Bài tập dạng câu hỏi nhận định môn Luật Dân sự I có đáp án

Bài tập dạng câu hỏi nhận định môn Luật Dân sự I có đáp án của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|36477832
1
LUẬT DÂN SỰ 1
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
(Trả lời đúng, sai. Vì sao?)
Câu 1: Văn bản qui phạm pháp luật là nguồn duy nhất của Luật dân sự.
sai. theo tinh thần của điều 3 PLDS: trong trường hợp PL không qui định và các bên không thỏa thuận thì thể áp
dụng “tập quán pháp lý”.
Câu 2: Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân sự.
Là sai. Vì ngoài Luật DS thì còn những ngành khác điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân như Luật hôn nhân gia đình,
luật lao động.
Câu 3: Nhân thân không thể tính được bằng tiền và không thể chuyển giao dân sự.
Là sai. Vì theo điều 742 của BLDS quyền nhân thân có thể được chuyển giao với các điều kiện do PL sở hữu trí tuệ qui định.
Câu 4: Chỉ phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự định đoạt được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân
thân trong các giao lưu dân sự.
Là sai. Trong những trường hợp để bảo vệ quyền lợi của XH, của quốc gia thì dùng phương pháp quyền uy.
Câu 5: Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự.
sai. Theo tinh thần của điều 22 BLDS, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ
được chỉ khi Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định thì người
đó mới bị mất năng lực hành vi dân sự.
Câu 6: Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.
Là sai. Vì theo tinh thần của điều 141 BLDS: cha mẹ là người đại diện theo PL cho con chưa thành niên.
Câu 7: Trách nhiệm dân sự pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn.
Là đúng. Vì theo điều 93 của BLDS pháp nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.
Câu 8: người chưa thành niên thì có năng lực hành vi chưa đầy đủ.
Là sai. Vì người từ 0-6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự.
Câu 9: Thời hiệu là khoản thời gian do pháp luật qui định hoặc do các bên thỏa thuận.
Là sai. Vì theo tinh thần của điều 154 BLDS thời hiệu là thời hạn do pháp luật qui định. Không được thỏa thuận.
Câu 10: Khi người được giám hộ được 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt.
Là sai. Vì theo điều 158 BLDS thì người thành niên nếu bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì cần có người giám
hộ, việc giám hộ không chấm dứt.
Câu 11: Khi người đại diện chết thì quan hệ đại diện chấm dứt.
Là sai. Vì theo điều 141 BLDS thì “người đại diện chết thì người được đại diện thay người địa diện khác”.
Câu 12: Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Là sai. Vì theo điều 22 và 23 của BLDS bếu họ rơi vào trường hợp bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì họ không
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Câu 13: Hộ gia đình là những người có hộ khẩu chung và có tài sản chung.
Là sai. Vì theo điềi 106 BLDS: các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung. Vậy việc
có hộ khẩu chung thì không cần.
Câu 14: Giao dịch do người không có thẩm quyền xác lập thực hiện thì luôn luôn không có giá trị pháp lý.
sai. theo tinh thần điều 145 BLDS thì việc giao dịch của người không có thẩm quyền được hợp pháp khi người đại diện
đã biết và đồng ý.
Câu 15: Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt.
sai. theo điều 70 BLDS: khi người giám hộ chết thì người được giám hộ thay đổi người giám hộ. Việc giám hộ không
chấm dứt.
lOMoARcPSD| 36477832
2
Câu 16: Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh từ lợi ích vật chất và tinh thần giữa
các chủ thể trong xã hội.
Là sai. Vì BLDS còn điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân với những tính chất đặc trưng nhất định.
Câu 17: Hộ gia đình là tập thể những người thân thích với nhau và có hộ khẩu thường trú.
Là sai. Hộ gia đình chỉ cần thỏa mãn các dấu hiệu trong BLDS điều 106.
Câu 18: Mọi pháp nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Sai. Vì mọi pháp nhân có những chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự cũng khác nhau.
Câu 19: Giao dịch dân sự do người không thẩm quyền đại diện xác lập thực hiện thì không m phát sinh hậu quả
pháp lý đối với người được đại diện.
sai. theo tinh thần điều 145 BLDS thì việc giao dịch của người không có thẩm quyền được hợp pháp khi người đại diện
biết và đồng ý và chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 20: Mọi giao dịch dân sự của chủ hộ đều làm phát sinh trách nhiệm đối với hộ gia đình.
sai. theo khoản 2, điều 107 BLDS thì nếu trong trường hợp chủ hộ giao dịch dân sự chỉ lợi ích riêng của nhân thì
không làm phát sing trách nhiệm dân sự.
Câu 21: Khi tài sản của pháp nhân không đủ để thực hiện nghĩa vụ của pháp nhân thì các thành viên góp vốn thành lập
pháp nhân phải chịu nghĩa vụ thay bằng tài sản riêng của mình tương ứng với phần vốn góp.
Là sai. Vì pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn theo điều 93 của BLDS.
Câu 22: Thời hạn đề 1 chủ thể hửng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự là một loại thời hiệu.
Là đúng. Theo điều 154 BLDS có qui định.
Câu 23: Quan hệ pháp luật dân sự tốn tại cả khi không có qui phạm pháp luật nào điều chỉnh.
đúng. Vì theo tinh thần điều 3 BLDS trong trường hợp PL không quy định các bên không thỏa thuận thì thể áp
dụng tập quán pháp lý.
Câu 24: Người bị khiếm khuyết về thể chất như bị mù, câm hoặc điếc thì bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Là sai. theo điều 23 BLDS thì khi nào Tòa án tuyên là người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đó mới bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự.
Câu 25: Thành viên của tổ hợp tác là người phải thành niên.
sai. theo điều 112 BLDS thì nếu người đó không năng lực hành vi dân sự thì cũng không được tham gia thành viên
Câu 26: Thành viên của hộ gia đình phải là những người đã thành niên.
Là sai. Vì theo BLDS không bắt buộc phải thành niên mà chỉ qui định có tài sản chung, cùng đóng góp công sức cho kinh tế.
Câu 27: Mỗi sự kiện pháp lý xuất hiện chỉ có thể làm phát sinh hoặc làm thay đổi hoặc làm chấm dứt một quan hệ pháp
luật tương ứng.
Là sai. Theo tinh thần của BLDS thì mỗi sự kiện pháp lý xuất hiện có thể làm chấm dứt một hay nhiều quan hệ PL tương ứng.
Câu 28: Người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ.
sai. theo điều 23 BLDS sau khi tòa án tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đồng thời cũng cử cho
người đại diện vậy thì không cần người giám hộ.
Câu 29: Phạm vi thẩm quyền đại diện theo ủy quyền là do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định.
Là sai. Vì hiện nay PL không quy định mà do các bên thỏa thuận theo tinh thần của BLDS.
Câu 30: Mọi thời hiệu đều phải liên tục mà không thể bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì.
sai. Vì theo tinh thần điều 161 BLDS thì trong trường hợp nào bị lý do khách quan làm phát sinh thì thời hiệu được gián
đoạn.
Câu 31: Người thành niên thì tự mình xác lập thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của mình.
Là sai. Vì theo tinh thần của điều 22 và 23 BLDS thì người thành niên phải có NLHVDS thì mới tự mình xác lập thực hiện mọi
giao dịch.
Câu 32: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mang tính chuyên biệt, trừ trường hợp thành viên của pháp nhân có
sự thỏa thuận khác.
Là sai. Vì nếu các thành viên của pháp nhân có thỏa thuận nhưng chưa đăngở cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa được sự cho
phép của cơ quan nhà nước.
lOMoARcPSD| 36477832
3
Câu 33: Thời hiệu khởi kiện có thể được thỏa thuận kéo dài hoặc rút ngắn, nếu được tòa án chấp nhận.
Là sai. Vì theo tinh thần của điều 154 BLDS thì thời hiệu khởi kiện phải có luật định chứ không được thỏa thuận.
Câu 34: Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác thì bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Là sai. Vì theo điều 23 BLDS là khi nào bọ Tòa án tuyên là người đó bọ hạn chế NLHVDS thì người đó mới bị hạn chế
NLHVDS.
Câu 35: Năng lực pháp luật của hộ gia đình mang tính chuyên biệt.
sai. theo điều 106 BLDS Hộ gia đình chỉ hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc chỉ bị hạn chế nhưng không mang
tính chuyên biệt.
Câu 36: Thời hạn do pháp luật quy định thì gọi là thời hiệu.
Là sai. Vì theo tinh thần của điều 154 BLDS sau khi kết thúc thời hạn đó phải phát sinh hậu quả đó thì mới gọi là thời hiệu.
Câu 37: Mọi quan hệ tải sản do luật dân sự điều chỉnh đều mang tình đền bù tương đương.
sai. theo BLDS vẫn một số trường hợp quan hệ không manh tính đền bù. VD: quan hệ tặng cho, quan hệ thừa kế…
Câu 38: Thành viên của pháp nhân chịu trách nhiệm liên đới đối với tài sản của pháp nhân.
Là sai. Vì theo BLDS thì trách nhiệm dân sự của pháp nhân là hữu hạn. Các thành viên của pháp nhân không có nghĩa vụ trách
nhiệm thay cho pháp nhân.
Câu 39: Việc định đoạt tài sản của tổ hợp tác phải được đa số tổ viên tổ hợp tác đồng ý.
Là sai. Vì khoản 3, điều 114 BLDS thì nếu tài sản đó là tư iệu sản xuất thì cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên.
Câu 40: Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật qui định.
Là sai. Vì theo điều 142 BLDS thì có những trường hợp đều do pháp nhân qui định hoặc do quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đề cử.
Câu 41: Người nghiện ma túy hoặc chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản gia đình là người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự.
Là sai. Vì theo điều 23 BLDS thì khi nào Tòa án tuyên là người đó bị hạn chế NLHVDS thì người đó mới bị hạn chế
NLHVDS.
Câu 42: Người bị tòa án tuyên bố là đã chết mà còn sống mà trở về thì có quyền yêu cầu những người thừa kế trả lại tài
sản đã nhận.
Là sai. Vì theo tinh thần khoản 3, điều 83 của BLDS thì những người thừa kế chỉ trả lại di sản còn lại thôi.
Câu 43: Thời hạn là khoảng thời gian mà pháp luật qui định từ thời điểm này tời thời điểm khác.
Là sai. Vì theo tinh thần của BLDS thì thời hạn có thể được thỏa thuận giữa các bên.
Câu 44: Quan hệ pháp luật dân sự chỉ tồn tại khi được qui phạm pháp luật dân sự trực tiếp điều chỉnh.
Là sai. Vì hiện nay theo tinh thần của BLDS vẫn thừa nhận việc điều chỉnh gián tiếp của qui phạm PLDS.
Câu 45: Năng lực pháp luật dân sự của tổ hợp tác mang tính chất riêng biệt.
Là đúng. Vì tổ hợp tác hoạt động dựa vào lĩnh vực mà nó đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và căn cứ vào hợp đồng
nên nó mang tình chuyên biệt.
Câu 46: Các tập quán cũng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh.
Là đúng. Vi theo điều 3 BLDS thì trong trường hợp pháp luật không qui định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng
tập quán.
