Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 29

Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 29 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài.  Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

I. Luyện đọc diễn cảm
RỪNG TRƯA
Quanh co trong rừng, chừng một giờ sau, tôi ngồi nghỉ dưới một gốcy to. Những ngày
nắng ráo thế này, rừng khô hiệnn với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của trong ánh nắng mặt
trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời cao, chẳng khác những
cây nến khổng lồ. Đầu rủ phất phơ như những đầu liễu bạt ngàn. Từ trong biển xanh
rờn đã bắt đầu ngả sang màu cỏ úa, ngát dậy một mùi hương tràm bị hunng dưới mặt
trời. Tiếng chim không ngớt vang xa, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm. Trên các trảng rộng
chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi sắc còn xanh, ta
thể nghe thấy tiếng bất tận của nghìn loại côn trùng cánh. Chúng không ngớt bay đi
bay li trên những bông hoa nhiệt đới muôn màu sặc sỡ vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh
trong nắng.
Mùi hương ngòn ngọt, nhức đầu của những loài hoa rừng không tên hòa quyện vào ánh
nắng ban trưa. Mùi hương ấy khiến con người dễ sinh buồn ngủ. Người ta thể sẵn sàng
ngả lưng dưới bóng một cây nào đó, để cho thứ cảm gc mệt mỏi chốn rừng ta đưa
nh vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.
II. Đọc hiểun bn
Câu 1. Hình ảnh cây trám được miêu tả thế nào?
A. Vươn thẳng lên trời, đầu lá bay phất phơ, lao xao trong gió nhẹ.
B. Vươn thẳng lên trời, đầu lá rủ phất phơ, ngát dậy mùi hương.
C. Thân to cao lực lưỡng, lá ngát dậy mùi hương, xanh mượt mà.
Chọn B
Câu 2. Âm thanh gì xuất hiện liên tục trong rừng?
A. tiếng chim hót, tiếng côn trùng bay
B. tiếng chim hót, tiếng gió thổi ào ào
C. tiếng gió thổi ào ào, tiếng côn trùng kêu rả rích
Chọn A
Câu 3. sao ở trong rừng người ta dễ buồn ngủ?
A. vì trong rừng mát mẻ, lại có mùi thơm của lá tràm
B. vì trong rừng có nhiều tiếng chim hót, côn trùng kêu
C. vìmùi hương của hoa rừng hòa quyện với nắng
Chọn C
Câu 4. Dòng nào ghi 3 t giống nghĩa với từ “vàng óng”?
A. vàng tươi, vàng ròng, vàng thỏi
B. vàng rực, vàng tươi, vàng mượt
C. vàng tươi, vàng rực, vàng bạc
Chọn B
III. Luyện tập
Câu 5. Gạch dưới tên riêng chưa viết hoa trong bài thơ ới và viết hoa lại các tên
riêng ấy.
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông trấn canh Thọ xương.
Mịt mờ khói to ngàn sương,
Nhịp cy yên thái, mặt gương tây hồ.
Gợi ý
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn canh Thọ Xương.
Mịt mờ khói to ngàn sương,
Nhịp cy Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Câu 6. Điền thông tin còn thiếu vào chỗ chấm:
a) Đất ớc em tên là ………………………, có …………tỉnh, thành phố; với ……. dân
tộc anh em cùng sinh sống.
b) Đất ớc em……miền: ………., …………, Nam. Thủ đô nước em là
………………
c) Trang phục truyền thống của người Việt là …………….., thường được mặc trong các
dịp lễ, Tết,
Gợi ý
a) Đất ớc em tên là Việt Nam, 64 tỉnh, thành phố; với 54 dân tộc anh em cùng
sinh sống.
b) Đất ớc em 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Thủ đô nước em là Nội.
c) Trang phục truyền thống của người Việt là áo dài, thường được mặc trong các dịp lễ,
Tết,…
Câu 7. Kể tên:
a) 5 tỉnh, thành phố của nước ta:
b) 3 vị anh hùng của dân tộc:
c) 3 lễ hội truyền thống:
Gợi ý
a) Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang, Hồ Chí Minh.
b) Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo
c) Hội chùa Hương, hội trọi châu, hội Gióng
Câu 8. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu thành ngữ về đất ớc dưới đây:
a) ……….vàng, …………bạc.
b) ………………….. gấm vóc.
c) ………….xanh, ……….biếc.
d) ………………hữu nh.
Gợi ý
a) rừng vàng, biển bạc
b) giang sơn gấm vóc
c) non xanh nước biếc
d) non nước hữu tình
Câu 9. Với mỗi tình huống dưới đây, em hãy đặt một câu cảm mt câu khiến:
a) Bày tỏ cảm xúc về cảnh đẹp quê hương em.
b) Đưa ra ý kiến về mong muốn giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp quê hương em
Gợi ý
a)
- Quê hương em mới đẹp làm sao!
- Hãy cùng ngắm nhìn cảnh đẹp quê hương ta nhé!
b)
- Khi chúng ta biết bảo vệ, gìn giữ quê hương mới đẹp làm sao!
- Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ cảnh đẹp quê hương nhé!
| 1/4

