Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 12
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 12 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 12 Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Hè năm nay, Dương được đi du lịch ở Nha Trang cùng bố mẹ và ông ngoại.
Tháp Bà Pô-na-ga là địa điểm tham quan cuối cùng của đoàn. Ngôi đền vàng rực
trong khuôn viên xanh rợp bóng cây. Ông ngoại cứ đứng trầm ngâm trước những
bức vẽ chạm trổ tinh xảo. Bàn tay ông run run khi chạm vào các cột đá nhuốm màu
thời gian. Dương nhìn ông, lòng trào lên cảm xúc yêu thương khó tả.
Tiếng hướng dẫn viên du lịch giục đoàn rời điểm tham quan. Ông ngoại chần chừ
chưa muốn đi nên rớt lại phía sau. Dương rời đoàn, chạy đến nắm tay ông dắt đi.
Nó chợt thấy ông chậm chạp, ngơ ngác quá. Thường ngày, Dương luôn nghĩ ông
rất nhanh nhẹn. Ông đưa nó đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn. Ông hào hứng chơi trò cá ngựa cùng nó.
Từ trước đến nay, ông luôn là người dắt tay dẫn nó đi, là người bảo vệ nó. Đây là
lần đầu tiên Dương nhận ra ông không còn khỏe như trước. Mỗi một ngày trôi qua,
ông đang già đi, còn nó sẽ mạnh mẽ hơn. Dương choàng tay ông ôm, thủ thỉ:
- Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!
Dương nghĩ, từ bây giờ nó mới là người đưa tay cho ông nắm. (Để cháu nắm tay ông)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Hè năm nay, Dương được đi du lịch ở đâu? A. Nha Trang B. Đà Nẵng C. Sài Gòn
Câu 2. Dương được đi du lịch cùng với những ai? A. Bố mẹ, anh trai B. Bố mẹ, ông ngoại C. Bố mẹ, em gái
Câu 3. Chuyến đi du lịch khiến Dương thay đổi suy nghĩ về ông như thế nào?
A. Ông không còn khỏe như trước
B. Mỗi một ngày trôi qua, ông đang già đi, còn nó sẽ mạnh mẽ hơn C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Qua câu chuyện, em nhận ra điều gì?
A. Tấm lòng yêu thương, trân trọng của Dương dành cho ông ngoại
B. Tình yêu của Dương dành cho quê hương, đất nước
C. Khao khát được lớn thật nhanh của Dương để khám phá thế giới III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Tia nắng bé nhỏ (Trích)
Bà nội của Na đã già yếu. Bà đi lại rất khó khăn.
Ngôi nhà của Na nằm trên một ngọn đồi. Hắng ngày, nắng xuyên qua những tán lá
trong khu vườn trước nhà tạo thành những vệt sáng lóng lánh rất đẹp. Nhưng
phòng ngủ của tất cả mọi người trong gia đình lại ở phía không có nắng. Bà nội rất
thích nắng nhưng nắng không lọt vào phòng bà. Na chưa biết làm cách nào để đem nắng cho bà.
Câu 2. Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm và hành động trong đoạn thơ sau:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
(Đất nước, Nguyễn Đình Thi)
Câu 3. (*) Xếp các câu kể dưới đây vào nhóm thích hợp:
- Câu giới thiệu sự vật - Câu nêu hoạt động - Câu nêu đặc điểm
a. Tôi là học sinh lớp 3.
b. Chú gà trống thức dậy từ rất sớm.
c. Con đường làng phẳng lì.
d. Chú Hòa đang vẽ tranh trong phòng.
e. Đàn cò trắng bay lượn trên bầu trời.
g. Minh vừa tốt bụng lại thân thiện.
h. Dì của em là một ca sĩ.
Câu 4. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với người thân.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Hè năm nay, Dương được đi du lịch ở đâu? A. Nha Trang
Câu 2. Dương được đi du lịch cùng với những ai? B. Bố mẹ, ông ngoại
Câu 3. Chuyến đi du lịch khiến Dương thay đổi suy nghĩ về ông như thế nào? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Qua câu chuyện, em nhận ra điều gì?
A. Tấm lòng yêu thương, trân trọng của Dương dành cho ông ngoại III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm và hành động trong đoạn thơ sau:
⚫ Từ ngữ chỉ đặc điểm: mát, trong, xưa, mới, xa, lạnh, dài, xao xác,
⚫ Từ ngữ chỉ hành động: thổi, nhớ, ra, đi, ngoảnh, rơi
Câu 3. (*) Xếp các câu kể dưới đây vào nhóm thích hợp:
- Câu giới thiệu sự vật: a, h
- Câu nêu hoạt động: b, d, e
- Câu nêu đặc điểm: c, g Câu 4. Gợi ý:
Gia đình của em vừa có một thành viên mới. Em trai của em tên là Nguyễn Đức
Hoàng. Mọi người vẫn thường gọi bé là Mít. Thân hình của bé trông thật mập mạp
trông. Khuôn mặt tròn trịa với hai chiếc má phúng phính. Đôi bàn tay nhỏ xíu,
mũm mĩm. Đôi mắt to tròn, đen láy. Khi Mít nằm ngủ, khuôn mặt em nhìn trông
thật đáng yêu. Chiếc miệng nhỏ xinh màu hồng mím lại. Thỉnh thoảng, Mít lại
nhoẻn miệng cười. Đôi bàn chân nhỏ xíu chốc chốc lại đạp lên đạp xuống. Mỗi khi
đi học về, em lại chạy thật nhanh lên phòng để chơi với bé. Có lúc nhìn thấy Mít
nằm ngủ rất ngon. Em trai của em là một cậu bé thật đáng yêu. Em rất yêu quý Mít. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Một trận động đất lớn xảy ra. Chỉ trong vòng bốn phút, nó đã san bằng thành phố.