Câu 47: Mọi cá nhân đều có quyền tham gia xác lập hợp đồng hợp tác để thành lập tổ hợp tác.
sai. theo điều 112 BLS thì nhân phải NLHVDS đầy đủ mới quyền tham gia xác lập hợp đồng hợp tác để thành
lập tổ hợp tác.
Câu 48: Muốn trở thành pháp nhân thì mọi tổ chức phải được thành lập hợp pháp và phải có tài sản chung.
Là sai. Vì theo điều 84 BLDS thì cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản đối lập với cá nhân thì mới trở thành pháp nhân.
Câu 49: Người chưa thành niên khi tham gia xác lập thực hiện giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người giám hộ.
Là sai. theo khoản 2, điều 20 BLDS trong trường hợp người đủ 15 đến 18 tuổi có tài sản riêng, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
thì có thể tự mình xác lập thực hiện giao dịch dân sự mà không cần người đại diện.
lOMoARcPSD| 36477832
4
Câu 50: Việc cải tổ pháp nhân làm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân.
Là sai. Vì trong BLDS việc cải tổ pháp nhân 4 loại trong đó có trường hợp tách xác lập pháp nhân thì vẫn duy trì sự tồn
tại của pháp nhân.
Câu 51: Người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần bắt buộc phải có người giám hộ.
Là sai. Vì theo diều 58 BLDS thì người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất
năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện
chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu.
Câu 52: Người đại diên hợp pháp của pháp nhân chỉ thể người đứng đầu pháp nhân theo qui định của pháp luật
hoặc theo quyết định của cơ quan thẩm quyền của pháp nhân.
Là sai. Vì theo điều 141 BLDS thì người đại diện theo PL còn có cha, mẹ; người giám hộ, chủ hộ gia đình… chú không chỉ
thể là người đứng đầu pháp nhân theo quy định PL.
Câu 53: Mọi cá nhân đều có năng lực hành vi dân sự như nhau.
Là sai. theo tinh thần của BLDS thì NLHVDS tùy theo độ tuổi khả năng nhận thức của họ khác nhau thì NLHVDS khác
nhau.
Câu 54: Tài sản của người bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố chết được giải quyết theo qui định của pháp luật
về thừa kế.
Là sai. Vì theo điều 79 BLDS thì tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quản lý theo qui định của PL.( vợ hoặc chồng của
người mất tích, nếu đang ly hôn thì con cái hay cha, me của người mất tích quản lý, nếu không có người thân thích thì Tòa án
chỉ định người quản lý tài sản…)
Câu 55: Người đại diện bao gồm các cá nhân và tổ chức thỏa mãn điều kiện do pháp luật qui định.
Là đúng. Vì theo tinh thần điều 139 BLDS thì người đại diện chỉ cần thỏa mãn được các yêu cầu của điều 139.
Câu 56: Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về lợi ích nhân thân, gắn liền với mỗi chủ thể nhất định và
không được phép chuyển giao.
Là sai. Vì quyền nhân thân có thể chuyển giao với các điều kiện do PL về sở hữu trí tuệ qui định.
Câu 57: Khi người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ chấm dứt.
Là sai. Vì theo điều 70 BLDS thì người giám hộ chết thì người được giám hộ thay người giám hộ khác.
Câu 58: Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình là trách nhiệm liên đới theo phần.
Là sai. Vì theo tinh thần BLDS thì hộ gia đình chịu trách nhiệm vô hạn và không theo phần vì không xác định được phần đóng
góp của họ.
Câu 59: Chỉ những quan hệ tài sản phát sinh theo sự thỏa thuận mới là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
Sai. Vì quan hệ thừa kế không phát sinh theo sự thỏa thuận vẫn là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
Câu 60: Mọi quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều phát sinh theo ý chí của các chủ thể trong quan hệ.
Sai. Vì quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia thì ý chí đó còn phải phù hợp với ý chí
của nhà nước.
Câu 61: Quan hệ bồi thường thiệt hại do m phạm danh dự, nhân phẩm là quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh.
Sai. Vì quan hệ bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ quyền sở hữu tài sản chứ không phải là quan hệ nhân thân do luật dân
sự điều chỉnh.
Câu 62: Năng lực pháp luật năng lực hành vi của chủ thể quan hệ dân sự không xuất hiện đồng thời và mất đi đồng
thời.
Sai. Vì chủ thể quan hệ pháp luật dân sự có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và nhà nước; còn năng lực hành vi
dân sự chỉ có chủ thể là cá nhân.
Câu 63: Khi cá nhân bị tuyên bố mất tích mà sau 3 năm kể từ ngày tuyên bố có hiệu lực mà vẩn không có tin tức gì thì
cá nhân đó sẽ bị tuyên bố là chết.
Sai. Vì về nguyên tắc cũng như trình tự của luật tố tụng dân sự ngoài thỏa mãn những điều kiện về thời gian, không gian… mà
không có yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan đến tòa án thì người đó sẽ không thỏa mãn bị tuyên bố là đã chết hay
mất tích.
Câu 64: Mọi tổ chức đều có thể là pháp nhân
lOMoARcPSD| 36477832
5
Đúng. Vì “ có thể “ chứ không phải là chắc chắn, thêm vào nữa nếu thỏa mãn những điều kiện được quy định tại điều 84 BLDS
2005 thì một tổ chức bất kì hoàn toàn có thể được coi là một pháp nhân.
Câu 65: Hoạt động của hộ gia đình chỉ có thể thông qua hoạt động của chủ hộ.
Sai. Vì hoạt động của hộ gia đình còn thể thông qua hoạt động của các thành viên trong hộ gia đình nếu được chủ hộ ủy quyền
cho tham gia.
Câu 66: Các thành viên của tổ hợp tác không thể có quan hệ huyết thống hoặc mối nuôi dưỡng nhau.
Sai. Vì pháp luật không cấm những người trong tổ hợp tác không thể có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng với nhau.
Câu 67: Cha mẹ không bao giờ là người giám hộ của con mà chỉ có thể là người đại diện theo pháp luật của con.
Sai. Vì theo khoản 3 điều 62 BLDS trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con cái
hoặc có mà vợ, chồng, con cái đều không đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha mẹ là người giám hộ của con.
Câu 68: Người đủ 18 tuổi trở lên khi tham gia GDDS thì không buộc phải có người đại diện.
Sai. nếu người tử đủ 18 tuổi trlên mà bị hạn chế ng lực hành vi dân sự thì vẫn cần người đại diện đtham gia các giao
dịch dân sự.
Câu 69: GDDS được xác lập mà mt bên bị lừa dối là GDDS vô hiệu.
Sai. Vì điều kiện để 1 giao dịch dân sự vô hiệu do 1 bên bị lừa dối là phải có yêu cầu đến a án thì giao dịch dân sự đó mới được
coi là vô hiệu. Vì vậy nếu không có yêu cầu của bên bị lừa dối thì giao dịch dân sự đó không được coi là vô hiệu.
Câu 70: Người chưa thành niên không được xác lập GDDS khi không có sự đồng ý của người đại diện.
Sai. Vì người từ đủ 15 đến 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự 1 phần mặc dù chưa đầy đủ nhưng có thể tham gia 1 số giao dịch
dân sự nếu pháp luật không yêu cầu khác về độ tuổi.
Câu 71: Tấc cả chưa người thành niên đều phải có người giám hộ nếu cha mẹ đều đã chết.
Sai. Vì người từ đủ 15 đến chua đủ 18 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ nếu họ phát triển bình thường về mt thể chất.
Câu 72: Người đại diện có quyền yêu cầu xác lập và thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của người đại diện.
Sai. Vì theo khoản 1, điều 144 BLDS thì Người đại diện theo pháp luật có quyền yêu cầu xác lập và thực hiện mọi giao dịch vì
lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp Pl có qui định khác và theo khoản 3 điều 144 BLS.
Câu 73: Bất kỳ chủ thể nào cũng quyền yêu cầu tòa án tuy6en bố GDDS do người dưới 6 tuổi xác lập GDDS vô hiệu.
Sai. Vì chỉ có người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố một GDDS do người dưới 6 tuổi xác
lập là vô hiệu.
Câu 74: Người đại diện không được xác lập GD có liên quan đến tài sản của người được đại diện.
Sai. theo điều 144 điều 169 BLDS ta thấy người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người
được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Câu 75: Người đại diện theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân.
Sai. Vì theo khoản 1, điều 141 người đại diện theo pháp luật có thể là tổ chức cơ quan nếu được pháp luật quy định.
Câu 76: Khi hết thời hiệu khởi kiện chủ thể thể yêu cầu tòa án gia hạn thời hiệu khởi kiện nếu người đó không thể
khởi kiện được vì những lí do khách quan.
Đúng. Vì theo điều 161 BLDS nếu người đó có lý do gặp phải những trở ngại khách quan không thể khởi kiện thì hết thời hạn
trên người đó có thể yêu cầu tòa án gia hạn thời hiệu khởi kiện.
Câu 77: Chỉ có chủ sở hữu tài sản gốc mới có quyền xác lập quyền sở hữu với hoa lợi, lợi tức.
Sai. Vì theo điều 235 thì chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận, hoặc quy định
của pháp luật kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức thì hoàn toàn thể xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức từ tài
sản gốc.
Câu 78: Tài sản gốc chỉ có thể sinh ra hoa lợi hoặc lợi tức.
Sai. Vì tài sản gốc có thể vửa sinh ra hoa lợi lại vừa có thể sinh ra lợi tức. Ví dụ: con trâu đẻ ra con nghé thì con nghé là hoa lợi,
nhưng nếu cùng là con trâu là tài sản gốc ban đầu có thể được cho người khác thuê đi cày sẽ sinh ra lợi tức.
Câu 79: Chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu công khai không giấu giếm.
Sai. Vì theo điều 189 người chiếm hữu không căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu không biết hoặc không
thể biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật.
Câu 80: Tài sản được hình thành từ sát nhập là tài sản thuộc hình thức sở hữu chung.
lOMoARcPSD| 36477832
6
Sai. theo khoản 1, điều 236 BLDS: “… không thể xác định tài sản đem sát nhập vật chính hay vật phụ thì vật mới được
hình thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu…”. Vậy nếu xác định được vật chính và vật phụ thì tài sản thuộc
về chủ sở hữu vật chính.
Câu 81: Khi một người phát hiện ra tài sản một người đánh rơi, bỏ quên thì sẽ được xác lập quyền sở hữu với toàn bộ tài
sản đó khi đã hết thời hạn chiếm hữu quản lí theo quy định.
Sai. Vì theo điều 241 thì tùy từng trưởng hợp người phát hiện ra vật đánh rơi, bỏ quên là tài sản gì: động sản hay bất động sản
cũng như giá trị của tài sản đó thì việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó có thể được thực hiện hay không.
Câu 82: Khi một trong các đồng sở hữu chung chết thì i sản của họ trong khối tài sản chung được mang ra chia thừa
kế.
