-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập chuyên cần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Chính sách và Phát triển
Bài tập chuyên cần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (HCP) 34 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Bài tập chuyên cần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Chính sách và Phát triển
Bài tập chuyên cần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (HCP) 34 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
Họ và tên: Đăng Thị Thu Uyên Mã sinh viên: 7133402060 Lớp: TC13A
Khoa: Tài chính – Ngân hàng
BÀI TẬP CHUYÊN CẦN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I. Câu hỏi tự luận
Câu 1: Anh (chị) hãy làm rõ chức năng của khoa học Lịch sử Đảng
- Chức năng của khoa học Lịch sử Đảng:
+ Chức năng dự báo và phê phán
Nhận thức diễn biến đã diễn ra trong quá khứ để hiểu rõ hiện tại và dự
báo tương lai của sự phát triển
Nâng cao năng lực dự báo, tăng cường sự lãnh đạo, sức chiến đấu, tự
phê bình và phê bình, phê phán các quan điểm sai lầm, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng đạo đức và lối sống trong nội bộ của Đảng. + Chức năng giáo dục
Giáo dục sâu sắc tinh thần yêu nước, ý thức, niềm tự hào, tự tôn, ý chí
tự lực, tự cường dân tộc nhất là giai đoạn Đảng CSVN ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Giáo dục lý tưởng cách mạng với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao nhận thức tư tưởng lý luận, con
đường phát triển của cách mạng và dân tộc Việt Nam.
Giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng...góp phần giáo dục đạo đức
cách mạng, nhân cách, lối sống cao đẹp của Đảng ta. + Chức năng nhận thức:
Nhận thức đầy đủ, có hệ thống những tri thức lịch sử lãnh đạo, đấu
tranh, cầm quyền của Đảng.
Nhận thức rõ về Đảng với tư cách một Đảng chính trị - tổ chức lãnh đạo
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.
Nâng cao nhận thức về thời đại mới của dân tộc – thời đại Hồ Chí Minh,
góp phần bồi đắp nhận thức lý luận từ thực tiễn Việt Nam.
Nâng cao nhận thức về giác ngộ chính trị
Nhận thức rõ những vấn đề lớn của đất nước, dân tộc gắn với thời đại và thế giới
Nhận thức các quy luật của CMGPDT, xây dựng và BVTQ, quy luật đi lên CNXH ở Việt Nam.
Câu 2: Kể tên các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX. Ý nghĩa của các phong trào đó.
Các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: -
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến:
+ Phong trào Cần Vương (1885-1896):
Có các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-
1892), khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887), khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896).
+ Phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913): -
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản:
+ Phong trào yêu nước theo xu hướng bạo động do Phan Bội Châu lãnh đạo (1867-1940)
+ Phong trào yêu nước theo xu hướng cải cách do Phan Châu Trinh đề xướng (1872-1926)
+ Phong trào yêu nước của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng
Có cuộc khởi nghĩa Yên Bái ( 2/1930)
Ý nghĩa của các phong trào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: -
Là cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác- Lênin,
quan điểm cách mạng Hồ Chí Minh. Đồng thời, phong trào yêu nước
trở thành một trong ba nhân tổ (nguồn gốc) dẫn đến sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam. -
Sự thất bại của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư
tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư bản đã bế tắc, nhường chỗ cho khunh hướng vô sản.
Câu 3: Anh (chị) hãy làm rõ những biến đổi của xã hội Việt Nam dưới
sự thống trị của thực dân Pháp?
Những biến đổi của xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp: -
Chính sách thống trị của thực dân Pháp làm phân hóa các giai cấp địa
chủ và nông dân, còn làm xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: + Giai cấp nông dân:
Bị phong kiến và tư bản bóc lột nặng nề
Bị bần cùng hóa bởi chính sách chiếm đoạt của thực dân Pháp,
bởi nạn sưu cao, thuế nặng,….
