-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 13
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 13 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT) 84 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 13
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 13 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT) 84 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 13 Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên nhà tôi có một chú chó nhỏ. Buổi sáng hôm đó, tôi nghe
tiếng cào khẽ vào cửa phòng. Mở cửa ra, tôi nhìn thấy một chú chó con. Nó tuyệt
xinh: lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt. Nó rúc vào chân tôi,
nức lên những tiếng khe khẽ trong cổ, cái đuôi bé xíu ngoáy tít, hệt như một đứa trẻ làm nũng mẹ.
Tôi đặt tên nó là Cúp. Tôi chưa dạy Cúp những chuyện tài giỏi như làm xiếc.
Nhưng so với những chú chó bình thường khác, Cúp không thua kém gì. Cúp biết
chui vào gầm giường lấy trái banh, đem cho tôi chiếc khăn lau nhà, đưa hai chân
trước lên mỗi khi tôi chìa tay cho nó bắt. Cúp còn rất thích nghe tôi đọc truyện.
Mỗi khi tôi đọc cho Cúp nghe, nó nằm khoanh tròn trên lòng tôi. Lúc tôi đọc xong,
gấp sách lại, đã thấy cu cậu ngủ khò từ lúc nào.
Tôi và Cúp ngày ngày quấn quýt bên nhau. Mỗi khi tôi đi học về, Cúp chạy vọt ra,
chồm hai chân trước lên mừng rỡ. Tôi cúi xuống vỗ về Cúp. Nó âu yếm dụi cái
mõm ươn ướt, mềm mềm vào chân tôi. (Bạn nhỏ trong nhà)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Chú chó trong câu chuyện có đặc điểm như thế nào? A. lông trắng, khoang đen
B. đôi mắt tròn xoe và loáng ướt C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Bạn nhỏ đặt tên cho chú chó là gì? A. Cúp B. Mít C. Mỡ
Câu 3. Chú chó biết làm những công việc gì?
A. Chui vào gầm giường lấy trái banh, đem cho tôi chiếc khăn lau nhà
B. Đưa hai chân trước lên mỗi khi tôi chìa tay cho nó bắt, thích nghe đọc truyện C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Câu văn thể hiện sự gắn bó của bạn nhỏ với chú chó?
A. Mỗi khi tôi đọc cho Cúp nghe, nó nằm khoanh tròn trên lòng tôi.
B. Tôi và Cúp ngày ngày quấn quýt bên nhau.
C. Tôi cúi xuống vỗ về Cúp. III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Tôi yêu em tôi (Trích) Tôi yêu em tôi Nó cười rúc rích Mỗi khi tôi đùa Nó vui, nó thích. Mắt nó đen ngời Trong veo như nước Miệng nó tươi hồng Nói như khướu hót.
Câu 2. Xác định từ loại của các từ sau: a. tốt bụng b. nhà máy c. bay lượn d. dìu dắt e. vui vẻ g. hát hò
Câu 3. (*) Hoàn thành câu, có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: a. Chú mèo… b. Bầu trời… c. Cây ổi… d. Tiếng chim hót…
Câu 4. Viết đoạn văn tả một đồ vật em yêu thích.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Chú chó trong câu chuyện có đặc điểm như thế nào? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Bạn nhỏ đặt tên cho chú chó là gì? A. Cúp
Câu 3. Chú chó biết làm những công việc gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Câu văn thể hiện sự gắn bó của bạn nhỏ với chú chó?
