Bài tập dân dự thừa kế | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Bước này đòi hỏi sinh viên cần phải xem tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nàolà tài sản chung, phần tài sản chung thì pháp áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản củavợchồng theo quy địnhtại LuậtHôn nhângiađình(vềnguyêntắclàchiađôi). Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thương mại quốc tế (65TMQT)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45936918
I. Các bước làm bài tập chia thừa kế
Bước 1: Vẽ sơ đồ phả hệ
Bước này giúp các sinh viên có thể thấy một cách tổng quan về quan hệ giữa
các đối tượng trong đề bài, tránh bỏ xót đối tượng khi chia tài sản.
Bước 2: Xác định di sản người chết để lại.
Bước này đòi hỏi sinh viên cần phải xem tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào
là tài sản chung, phần tài sản chung thì pháp áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản của
vợ chồng theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình (về nguyên tắc là chia đôi).
Các nghĩa vụ người chết để lại: Thông thường trong các bài tập chia thừa kế thì
có phần chi phí mai táng, chi phí này sẽ được trừ vào số di sản của người chết.
Các khối tài sản khác của người chết có được: Có thể người nhận được một
phần di sản thừa kế của người khác trong cùng một tình huống, vì vậy cần chú ý để
cộng thêm khoản này vào khối di sản.
Bước 3: Xác định tình huống đưa ra có di chúc hay không? Di chúc có hợp
pháp hay không? Có hiệu lực toàn bộ hay một phần?
Với bước này sinh viên cần xem dữ kiện bài ra xem có di chúc để lại hay
không? Nếu có thì phải xem di chúc đó có hợp pháp về mặt nội dung và hình thức
theo quy định của pháp luật hay không? Xem những người nhận thừa kế còn sống tại
thời điểm mở thừa kế hay không? (đối với cá nhân), còn tồn tại hay không? (đối với tổ chức).
Sau khi xem xét thấy có di chúc hợp pháp thì chia thừa kế theo di chúc, nếu
không có di chúc thì chia theo pháp luật. Tùy trường hợp cụ thể cần phải xem xét di
chúc đã định đoạt hết toàn bộ di sản hay chưa? Nếu có phần chưa được định đoạt hoặc
không có hiệu lực thì phải tiếp tục chia theo pháp luật.
* Những lưu ý khi chia thừa kế theo di chúc
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một
người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp
họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó, gồm:
Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
* Về trường hợp thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời
điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của lOMoAR cPSD| 45936918
cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm
với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt
được hưởng nếu còn sống.
II. CÁC TÌNH HUỐNG BÀI TẬP
Tình huống 1: Ông A kết hôn với bà B và có hai người con chung là C sinh
năm 1976 và D sinh năm 1980. C bị tâm thần từ nhỏ, D có vợ là E và có ba người con
là F, G, H. Vợ chồng D không có tài sản gì và sống nhờ nhà của ông bà A - B. Năm
2015, bà B lập di chúc để lại cho D 1/3 tài sản của bà. Tháng 10/2016, D chết. Tháng 01/2017, bà B chết.
Chia di sản của bà B biết rằng, căn nhà là tài sản chung của ông A, bà B trị giá
30 tỷ đồng. Biết rằng, mẹ bà B là cụ G còn sống.
Tình huống 2: Ông A, bà B kết hôn với nhau và có hai người con chung là C, D
(cả hai đều đã trưởng thành và có việc làm ổn định). Năm 2004, ông A bỏ nhà đến
chung sống với bà H như vợ chồng và có con chung là E sinh năm 2005 và F sinh
năm 2007. Năm 2016, ông A viết di chúc chia cho bà B ½ di sản riêng của ông. Năm
2017, ông A chết. Tài sản chung giữa A và B là 4 tỷ, tài sản riêng của ông A là 3 tỷ.
Hãy chia di sản của ông A.
Tình huống 3: Vợ chồng A và B có 2 con chung là C và D. Anh C có vợ là H và
có 2 con chung là E và F. Ông A và anh C chết cùng thời điểm. Di sản riêng của ông
A là 1,2 tỷ đồng. Bố, mẹ đẻ của ông A đã chết.
1. Chia di sản của ông A cho những người có quyền thừa kế?
2. Giả sử ông A để lại di chúc truất quyền thừa kế của B, C, D và cho K hưởng 2/3
di sản, 1/3 di tặng cho M. Bà B khởi kiện lên tòa xin thừa kế di sản của A. Hãy chia di
sản của A cho người có quyền thừa kế.
Tình huống 4: Ông A, bà B có hai con chung là anh C, chị D (đều đã thành niên và
có khả năng lao động). Anh C có vợ là M có hai con là X, Y. Chị D có chồng là N có
một con là K. Di sản của ông A là 900 triệu. Chia thừa kế của ông A trong các trường hợp sau:
1. Ông A viết di chúc hợp pháp để lại toàn bộ di sản cho X.
2. Ông A chết cùng thời điểm với C và không để lại di chúc. lOMoAR cPSD| 45936918
Tình huống 5: Vợ chồng ông A và bà B có 3 đứa con trai là C, D, E và một đứa
con nuôi là H. Năm 2009 ông A chết do bệnh nặng không có di chúc. Sau khi ông A
chết bà B quyết định chia tài sản của ông A cho các con đẻ mà không chia cho H là
con nuôi. Biết rằng tài sản của hai ông bà là căn nhà trị giá 3 tỷ VNĐ, sổ tiết kiệm 20 tỷ VNĐ. Hỏi:
1. Việc làm của bà B đúng hay sai ? tại sao?
2. Chia thừa kế trong trường hợp này
Tình huống 6: Năm 1989, Ông A và bà B kết hôn với nhau. Họ có hai người con
là C sinh năm 1992 và D sinh năm 1994. Tài sản của chung của A và B gồm có: 1 căn
nhà mang tên 2 vợ chồng có giá 12 tỉ đồng và một mảnh đất do bố ông A cho ông A
năm 1987 (mảnh đất này do ông A đứng tên có giá trị là 9 tỷ đồng.
a. Năm 2012, ông A bị tòa án tuyên bố đã chết và không để lại di chúc. Hãy chia
di sản của ông A trong trường hợp này.
b. Giả sử trước đó ông A để lại di chúc cho toàn bộ tài sản của mình cho cháu nội
là K. D cho rằng mình là con dù không có tên vẫn được hưởng thừa kế. Bố mẹ K thì
bảo ông A cho ai thì người đó hưởng. Hãy giải quyết tranh chấp trên.
Tình huống 6: Ông A kết hôn với bà B và có ba người con chung là C, D, E (tất
cả đã thành niên và có khả năng lao động). E kết hôn với F và có hai người con chung
là X và Y (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). Trong thời kỳ tồn taị hôn
nhân hợp pháp với bà B, Ông A đã chung sống như vợ chồng với bà K và có 2 người
con chung là M và N (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). Ông A còn có mẹ
là bà Z. Di sản riêng của ông A trước khi chế là 15 tỷ đồng. Chia di sản thừa kế của
ông A trong những trường hợp sau:
1. Ông A chết có để lại di chúc định đoạt cho bà B được hưởng 1 tỷ đồng, cho E
hưởng 14 tỷ đồng nhưng E chết cùng thời điểm với ông A.
2. Ông A chết để lại di chúc cho K được hưởng 1/2 tổng di sản, bà B bị tước
quyền hưởng di sản thừa kế.