Sai. Vì tài sản chung bao gồm tài sản chung theo phần và tài sản chung hợp nhất hai loại này lại những hậu quả pháp
khác nhau nếu 1 trong các đồng chủ sở hữu chết. vậy, nếu trong hình thức sở hữu chung hợp nhất nếu 1 trong các đồng chủ
sở hữu chết thì di sản thừa kế của người chết là phần tài sản thuộc sở hữu đó đã đóng góp trong khối tài sản chung. Nếu không
có người thừa kế thì tài sản đó thuộc về nhà nước, còn nếu trong trường hợp sở hữu chung hợp nhất nếu một trong các đồng chủ
sở hữu chết t½ khối tài sản chung cùa người đó được mang ra chia cho những người thừa kế. Câu 83: Khi quyền sở hữu
của chủ thể này chấm dứt sẽ làm phát sinh quyền sở hữu của chủ thể khác.
Sai. Vì theo khoản 3 điều 173 quy định việc chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu tài sản chon người khác không phải là căn cứ
để chấm dứt các quyền sở hữu không phải chủ sở hữu đối với tài sản đó được quy định tại khoản 2 điều 173 như quyển sử
dụng đất quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề.
Câu 84: Khi tài sản bị xâm phạm quyền sở hữu thì chủ sở hữu chỉ có thể áp dụng một trong 3 phương thức kiện dân sự
để bảo vệ.
Sai. Vì theo khoản 2 điều 169 BLDS thì 3 biện pháp bảo vệ là khác nhau và khi bị xâm phạm quyền sở hữu thì người đó tùyo
những điều kiện cụ thể có thể áp dụng 3 phương thức kiện dân sự để bảo vệ quyền sở hữu cho phù hợp.
Câu 85: Khi một bất động sản của chủ sở hữu bị vây bọc thì chủ sở hữu có quyền mở lối đi qua bất kỳ một bất động sản
liến kề nào khác.
Sai. Vì theo điều 275 quy định chủ sở hữu BĐS bị vây bọc bởi BĐS của những chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra có quyền
yêu cầu một trong các chủ sở hữu của BĐS liền kề dành cho mình một lối đi ra ngoài đường công cộng chứ không có quyền tự
ý mởi lối đi khi không có sự đồng ý của các chủ sở hữu khác. Câu 86: Di sản chia thừa kế là tất cả tài sản mà cá nhân người
chết để lại.
Sai. theo điều 634 di sản bao gồm tài sản riêng của người chết phần tài sản của người chết trong tài sản cung với người
khác.
Câu 87: Người nào được nhận di sản của người chết cũng đều phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Sai. Vì theo khoản 1 điều 637 thì người nào nhận được di sản của người chết cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết
để lại trong phạm vi tài sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Câu 88: Nếu người thừa kế còn nợ người khác mà chưa trả thì chỉ có quyền từ chối nhận di sản nếu thời hạn trả nợ chưa
đến.
Đúng. Vì theo khoản 1, điều 642 thì người nhận di sản có quyền tử chối nhận di sản nhưng không được từ chối nhằm trốn tránh
nghĩa vụ tài sản với người khác. Thời hạn trả nợ chưa đến chưa phát sinh nghĩa vụ trả nợ, nên việc từ chối nhận di sản là đúng
pháp luật.
Câu 89: Nếu người chết còn nghĩa vụ tài sản thì sẽ không còn dành 1 phần di sản để thờ cúng, di tặng.
Đúng. theo điều 670, 671 thì trong trường hợp toàn bộ tài sản của người chết không đđể thanh toán nghĩa vụ tải sản của
người đó thì không được dành 1 phần di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng.
Câu 90: Người lập di chúc không có quyền truất quyền thừa kế của con bị mất khả năng lao động.
Sai. Vì theo khoản 1 điều 648 và nguyên tắc chung trong thừa kế đó là sự bảo hộ của pháp luật, tôn trọng ý chí của người để lại
di sản. Theo đó người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của những người thừa kế.
Câu 91: Khi một người chưa thành niên bị người lập di chúc truất quyền thừa kế thì người đó được hưởng theo Đ. 669.
Nếu không thuộc Đ. 642 và khoản 1, Đ. 643.
Sai. nếu người chưa thành niên không phải con của người lập di chúc mà cháu của người lập di chúc thì người đó sẽ
không được hưởng theo điều 669.
92: Trong trường hợp bố mẹ chết trước ông bà thì con sẽ được hưởng thửa kế thế vị nếu bố mẹ là người có quyền hưởng
di sản của ông bà.
lOMoARcPSD|36477832
7
Đúng. Vì theo điều 677: Thừa kế thế vị thì trưởng hợp nếu bố mẹ chết trước ông bà thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà bố
mẹ cháu đáng lẽ được hưởng nếu còn sống và nếu cháu chết trước người để lại di sản thì chắt sẽ được hưởng phần di sản mà cha
hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Câu 93: Trong trường hợp di chúc bị thất lạc di sản sẽ được chia theo pháp luật.
Sai. Vì theo khoản 1 điều 666 thì nếu di chúc bị thất lạc mà có bẳng chứng chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập
di chúc thì di sản sẽ được chia theo di chúc. Và theo khỏan 2 thì nếu di sản chưa chia mà tìm được di chúc thì di sản sẽ chia thep
di chúc.
Câu 94: Vợ của người để lại di sản mà bị truất quyền thừa kế thì sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo PL.
Sai. Vì nếu thuộc trường hợp điều 642 và khoản 1, điều 643 thì người vợ sẽ thuộc trưởng hợp bị tước quyền thừa kế vậy
không được hưởng theo điều 669.
Câu 95: Người lập di chúc không được truất quyền thừa kế của người bị tàn tật.
Sai. Vì giải thích giống câu 90
Câu 96: Trong trường hợp người bị truất quyền thừa kế là người chua thành niên mà không thuộc khoản 1 điều 643 và
điều 642 thì sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo PL.
Sai . Vì giải thích giống câu 91.
Câu 97: Nếu người chết mà còn nghĩa vụ tài sản chưa thanh toán thì không được dung di sản vào việc thờ cúng, di tặng.
Đúng. Theo câu 89.
Câu 98: Di chúc hợp pháp là di chúc có hiệu lực pháp luật khi người lập di chúc chết.
Sai. nếu di chúc hợp pháp nhưng tất cả những người thừa kế trong di chúc đều đã chết thì di chúc không hiệu lực pháp
luật. Theo khoản 2, 3 điều 667.
Câu 99: Một người để lại di chúc hợp pháp thì khi chết di sản được chia theo di chúc hợp pháp.
Sai. Vì có thể sẽ rơi vào Đ. 675 hoặc 677.
Câu 100: Chia thừa kế theo pháp luật là chia thừa kế theo hàng.
Sai. Vì có thể rơi vào trường hợp điều 677 hoặc 669.
Câu 101: Khi chia thừa kế theo hàng mà bố mẹ chết trước ông bà thì con sẽ được thửa kế thế vị.
Sai. Trường hợp người con chết thì chắt sẽ được hưởng di sản thừa kế. Khoản 1 điều 677 LDS
Câu 102: Nếu bố mẹ chết cùng ông bà thì con chỉ được hưởng thừa kế thế vị nếu còn sống vào thời điểm chia di sản.
Sai, vì n sống vào thời điểm mở thừa kế chứ không phải vào thời điểm phân chia di sản, thực tế có nhiều trường hợp thời điểm
mỏ thừa kế và thời điểm chia di sản cách xa nhau.
LÝ THUYẾT LUẬT DÂN SỰ ( HỌC PHẦN 1 )
Cho ví dụ về áp dụng pháp luật và áp dụng tương tự về PL
1/ Áp dụng luật dân sự những hoạt động cụ thể của quan NN thẩm quyền dựa trên những QPPL của ngành luật đó mà
ra những quyết định thừa nhận hay bác bỏ các quyền nghĩa vụ của công dân hay tổ chức và quyết định áp dụng chế tài cho
những trường hợp cần thiết. Những QĐ của cơ quan NN có thẩm quyền đưa ra có thể là:
- ng nhận hay bác bỏ 1 quyền DS nào đó đối với 1 chủ thể ( quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền đòi nợ)
- Xác lập 1 nghĩa vụ cho 1 chủ thể nhất định như: Bồi thường thiệt hại, trả nợ, giao vật, trả tiền, chấm dứt hành vi vi phạm…
- Áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để bảo vquyền-lợi ích của chủ thể khác, của NN như tịch thu TS, phạt vi phạm,QĐ
bán đấu giá…
2/ Áp dụng tương tự về PL những QPPL đang hiệu lực đối với những QH tương tự nQH cần xử PL chưa
nhằm điều chỉnh QH cần xử lý đó như: dùng QH vay để xử lý QH về hụi hay dùng các QH dịch vụ để điều chỉnh QH đối công
với nhau.
2.Căn cứ phát sinh QHPLDS và cho vd minh họa?
1/Khái niệm: QHPLDS là những QHXH phát sinh từ các lợi ích vật chất và phi vật chất được các QPPLDS điều chỉnh trong đó
các bên tham gia đều bình đẳng với nhau về mặt pháp lý, những quyền và nghĩa vụ tương ứng các bên được NN đảm bảo thực
hiện.
lOMoARcPSD| 36477832
8
Cũng như những QPPL khác ,QPPLDS phát sinh,thay đổi hay chấm dứt do những sự kiện nhất định đó những sự kiện pháp
lý.
Trong sự kiện pháp lý bao gồm:
a.Sự biến: là những hiện tượng xẩy ra trong thực tế mà sự xuất hiện, biến đổi hay chấm dứt không phụ thuộc vào ý chí của con
người, nó có sự biến tuyệt đối ( hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn hay hành động của con người), sự biến tương đối (…)
b.Hành vi: là sự ý thức của con người nhằm làm phát sinh, chấm dứt, thay đổi QHPLDS dưới dạng hành động hay không hành
động và nó bao gồm hành vi hợp pháp và bất hợp pháp.
c. Xử sự pháp lý: những nh vi không nhằm phát sinh những hậu quả pháp lý nhưng do quy định của pháp luật, hậu quảpháp
lý vẫn được phát sinh.
d. Thời hạn: Thời gian được xác định từ thời điểm này cho đến thời điểm khác ( do luật định hay do thỏa thuận thành lập.)
e. Thời hiệu: Thời hạn do NN quy định về cá nhân chiệu trách nhiệm hoặc không chiu trách nhiệm DS trong QHPLDS.
2/ Ví dụ
A bán cho B căn nhà số 04 đường Duẩn quận 1 với giá 150 cây vàng. Việc bán nhà một sự kiện pháp lý, căn cứ phát
sinh HĐ mua bán giữa A và B trong đó:
- A có quyền được nhận 150 cây vàng và nghãi vụ giao căn nhà số 4 Lê Duẩn được xác lập - B
có quyền nhận căn nhà số 4 Lê Duẫn và có nghĩa vụ thanh toán 150 cây vàng được xác lập.
Câu 3: Cho vd về 1 sự kiện pháp lý làm phát sinh 2 hay nhiều QHPLDS:
1/ Khái niệm: Sự kiện pháp lý là những sự kiện xẩy ra trong thực tế được pháp luật thừa nhận có giá trị làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt 1 QHPLDS.
Không phải sự kiện nào trong QHXH đều là các sự kiện pháp lý mà phải được nhà nước thừa nhận nó bởi các văn bản pháp luật
thì các sự kiện đó trong QHXH mới là sự kiện pháp lý.
