Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 10

Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 10 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài.  Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Bài tp cui tun môn Tiếng Vit lp 3 Tun 10 - KNTT
Đề 1
I. Luyện đc din cm
Nơi ấy ai cũng quen
Ngay t thi tm bé
Khi tay bà, tay m
Còn dắt vòng đi men.
Nơi b m ngày đêm
c nào qua cũng vi
Nơi bn bè chy ti
Thường lúc nào cũng vui.
Nơi ấy đã đưa tôi
Bui đầu tiên đến lp
Nay con đường xa tp
Vẫn đang ch tôi đi.
Nơi ấy ngôi sao khuya
Soi vào trong gic ng
Ngn đèn khuya ng mẹ
ng mt vng trên sân.
(Ngưỡng cửa, Vũ Quần Phương)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. “Nơi ấy” trong bài thơ ch i gì?
A. Ngưỡng ca
B. Ca s
C. Ban công
Câu 2. “Nơi ấy” đã chứng kiến điu gì trong cuc sng ca bn nh?
A. Tập đi
B. Đến trường
C. C 2 đáp án trên
Câu 3. “Nơi ấy” đã giúp bn nh cm nhận được điu gì?
A. Tình yêu thương, s chăm sóc của những người thân yêu
B. Nim vui khi có bn
C. C 2 đáp án trên
Câu 4. Ni dung chính của bài thơ là gì?
A. Tình cm ca bn nh đối với gia đình, bn bè
B. K nim ca bn nh lần đầu được v quê chơi
C. K nim ca bn nh gn bó vi ngưỡng ca
III. Luyn tp
Câu 1. Viết chính t:
n quà đc bit
(Trích)
Hai ch em hi hp nhìn b. B ngc nhiên m quà, đọc chăm chú. Ri b i
giòn giã:
- Ngc nhiên chưa? Hai ch em tng b. n tiết l mt b nấu ăn kng ngon
na.
Ch nhìn em. Em nhìn ch. C hai nhìn tm thiệp. Thôi, quên a ng “Nấu ăn
không ngon rồi”. Mt ch m rớm. Nhưng b đã choàng tay ôm hai ch em vào
lòng:
- Cảm ơn hai con. Đây món quà đc bit nht b đưc nhận đấy. B mun thêm
mt ý na là: B rt yêu các con.
nh, sao c hai ch em đều quên. Ba b con cười vang c nhà.
Câu 2. Xác định câu cm thán, câu cu khiến:
a. Cháu hãy ly giúp bà cc nước!
b. Bn Hùng mi khe làm sao!
c. Chiếc xe của Hà đp quá!
d. Cu giúp t làm vic này nhé!
Câu 3. (*) Cho đoạn văn dưới đây:
Tiếng trng dn lên, gp t, gic giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn đng
như cây trồng gia si. n Quắm Đen tđang loay hoay, gò lưng li, không sao
ni chân ông lên. Cái chân tựa nbng ct st ch không phải chân người
na.
a. Tìm t láy trong đoạn văn.
b. Lit kê các danh t riêng.
c. Câu “Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã” là câu gì?
d. Tìm một câu văn sử dng bin pháp tu t so sánh.
Câu 4. Viết 3 - 4 câu t một đ vt có trong nhà hoc lp.
(*): Bài tpng cao
Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. “Nơi ấy” trong bài thơ ch i gì?
A. Ngưỡng ca
Câu 2. “Nơi ấy” đã chứng kiến điu gì trong cuc sng ca bn nh?
C. C 2 đáp án trên
Câu 3. “Nơi ấy” đã giúp bn nh cm nhận được điu gì?
C. C 2 đáp án trên
Câu 4. Ni dung chính của bài thơ là gì?
C. K nim ca bn nh gn bó vi ngưỡng ca
III. Luyn tp
Câu 1. Hc sinh t viết.
Câu 2. Xác định câu cm thán, câu cu khiến:
a. Câu cu khiến
b. Câu cm thán
c. Câu cm thán
d. Câu cu khiến
Câu 3. (*) Cho đoạn văn dưới đây:
Tiếng trng dn lên, gp t, gic giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn đng
như cây trồng gia si. n Quắm Đen tđang loay hoay, gò lưng li, không sao
ni chân ông lên. Cái chân tựa nbng ct st ch không phải chân người
na.
a. T láy: gic giã, loay hoay
b. Danh t riêng: Cản Ngũ, Qum Đen
c. Câu “Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã” câu k.
d. Câu văn s dng bin pháp tu t so sánh: Cái chân tựa như bng ct st ch
không phải là chân người na.
