Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 2
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 2 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 - KNTT Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
“Vậy mà sẻ đồng lại buồn. Chỉ riêng có sẻ đồng là buồn. Sẻ đồng chẳng đi đâu, cứ
ngồi lì trong tổ, cạnh bụi lạc tiên và khóm mẫu đơn, không chơi với ai, không nói
chuyện với ai, chẳng buồn nhìn trời, nhìn hoa nở. Mà sẻ đồng lại khóc nữa. Nước
mắt rơi xuống lã chã, ướt đẫm cả một bông mẫu đơn.”
(Mùa xuân trên cánh đồng, Xuân Quỳnh)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn văn? A. sẻ đồng B. dế mèn C. ong mật
Câu 2. Tâm trạng của sẻ đồng? A. buồn bã B. vui vẻ C. chán nản
Câu 3. Hành động của sẻ đồng?
A. ngồi lì trong tổ, không chơi với ai, không nói chuyện với ai
B. chẳng buồn nhìn trời, nhìn hoa nở C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ gì? A. so sánh B. nhân hóa C. Ẩn dụ III. Luyện tập
Câu 1. Tìm từ chỉ a. màu sắc b. hương vị
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông
thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn [ ] - Mày nói gì [ ]
- Lạy chị, em nói gì đâu!
Rồi Dế Choắt lủi vào.
[ ] Chối hả? Chối này! Chối này!
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Câu 3. Đặt câu với các từ: du lịch, thiên nhiên.
Câu 4. Viết đoạn văn kể về một hoạt động em đã làm với người thân trong gia đình. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn văn? A. sẻ đồng
Câu 2. Tâm trạng của sẻ đồng? A. buồn bã
Câu 3. Hành động của sẻ đồng? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ gì? B. nhân hóa III. Luyện tập Câu 1.
a. Màu sắc: xanh, đỏ, tìm, vàng, nâu, đen, trắng,...
b. Hương vị: chua, cay, mặn, ngọt,...
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông
thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn [:] - Mày nói gì [?]
- Lạy chị, em nói gì đâu!
Rồi Dế Choắt lủi vào.
[-] Chối hả? Chối này! Chối này!
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài) Câu 3.
⚫ Nghỉ hè, em được đi du lịch cùng bố mẹ ở Nha Trang.
⚫ Thiên nhiên của đất nước Việt Nam xinh đẹp và xanh tươi.
Câu 4. Kể về một hoạt động em đã làm với người thân trong gia đình Gợi ý:
Nghỉ hè, em được về quê chơi. Khu vườn của ông nội rất tươi tốt. Mùa nào, cây
cũng ra hoa thơm, trái ngọt. Mỗi buổi chiều, ông nội lại ra chăm sóc vườn cây. Ông
thường cắt cành, tỉa lá hay bắt sâu cho cây cối. Còn em sẽ giúp tưới nước, nhỏ cỏ
cho cây. Ông đã dạy em cần phải chăm chút cây cối một cách nâng niu, cẩn thận.
Có vậy, cây mới ra đơm hoa kết trái. Không chỉ vậy, em còn được nghe ông kể rất
nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Em cảm thấy rất yêu mến khu vườn của ông nội. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
- A! Biển! Biển đây rồi. Thích quá!
Thắng reo toáng lên, vượt qua bố và anh Thái chạy ào ra bãi cát. Từ thuở bé đến giờ,
Thắng đã được thấy biển bao giờ đâu. Cậu đứng ngây ra nhìn biển. Ôi! Biển rộng
quá, xanh quá, chẳng nhìn thấy bờ biển kia đâu.
Thắng đi xuống gần mép nước. Ồ! Có con gì bé tẹo đang chạy trên cát. Thắng rón
rén đến gần, những vụt một cái, nó biến ngay vào hang.
- Cậu có biết con gì đấy không?
Thắng giật mình ngẩng lên nhìn, thấy một bạn trai đang đứng cười. Thắng cũng cười làm quen:
- Con gì mà chạy nhanh thế nhỉ?
