-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 11
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 11 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT) 84 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 11
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 11 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT) 84 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 11 Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Thời gian vui nhất trong buổi tối của Thư và Hân là trước khi đi ngủ. Đã thành thói
quan, ba mẹ con sẽ đọc sách, rồi thủ thỉ chuyện trò. Những câu chuyện của ba mẹ
con thường nối vào nhau không dứt. Vì thế, sắp đến giờ ngủ, mẹ phải nói rành rọt
từng chữ: Năm phút nữa thôi nhé. Nhưng đôi khi chính mẹ nấn ná nghe chuyện của
con, làm năm phút cứ được cộng thêm mãi.
Ba mẹ con có nhiều điều để nói với nhau lắm. Hôm thì ba mẹ con bàn luận về các
nhân vật trong quyển sách vừa đọc. Hôm thì mẹ kể cho hai chị em về công việc
của mẹ. Có hôm, mẹ lại kể về ngày mẹ còn bé. Thỉnh thoảng, mẹ pha trò khiến hai
chị em cười như nắc nẻ.
Hai chị em cũng líu lo kể chuyện cho mẹ nghe. Em Hân bao giờ cũng tranh kể
trước. Em hay kể về các bạn ở lớp mẫu giáo, về những trò chơi em được cô dạy,
hay những món quà chiều mà em ăn rồi lại muốn ăn thêm nữa. Thư thì kể cho mẹ
nghe chuyện được cô giáo mời đọc bài văn trước cả lớp, về những bài toán thử trí
thông minh các bạn thường đố nhau trong giờ ra chơi…
Ba mẹ con rúc rích mãi không chán. Chỉ là đến giờ ngủ thì phải ngủ thôi. (Trò chuyện cùng mẹ)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Thời gian vui nhất trong buổi tối của Thư và Hân là khi nào?
A. Khi ăn cơm cùng bố mẹ
B. Khi nằm nghe bà kể chuyện C. Trước khi đi ngủ
Câu 2. Thư và Hân sẽ cùng mẹ làm việc gì? A. Đọc sách B. Thủ thỉ trò chuyện C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Mẹ đã kể cho Thư và Hân những chuyện gì? A. Công việc của mẹ B. Ngày mẹ còn bé C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Qua câu chuyện, em cảm nhận được điều gì?
A. Tình cảm mẹ con gắn bó, yêu thương
B. Tình cảm chị em thân thiết, vui vẻ
C. Tình cảm bạn bè trân trọng, gần gũi III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Khi cả nhà bé tí (Trích) Khi bà còn bé tí Bà có nghịch lắm không Dáng đi có hơi còng Chăm quét nhà dọn dẹp? Khi ông còn bé tí Có nghiêm như bây giờ, Có chau mặt chơi cờ Có uống trà buổi sáng? Câu 2. Nối: 1. Con vật
a. Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thủy, Trái Đất 2. Nghề nghiệp b. mèo, voi, hổ, cáo 3. Môn học
c. Tiếng Việt, Âm nhạc, Đạo đức, Lịch sử 4. Hành tinh
d. bác sĩ, giáo viên, luật sư, công nhân Đáp án:
Câu 3. (*) Gạch chân dưới sự vật được so sánh hoặc nhân hóa:
a. Đôi mắt của con mèo tròn như hai hòn bi ve.
b. Ngoài đồng, chú trâu đang chăm chỉ cày bừa.
c. Anh chổi rơm nằm im một góc.
d. Cô ấy xinh đẹp như một nàng tiên.
Câu 4. Viết đoạn văn tả ngôi nhà của em.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Thời gian vui nhất trong buổi tối của Thư và Hân là khi nào? C. Trước khi đi ngủ
Câu 2. Thư và Hân sẽ cùng mẹ làm việc gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Mẹ đã kể cho Thư và Hân những chuyện gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Qua câu chuyện, em cảm nhận được điều gì?
A. Tình cảm mẹ con gắn bó, yêu thương III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2. Nối: 1 - b 2 - d 3 - c 4 - a
Câu 3. (*) Gạch chân dưới sự vật được so sánh hoặc nhân hóa:
a. Đôi mắt của con mèo tròn như hai hòn bi ve. (so sánh)
b. Ngoài đồng, chú trâu đang chăm chỉ cày bừa. (nhân hóa)
c. Anh chổi rơm nằm im một góc. (nhân hóa)
d. Cô ấy xinh đẹp như một nàng tiên. (so sánh) Câu 4. Gợi ý:
Gia đình của em sống trong một ngôi nhà. Nó vừa được xây dựng một năm. Nhà
gồm có ba tầng. Diện tích khá rộng rãi. Tầng thứ nhất có phòng khách, phòng thờ
và phòng bếp. Tầng thứ hai có phòng ngủ của bố mẹ và chị Hồng. Tầng thứ ba là
một phòng ngủ của em và một nhà kho. Phía trước nhà có một khoảng sân. Bên
ngoài, nhà được sơn màu kem. Bên trong, các phòng được sơn màu khác nhau.