2/ Ví dụ:Ông A là chủ nhàng BC có vay tiền của H K để kinh doanh nhà hàng A bị bệnh chết. Việc A chết một sự
kiện pháp lý nó sẽ làm phát sinh rất nhiều QHPLDS:
-QH thừa kế của vợ và con ông đối với phần TS ông để lại. Đây là QHTS phát sinh từ QH nhân than.
-Trách nhiệm giải quyết nợ của ông A để lại. Đây là quan hệ tài sản phát sinh từ quan hệ nhân than -Việc
khai tử cho ông A
-Việc chấm dứt hôn nhân của ông A.
Câu 4: Trong năng lực PLDS của công dân dưới 16 tuổi không các nghĩa vụ n sự mà chủ yếu QDS. Ý kiến này
đúng không:
-Vì theo điều 16 khoản 2 LDS: mọi cá hân đều bình đẳng trước pháp luật về năng lực PL. Năng lực PLDS của cá nhân không bị
hạn chế bởi (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc…) mội cá nhân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh
chịu nghĩa vụ như nhau.
-Năng lực PL là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà PL quy định cho cá nhân. Do đó nếu pháp luật đã quy định mọi cá nhân đều
bình đẳng về năng lực PLDS có ngĩa là mọi cá nhân đều có khả năng có quyền và nghĩa vụ đều hưởng tất cả các quyền và phải
thực hiện tất cả quy định của pháp luật không phân biệt tuổi tác.
Câu 5: Có ý kiến cho rằng cá nhân có năng lực PLDS từ khi còn là thai nhi. Ý kiến này đúng không? Tại sao?
Cá nhân cóng lực PLDS từ khi còn là thai nhi. Ý kiến y đúng chỉ đúng trong quan hệ thừa kế của LDS quy định
của thừa kế là con có chung phần tài sản do cha mẹ để lại khi 2 người này qua đời ( trường hợp đặc biệt).
Trường hợp ngoại lệ được PL quy định là:” Người sinh ra và còn sống trong thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản thừa kế chết” vẫn được hưởng di sản của người chết để lại, vậy thai nhi vẫn được bảo đảm quyền thừa kế nếu
còn sống sau khi sinh ra.
Gỉa thiết được đặt ra là cha của cá nhân đó chết trước khi cá nhân đó ra đời thì trong trường hợp thai nhi đã xác nhận là một cá
nhân và được hưởng một phần thừa kế là 1 người con.
Song song thời hiệu khởi kiện về thừa kế 10 m điều đó đảm bảo quyền lợi của thai nhi khi ra đời đủ thời gian để khởi
kiện về thừa kế trừ trường hợp thai chi chết.
Câu 6: Người bị mù, câm, điếc có phải là người mất NLHVDS hay hạn chế NLHVDS? Tại sao?
Người bị mù, câm, điếc không phải là người hạn chế NLHVDS.
Người bị câm, điếc, bị mù vẫn đủ khả năng nhận thức về hành vi của mình nhưng bị hạn chế vì không thực tự mình thực hiện
được các QHPLDS trực tiếp mà phải thông qua một người trung gian hoặc người đại diện.
lOMoARcPSD| 36477832
9
Câu 7: Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố mất tích và tuyên bố mt người chết có gí khác nhau?
Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân mất tích:
+Viêc tuyên bố 1 cá nhân mất tích chỉ là một giải pháp tạm thời để giải quyết các quyền lợi dân sự, tư cách chủ thể của cá nhân
này không bị chấm dứt mà chỉ tạm đình chỉ. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân chết:
+Khi quyết định của tòa án tuyên bố nhân chết hiệu lực pháp luật thì các quan hệ vhôn nhân, gia đình các quan hệ
khác, nhân thân của người đó được giải quyết như người đã chết (đương nhiên chấm dứt) +Tài sản của người được tòa án tuyên
là đã chết thì giải quyết thoe pháp luật về thừa kế.
Sự khác nhau:
+Về quyền lợi DS cách chủ thể của nhân khi tòa án tuyên bốđã chết hay bị mất tích chỉ còn quyền lợi DS tư ch chủ
thể của cá nhân khi tòa án tuyên bố là đã chết thì:
-Về TS của cá nhân khi bị tòa án tuyên bố là đã mất tích chỉ được NN giao cho người thâm tạm thời quản lý nên TS của cá nhân.
Khi tòa án tuyên bố là đã chết thì giải quyết theo luật thừa kế.
-Về quan hệ hôn nhân gia đình của cá nhân khi a án tuyên bố là mất tích và của nhân khi tòa án tuyên bố là đã chết thì người
vợ hoặc chồng được quyền giải quyết các thủ tục ly hôn do quá thời hiệu giải quyết ly hôn vì người kia vắng mặt hoặc đã chết.
Câu 8: Theo quy định của BLDS thì những ai cần được giám hộ? Người hạn chế NLHVDS có cần được giám hộ không?
Và những ai có khả năng trở thành người giám hộ?
Theo điều 58 BLDS, những người cần được giám hộ bao gổm:
Người dưới 15 tuổi không n cha mẹ- Không xác định được cha mhoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự-hạn chế
NLHVDS hoặc còn cha, mẹ nhưng cha mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó.
Những người bị bệnh tâm thần, hoặc mất các bệnh khác và khi có yêu cầu của cha mẹ:
Những người bị hạn chế NLHVDS cần được giám hộ.
Những người có khả năng trở thành giám hộ là những người:
Phải có đủ các điều kiện như sau:
+ Đủ 18 tuổi trở lên.
+Có NLHVDS đầy đủ
+Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
Bao gồm các loại giám hộ sau;
+Giám hộ đương nhiên: theo thứ tự, vai vế của vợ chồng- cha mẹ và thứ tự tuổi tác trong quan hệ gia đình như an hem đối với
người cần giám hộ là thành viên trong quan hệ gia đình kế bên ông bà nội ngoại.
+Giám hộ cử: Trong trường hợp không giám hộ đương nhiên thì những người thân thích cử trong số họ đủ điều kiện làm
người giám hộ. Nếu cũng không có ai đủ điều kiện thì họ có thể cử một người khác.
Khi những người thân thích không cử được người giám hộ thì Uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn có trách nhiệm cùng với các
tổ chức xã hội cử người giám hoặc đề nghị tổ chức từ thiện giám hộ.
+Giám hộ của cơ quan lao động thương binh XH:
Trong trường hợp không người giám hộ đương nhiên giám hộ cử thì quan LĐTBXH nơi trú của người được giám
hộ đảm nhiệm việc giám hộ.
Câu 9: Để tổ chức có tư cách của một pháp nhân thì tổ chức phải có những điều nào? Phân tích yếu tố có TS độc lập của
cá nhân
Các khái niệm;
-Về mặt ngôn ngữ, pháp nhân là một chủ thể của quan hệ pháp luật được Pl quy định cho các quyền và nghĩa vụ.
-Về mặt pháp lý, pháp nhân là một tổ chức được nhà nước cho phép thành lập và thừa nhận có TS riêng, nhân danh mình tham
gia các QHPLDS và có khả năng độc lập chiệu trách nhiệm bằng TS của mình.
-Để một tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ chức đó phải có những điều kiện sau: 1. Được thành lập hợp pháp; 2.
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
lOMoARcPSD|36477832
10
-Có TS độc lập là một điều kiện vật chất đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của pháp nhân đồng thời là một yêu cầu khách quan
đặt ra khi tham gia vào các QHPLDS
-TS độc lập của pháp nhân TS thuộc quyền sở hữu của pháp nhân đó .Ngoài ra TS độc lập cũng có thể không thuộc sở hữu
của pháp nhân nhưng nó được NN giao cho pháp nhân quản lý theo chức năng, nhiệm vụ.
-TS pháp nhân độc lập với TS thành viên của PN.
-Trách nhiệm độc lập của pháp nhân: Trên sở tài sản độc lập pháp nhân phải chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của
mình.
Pháp nhân có khả năng độc lập chịu trách nhiệm Ts có nghĩa là trong các giao dịch DS pháp nhân có đủ khả năng chi trả mọi chi
phí, thực hiện mọi nghĩ vụ và ngay cả thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có) do mình gây ra, bằng tài sản của mình.
Pháp nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình không chịu trách nhiệm thay cho các thành viên của pháp nhân đối với các
nghĩ vụ mà thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân.
Ngược lại các thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm thay pháp nhân đối với các giao dịch dân sự do pháp nhân thực
hiện.
Câu 10: Đại vị pháp lý của cá nhân đực quy định như thế nào trong BLDS:
*BLDS quy định địa vị pháp lý của cá nhân bao gồm;
1.Năng lực pháp luật dân sự:
-Được quy định tại điều 16 LDS thì NLPLDS cá nhân là khả năng có quyền DS và nghĩa vụ DS
-Được nhà nước quy định trong các văn bản pháp quy căn cứ vào trình độ phát triển của nền kinh tế, văn hóa xã hội khoa học ở
từng giai đoạn lịch sử nhất định.
-Được NN bảo đảm cho cá nhân thực hiện trọn vẹn các quyền và nghĩa vụ dân sự.
Ngoài việc quy định NLPLDS cho các cá nhân NN cũng không cho phép công dân ta hạn chế NLPL của chính họ và của cá nhân
khác.
2.Năng lực hành vi dân sự
-Là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ DS
-Để thực hiện hành vi, làm chủ được hành vi đó hiểu rõ mục đích ý nghĩa và dự liệu hết các hậu quả của hành vi đem lại thì cá
nhân phải có một số yếu tố nhất định như: độ tuổi, mức độ nhận thức hành vi.
-Căn cứ vào khả năng nhận thức, hiểu được hành vi và hậu quả của hành vi. Năng lựcHVDS được chia ra: Người có NLHVDS
đầy đủ, người có NLHVDS chưa đầy đủ, người không có NLHVDS, người mất NLHVDS và người hạn chế NLHVDS. 3.Các
quyền dân sự
-Các DS của cá nhân
+Quyền nhân thân: quốc tịch, xác định dân tộc, quyền cá nhân về bí mật đời tư, bảo đảm an toàn tính mạng tài sản, kết hôn, ly
hôn, lao động, tự do kinh doanh, đi lại cư trú, sáng tạo...
-Các quyền về tài sản và sở hữu: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt, các quyền về thừa kế...
4.Các nghĩa vụ dân sự:
Về các nghĩa vụ DS cá nhận cũng được BLDS quy định khá chi tiết bao gồm các nghĩa vụ công dân đối với nhà nước, nghĩa vụ
cá nhân với cá nhân, đối với người thứ ba, việc thực hiện các nghĩa vụ chuyển giao và quy định các điều để bảo đảm thực hiện
các nghĩa vụ.
Câu 11.Tại sao nói hộ gia đình là chủ thể hạn chế của luật dân sự?
1.Khái niệm:
-Năng lực chủ thể của hộ GĐ có nhưng nét tương đồng vơi năng lực chủ thể của pháp nhân đó:
+NLPL và NLHV của hộ GĐ phát sinh đồng thời với việc hình thành hộ gia đình
+Năng lực chụ thể của hộ gia đình do NN quy định và có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực: hoạt động kinh tế chungtrong
quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh do pháp luật
quy định (điều 116/ BLDS) 2.Sự hạn chế của chủ thể hộ GĐ trong BLDS
-Hộ chủ thể hạn chế trong QHDS, chỉ được tham gia vào các QHDS hạn chế liên quan đến quyền sử dụng đất, chuyển
quyền sử dụng đất, vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ.
lOMoARcPSD| 36477832
11
-Hạn chế NL chủ thể của hộ liên quan đến tính chất của các QHDS cũng nnhững đặc thù GĐ nói chung hộ nói
riêng. Đó là sự cộng đồng các thành viên trong gia đình, là trật tự gia đình truyền thống, sụ phân háo các gia đình thành các hộ
gia đình hay một hộ gia đình thành nhiều hộ gia đình.