B. Tôi và Cúp ngày ngày quấn quýt bên nhau. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết
Câu 2. Xác định từ loại của các từ sau: a. tốt bụng - tính từ b. nhà máy - danh từ c. bay lượn - động từ d. dìu dắt - động từ e. vui vẻ - tính từ g. hát hò - động từ
Câu 3. (*) Hoàn thành câu, có sử dụng biện pháp tu từ so sánh:
a. Chú mèo có đôi mắt tròn xoe như hai hòn bi ve.
b. Bầu trời giống như một tấm thảm khổng lồ.
c. Cây ổi giống như người bạn của em.
d. Tiếng chim hót trong trẻo như tiếng hát. Câu 4. Gợi ý:
Vào dịp sinh nhật, em được tặng một chiếc cặp sách. Món quà của bạn Hoàng tặng
cho em. Chiếc cặp hình chữ nhật, có màu xanh nước biển. Chiều dài khoảng ba
mươi xăng-ti-mét. Chiều rộng khoảng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Bên trong cặp
được chia làm hai ngăn, khá rộng rãi. Mặt bên ngoài của cặp in hình búp bê rất dễ
thương. Khóa cặp được làm bằng nhựa, có thể đóng vào hoặc mở ra. Đằng sau cặp
có hai chiếc quai đeo rất êm và chắc chắn. Em dùng cặp để đựng sách vở, đồ dùng
học tập. Thỉnh thoảng, em sẽ nhờ bố giặt chiếc cặp để nó luôn sạch sẽ. Em rất yêu
thích món quà này. Em tự hứa sẽ giữ gìn chiếc cặp cẩn thận. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Ngày ấy, gia đình tôi còn khó khăn nên ngoài hai buổi đi làm, mẹ tôi còn nhận
thêm vải để may mong tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Một hôm, trong lúc dọn dẹp nhà cửa, tôi thấy mẹ nhìn cái hộp chứa đầy vải vụn và lẩm nhẩm:
- Cái này làm được gì nhỉ?
Lúc sau, mẹ quay sang tôi, nói:
- A, phải rồi! Mẹ sẽ làm cho Cún một cái gối.
Nghe mẹ nói vậy, tôi hớn hở cùng mẹ bắt tay vào để làm gối. Đầu tiên mẹ lựa các
mảnh vải xanh thật đẹp để riêng cùng với với một mảnh vải vải màu khác. Còn bao
nhiêu vải vụn mẹ cắt nhỏ ra để làm ruột gối. Tôi thắc mắc:
- Sao mẹ không để cả miếng vải cho đỡ mất công cắt ạ?
- Bởi vì như thế nó sẽ không mềm. Mẹ sợ con không ngủ được.
Cứ thế, tôi thức cùng mẹ để hoàn thành chiếc gối. Rồi đêm khuya tôi ngủ lúc nào
không hay, chỉ biết rằng đôi lúc chập chờn, tôi vẫn cảm thấy có ánh điện. Chắc mẹ vẫn chưa ngủ.
Ba ngày sau, chiếc gối hoàn thành, một chiếc gối bằng vải màu xanh xen lẫn một
vài miếng vải đỏ và vàng. Nhưng đối với tôi nó không chỉ có vậy. Bởi vì khi mẹ
may cho tôi chiếc gối, mẹ đã như cho tôi một bầu trời xanh trong đầy mơ ước, nơi
đó có vầng thái dương chói lọi dẫn bước tôi đi tới nhiều chân trời mới mang một
hành trang đặc biệt. Đó là tình yêu bao la của mẹ.
(Chiếc gối, Phan Thu Hương)
II. Đọc hiểu văn bản
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Vì sao ngoài hai buổi đi làm, mẹ Cún còn nhận thêm vải để may?
A. Vì gia đình khó khăn nên mẹ muốn tăng thêm thu nhập
B. Vì thời gian đi làm của mẹ ngắn
C. Vì mẹ rất thích công việc may vá
Câu 2. Mẹ đã may cho Cún chiếc gối bằng nguyên liệu gì?
A. mảnh vải mới và bông gòn trắng muốt
B. vải vụn (vải thừa) sau khi mẹ may xong
C. miếng vải vuông mẹ không dùng đến
Câu 3. Những chi tiết nào cho thấy sự quan tâm, lòng yêu thương con của người
mẹ khi làm cho con chiếc gối?
