành ở
điều kiện sản xuất thuận lợi
nhất, với trình độ lao động
cao nhất, trang thiết bị hiện
đại nhất và cường độ lao
động cao nhất
Sai Lượng gt hàng hóa là lượng lđ hao phí để sản xuất ra
hàng hóa trong đk bình thường, với cường độ lao
động trung bình, trang thiết bị trung bình, trình độ
thành thạo trung bình
24.
Năng suất lao động sản
xuất ra hàng hóa tăng làm
cho lượng giá trị của một
hàng hoá giảm.
Đúng Năng suất lao động tăng, tổng sản phẩm tăng lên,
trong khi tổng lượng lao động hao phí không tăng (có
nghĩa tổng lượng giá trị không tăng) vậy giá trị của
một đơn vị hàng hóa giảm.
25.
Cường độ lao động tăng,
mỗi đơn vị thời gian người
lao động tạo ra được khối
lượng sản phẩm như cũ,
tổng lượng giá trị như cũ,
giá trị của một đơn vị hàng
hóa giảm.
Sai Cường độ lao động tăng, trong mỗi đơn vị thời gian,
người lao động tạo ra được khối lượng sản phẩm tăng,
tổng lượng giá trị tăng, giá trị của một đơn vị hàng
hóa giảm
26.
Khi tăng cường độ lao
động nhà sản xuất và người
tiêu dùng đều không có ích
lợi gì
Sai Nhà sản xuất có nhiều hàng hóa hơn, có khả năng
giảm giá cả hàng hóa xuống mà vẫn đảm bảo lợi
nhuận, người tiêu dùng có lợi do giá cả hàng hóa
giảm
27.
Khi tăng năng suất lao
động, sức cạnh tranh của
doanh nghiệp tăng và
người tiêu dùng cũng được
hưởng lợi.
Đúng Khi tăng năng suất lao động, giá trị hàng hóa giảm,
giá cả hàng hóa giảm, sức cạnh tranh của doanh
nghiệp tăng, người tiêu dùng được mua hàng hóa giá
rẻ.
28.
Trong cùng một đơn vị thời
gian, lao động phức tạp tạo
ra ít giá trị hơn so với lao
động giản đơn.
Sai Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạo
tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản
đơn.
29.
Tiền tệ là một loại hàng
hóa đặc biệt
Đúng Tiền tệ có thể đứng ra làm vật ngang giá chung phổ
biến cho tất cả các hàng hóa khác.
30.
Vàng là loại hàng hóa đã
đóng vai trò tiền tệ
Đúng Vàng là hàng hóa đặc biệt, có đủ các điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội để đóng vai trò tiền tệ.
31.
Tiền kỹ thuật số có nhiều
khả năng sẽ đóng vai trò
Đúng Tiền kỹ thuật số là một loại hàng hóa có nhiều đặc
điểm đặc biệt, khi nó trở thành vật ngang giá chung,
tiền tệ trong thời gian tới. cả thế giới thừa nhận thì nó sẽ trở thành tiền tệ.
32.
Tiền giấy là hàng hóa đặc
biệt, đóng vai trò tiền tệ.
Sai Tiền giấy là tiền ký hiệu, không có giá trị thực.
33.
Phát hành thật nhiều tiền
giấy kích thích tăng trưởng
kinh tế
Sai Tiền giấy phát hành theo quy luật lưu thông tiền tệ,
tương ứng với mức tăng trưởng của sản xuất. Phát
hành nhiều tiền giấy gây nên hiện tượng lạm phát.
34.
Tiền tệ có 5 chức năng Đúng Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện
thanh toán, phương tiện cất trữ, tiền tệ quốc tế.
35.
Khi thực hiện chức năng
phương tiện cất trữ nên
dùng tiền giấy.
Sai Khi thực hiện chức năng phương tiện cất trữ phải
dùng tiền đủ giá trị, tiền vàng.
36.
Bất kỳ đồng tiền quốc gia
dân tộc nào đều có thể thực
hiện được chức năng tiền
tệ thế giới.
Sai Chỉ có những đồng tiền được bảo đảm bằng nền kinh
tế mạnh mới có khả năng thanh khoản quốc tế - USD
37.
Bạn mua máy tính trả góp,
thời điểm bạn trả tiền cho
shop, tiền làm chức năng
phương tiện lưu thông
Sai Tiền làm chức năng phương tiện thanh toán
38.
Thị trường theo nghĩa hẹp
là quan hệ giữa người mua
và người bán để xác định
chủng loại, số lượng, giá cả
hàng hóa tiêu thụ.
Sai TT theo nghĩa hẹp là nơi diễn ra sự trao đổi mua bán
39.
Khái niệm thị trường theo
nghĩa rộng trở nên phổ
biến hơn trong thời đại
ngày nay.
Đúng Nhiều quan hệ mua bán diễn ra không cần nơi chốn
40.
Thị trường là nơi quan
trọng để đánh giá và kiểm
định năng lực của các chủ
thể kinh tế
Đúng Thông qua thị trường, các doanh nghiệp được thị
trường thừa nhận hàng hóa, sẽ phát triển và ngược lại.
41.
Kinh tế thị trường là giai
đoạn thấp của kinh tế hàng
hóa, sản xuất vừa để tự tiêu
dùng vừa để bán ra thị
trường
Sai KTTT là giai đoạn cao của kinh tế hàng hóa, sản
phẩm sản xuất ra chỉ để bán, mọi quan hệ kinh tế đều
được thực hiện trên thị trường thông qua trao đổi,
mua bán.
42.
Nền kinh tế thế giới đang ở
giai đoạn kinh tế thị trường
tự do cạnh tranh
Sai Nền kinh tế thế giới đang ở giai đoạn nền kinh tế thị
trường hiện đại
43.
Từ nửa sau thế kỷ XX, nhà
nước can thiệp vào nền
kinh tế thị trường là yêu
cầu khách quan.
Đúng Vì lực lượng sản xuất phát triển, mang tính xã hội hóa
cao, buộc phải có lực lượng xã hội can thiệp vào kinh
tế - nhà nước.
44.
Nền kinh tế thị trường hiện
đại có 4 nhóm chủ thể
chính tham gia thị trường
Đúng Người sản xuất, người tiêu dùng, chủ thể trung gian,
nhà nước.
45.
Khi bạn trong vai trò là chủ
thể sản xuất, cung ứng một
dịch vụ, bạn chỉ cần có
Sai Cần có trách nhiệm với người tiêu dùng, với nhà nước
trách nhiệm với lợi nhuận
của bạn.
46.
Khi bạn là người tiêu dùng,
bạn chỉ cần tối da hóa lợi
ích tiêu dùng của bản thân.
Sai Người tiêu dùng cần có trách nhiệm với người sản
xuất, với xã hội thông qua hành vi tiêu dùng của mình
47.
Quy luật giá trị là quy luật
kinh tế cơ bản của kinh tế
hàng hóa.
Đúng Vì quy luật giá trị hoạt động cùng với sự tồn tại của
sản xuất hàng hóa, chi phối mọi chủ thể, mọi hoạt
động trong nền kinh tế hàng hóa.
48.
Quy luật giá trị yêu cầu sản
xuất và trao đổi hàng hóa
phải dựa trên hao phí lao
động xã hội để sản xuất ra
hàng hóa
Đúng Nhà sản xuất phải làm cho chi phí cá biệt của mình
nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội để sản xuất ra hàng
hóa đó.
Trao đổi hàng hóa phải theo nguyên tắc ngang giá, giá
cả bằng giá trị.
49.
Nguyên tắc ngang giá đòi
hỏi trong trao đổi phải lấy
giá trị sử dụng làm gốc
Sai Sai, phải lấy giá trị làm gốc.
50.
Những câu nói: “của rẻ là
của ôi”, “đắt xắt ra miếng”,
“tiền nào của nấy”, “đổi
mồ hôi mới có miếng mà
ăn” phản ánh nguyên tắc
không ngang giá trong nền
kinh tế thị trường.
Sai Câu nói thể hiện nguyên tắc ngang giá trong nền kinh
tế thị trường.
51.
Trong nền kinh tế thị
trường tự do, nhà nước
điều tiết nguồn lực và hàng
Sai Trong nền kinh tế thị trường tự do, thị trường điều tiết
nguồn lực và hàng hóa giữa các ngành, các vùng
miền.
hóa giữa các ngành, các
vùng miền
52.
Trong nền kinh tế thị
trường, nhà nước đặt ra
mệnh lệnh cho doanh
nghiệp cải tiến kỹ thuật,
đổi mới sản xuất.
Sai Trong nền kinh tế thị trường, thị trường, mục tiêu lợi
nhuận là động lực để doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật,
đổi mới sản xuất.
53.
Trong nền kinh tế thị
trường, bạn chỉ cần quan
tâm đến nhu cầu của chính
mình để hoạt động
Sai Trong nền kinh tế thị trường, mọi chủ thể phải quan
tâm đến nhu cầu của xã hội, của người tiêu dùng để
sản xuất.
2. Bài tập
Bài 1:
Bốn nhóm người cùng sản xuất ra một loại hàng hoá.
- Nhóm I hao phí cho 1 đơn vị hàng hoá là 3h và làm được 100 đơn vị;
- Nhóm II hao phí cho 1 đơn vị hàng hóa là 5h và làm được 600 đơn vị;
- Nhóm III hao phí cho 1 đơn vị hàng hoá là 6h và làm được 200 đơn vị;
- Nhóm IV hao phí cho 1 đơn vị hàng hóa là 7h và làm được 100 đơn vị.
Tính thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra 1 đơn vị hàng hoá.
Kết quả: 5.2 h
Bài 2:
Trong một ngày lao động (8h), một sở sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá
trị là 80 USD. Hỏi tổng giá trị sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của một sản phẩm là
bao nhiêu nếu:
a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần;
Năng suất lao động tăng lên 2 lần, tổng giá trị không đổi, số sản phẩm tăng lên
gấp đôi = 32, giá trị của một đơn vị sản phẩm là 80/32 = 2,5
b. Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần. Khi cường độ lao động tăng lên 1,5 lần,
tổng giá trị tăng 1,5 lần = 80*1,5 = 120, tổng sản phẩm tăng 1,5 lần = 24 sản
phẩm, giá trị của một đơn vị hàng hóa là 120/24 = 5
3. Tự luận
1. Phân tích điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa. Liên hệ thực tiễn.
-Điều kiện ra đời:
+Lịch sử phát triển của nền sx xh đã đang trải qua 2 kiểu tổ chức kinh tế đó
là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa : Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh
tế sản xuất hàng hóa kiểu tổ chức kinh tế đó sản phẩm được sản xuất ra để
trao đổi hoặc mua bán trên thị trường.Sản xuất hàng hóa ra đời bước ngoặt căn bản
trong lịch sử phát triển của hội loài người, đưa tình trạng "môngloài người thoát khỏi
muội", xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất nâng
cao hiệu quả kinh tế của xã hội.
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện sau đây:
a) Phân công lao động xã hội
-Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động hội thành các ngành, nghề
khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đến
chuyên môn hóa sản xuất. Do phân công lao động hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo
ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến
rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi họ phải mối liên hệ
phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau.
Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để sản xuất
hàng hóa ra đời và tồn tại. C.Mác viết: "Trong công xã Ấn Độ thời cổ đại, lao động đã có
sự phân công hội, nhưng các sản phẩm lao động không trở thành hàng hóa... Chỉ
sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện
với nhau như những hàng hóa". Vì vậy, muốn sản xuất hàng hóa ra đời tồn tại phải
có điều kiện thứ hai.
b) Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
-Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về liệu sản xuất, khởi
thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là
người sở hữu sản phẩm lao động.
Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản
xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động
hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người y
muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức là
phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi đồng
thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không sản xuất
hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.
2. Nêu các ưu thế cơ bản của kinh tế hàng hóa. Liên hệ thực tiễn
a) Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa sản xuất để trao đổi, mua bán, không phải để
người sản xuất ra nó tiêu dùng. Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang
tính chất tư nhân, vừa mang tính xã hội. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã
hội sở, mầm mống của khủng hoảng trong kinh tế hàng hóa. Thứ ba, mục đích của
sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải là giá trị sử dụng.
b) Ưu thế cơ bản
Một là, sự phát triển sản xuất hàng hóa làm cho phân công lao động hội
ngày càng sâu sắc, chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các
ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Từ đó, nó xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, bảo thủ, trì
trệ của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất và lao động.
Hai là, tính tách biệt về kinh tế đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải năng động
trong sản xuất - kinh doanh để sản xuất tiêu thụ hàng hóa. Muốn vậy, họ phải ra
sức cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến quy trình, mẫu
hàng hóa, tổ chức tốt quá trình tiêu thụ... Từ đó làm tăng năng suất lao động
hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Ba là, sản xuất hàng hóa quy mô lớn ưu thế so với sản xuất tự cấp tự túc về
quy mô, trình độ kỹ thuật, Công nghệ, v khả năng thỏa mãn nhu cầu... vậy, sản
xuất hàng hóa quy mô lớn là hình thức tổ chức kinh tế hội hiện đại phù hợp với xu
thế thời đại ngày nay.