-Việc phát sinh hay chấm dứt một hộ GĐ hoặc thay đổi vai trò chủ hộ ( với cách là đại diện)trong hộ gia đình nhiều khi không
thể xác định được bằng quy tắc pháp . Tùy quy định, hộ GĐ với tư cách là chủ thể nhưng pháp luật không quy định cách thức
phát sinh, trình tự phát sinh, hay chấm dứt 1 hộ GĐ mà căn cứ vào các điều kiện thực tế tồn tại trong GĐ có để xác nhận một h
GĐ với tư cách chủ thể.
-Có thể tồn tại trong một ngôi nhà nhiều hộ gia đình với tư cách chủ thể, nhưng cũng có hộ gia đình mà thành viên sống ở nhiều
ngôi nhà khác nha, thậm chí các thành viên của hộ gia đình có nơi cư trú khác nhau.
-Nhưng nếu thỏa mãn điều kiện: có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung thì có thể hình thành một hộ GĐ với tư cách là chủ
thể tham gia vào các QHPL.
Câu 12: Phan biệt năng lực chủ thể của cá nhân với pháp nhân
1.Cá nhân
Khi xem xét năng lực ch3 thể của cá nhân là xem xét NLPL và NLHV của cá nhân
-NLPL của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ DS
-NLHV của cá nhân là những khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ DS
2.Pháp nhân:
-một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp, tài sản riêng chịu trách nhiệm bằng TS riêng của mình, nhân danh mình
tham gia vào các QHPL độc lập.
-Pháp nhân tham gia vào các QHPL như là một chủ thể bình đẳng, độc lập với các chủ thể khác nên pháp nhân phải có NLPL và
NLHV
-Năng lực chủ thể bao gồm: NLPL và NLHV, muốn phân biệt năng lực chủ thể thì nên so sánh NLPL và NLHV của cá nhân và
pháp nhân.
3.Sự khác nhau:
-NLPL và NLHV của cá nhân phát sinh không cùng một lúc nhưng NLPL và NLHV của pháp nhân phát sinh cùng một lúc.
-NLHV của nhân thể còn, thể hạn chế, thể mất đi trong từng thời điểm do sự thay đổi mức độ nhận thức hiểu biết
hành vi của mình hoặc do các quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền, nhưng NLHV của pháp nhân chỉ có tồn tại hoặc chấm
dứt.
-Cá nhân có NLPL như nhau còn pháp nhân thì không. Tùy từng loại hình pháp nhân mà pháp luật có quy định khác nhau.
-NL chủ thể của pháp nhân phát sinh từ thời điểm đăng ký hoạt động chứ không phải lúc có quyết định thành lập hoặc cho phép
thành lập. Còn NL chủ thể của cá nhân phát sinh ngay từ lúc mới sinh.
Câu 13: Phân biệt NL chủ thể của cá nhân với Hộ GĐ
1.Cá nhân:
Khi xem xét năng lực chủ thể của cá nhân là xam xét NLPL và NLHV của cá nhân
-NLPLDS của cá nhân là khả năng của cá nhân có các quyền và nghĩa vụ DS
-NLHV của cá nhân là những khả năng của cá nhân, bằng những hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ DS.
2.Hộ gia đình
Nhửng hộ GĐ mà các thành viên có TS chung để hoạt động kinh tế chung trong QH sử dụng đất, hoạt động sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp, một số lĩnh vực kinh doanh khác do PL quy định các chủ thể của QHDS. Những hộ GĐ mà đất được giao
cho hộ cũng là chủ thể trong QHDS liên quan tới đất.
Năng lực chủ thể của hộ GĐ do PL quy định và có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực hoạt động kinh tế chung trong quan
hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số hoạt động sàn xuất kinh doanh do PL quy định.
3.Sự khác nhau
NLHV của nhân thể còn, thể hạn chế, thể mất đi trong từng thời điểm do sự thay đổi mức độ nhận thức hiểu biết
hành vi của mình hoặc do các quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền, nhưng NLHV của hộ không thể bị hạn chế
không thể mất vì hộ GĐ là một tập thể nhiều thành viên có thể tiếp tục thực hiện HVDS đầy đủ.
NLHV nhân phân loại theo tuổi hoặc bị giới hạn bởi trình độ nhận thức hiểu biết về hành vi xử sự của nhân chứ NLHV
của hộ GĐ không bị chi phối hay phân loại.
NL chủ thể của cá nhân mất đi nếu người đó chết còn năng lực chủ thể của hộ GĐ không thể mất khi chủ hộ chết.
lOMoARcPSD|36477832
12
NL chủ thể của hộ GĐ có tình chất hạn chế trong một số lĩnh vực còn năng lực chủ thể cá nhân không bị hạn chế một số lĩnh
vực nhất định rộng hơn nhiều do PL quy định.
-NLPL và NLHV của hộ gia đình phát sinh đồng thời với việc hình thành hộ GĐ còn NLPL và NLHV cá nhân không phát sinh
cùng một lúc.
Câu 14: Phân biệt NL chủ thể của pháp nhân với NL chủ thể hộ GĐ, tổ hợp tác.
1.Hộ GĐ
Những hộ GĐ mà các thành viên có TS chung để hoạt động kinh tế chung trong QH sử dụng đất, hoạt động sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp và một số lĩnh vực kinh doanh khác do PL quy định là các chủ thể QHDS. Những hộ GĐ mà đất ở được giao cho hộ
cũng là chủ thể trong QHDS liên quan tới đất.
Năng lực chủ thể của hộ GĐ do PL quy định và có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực: hoạt động kinh tế chung trong quan
hệ sử dụng đất, trong hoạt động sàn xuất nông lâm ngư nghiệp và trong một số hoạt động sản xuất kinh doanh do PL quy định.
2.Pháp nhân
Pháp nhân không năng lực hành vi dân sự chỉ NLPLDS.Khoản 1 điều 86 quy định “Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình”
Năng lực pháp luật của pháp nhân hình thành khi pháp nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh và mất đi
khi pháp nhân mất đi
Pháp nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền
hợp pháp.
3.Tổ hợp tác
Năng lực chủ thể của Tổ hợp tác hình thành kể từ khi hợp đồng hợp tác được Uỷ ban nhân dân chứng thực, cũng giống như hộ
gia đình và pháp nhân, năng lực chủ thể của tổ hợp tác chấm dứt khi tổ hợp tác chấm dứt.
Năng lực PLDS của tổ hợp tác là khả năng của tổ hợp tác được hưởng quyền và gánh vác các nghĩa vụ dân sự.Xét về mặt khách
quan thì NLPL của tổ hợp tác không mang tính hạn chế.( nghị định 151/2007/nđ-cp ngày 10/10/2007)
Năng lực HVDS của tổ hợp tác là khả năng tổ hợp tác tự mình xác lập các quyền nghĩa vụ dân sự, NLHV thực hiện thông
qua người đại diện của tổ hợp tác, một vài trường hợp thì phải cần đến sự thống nhất của tất cả các tổ viên của tổ hợp tác.
PHẦN BÀI TẬP.
Bài tập 1:
A và B tranh chấp nhau về một ngôi mộ, A thì bảo đó là mộ của con A, còn B thì bảo đó là ngôi mộ của cha B, A thờ cúng
ngôi mộ đó thì B kiện vì cho rằng ngôi mộ đó là của cha B, mà bảo đó là con của A. Như vậy là xúc phạm đến danh dự
của cà mt dòng họ B.
Với hiểu biết của anh (chị) cho biết tranh chấp trên những quan hệ hội nào phương pháp điều chỉnh của luật
dân sự Việt Nam, anh chị cho biết tranh chấp trên có những quan hệ xã hội nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật dân
sự Việt Nam ahy không? Tại sao?
1.Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự bao gồm một số các quan hệ tài sản và một số quan hệ về nhân thân 2.Phương
pháp điều chỉnh
những cách thức, biện pháp nhà nước sử dụng tác động đến quan hệ tài sản quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ
này phát sinh,thay đổi, chấm dứt,phù hợp với ý chí nhà nước.
3.So sánh:
-Quan hệ trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự, vì nó không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh
của bộ luật dân sự. Nói rõ hơn, nó không phải là đối tượng về quan hệ nhân thân nên bộ luật dân sự không điều chỉnh quan hệ
trên.
-Việc tranh nhau thờ cúng một ngôi mộ mà hai bên khẳng định là của người thân mình chỉ cần nhờ cơ quan quản lí nghãi trang
xác định lại để tìm một đáp án đúng về ngôi mộ thật đó là của ai và tiếp tục tìm kiếm ngôi mộ còn lại để tiếp tục thờ cúng.
Bài tập 2:
Cơ quan A pahn6 phối lại diện tích nhà cho CBCNV trong khu tập thể cơ quan mình quản lý. Vì vậy chị B phải đổi sang
một diện tích khác hẹp hơn. Chị B không nhất trí và làm đơn đến tòa án yêu cầu giải quyết ( sau khi được biết TA và cơ
quan có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán thuê mượn nhà thuộc mi hình thức sở
hữu)
lOMoARcPSD| 36477832
13
Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh phương pháp điều chỉnh anh (chị) hãy xác địn quan hệ trên thuộc phạm vi đeiều
chỉnh của LDS hay không? Tại sao?
1.Đối tượng điều chỉnh
-Đối tượng điều chỉnh của LDS bao gồm một số quan hệ tài sản và một số quan hệ về nhân thân.
2.Phương pháp điều chỉnh:
-Là những cách thức, biện pháp mà NN sử dụng tác động đến các quan hệ TS và nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh,
thay đổi, phải chấm dứt phù hợp với ý chí NN.
3.So sánh:
Quan hệ trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự, vì nó không thuộc đối tượng và phương pháp điều chỉnh của LDS.
Nói một cách khác nó không phải là đồi tượng về quan hệ TS, nhân thân... nên không thuộc phạm vi của BLDS.
Bài tập 3 :
Hai nữ sinh A B trên đường đi xem phim gặp 2 thanh niên trong cũng quen quen nhưng không nhớ tên là gì và gặp ở
đâu?. Hai người này đến làm quen và rủ nhau cùng đi xem phim. Xem được một lúc, một trong 2 thanh niên xin phép đi
tìm bạn. Một lúc lâu không thấy hai người này quay lại 2 cô nghỉ mình có thể bị lừa nên vội chạy ra bãi giữ xe. Rất may
xe của 2 cô còn đó, nên 2 cô xuất trình vé với lý do vé của 2 cô là vé giả.
Cùng lúc đó anh C là chủ xe số 91 ra lấy xe thì xe của anh đã bị mất. Bà hào trình bày cách đây 15 phút có hai thanh niên
ra lấy xe, vé xe của họ số 94 nhưng bà đã nhằm xe số 91 vì vậy mà xe của 2 cô Avà B phải bồi thường liên đới cùng bà.
