-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 15
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 15 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT) 84 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 15
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 15 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT) 84 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 15 Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Mùa đông, thỏ quấn tấm vải lên người cho đỡ rét thì gió thổi tấm vải bay xuống ao.
Nhím giúp thỏ khều tấm vải vào bờ và nói:
- Phải may thành áo mới được.
Nhím xù lông, rút một chiếc kim định khâu áo cho thỏ, nhưng không có chỉ. Hai
bạn đi tìm chị tằm, xin một ít tơ làm chỉ. Chị tằm đồng ý ngay. Có chỉ, có kim,
nhưng phải tìm người cắt vải. Thấy bọ ngựa vung kiếm cắt cỏ, nhím nói:
- Anh giúp chúng tôi cắt vải may áo. Mọi người cần áo ấm.
Bọ ngựa đồng ý, vung kiếm cắt vải, nhím ngăn:
- Phải cắt đúng theo kích thước.
Tất cả lại đi tìm người biết kẻ đường vạch trên vải. Lúc qua vườn chuối, Nhím
trông thấy ốc sên bò trên lá, cứ mỗi quãng, ốc sên lại để lại phía sau một đường vạch. Nhím nói:
- Chúng tôi cần anh kẻ đường vạch để may áo ấm cho mọi người.
Ốc sên nhận lời, bò lên tấm vải, vạch những đường rất rõ. Bây giờ chỉ còn thiếu
người luồn kim giỏi. Tất cả lại đi tìm chim ổ dộc có biệt tài khâu vá.
Xưởng may áo ấm được dựng lên. Thỏ trải vải. Ốc sên kẻ đường vạch.
Bọ ngựa cắt vải theo vạch. Tằm xe chỉ. Nhím chắp vải, dùi lỗ. Đôi chim ổ dộc luồn kim, may áo…
Mùa đông năm ấy, trong rừng ai cũng có áo ấm để mặc.
(Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Mùa đông đến, Thỏ đã làm gì để đỡ rét?
A. Quấn tấm vải lên người B. Mặc áo ấm C. Quàng khăn len
Câu 2. Nhím đã nảy ra sáng kiến gì?
A. May những chiếc áo ấm
B. May những chiếc chăn bông
C. Đan những chiếc khăn len
Câu 3. Nhím và Thỏ đã tìm những loài vật nào để giúp đỡ?
A. Tằm, bọ ngựa, ốc sên
B. Bọ ngựa, ốc sên, chim ổ dộc
C. Tằm, bọ ngựa, ốc sên, chim ổ dộc
Câu 4. Truyện gửi gắm bài học gì?
A. Phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
B. Cần đoàn kết, chia sẻ với nhau
C. Hãy có tấm lòng bao dung, vị tha III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. *
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Câu 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Những bức tranh được (sắp xếp/sắp đặt) gọn gàng trên giá.
b. Khóm hoa hồng được ông nội (chăm nom/chăm sóc) cẩn thận.
c. Khu rừng vẫn còn rất nhiều (nguy hiểm/nguy nan).
d. Bác Hùng đang làm việc (nghiêm túc/nghiêm khắc)
Câu 3. (*) Các phần được gạch chân dưới đây trả lời cho câu hỏi gì?
a. Những rổ đào đầy ăm ắp.
b. Con đường làng được quét dọn sạch sẽ.
c. Ngày hôm qua, tôi đã đi chơi với bố mẹ.
d. Những bức tranh được đặt trên giá.
Câu 4. (*) Em hãy viết một đoạn văn kể về một hoạt động tập thể mà em đã tham gia.
(*): Bài tập ôn luyện Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Mùa đông đến, Thỏ đã làm gì để đỡ rét?
A. Quấn tấm vải lên người
Câu 2. Nhím đã nảy ra sáng kiến gì?
A. May những chiếc áo ấm
Câu 3. Nhím và Thỏ đã tìm những loài vật nào để giúp đỡ?
C. Tằm, bọ ngựa, ốc sên, chim ổ dộc
Câu 4. Truyện gửi gắm bài học gì?
A. Phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Những bức tranh được (sắp xếp) gọn gàng trên giá.
b. Khóm hoa hồng được ông nội (chăm sóc) cẩn thận.
c. Khu rừng vẫn còn rất nhiều (nguy hiểm).
d. Bác Hùng đang làm việc (nghiêm túc)
Câu 3. Các phần được gạch chân dưới đây trả lời cho câu hỏi gì? a. Như thế nào? b. Cái gì? c. Khi nào? d. Ở đâu? Câu 4. (*) Gợi ý: Mẫu 1
Thứ sáu tuần này, trường em đã tổ chức một buổi lễ mít tinh để chào mừng ngày
Nhà giáo Việt Nam. Từ sáng sớm, trường học đã được các cô lao công quét dọn
sạch sẽ. Sân khấu được trang trí rực rỡ cờ và hoa. Ai cũng ăn mặc rất trang trọng,
lịch sự. Các thầy mặc áo sơ mi trắng, quần âu. Các cô mặc áo dài truyền thống.
Còn chúng em thì mặc đồng phục của trường. Buổi lễ mít tinh diễn ra lúc bảy giờ
ba mươi phút. Buổi lễ mở đầu bằng chương trình văn nghệ, sau đó lời phát biểu
của thầy hiệu trưởng, phần khen tặng các thầy cô dạy tốt. Cuối cùng là lời tri ân
của các anh chị học sinh lớp năm dành cho các thầy cô. Em ngồi dưới lắng nghe
mà lòng cảm thấy bồi hồi, xúc động. Buổi lễ kết thúc với lòng biết ơn, tình yêu
thương và niềm tin tưởng của thầy và trò. Mẫu 2
Vào sáng thứ bảy tuần này, trường em đã tổ chức chương trình “Trung thu cho em”.