+ Giai cấp địa chủ phong kiến:
Câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp và làm tay sai đắc lực cho
chúng trong việc ra sức bóc lột, đàn áp nông dân
Một số trở thành lãnh đạo phong trào nông dân chống thực dân
Pháp và chống triều đình phong kiến bán nước + Giai cấp tư sản:
Tư sản mại bản: có lợi ích gắn liền với tư bản Pháp,
Tư sản dân tộc: có mâu thuẫn với tư sản Pháp và triểu đình phong kiến. + Giai cấp công nhân
Có những đặc điểm riêng sau: ra đời trước giai cấp tư sản dân
tộc, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, bị 3 tầng áp
bức là đế quốc, phong kiến và tư sản
Tuy lực lượng công nhân còn ít nhưng là giai cấp vươn lên tiếp
nhận tư tưởng tiên tiến của thời đại, là giai cấp có năng lưch lãnh đạo cách mạng
+ Tầng lớp tiểu tư sản:
Gồm nhiều tầng lớp khác nhau: thợ thủ công, tiểu thương, tiểu
chủ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên,…
Bị đế quốc, tư bản chèn ép, khinh miệt do vậy có tinh thần dân
tộc, yêu nước và rất nhạy cảm về chính trị và thời cuộc. - Mâu thuẫn:
+ Từ nông dân- địa chủ sang toàn dân tộc- thực dân Pháp. - Nhiệm vụ cách mạng:
+ Từ đánh đổ phong kiến sang đánh đổ thực dân. - Tính chất xã hội:
+ Từ thuần phong kiến sang thuộc địa và phong kiến.
Câu 4: Kể tên các tổ chức cộng sản Đảng ra đời ở Việt Nam cuối năm
1929. Sự xuất hiện của các tổ chức này dẫn đến hạn chế gì và yêu
cầu đặt ra để khắc phục những hạn chế đó. -
Các tổ chức cộng sản Đảng ra đời ở Việt Nam cuối năm 1929:
+ Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929)
+ An Nam Cộng sản Đảng (11/1929)
+ Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1/1930) -
Sự xuất hiện của các tổ chức cùng một thời điểm ra đời và hoạt động
biệt lập với nhau nên vô hình chung đã gây ra tình trạng chia rẽ lớn đối
với phong trào cách mạng Việt Nam thời điểm bấy giờ, do đó đặt ra yêu
cầu quan trọng là cần hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một chính
đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 5: Nêu nội dung cơ bản nhất của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng -
Nội dung cơ bản nhất của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:
+ Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là
“ chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản”.
+ Nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể, chủ yếu trước mắt của cách mạng trên
các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội:
Về chính trị: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến;
Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập; Dựng ra Chính phủ
công nông binh; Tổ chức quân đội công nông”
Về kinh tế: “ Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thâu hết sản nghiệp
lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc
chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý;
thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho
dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công
nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ”.
Về xã hội:“Dân chúng được tự do tổ chức; Nam nữ bình quyền; Phổ
thông giáo dục theo công nông hoá”
+ Về lực lượng cách mạng: Đảng xác định lực lượng cách mạng phải
đoàn kết công nhân, nông dân - đây là lực lượng cơ bản của cách
mạng, trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo; đồng thời
chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu
nước khác để tập trung chống đế quốc và tay sai.
+ Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc: Cương lĩnh
khẳng định phải bằng con đường bạo lực cách mạng chứ không thể là
con đường cải lương thỏa hiệp, “không khi nào nhượng một chút lợi
ích gì của công nông mà đi vào đường thoả hiệp”.
+ Về quan hệ với cách mạng thế giới: Cách mạng Việt Nam phải liên lạc
mật thiết và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, “trong
khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng thời
tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản
giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp”.
+ Về vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai
cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho
giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”.
Câu 6: Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược cách mạng của Đảng trong giai đoạn 1939-1941?
Đảng đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như thế nào? Mâu thuẫn
chủ yếu ở nước ta giai đoạn này là mâu thuẫn nào? -
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
cách mạng của Đảng trong giai đoạn 1939-1941:
+ Tình hình thế giới: ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan,chiến tranh
thế giới lần thứ hai bùng nổ. Chiến tranh đã nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới.
+ Ngày 22/6/1940, Pháp hoàn toàn đầu hàng phát xít Đức.Chính phủ
Pháp thi hành chính sách đàn áp lực lượng dânchủ ở trong nước và
phong trào cách mạng ở thuộc địa.