Câu 4.
Gi ý:
Gia đình của em mt chiếc t lnh ca hãng LG. nh ch nht. ch
thước rt ln knng. Khong ba, bốn người mới khiêng được chiếc t. Chiu
dài ca t khoảng chín mươi xăng-ti-mét. n chiu rng khoảng sáu mươi xăng-ti-
mét. Chiếc t gm các b phn chính v t lnh, cánh ca t, ngăn làm đá, ngăn
mát. Lp v t lạnh được m t nhiu cht liu, vi màu sc khác nhau. Bên trong
t được chia làm các ngăn khác nhau. Chiếc t chy bằng điện. T lnh giúp bo
qun thức ăn luôn tươi ngon. T lnh là một đ ng hu ích.
Đề 2
I. Luyện đc din cm
Bữa ăn thưng ngi đu ni, lấy đũa cả đánh tơi cơm ra ri xi. xi cho
bát cơm trên, sau mi xi cho c nhà cho tôi. Khi ăn, bao gi cũng ăn sau.
a hè bà bo là phi qut mt ct cho mát, mùa rét thì bà bo bà phi ngh mt
cho đỡ mt ri mới ăn. Bà ăn rất ít, thường thì ch hai lưng, một lưng cơm, mt
miếng cháy. Trong lúc ăn, hay đ ý đến i, nếu tôi v thích ăn món gì thì bà
lại ít ăn món y. khi ch cn chan mt ít nước dưa hoặc ăn với mt vài qu
pháo là xong ba.
Hàng ngày ch tôi và bà i là gn nhau và hay chuyn trò vi nhau nhiu nht.
Tôi đi hc mt bui, v li quanh qun nht rau, ly mui giúp bà, xâu kim cho bà
vá qun áo. Khi ngi khâu, bà hay k cho tôi nghe bao nhiêu là truyn: Truyn Kiu,
truyn Nh Độ Mai… nhng truyn vần, bà thưng thuc t đầu đến cui.
tôi vẫn thường hay nói vi tôi: “Bà sống được ngày nào hay ngày ấy. Người già
như ngn đèn trưc gió, không biết tắt lúc nào”…
(Bà tôi, Xuân Qunh)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Khi ăn cơm, bà thưng ngi đâu?
A. ngi phía trong
B. ngi đu ni
C. ngi gia
Câu 2. Vì sao bà xới cho bà bát cơm trên, sau mi xi cho c nhà và cháu?
A. Vì bát cơm trên thưng cứng, m sau s mm dẻo hơn
B. Vì bà mun ăn trước cho xong nhanh đ đi làm vic khác
C. Bà xới ra trước đ nguội cơm bà mới ăn
Câu 3. Nhng chi tiết nào cho thấy bà ăn ít và ăn rất đơn giản?
A. Bà ch ăn một lưng cơm, mt miếng cháy
B. Bà chan một ít nước dưa hoc ăn vi mt vài qu cà pháo là xong ba
C. C 2 đáp án trên
Câu 4. Nội dung đoạn 2 cho em biết điều gì?
A. Bn nh rất chăm chỉ làm vic nhà
B. Bà thuc rt nhiều thơ vn
C. Bn nh rất yêu thương bà và luôn qun quýt bên
Câu 5. Câu “Trong lúc ăn, hay đ ý đến i, nếu tôi có v thích ăn món thì bà
lại ít ăn món ấy.” cho ta thấy điều gì?
III. Luyn tp
Câu 1. Điền iêu/ươu vào ch chm và thêm du thanh (nếu có) đ to t:
a. liêu x
b. ốc b
c. con h…
d. k.... ngo
e. h… tho
g. cái s…
Câu 2. Xếp các t in đậm trong đoạn văn sau vào nm thích hp:
Sut những năm thơ ấu, tôi thường ng cnh bà. i còn nh bà nm rt ít ch,
khi ch nm nghiêng sut đêm bên l cái phn hp, n i tvùng vy,
xoay x gn hết c phn. Khi ấy i cũng không hiu do bà tôi nh hay
quen nm hẹp như vậy.
- T ng ch hoạt đng:
- T ng ch đặc điểm:
Đặt 2 câu vi hai t trên.