A. Cắt nhỏ những miếng vải để gối êm, con ngủ ngon giấc
B. Thức rất khuya để may gối cho con C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Vì sao với Cún: “chiếc gối lại chứa cả một bầu trời xanh trong đầy mơ ước,
là một hành trang đặc biệt?”
Câu 5. Nếu em là Cún, em có thích chiếc gối mẹ làm từ vải vụn không? Vì sao? III. Luyện tập
Câu 1. Điền r, d hay gi?
Nắng vàng … át mỏng sân phơi
Vê tròn thành …ọt nắng rơi bồng bềnh
Nắng đùa với cỏ ngây thơ
Quẩn quanh bên võng, nắng chờ bà …u
Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu
Nắng cùng với …ó hát …u quê mình. (Nguyễn Tiến Bình)
Câu 2. Gạch dưới từ ngữ chỉ các sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:
a. Bạc phơ mái tóc như mây trong vườn.
b. Hoa lựu như lửa lập loè
Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày.
Câu 3. Đặt câu với các tính từ sau: xinh đẹp, đắng cay.
Câu 4. (*) Viết đoạn văn tả một đồ dùng trong gia đình, trong đó có sử dụng biện
pháp tu từ nhân hóa, xác định kiểu nhân hóa được sử dụng.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Vì sao ngoài hai buổi đi làm, mẹ Cún còn nhận thêm vải để may?
A. Vì gia đình khó khăn nên mẹ muốn tăng thêm thu nhập
Câu 2. Mẹ đã may cho Cún chiếc gối bằng nguyên liệu gì?
B. vải vụn (vải thừa) sau khi mẹ may xong
Câu 3. Những chi tiết nào cho thấy sự quan tâm, lòng yêu thương con của người
mẹ khi làm cho con chiếc gối? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Vì sao với Cún: “chiếc gối lại chứa cả một bầu trời xanh trong đầy mơ ước,
là một hành trang đặc biệt?” Gợi ý:
Vì đó là tình yêu thương, chăm sóc, tình yêu bao là của mẹ dành cho Cún nên Cún trận trọng điều đó.
Câu 5. Nếu em là Cún, em có thích chiếc gối mẹ làm từ vải vụn không? Vì sao? Gợi ý:
⚫ Ý kiến: thích/không thích
⚫ Nguyên nhân: vì chiếc gối chứa đựng rất nhiều tình yêu thương của mẹ dành cho em III. Luyện tập Câu 1.
Nắng vàng dát mỏng sân phơi
Vê tròn thành giọt nắng rơi bồng bềnh
Nắng đùa với cỏ ngây thơ
Quẩn quanh bên võng, nắng chờ bà ru
Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu
Nắng cùng với gió hát ru quê mình. Câu 2. a. mái tóc; mây b. hoa lựu; lửa Câu 3.
- Huyền là một cô bạn xinh đẹp, dễ thương.
- Cô ấy đã phải chịu nhiều đắng cay, khổ cực. Câu 4. (*) Gợi ý:
Kết thúc năm học, em được học sinh giỏi. Mẹ đã tặng cho em một chú gấu bông.
Em đã đặt tên cho chú là Mít Ướt. Thân hình của chú khá nhỏ nhắn. Bộ lông màu
trắng tinh và mềm mại. Chú được mặc một bộ váy màu hồng rất đẹp. Cái đầu tròn
như quả bưởi. Hai cái tai hình tam giác đang vểnh lên. Khuôn mặt trông rất ngộ
nghĩnh. Đôi mắt nhỏ và có màu đen như hạt nhãn. Chiếc mũi màu đỏ lúc khá dễ
thương. Cái miệng đang mỉm cười. Trên cổ của chú còn được gắn một chiếc nơ.
Em thích món quà này lắm!
Kiểu nhân hóa là dùng từ gọi người để gọi vật (chú gấu bông)