Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 28 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 28 (Nâng cao) được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 28
Đề ①
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt.
Mới dạo nào những cây ngô còn lấm
tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau,
ngô đã thành cây rung rung trước gió
và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài,
trổ ra mạnh mẽ, nõn nà. Trên ngọn,
một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng,
bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp trong cuống lá, những búp ngô
non nhú lên và lớn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung
hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh. (Bãi ngô, Sưu tầm)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi:
Câu 1. Bãi ngô quê em ngày càng như thế nào? A. Xanh tốt B. Phát triển C. Tươi tắn
Héo úaBài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 28 (Nâng cao) được giới
thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình
bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng
tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây. D.
Câu 2. Theo em, câu “Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non”
chỉ cây ngô ở giai đoạn nào? A. Đã lên cao B. Ra hoa C. Mới nhú lên D. Ra trái
Câu 3. Lá ngô có đặc điểm gì? A. rộng dài
B. trổ ra mạnh mẽ, nõn nà C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 4. Theo em, câu văn: “Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn
vươn lên.” miêu tả bộ phận nào? A. Lá ngô B. Cành ngô C. Hoa ngô D. Rễ ngô
Câu 5. Những búp ngô có đặc điểm gì?
A. non nhú lên và lớn dần
B. mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh
C. rung rung trước gió và ánh nắng D. Cả A, B đều đúng
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Đặt câu so sánh với các sự vật sau: a. Cái bảng… b. Mặt trăng…
Bài 2. Tô màu vào ô có chứa các từ có nghĩa giống nhau: vui tươi buồn bã nhạt nhẽo xấu xí vui sướng vui mừng vui vẻ chán nản tuyệt vọng Bài 3. Điền?
a. ch hoặc tr? - …i tiêu - …úng số
b. ươc hoặc ươt (thêm thanh điệu nếu cần) - qua m… - l… sóng III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Bài học đầu cho con (Trích)
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về cảnh đẹp quê hương.
Đề ②
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Tổ quốc em đẹp lắm
Cong cong hình lưỡi liềm
Trên: núi cao trùng điệp
Dưới: biển sóng mông mênh
Những cánh đồng bình yên
Nằm phơi mình ở giữa
Những con sông xanh, hồng
Uốn quanh trăm dải lụa
Ôi! Việt Nam! Việt Nam!
Tổ quốc bao thương mến
Yêu từng khóm tre làng
Từng con đò vào bến
Càng yêu thêm sông núi
Sinh ra những anh hùng
Em không nói ai biết
Nhưng em sướng vô cùng
Em là công dân nhỏ
Nước Việt Nam anh hùng!
(Em yêu Tổ quốc Việt Nam, Phạm Hổ)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Bạn nhỏ đã miêu tả những cảnh vật nào ở đất nước ta?
A. núi, sông, biển, cánh đồng
B. núi, rừng, sông, biển, cánh đồng
C. rừng, núi, sông, biển D. Núi, biển, rừng
Câu 2. Em hiểu từ “giàu” trong câu thơ “Tổ quốc em giàu lắm” như thế nào?
Câu 3. Đọc khổ thơ 4 và 5 em thấy bạn nhỏ yêu những gì ở Tổ quốc ta? A. núi, sông B. khóm tre, con đò
C. khóm tre, con đò, núi, sông D. sông, con đò
Câu 4. Bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi được là công dân nước Việt Nam? A. vui sướng, tự hào B. thú vị C. yên tâm D. chán nản
Câu 5. Sau khi đọc bài thơ trên, em rút ra được bài học gì?
II. Luyện từ và câu Bài 1.
a. Chọn chống/trống điền vào chỗ chấm để tạo từ: … chọi … đồng gà … … dịch … trải … vắng
b. Chọn chuyền/truyền điền vào chỗ chấm để tạo từ: … tin gia …. fây … tuyên … … bệnh … dịch
Bài 2. Nối các cặp từ có nghĩa giống nhau:
Bài 3. Dựa vào hình ảnh so sánh có ở mỗi câu, điền vào cột thích hợp:
a. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn.