+ Tại Đông Dương: Pháp thi hành chính sách phát xít hoánhằm vơ vét
của cải và sức người phục vụ chiến tranhkhiến tất cả nhân dân lao
động trong các giai cấp và tầnglớp đều cực khổ và vô cùng căm phẫn
chế độ thực dân, phong kiến.
+ Ngày 22/9/1940 Nhật tấn công Đông Dương => Pháp đầu hàng Nhật -
Chủ trương chiến lược mới của Đảng:
+ Đảng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng trước tiên của cách mạng Đông Dương:
Một là đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giảiphóng dân tộc lên hàng đầu.
Hai là, chủ trương đoàn kết rộng rãi lực lượng toàn dân tộc.
Ba là, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ
trung tâm của Đảng và nhân dân trong giai đoạn hiện tại.
Bốn là, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông
Dương nhằm phát huy cao độ tinhthần độc lập, tự cường của mỗi dân tộc.
Năm là coi trọng nhiệm vụ xây dựng Đảng, chủ trương gấp rút đào
tạo cán bộ, tăng cường thành phần vô sản trong Đảng.
+ Tích cực chuẩn bị lực lượng mọi mặt:
Về xây dựng lực lượng chính trị quần chúng
Xây dựng căn cứ địa cách mạng
Xây dựng lực lượng vũ trang
Mặt trận tư tưởng- văn hóa
Câu 7: Nêu những nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương lần thứ tám tháng 5/1941 -
Những nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương lần thứ tám tháng 5/1941:
+ Thứ nhất, hết sức nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được
giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp – Nhật
+ Thứ hai, khẳng định dứt khoát chủ trương phải thay đổi chiến lược đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
+ Thứ ba, chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng
nước ở Đông Dương, thi hành chính sách dân tộc tự quyết; sau khi
đánh đuổi Pháp – Nhật, các dân tộc trên cõi Đông Dương sẽ tổ chức
thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng tành lập một quốc gia tùy ý.
+ Thứ tư, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, không phân biệt thợ
thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu
nước thương nòi đều có thể cùng nhau tham gia vào mặt trận Việt
Minh cứu nước, giành độc lập tự do cho dân tộc.
+ Thứ năm, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập
nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, một
hình thức nhà nước của chung cả toàn thể dân tộc.
+ Thứ sáu, Hội nghị xác định khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm
của Đảng và nhân dân để khi thời cơ đến, với lực lượng sẵn có, ta có
thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương
tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
Câu 8: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Đảng quyết định phát động
Cao trào kháng Nhật, cứu nước? Cao trào này được thể hiện trong Chỉ
thị nào (nêu thời gian ra đời, tên của chỉ thị)? Chỉ thị đó xác định kẻ
thù trước mắt của dân tộc ta là gì? -
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Đảng quyết định phát động Cao trào kháng Nhật, cứu nước:
+ Cuối năm 1944, chủ nghĩa phát xít đang bị đẩy lùi ở Châu âu.
+ Ở Châu Á, Nhật đang bị thất bại.
+ Pháp nhân cơ hội Nhật đang trên đà thất bại đã ngóc đầu dậy giành
lại địa vị thống trị cũ ở Đông Dương khi quân Đồng minh vào đánh Nhật.
+ Đêm 9/3/1945, Nhật nổ súng lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông Dương.
Quân Pháp chống cự yếu ớt sau vài giờ rồi nhanh chóng đầu hàng Nhật. -
Cao trào thể hiện trong chỉ thị Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của
chúng ta ( trong hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng từ 9/3 đến 12/3/1945) -
Xác định kẻ thù cụ thể trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông
Dương sau cuộc đảo chính là phát xít Nhật
Câu 9: Tại sao nói, Cách mạng Tháng Tám là một cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc điển hình? -
Cách mạng Tháng Tám là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình vì:
+ Khẳng định đường lối đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng.
+ Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Cách mạng tháng Tám thành
công là kết quả tổng hợp liên tục của các phong trào trong 15 năm
sau ngày thành lập Đảng.
+ Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã phá tan hai xiềng xích nô lệ của
thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm và Phát xít Nhật, đồng thời nó lật
nhào chế độ phong kiến tồn tại ngót ngàn năm.