Câu 3. Khoanh vào ch cái đặt trước câu khiến:
a. Bà ơi, sao bà ăn ít thế ?
b. Bà ơi, bà ăn thêm cơm na đi!
c. Bà nấu ăn ngon quá!
d. Con hãy giúp m nht rau!
e. Cậu đng làm n trong lúc cô ging bài!
g. Bc tranh thật đẹp!
h. Hoa mau đi hc không mun!
Câu 4. (*) S dng c t hãy, đng, ch, đi, thôi, nào, nđ đặt câu khiến trong
các tình hung dưới đây:
a. Mun các em nh trt t để xem phim
b. Mun b m cho v thăm q
c. Mun b mua cho cun truyn mình thích
(*): Bài tp nâng cao
Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Khi ăn cơm, bà thưng ngi đâu?
B. ngi đu nồi đ xi cơm
Câu 2. Vì sao bà xới cho bà bát cơm trên, sau mi xi cho c nhà và cháu?
A. Vì bát cơm trên thưng cứng, m sau s mm dẻo hơn
Câu 3. Nhng chi tiết nào cho thấy bà ăn ít và ăn rất đơn giản?
C. C 2 đáp án trên
Câu 4. Nội dung đoạn 2 cho em biết điều gì?
C. Bn nh rất yêu thương bà và luôn qun quýt bên
Câu 5. Câu “Trong lúc ăn, hay đ ý đến i, nếu tôi có v thích ăn món thì bà
lại ít ăn món ấy.” cho ta thấy điều gì?
Câu này cho ta thấy được bà rất quan tâm, chăm sóc, nhưng cho cháu những đồ ăn
mà cháu thích.
III. Luyn tp
Câu 1.
a. liêu xiêu
b. c bươu
c. con hươu
d. kiêu ngo
e. hiếu tho
g. cái siêu
Câu 2.
- T ng ch hoạt đng: ng; nm; vùng vy; xoay x
- T ng ch đặc điểm: nh; ít; nghiêng; hp; bé nh
Đặt câu:
Bé Hà nm chơi trên bãi cỏ.
Cây cầu đang có du hiu nghiêng sang bên phi.
Câu 3. Câu cu khiến: b, d, e, h
Câu 4. (*)
a. Các em trt t mt chút nào!
b. B m ơi sắp ti mình v quê nhé!
c. B mua cho con cun truyện kia đi!
| 1/14

Preview text:


i tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 - KNTT Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Nơi ấy ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé Khi tay bà, tay mẹ
Còn dắt vòng đi men.
Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội
Nơi bạn bè chạy tới
Thường lúc nào cũng vui.
Nơi ấy đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp
Vẫn đang chờ tôi đi.
Nơi ấy ngôi sao khuya
Soi vào trong giấc ngủ
Ngọn đèn khuya bóng mẹ
Sáng một vầng trên sân.
(Ngưỡng cửa, Vũ Quần Phương)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. “Nơi ấy” trong bài thơ chỉ cái gì? A. Ngưỡng cửa B. Cửa sổ C. Ban công
Câu 2. “Nơi ấy” đã chứng kiến điều gì trong cuộc sống của bạn nhỏ? A. Tập đi B. Đến trường C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. “Nơi ấy” đã giúp bạn nhỏ cảm nhận được điều gì?
A. Tình yêu thương, sự chăm sóc của những người thân yêu
B. Niềm vui khi có bạn bè C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Nội dung chính của bài thơ là gì?
A. Tình cảm của bạn nhỏ đối với gia đình, bạn bè
B. Kỉ niệm của bạn nhỏ lần đầu được về quê chơi
C. Kỉ niệm của bạn nhỏ gắn bó với ngưỡng cửa III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Món quà đặc biệt (Trích)
Hai chị em hồi hộp nhìn bố. Bố ngạc nhiên mở quà, đọc chăm chú. Rồi bố cười giòn giã:
- Ngạc nhiên chưa? Hai chị em tặng bố. Còn tiết lộ bí mật bố nấu ăn không ngon nữa.
Chị nhìn em. Em nhìn chị. Cả hai nhìn tấm thiệp. Thôi, quên xóa dòng “Nấu ăn
không ngon rồi”. Mắt chị rơm rớm. Nhưng bố đã choàng tay ôm hai chị em vào lòng:
- Cảm ơn hai con. Đây là món quà đặc biệt nhất bố được nhận đấy. Bố muốn thêm
một ý nữa là: Bố rất yêu các con.