b. Xen vào giữa nhứng đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương ngô xanh um
trông như những ô bàn cờ. Sự vật 1 Từ so sánh Sự vật 2 Đặc điểm giống nhau
Bài 4. Quan sát tranh, viết câu có hình ảnh so sánh:
….…………………………
….………………………… III. Viết
Bài 1. Viết chính tả Nhớ con sông quê hương (Trích)
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về quê hương, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bãi ngô quê em ngày càng như thế nào? A. Xanh tốt
Câu 2. Theo em, câu “Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non”
chỉ cây ngô ở giai đoạn nào? C. Mới nhú lên
Câu 3. Lá ngô có đặc điểm gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Theo em, câu văn: “Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn
vươn lên.” miêu tả bộ phận nào? C. Hoa ngô
Câu 5. Những búp ngô có đặc điểm gì? D. Cả A, B đều đúng
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Đặt câu so sánh với các sự vật sau:
a. Cái bảng ở lớp to bằng cái chiếu nhà em.
b. Mặt trăng tròn như cái đĩa.
Bài 2. Tô màu vào ô có chứa các từ có nghĩa giống nhau: vui tươi buồn bã nhạt nhẽo xấu xí vui sướng vui mừng vui vẻ chán nản tuyệt vọng Bài 3. Điền? a. ch hoặc tr? - chi tiêu - trúng số
b. ươc hoặc ươt (thêm thanh điệu nếu cần) - nước nóng - lướt sóng III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn (1). Mở đoạn
Giới thiệu về quê hương hoặc nơi em ở: thành phố, vùng quê… (2). Thân đoạn
⚫ Cảnh vật yêu thích ở quê hương/nơi em sinh sống: con đường, cánh đồng, mái đình…
⚫ Kỉ niệm với cảnh đẹp quê hương/nơi em sinh sống: Các lễ hội dân gian, phiên chợ quê…
⚫ Tình cảm của em với cảnh đẹp quê hương/nơi em sinh sống: yêu mến, trân trọng, tự hào… (3). Kết bài
Khẳng định lại tình cảm dành cho cảnh đẹp quê hương hoặc nơi em ở. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bạn nhỏ đã miêu tả những cảnh vật nào ở đất nước ta?
B. núi, rừng, sông, biển, cánh đồng
Câu 2. Em hiểu từ “giàu” trong câu thơ “Tổ quốc em giàu lắm” như thế nào?
Từ “giàu” trong câu thơ “Tổ quốc em giàu lắm” có nghĩa là Tổ quốc em có rất
nhiều nông sản và khoáng sản.
Câu 3. Đọc khổ thơ 4 và 5 em thấy bạn nhỏ yêu những gì ở Tổ quốc ta?
C. khóm tre, con đò, núi, sông
Câu 4. Bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi được là công dân nước Việt Nam? A. vui sướng, tự hào
Câu 5. Sau khi đọc bài thơ, em cảm thấy thêm yêu quê hương, đất nước hơn.
II. Luyện từ và câu Bài 1.
a. chống chọi; chống dịch; trống đồng; trống trải; gà trống; trống vắng.
b. truyền tin; tuyên truyền; gia truyền; truyền bệnh; dây chuyền; chuyền dịch.
Bài 2. Nối các cặp từ có nghĩa giống nhau:
Bài 3. Dựa vào hình ảnh so sánh có ở mỗi câu, điền vào cột thích hợp: Sự vật 1
Từ so sánh Sự vật 2
Đặc điểm giống nhau Cầu Thê Húc như Con tôm Màu son, cong cong
Những nương đỗ, nương
Xen vào giữa những đám đá như Bàn cờ ngô xanh um tai mèo
Bài 4. Quan sát tranh, viết câu có hình ảnh so sánh.
a. Những giọt sương đọng trên lá trong suốt như những viên pha lê.
b. Trăng cong cong như lưỡi liềm ai đó bỏ quên giữa trời. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết Bài 2. Gợi ý:
Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nội. Hồ có diện tích khá
rộng lớn. Mặt hồ trong xanh, phẳng lặng như một chiếc gương khổng lồ. Gần hồ
có cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Từ cây cầu này sẽ
dẫn đến đền Ngọc Sơn uy nghiêm. Trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm
tuổi. Giữa hồ là tháp Rùa mang vẻ cổ kính. Em rất yêu mến và tự hào về cảnh đẹp của quê hương.