Bốn là, sản xuất hàng hóa hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế,
giao lưu văn hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của
xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như đã nêu trên, sản xuất hàng hóa cũng
những mặt trái của như phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng
hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế - hội, phá hoại môi trường sinh
thái, v.v..
3. Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa. Liên hệ thực tiễn
* Hai thuộc tính của hàng hóa
- Hàng hóa sản phẩm của lao động, thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi, mua bán.
- Hàng hóa thể dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm... hoặc
dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, bác sĩ và
nghệ sĩ...
- Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
a) Giá trị sử dụng của hàng hóa
+ Giá trị sdụng của hàng hóa công dụng của hàng hóa thoả mãn nhu cầu nào đó
của con người.
+ Bất cứ một vật phẩm nào hàng hóa hay không cũng một hay một số công
dụng nhất định. Chính công dụng đó (tính có ích đó) làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng.
Ví dụ, công dụng của gạo là để ăn, vậy giá trị sử dụng của gạo là để ăn...
+ Cơ sở của giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên của thực thể
hàng hóa đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn tồn tại trong mọi
phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của
khoa học - kỹ thuật của lực lượng sản xuất nói chung. Chẳng hạn, than đá ngày xưa
chỉ được dùng làm chất đốt (đun, sưởi ấm), khi khoa học - kỹ thuật phát triển hơn nó còn
được dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghệ hoá chất.
+ Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng
ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất lượng giá trị sử dụng
ngày càng cao.
+ Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi.
b) Giá trị của hàng hóa
+ Muốn hiểu được giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi trước
hết là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi
với những giá trị sử dụng loại khác.
Thí dụ: 1m vải = 5kg thóc.
Tức là 1 mét vải có giá trị trao đổi bằng 5 kg thóc.
+ Hai hàng hóa khác nhau (vải thóc) thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng
phải một sở chung nào đó. Cái chung đó không phải giá trị sử dụng của chúng,
bởi vì, giá trị sử dụng của vải là để mặc, hoàn toàn khác với giá trị sử dụng của thóc là để
ăn. Cái chung đó là: cả vải thóc đều sản phẩm của lao động, đều lao động kết
tinh trong đó. Nhờ sở chung đó các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Vì
vậy, người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu
trong những hàng hóa ấy.
+ Như vậy, giá trị của hàng hóa lao động hội của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa. Giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của
giá trị, giá trị nội dung, sở của giá trị trao đổi. Đồng thời, giá trị biểu hiện mối
quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Cũng chính vậy, giá trị một phạm trù
lịch sử, chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa.
* Liên hệ với hàng hóa được sản xuất ở Việt Nam
a. Xét về giá trị sử dụng
Đối với nền kinh tế của nước ta, sản xuất phải quan tâm đến giá trị sử dụng tốt, sản
xuất hàng hóa phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Giá trị sử dụng phải làm cho
hàng hóa tốt, bền, đẹp, nhiều tính năng, tác dụng. Hiện nay sản xuất hàng hóa của
chúng ta về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn chưa đáp ứng đầy
đủ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó để sản xuất hàng hóa ngày càng tốt
hơn chúng ta cần quan tâm tới các vấn đề:
- Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước
- Nâng cao tay nghề, chủ động, sáng tạo nhạy bén trong tổ chức quản đào tạo
nguồn nhân lực cho người lao động
- Đổi mới trao đổi công nghệ
b. Xét về giá trị sử dụng
Muốn thực hiện được giá trị tức là muốn bán được hàng hóa thì phải làm sao cho giá
trị cá biệt của nó thấp hơn giá trị xã hội thì mới có lãi; do vậy:
- Phải đổi mới kỹ thuật và công nghệ.
- Hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh
- Tăng năng suất lao động . . .
Nói tóm lại, để đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của XH; phải coi trọng cả 2
thuộc tính của HH để không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành.
Trong nền kinh tế hiện nay, kinh tế HH ko thể thiếu được góp phần thúc đẩy kinh
tế phát triển, nó góp phần giải quyết việc làm và sự phân công lao động trong XH.
4. Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Liên hệ thực tiễn.
Hàng hóa hai thuộc tính giá trị sử dụng giá trị. Hai thuộc tính đó do tính
chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định. Chính tính hai mặt của lao động
sản xuất hàng hoá quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hoá.
C. Mác người đầu tiên đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng
hoá. Đó lao động cụ thể lao động trừu tượng. Đây không phải hai thứ lao động
khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hoá, nhưng lao động đó mang tính
hai mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu tượng.
-Lao động cụ thể
+ Khái niệm : Lao động cụ thể lao động ích dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể mục đích riêng, đối
tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng.
Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích sản xuất cái bàn, cái ghế, đối
tượng lao động là gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về cưa, về bào, khoan, đục;
phương tiện được sử dụng cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao động tạo
ra cái bàn, cái ghế.
+ Đặc trưng của lao động cụ thể:
*Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng
nhiều loại thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau.
*Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động hội. Cùng với sự
phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng,
phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội.
*Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Giá trị sử dụng phạm trù
vĩnh viễn, vậy lao động cụ thể cũng phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền vối vật
phẩm, nó là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào.
*Các hình thức phong phú đa dạng của lao động cụ thể phụ thuộc vào trình độ
phát triển và sự áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, đồng thời cũng là tấm gương
phản chiếu trình độ phát triển kinh tế và khoa học - công nghệ ở mỗi thời đại.
*Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng do sản
giờ cũng do hai nhân tố hợp thành: vật chất lao động. Lao động cụ thể của con người
chỉ thay đổi hình thức tồn tại của các vật chất, làm cho thích hợp với nhu cầu của con
người.
- Lao động trừu tượng
+ Khái niệm: Lao động của người sản xuất hàng hoá, nếu coi đó là sự hao phí óc, sức
thần kinh của sức bắp nói chung của con người, chứ không kể đến hình thức cụ thể
của nó như thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng.
dụ: lao động của người thợ mộc lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao
động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang
một bên thì chúng chỉ còn một cái chung, đều phải hao phí sức óc, sức bắp thịt và sức
thần kinh của con người.
+ Đặc trưng của lao động trừu tượng:
*Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, làm cơ sở cho sự ngang bằng trao
đổi.
*Giá trị của hàng hóa một phạm trù lịch sử, do đó lao động trừu tượng tạo ra
giá trị hàng hóa cũng là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa.
5. Nêu nguồn gốc, bản chất của tiền, tại sao nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt
a. Nguồn gốc
Tiền tệ ra đời là kết quả phát triển tất yếu lâu dài của sản xuất trao đổi hàng
hóa thông qua 4 hình thái biểu hiện giá trị như sau:
-Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:
Hình thái đầu tiên của trao đổi, xuất hiện khi xã hội nguyên thủy tan rã.
Ví dụ: 1 cái rìu = 20kg thóc
Ở hình thái này, rìu biểu hiện giá trị của nó ở thóc, còn thóc đóng vai trò vật ngang giá, là
hình thái phôi phai của tiền tệ.
-Hình thái đầy đủ hay mở rộng:
Sản xuất phát triển, sản phẩm nhiều hơn, do đó nhu cầu trao đổi lớn hơn, đòi hỏi
trao đổi phải mở rộng hơn.
Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện nhiều hàng hóa khác nhau. Tỷ lệ trao
đổi không còn mang tính chất ngẫu nhiên nữa, dần dần do lao động quy định. Nhược
điểm của hình thái này: trao đổi vật lấy vật, vật ngang giá chưa cố định…
-Hình thái chung của giá trị:
Sản xuất phân công lao động xh phát triển hơn nữa, ng hóa được trao đổi
thường xuyên hơn và nhiều hơn thì hình thức trao đổi trực tiếp không còn thích hợp nữa,
một hàng hóa tách ra làm vật ngang giá chung.
Vật ngang giá chung trở thành môi giới, thành phương tiện để trao đổi trực tiếp
với một hàng hóa bất kì. Mọi người đều đổi hàng hóa của mình lấy vật ngang giá chung,
rồi dùng đổi lấy thứ hàng hóa mình cần. Lúc đầu mỗi dân tộc, mỗi địa phương
thường có những vật phẩm khác nhau làm vật ngang giá chung.
-Hình thái tiền:
Khi sx trao đổi hàng hóa phát triển hơn nữa, thị trường mở rộng, vai trò vật
ngang giá chung dần dần được cố định ở vàng và bạc thì tình thái tiền tệ của giá trị ra đời.
Bạc vàng những thứ kim loại thuần nhất dễ chia nhỏ, ít hao mòn với một khối
lượng nhỏ lại có giá trị lớn, phải hao phí nhiều lao động mới làm ra được vàng và bạc.
Do vàng có ưu thế hơn bạc nên cuối cùng tiền tệ được cố định ở vàng.
Khi tiền tệ xh thì thế gioiws hàng hóa phân thành 2 cực : 1 cực là những hàng hóa
thông thường, cực khác là hàng hóa đóng vai trò tiền tệ.
b. Bản chất của tiền tệ
-Tiền tệ là 1 hàng hóa đặc biệt, được tách ra từ trong thế giới hàng hóa.
-Thành vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa đem ra trao đổi, là sự thể hiện
chung của giá trị và thể hiện lao động xã hội.
-Tiền tệ biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa.
c. Tại sao nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt?
Tiền tệ được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả mọi hàng hóa đồng thời
hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng cất trữ. Tiền tệ kết quả của quá trình phát
triển lâu dài của sx hàng hóa tiền chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển
mạnh mẽ.
6. Tiền tệ những chức năng nào, xu hướng phát triển của tiền tệ trong thời gian
tới.
Chức năng
-Thước đo giá trị:
Tiền tệ được dùng để biểu hiện đo giá trị của hàng hóa. Đây chức năng
bản của tiền tệ. Đo giá trị hàng hóa thông qua giá cả của hàng hóa. Giá cả là sự biểu hiện
bằng tiền của giá trị hàng hóa.
Giá cả hàng hóa thể lên xuống xoay xung quanh giá trị (phụ thuộc vào một số
yếu tố khác) nhưng tổng số giá cả vẫn luôn bằng tổng số giá trị.
-Phương tiện lưu thông;
Làm chức năng phương tiện lưu thông, tiền tệ làm môi giới trong trao đổi hàng
hóa. Lưu thông hàng hóa sự trao đổi hàng hóa thông qua tiền tệ làm môi giới. Công
thức của lưu thông hàng hóa là H-T-H.
Thực hiện chức năng này, tiền làm cho quá trình mua bán diễn ra thuận lợi nhưng
đồng thời làm cho việc mua bán tách rời nhau cả về không gian và thời gian nên bao hàm
khả năng khủng hoảng.
-Phương tiện cất trữ:
Tiền được cất trữ tiền rút ra khỏi lưu thông. Cất trữ tiền một hình thức cất tr
của cải.
Sự cất trữ , để dành đó là một tất yếu kinh tế. Chỉ tiền vàng, bạc, tiền đủ giá trị
mới làm chức năng cất trữ.trong nền kinh tế mua bán chịu ( tín dụng thương mại), trả
nợ, nộp thuế…
Làm phương tiện thanh toán thể bằng tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt ( séc,
chuyển khoản, thẻ tín dụng…)
-Tiền tệ thế giới:
Khi quan hệ buôn bán giữa các quốc gia với nhau xuất hiện, thì tiền tệ làm chức
năng tiền tệ thế giới, làm phương tiện thanh toán quốc tế. Làm chức năng tiền tệ thế giới
phải tiền vàng hoặc tiền tín dụng được thừa nhận thanh toán quốc tế. Việc đổi tiền
của một quốc gia ra tiền của quốc gia khác tiến hành theo tỷ giá đối hoái - đó giá cả
đồng tiền của một quốc gia so với đồng tiền của quốc gia khác.
Các chức năng trên của tiền tệ quan hệ mật thiết với nhau. Sx lưu thông
hàng hóa càng phát triển các chức năng trên càng thể hiện rõ.
Xu hướng phát triển của tiền trong thời gian tới
Trong thời gian tới, xu hướng phát triển các loại tiền ảo như Bitcoin, Stellar,... Trong
tương lai tiền giấy có nguy cơ biến mất.
7. Tại sao nói thương hiệu, đất đai, dịch vụ (vận tải, y tế, giáo dục) là hàng hóa?
Thương hiệu, đất đai, dịch vụ là hàng hóa thỏa mãn cấp yếu tố cấu thành nên hàng
hóa.
Về thương hiệu
- Về giá trị: thương hiệu hay danh tiếng kết quả của sự nỗ lực sự hao phí sức
lao động ảnh của người nắm giữ thương hiệu thậm chí là của nhiều người.
- Giá trị sử dụng: Có thể sử dụng vào các mục đích nhất định.
- Có thể trao đổi mua bán (ví dụ như là việc nhượng quyền thương hiệu)
Về đất đai
- Giá trị của đất đai được hình thành do lao động khai khẩn, phục hóa mà có.
