-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi thi hết học phần môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Chính sách và Phát triển
Câu hỏi thi hết học phần môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (HCP) 34 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Câu hỏi thi hết học phần môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Chính sách và Phát triển
Câu hỏi thi hết học phần môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (HCP) 34 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
HỌC VIỆN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRIỂN BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI HẾT HỌC PHẦN LSĐCSVN
[Hệ Đại trà – 02 Tín chỉ]
PHẦN II: CÂU HỎI TỰ LUẬN
A. Loại câu hỏi: 1,5 điểm (Mức độ trung bình) – 9 câu
Câu 1. Anh (chị) hãy làm rõ những biến đổi của xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Đặc Trước khi bị TDP thống Sau khi bị TDP thống trị điểm trị Tính chất Xã hội phong kiến
Xã hội nửa thuộc địa nửa xã hội phong kiến Kết cấu Nông dân, địa chủ Nông dân, địa chủ giai cấp
Công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản Mâu
Nông dân >< Địa chủ
Toàn thể nhân dân >< TDP, pk thuẫn xã
phản động (vs TDP là chủ hội yếu) Nhiệm
Đánh đổ pk => Dành lại
Đánh đổ ĐQ và pk phản động vụ hàng ruộng đất.
=> Giải phóng dân tộc (Đặt đầu lên hàng đầu).
Câu 2. Kể tên các tổ chức cộng sản Đảng ra đời ở Việt Nam cuối năm 1929. Sự xuất hiện
của các tổ chức này dẫn đến hạn chế gì và yêu cầu đặt ra để khắc phục những hạn chế đó? -
Đông Dương Cộng sản Đảng - An Nam Cộng sản Đảng -
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
Mặc dù đều giương cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến nhưng sự ra đời 3 tổ chức
cộng sản ở 3 miền đều tự nhận là đảng cách mạng chân chính và kêu gọi Quốc tế Cộng sản
thừa nhận tổ chức của mình. => Không tránh khỏi phân tán về lực lượng và sự thiếu thống
nhất về mặt tổ chức trên cả nước.
Yêu cầu cấp thiết cần thành lập 1 chính đảng cách mạng có đủ khả năng tập hợp lực lượng
toàn dân tộc và đảm nhiệm vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Câu 3: Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách
mạng của Đảng trong giai đoạn 1939-1941? Đảng đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như
thế nào? Mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta giai đoạn này là mâu thuẫn nào? -
Trực tiếp: 9/1940, Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng => Nhật cấu kết với Pháp thống trị, bóc lột. -
Hội nghị trung ương VIII tháng 5 năm 1941, do Bác trực tiếp chủ trì hội nghị.
Chuyển hướng: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu (thay cho đòi quyền dân chủ). -
Mâu thuẫn chủ yếu: toàn thể dân tộc - thực dân Pháp và phát xít Nhật.
Câu 4: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Đảng quyết định phát động Cao trào kháng Nhật, cứu
nước? Cao trào này được thể hiện trong Chỉ thị nào (nêu thời gian ra đời, tên của chỉ thị)?
Chỉ thị đó xác định kẻ thù trước mắt của dân tộc ta là gì?
• Nguyên nhân trực tiếp: Mâu thuẫn Nhật – Pháp ngày càng gay gắt. -
Ngày 9/3/1945, Nhật nổ súng đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương.
Pháp chống cự yếu ớt và nhanh chóng đầu hàng quân Nhật. -
Sau khi đảo chính thành công Nhật thi hành 1 loạt chính sách nhằm cùng cố quyền thống trị.
• Trước cao trào đó, ngày 12/3/1945 Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật,
Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" xác định kẻ thù cụ thể, trước mắt và duy nhất
của nhân dân Đông Dương sau cuộc đảo chính là phát xít Nhật.
Câu 5: Tại sao nói, Cách mạng Tháng Tám là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình? -
Cuộc CM tập trung hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu của CM là giải phóng dân tộc, giải
quyết được mâu thuẫn cơ bản của XHVN giữa toàn thể dân tộc với đế quốc xâm lược và tay sai. -
Lực lượng CM bao gồm toàn dân tộc, đoàn kết chặt chẽ. -
Thành lập chính quyền nhà nước “của chung toàn dân tộc”, do dân làm chủ, do dân là chủ.