+ Thắng lợi của cách mạng tháng Tám tạo ra một cuộc biến đổi cực kỳ
to lớn trong lịch sử dân tộc: đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa
phong kiến trở thành một nước độc lập; nhân dân từ nô lệ trở thành
người làm chủ đất nước; Đảng trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước.
+ Cách mạng tháng Tám thắng lợi đánh dấu một bước nhảy vọt trong
tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Một kỷ nguyên mới của
dân tộc được mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Câu 10: Nêu bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. -
Bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945:
+ Một là, về chỉ đạo chiến lược: Phải nắm vững ngọn cờ độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, giải quyết đúng đắn mối quan hệ độc lập
dân tộc, dân chủ, chống đế quốc và phong kiến. Đặt nhiệm vụ
GPDT lên hàng đầu, nhiệm vụ cách mạng ruộng đất gác lại, thực
hiện từng bước thích hợp.
+ Hai là, về xây dựng lực lượng: Phải xây dựng mặt trận dân tộc
thốngnhất tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên
nền tảng vững chắc của khối liên minh công nông, đấu tranh vì độc lập, tự do.
+ Ba là, về phương pháp cách mạng: Phải kiên quyết sử dụng bạo
lực cách mạng để giành chính quyền, đồng thời triệt để lợi dụng
mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tranh thủ những phần tử trung
lập, lưng chừng, tập trung mọi lực lượng chống kẻ thù nguy hiểm
nhất, kịp thời nắm thời cơ, chủ động sáng tạo trong sử dụng các
hình thức, phương pháp thích hợp khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Bốn là, về xây dựng Đảng: phải xây dựng Đảng vững mạnh, đủ
sức lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh giành chính quyền.
Câu 11: Trình bày những mặt thống nhất và khác biệt cơ bản giữa
Luận cương chính trị tháng 10/1930 và Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng Cộng sản Việt Nam? -
Những mặt thống nhất của cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị:
+ Vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin đề ra đường lối cách mạng vô sản.
+ Xác định tính chất của cách mạng trong giai đoạn trước. Chủ trương
làm tư sản dân quyền cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
Tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản.
+ Xác định nhiệm vụ là chống đế quốc và chống phong kiến. Hai nhiệm
vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau.
+ Xác định lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân, thông qua chính đảng tiên phong.
+ Khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít. Có quan
hệ mật thiết, gắn bó với cách mạng thế giới. - Điểm khác nhau: Nội dung Cương lĩnh chính trị Luận cương chính trị Người soạn thảo Nguyễn Ái Quốc Trần Phú Đảng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Đảng Cộng sản Đông Nam Dương Phạm vi cách mạng Việt Nam Đông Dương
Nội dung cách mạng Làm tư sản dân Cách mạng tư sản
quyền cách mạng và dân quyền, phát thổ địa cách mạng triển bỏ qua thời kì
để đi tới xã hội cộng tư bản chủ nghĩa, sản tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa
Tiến trình cách mạng Đánh đổ Pháp rồi Lật đổ phong kiến và mơi đánh đổ phong tay sai, sau đó mới kiến, tay sai đánh đuổi giặc Pháp Mâu thuẫn chủ yếu Mâu thuẫn dân tộc Mâu thuẫn giai cấp, phong kiến Nhiệm vụ chủ yếu Chống đế quốc và Chống phong kiến tay sai, giành độc giành ruộng đất cho lập dân tộc dân cày
Lực lượng cách mạng Chủ yếu là công Giai cấp công nhân, nhân, nông dân, tri nông dân thức; lôi kéo lợi dụng phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản. II. Trắc nghiệm 1. C 11. B 21. C 31. C 41. C 51. A 2. D 12. A 22. A 32. B 42. B 52. C 3. D 13. B 23. A 33. C 43. A 53. B 4. D 14. A 24. B 34. A 44. B 54. B 5. D 15. D 25. A 35. B 45. B 55. B 6. C 16. A 26. B 36. B 46. C 56. B 7. D 17. C 27. D 37. C 47. A 57. C 8. D 18. D 28. D 38. C 48. C 9. B 19. B 29. B 39. C 49. B 10. A 20. B 30. D 40. D 50. B