- Giá trị sử dụng của đất đai: thể dùng để trồng cấy, để ở,để xây dựng các công
trình, và có thể đem ra mua bán trao đổi quyền sử dụng đất
- Tuy nhiên một điểm đặc biệt: quỹ đất có hạn khi nhu cầu tăng thì đẩy giá đất tăng
cao, buôn bán đất tạo ra sự giàu có cho người buôn nhưng thực chất số lượng tiền
mà người buôn bán đất có được là việc chuyển tiền từ túi người này sang túi người
khác. Trong trường hợp này tiền làm chức năng phương tiện thanh toán chứ không
làm thước đo giá trị. thế giá cả đất đai tăng nhưng giá trị của đất không
tăng.
- Việt Nam thì việc mua bán đất đai được coi việc mua bán quyền sử dụng đất
đai.
Về dịch vụ
- dịch vụ là hàng hóa vô hình
- Giá trị: để tạo ra được các loại dịch vụ người ta cũng phải hao phí sức lao
động. giá trị của dịch vụ cũng là hao phí lao động xã hội để tạo ra dịch vụ.
- Giá trị sử dụng : Dịch vụ cũng được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của người
nhu cầu về loại hình dịch vụ đó. Nhưng giá trị s dụng của dịch vụ
không phải là phục vụ trực tiếp cho người cung ứng dịch vụ.
- Tuy nhiên khác với hàng hóa thông thường, dịch vụ là hàng hóa không thể
cất trữ. Việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ được diễn ra đồng thời.
- Ví dụ như là dịch vụ giáo dục, dịch vụ giao thông vận tải.
8. Phân tích vai trò, chức năng của thị trường, cơ chế thị trường.
Khái niệm: Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các
chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả
số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sx
xã hội.
Vai trò:
-Thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện, môi trường cho sx phát triển.
+Giá trị của hàng hóa được thực hiện thông qua trao đổi, việc trao đổi phải được
diễn ra ở thị trường. Thị trường là môi trường để các chủ thể thực hiện giá trị hàng hóa.
+Thị trường là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, đặt ra các nhu cầu cho sản xuất
cũng như nhu cầu tiêu dùng.
-Thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong hội, tạo ra cách thức
phân bố nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.
+Thị trường thúc đẩy các quan hệ kinh tế không ngừng phát triển => kích thích sự
sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội.
+Thông qua thị trường, các nguồn lực cho sản xuất được điều tiết, phân bố tới các
chủ thể sử dụng hiệu quả.
-Thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với
nền kinh tế thế giới.
+Phạm vi quốc gia, thị trường làm cho các quan hệ sản xuất lưu thông, phân phối,
tiêu dùng trở thành một thể thống nhất.
+Trong quan hệ với nền kinh tế thế giới, thị trường tạo ra sự gắn kết nền kinh tế
trong nước với nền kinh tế thế giới, thông qua thị trường các quan hệ sản xuất, lưu thông,
phân phối tiêu dùng thể kết nối, liên thông với các quan hệ trên phạm vi thế giới
=> góp phần thúc đẩy sự gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
Chức năng của thị trường:
- Thực hiện giá trị hàng hóa;
- Thông tin cho người SX và tiêu dùng;
-Kích thích sx và tiêu dùng
Cơ chế thị trường: là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính tự điều chỉnh các
cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan.
- Dấu hiệu: Giá cả hình thành thông qua thỏa thuận giữa người mua người bán
trên thị trường
- Vai trò: là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng nguồn lực hiệu quả.
9. Phân tích bản chất lượng giá trị hàng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị hàng hóa. Liên hệ thực tiễn
Lượng giá trị của hàng hóa lượng lao động hội hao phí để sản xuất ra hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
thế bản chất chất lượng giá trị hàng hóa chính thời gian lao động hội cần thiết
thiết để tạo ra hàng hóa - là thời gian đòi hỏi để sản xuất Ít ra một giá trị sử dụng nào đó
trong những điều kiện bình thường của hội với trình độ thành thạo trung bình cường
độ lao động trung bình.
Kết cấu của lượng giá trị: W= kết tinh trong máy móc, thiết bị (khấu hao), nguyên
liệu đầu vào + Lao động hao phí của người lao động trực tiếp làm việc.
W= lao động quá khứ + lao động sống.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
- năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao
phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
+ Năng suất lao động tăng lên sẽ sẽ làm cho lượng giá trị trong một đơn vị
hàng hóa giảm xuống.
+ Năng suất lao động bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như trình độ khéo léo trung
bình của người lao động, mức độ phát triển khoa học trình độ áp dụng
khoa học quy trình công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất,
quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên
- Cường độ lao động Là mức độ tiêu hao sức lao động trên một đơn vị thời gian.
+ vì thế cường độ lao động tăng thì mức độ tiêu hao sức lao động tăng.
+ Tăng cường độ lao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên, tổng giá trị
hàng hóa gặp lại tăng lên tuy nhiên lượng thời gian lao động hội cần
thiết không thay đổi.
+ Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe thể chất, tâm lý
trình độ tay nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luật
lao động...
- Tính phức tạp của lao động. người ta chia lao động thành căn cứ theo mức độ
phức tạp của lao động:
+ Lao động giản đơn lao động không đòi hỏi của quá trình đào tạo một
cách hệ thống chuyên sâu về chuyên môn kỹ năng nghiệp vụ cũng thể
thao tác được
+ Lao động phức tạp là những hoạt động lao động Yêu cầu phải trải qua một
quá trình đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định.
+ Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau lao động phức tạp tạo
ra nhiều giá trị hơn so với lao động đơn giản.
10. Phân tích vai trò của các chủ thể tham gia thị trường. Liên hệ thực tiễn
- Người sản xuất: sản xuất ra hàng hóa, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ ra thị trường
nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng hiện tại của hội tạo ra phục vụ
những nhu cầu của xã hội trong tương lai.
dụ: Tập đoàn Vingroup xây dựng phân phối các căn hộ chung phục vụ nhu cầu
nhà ở của người dân.
- Người mua:
+ Người tiêu dùng thể lấp đầy khoảng trống trên thị trường xác định các
sản phẩm cần thiết các sản phẩm đã lỗi thời bằng các quyết định mua, sử dụng
hay không mua và sử dụng các sản phẩm được đưa ra trên thị trường. Từ đó người
tiêu dùngnh hưởng đến sự phát triển, định hướng phát triển của người sản xuất,
quyết định lợi nhuận của người sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản
xuất.
+ Nhu cầu của người tiêu dùng đa dạng, luôn luôn thay đổi thế kích thích sản
xuất, yêu cầu người sản xuất phải luôn luôn sáng tạo, tạo ra những sản phẩm mới và hoàn
thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm lên từng ngày.
+ Người tiêu dùng trả tiền để mua sản phẩm, họ quan tâm tới giá cả của các loại
hàng hóa giới hạn ngân sách dành cho các loại hàng hóa khác nhau. Do đó ảnh hưởng
tới cách người sản xuất sản xuất ra hàng hóa, định giá sản phẩm.
+ Người tiêu dùng quyết định cách thức mua sản phẩm (mua online, mua trực
tiếp). Tạo ra những hướng phát triển mới cho nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế trở nên đa
dạng hơn.
=> Người tiêu dùng vai trò quan trọng trong việc định hướng, thúc đẩy sự phát triển
của kinh tế, thúc đẩy sự năng động, sáng tạo của nền kinh tế.
- Chủ thể trung gian
+ Làm tăng hội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng
+ Làm tăng sự kết nối giữa sản xuấttiêu dùng , làm cho sản xuất và tiêu dùng
trở nên ăn khớp với nhau
+ Góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá và từ đó thúc đẩy kinh tế phát
triển.
+ Mang lại hiệu quả lớn cho các thương nhân trong quá trình tổ chức mạng lưới
phân phối, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ ở trong nước cũng như ở ngoài nước
Vd: người môi giới cổ phiếu thể khuyên nhà đầu nên mua hoặc không nên mua
loại cổ phiếu nào đồng thời họ biết địa điểm, cách thức thời gian mua hoặc bán cổ
phiếu lợi nhất cho nhà đầu tư. Mặt khác, người môi giới thể vấn cho nhà đầu
những tài liệu cần được sử dụng, cách thức chuyển giao cổ phiếu từ người này sang
người khác.
-Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
+ Là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế thị trường.
+ Quản lý, phân bố nguồn lực phù hợp cơ chế thị trường.
+ Định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh
bình đẳng, công bằng.
+ Nhà nước sử dụng các nguồn lực của N nước công cụ, chế, chính sách
để định hướng, điều tiết nền kinh tế.
Vd: Nhà nước triển khai chính sách hỗ trợ Covid-19 nhằm giúp đỡ người lao động
người sdụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19 nhằm đảm bảo mối quan hệ
cung cầu trên thị trường tránh việc cầu giảm, hàng hóa ế thừa gây tỉ suất lợi nhuận
giảm, tháo lui đầu tư gây khủng hoảng kinh tế.
11. Phân tích nội dung yêu cầutác dụng của quy luật giá trị trong nền kinh tế
thị trường. Liên hệ thực tiễn.
*Nội dung yêu cầu của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường:
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa,
đâu sản xuất trao đổi hàng hoá thì ở đó sự tồn tại phát huy tác dụng của quy
luật giá trị.
- Yêu cầu của quy luật giá trị:
+ Thứ nhất, theo quy luật này, sản xuất hàng hóa được thực hiện theo hao phí lao
động hội cần thiết, nghĩa cần tiết kiệm lao động (cả lao động quá khứ lao động
sống) nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa.
+ Thứ hai, trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa phải đảm
bảo bù đắp được chi phí cngười sản xuất (tất nhiên chi phí đó phải dựa trên cơ sở thời
gian lao động hội cần thiết, chứ không phải bất kỳ chi phí biệt nào) đảm bảo
lãi để tái sản xuất mở rộng.
- Sự tác động, hay biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị được thể hiện thông
qua sự vận động của giá cả hàng hoá.giá trị cơ sở của giá cả, còn giá cả sự biểu
hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị.
Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh
tranh, cung - cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả
hàng hoá trên thị trường tách rời giá trị lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. S
vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của hình chế
hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường quy luật
giá trị phát huy tác dụng.
*Tác dụng của quy luật giá trị:
- Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Điều tiết sản xuất tức là điều
hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác lộng
này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới
tác động của quy luật cung - cầu.
Tuy nhiên nền kinh tế luôn luôn vận động, do đó quan hệ giá cả và cung cầu cũng
thường xuyên biến động liên tục. Như vậy, sự tác động trên của quy luật giá trị đã dẫn
đến sự di chuyển sức lao động liệu sản xuất giữa các ngành sản xuất khác nhau.
Đây là vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị.
- Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp hoá sản xuất, tăng năng suất lao
động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
(Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá một chủ thể kinh tế
độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản
xuất khác nhau nên hao phí lao động biệt của mỗi người khác nhau, người sản xuất
nào có hao phí lao động biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá thế
lợi sẽ thu được lãi cao. Người sản xuất nàohao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí
lao động hội cần thiết sẽ thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế trong cạnh tranh,
tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho
bằng hao phí lao động hội cần thiết. Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ
thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự
cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính
hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ).
- Th ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên phân hoá người sản xuất hàng hoá
thành người giàu, người nghèo. Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết
quả là: những người điều kiện sản xuất thuận lợi, trình độ, kiến thức cao, trang bị
kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động biệt thấp hơn hao phí lao động hội cần thiết,
nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm liệu sản xuất, mở rộng sản
xuất kinh doanh. Ngược lại những người không điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi,
hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.
12. Tại sao nói quy luật cạnh tranh, cung cầu, lưu thông tiền tệ đều những tác
động mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường.
Trong quy luật cạnh tranh cung cầu như thông tiền tệ đều những tác động mạnh mẽ
trong nền kinh tế thị trường bởi vì bởi vì thông qua những quy luật này ta hiểu được cách
thức vận động của nền kinh tế thị trường, nếu không những quy luật này nền kinh tế
thị trường không vận hành được.
Quy luật cạnh tranh:
- Cạnh tranh là sự ganh đua nhằm giành ưu thế để thu được lợi ích tối đa .
- Quy luật cạnh tranh là quy luật điều tiết mối quan hệ ganh đua kinh tế thế.
- Tác động:
+ Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất ít
+ Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường
+ Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực.
+ Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội.
=>Nền kinh tế thị trường không ngừng được hoàn thiện phát triển, trở nên năng động
sáng tạo hơn
- Tác động tiêu cực của cạnh tranh:
+ cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh.
+ cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn nhân lực xã hội.
+ cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi của xã hội/.
Quy luật cung cầu: vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường, quy luật
điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường:
- Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị, nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả
lớn hơn giá trị, nếu cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị.
- tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất lưu thông hàng hóa, làm thay đổi
cơ cấu và quy mô của thị trường, ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa.