CMT8 còn mang đậm tính nhân văn, hoàn thành 1 bước cơ bản sự nghiệp giải phóng con
người VN khỏi mọi sự áp bức về mặt dân tộc, giai cấp và tinh thần.
Câu 6: Tại sao Đảng ta nhận định: vận mệnh dân tộc Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám
năm 1945 như “ngàn cân treo sợi tóc”? Đảng ta đã đề ra Chỉ thị gì để giải quyết khó khăn
trong giai đoạn này. Trong Chỉ thị, đã nêu ra những biện pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn là gì?
a. “Ngàn cân treo sợi tóc” - Trên thế giới:
• Phe đế quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng âm mưu mới “chia lại hệ thống thuộc địa thế giới”, ra
sức tấn công, đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
• Các nước lớn, không có nước nào ủng hộ lập trường độc lập và công nhận địa vị pháp lý của Nhà nước VNDCCH.
• VN nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, bị bao vây cách biệt hoàn toàn vs TG bên ngoài. - Trong nước:
• Hệ thống chính quyền cách mạng mới đc thiết lập, còn rất non trẻ, thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt.
• Hậu quả của chế độ cũ để lại hết sức nặng nề: 1 nền kinh tế xơ xác, nghèo nàn, ngân khố
kiệt quệ, nhiều thủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội.
• Đối mặt với 3 loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
+ Giặt đói: hơn 2tr đồng bào chết đói.
+ Giặc dốt: hơn 95% đồng bào không biết chữ.
+ Giặc ngoại xâm: TDP âm mưu xâm lược lần 2 với sự hỗ trợ của Quân đội Anh ; hơn 20
vạn quân Tưởng tràn vào biên giới phía Bắc với hỗ trợ của Mỹ và bọn tay sai phản quốc ;
hơn 6 vạn quân Nhật chưa được giải giáp.
b. Đảng ta đã đề ra Chỉ thị gì để giải quyết khó khăn trong giai đoạn này:
25/11/1945, Ban Chấp hành TW Đảng ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”: -
Những biện pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn:
+ Nội chính: xúc tiến bầu cử QH để đi đến thành lập Chính phủ chính thức, lập ra Hiến pháp.
+ Quân sự: động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến và chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
+ Ngoại giao: thêm bạn bớt thù ; Tàu Tưởng: nêu chủ trương “Hoa-Việt thân thiện” ; Pháp:
“Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”.
+ Tuyên truyền: hết sức kêu gọi đoàn kết chống TDP xâm lược, đặc biệt là âm mưu chống
phá của bọn tay sai phản quốc.
+ Kinh tế: khuyến nông, khuyến khích tư nhân đầu tư, mở hợp tác xã, lập ngân hàng quốc gia…
+ Cứu tế: lập quỹ gạo, kho gạo cứu tế, “hũ gạo cứu đói” ; khuyến khích trồng trọt, tăng gia sx… + Văn :
hóa tổ chức “bình dân học vụ”, mở các trường đại học và trung học, cải cách việc học…
Câu 7: Đại hội lần thứ III (tháng 9/1960) Đảng ta xác định vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể
của chiến lược cách mạng mỗi miền là gì? -
Đặc điểm CM của nước ta sau 7/1954:
+ Hiệp định Giơnevo về Đông Dương: công nhận chủ quyền độc lập, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
+ Ở miền Nam: Mỹ đá Pháp => Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân
sự, tiền đề tấn công miền Bắc => Ngăn chặn sự phát triển của CNXH xuống miền Nam và Đông Nam châu Á.
+ Đất nước bị chia cắt thành 2 miền: miền Bắc giải phóng, đi lên xây dựng thời kì quá độ
CNXH & miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Yêu cầu Đảng ta phải có đường lối CM phù hợp. -
Đại hội lần thứ III (9/1960) xác định:
+ Miền Bắc: Cách mạng XHCN, có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả
nước, hậu thuẫn cho cách mạng MN.
Vai trò quyết định nhất đối vs sự phát triển của toàn bộ cách mạng VN và đối vs sự
nghiệp thống nhất nước nhà.