- Con còng gió, cậu không biết sao?
- Không, bây giờ tớ mới được ra biển. Thế tên cậu là gì?
- Tớ là Hải. Còn tên cậu?
- Tớ là Thắng. Nhà tớ ở Hà Nội. Nghỉ hè, tớ được bố cho vào Quy Nhơn thăm bác tớ.
- Ở Hà Nội không có biển à? Thắng cười:
- Hà Nội chỉ có Hồ Gươm, Hồ Tây, sông Hồng thôi. Hồ Tây rộng lắm nhưng không
rộng bằng biển thế này.
Hải dẫn Thắng đi dọc bờ biển, chỉ cho bạn Mũi Én, Ghềnh Ráng,… Lúc tạm biệt,
hai đứa hẹn chiều mai lại gặp nhau ở bãi biển này. Hải còn hứa sẽ rủ mấy bạn ra đá
bóng với Thắng và tắm biển nữa. (Lần đầu ra biển)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm? A. Thắng, Hải B. Bố, anh Thái C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Điều gì đã xảy ra với nhân vật Thắng?
A. Thắng được tham gia câu lạc bộ cầu lông
B. Thắng được về quê thăm ông bà
C. Thắng được ra biển chơi
Câu 3. Thắng chú ý đến con vật gì ở biển? A. còng gió B. sao biển C. ốc biển
Câu 4. Cảm xúc của Thắng khi lần đầu ra biển là gì? A. thích thú B. chán nản C. thất vọng III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Bé nhìn biển (Trích) Nghỉ hè với bố Bé ra biển chơi Tưởng rằng biển nhỏ Mà to bằng trời. Như con sông lớn Chỉ có một bờ Bãi giằng với sóng Chơi trò kéo co.
Câu 2. Đặt câu với các từ: thiên nhiên, bãi biển
Câu 3. Hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
a. Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
b. Sắp đặt xong Cóc một mình bước tới lấy dùi đánh ba hồi trống.
c. Dọc đường gặp Cua Gấu Cọp Ong và Cáo.
d. Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuốn phim đều là
một tác phẩm nghệ thuật.
Câu 4. Viết đoạn văn kể về một hoạt động em đã làm với người thân trong gia đình. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Điều gì đã xảy ra với nhân vật Thắng?
C. Thắng được ra biển chơi
Câu 3. Thắng chú ý đến con vật gì ở biển? A. còng gió
Câu 4. Cảm xúc của Thắng khi lần đầu ra biển là gì? A. thích thú III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
- Khung cảnh thiên nhiên của quê hương rất tươi đẹp.
- Bãi biển Đà Nẵng thật đông đúc.
Câu 3. Hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
a. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
b. Sắp đặt xong, Cóc một mình bước tới lấy dùi đánh ba hồi trống.
c. Dọc đường gặp Cua, Gấu, Cọp Ong và Cáo.
d. Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim đều
là một tác phẩm nghệ thuật. Câu 4. Gợi ý:
Chủ nhật tuần này, em được nghỉ học. Em đã phụ giúp mẹ việc nhà. Buổi sáng, em
thức dậy từ rất sớm. Khi đó, ông mặt trời vừa mới ló rạng. Sau đó, em đánh răng
rửa mặt và ăn sáng. Xong xuôi, em sẽ đem quần áo đã giặt ra phơi. Tiếp đến, em
quét dọn nhà cửa. Đến trưa, em còn giúp mẹ nấu cơm. Mẹ đã nhờ em nhặt rau và
rửa rau. Em cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những cọng rau phải được loại bỏ rễ,
lá vàng rồi đem đi rửa thật sạch. Bữa cơm hôm đó, em cảm thấy rất ngon miệng. Ăn
xong, em còn cùng mẹ rửa bát nữa. Đến buổi chiều, em ra vườn tưới cây giúp bố.
Một ngày cuối tuần trôi qua thật ý nghĩa. Em cảm thấy rất hạnh phúc và sung sướng.