Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 23 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 23 (Nâng cao) được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 23
Đề ①
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận.
Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông
đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được.
Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì! Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy
các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Câu chuyện bó đũa, Theo Ngụ ngôn Việt Nam)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi:
Câu 1. Ngày xưa, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào? A. lạnh nhạt B. tệ bạc, thờ ơ C. ghen ghét nhau D. hòa thuận
Câu 2. Khi lớn lên, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào?
A. Giúp đỡ, quan tâm nhau B. Hòa thuận với nhau
C. Ghen ghét, đố kị lẫn nhau D. Không yêu thương nhau
Câu 3. Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao? A. khóc thương B. tức giận C. thờ ơ D. buồn phiền
Câu 4. Người cha đã làm gì để răn dạy các con?
A. cho thừa hưởng cả gia tài B. trách phạt
C. lấy ví dụ về bó đũa.
D. giảng giải đạo lí của cha ông
Câu 5. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? A. Ông dùng dao để cưa.
B. Ông bẻ gãy từng chiếc một.
C. Ông cũng không bẻ gãy được bó đũa.
D. Ông thuê lực sĩ về bẻ
Câu 6. Câu chuyện khuyên em điều gì?
A. Anh em mạnh ai người nấy sống.
B. Anh em phải đoàn kết yêu thương nhau.
C. Anh em khi ăn cơm cần có đũa.
D. Anh em cần hợp lực để bẻ được bó đũa
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Trong từ gia đình, tiếng gia có nghĩa là nhà. Trong các từ dưới đây, từ nào
trong đó tiếng gia cũng có nghĩa là nhà? Hãy ghi những từ đó vào chỗ chấm.
gia cảnh, gia cầm, gia công, gia quyến, gia nhập, gia chủ
Các từ trong đó tiếng gia có nghĩa là nhà:
Bài 2. Nối từ ngữ hàng trên có nghĩa giống với từ ngữ ở hàng dưới: mắc cỡ cảm động tuyên dương khen ngợi xúc động xấu hổ Đáp án:
Bài 3. Đặt hai câu trong đó có sử dụng cặp từ có nghĩa giống nhau. Gạch chân cặp từ đó.
M: Một đám mây to lớn xuất hiện trên đỉnh của ngọn núi hùng vĩ.
Đề ②
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.
(Buổi sáng nhà em, Trần Đăng Khoa)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi:
Câu 1. Bài thơ viết về buổi nào trong ngày? A. Buổi sáng B. Buổi trưa C. Buổi chiều D. Buổi tối
Câu 2. Bố và mẹ đang làm gì? A. Rửa mặt, nấu cơm
B. Xách điều đi cày, tát nước C. Tát nước, quét nhà D. Nấu cơm, ra đồng
Câu 3. Trong bài thơ, có bao nhiêu sự vật được nhân hóa? A. 10 B. 11 C. 12 D. 13 (Đó là…)
Câu 4. Câu thơ: “Cái na đã tỉnh giấc rồi” có nghĩa là gì?
A. Qủa Na đã tỉnh giấc B. Quả Na đã chín C. Qủa Na đã nở hoa
D. Không có đáp án đúng
Câu 5. Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Đặt 2 câu có sử dụng dấu gạch ngang.
Bài 2. Tô màu vào ô có chứa các từ có nghĩa giống nhau: vui vẻ vất vả sắc màu say mê buồn bã may mắn vui mừng thích thú chán nản vui tươi vui tính vui lòng
Bài 3. Điền dấu ngã hoặc dấu hỏi:
Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng
tiến dần đến. Đó là thuyền cua công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng đang du
ngoạn. Chàng hoang hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bai, nằm xuống, bới cát phu
lên mình để ân trốn. Nào ngờ, công chúa thấy canh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên
bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một
chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đôi bàng hoàng. Nhưng khi biết ro tình cảnh
nhà chàng, nàng rất cam động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mơ tiệc ăn mừng
và kết duyên với chàng. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Con cò (Trích) Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát Có cánh cò đang bay: “Con cò bay la Con cò bay lả Con cò Cổng Phủ Con cò Đồng Đăng…”
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một nhân vật trong truyện đã đọc, trong
đó có sử dụng 2 từ có nghĩa giống nhau. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Ngày xưa, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào? D. hòa thuận.
Câu 2. Khi lớn lên, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào? D. Không yêu thương nhau
Câu 3. Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao? D. buồn phiền
Câu 4. Người cha đã làm gì để răn dạy các con?
C. lấy ví dụ về bó đũa
Câu 5. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
B. Ông bẻ gãy từng chiếc một
Câu 6. Câu chuyện khuyên em điều gì?
B. Anh em phải đoàn kết yêu thương nhau.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Trong từ gia đình, tiếng gia có nghĩa là nhà. Trong các từ dưới đây, từ nào
trong đó tiếng gia cũng có nghĩa là nhà? Hãy ghi những từ đó vào chỗ chấm.
Các từ có tiếng gia có nghĩa là nhà: gia cảnh, gia quyến, gia chủ. Bài 2. mắc cỡ - xấu hổ
cảm động – xúc động
tuyên dương – khen ngợi Bài 3.
Bạn Hà trông thật đáng yêu và dễ thương trong chiếc váy này.
Câu chuyện cảm động của bạn Lan khiến cho ai nghe cũng phải xúc động. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về buổi nào trong ngày? A. Buổi sáng
Câu 2. Bố và mẹ đang làm gì?
B. Xách điều đi cày, tát nước
Câu 3. Trong bài thơ, có bao nhiêu sự vật được nhân hóa? D. 13
(Đó là: trời, sân, mèo, tay, đầu, gà, gà trống, na, chuối, tre, mây, nồi, chổi )
Câu 4. Câu thơ: “Cái na đã tỉnh giấc rồi” có nghĩa là gì? B. Quả Na đã chín
Câu 5. Bài thơ rất sinh động, hấp dẫn.
II. Luyện từ và câu Bài 1.
- Em sẽ về quê trên chuyến từ Hà Nội - Sài Gòn.
- Mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đang trở nên tốt hơn.
Bài 2. Tô màu vào ô có chứa các từ có nghĩa giống nhau: vui vẻ vất vả sắc màu say mê buồn bã may mắn vui mừng thích thú chán nản vui tươi vui tính vui lòng
Bài 3. Điền dấu ngã hoặc dấu hỏi:
Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng
tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng đang du
ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ
lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên
bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một
chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh
nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng
và kết duyên với chàng. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một nhân vật trong truyện đã đọc, trong
đó có sử dụng 2 từ có nghĩa giống nhau. Gợi ý:
Khi đọc truyện Quả hồng của thỏ con, em cảm thấy vô cùng yêu thích nhân vật thỏ
con. Nhân vật này thật chăm chỉ, tốt bụng và đáng yêu. Chú đã chăm sóc cây hồng
cẩn thận và chờ đợi quả chín. Khi đàn chim đói lả muốn ăn quả hồng, thỏ đã vui vẻ
đồng ý mà không hề oán trách hay phàn nàn. Cuối cùng, thỏ đã nhận được sự báo
đáp của đàn chim. Cậu đã được thưởng thức những trái hồng thơm ngon. Đó chính
là phần thưởng xứng đáng cho tấm lòng nhân hậu của cậu.
Từ có nghĩa giống nhau: tốt bụng, nhân hậu.