Ừ nhỉ, sao cả hai chị em đều quên. Ba bố con cười vang cả nhà.
Câu 2. Xác định câu cảm thán, câu cầu khiến:
a. Cháu hãy lấy giúp bà cốc nước!
b. Bạn Hùng mới khỏe làm sao!
c. Chiếc xe của Hà đẹp quá!
d. Cậu giúp tớ làm việc này nhé!
Câu 3. (*) Cho đoạn văn dưới đây:
Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn đứng
như cây trồng giữa sới. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay, gò lưng lại, không sao
bê nổi chân ông lên. Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa.
a. Tìm từ láy trong đoạn văn.
b. Liệt kê các danh từ riêng.
c. Câu “Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã” là câu gì?
d. Tìm một câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Câu 4. Viết 3 - 4 câu tả một đồ vật có trong nhà hoặc ở lớp.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. “Nơi ấy” trong bài thơ chỉ cái gì? A. Ngưỡng cửa
Câu 2. “Nơi ấy” đã chứng kiến điều gì trong cuộc sống của bạn nhỏ? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. “Nơi ấy” đã giúp bạn nhỏ cảm nhận được điều gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Nội dung chính của bài thơ là gì?
C. Kỉ niệm của bạn nhỏ gắn bó với ngưỡng cửa III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Xác định câu cảm thán, câu cầu khiến: a. Câu cầu khiến b. Câu cảm thán c. Câu cảm thán d. Câu cầu khiến
Câu 3. (*) Cho đoạn văn dưới đây:
Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn đứng
như cây trồng giữa sới. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay, gò lưng lại, không sao
bê nổi chân ông lên. Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa.
a. Từ láy: giục giã, loay hoay
b. Danh từ riêng: Cản Ngũ, Quắm Đen
c. Câu “Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã” câu kể.
d. Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ
không phải là chân người nữa. Câu 4. Gợi ý:
Gia đình của em có một chiếc tủ lạnh của hãng LG. Nó có hình chữ nhật. Kích
thước rất lớn và khá nặng. Khoảng ba, bốn người mới khiêng được chiếc tủ. Chiều
dài của tủ khoảng chín mươi xăng-ti-mét. Còn chiều rộng khoảng sáu mươi xăng-ti-
mét. Chiếc tủ gồm các bộ phận chính là vỏ tủ lạnh, cánh cửa tủ, ngăn làm đá, ngăn
mát. Lớp vỏ tủ lạnh được làm từ nhiều chất liệu, với màu sắc khác nhau. Bên trong
tủ được chia làm các ngăn khác nhau. Chiếc tủ chạy bằng điện. Tủ lạnh giúp bảo
quản thức ăn luôn tươi ngon. Tủ lạnh là một đồ dùng hữu ích. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Bữa ăn bà thường ngồi đầu nồi, lấy đũa cả đánh tơi cơm ra rồi xới. Bà xới cho bà
bát cơm trên, sau mới xới cho cả nhà và cho tôi. Khi ăn, bao giờ bà cũng ăn sau.
Mùa hè bà bảo là phải quạt một chút cho mát, mùa rét thì bà bảo bà phải nghỉ một tí
cho đỡ mệt rồi bà mới ăn. Bà ăn rất ít, thường thì chỉ hai lưng, một lưng cơm, một
miếng cháy. Trong lúc ăn, bà hay để ý đến tôi, nếu tôi có vẻ thích ăn món gì thì bà
lại ít ăn món ấy. Có khi bà chỉ cần chan một ít nước dưa hoặc ăn với một vài quả cà pháo là xong bữa.
Hàng ngày chỉ có tôi và bà tôi là ở gần nhau và hay chuyện trò với nhau nhiều nhất.
Tôi đi học một buổi, về lại quanh quẩn nhặt rau, lấy muối giúp bà, xâu kim cho bà
vá quần áo. Khi ngồi khâu, bà hay kể cho tôi nghe bao nhiêu là truyện: Truyện Kiều,
truyện Nhị Độ Mai… những truyện vần, bà thường thuộc từ đầu đến cuối.
Bà tôi vẫn thường hay nói với tôi: “Bà sống được ngày nào hay ngày ấy. Người già
như ngọn đèn trước gió, không biết tắt lúc nào”… (Bà tôi, Xuân Quỳnh)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Khi ăn cơm, bà thường ngồi ở đâu? A. ngồi phía trong B. ngồi đầu nồi C. ngồi giữa
Câu 2. Vì sao bà xới cho bà bát cơm trên, sau mới xới cho cả nhà và cháu?