+ Miền Nam: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Vai trò quyết định trực tiếp đối vs sự nghiệp giải phóng MN khỏi ách thống trị của đế
quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Câu 8: Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất (từ ngày 24/6 – 3/7/1976)
đã đặt tên nước, Quốc kỳ, Thủ đô, Quốc ca, Quốc huy như thế nào?
• Quyết định đặt tên nước: nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
• Quốc kỳ: cờ đỏ sao vàng 5 cánh • Thủ đô: Hà Nội
• Quốc ca: bài Tiến quân ca
• Quốc huy: cờ đỏ sao vàng mang dòng chữ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 9: Anh chị hiểu thế nào là đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế? Việc Việt Nam
mở rộng đa dạng hóa, đa phương hóa có ý nghĩa gì?
• Đa dạng hóa là làm cho hoạt động đối ngoại trở nên đa dạng hơn, quan hệ trên nhiều mặt,
nhiều phương diện, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật.
• Đa phương hóa là hình thức ngoại giao nhiều thành phần, giữa nhiều quốc gia cùng thỏa
thuận và hợp tác mở rộng mối quan hệ, nhằm mục đích giải quyết những vấn đề chung như
chiến tranh, hoà bình, hợp tác và đấu tranh để cùng tồn tại và phát triển... • Tác dụng: -
Vai trò rất quan trọng nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi, thân thiện và mở rộng để
đẩy mạnh kinh tế xã hội, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc. -
Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công nghiệp đổi mới để phát triển kinh tế, xã hội,
nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao địa vị quốc gia trên chính trường quốc tế. -
Kết hợp nội lực và ngoại lực để tạo ra nguồn lực tổng hợp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện
đại hóa, đất nước công bằng, dân chủ, văn minh. -
Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập
dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội.
B. Loại câu hỏi 2,5 điểm (Mức độ khó) – 9 câu
Câu 1: Trình bày những mặt thống nhất và khác biệt cơ bản giữa Luận cương chính trị
tháng 10/1930 và Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2/1930 của Đảng Cộng sản Việt Nam? Cương lĩnh chính trị T2
Luận cương chính trị T10 Giốn
+ Phương hướng chiến lược: tính chất của CMVN là CM tư sản dân g
chủ dân quyền và thổ địa CM.
+ Lực lượng CM chủ yếu: CN và ND. Khác
+ Lực lượng: CN & ND cùng các g/c.
+ Lực lượng: CN & nông dân.
+ Chiến lược liên minh g/c:
+ Chiến lược liên minh g/c: hẹp rộng.
+ Mâu thuẫn chủ yếu: dân tộc
+ Mâu thuẫn chủ yếu: g/c.
+ Nhiệm vụ: đánh đổ ĐQ, giải phóng dt + Nhiệm vụ: đánh đổ PK => ĐQ, giải => PK. phóng dt..
+ Lãnh đạo: ĐCS Đông Dương. + Lãnh đạo: ĐCSVN.
+ Phương pháp CM: bạo lực vũ trang
+ Phương pháp CM: bạo động giành chính quyền.
có tổ chức khi có thời cơ.
Câu 2: Theo Anh (chị), tại sao Đảng và Nhà nước Việt Nam ưu tiên thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn? Để phát triển nông nghiệp, nông dân nông thôn
theo hướng bền vững cần làm gì? -
Đảng và Nhà nước VN ưu tiên thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn vì:
+ Quá trình CNH, HĐH là quá trình thu hẹp khu vực nông nghiệp, mở rộng khu vực công nghiệp,
dịch vụ và đô thị. Mà nền kinh tế nước ta khi đó nông nghiệp chiếm chủ yếu và 70% dân số sống ở
khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa và hải đảo.
+ Nông nghiệp là vùng cung cấp lương thực, thực phẩm, nguồn nhân lực dồi dào cho các khu vực khác.
+ ĐCSVN luôn khẳng định tầm quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông dân,
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập. -
Biện pháp để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững:
+ Xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa lớn, phát triển chất lượng
sản phẩm, nâng cao giá trị, đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Chú trọng xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới, đầu tư về cơ sở hạ tầng, giao
thông vận tải, kết nối với các khu vực đô thị.
+ Đẩy mạnh cơ cấu kinh tế về nông nghiệp sinh thái toàn diện nông lâm ngư nghiệp theo hướng hiện đại.