Giữa cơn hỗn loạn đó, một người cha chạy vội đến trường học của con. Ông bàng
hoàng, lặng đi vì ngôi trường chỉ còn là một đống đổ nát. Rồi ông nhớ lại lời hứa
với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.”. Ông cố nhớ lại vị
trí lớp học của con, chạy đến đó và ra sức đào bới. Mọi người kéo ông ra và an ủi:
− Muộn quá rồi! Bác không làm được gì nữa đâu!
Nhưng với ai, ông cũng chỉ có một câu hỏi: “Bác có giúp tôi không?”, rồi tiếp tục
đào bới. Nhiều người bắt đầu đào bới cùng ông.
Nhiều giờ trôi qua. Đến khi lật một mảng tường lớn lên, người cha bỗng nghe thấy
tiếng con trai. Mừng quá, ông gọi to tên cậu bé. Có tiếng đáp lại: “Cha ơi, con ở
đây!”. Mọi người cùng ào đến. Bức tường đổ đã tạo ra một khoảng trống nhỏ nên
bọn trẻ còn sống. Bọn trẻ được cứu thoát. Cậu con trai ôm chầm lấy cha:
− Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà!
(Cha sẽ luôn ở bên con, Thanh Giang dịch)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Chuyện gì xảy ra với ngôi trường của cậu con trai khi động đất?
A. Ngôi trường chỉ còn lại một phần nhỏ nguyên vẹn
B. Ngôi trường chỉ còn là một đống đổ nát
C. Ngôi trường đang có rất nhiều người đào bới
Câu 2. Vì sao người cha vẫn quyết tâm đào bới đống đổ nát khi mọi người cho rằng không còn hi vọng?
A. Vì ông nghe thấy tiếng gọi của cậu con trai từ phía dưới đống đổ nát
B. Vì ông nhớ được vị trí lớp học của con
C. Vì ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con”
Câu 3. Quyết tâm của người cha đã đem lại kết quả gì?
A. Ông đã tìm thấy, cứu thoát được con trai và các bạn
B. Ông đã tìm thấy con trai mình
C. Ông đã lật được mảng tưởng lớn lên
Câu 4. Viết lại câu nói cho thấy cậu con trai rất tin tưởng vào cha mình? III. Luyện tập
Câu 1. Điền s/x vào chỗ chấm:
a. Đường …á rộng rãi, phố …á đông đúc.
b. Triển vọng …áng …ủa, tương lai …án lạn.
c. Cố tránh cọ …át để giảm ma …át.
Câu 2. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong các từ dưới đây:
bàng hoàng, san lấp, đào bới, an ủi, trận động đất, lật mảng tường, ào đến, cứu thoát
Câu 3. Đặt câu nêu hoạt động với các từ: a. gào thét b. Nhớ
Câu 4. (*) Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với người thân, trong đó có một
câu kể nêu đặc điểm.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Chuyện gì xảy ra với ngôi trường của cậu con trai khi động đất?
B. Ngôi trường chỉ còn là một đống đổ nát
Câu 2. Vì sao người cha vẫn quyết tâm đào bới đống đổ nát khi mọi người cho rằng không còn hi vọng?
C. Vì ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con”
Câu 3. Quyết tâm của người cha đã đem lại kết quả gì?
A. Ông đã tìm thấy, cứu thoát được con trai và các bạn
Câu 4. Viết lại câu nói cho thấy cậu con trai rất tin tưởng vào cha mình?
Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà! III. Luyện tập Câu 1.
a. Đường xá rộng rãi, phố xá đông đúc.
b. Triển vọng sáng sủa, tương lai xán lạn.
c. Cố tránh cọ sát để giảm ma sát. Câu 2.
bàng hoàng, san lấp, đào bới, an ủi, trận động đất, lật mảng tường, ào đến, cứu thoát Câu 3.
a. Em bé gào thét gọi cha mẹ trong trận bão lũ.
b. Các bạn học sinh luôn nhớ lời thầy cô dặn đi vào bên phải đường. Câu 4. (*) Gợi ý:
Thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình là bé Ngân Khánh. Ở nhà, bé được gọi là
Đậu Tương. Năm nay, bé mới được một tuổi thôi. Thân hình nhỏ bé nhưng mập
mạp. Khuôn mặt trái xoan, với đôi má phúng phính. Làn da của bé trắng hồng,
mềm mại. Chân tay thì mũm mĩm. Khi Đậu Tương cười để lộ ra vài chiếc răng nhỏ.
Đôi môi chúm chín rất hay cười. Từ ngày có em gái, em cảm thấy rất vui vẻ. Mỗi
khi đi học về, em lại chạy thật nhanh lên phòng để chơi với bé. Thỉnh thoảng, em
còn bế Đậu Tương nữa. Em rất quý mến em gái của mình.
Câu kể nêu đặc điểm: Thân hình nhỏ bé nhưng mập mạp.