Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 9
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 9 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 Tuần 9 - KNTT Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm Bé nói với các em:
- Bây giờ chơi đi học, nghen! Đứa nào học giỏi, mai mốt má cho đi học thiệt.
Đàn em tranh nhau ngồi vào một chỗ. Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái
nón của má đội lên đầu. Nó cố bắt chước cái dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô
bước vào lớp. Đàn em cũng làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, cười khúc khích chào cô.
Bé treo nón lên, mặt tỉnh khô, lấy một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em
chống hai tay ngồi dòm chị. Giống như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn đám học trò. Đôi
mắt Bé ánh lên vẻ tự hào. Bé nhón chân lên, bàn tay tròn trịa cầm nhánh trâm bầu
nhịp nhịp trên tấm bảng một cách chăm chú. Đàn em há miệng dòm theo tay chị. Bé
đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo. Thằng Hiển ngọng líu, nói không
kịp hai đứa lớn. Cái Anh bao giờ cũng giành phần đọc xong trước. Nó ngồi giữa cái
Thanh và thằng Hiển, gọn tròn như một củ khoai, hai má núng nính ửng hồng. Cái
Thanh ngồi đó, hiền dịu, mở to đôi mắt nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mái tóc
mai. Thằng em nhỏ nhìn vào miệng ba đứa lớn rồi cũng bi bô la lên rối rít. (Cô giáo tí hon)
II. Đọc hiểu văn bản
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Các nhân vật trong bài đang chơi trò gì? A. Đi học B. Trốn tìm C. Thả diều
Câu 2. Bé làm gì để trông giống cô giáo?
A. Kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu
B. Bắt chước cái dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Bé dạy đàn em học gì? A. Làm toán B. Học hát C. Tập đánh vần
Câu 4. Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao? III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Dế Mèn phiêu lưu kí (Trích)
Hai cậu bé đem giam tôi vào một cái lồng tre gài then chắc chắn. Tôi đành nằm yên,
chờ sự thay đổi nào đó mà tôi lại không thể tưởng tượng ra trước được. Tôi chỉ biết
thế là tôi sắp phải đi đánh nhau. Nhưng cứ nói đến đánh nhau, tôi lại cứ muốn múa
chân lên. Quên cả cái thân tù đáng nhẽ phải tìm cách thế nào cho được tự do. Tâm
tính ngông nghênh của tôi muốn hung hăng trở lại như dạo trước.
Câu 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trồng:
Hồi còn đi học, Hải rất say mê … . Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả
các ... náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. … kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường.
Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô. ... ô tô xin đường gay gắt.
Tiếng còi tàu hoả thét lên và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.
Rồi tất cả như ... hẳn để nghe tiếng đàn vi-ô-lông trên một cái ban công, tiếng pi-a- nô ở một căn gác.
Hải đã ra Cẩm Phả nhận … . Mỗi dịp về Hà Nội, Hải thích ngồi lặng hàng giờ để
nghe bạn anh trình bày … Ánh trăng của Bét-tô-ven bằng đàn pi-a-nô. Anh cảm
thấy …. và đầu óc bớt căng thẳng.
(dễ chịu, Tiếng còi, âm thanh, âm nhạc, công tác, bản nhạc, Tiếng ve, im lặng,)
Câu 3. (*) Cho đoạn thơ sau: “Chớp Rạch ngang trời Khô khốc Sấm Ghé xuống sân Khanh khách Cười Cây dừa Sải tay Bơi Ngọn mùng tơi Nhảy múa” (Mưa, Trần Đăng Khoa)
a. Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ.
b. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng.
Câu 4. Viết đoạn văn về một người trong trường mà em yêu quý.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong bài đang chơi trò gì? A. Đi học
Câu 2. Bé làm gì để trông giống cô giáo? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Bé dạy đàn em học gì? C. Tập đánh vần
Câu 4. Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
Gợi ý: Em thích nhân vật bé vì nhân vật này mang nét hồn nhiên, ngây thơ. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe
tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám
lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô. Tiếng còi ô
tô xin đường gay gắt. Tiếng còi tàu hoả thét lên và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.
Rồi tất cả như im lặng hẳn để nghe tiếng đàn vi-ô-lông trên một cái ban công, tiếng pi-a-nô ở một căn gác.
Hải đã ra Cẩm Phả nhận công tác. Mỗi dịp về Hà Nội, Hải thích ngồi lặng hàng giờ
để nghe bạn anh trình bày bản nhạc Ánh trăng của Bét-tô-ven bằng đàn pi-a-nô.