+ Phát huy vai trò làm chủ của hộ nông dân, liên kết liên doanh với các doanh nghiệp,
thuận lợi cho mối quan hệ cung cấp, chế biến và tiêu thụ.
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra những thách thức trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông
thôn ở Việt Nam hiện nay? Theo Anh (Chị), để phát triển nông nghiệp, nông dân nông thôn
theo hướng bền vững cần làm gì? Thách thức: -
Tư duy nông nghiệp còn hạn chế, sản phẩm nông nghiệp cạnh tranh thấp -
Kinh tế nông thôn phát triển không đồng đều, thiếu ổn định, bài toán “được mùa mất giá”... -
Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển -
Thu nhập, đời sống nông dân tuy đã cải thiện nhưng vẫn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. -
Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế. -
Thiếu mối liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học, các doanh nghiệp, ngân hàng… -
Yếu tố khách quan: dịch bệnh, khí hậu… Cần làm:
+ Xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa lớn, phát triển chất lượng
sản phẩm, nâng cao giá trị, đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Chú trọng xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới, đầu tư về cơ sở hạ tầng, giao
thông vận tải, kết nối với các khu vực đô thị.
+ Đẩy mạnh cơ cấu kinh tế về nông nghiệp sinh thái toàn diện nông lâm ngư nghiệp theo hướng hiện đại.
+ Phát huy vai trò làm chủ của hộ nông dân, liên kết liên doanh với các doanh nghiệp,
thuận lợi cho mối quan hệ cung cấp, chế biến và tiêu thụ.
Câu 4: Anh (chị) hãy chỉ ra 5 nguồn lực để phát triển đất nước? Tại sao Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định con người là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững đất
nước? Những đề xuất để phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá CNH, HĐH? -
5 nguồn lực để phát triển đất nước: vốn, khoa học công nghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị - quản
lý nhà nước và con người -
ĐCSVN khẳng định con người là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước vì:
Kế thừa chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng ta đã khẳng định: “Nguồn lực quý báu nhất, có vai trò
quyết định nhất là con người Việt Nam…”
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Đảng ta xác định 1 trong những yếu tố quyết định việc chúng ta
có tranh thủ tận dụng thành công những thuận lợi, cơ hội và vượt qua thách thức, khó khăn
hay không phụ thuộc đáng kể vào con người. Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Đảng ta khẳng định: “Xã hội ta là xã hội vì con người
và coi con người là vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế, xã hội”. Vì thế con người là
tiềm năng, trí tuệ, đạo đức xã hội, là yếu tố quyết định nhất trên con đường xây dựng XHCN.
Quan điểm đó được thể hiện qua chủ trương “Phát triển giáo dục và đào tạo” là động lực
quan trọng thúc đẩy CNH, HĐH đất nước ; là điều kiện để phát huy con người, là yếu tố cơ
bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững. -
Đề xuất phát triển nguồn nhân lực:
Tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, như Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm
trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ; chuyển
dịch cơ cấu lao động, phân bố lực lượng đồng đều.
Khuyến khích, tạo điều kiện, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp sử dụng lực lượng lao
động 1 cách có hiệu quả.
o Hình thành đội ngũ lao động lành nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh, gắn kết chặt chẽ giữa
sử dụng và đào tạo lao động.
Câu 5: Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam là cơ chế nào? Ưu điểm và hạn
chế của cơ chế đó? Những khuyến nghị để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? -
Cơ chế quản lý kte thời kỳ đổi mới: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Ưu điểm
+ Các thành phần kinh tế được chú trọng phát triển:
Kinh tế nhà nước: phát huy được vai trò chủ đạo, chủ trương cổ phần hóa các DNNN,
tránh sử dụng nhiều vốn từ NSNN…
Kinh tế tư nhân: đưa ra chính sách phù hợp, khuyến khích đầu tư tư nhân ở nhiều lĩnh
vực ngành nghề mà pháp luật cho phép, định hướng giúp các DN phát triển…
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: thúc đẩy các tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, ODA…
+ Môi trường kinh tế trong nước cũng như nước ngoài cởi mở: thúc đẩy hợp tác quốc tế thông
qua các hiệp định kinh tế, đa dạng ký kết với các tổ chức thương mại xuất nhập khẩu.