Phòng khách và phòng bếp được sơn màu vàng chanh. Còn các phòng ngủ được
màu theo sở thích của từng thành viên. Trong nhà có đầy đủ đồ dùng cần thiết. Em
rất yêu ngôi nhà của mình. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch
vụ bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn trăm ki-lô-mét. Vừa bước ra
khỏi ô tô, anh thấy một bé gái đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè. Anh đến gần hỏi cô bé
vì sao cô khóc. Cô bé nức nở:
- Cháu muốn mua tặng mẹ cháu một bông hồng. Nhưng cháu chỉ có 75 xu mà giá
một bông hồng những 2 đô la.
Người đàn ông mỉm cười nói:
- Đừng khóc nữa! Chú sẽ mua cho cháu một bông.
Người đàn ông chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng
mẹ qua dịch vụ. Xong, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn,
rồi chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ mới đắp. Cô
bé chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ mẹ.
Ngay sau đó, người đàn ông quay lại cửa hàng hoa. Anh hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và
mua một bó hồng thật đẹp. Anh lái xe một mạch về nhà để trao tận tay bà bó hoa. (Hoa tặng mẹ)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để làm gì?
A. Mua hoa về nhà tặng mẹ
B. Mua hoa gửi tặng mẹ mình qua dịch vụ bưu điện
C. Hỏi han cô bé đang khóc bên vỉa hè
Câu 2. Vì sao cô bé khóc?
A. Vì cô bé bị lạc mẹ
B. Vì mẹ cô bé không mua cho cô bé một bông hồng
C. Vì cô bé không đủ tiền mua một bông hồng tặng mẹ
Câu 3. Người đàn ông đã làm gì để giúp cô bé?
A. Mua cho cô một bông hồng để tặng mẹ
B. Chở cô bé về nhà để tặng hoa cho mẹ
C. Tặng cô bé một bó hoa
Câu 4. Việc làm nào của cô bé khiến người đàn ông quyết định không gửi hoa qua
dịch vụ bưu điện mà lái xe về nhà, trao tận tay mẹ bó hoa?
A. Ngồi khóc vì không đủ tiền mua hoa cho mẹ
B. Đi một quãng đường dài đến gặp mẹ để tặng hoa
C. Đặt một bông hoa lên ngôi mộ để tặng để tặng cho người mẹ đã mất III. Luyện tập
Câu 1. Viết từ chứa vần iu/ưu phù hợp với mỗi tranh:
Câu 2. Tìm 4 - 5 từ ngữ chỉ gộp những người họ hàng.
Câu 3. Tô màu vào ô chứa từ ngữ chỉ tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu:
Câu 4. (*) Viết đoạn văn tả ngôi nhà của em, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh (hoặc nhân hóa).
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để làm gì?
B. Mua hoa gửi tặng mẹ mình qua dịch vụ bưu điện
Câu 2. Vì sao cô bé khóc?
C. Vì cô bé không đủ tiền mua một bông hồng tặng mẹ
Câu 3. Người đàn ông đã làm gì để giúp cô bé?
A. Mua cho cô một bông hồng để tặng mẹ
Câu 4. Việc làm nào của cô bé khiến người đàn ông quyết định không gửi hoa qua
dịch vụ bưu điện mà lái xe về nhà, trao tận tay mẹ bó hoa?
C. Đặt một bông hoa lên ngôi mộ để tặng để tặng cho người mẹ đã mất III. Luyện tập
Câu 1. Viết từ chứa vần iu/ưu phù hợp với mỗi tranh:
Câu 2. Các từ ngữ: cô dì, chú bác, ông bà, anh chị, cậu mợ, chú thím,...
Câu 3. Tô vào các từ: quan tâm, chăm lo, che chở Câu 4. (*) Gợi ý:
Em rất yêu ngôi nhà của mình. Nó gồm có hai tầng. Phía trước nhà có một khu
vườn. Bên ngoài, nhà được sơn màu trắng sữa. Bên trong, các phòng được sơn theo
sở thích của từng thành viên. Riêng phòng khách và phòng bếp được sơn màu vàng
chanh. Tầng thứ nhất có phòng khách, phòng bếp và phòng ngủ của bố mẹ. Tầng
thứ hai gồm có phòng thờ, phòng ngủ của em và anh trai. Trong nhà có đầy đủ đồ
dùng cần thiết như máy giặt, tủ lạnh, vô tuyến. Ngôi nhà này đã lưu giữ biết bao kỉ niệm của gia đình em.
Nhân hóa: Ngôi nhà này đã lưu giữ biết bao kỉ niệm của gia đình em.