- đâu thị trường thì đó quy luật cung cầu Tồn tại hoạt động cách khách
quan. các chủ thể để tham gia thị trường Nếu nhận thức được quy luật cung cầu
khi có thể vận dụng chúng để làm những việc có lợi cho mình
Lưu thông tiền tệ: sở xác định lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông tránh
lạm phát và thiểu phát.
4. Tình huống
1. quan điểm cho rằng Việt Nam không nên phát triển kinh tế thị trường,
kinh tế thị trường đối lập với bản chất hội chủ nghĩa. Bạn giải thích như thế nào
về vấn đề này?
- Kinh tế thị trường thành quả quan trọng của sự phát triển lâu dài trong nền văn
minh của toàn thể nhân loại từ khi xuất hiện chứ không phải của riêng hoặc
là độc quyền của một hình thái kinh tế - xã hội nào. Kinh tế thị trường là một hình
thức, phương pháp vận hành nền kinh tế.
- Hơn nữa, Việt Nam không áp dụng nguyên si kinh tế thị trường các nước Châu
Âu hay Mỹ vào nền kinh tế của Việt Nam. Nền kinh tế thị trường của Việt Nam
nền kinh tế thị trường theo định hướng hội chủ nghĩa, các quy luật kinh tế thị
trường vẫn được áp dụng nhưng nhà nước can thiệp mạnh hơn vào thị trường, thực
hiện chức năng quản nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp
để khắc phục những khuyết tật của thị trường để tạo ra môi trường kinh tế tốt nhất
cho các chủ thể kinh tế phát huy khả năng.
- Lịch sử cũng đã chứng minh, hình kinh tế thị trường phù hợp hơn với hoàn
cảnh xã hội Việt Nam. Từ khi lập nước đến nay, ta đã áp dụng 2 mô hình: Mô hình
kế hoạch hóa tập trung hình kinh tế thị trường. hình kinh tế hóa tập
trung đã phát huy được tác dụng trong thời chiến tranh tuy nhiên đến thời bình thì
nó không còn phù hợp, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Vì thế mà nhà nước đã
lựa chọn hình phát triển kinh tế thị trường, đưa đất nước phát triển không
ngừng trong hơn 30 năm quá. hiện tại Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩahội, nghĩacòn một quá trình phát triển rất dài không ngừng
hoàn thiện vì thế mà mô hình kinh tế thị trường là điều tất yếu để thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế nói riêng và đất nước nói chung.
2. Trong cuộc tranh luận giữa A và B: A cho rằng không nên phát triển kinh tế
hàng hóa; B cho rằng kinh tế hàng hóa là một tất yếu ở Việt Nam. Bạn ủng hộ ai, tại
sao?
Em ủng hộ ý kiến của B. Vì:
Lịch scũng đã chứng minh, hình kinh tế thị trường phù hợp hơn với hoàn cảnh
hội Việt Nam. Từ khi lập nước đến nay, ta đã áp dụng 2 hình: hình kế hoạch hóa
tập trung hình kinh tế thị trường. hình kinh tế hóa tập trung đã phát huy được
tác dụng trong thời chiến tranh, tập trung được tối đa nguồn lực kinh tế, tạo sự thống
nhất trong tưởng, ý chí để tập trung chiến đấu sản xuất, tuy nhiên đến thời bình thì
không còn phù hợp, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Sau chiến tranh nền kinh tế Việt
Nam đã kiệt quệ, hình kinh tế hóa tập trung nhiều hạn chế về quan liêu, triệt tiêu
sáng tạo, cạnh tranh nên không thể vực dậy được nền kinh tế đang kiệt quệ và sẽ kìm hãm
khả năng phát triển của nền kinh tế trong tương lai.Vì thế nhà nước đã lựa chọn
hình phát triển kinh tế thị trường, đưa đất nước phát triển không ngừng trong hơn 30
năm quá. hiện tại Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội, nghĩa
là còn một quá trình phát triển rất dài và không ngừng hoàn thiện vì thế hình kinh
tế thị trường điều tất yếu để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói riêng đất
nước nói chung.
3. Một sào đất trồng lúa, 6 tháng thu được 300kg tương ứng 1.800.000đ. Một
sào đất trồng sâm, 6 tháng thu được 50kg sâm Ngọc Linh, tương ứng 360.000.000.
Giả định mọi điều kiện chi phí để sản xuất trên 2 thửa ruộng giống hệt nhau.
quan điểm cho rằng giá trị của sâm gấp 200 lần giá trị của thóc. Bạn cho biết ý
kiến về quan điểm này?
Quan điểm này quan điểm sai. Bởi giá trị hao phí lao động hội được kết tinh
trong hàng hóa. Nếu lao động xã hội được kết tinh trong sâm và thóc bằng nhau thì chúng
có giá trị bằng nhau. đây thì hao phí lao động hội trong sâm thóc đều bằng nhau
bằng 6 tháng nên sâm thóc giá trị bằng nhau. Nói giá trị của sâm gấp 200 lần
giá trị của thóc là sai” mà phải nói là “giá cả của sâm gấp 200 lần giá cả của thóc”
4. quan điểm cho rằng đất đai không phải hàng hóa. Ý kiến của bạn về vấn
đề này?
Đất đai là hàng hóa. Vì nó đảm bảo được các thuộc tính của hàng hóa.
- Giá trị của đất đai được hình thành do lao động khai khẩn, phục hóa mà có.
- Giá trị sử dụng của đất đai: thể dùng để trồng cấy, để ở,để xây dựng các công
trình, và có thể đem ra mua bán trao đổi quyền sử dụng đất
- Việt Nam thì việc mua bán đất đai được coi việc mua bán quyền sử dụng đất
đai.
5. hai dòng quan điểm: 1 ủng hộ lưu hành rộng rãi tiền điện tử; quan điểm
khác cấm lưu hành tiền điện tử. Bàn luận ủng hộ điểm nào? Tại sao?
Hai luận điểm trên đều có điểm đúng và điểm sai. Tiền ảo có những ưu điểm như là dễ
dàng giao dịch, tạo ra sự thuận lợi nhanh chóng trong người dùng trong việc sử dụng,
Người dùng thể để quản được dễ dàng an toàn hơn. Tuy nhiên thì thì tiền nào
cũng những hệ lụy thể gây ra lạm phát, tội phạm về tiền. Khi nhà nước
thể kiểm soát phát được các hoạt động sự tiền ảo thì việc lưu hành rộng rãi là là điều nên
làm. Tuy nhiên khi mà chưa thể kiểm soát được tiền ảo thì không nên lưu hành rộng rãi vì
nó có nguy cơ gây ra lạm phát.
6. quan điểm cho rằng: người tiêung không vai trò trong phát triển
kinh tế. Ý kiến của bạn như thế nào trong vấn đề này?
-Quan điểm trên sai. Người tiêu dùng vai trò cùng quan trọng trong phát
triển kinh tế, bởi:
+ Người tiêu dùng có thể lấp đầy khoảng trống trên thị trường xác định các sản
phẩm cần thiếtcác sản phẩm đã lỗi thời bằng các quyết định mua, sử dụng hay không
mua sử dụng các sản phẩm được đưa ra trên thị trường. Từ đó người tiêu dùng ảnh
hưởng đến sự phát triển, định hướng phát triển của người sản xuất, quyết định lợi nhuận
của người sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất.
+ Nhu cầu của người tiêu dùng đa dạng, luôn luôn thay đổi thế kích thích sản
xuất, yêu cầu người sản xuất phải luôn luôn sáng tạo, tạo ra những sản phẩm mới và hoàn
thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm lên từng ngày.
+ Người tiêu dùng trả tiền để mua sản phẩm, họ quan tâm tới giá cả của các loại
hàng hóa giới hạn ngân sách dành cho các loại hàng hóa khác nhau. Do đó ảnh hưởng
tới cách người sản xuất sản xuất ra hàng hóa, định giá sản phẩm.
+ Người tiêu dùng quyết định cách thức mua sản phẩm (mua online, mua trực
tiếp). Tạo ra những hướng phát triển mới cho nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế trở nên đa
dạng hơn.
=> Người tiêu dùng vai trò quan trọng trong việc định hướng, thúc đẩy sự phát triển
của kinh tế, thúc đẩy sự năng động, sáng tạo của nền kinh tế.
7. quan điểm cho rằng: quy luật giá trị chỉ tác dụng trong điều kiện nền
kinh tế bản chủ nghĩa, quy luật riêng của chủ nghĩa bản. Ý kiến của bạn
như thế nào với quan điểm này?
Quy luật giá trị chị một quy luật của nền kinh tế thị trường nó phát huy trong tất cả
các nền kinh tế thị trường, nền kinh tế bản chủ nghĩa chỉ một cách áp dụng kinh tế
thị trường.
| 1/32

Preview text:

BÀI TẬP CHƯƠNG 1 VÀ 2
1. Mệnh đề dưới đây là đúng hay sai? Giải thích? STT Hỏi Đáp Giải thích
(Mệnh đề dưới đây là đúng hay sai?) 1. 1
Đối tượng nghiên cứu của Đúng
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là chỉnh
kinh tế chính trị Mác –
thể thống nhất của các quan hệ sản xuất và trao đổi
Lênin là các quan hệ sản
đặt trong mối liên hệ biện chứng của trình độ của lực
xuất và trao đổi trong mối
lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng.
quan hệ biện chứng với
Kinh tế chính trị không đi nghiên cứu yếu tố vật chất
quan hệ sản xuất và kiến
của lực lượng sản xuất, biểu hiện cụ thể của kiến trúc trúc thượng tầng.
thượng tầng hay sự sản xuất mà là hệ thống các quan
hệ xã hội của sản xuất và trao đổi, mà các quan hệ
này được đặt trong mối liên hệ biện chứng với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc
thượng tầng tương ứng. 2.
Mục đích của nghiên cứu Sai
Giá trị khoa học của Kinh tế chính trị Mác – Lênin
kinh tế chính trị giúp sinh
được thể hiện ở chỗ đã phát hiện ra những nguyên lý
viên nắm được các chính
và quy luật chi phối các quan hệ lợi ích giữa con sách kinh tế
người và con người trong sản xuất và trao đổi. Vì thế
việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin giúp
cho sinh viên có cơ sở lý luận khoa học cho việc giải
quyết những mối quan hệ lợi ích trong phát triển quốc
gia và trong các hoạt động gắn với cuộc sống của mình. 3.
Quy luật kinh tế và chính Sai
Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế là hai phạm trù
sách kinh tế là cách diễn khác nhau. đạt khác nhau của một - phạm trù
Quy luật kinh tế là những mối liên hệ phản
ánh bản chất, khách quan, lặp đi lặp lại của các
hiện tượng và quá trình kinh tế. Quy luật kinh tế
tác động vào các động cơ lợi ích, quan hệ lợi ích
của con người và từ đó điều chỉnh hành vi của con
người. Quy luật kinh tế tồn tại khách quan, không
phụ thuộc vào ý chí của con người, con người
không thể thủ tiêu quy luật kinh tế, nhưng có thể
nhận thức và vận dụng quy luật kinh tế để phục vụ
lợi ích của mình. Nếu vận dụng không phù hợp thì
con người phải điều chỉnh hành vi của mình chứ
không thể thay đổi quy luật kinh tế được.
- Chính sách kinh tế là quyết định kinh tế của
con người, sản phẩm chủ quan của con người
được hình thành trên cơ sở vận dụng các quy luật
kinh tế. Chính sách kinh tế có thể phù hợp hoặc
không phù hợp với quy luật kinh tế. Chính sách
kinh tế cũng tác động vào các quan hệ lợi ích
nhưng nó tác động một cách chủ quan. Khi chính
sách kinh tế không phù hợp, chủ thể ban hành
chinhs ách có thể ban hành chính sách khác để thay thế. 4.
Phương pháp trừu tượng Đúng
Bởi vì các nghiên cứu này không thể tiến hành trong hóa khoa học là phương
phòng thí nghiệm, không thể sử dụng các thiết bị kĩ
pháp đặc thù trong nghiên
thuật như trong nghiên cứu các môn khoa học tự cứu kinh tế chính trị
nhiên. Mặt khác, các quan hệ xã hội của sản xuất và
trao đổi, các quá trình kinh tế luôn phức tạp, chịu sự
tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nên việc sử
dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học giúp cho
việc nghiên cứu trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng
tiếp cận được bản chất kinh tế chính trị. 5.
Kinh tế chính trị có các Sai
Kinh tế chính trị có 4 chức năng chính sau: chức năng
chức năng: nhận thức, chức
nhận thức, chức năng thực tiễn, chức năng tư tưởng,
năng tư tưởng, chức năng
chức năng phương pháp luận phương pháp luận 6.
Sản xuất là quá trình tương Sai
Sản xuất là quá trình con người tác động vào đối
tác giữa tự nhiên với tự
tượng lao động để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu
nhiên để tạo ra sản phẩm cầu của con người. 7.