Dựa vào nội dung vụ việc trên hãy phân tích những sự kiện pháp làm phát sinh quan hệ PLDS xác định bao
nhiêu quan hệ PLDS và có những quan hệ PLDS nào?
Bài làm:
Phát sinh QHPLDS giữa người chủ xe và người nhận giữ xe về việc nhận giữ xe bao gồm.
-Người giữ xe với chủ xe số 91
-Người giữ xe với 2 chàng thanh niên
-2 chàng thanh niên với 2 nữ sinh
-Quan hệ sở hữu kể cả 2 chủ xe 91 và 94 với mọi người.
Sự kiện pháp lý là việc giao trả nhầm xe giữ số thẻ 91 và số 94, 91 và 94 thuộc phạm vi trách nhiệm phải bồi thường của người
chủ xe đối với chủ xe số 91 không quan hệ gì với 2 nữ sinh trên.
Sự kiện pháp lý 2 là việc 2 cô gái có thể đến cơ quan công an gần nhất nhằm xuất trình giấy tờ chủ quyền xe để lấy lại xe.
Bài tập 4
Anh A có chiếc xe mang biển số 52A 109 cho bạn của mình là B mượn. Một hôm B mang xe của A về nhà nói dối với bố
rằng mua chiếc xe này 12 chỉ vàng, nhưng không đủ tiền nên kng sang tên được. Ông bố cóp nhặt tiền nhà và vay thêm
để đưa cho B 5 chỉ vàng . Ngày 24/08/91 B lại mượn xe của A đến cơ quan tức đoàn 34 cục vận tải đường bộ. Vừa đến cơ
quan B lệnh đi công tác gấp không trở lại trả xe cho A được gửi xe tại trụ sở cơ quan. Trên đường đi công c không
may B bị tai nạn chết.
-Ông bố B kiện đòi lại xe mà con ông gửi ở cơ quan trước khi chết.
-Anh A yêu cầu được lấy lại xe và xuất trình đầy đủ giấy tờ chứng thực xe 52A 109 là của mình.
-Cơ quan cũng yêu cầu được lấy chiếc xe trừ số nợ 2 triệu đồng mà B đã nợ cơ quan trước khi đi công tác vì xe này theo
B nói là mua của anh A.
Theo anh chị việc tranh chấp trên có bao nhiêu quan hệ pháp luật dân sự và là QHPLDS nào?
Bài làm
Cc QHPL phát sinh bao gồm:
-QH mượn xe giữa A và B
-QH cho tiền mua xe giữa B và bố B
-QH chủ sở hữu là A đối với chiếc xe
-QH vay tiền giữa B và cơ quan của B
-QH cơ quan B yêu cầu bên gây tai nạn bồi thường việc gây ra tai nạn làm cho B chết nếu lỗi đó không phải là của B
-QH bố B yêu cầu giải quyết chình sách về việc B đi công tác bị tai nạn chết đối với cơ quan của B (thừa kế)
lOMoARcPSD| 36477832
14
Bố B không thể đòi lại được xe nếu không chứng minh được việc mua ban1 xe của con mình đã được xác lập bằng văn bản( vì
giao dịch mua bán xe có quy định phả chuyền quyền sở hữu).
Ông A sẽ nhận lại được xe nếu chứng minh được sở hữu xe vẫn là mình và nếu bố B không chứng minh được việc mua bán xe
đã làm xong các thủ tục chuyển quyền sở hữu của con mình.
Cơ quan của B không thể lấy xe để bù trừ phần nợ của B vì chủ sở hữu đang là A.
Việc nợ của B cơ quan phải nhờ tòa án giải quyết theo quy định về chia thừa kế của Luật dân sự nhưng phải chứng minh rằng A
đang nợ cơ quan và việc chứng minh đó là hợp pháp.
Bài tập 5
Năm 1978 ông A được thừa kế ngôi nhà số 10 thị xã B. Năm 1979 ông xây thêm ngôi nhà số 100 phố T thị xã B và để con
trai là H ở. Tháng 10/1989 ông H cho ông C thuê được sự đồng ý của A. Ngày 1/12/1990, ông C cho ông D thuê lại không
hỏi ý kiến ông H. Ngày 8/2/1992 ông A chết để lại di chúc hợp pháp cho cháu E ngôi nhà số 100 phố T.
Ngày 01/6/1995 E viết đơn đến tòa án thị B yêu cầu được hưởng thừa kế tài sản của ông A để lại. Những người thửa
kế theo luật của ông A là H và K. Qua sự kiện trên hãy phân tích những sự kiện pháp lý làm phát sinh QHPLDS.
Bài làm
-Sự kiện pháp lý ông A được thừa kế căn nhà số 10 Thị xã B: quyền sở hữu.
-Sự kiện pháp lý là việc thuê nhà giữa H và C, C và D
+Việc thuê nhà giữa H và C là hợp pháp
+Việc thuê nhà giữa C và D là hợp pháp
+Cái chết của ông A làm phát sinh quan hệ thừa kế
-Sự kiện pháp lý là ông A chết nên phát sinh các quan hệ pháp luật.
+Nếu K là vợ của A thì di chúc để lại cho E là bản di chúc chỉ có một phần hiệu lực đối với tài sản riêng giữa A và K vì căn nhà
số 100 phố T. Ông A để lại bao gồm tài sản chung giữa vợ chồng ông A và bà K
-Theo di chúc E chỉ được hưởng 50% căn nhà số 100 tại phố T thị xã B, phần còn lại chia theo phần thừa kế theo PL.
Bài tập 6
Trần Văn Xuân 18 tuổi sinh viên đại học môi trường tại Hà Nội, Trần Văn Lâm 17 tuổi thợ nguội hợp tác xã cơ khí
‘Lửa Hồng”, Lê Qúi Nam 17 tuổi là học sinh trường cấp 3 và Lê Hữu Chất 15 tuổi cùng nhau vui đùa ngoài đường phố,
đã làm vỡ mặt tủ kính nhà ông Hoài ở phố Bạch Mai trị giá 2 triệu đồng. Ông Hoài yêu cầu Xuân, Nam, Lâm, Chất bồi
thường nhưng chúng cứ đổ lỗi cho nhau không chịu bồi thường.
Ông Hòai đệ đơn lên tòa án kiện Nguyễn Thị Mai mẹ của Xuân, Trần Văn Ba bố của Lâm, Lê Qúi Bắc anh của Nam
Đặng Thị Tâm mẹ của Chất đòi bồi thường.
Tại tòa án, Lan khai rằng đồng ý bồi thường nhưng phải cùng với ba người khác việc vỡ tủ gương không chỉ
riêng con bà gây ra. Ông Trần Văn Lâm thì khai rằng tòa xử thế nào thì ông nghe thế ấy. Lê Qúi Bắc nhất định không
chịu bồi thường,ông nói rằng tuy bố mẹ chết anh đã cố gắng nuôi em ăn học nhưng không thể chịu trách nhiệm về tất cả
mọi việc do em gây ra, vã lại Nam đã 17 tuổi chứ không n nhỏ nữa. Tâm cũng không chịu bồi thường vì cũng
không thể giám sát được con bà khi nó ở ngoài đường và không có mặt bà ở đó.
Căn cứ vào hiều biết của anh, chị về NLPL và NLHV dân sự, anh chị hãy cho biết những ai chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong vụ án này? Tại sao?
Bài làm
Những người phải chịu trách nhiệm bồi thường là :
1.Anh Trần Văn Xuân 18 tuổi vì anh là người thành niên có đủ NLPL và NLHV dân sự đầy đủ ( Bà Nguyễn Thị Lan không phải
chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại đối với hành vi của Xuân gây ra).
2.Anh Trần Văn Lâm 17 tuổi là người có NLPL và NLHV dân sự chưa đầy đủ song lại có thu nhập riêng ( do đi làm thợ nguội)
có thễ tự thực hiện nghãi v bồi thường trong vụ việc này.
Nếu tòa xét thấy thu nhập từ nghề thợ nguội không đủ thực hiện nghĩa vụ bồi thường xam thu thập không phải tài sản
riêng thì trách nhiệm bồi hoàn thứ hai thuộc về Trần Văn Ba bố ruột của anh Trần Văn Lâm vì các trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng của những người có hành vi dân sự chưa đầy đủ do người đại diện theo pháp luật thực hiện.
3.Lê Qúi Bắc anh ruột của Qúi Nam 17 tuổi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của người năng lực
nh vi dân sự chưa đầy đủ do người đại diện theo pháp luật thực hiện và bãn thân Nam không có thu nhập riêng cũng như tài
sản riêng.
lOMoARcPSD| 36477832
15
4. Đặng Thị Tâm mẹ của Lê Hữu Chất 15 tuổi vì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của những người có năng
lực hành vi dân sự chưa đầy đủ do những người đại diện theo pháp luật thực hiện và Chất không có thu nhập riêng và tài sản
riêng.
Bài tập 7
Kiên 16 tuồi là học sinh sống với người bà con ở TPHCM và được bố mẹ ở quê chu cấp tiền ăn học hàng tháng. Một lần
bố mẹ gửi cho Kiên 500000đ để mua xe đạp đi học. Nhận được tiền, Kiên không mua xe đạp mà mua cát-sét nhỏ của bạn
cùng lớp để nghe nhạc, số tiền còn lại thì kiên xài hết. Khi biết tin, bố mẹ Kiên yêu cuầ tòa án hủy bỏ giao dịch dân sự vì
Kiên chưa thể tự lập và không có quyền tự mình giao kết hợp đồng mua cát- sét bằng tiền của cha, mẹ cho với mục đích
mua xe đạp.
Có căn cứ pháp lý để chấp nhận yêu cầu của bố mệ Kiên không? Vì sao?
Bài làm.
Có căn cứ pháp lý để chấp nhận yêu cầu của ba, mẹ Kiên.
Vì Kiên thuộc nhóm đối tượng có năng lực hành vi chưa đầy đủ ( chưa đủ 18 tuổi)
Nhóm đối tượng năng lực hành vi chưa đầy đủ thì mọi giao dịch phát sinh quan hệ pháp luật dân sự đều do người đại diện
theo pháp luật xác lập và thực hiện trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cuầ sinh hoạt thường ngày phù hợp với lứa tuổi.
Nếu tòa án sau khi xác minh và kết luận: Việc Kiên tự ý thay đổi ý định của người đại diện tahy vì phả mua xe đạp lại mua cát-
sét không phải là giao dịch nhằm phục vụ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuồi thì căn cứ pháp lý xin hủy bỏ hợp đồng mua
cát-sét sẽ được tòa án chấp nhận.
Bài tập 8
Nguyễn Văn A bị tòa án nhân huyện X tuyên bố chết theo luật định. Quyết định tuyên bố A chết hiệu lực pháp luật
vào ngày 15/01/1997.
Ngày 20/01/1997 A trở về nhà và có tiến hành giao kết giao dịch với B và C.
Dựa vào kiến thức đã học, anh, chị hãy cho biết các giao dịch dân sự do A xác lập với B, C có được pháp luật thừa nhận
không? Tại sao?