Anh cảm thấy dễ chịu và đầu óc bớt căng thẳng. Câu 3. (*)
a. Các từ chỉ sự vật: chớp, trời, sấm, sân, cây dừa, ngọn mùng tơi
b. Biện pháp tu từ là nhân hóa, giúp cho sự vật trở nên sinh động, tăng sức gợi hình
gợi cảm cho sự diễn đạt. Câu 4. Gợi ý:
Bác bảo vệ của trường em rất gần gũi và tốt bụng. Mọi người thường gọi bác là bác
Năm. Năm nay, bác năm mươi mốt tuổi. Nhà bác ở cách trường khá xa. Hằng ngày,
bác phải đến trường từ sớm. Có hôm, bác phải ngủ lại trường vì đến ca trực. Bác
thường giúp chúng em xếp xe gọn gàng. Khi đến trường hay ra về, em luôn chào
hỏi bác. Bác mỉm cười rồi khen em ngoan ngoãn. Nhiều lúc bố đến đón muộn, em
lại ngồi trò chuyện với bác. Bác vui tính lắm! Em rất quý mến bác Năm. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Na là một cô bé tốt bụng. Ở lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em
cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt... Na
chỉ buồn vì em học chưa giỏi.
Cuối năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên
nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào.
Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì đó có vẻ
bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo.
Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.
Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ
các em cũng hồi hộp. Bất ngờ, cô giáo nói:
- Bây giờ, cô sẽ trao phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng
bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tấm lòng thật đáng quý.
Na không hiểu mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên
bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.
(Phần thưởng, Lương Hùng dịch)
II. Đọc hiểu văn bản
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Na đã làm những việc tốt gì giúp các bạn trong lớp? A. Gọt bút chì giúp Lan
B. Gọt bút chì giúp Lan, cho Minh nửa cục tẩy
C. Gọt bút chì giúp Lan, cho Minh nửa cục tẩy, trực nhật giúp các bạn bị mệt
Câu 2. Vì sao khi nghe cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng Lan chỉ lặng yên?
A. Vì Na biết mình học chưa giỏi.
B. Vì Na không tham gia được vào buổi tổng kết.
C. Vì Na là một cô bé tốt bụng, ai cũng mến em.
Câu 3. Vì sao các bạn và cô giáo muốn trao phần thưởng cho Na?
A. Vì Na đã rất nỗ lực trong học tập.
B. Vì lòng tốt của Na dành cho mọi người.
C. Vì Na là người duy nhất không có phần thưởng
Câu 4. Câu chuyện “Phần thưởng” muốn nói với em điều gì?
A. Hãy làm việc tốt và giúp đỡ mọi người.
B. Hãy đoàn kết với bạn bè.
C. Hãy cố gắng học tập tốt để nhận được phần thưởng. III. Luyện tập
Câu 1. Xếp các từ được gạch chân dưới đây vào nhóm thích hợp:
Na không hiểu mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên
bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe. - Từ ngữ chỉ sự vật
- Từ ngữ chỉ hoạt động
- Từ ngữ chỉ đặc điểm
Câu 2. Viết tiếp để có câu giới thiệu, câu nêu hoạt động và câu nêu đặc điểm: a. Na là…
b. Giờ ra chơi, các bạn trong lớp...
c. Đôi mắt của mẹ Na…
Câu 3. Đặt câu kể phù hợp với mỗi tranh sau:
Câu 4. Điền dấu hai chấm vào vị trí thích hợp:
a. Bụng nghĩ thú vị “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi,
nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”. (Dế Mèn phiêu lưu kí)
b. Mấy hôm sau, sáng chủ nhật, mẹ bảo tôi
- Cô-li-a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé! (Bài tập làm văn) Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Na đã làm những việc tốt gì giúp các bạn trong lớp?
C. Gọt bút chì giúp Lan, cho Minh nửa cục tẩy, trực nhật giúp các bạn bị mệt
Câu 2. Vì sao khi nghe cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng Lan chỉ lặng yên?
A. Vì Na biết mình học chưa giỏi
Câu 3. Vì sao các bạn và cô giáo muốn trao phần thưởng cho Na?
B. Vì lòng tốt của Na dành cho mọi người
Câu 4. Câu chuyện “Phần thưởng” muốn nói với em điều gì?
A. Hãy làm việc tốt và giúp đỡ mọi người III. Luyện tập Câu 1.
- Từ ngữ chỉ sự vật: bục; khăn, đôi mắt
- Từ ngữ chỉ hoạt động: nghe; bước;
- Từ ngữ chỉ đặc điểm: vang dậy; lặng lẽ; đỏ hoe Câu 2. a.
⚫ Na là học sinh lớp 3.
⚫ Na là người trầm tính. b.
⚫ Giờ ra chơi, các bạn trong lớp đang ngồi nói chuyện.
⚫ Giờ ra chơi, các bạn trong lớp rất yên lặng. c.
⚫ Đôi mắt của mẹ Na nhìn chúng tôi trìu mến.
⚫ Đôi mắt của mẹ Na to và sáng. Câu 3.
- Các bạn nhỏ đang trêu đùa.
- Hai bạn nhỏ đang hướng dẫn nhau học bài. Câu 4.
a. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi,
nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”. (Dế Mèn phiêu lưu kí)
b. Mấy hôm sau, sáng chủ nhật, mẹ bảo tôi:
- Cô-li-a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé! (Bài tập làm văn)