Sản xuất hàng hóa là kiểu Sai
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế
tổ chức kinh tế mà ở đó
mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm
những người sản xuất tạo
mục đích trao đổi, buôn bán.
ra sản phẩm để thỏa mãn
nhu cầu của chính họ và
nội bộ đơn vị kinh tế của họ. 8.
Sản xuất hàng hóa ra đời Đúng
Phân công lao động là việc phân chia lực lượng lao
với hai điều kiện: phân
động xã hội vào các lĩnh vực, các ngành nghề khác
công lao động xã hội và sự
nhau, dẫn đến chuyên môn hóa trong sản xuất (Mỗi
tách biệt tương đối về kinh
người chỉ có 1 sp -> như cầu trao đổi)
tế giữa các chủ thể sản xuất
Sự tách biệt tương đối về kinh tế của các chủ thể sản
xuất. Làm cho người sản xuất hàng hóa có quyền sở
hữu, quyền chi phối sản phẩm do họ tạo ra và khi đó
các chủ thể khác muốn sử dụng sp phải thông qua trao
đổi, mua bán. (sự tách biệt tương đối về kinh tế của
chủ thể sản xuất hàng hóa là điều kiện đủ để xuất hiện
và phát triển nền kinh tế hàng hóa) 9.
Việt Nam phát triển kinh tế
Lịch sử cũng đã chứng minh, mô hình kinh tế thị
hàng hóa là phù hợp với
trường phù hợp hơn với hoàn cảnh xã hội Việt Nam. quy luật khách quan
Từ khi lập nước đến nay, ta đã áp dụng 2 mô hình:
Mô hình kế hoạch hóa tập trung và mô hình kinh tế
thị trường. Mô hình kinh tế hóa tập trung đã phát huy
được tác dụng trong thời chiến tranh, nó tập trung
được tối đa nguồn lực kinh tế, tạo sự thống nhất trong
tư tưởng, ý chí để tập trung chiến đấu sản xuất, tuy
nhiên đến thời bình thì nó không còn phù hợp, kìm
hãm sự phát triển của đất nước. Sau chiến tranh nền
kinh tế Việt Nam đã kiệt quệ, mô hình kinh tế hóa tập
trung có nhiều hạn chế về quan liêu, triệt tiêu sáng
tạo, cạnh tranh nên không thể vực dậy được nền kinh
tế đang kiệt quệ và sẽ kìm hãm khả năng phát triển
của nền kinh tế trong tương lai.Vì thế mà nhà nước đã
lựa chọn mô hình phát triển kinh tế thị trường, và đưa
đất nước phát triển không ngừng trong hơn 30 năm
quá. Và hiện tại Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, nghĩa là còn một quá trình
phát triển rất dài và không ngừng hoàn thiện vì thế mà
mô hình kinh tế thị trường là điều tất yếu để thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và đất nước nói chung. 10.
Việt Nam thực hiện chuyển Sai Từ năm 1986
nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung sang nền kinh tế hàng hóa từ năm 1976. 11.
Hàng hóa là sản phẩm của Sai
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn
lao động, thỏa mãn nhu cầu
như cầu nào đó của con người thông qua trao đổi và nào đó của con người mua bán. 12.
Hàng hóa và sản phẩm là Sai
Hàng hóa và sản phẩm là hai phạm trù khác nhau.
hai tên gọi khác nhau của
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, được tạo ra nhằm cùng một vấn đề
thỏa mãn như cầu nào đó của con người và đi vào tiêu
dùng thông qua trao đổi, mua bán.
Sản phẩm là kết quả của lao động và có công dụng nhất đinh.
Sản phẩm khác hàng hóa. Hàng hóa chỉ chung chung
các ngành hàng còn sản phẩm là chỉ 1 sản phẩm cụ
thể, có thể phân biệt với các loại sản phẩm khác về
chất lượng, hương vị, màu sắc,... trong cùng 1 loại hàng hóa. 13.
Dịch vụ giáo dục là hàng Đúng
Dịch vụ là loại hàng hóa vô hình, dịch vụ là hàng hóa hóa vì:
+ Giá trị: để tạo ra được các loại hình dịch vụ,
người ta cũng phải hao phí sức lao động.
+ Giá trị sử dụng: được tạo ra nhằm thỏa mãn
nhu cầu của người có nhu cầu sử dụng dịch vụ đó.
Tuy nhiên, khác với hàng hóa thông thường thì dịch
vụ là hàng hóa không thể cất trữ đc. Việc sản xuất và
tiêu dùng dịch vụ được diễn ra đồng thời. 14.
Hàng hóa có hai thuộc tính Sai
Hàng hóa có hai thuộc tinh là giá trị sử dụng và giá
là giá trị sử dụng và giá trị trị. trao đổi
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng
hóa, thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người
sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Và nó
được thể hiện ra bên ngoài bằng 2 hình thức là giá trị trao đổi và giá cả. 15.
Giá trị hàng hóa là do giá Sai
Giá trị hàng hóa do giá trị của hàng hóa quyết định.
trị sử dụng của hàng hóa
Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người đó quyết định
sản xuất hàng hóa kết tinh trọng hàng hóa. Nó quyết
định hàng hóa có trao đổi được với nhau hay không,
vì các hàng hóa đều có điểm chung là có sự kết tinh
lao động xã hội hao phí.
Được bộc lộ ra bên ngoài bằng giá trị trao đổi và giá cả. 16.
Giá trị sử dụng của hàng Sai
Giá trị quyết định giá trị trao đổi
hóa quyết định giá trị trao đổi. 17. Giá trị hàng hóa do lao Sai
Giá trị là do lao động xã hội của người sản xuất hàng
động của người sản xuất
hóa, kết tinh trong hàng hóa. trực tiếp tạo ra. 18.
Hàng hóa tri thức là những Sai
Tỷ lệ giá trị do tri thức, lao động trí óc chiếm tỷ lệ lớn
hàng hóa có tỷ lệ giá trị do hơn
vật chất, do sức lao động cơ bắp của con người chuyển hóa vào lớn. 19. Quan hệ cung cầu quyết Sai
Quan hệ cung cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả. Còn giá định giá cả hàng hoá.
trị mới là yếu tố quyết định giá cả. 20.
Hao phí lao động để sản Sai
Giá trị của túi là 100$ = hao phí lđ để sản xuất ra
xuất ra 1 túi da hàng hiệu hàng hóa.
sản xuất ra 100$, bán với
giá 1 triệu $. Vậy giá trị của túi da là 1 triệu 21.
Giả định mọi điều kiện sản Sai
Vì gt của hàng hóa do hao phí lao động xã hội để sx
xuất giống nhau, với chi
ra hàng hóa quyết định. Nếu hao phí lđ sx Sâm và
phí lao động giống hệt
Lúa = nhau, thì gt của sâm = gt của lúa. nhau, một sào ruộng lúa mang về cho chủ
1.200.000đ; một sào ruộng sâm mang về cho chủ
120.000.000đ. Vậy giá trị
của sâm gấp 100 lần giá trị của lúa. 22.
Lượng giá trị hàng hóa là Sai
Lượng gt hàng hóa là lượng lđ hao phí để sản xuất ra
lượng lao động hao phí để
hàng hóa trong đk bình thường, với cường độ lao
sản xuất ra hàng hóa trong
động trung bình, trang thiết bị trung bình, trình độ điều kiện tốt nhất thành thạo trung bình 23.
Lượng giá trị hình thành ở Sai
Lượng gt hàng hóa là lượng lđ hao phí để sản xuất ra
điều kiện sản xuất thuận lợi
hàng hóa trong đk bình thường, với cường độ lao
nhất, với trình độ lao động
động trung bình, trang thiết bị trung bình, trình độ
cao nhất, trang thiết bị hiện thành thạo trung bình
đại nhất và cường độ lao động cao nhất 24.
Năng suất lao động sản Đúng
Năng suất lao động tăng, tổng sản phẩm tăng lên,
xuất ra hàng hóa tăng làm
trong khi tổng lượng lao động hao phí không tăng (có
cho lượng giá trị của một
nghĩa tổng lượng giá trị không tăng) vậy giá trị của hàng hoá giảm.
một đơn vị hàng hóa giảm. 25.
Cường độ lao động tăng, Sai
Cường độ lao động tăng, trong mỗi đơn vị thời gian,
mỗi đơn vị thời gian người
người lao động tạo ra được khối lượng sản phẩm tăng,
lao động tạo ra được khối
tổng lượng giá trị tăng, giá trị của một đơn vị hàng
lượng sản phẩm như cũ, hóa giảm
tổng lượng giá trị như cũ,
giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm. 26. Khi tăng cường độ lao Sai
Nhà sản xuất có nhiều hàng hóa hơn, có khả năng
động nhà sản xuất và người
giảm giá cả hàng hóa xuống mà vẫn đảm bảo lợi
tiêu dùng đều không có ích
nhuận, người tiêu dùng có lợi do giá cả hàng hóa lợi gì giảm 27. Khi tăng năng suất lao Đúng
Khi tăng năng suất lao động, giá trị hàng hóa giảm,
động, sức cạnh tranh của
giá cả hàng hóa giảm, sức cạnh tranh của doanh doanh nghiệp tăng và
nghiệp tăng, người tiêu dùng được mua hàng hóa giá
người tiêu dùng cũng được rẻ. hưởng lợi. 28.
Trong cùng một đơn vị thời Sai
Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạo
gian, lao động phức tạp tạo
tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản
ra ít giá trị hơn so với lao đơn. động giản đơn. 29.
Tiền tệ là một loại hàng Đúng
Tiền tệ có thể đứng ra làm vật ngang giá chung phổ hóa đặc biệt
biến cho tất cả các hàng hóa khác. 30.
Vàng là loại hàng hóa đã Đúng
Vàng là hàng hóa đặc biệt, có đủ các điều kiện tự đóng vai trò tiền tệ
nhiên, kinh tế xã hội để đóng vai trò tiền tệ. 31.
Tiền kỹ thuật số có nhiều Đúng
Tiền kỹ thuật số là một loại hàng hóa có nhiều đặc
khả năng sẽ đóng vai trò
điểm đặc biệt, khi nó trở thành vật ngang giá chung,
tiền tệ trong thời gian tới.
cả thế giới thừa nhận thì nó sẽ trở thành tiền tệ. 32.
Tiền giấy là hàng hóa đặc Sai
Tiền giấy là tiền ký hiệu, không có giá trị thực.
biệt, đóng vai trò tiền tệ. 33.
Phát hành thật nhiều tiền Sai
Tiền giấy phát hành theo quy luật lưu thông tiền tệ,
giấy kích thích tăng trưởng
tương ứng với mức tăng trưởng của sản xuất. Phát kinh tế
hành nhiều tiền giấy gây nên hiện tượng lạm phát. 34. Tiền tệ có 5 chức năng Đúng
Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện
thanh toán, phương tiện cất trữ, tiền tệ quốc tế. 35.
Khi thực hiện chức năng Sai
Khi thực hiện chức năng phương tiện cất trữ phải
phương tiện cất trữ nên
dùng tiền đủ giá trị, tiền vàng. dùng tiền giấy. 36.
Bất kỳ đồng tiền quốc gia Sai
Chỉ có những đồng tiền được bảo đảm bằng nền kinh
dân tộc nào đều có thể thực
tế mạnh mới có khả năng thanh khoản quốc tế - USD
hiện được chức năng tiền tệ thế giới. 37.
Bạn mua máy tính trả góp, Sai
Tiền làm chức năng phương tiện thanh toán
thời điểm bạn trả tiền cho
shop, tiền làm chức năng phương tiện lưu thông 38.
Thị trường theo nghĩa hẹp Sai
TT theo nghĩa hẹp là nơi diễn ra sự trao đổi mua bán
là quan hệ giữa người mua
và người bán để xác định
chủng loại, số lượng, giá cả hàng hóa tiêu thụ. 39.
Khái niệm thị trường theo Đúng
Nhiều quan hệ mua bán diễn ra không cần nơi chốn
nghĩa rộng trở nên phổ
biến hơn trong thời đại ngày nay. 40. Thị trường là nơi quan Đúng
Thông qua thị trường, các doanh nghiệp được thị
trọng để đánh giá và kiểm
trường thừa nhận hàng hóa, sẽ phát triển và ngược lại.
định năng lực của các chủ thể kinh tế 41.
Kinh tế thị trường là giai Sai
KTTT là giai đoạn cao của kinh tế hàng hóa, sản
đoạn thấp của kinh tế hàng
phẩm sản xuất ra chỉ để bán, mọi quan hệ kinh tế đều
hóa, sản xuất vừa để tự tiêu
được thực hiện trên thị trường thông qua trao đổi,
dùng vừa để bán ra thị mua bán. trường 42.
Nền kinh tế thế giới đang ở Sai
Nền kinh tế thế giới đang ở giai đoạn nền kinh tế thị
giai đoạn kinh tế thị trường trường hiện đại tự do cạnh tranh 43.
Từ nửa sau thế kỷ XX, nhà Đúng
Vì lực lượng sản xuất phát triển, mang tính xã hội hóa
nước can thiệp vào nền
cao, buộc phải có lực lượng xã hội can thiệp vào kinh
kinh tế thị trường là yêu tế - nhà nước. cầu khách quan. 44.