Học sinh toàn trường đều được đến tham gia. Chương trình được tổ chức ở khu
vực sân trường. Rất nhiều hoạt động thú vị đã được diễn ra. Đầu tiên, một số tiết
mục văn nghệ được trình bày. Sau đó, chúng em được tham gia cuộc thi xếp mâm
ngũ quả. Đội thi của mỗi lớp gồm có năm học sinh. Mỗi lớp có ba mươi phút để
trình bày mâm ngũ quả. Nguyên liệu đã được các đội chuyển bị từ trước. Chúng
em cố gắng sắp xếp thật nhanh thật đẹp. Sau đó, em đại diện cho đội lên thuyết
trình. Ban giám khảo là các thầy cô giáo. Lớp của em đã được giải nhì. Cuối
chương trình, chúng em còn được xem tiết mục múa lân và cùng nhau phá cỗ. Em
cảm thấy vô cùng sung sướng và hạnh phúc. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Thời trước, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Sau khi lấy vợ, người anh muốn làm
giàu và lạnh nhạt* với em. Nhà có thóc lúa, ruộng tốt, người anh chiếm cả, chỉ cho em một ít ruộng xấu.
Một hôm, anh bắn được một con nai to. Anh định gọi bạn khiêng về cùng ăn, chứ không gọi em.
Người vợ biết ý, bèn bàn với chồng thử xem bạn tốt hay em tốt. Nghe lời vợ bàn,
anh đến nhà bạn làm bộ hốt hoảng: “Tôi đi săn chẳng may bắn trúng một người.
Bây giờ làm thế nào, anh giúp tôi với!” Bạn lắc đầu:
- Trời mưa, rãnh nhà ai nhà ấy xẻ!
Người anh đến nhà em cũng nói như nói với bạn. Người em nghĩ một lát, rồi an ủi anh:
- Đã trót bắn chết thì khiêng về làm ma vậy. Rồi anh em cùng nhau thu xếp tiền,
đến xin lỗi gia đình họ.
Bấy giờ, người anh mới tỉnh ngộ, nói hết sự thật và rủ em đi lấy nai về.
(Tình anh em, Theo Truyện cổ dân tộc Thái)
II. Đọc hiểu văn bản
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. Sau khi lấy vợ, người anh đối xử với em thế nào?
A. Chiếm cả thóc lúa, ruộng tốt; chỉ cho em một ít ruộng xấu.
B. Chiếm cả thóc lúa, ruộng đất; lánh mặt, không hỏi han đến em.
C. Chiếm cả thóc lúa, lấy nhiều ruộng tốt; để cho em ít ruộng tốt.
Câu 2. Câu nói “Trời mưa, rãnh nhà ai nhà ấy xẻ.” chứng tỏ điều gì ở người bạn?
A. Chỉ lo được công việc của mình, không giúp được ai.
B. Lo việc xẻ rãnh của nhà mình để khỏi ngập nước mưa.
C. Chỉ lo việc nhà mình, không quan tâm đến người khác.
Câu 3. Khi nghe anh báo tin lỡ bắn trúng người khác, người em có thái độ ra sao?
A. Lắc đầu từ chối, nói rằng việc của ai thì người ấy tự lo liệu.
B. An ủi, khuyên anh mang tiền đến xin lỗi nhà người bị nạn.
C. An ủi anh, sẵn sàng cùng anh lo giải quyết sự việc xảy ra.
Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với lời khuyên rút ra từ câu chuyện?
A. Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
B. Uống nước nhớ nguồn/Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Bầu ơi thương lấy bí cùng /Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. III. Luyện tập
Câu 1. Dấu hỏi hay dấu ngã?
Nếu nhắm mắt nghi về cha mẹ,
Đa nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất va,
Mắt nhắm rồi, lại mơ ra ngay. (Vũ Quần Phương)
Câu 2. Tìm thêm một tiếng để tạo từ chứa các tiếng có cùng âm đầu l hoặc n: a. lũ … b. lúc … c. nước … d. … nao e. lo … g. náo … h. nặng … i. … lỉu
Câu 3. Đặt câu nói về nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc của mỗi người: Đáp án:
Câu 4. Kể với người thân về một hoạt động tập thể của lớp mà em thấy vui. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản Câu 1. A Câu 2. C Câu 3. B Câu 4. A III. Luyện tập
Câu 1. Dấu hỏi hay dấu ngã?
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay. Câu 2. a. lũ lụt b. lúc lỉu c. nước lũ d. nôn nao e. lo lắng g. náo loạn h. nặng nề i. lúc lỉu
Câu 3. Đặt câu nói về nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc của mỗi người:
a. Hai bác nông dân làm việc tại nông trại
b. Cô Hà là nha sĩ đang khám răng cho bạn nhỏ
c. Chị Loan là nhân viên thu ngân của siêu thị Câu 4. Gợi ý:
Hôm qua, trường em có tổ chức Hội khỏe phù đổng. Các thành viên trong lớp em
tham gia các môn thi đấu. Lớp em đã đạt được nhiều giải thưởng. Đặc biệt, em
cùng các bạn trong đội kéo co đã thi đấu với lớp 3A. Chúng em đã chiến đấu hết
sức, và giành chiến thắng. Em đã cảm thấy rất vui.