-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 35
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 35 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT) 84 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 35
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 35 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT) 84 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 35
Bài tập cuối tuần lớp 3 Tiếng Việt Tuần 35
Câu 1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: Hạt gạo làng ta Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay… Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy... Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà
Những năm cây súng Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông… 1 Hạt gạo làng ta Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát
Hạt vàng làng ta…
(Hạt gạo làng ta, Trần Đăng Khoa)
1. Bài thơ Hạt gạo làng ta được viết theo thể thơ gì?
2. Tìm một câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh?
3. Hình ảnh em yêu thích nhất trong bài thơ?
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín
bốn bức tường. Bố [ ] mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của
Kiều Phương đã được đóng khung [ ] lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang
ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ [ ] nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một
thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư
mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi [ ]
[ ] Con có nhận ra con không [ ]
Tôi giật sững người [ ] Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên
là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn
hảo đến thế kia ư [ ] Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh [ ]
“Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì… 2
(Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)
Câu 3. Thêm từ để tạo thành một câu hoàn chỉnh: a. Bức tranh… b. Con đường… c. Những chú ong… d. Bà ngoại…
Câu 4. Viết một đoạn văn kể một sự việc đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc
nhất trong năm học vừa qua.
Đáp án Bài tập cuối tuần lớp 3 Tiếng Việt Tuần 35 Câu 1.
1. Bài thơ Hạt gạo làng ta được viết theo thể bốn chữ.
2. Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Nước như ai nấu
3. Hình ảnh em yêu thích nhất trong bài thơ: Hạt gạo làng ta được gửi ra tiền
tuyến, gửi đến nơi xa xôi để phục vụ cho cuộc sống của các chiến sĩ bộ đội và
nhân dân trên mọi miền tổ quốc.
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín
bốn bức tường. Bố [,] mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của
Kiều Phương đã được đóng khung [,] lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang
ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ [,] nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một
thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư
mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi [:]
[-] Con có nhận ra con không [?]
Tôi giật sững người [.] Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên
là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn
hảo đến thế kia ư [?] Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh [:]
“Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…
(Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)
Câu 3. Thêm từ để tạo thành một câu hoàn chỉnh: 3
a. Bức tranh có màu sắc rực rỡ.
b. Con đường còn lắm ổ gà.
c. Những chú ong chăm chỉ làm việc.
d. Bà ngoại rất hiền từ và nhân hậu. Câu 4. Gợi ý:
- Mẫu 1: Trong năm học vừa qua, rất nhiều sự việc đã diễn ra. Nhưng em ấn
tượng nhất là chuyến đi tham quan cùng với lớp. Chúng em đã có nhiều kỉ niệm
đẹp đẽ. Địa điểm thăm quan là Lăng Bác, Hoàng Thành Thăng Long và công
viên Thống Nhất. Tất cả các thành viên trong lớp đều tham gia. Chúng em phải
tập trung ở trường vào sáu giờ sáng. Bảy giờ, xe bắt đầu xuất phát đến điểm
tham quan. Đầu tiên, chúng em sẽ vào viếng Lăng Bác. Sau đó, cả lớp được ghé
thăm Hoàng Thành Thăng Long. Buổi trưa, chúng em sẽ ăn trưa theo nhóm và
nghỉ ngơi. Đến chiều, chúng em đến chơi ở công viên Thống Nhất. Tại đây,
nhiều trò chơi được tổ chức. Các thành viên trong lớp đều tham gia nhiệt tình.
Chuyến tham quan rất vui vẻ.
- Mẫu 2: Năm học vừa qua đã xảy ra nhiều sự việc. Nhưng em ấn tượng nhất về
cuộc thi Rung chuông vàng. Cuộc thi được tổ chức cho từng khối lớp. Em đã
đại diện cho lớp tham gia và giành được giải Nhì. Cuộc thi diễn ra sáng thứ bảy.
Học sinh và phụ huynh đến xem và cổ vũ rất đông. Chúng em phải vượt qua
nhiều câu hỏi khó. Đối thủ cuối cùng của em là bạn Phương Anh. Bạn học lớp
3A. Chúng em đã phải trả lời ba câu hỏi phụ. Sau hai câu hỏi, kết quả đang là 1
- 1. Câu hỏi cuối cùng sẽ quyết định người chiến thắng. Bạn Phương Anh đã
nhanh tay hơn và giành được quyền trả lời. Dù tiếc nuối, nhưng em vẫn cảm thấy rất vui vẻ. 4 5