Bài làm
Trường hợp 1: Giao dịch của A xác lập với B,C được pháp luật thừa nhận với điều kiện thời gian trở về và trước khi giao dịch
một số giao dịch A đã m các thủ tục xin tòa hủy bỏ quyết định tuyên bmình đã chết. sau khi quyết định tuyên bố một
người đã chết được hủy bỏ thì năng lực pháp luật và năng lực hành vi và năng lực hành vi của cá nhân đó được phục hồi.
Trường hợp 2: Nếu các giao dịch dân sự với B, C giao dịch nhằm phục vụ cuộc sống bình thường hằng ngày của A tgiao
dịch đó mặc nhiên được chấp nhận.
Bài tập 9
Cũng trong trường hợp trên, nếu ngày 20/01/1997, A trở về và gây án( ví dụ giết người) thì A có chịu trách nhiệm pháp
luật về hành vi phạm tội của mình hay không? Tại sao?
Bài làm
Nếu trường hợp A gây án ( giết người) thì A vẫn chịu trách nhiệm pháp luật về hành vi giết người của mình.
việc khôi phục lại năng lực pháp luật năng lực nh vi về mặt pháp việc phải làm cùa quan nhà nước có thẳm
quyền nhằm truy tố một tội phạm trước pháp luật khi con người này chỉ chết trên giấy tờ và thực tế người này lại phạm tội.
Bài tập 10
Sau khi Nguyễn n A chết,thì di sản của A được chia cho những người thừa kế theo luật của A ( B C) theo quy
định của pháp luật bề thừa kế. Sau đó A trở về thì B và C đã bán tài sản nói trên. Số tiền thu được từ việc bán tài sản đó
B và C dùng để mua tài sản khác. Cụ thề:
B mua một căn nhà,
C mua một chiếc Dream II phần còn lại thì tiêu xài hết.
Hỏi: Khi A trở về thì quyền lợi của A được giải quyết như thế nào? Bài
làm
lOMoARcPSD| 36477832
16
Sau khi trở về A phải làm thủ tục yêu cuầ tòa án hủy bỏ tuyên bố mình đã chết.
Theo luật định: thì phần giải quyết theo thừa kế được thu hồi tar3 lại cho người chưa chết nếu tài sản đó còn. Tòa s34 xemt:
Căn nhà B đã mua- chiếc ce C đã mua có phải là phần tài sản còn lại mà cần phải thu hồi để trả lại cho A hay không?
Nếu Tòa thừa nhận các tài sản trên được gọi là tài sản còn lại của B và C pahi3 trả lại cho A
Nếu Tòa chỉ xem xét tài sản cỏn lại phải số tiền khi chia thừa kế ( tiền chứ không phải hiện vật) thì số tài sản của B C
không phải trả lại cho A.
Bài tập 11:
Anh Qúi 25 tuồi có vợ và 1 con đi làm có thu nhập cao nhưng hay theo bạn thường xuyên nhậu nhẹt, luôn về nhà muộn
trong tình trạng say rựu, tiền lương không mang về cho vợ, sau nhiều lần hai gia đình khuyên không được vợ anh Qúi
gửi đơn đến UBND phường yêu cầu ra quyết định cấm anh Qúi không trực tiếp nhận tiền lương, kng được bán tài sản
của gia đình, nếu ai mua thì vợ anh có quyền thu hồi.
Theo anh, chị vợ anh Qúi có quyền yêu cầu như vậy không? UBND phường phải giải thích cho chị để bảo vệ quyền lợi
của gia đình.
Bài làm
Vợ anh Qúi hoàn toàn quyền yêu cầu các quan nhà nước thẩm quyền can thiệp nhằm giải quyết bảo vệ quyền lợi
chính đáng cho sinh hoạt của con và gia đình chị
UBND phường giải thích
Chị Qúi nên làm các thủ tục theo hướng dẫn của pháp luật đề nghị tòa án nơi gia định cư trú tuyên bố chồng chị là người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự vì anh Qúi đang nghiện các chất kích thích là rựu và phá tán tài sản.
Nếu tòa án sau khi thẩm tra, xác minh và đã có đủ cơ sở kết luận: nghiện đến mức phá tán tài sản thì tòa sẽ tuyên bố anh Qúi là
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì các giao dịch dân sự của của anh Qúi kể từ ngày tòa tuyên bố sẽ do người đại diện
theo pháp luật của anh Qúi là chị Qúi thực hiện.
Bài tập 12
Anh A trông thấy ảnh mình trưng bày làm mẫu quảng cáo tại một hiệu ảnh ở công viên và không hài lòng lắm dung nhan
của mình trong ảnh. Anh đề nghị thợ ảnh gỡ bỏ hình mình ra khỏi khung trưng bày. Người thợ nh không đồng ý vì đây
là tấm hình mà anh ta chụp rất đạt và việc trưng bày trên khung kính không ảnh hưởng gì đến anh A. Anh A bực tức bỏ
đi và hỏi người tư vấn pháp luật. Nếu anh chị là người tư vấn pháp luật thì sẽ trả lời như thế nào. Bài làm
Người tư vấn sẽ trả lời cho thân chủ của mình.
Nếu 2 bên không thỏa thuận được về việc không tiếp tục trưng bày ảnh
Tiến hành khởi kiện người thợ ảnh về việc sử dụng hình ảnh của mình mà không được sự đồng ý của bản thân mình.
Theo qui định tại điều 31/blds khoản 2:” Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người
đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người
đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.” Bài
tập 13
A viết thư cho B kể về C, trong đó có nhiều chuyện liên quan đến tội phạm của C đang thực hiện. Vốn không ưa C, B đã
mang bức thư nộp cho công an, nhờ đó mà cơ quan điều tra đã khám phá ra nhiều vụ tham nhũng và C bị truy tố. Khi
biết chuyện thì A rất bất bình và yêu cầu B lấy lại bức thư vì cho rằng đây là chuyện riêng tư và việc B nộp bức thư cho
công an mà không hỏi mình là vi phạm quy định của LDS về bí mật đời tư.
Yêu cầu của A đúng hay sai? Tại sao?
Bài làm
Yêu cầu của A là sai.
những thông tin trong bức thư của B cung cấp cho công an không đủ sở kết luận thông tin riêng về đời của A nên
không thể cho là vi phạm quy định về bí mật đời tư.
Nếu trong thông tin của bức thư đó có các thông tin liên quan đến A thì việc cung cấp thông tin cho công an cũng không sai.
Vì theo quy định tại điều 38/BLDS khoản 2 về quyền đối với bí mật đời tư:” Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư
của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi
thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố
thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
lOMoARcPSD| 36477832
17
Những thông tin này lại liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của một cá nhân có xâm phạm đến lợi ích kinh tế của quốc gia
nên việc cung cấp của B là hoàn toàn đúng pháp luật vì pháp luật quy định công dân có trách nhiệm va nghĩa vụ tố giác tội phạm
và không được bao che cho những hành vi phạm tội.
Ngược lại việc không đồng tình hay phản đối việc B cung cấp thông tin bí mật cho công anđể truy bắt tội phạm là dấu hiệu biểu
lộ hành vi bao che tội phạm của A.
Bài tập 14
Công dân A đến của hàng khí điện máy mua một máy bơm nước. không hiểu biết về máy bơm nên ông chì
vào máy bơm Carna của Liên xô và hỏi: Loại bơm này có bơm lên được tầng 4 không? Chủ của hàng nói: Bơm lên tầng
8 cũng còn được. Máy mới đó, bác mua đi. Công dân A ngần ngừ không muốn mua ý muốn nhờ bạn đến xem hộ.
Chủ của hàng nói: Bác cứ mua đi. Về không đúng như lời cháu thì mang đến đây cháu trả tiền lại cho. Lo gì?” nghe vậy,
A đồng ý mua mang vnhà để sử dụng. Về đến nhà lắp máy bơm không những không bơm n được tầng tám
ngay cả lên tầng 2 cũng không nổi, A mang bơm trả lại cho của hàng thì người bán trả lời” Hàng mua rồi không trả lại
được. Muốn thì tôi mua lại máy bơm cho với g250.000đ. hàng người ta gửi chvậy thôi. Anh hay sao
không biết”. Gía mua lại của người bán hàng đặt ra chỉ bằng ½ giá mà A mua vào buổi sáng.
Nếu vụ án này được kiện thì các anh chị xác định sự lừa dối ở chỗ nào?
Bài làm
Sự lừa dối của chủ hàng đối với khách hàng
Sự khẳng định củ chủ của hàng là máy mới, thực sự là hàng ký gửi.
Sự khẳng định của chủ cửa hàng có thể bơm lên tầng 8 thực sự là máy chỉ bơm chư đến tầng 2
Được quy định tại điều 435/LDS về nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng và điều 473/LDS về đảm bảo chất
lượng vật mua bán.
Bài tập 15
Có sự lừa dối hay không trong các tình huống sau:
Công ty A một doanh nghiệp kinh doanh nhập n oto, kể cả oto dùng rồi, Công ty B đến mua một chiếc Toyota
được tân trang, nhân viên bán hàng nói:” Đây oto được tân trang lại. Máy vừa thay, điều hòa nhiệt độ vừa thay,
bộ phanh mới rin Nhật.” Sau khi mua mới chạy được 200km tmáy kêu, hệ thống phanh gần như liệt suýt gây tai
nạn cho chủ nhân lái xe ở trên đó. Công ty B mang xe lại phàn nàn thì công ty A chấp nhận sửa lại với một nửa chi
phí do B chịu. A từ chối vì theo quy định mua bán như hiện trạng của nó, không có bảo lãnh. B kiện.
Thế nào là mt hành vi bị lừa dối?
Bài làm
Hành vi lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hỉu sai lệch về chủ thể, tính chất của
đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đạ xác lập giao dịch đó.
Trường hợp trên, công ty A hoàn toàn không có hành vi lừa dối công ty B.
Vì trong quá trình bán hàng công ty A đã công khai tương đối đầy đủ về tính chất loại xe mà mình bán là xe tân trang.
Bài tập 16
Sự khẳng định của người bán về thực trạng mà anh ta không biết là một sự lừa dối không?
Ví dụ: Tôi bán nhà. Tôi nói nhà tốt, không có mối mọt. Một tháng sau khi mua nhà thì xuất hiện mối và sau đó thì người
mua phát hiện các cột nhà đã bị mối ăn ngầm từ lâu rồi. Đó có phải là sự lừa dối không?
Bài làm
Sự khẳng định của người bán về thực trạng mà anh ta không biết thì không phải là một sự lừa dối.
Sự việc bán nhà-nhà bị mối mà bản thân chủ nhà cũng không biết là bị mối mọt ăn nên không thể nói là chủ cố tình lừa dối khi
có chủ định muốn bán nhà.
Bài tập 17
A nhặt được viên đá có màu sắc đẹp. B thấy đẹp liền xin. Không xin được thì mua với giá 10000đ. B và A đều không biết
rằng đó là viên hồng ngọc chưa được xử lí. Mãi 2 tháng sau khi một thợ kim hoàn đến chơi nhà B và phát hiện ra. Viên
ngọc trị giá 100 triệu. A mang cho B 2 triệu xin lại viên ngọc do nhầm lẫn.Liệu nếu A kiện B thì tòa án sgiải
quyết như thê nào?
Bài làm
lOMoARcPSD| 36477832
18
Nếu A kiện B ra tòa thì căn cứ vào điều 249/BLDS về từ bỏ quyền sở hữu. Thì tòa án sẽ phán quyết Tạm
giữ, thông báo cho chủ sở hữu đến nhận.