+ Từ nước kém phát triển trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, hình thành hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống.
+ Thể chế kinh tế, hệ thống quản lý nhà nước, hệ thống pháp luật ngày càng được xây dựng
hoàn thiện, tiến bộ, phù hợp. - Hạn chế:
+ Tăng trưởng kinh tế còn chậm
+ Năng suất lao động còn thấp so vs các nước trong khu vực, chất lượng lao động chưa cao.
+ Khả năng cạnh tranh các mặt hàng trên thị trường với các nước trong khu vực.
+ Phân bổ nguồn lực dàn trải, lãng phí, chưa hiệu quả.
+ Cạnh tranh không lành mạnh. Chạy theo lợi nhuận, quên mất trách nhiệm với cộng
đồng: trốn thuế, vi phạm đạo đức kinh doanh.
+ NN chưa kiểm soát tốt các mặt hàng thị trường => Ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. -
Những khuyến nghị: (cái gì hạn chế thì là giải pháp)
+ Cần đổi mới triệt đề tư duy, nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
+ Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế thông qua các công cụ kinh tế, pháp luật, hành chính
+ Nhà nước cần từ từ rút lui khỏi các hoạt động kinh doanh thương mại mà có thể được
thực hiện hiệu quả và hiệu suất bởi khu vực ngoài nhà nước.
+ Nhà nước cần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo tính định hướng
XHCN của việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường.
Câu 6. Hội nghị Trung ương 7 khóa XII (6-2016), Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra Nghị
quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường. Theo anh chị, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, chúng ta có nên đánh đổi
môi trường để phát triển kinh tế không? Vì sao? Cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, chúng ta không đánh đổi môi trường để phát triển
kinh tế vì Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố
bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát
triển kinh tế-xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát
triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát
triển kinh tế-xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chi chú trọng
phát triển kinh tế-xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu
tư cho phát triển bền vững. - Giải pháp:
• Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
• Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt
động bảo vệ môi trường
• Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường. Tạo sự chuyển biến cơ bản trong
đầu tư bảo vệ môi trường
• Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trường
• Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường
Câu 7. Đại hội XII (1-2016) Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra quan điểm về đối ngoại: “Chủ
động tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, lấy lợi ích quốc gia dân
tộc làm mục tiêu cao nhất, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Anh
chị hiểu thế nào là chủ động, tích cực hội nhập quốc tế? Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam
cần làm gì để nâng cao vị thế trên trường quốc tế
• Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là hoàn toàn chủ động quyết định đường lối, chính sách
hội nhập kinh tế quốc tế, không để rơi vào thế bị động; phân tích lựa chọn phương thức hội
nhập đúng, dự báo được những tình huống thuận lợi và khó khăn khi hội nhập kinh tế quốc
tế, không để rơi vào thế bị động.
• Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là khẩn trương chuẩn bị điều chỉnh, đổi mới bên trong,
từ phương thức lãnh đạo, quản lý đến hoạt động thực tiễn; từ trung ương đến địa phương,
doanh nghiệp; khẩn trương xây dựng lộ trình, kế hoạch, hoàn chinh hệ thống pháp luật; nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế; tích cực, nhong phải thận trọng, vững chắc. - Giải pháp:
• Đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương và hội nhập toàn cầu
• Chủ động mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước, coi trọng phát triển quan hệ có
chiều sâu với nhân dân các nước láng giềng và các nước có vị trí quan trọng trong chính
sách đối ngoại của ta; củng cố quan hệ với bạn bè truyền thống, tăng cường quan hệ với các
lực lượng yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên thế giới
• Mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học – công nghệ, bảo vệ môi
trường... Chủ động làm tốt công tác vận động các nguồn lực. Và nâng cao hiệu quả hợp tác
với các tổ chức quốc tế,và thông lệ quốc tế, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích của tổ chức
và lợi ích quốc gia, dân tộc.
• Chủ động và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, làm cho bạn
bè quốc tế và nhân dân thế giới ngày càng hiểu đúng và đầy đủ hơn về đất nước và con
người Việt Nam, về đường lối, chính sách của Đảng,
• Phát huy vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, các phong trào nhân dân thế giới,
nhằm góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu vào cuộc đấu tranh chung vì
hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội, phù hợp với khả năng, điều kiện và lợi ích của nước ta.