A. Vì bát cơm trên thường cứng, cơm sau sẽ mềm dẻo hơn
B. Vì bà muốn ăn trước cho xong nhanh để đi làm việc khác
C. Bà xới ra trước để nguội cơm bà mới ăn
Câu 3. Những chi tiết nào cho thấy bà ăn ít và ăn rất đơn giản?
A. Bà chỉ ăn một lưng cơm, một miếng cháy
B. Bà chan một ít nước dưa hoặc ăn với một vài quả cà pháo là xong bữa C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Nội dung đoạn 2 cho em biết điều gì?
A. Bạn nhỏ rất chăm chỉ làm việc nhà
B. Bà thuộc rất nhiều thơ vần
C. Bạn nhỏ rất yêu thương bà và luôn quấn quýt bên bà
Câu 5. Câu “Trong lúc ăn, bà hay để ý đến tôi, nếu tôi có vẻ thích ăn món gì thì bà
lại ít ăn món ấy.” cho ta thấy điều gì? III. Luyện tập
Câu 1. Điền iêu/ươu vào chỗ chấm và thêm dấu thanh (nếu có) để tạo từ: a. liêu x… b. ốc b… c. con h… d. k.... ngạo e. h… thảo g. cái s…
Câu 2. Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
Suốt những năm thơ ấu, tôi thường ngủ cạnh bà. Tôi còn nhớ là bà nằm rất ít chỗ,
có khi bà chỉ nằm nghiêng suốt đêm bên lề cái phản hẹp, còn tôi thì vùng vẫy,
xoay xở gần hết cả phản. Khi ấy tôi cũng không hiểu là do bà tôi bé nhỏ hay là bà quen nằm hẹp như vậy.
- Từ ngữ chỉ hoạt động:
- Từ ngữ chỉ đặc điểm:
Đặt 2 câu với hai từ ở trên.
Câu 3. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu khiến:
a. Bà ơi, sao bà ăn ít thế ạ?
b. Bà ơi, bà ăn thêm cơm nữa đi! c. Bà nấu ăn ngon quá!
d. Con hãy giúp mẹ nhặt rau!
e. Cậu đừng làm ồn trong lúc cô giảng bài! g. Bức tranh thật đẹp!
h. Hoa mau đi học không muộn!
Câu 4. (*) Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong
các tình huống dưới đây:
a. Muốn các em nhỏ trật tự để xem phim
b. Muốn bố mẹ cho về thăm quê
c. Muốn bố mua cho cuốn truyện mình thích
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Khi ăn cơm, bà thường ngồi ở đâu?
B. ngồi đầu nồi để xới cơm
Câu 2. Vì sao bà xới cho bà bát cơm trên, sau mới xới cho cả nhà và cháu?
A. Vì bát cơm trên thường cứng, cơm sau sẽ mềm dẻo hơn
Câu 3. Những chi tiết nào cho thấy bà ăn ít và ăn rất đơn giản? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Nội dung đoạn 2 cho em biết điều gì?
C. Bạn nhỏ rất yêu thương bà và luôn quấn quýt bên bà
Câu 5. Câu “Trong lúc ăn, bà hay để ý đến tôi, nếu tôi có vẻ thích ăn món gì thì bà
lại ít ăn món ấy.” cho ta thấy điều gì?
Câu này cho ta thấy được bà rất quan tâm, chăm sóc, nhường cho cháu những đồ ăn mà cháu thích. III. Luyện tập Câu 1. a. liêu xiêu b. ốc bươu c. con hươu d. kiêu ngạo e. hiếu thảo g. cái siêu Câu 2.
- Từ ngữ chỉ hoạt động: ngủ; nằm; vùng vẫy; xoay xở
- Từ ngữ chỉ đặc điểm: nhớ; ít; nghiêng; hẹp; bé nhỏ Đặt câu:
Bé Hà nằm chơi trên bãi cỏ.
Cây cầu đang có dấu hiệu nghiêng sang bên phải.
Câu 3. Câu cầu khiến: b, d, e, h Câu 4. (*)
a. Các em trật tự một chút nào!
b. Bố mẹ ơi sắp tới mình về quê nhé!
c. Bố mua cho con cuốn truyện kia đi!