Nền kinh tế thị trường hiện Đúng
Người sản xuất, người tiêu dùng, chủ thể trung gian,
đại có 4 nhóm chủ thể nhà nước.
chính tham gia thị trường 45.
Khi bạn trong vai trò là chủ Sai
Cần có trách nhiệm với người tiêu dùng, với nhà nước
thể sản xuất, cung ứng một
dịch vụ, bạn chỉ cần có
trách nhiệm với lợi nhuận của bạn. 46.
Khi bạn là người tiêu dùng, Sai
Người tiêu dùng cần có trách nhiệm với người sản
bạn chỉ cần tối da hóa lợi
xuất, với xã hội thông qua hành vi tiêu dùng của mình
ích tiêu dùng của bản thân. 47.
Quy luật giá trị là quy luật Đúng
Vì quy luật giá trị hoạt động cùng với sự tồn tại của
kinh tế cơ bản của kinh tế
sản xuất hàng hóa, chi phối mọi chủ thể, mọi hoạt hàng hóa.
động trong nền kinh tế hàng hóa. 48.
Quy luật giá trị yêu cầu sản Đúng
Nhà sản xuất phải làm cho chi phí cá biệt của mình
xuất và trao đổi hàng hóa
nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội để sản xuất ra hàng
phải dựa trên hao phí lao hóa đó.
động xã hội để sản xuất ra hàng hóa
Trao đổi hàng hóa phải theo nguyên tắc ngang giá, giá cả bằng giá trị. 49.
Nguyên tắc ngang giá đòi Sai
Sai, phải lấy giá trị làm gốc.
hỏi trong trao đổi phải lấy
giá trị sử dụng làm gốc 50.
Những câu nói: “của rẻ là Sai
Câu nói thể hiện nguyên tắc ngang giá trong nền kinh
của ôi”, “đắt xắt ra miếng”, tế thị trường.
“tiền nào của nấy”, “đổi
mồ hôi mới có miếng mà
ăn” phản ánh nguyên tắc không ngang giá trong nền kinh tế thị trường. 51. Trong nền kinh tế thị Sai
Trong nền kinh tế thị trường tự do, thị trường điều tiết
trường tự do, nhà nước
nguồn lực và hàng hóa giữa các ngành, các vùng
điều tiết nguồn lực và hàng miền. hóa giữa các ngành, các vùng miền 52. Trong nền kinh tế thị Sai
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường, mục tiêu lợi
trường, nhà nước đặt ra
nhuận là động lực để doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, mệnh lệnh cho doanh đổi mới sản xuất.
nghiệp cải tiến kỹ thuật, đổi mới sản xuất. 53. Trong nền kinh tế thị Sai
Trong nền kinh tế thị trường, mọi chủ thể phải quan
trường, bạn chỉ cần quan
tâm đến nhu cầu của xã hội, của người tiêu dùng để
tâm đến nhu cầu của chính sản xuất. mình để hoạt động 2. Bài tập Bài 1:
Bốn nhóm người cùng sản xuất ra một loại hàng hoá.
- Nhóm I hao phí cho 1 đơn vị hàng hoá là 3h và làm được 100 đơn vị;
- Nhóm II hao phí cho 1 đơn vị hàng hóa là 5h và làm được 600 đơn vị;
- Nhóm III hao phí cho 1 đơn vị hàng hoá là 6h và làm được 200 đơn vị;
- Nhóm IV hao phí cho 1 đơn vị hàng hóa là 7h và làm được 100 đơn vị.
Tính thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra 1 đơn vị hàng hoá. Kết quả: 5.2 h Bài 2:
Trong một ngày lao động (8h), một cơ sở sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá
trị là 80 USD. Hỏi tổng giá trị sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của một sản phẩm là bao nhiêu nếu:
a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần;
Năng suất lao động tăng lên 2 lần, tổng giá trị không đổi, số sản phẩm tăng lên
gấp đôi = 32, giá trị của một đơn vị sản phẩm là 80/32 = 2,5
b. Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần. Khi cường độ lao động tăng lên 1,5 lần,
tổng giá trị tăng 1,5 lần = 80*1,5 = 120, tổng sản phẩm tăng 1,5 lần = 24 sản
phẩm, giá trị của một đơn vị hàng hóa là 120/24 = 5 3. Tự luận
1. Phân tích điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa. Liên hệ thực tiễn.
-Điều kiện ra đời:
+Lịch sử phát triển của nền sx xh đã và đang trải qua 2 kiểu tổ chức kinh tế đó
là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa : Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh
tế mà sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để
trao đổi hoặc mua bán trên thị trường.Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản
trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng "mông
muội", xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng
cao hiệu quả kinh tế của xã hội.
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện sau đây:
a) Phân công lao động xã hội
-Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề
khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đến
chuyên môn hóa sản xuất. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo
ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến
rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ
phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau.
Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để sản xuất
hàng hóa ra đời và tồn tại. C.Mác viết: "Trong công xã Ấn Độ thời cổ đại, lao động đã có
sự phân công xã hội, nhưng các sản phẩm lao động không trở thành hàng hóa... Chỉ có
sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện
với nhau như là những hàng hóa". Vì vậy, muốn sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai.
b) Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
-Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi
thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là
người sở hữu sản phẩm lao động.
Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản
xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã
hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này
muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức là
phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng
thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất
hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.
2. Nêu các ưu thế cơ bản của kinh tế hàng hóa. Liên hệ thực tiễn
a) Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán, không phải để
người sản xuất ra nó tiêu dùng. Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang
tính chất tư nhân, vừa mang tính xã hội. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã
hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong kinh tế hàng hóa. Thứ ba, mục đích của
sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải là giá trị sử dụng. b) Ưu thế cơ bản
Một là, sự phát triển sản xuất hàng hóa làm cho phân công lao động xã hội
ngày càng sâu sắc, chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các
ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Từ đó, nó xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, bảo thủ, trì
trệ của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất và lao động.
Hai là, tính tách biệt về kinh tế đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải năng động
trong sản xuất - kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Muốn vậy, họ phải ra
sức cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến quy trình, mẫu
mã hàng hóa, tổ chức tốt quá trình tiêu thụ... Từ đó làm tăng năng suất lao động xã
hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Ba là, sản xuất hàng hóa quy mô lớn có ưu thế so với sản xuất tự cấp tự túc về
quy mô, trình độ kỹ thuật, Công nghệ, về khả năng thỏa mãn nhu cầu... Vì vậy, sản
xuất hàng hóa quy mô lớn là hình thức tổ chức kinh tế xã hội hiện đại phù hợp với xu thế thời đại ngày nay.
Bốn là, sản xuất hàng hóa là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế,
giao lưu văn hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như đã nêu trên, sản xuất hàng hóa cũng có
những mặt trái của nó như phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng
hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá hoại môi trường sinh thái, v.v..
3. Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa. Liên hệ thực tiễn
* Hai thuộc tính của hàng hóa
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi, mua bán.
- Hàng hóa có thể ở dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm... hoặc ở
dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, bác sĩ và nghệ sĩ...
- Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
a) Giá trị sử dụng của hàng hóa
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
+ Bất cứ một vật phẩm nào là hàng hóa hay không cũng có một hay một số công
dụng nhất định. Chính công dụng đó (tính có ích đó) làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng.
Ví dụ, công dụng của gạo là để ăn, vậy giá trị sử dụng của gạo là để ăn...
+ Cơ sở của giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên của thực thể
hàng hóa đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi
phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của
khoa học - kỹ thuật và của lực lượng sản xuất nói chung. Chẳng hạn, than đá ngày xưa
chỉ được dùng làm chất đốt (đun, sưởi ấm), khi khoa học - kỹ thuật phát triển hơn nó còn
được dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghệ hoá chất.
+ Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng
ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.
+ Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi. b) Giá trị của hàng hóa
+ Muốn hiểu được giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi trước
hết là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi
với những giá trị sử dụng loại khác.
Thí dụ: 1m vải = 5kg thóc.
Tức là 1 mét vải có giá trị trao đổi bằng 5 kg thóc.
+ Hai hàng hóa khác nhau (vải và thóc) có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng
phải có một cơ sở chung nào đó. Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng của chúng,
bởi vì, giá trị sử dụng của vải là để mặc, hoàn toàn khác với giá trị sử dụng của thóc là để
ăn. Cái chung đó là: cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết
tinh trong đó. Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Vì
vậy, người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy.
+ Như vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa. Giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của
giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Đồng thời, giá trị biểu hiện mối
quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Cũng chính vì vậy, giá trị là một phạm trù
lịch sử, chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa.
* Liên hệ với hàng hóa được sản xuất ở Việt Nam
a. Xét về giá trị sử dụng
Đối với nền kinh tế của nước ta, sản xuất phải quan tâm đến giá trị sử dụng tốt, sản
xuất hàng hóa phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Giá trị sử dụng phải làm cho
hàng hóa tốt, bền, đẹp, có nhiều tính năng, tác dụng. Hiện nay sản xuất hàng hóa của
chúng ta về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn chưa đáp ứng đầy
đủ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó để sản xuất hàng hóa ngày càng tốt
hơn chúng ta cần quan tâm tới các vấn đề:
- Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước
- Nâng cao tay nghề, chủ động, sáng tạo nhạy bén trong tổ chức quản lý đào tạo
nguồn nhân lực cho người lao động
- Đổi mới trao đổi công nghệ
b. Xét về giá trị sử dụng
Muốn thực hiện được giá trị tức là muốn bán được hàng hóa thì phải làm sao cho giá
trị cá biệt của nó thấp hơn giá trị xã hội thì mới có lãi; do vậy:
- Phải đổi mới kỹ thuật và công nghệ.
- Hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh
- Tăng năng suất lao động . . .
Nói tóm lại, để đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của XH; phải coi trọng cả 2
thuộc tính của HH để không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành.
Trong nền kinh tế hiện nay, kinh tế HH ko thể thiếu được vì nó góp phần thúc đẩy kinh
tế phát triển, nó góp phần giải quyết việc làm và sự phân công lao động trong XH.
4. Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Liên hệ thực tiễn.
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính đó do tính
chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định. Chính tính hai mặt của lao động
sản xuất hàng hoá quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hoá.
C. Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng
hoá. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Đây không phải là hai thứ lao động
khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hoá, nhưng lao động đó mang tính
hai mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu tượng. -Lao động cụ thể
+ Khái niệm : Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối
tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng.
Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế, đối
tượng lao động là gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về cưa, về bào, khoan, đục;
phương tiện được sử dụng là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế.
+ Đặc trưng của lao động cụ thể:
*Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng
nhiều loại thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau.
*Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Cùng với sự
phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng,
phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội.
*Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Giá trị sử dụng là phạm trù
vĩnh viễn, vì vậy lao động cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền vối vật
phẩm, nó là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào.
*Các hình thức phong phú và đa dạng của lao động cụ thể phụ thuộc vào trình độ
phát triển và sự áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, đồng thời cũng là tấm gương
phản chiếu trình độ phát triển kinh tế và khoa học - công nghệ ở mỗi thời đại.
*Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng do nó sản
giờ cũng do hai nhân tố hợp thành: vật chất và lao động. Lao động cụ thể của con người
chỉ thay đổi hình thức tồn tại của các vật chất, làm cho nó thích hợp với nhu cầu của con người. - Lao động trừu tượng
+ Khái niệm: Lao động của người sản xuất hàng hoá, nếu coi đó là sự hao phí óc, sức
thần kinh của sức cơ bắp nói chung của con người, chứ không kể đến hình thức cụ thể
của nó như thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng.
Ví dụ: lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao
động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang
một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải hao phí sức óc, sức bắp thịt và sức
thần kinh của con người.
+ Đặc trưng của lao động trừu tượng:
*Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, làm cơ sở cho sự ngang bằng trao đổi.
*Giá trị của hàng hóa là một phạm trù lịch sử, do đó lao động trừu tượng tạo ra
giá trị hàng hóa cũng là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa.
5. Nêu nguồn gốc, bản chất của tiền, tại sao nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt a. Nguồn gốc
Tiền tệ ra đời là kết quả phát triển tất yếu và lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng
hóa thông qua 4 hình thái biểu hiện giá trị như sau:
-Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:
Hình thái đầu tiên của trao đổi, xuất hiện khi xã hội nguyên thủy tan rã.
Ví dụ: 1 cái rìu = 20kg thóc
Ở hình thái này, rìu biểu hiện giá trị của nó ở thóc, còn thóc đóng vai trò vật ngang giá, là
hình thái phôi phai của tiền tệ.
-Hình thái đầy đủ hay mở rộng:
Sản xuất phát triển, sản phẩm nhiều hơn, do đó nhu cầu trao đổi lớn hơn, đòi hỏi
trao đổi phải mở rộng hơn.
Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau. Tỷ lệ trao
đổi không còn mang tính chất ngẫu nhiên nữa, mà dần dần do lao động quy định. Nhược
điểm của hình thái này: trao đổi vật lấy vật, vật ngang giá chưa cố định…
-Hình thái chung của giá trị:
Sản xuất và phân công lao động xh phát triển hơn nữa, hàng hóa được trao đổi
thường xuyên hơn và nhiều hơn thì hình thức trao đổi trực tiếp không còn thích hợp nữa,
một hàng hóa tách ra làm vật ngang giá chung.
Vật ngang giá chung trở thành môi giới, thành phương tiện để trao đổi trực tiếp
với một hàng hóa bất kì. Mọi người đều đổi hàng hóa của mình lấy vật ngang giá chung,
rồi dùng nó đổi lấy thứ hàng hóa mình cần. Lúc đầu ở mỗi dân tộc, mỗi địa phương
thường có những vật phẩm khác nhau làm vật ngang giá chung. -Hình thái tiền:
Khi sx và trao đổi hàng hóa phát triển hơn nữa, thị trường mở rộng, vai trò vật
ngang giá chung dần dần được cố định ở vàng và bạc thì tình thái tiền tệ của giá trị ra đời.
Bạc và vàng là những thứ kim loại thuần nhất dễ chia nhỏ, ít hao mòn và với một khối
lượng nhỏ lại có giá trị lớn, vì phải hao phí nhiều lao động mới làm ra được vàng và bạc.
Do vàng có ưu thế hơn bạc nên cuối cùng tiền tệ được cố định ở vàng.
Khi tiền tệ xh thì thế gioiws hàng hóa phân thành 2 cực : 1 cực là những hàng hóa
thông thường, cực khác là hàng hóa đóng vai trò tiền tệ.
b. Bản chất của tiền tệ
-Tiền tệ là 1 hàng hóa đặc biệt, được tách ra từ trong thế giới hàng hóa.
-Thành vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa đem ra trao đổi, là sự thể hiện
chung của giá trị và thể hiện lao động xã hội.
-Tiền tệ biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa.
c. Tại sao nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt?
Tiền tệ được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả mọi hàng hóa đồng thời là
hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng mà cất trữ. Tiền tệ là kết quả của quá trình phát
triển lâu dài của sx hàng hóa Và tiền chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển mạnh mẽ.
6. Tiền tệ có những chức năng nào, xu hướng phát triển của tiền tệ trong thời gian tới. ● Chức năng -Thước đo giá trị:
Tiền tệ được dùng để biểu hiện và đo giá trị của hàng hóa. Đây là chức năng cơ
bản của tiền tệ. Đo giá trị hàng hóa thông qua giá cả của hàng hóa. Giá cả là sự biểu hiện
bằng tiền của giá trị hàng hóa.
Giá cả hàng hóa có thể lên xuống xoay xung quanh giá trị (phụ thuộc vào một số
yếu tố khác) nhưng tổng số giá cả vẫn luôn bằng tổng số giá trị. -Phương tiện lưu thông;
Làm chức năng phương tiện lưu thông, tiền tệ làm môi giới trong trao đổi hàng
hóa. Lưu thông hàng hóa là sự trao đổi hàng hóa thông qua tiền tệ làm môi giới. Công
thức của lưu thông hàng hóa là H-T-H.
Thực hiện chức năng này, tiền làm cho quá trình mua bán diễn ra thuận lợi nhưng
đồng thời làm cho việc mua bán tách rời nhau cả về không gian và thời gian nên bao hàm khả năng khủng hoảng. -Phương tiện cất trữ:
Tiền được cất trữ là tiền rút ra khỏi lưu thông. Cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải.
Sự cất trữ , để dành đó là một tất yếu kinh tế. Chỉ có tiền vàng, bạc, tiền đủ giá trị
mới làm chức năng cất trữ.trong nền kinh tế có mua bán chịu ( tín dụng thương mại), trả nợ, nộp thuế…
Làm phương tiện thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt ( séc,
chuyển khoản, thẻ tín dụng…) -Tiền tệ thế giới:
Khi quan hệ buôn bán giữa các quốc gia với nhau xuất hiện, thì tiền tệ làm chức
năng tiền tệ thế giới, làm phương tiện thanh toán quốc tế. Làm chức năng tiền tệ thế giới
phải là tiền vàng hoặc là tiền tín dụng được thừa nhận thanh toán quốc tế. Việc đổi tiền
của một quốc gia ra tiền của quốc gia khác tiến hành theo tỷ giá đối hoái - đó là giá cả
đồng tiền của một quốc gia so với đồng tiền của quốc gia khác.
Các chức năng trên của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. Sx và lưu thông
hàng hóa càng phát triển các chức năng trên càng thể hiện rõ.
● Xu hướng phát triển của tiền trong thời gian tới
Trong thời gian tới, có xu hướng phát triển các loại tiền ảo như Bitcoin, Stellar,... Trong
tương lai tiền giấy có nguy cơ biến mất.
7. Tại sao nói thương hiệu, đất đai, dịch vụ (vận tải, y tế, giáo dục) là hàng hóa?
Thương hiệu, đất đai, dịch vụ là hàng hóa vì nó thỏa mãn cấp yếu tố cấu thành nên hàng hóa. ● Về thương hiệu
- Về giá trị: thương hiệu hay danh tiếng là kết quả của sự nỗ lực và sự hao phí sức
lao động ảnh của người nắm giữ thương hiệu thậm chí là của nhiều người.
- Giá trị sử dụng: Có thể sử dụng vào các mục đích nhất định.
- Có thể trao đổi mua bán (ví dụ như là việc nhượng quyền thương hiệu) ● Về đất đai
- Giá trị của đất đai được hình thành do lao động khai khẩn, phục hóa mà có.
- Giá trị sử dụng của đất đai: có thể dùng để trồng cấy, để ở,để xây dựng các công
trình, và có thể đem ra mua bán trao đổi quyền sử dụng đất
- Tuy nhiên một điểm đặc biệt: quỹ đất có hạn khi nhu cầu tăng thì đẩy giá đất tăng
cao, buôn bán đất tạo ra sự giàu có cho người buôn nhưng thực chất số lượng tiền
mà người buôn bán đất có được là việc chuyển tiền từ túi người này sang túi người
khác. Trong trường hợp này tiền làm chức năng phương tiện thanh toán chứ không
làm thước đo giá trị. Vì thế mà giá cả đất đai tăng nhưng giá trị của đất không tăng.
- Việt Nam thì việc mua bán đất đai được coi là việc mua bán quyền sử dụng đất đai. ● Về dịch vụ
- dịch vụ là hàng hóa vô hình
- Giá trị: để tạo ra được các loại dịch vụ người ta cũng phải hao phí sức lao
động. giá trị của dịch vụ cũng là hao phí lao động xã hội để tạo ra dịch vụ.
- Giá trị sử dụng : Dịch vụ cũng được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của người
có nhu cầu về loại hình dịch vụ đó. Nhưng giá trị sử dụng của dịch vụ
không phải là phục vụ trực tiếp cho người cung ứng dịch vụ.
- Tuy nhiên khác với hàng hóa thông thường, dịch vụ là hàng hóa không thể
cất trữ. Việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ được diễn ra đồng thời.
- Ví dụ như là dịch vụ giáo dục, dịch vụ giao thông vận tải.
8. Phân tích vai trò, chức năng của thị trường, cơ chế thị trường.
● Khái niệm: Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các
chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả và
số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sx xã hội. ● Vai trò:
-Thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện, môi trường cho sx phát triển.
+Giá trị của hàng hóa được thực hiện thông qua trao đổi, việc trao đổi phải được
diễn ra ở thị trường. Thị trường là môi trường để các chủ thể thực hiện giá trị hàng hóa.
+Thị trường là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, đặt ra các nhu cầu cho sản xuất
cũng như nhu cầu tiêu dùng.
-Thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức
phân bố nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.
+Thị trường thúc đẩy các quan hệ kinh tế không ngừng phát triển => kích thích sự
sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội.
+Thông qua thị trường, các nguồn lực cho sản xuất được điều tiết, phân bố tới các
chủ thể sử dụng hiệu quả.
-Thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
+Phạm vi quốc gia, thị trường làm cho các quan hệ sản xuất lưu thông, phân phối,
tiêu dùng trở thành một thể thống nhất.
+Trong quan hệ với nền kinh tế thế giới, thị trường tạo ra sự gắn kết nền kinh tế
trong nước với nền kinh tế thế giới, thông qua thị trường các quan hệ sản xuất, lưu thông,
phân phối tiêu dùng có thể kết nối, liên thông với các quan hệ trên phạm vi thế giới
=> góp phần thúc đẩy sự gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
● Chức năng của thị trường:
- Thực hiện giá trị hàng hóa;
- Thông tin cho người SX và tiêu dùng;
-Kích thích sx và tiêu dùng
● Cơ chế thị trường: là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính tự điều chỉnh các
cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan.
- Dấu hiệu: Giá cả hình thành thông qua thỏa thuận giữa người mua và người bán trên thị trường
- Vai trò: là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng nguồn lực hiệu quả.
9. Phân tích bản chất lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị hàng hóa. Liên hệ thực tiễn

● Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Vì thế bản chất chất lượng giá trị hàng hóa chính là thời gian lao động xã hội cần thiết
thiết để tạo ra hàng hóa - là thời gian đòi hỏi để sản xuất Ít ra một giá trị sử dụng nào đó
trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình cường độ lao động trung bình.
Kết cấu của lượng giá trị: W= kết tinh trong máy móc, thiết bị (khấu hao), nguyên
liệu đầu vào + Lao động hao phí của người lao động trực tiếp làm việc.
W= lao động quá khứ + lao động sống.
● Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
- năng suất lao động là là năng lực sản xuất của người lao động được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao
phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
+ Năng suất lao động tăng lên sẽ sẽ làm cho lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống.
+ Năng suất lao động bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như trình độ khéo léo trung
bình của người lao động, mức độ phát triển khoa học và trình độ áp dụng
khoa học và quy trình công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất,
quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên
- Cường độ lao động Là mức độ tiêu hao sức lao động trên một đơn vị thời gian.
+ vì thế cường độ lao động tăng thì mức độ tiêu hao sức lao động tăng.
+ Tăng cường độ lao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên, tổng giá trị
hàng hóa gặp lại tăng lên tuy nhiên lượng thời gian lao động xã hội cần thiết không thay đổi.
+ Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe thể chất, tâm lý
trình độ tay nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động...
- Tính phức tạp của lao động. người ta chia lao động thành căn cứ theo mức độ
phức tạp của lao động:
+ Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi của quá trình đào tạo một
cách hệ thống chuyên sâu về chuyên môn kỹ năng nghiệp vụ cũng có thể thao tác được
+ Lao động phức tạp là những hoạt động lao động Yêu cầu phải trải qua một
quá trình đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định.
+ Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau lao động phức tạp tạo
ra nhiều giá trị hơn so với lao động đơn giản.
10. Phân tích vai trò của các chủ thể tham gia thị trường. Liên hệ thực tiễn
- Người sản xuất: sản xuất ra hàng hóa, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ ra thị trường
nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng hiện tại của xã hội và tạo ra và phục vụ
những nhu cầu của xã hội trong tương lai.
Ví dụ: Tập đoàn Vingroup xây dựng và phân phối các căn hộ chung cư phục vụ nhu cầu nhà ở của người dân. - Người mua:
+ Người tiêu dùng có thể lấp đầy khoảng trống trên thị trường và xác định các
sản phẩm cần thiết và các sản phẩm đã lỗi thời bằng các quyết định mua, sử dụng
hay không mua và sử dụng các sản phẩm được đưa ra trên thị trường. Từ đó người
tiêu dùng ảnh hưởng đến sự phát triển, định hướng phát triển của người sản xuất,
quyết định lợi nhuận của người sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất.
+ Nhu cầu của người tiêu dùng đa dạng, luôn luôn thay đổi vì thế kích thích sản
xuất, yêu cầu người sản xuất phải luôn luôn sáng tạo, tạo ra những sản phẩm mới và hoàn
thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm lên từng ngày.
+ Người tiêu dùng trả tiền để mua sản phẩm, họ quan tâm tới giá cả của các loại
hàng hóa và giới hạn ngân sách dành cho các loại hàng hóa khác nhau. Do đó ảnh hưởng
tới cách người sản xuất sản xuất ra hàng hóa, định giá sản phẩm.
+ Người tiêu dùng quyết định cách thức mua sản phẩm (mua online, mua trực
tiếp). Tạo ra những hướng phát triển mới cho nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế trở nên đa dạng hơn.