Câu 8: Anh chị hãy chỉ ra những mặt tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối
với tài nguyên, môi trường. Những đề xuất của anh chị để thực hiện bảo vệ và phát triển môi
trường bền vững trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước? -
Những tác động tiêu cực:
+ Tình trạng nóng lên của trái đất (hiệu ứng nhà kính) ngày càng gia tăng
+ Báo động tốc độ băng tan, nhiệt độ tăng cao cũng khiến cho băng tan nhanh hơn.
+ Nạn chặt phá rừng làm cho đồi trọc núi lở. - Những đề xuất :
+ Phát triển công nghiệp xanh - giải pháp tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu: Các
ngành công nghiệp xanh sẽ giảm thiểu lượng chất thải phát thải, sử dụng năng lượng một
cách hiệu quả và triển khai sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo làm nguyên liệu
cũng như năng lượng đầu vào. Ngoài ra, các ngành công nghiệp xanh còn cung cấp hàng
hóa và dịch vụ môi trường, như quản lý chất thải, năng lượng tái tạo, v.v... theo cách có
thể dự đoán được để đảm bảo rằng môi trường làm việc, cộng đồng địa phương và thiên
nhiên nói chung được an toàn trước những rủi ro nguy hiểm về môi trường. Công nghiệp
Xanh là một cách tiếp cận toàn diện có tác động lan tỏa rộng rãi, bắt đầu và tập trung vào
công nghiệp, nhưng có liên quan đến tất cả mọi mặt của xã hội. Sáng tạo và đổi mới kỹ
thuật là động lực cho các ngành công nghiệp xanh của tương lai, sẽ là tác nhân xúc tiến
việc làm xanh, tăng trưởng trong tương lai, và phát triển bền vững hơn.
+ Phát triển ngành công nghiệp môi trường - bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa
+ Hiện nay tại Việt Nam, ngành công nghiệp môi trường có thể nói còn khá mới mẻ và
đang tìm hướng phát triển phù hợp.
+ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng khung khổ pháp lý phù hợp cho các
hoạt động bảo vệ môi trường. Các quy định về đánh giá tác động môi trường, kế hoạch xử lý
triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng… ngày càng rõ và cụ thể hơn.
+ Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật kèm theo các chế tài hành chính, hình sự và các
biện pháp bổ sung khác cũng ngày càng được quan tâm hoan. Cơ chế ký quỹ phục hồi môi trường,
cơ chế bồi thường thiệt hại cũng dần hình thành và đi vào thực hiện.
Câu 9: Tại sao Đảng ta xác định: “Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa”. Theo anh (chị), để phát triển khoa học và công nghệ cần làm gì? -
Quan điểm này của Đảng đưa ra nhằm khẳng định vai trò của KHCN, là động lực, là yếu tố thúc đẩy vì:
+ Trong sự nghiệp CNH, HĐH thì KHCN đang chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng vì
nước ta đi lên XHCN từ 1 nền kinh tế sản xuất nhỏ lẻ, lao động thủ công là phổ biển.
+ Để có thể trở thành 1 nền kinh tế công nghiệp, cần phải tiến hành CNH, HĐH ở nước
ta, vì vậy việc áp dụng KHCN để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật là vô cùng
cần thiết, là bước đệm để nước ta thành công đi lên xây dựng thời kỳ quá độ XHCN tiên tiến.
+ Ngoài ra, KHCN còn là yếu tố quyết định chống lại nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với
các nước trong khu vực và trên thế giới. -
Ứng dụng KHCN trong sxkd, giúp cho nền kte thúc đẩy hơn:
+ Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng lao động.
+ Giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
+ Tăng tính cạnh tranh trên thị trường: sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp.
+ Xây dựng năng lực công nghệ quốc gia. -
Để phát triển khoa học – công nghệ cần:
+ Rà soát, tháo gỡ các khó khăn trong việc về thị trường KHCN.
+ Đưa ra các đường lối, chính sách phù hợp.
+ Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp và viện nghiên cứu.
+ Khuyến khích đầu tư, phát triển, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ tri thức có đủ năng lực,
sáng tạo để ptrien KHCN và ứng dụng KHCN vào sx.
+ Khuyến khích mở rộng thị trường nhập khẩu các công nghệ lõi…