Preview text:

I. Luyện đọc diễn cảm RỪNG TRƯA
Quanh co trong rừng, chừng một giờ sau, tôi ngồi nghỉ dưới một gốc cây to. Những ngày
nắng ráo thế này, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh nắng mặt
trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời cao, chẳng khác gì những
cây nến khổng lồ. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh
rờn đã bắt đầu ngả sang màu cỏ úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt
trời. Tiếng chim không ngớt vang xa, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm. Trên các trảng rộng
và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có
thể nghe thấy tiếng vù vù bất tận của nghìn loại côn trùng có cánh. Chúng không ngớt bay đi
bay lại trên những bông hoa nhiệt đới muôn màu sặc sỡ vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.
Mùi hương ngòn ngọt, nhức đầu của những loài hoa rừng không tên hòa quyện vào ánh
nắng ban trưa. Mùi hương ấy khiến con người dễ sinh buồn ngủ. Người ta có thể sẵn sàng
ngả lưng dưới bóng một cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa
mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Hình ảnh cây trám được miêu tả thế nào?
A. Vươn thẳng lên trời, đầu lá bay phất phơ, lao xao trong gió nhẹ.
B. Vươn thẳng lên trời, đầu lá rủ phất phơ, ngát dậy mùi hương.
C. Thân to cao lực lưỡng, lá ngát dậy mùi hương, xanh mượt mà. Chọn B
Câu 2. Âm thanh gì xuất hiện liên tục trong rừng?
A. tiếng chim hót, tiếng côn trùng bay
B. tiếng chim hót, tiếng gió thổi ào ào
C. tiếng gió thổi ào ào, tiếng côn trùng kêu rả rích Chọn A
Câu 3. Vì sao ở trong rừng người ta dễ buồn ngủ?
A. vì trong rừng mát mẻ, lại có mùi thơm của lá tràm
B. vì trong rừng có nhiều tiếng chim hót, côn trùng kêu
C. vì có mùi hương của hoa rừng hòa quyện với nắng Chọn C
Câu 4. Dòng nào ghi 3 từ giống nghĩa với từ “vàng óng”?
A. vàng tươi, vàng ròng, vàng thỏi
B. vàng rực, vàng tươi, vàng mượt
C. vàng tươi, vàng rực, vàng bạc Chọn B III. Luyện tập
Câu 5. Gạch dưới tên riêng chưa viết hoa trong bài thơ dưới và viết hoa lại các tên riêng ấy.
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông trấn vũ canh gà Thọ xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày yên thái, mặt gương tây hồ. Gợi ý
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Câu 6. Điền thông tin còn thiếu vào chỗ chấm:
a) Đất nước em tên là ………………………, có …………tỉnh, thành phố; với ……. dân
tộc anh em cùng sinh sống.
b) Đất nước em có ……miền: ………., …………, Nam. Thủ đô nước em là ………………
c) Trang phục truyền thống của người Việt là …………….., thường được mặc trong các dịp lễ, Tết,… Gợi ý
a) Đất nước em tên là Việt Nam, có 64 tỉnh, thành phố; với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống.
b) Đất nước em có 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Thủ đô nước em là Hà Nội.
c) Trang phục truyền thống của người Việt là áo dài, thường được mặc trong các dịp lễ, Tết,… Câu 7. Kể tên:
a) 5 tỉnh, thành phố của nước ta:
b) 3 vị anh hùng của dân tộc:
c) 3 lễ hội truyền thống: Gợi ý
a) Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang, Hồ Chí Minh.
b) Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo
c) Hội chùa Hương, hội trọi châu, hội Gióng
Câu 8. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu thành ngữ về đất nước dưới đây:
a) ……….vàng, …………bạc.
b) ………………….. gấm vóc.
c) ………….xanh, ……….biếc.
d) ………………hữu tình. Gợi ý a) rừng vàng, biển bạc b) giang sơn gấm vóc c) non xanh nước biếc d) non nước hữu tình
Câu 9. Với mỗi tình huống dưới đây, em hãy đặt một câu cảm và một câu khiến:
a) Bày tỏ cảm xúc về cảnh đẹp quê hương em.
b) Đưa ra ý kiến về mong muốn giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp quê hương em Gợi ý a)
- Quê hương em mới đẹp làm sao!
- Hãy cùng ngắm nhìn cảnh đẹp quê hương ta nhé! b)
- Khi chúng ta biết bảo vệ, gìn giữ quê hương mới đẹp làm sao!
- Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ cảnh đẹp quê hương nhé!