=> Người tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, thúc đẩy sự phát triển
của kinh tế, thúc đẩy sự năng động, sáng tạo của nền kinh tế. - Chủ thể trung gian
+ Làm tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
+ Làm tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng , làm cho sản xuất và tiêu dùng
trở nên ăn khớp với nhau
+ Góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá và từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Mang lại hiệu quả lớn cho các thương nhân trong quá trình tổ chức mạng lưới
phân phối, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ ở trong nước cũng như ở ngoài nước
Vd: người môi giới cổ phiếu có thể khuyên nhà đầu tư nên mua hoặc không nên mua
loại cổ phiếu nào đồng thời họ biết rõ địa điểm, cách thức và thời gian mua hoặc bán cổ
phiếu có lợi nhất cho nhà đầu tư. Mặt khác, người môi giới có thể tư vấn cho nhà đầu tư
những tài liệu cần được sử dụng, cách thức chuyển giao cổ phiếu từ người này sang người khác.
-Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
+ Là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế thị trường.
+ Quản lý, phân bố nguồn lực phù hợp cơ chế thị trường.
+ Định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng.
+ Nhà nước sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, cơ chế, chính sách
để định hướng, điều tiết nền kinh tế.
Vd: Nhà nước triển khai chính sách hỗ trợ Covid-19 nhằm giúp đỡ người lao động và
người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19 nhằm đảm bảo mối quan hệ
cung và cầu trên thị trường tránh việc cầu giảm, hàng hóa ế thừa gây tỉ suất lợi nhuận
giảm, tháo lui đầu tư gây khủng hoảng kinh tế.
11. Phân tích nội dung yêu cầu và tác dụng của quy luật giá trị trong nền kinh tế
thị trường. Liên hệ thực tiễn.
*Nội dung yêu cầu của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường:
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở
đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
- Yêu cầu của quy luật giá trị:
+ Thứ nhất, theo quy luật này, sản xuất hàng hóa được thực hiện theo hao phí lao
động xã hội cần thiết, nghĩa là cần tiết kiệm lao động (cả lao động quá khứ và lao động
sống) nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa.
+ Thứ hai, trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm
bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (tất nhiên chi phí đó phải dựa trên cơ sở thời
gian lao động xã hội cần thiết, chứ không phải bất kỳ chi phí cá biệt nào) và đảm bảo có
lãi để tái sản xuất mở rộng.
- Sự tác động, hay biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị được thể hiện thông
qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu
hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị.
Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh
tranh, cung - cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả
hàng hoá trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự
vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó hình là cơ chế
hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật
giá trị phát huy tác dụng.
*Tác dụng của quy luật giá trị:
- Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Điều tiết sản xuất tức là điều
hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác lộng
này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới
tác động của quy luật cung - cầu.
Tuy nhiên nền kinh tế luôn luôn vận động, do đó quan hệ giá cả và cung cầu cũng
thường xuyên biến động liên tục. Như vậy, sự tác động trên của quy luật giá trị đã dẫn
đến sự di chuyển sức lao động và tư liệu sản xuất giữa các ngành sản xuất khác nhau.
Đây là vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị.
- Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao
động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
(Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế
độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản
xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau, người sản xuất
nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có
lợi sẽ thu được lãi cao. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí
lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế trong cạnh tranh, và
tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho
bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ
thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự
cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã
hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ).
- Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá
thành người giàu, người nghèo. Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết
quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị
kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết,
nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản
xuất kinh doanh. Ngược lại những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi,
hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.
12. Tại sao nói quy luật cạnh tranh, cung cầu, lưu thông tiền tệ đều có những tác
động mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường.
Trong quy luật cạnh tranh cung cầu như thông tiền tệ đều có những tác động mạnh mẽ
trong nền kinh tế thị trường bởi vì bởi vì thông qua những quy luật này ta hiểu được cách
thức vận động của nền kinh tế thị trường, nếu không có những quy luật này nền kinh tế
thị trường không vận hành được. ● Quy luật cạnh tranh:
- Cạnh tranh là sự ganh đua nhằm giành ưu thế để thu được lợi ích tối đa .
- Quy luật cạnh tranh là quy luật điều tiết mối quan hệ ganh đua kinh tế thế. - Tác động:
+ Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất ít
+ Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường
+ Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực.
+ Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội.
=>Nền kinh tế thị trường không ngừng được hoàn thiện phát triển, trở nên năng động sáng tạo hơn
- Tác động tiêu cực của cạnh tranh:
+ cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh.
+ cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn nhân lực xã hội.
+ cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi của xã hội/.
● Quy luật cung cầu: Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường, là quy luật
điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường:
- Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị, nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả
lớn hơn giá trị, nếu cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị.
- Có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm thay đổi
cơ cấu và quy mô của thị trường, ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa.
- Ở đâu có thị trường thì ở đó quy luật cung cầu Tồn tại và hoạt động cách khách
quan. các chủ thể để tham gia thị trường Nếu nhận thức được quy luật cung cầu
khi có thể vận dụng chúng để làm những việc có lợi cho mình
● Lưu thông tiền tệ: là cơ sở xác định lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông tránh
lạm phát và thiểu phát. 4. Tình huống
1. Có quan điểm cho rằng Việt Nam không nên phát triển kinh tế thị trường, vì
kinh tế thị trường đối lập với bản chất xã hội chủ nghĩa. Bạn giải thích như thế nào về vấn đề này?
- Kinh tế thị trường là thành quả quan trọng của sự phát triển lâu dài trong nền văn
minh của toàn thể nhân loại từ khi nó xuất hiện chứ không phải là của riêng hoặc
là độc quyền của một hình thái kinh tế - xã hội nào. Kinh tế thị trường là một hình
thức, phương pháp vận hành nền kinh tế.
- Hơn nữa, Việt Nam không áp dụng nguyên si kinh tế thị trường ở các nước Châu
Âu hay Mỹ vào nền kinh tế của Việt Nam. Nền kinh tế thị trường của Việt Nam là
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các quy luật kinh tế thị
trường vẫn được áp dụng nhưng nhà nước can thiệp mạnh hơn vào thị trường, thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp
để khắc phục những khuyết tật của thị trường để tạo ra môi trường kinh tế tốt nhất
cho các chủ thể kinh tế phát huy khả năng.
- Lịch sử cũng đã chứng minh, mô hình kinh tế thị trường phù hợp hơn với hoàn
cảnh xã hội Việt Nam. Từ khi lập nước đến nay, ta đã áp dụng 2 mô hình: Mô hình
kế hoạch hóa tập trung và mô hình kinh tế thị trường. Mô hình kinh tế hóa tập
trung đã phát huy được tác dụng trong thời chiến tranh tuy nhiên đến thời bình thì
nó không còn phù hợp, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Vì thế mà nhà nước đã
lựa chọn mô hình phát triển kinh tế thị trường, và đưa đất nước phát triển không
ngừng trong hơn 30 năm quá. Và hiện tại Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, nghĩa là còn một quá trình phát triển rất dài và không ngừng
hoàn thiện vì thế mà mô hình kinh tế thị trường là điều tất yếu để thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế nói riêng và đất nước nói chung.
2. Trong cuộc tranh luận giữa A và B: A cho rằng không nên phát triển kinh tế
hàng hóa; B cho rằng kinh tế hàng hóa là một tất yếu ở Việt Nam. Bạn ủng hộ ai, tại sao?
Em ủng hộ ý kiến của B. Vì:
Lịch sử cũng đã chứng minh, mô hình kinh tế thị trường phù hợp hơn với hoàn cảnh xã
hội Việt Nam. Từ khi lập nước đến nay, ta đã áp dụng 2 mô hình: Mô hình kế hoạch hóa
tập trung và mô hình kinh tế thị trường. Mô hình kinh tế hóa tập trung đã phát huy được
tác dụng trong thời chiến tranh, nó tập trung được tối đa nguồn lực kinh tế, tạo sự thống
nhất trong tư tưởng, ý chí để tập trung chiến đấu sản xuất, tuy nhiên đến thời bình thì nó
không còn phù hợp, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Sau chiến tranh nền kinh tế Việt
Nam đã kiệt quệ, mô hình kinh tế hóa tập trung có nhiều hạn chế về quan liêu, triệt tiêu
sáng tạo, cạnh tranh nên không thể vực dậy được nền kinh tế đang kiệt quệ và sẽ kìm hãm
khả năng phát triển của nền kinh tế trong tương lai.Vì thế mà nhà nước đã lựa chọn mô
hình phát triển kinh tế thị trường, và đưa đất nước phát triển không ngừng trong hơn 30
năm quá. Và hiện tại Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nghĩa
là còn một quá trình phát triển rất dài và không ngừng hoàn thiện vì thế mà mô hình kinh
tế thị trường là điều tất yếu để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và đất nước nói chung.
3. Một sào đất trồng lúa, 6 tháng thu được 300kg tương ứng 1.800.000đ. Một
sào đất trồng sâm, 6 tháng thu được 50kg sâm Ngọc Linh, tương ứng 360.000.000.
Giả định mọi điều kiện và chi phí để sản xuất trên 2 thửa ruộng là giống hệt nhau.
Có quan điểm cho rằng giá trị của sâm gấp 200 lần giá trị của thóc. Bạn cho biết ý kiến về quan điểm này?
Quan điểm này là quan điểm sai. Bởi giá trị là hao phí lao động xã hội được kết tinh
trong hàng hóa. Nếu lao động xã hội được kết tinh trong sâm và thóc bằng nhau thì chúng
có giá trị bằng nhau. Ở đây thì hao phí lao động xã hội trong sâm và thóc đều bằng nhau
và bằng 6 tháng nên sâm và thóc có giá trị bằng nhau. Nói “ giá trị của sâm gấp 200 lần
giá trị của thóc là sai” mà phải nói là “giá cả của sâm gấp 200 lần giá cả của thóc”
4. Có quan điểm cho rằng đất đai không phải hàng hóa. Ý kiến của bạn về vấn đề này?
Đất đai là hàng hóa. Vì nó đảm bảo được các thuộc tính của hàng hóa.
- Giá trị của đất đai được hình thành do lao động khai khẩn, phục hóa mà có.
- Giá trị sử dụng của đất đai: có thể dùng để trồng cấy, để ở,để xây dựng các công
trình, và có thể đem ra mua bán trao đổi quyền sử dụng đất
- Việt Nam thì việc mua bán đất đai được coi là việc mua bán quyền sử dụng đất đai.
5. Có hai dòng quan điểm: 1 ủng hộ lưu hành rộng rãi tiền điện tử; quan điểm
khác cấm lưu hành tiền điện tử. Bàn luận ủng hộ điểm nào? Tại sao?
Hai luận điểm trên đều có điểm đúng và điểm sai. Tiền ảo có những ưu điểm như là dễ
dàng giao dịch, tạo ra sự thuận lợi nhanh chóng trong người dùng trong việc sử dụng,
Người dùng có thể để quản lý được dễ dàng và an toàn hơn. Tuy nhiên thì thì tiền nào
cũng có những hệ lụy nó có thể gây ra lạm phát, tội phạm về tiền. Khi mà nhà nước có
thể kiểm soát phát được các hoạt động sự tiền ảo thì việc lưu hành rộng rãi là là điều nên
làm. Tuy nhiên khi mà chưa thể kiểm soát được tiền ảo thì không nên lưu hành rộng rãi vì
nó có nguy cơ gây ra lạm phát.
6. Có quan điểm cho rằng: người tiêu dùng không có vai trò gì trong phát triển
kinh tế. Ý kiến của bạn như thế nào trong vấn đề này?
-Quan điểm trên là sai. Người tiêu dùng có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế, bởi:
+ Người tiêu dùng có thể lấp đầy khoảng trống trên thị trường và xác định các sản
phẩm cần thiết và các sản phẩm đã lỗi thời bằng các quyết định mua, sử dụng hay không
mua và sử dụng các sản phẩm được đưa ra trên thị trường. Từ đó người tiêu dùng ảnh
hưởng đến sự phát triển, định hướng phát triển của người sản xuất, quyết định lợi nhuận
của người sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất.
+ Nhu cầu của người tiêu dùng đa dạng, luôn luôn thay đổi vì thế kích thích sản
xuất, yêu cầu người sản xuất phải luôn luôn sáng tạo, tạo ra những sản phẩm mới và hoàn
thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm lên từng ngày.
+ Người tiêu dùng trả tiền để mua sản phẩm, họ quan tâm tới giá cả của các loại
hàng hóa và giới hạn ngân sách dành cho các loại hàng hóa khác nhau. Do đó ảnh hưởng
tới cách người sản xuất sản xuất ra hàng hóa, định giá sản phẩm.
+ Người tiêu dùng quyết định cách thức mua sản phẩm (mua online, mua trực
tiếp). Tạo ra những hướng phát triển mới cho nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế trở nên đa dạng hơn.
=> Người tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, thúc đẩy sự phát triển
của kinh tế, thúc đẩy sự năng động, sáng tạo của nền kinh tế.
7. Có quan điểm cho rằng: quy luật giá trị chỉ có tác dụng trong điều kiện nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa, là quy luật riêng của chủ nghĩa tư bản. Ý kiến của bạn
như thế nào với quan điểm này?
Quy luật giá trị chị là một quy luật của nền kinh tế thị trường và nó phát huy trong tất cả
các nền kinh tế thị trường, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chỉ là một cách áp dụng kinh tế thị trường.