Sau 1 năm nếu không có người đến nhận thì người nhận thì người nhặt sẽ được hưởng 50% giá trị của viên ngọc đó 50% còn lại
thuộc về nhà nước.
Bài tập 18
Ông Nguyễn Văn H là giám đốc công ty X ( có tư cách pháp nhân). Vì bận công tác nên ông H đã ủy quyền cho ông Trần
Văn M thay mặt mình đứng ra tổ chức việc ký kết thực hiện hợp đồng mua bán xi măng do công ty sản xuất với đại
diện pháp nhân Y, hợp đồng ủy quyền giữa ông H và ông M hiệu lực từ ngày 01/01/1996 đến 01/01/1997
-Dựa trên giấy ủy quyền của ông H, ngày 30/04/1997, ông M đã đại diện cho công ty X ký hợp đồng đại diện cho công ty
Y. Hợp đồng mua bán này được ký kết đúng quy định của pháp luật và đã có hiệu lực.
Ngày 15/05/1997, ông H chết
Theo anh, chị thì khi ông H chết co1lam2 chấm dứt tư chách đại diện của M không? Vì sao?
Bài làm
Khi ông H chết thì tư cách đại diện của M chấm dứt.
Theo điều 589 BLDS Chấm dứt hợp đồng ủy quyền:” Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết”
Bài tập 19
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp di sản thừa kế thời hạn luật định là 10 năm, nhưng những người
thừa kế khi nhận di sản thừa kế đã thỏa thuận với nhau muốn rút ngắn thời hiệu nói trên còn 5 năm hoặc muốn kéo dài
thời hiệu nói trên thành 12 năm được không? Tại sao?
Bài làm
Không ai có thể thay đổi hiệu lực giải quyết tranh chấp thừa kế là 5 năm hay 12 năm. Vì theo điều 648/ BLDS về thời hiệu khởi
kiện về quyền thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm chia thừa kế”.
Bài tập 20
Ngày 1/1/1996, ông Nguyễn Văn A buộc phải lập các giao dịch với Trần Văn B do bị tên B đe dọa .
Ngày 10/01/1996, trên đường đến tòa án để gửi đơn kiện xin hủy bỏ giao dịch nói trên thì ông A bị tai nạn bọ chấn
thương nặng dẫn đến tình trạng ông A bị mất trí. Sau hơn 1 năm, ông A mới bình phục. Ngày 20/06/1997, ông A lại gửi
đơn yêu cuầ tòa án hủy giao dịch nói trên giao dịch này xác lập bởi sự đe dọa của ông B chứ ông A không tự nguyện
giao kết. Nhưng lần này tòa án từ chối nhận đơn vì co rằng thời gian khởi kiện đã hết.
Theo anh chị, ông A có mất quyền khởi kiện hay không?
Bài làm
Ông A không mất quyền khởi kiện
căn cứ vào điều 161”Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự”
,khoản 1:” Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi
kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu”
Như vậy thời hiệu ban đầu là từ ngày 2/1/1996 đến ngày 2/1/1997
A điều trị mất trí nhớ hết 1 m. Do đó thời hiệu khởi kiện 2/1/1998. Do vậy, ngày 20/6/1997 ông A tiến hành khởi kiện
đúng luật. Bài tập 23
Thời hạn gì? Nếu cách thời hạn bằng đơn vị: giờ, ngày, tuần, tháng, năm, theo quy định của BLDS. Cho ví dụ minh
họa.
Bài làm
Khái niệm thời hạn:
-Điều 149. Thời hạn
1. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
2. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.
Cách nh thời hạn được áp dụng theo quy định của Bluật này, trừ trường hợp thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác.
lOMoARcPSD| 36477832
19
Thời hạn được tính theo dương lịch.
Cách tính thời hạn được qui định tại điều 152 và điều 153 T
dụ:
Công ty A thuê hội trường của nhà hát B trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Nếu giờ bắt đầu để sử dụng là 14 giờ 30 phút thì thời gian
trả lại hội trường là 22 giờ 30 phút.
A vay cho công ty B 1.000.000 đ hoàn trả sau 2 tháng. Nếu thời điểm mượn 1/1/1998 thì thời gian trả phải là 2/3/1998.
Công ty A hứa trả cho công ty B một máy xay lúa sau ngày khánh thành nhà máy xay xát của công ty A. Nếu ngày khánh thành
nhà máy xay xát lúa là 26/04/1998 thì ngày trả lại máy xay lúa sẽ là ngày 27/04/1998.
Bài 24
Nêu nội dung các loại thời hiệu và cho ví dụ minh họa
Khái niệm
Thời hiệu thời hạn do pháp luật quy định khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ
nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Các loại thời hiệu
Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự
A nhặt được chiếc đồng hồ ở nhà vệ sinh công cộng. Sau đó, A mang đến công an phường trình báo và nộp cho cơ quan công an
vào ngày 1/3/1998. Nếu đến ngày 2/3/1999 không có người đến nhận thì quyền sở hữu chiếc đồng hồ thuộc về A.
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự thời hạn khi kết thúc thời hạn đó thì người nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực
hiện nghĩa vụ
Cơ sở sản xuất thiết bị điện Lioa bào hành các sản phẩm của mình sản xuất và bán trong thời hạn 6 tháng. Nếu A mua 1 máy
ổn áp ngày 1/1/1998 thời hạn bảo hành sẽ hết vào ngày 2/7/1998. Đến ngày 3/7/1998 là thời hiệu mà cơ sở ổn áp được miễn
nghĩa vụ bảo hành sản phẩm của A
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện
A 14 tuổi ăn cắp tiền của gia đình mua món đồ chơi trị giá 1.000.000 đ ngày 1/6/1997 thì thời hiệu cuối cùng của người đại diện
theo pháp luật của em A được yêu cuầ tòa án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu là ngày 2/6/1998.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự thời hạn chthể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì
mất quyền yêu cầu.
Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.
Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, huỷ bỏ quyết định tuyên bố
một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
A nghiện rựu, hành vi phá tán tài sản, ngày 1/5/2012 A lấy 12 chỉ vàng của gia đình bán đi nhậu. Vợ A là B thời hạn
1 năm kể từ ngày 1/5/2012 ngày phát sinh quyền yêu cầu tòa án tuyên bố A bị hạn chế năng lực hành vi dân s bmột
người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng
lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
A nghiện rựu, hành vi phá tán tài sản, ngày 1/5/2012 A lấy 12 chỉ vàng của gia đình bán đi nhậu. Vợ A là B thời hạn
là 1 năm kể từ ngày 1/5/2012 là ngày phát sinh quyền yêu cầu tòa án tuyên bố A bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Câu 1. Trình bày quan hệ pháp luật dân sự?
Là quan hệ xã hội do các quan hệ pháp luật dân sự điều chỉnh, tức là quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực dân sự, các quan h
liên quan đến yếu tố nhân thân tài sản trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại…Quan hệ pháp
luật dân sự những quan hệ hội phát sinh từ những lợi ích vật chất, lợi ích nhân thân được c quy phạm pháp luật dân sự
điều chỉnh, trong đó các bên tham gia bình đẳng về mặt pháp lý, quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên được nhà nước bảo đảm
thực hiện bằng những biện pháp mang tính cưỡng chế.
Do có sự tác động của các quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội nên các bên tham gia vào các quan hệ đó có các quyền và
nghĩa vụ pháp lí tương ứng. Các quyền, nghĩa vụ pháp lí này được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Sự tác động của các quy phạm
pháp luật vào các quan hệ xã hội không làm mất đi tính xã hội của các quan hệ đó mà làm cho các quan hệ này mang một hình
thức mới “quan hệ pháp luật”. Hậu quả của các quyền nghĩa vụ của các bên được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng
những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, các bên đều mục đích lợi ích nhất định nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật
chất hoặc tinh thần. Tuy các quan hệ dân sự hình thành một cách khách quan nhưng được thực hiện thông qua hoạt động ý
lOMoARcPSD| 36477832
20
thức của con người, do vậy việc tham gia hay không tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, xác định nội dung mối quan hệ mà
họ tham gia phải xuất phát từ ý chí của các bên.
Có thể nói, sự tự định đoạt, ý chí tự do thể hiện của các chủ thể được thể hiện trọn vẹn nhất, ở đỉnh cao nhất khi họ tham gia vào
quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ pháp luật dân sự có thể xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật hoặc trên cơ sở ý chí của các
bên tham gia nhưng phải phù hợp với quy phạm pháp luật dân sự.
Câu 2. Trình bày về đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự?
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành
trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự) (Điều 1 BLDS
2015)
Quan hệ tài sản quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản. Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn với một tài sản nhất
định được thể hiện dưới dạng này hay dạng khác.
Tài sản (được khái quát chung ở Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015) bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản). Quan
hệ tài sản không chỉ bó hẹp ở những vật vô tri mà còn hàm chứa nội dung xã hội là những quan hệ xã hội liên quan đến một tài
sản
Cùng với quan hệ tài sản, luật dân sự còn điều chỉnh các quan hệ nhân thân (Điều 1 Bộ luật Dân sự năm 2015). Quan hệ nhân
thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân là quyền nhân thân phải được pháp luật thừa nhận như một quyền
tuyệt đối của một cá nhân, tổ chức. Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với một chủ thể, về nguyên tắc không thể chuyển
giao cho chủ thể khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác. Đó là một quyền dân sự tuyệt đối, mọi người đều
có nghĩa vụ toont rọng quyền nhân thân của người khác.
Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách quy định những giá trị nhân thân nào được coi là quyền nhân thân, trình
tự thực hiện, giới hạn của các quyền nhân thân đó, đồng thời quy định các biện pháp thực hiện, bảo vệ các quyền nhân thân
(ĐIều 11 14 Bộ luật Dân sự năm 2015) Có thể chia thành các nhóm sau:
Quan hệ nhân thân gắn với tài sản
Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản
Câu 3. So sánh phương pháp điều chỉnh Luật Dân sự với các ngành luật công.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự: là phương pháp thỏa thuận, bình đẳng, thương lượng, tự định đoạt.
Phương pháp điều chỉnh của các ngành luật công: phương pháp mệnh lệnh, có tính bắt buộc.
Câu 4. Vị trí của Luật Dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
* Theo chức năng: Luật Dân sự là luật gốc của luật tư.
Được gọi là luật chung, Luật Dân sự thiết lập các nguyên tắc cơ bản chi phối toàn bộ hệ thống luật tư.Các nguyên tắc ấy phải
được tôn trọng trong qtrình xây dựng các luật chuyên ngành, nhằm đảm bảo tính thống nhất về quan điểm lập pháp của hệ
thống pháp luật.
Điều 4 Bộ Luật n sự (BLDS) 2015 quy định: “1. Bộ luật y luật chung đều chỉnh các quan hệ dân sự; 2.Luật khác liên
quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp Luật Dân sự quy định
tại Điều 3 của Bộ luật này; 3.Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều
này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng”.
* Theo tôn ti trật tự quy phạm:
Về nguyên tắc, Luật Dân sđược xếp ngang hàng với các luật khác, kể cả các luật điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực
chuyên biệt, vị trí cao hơn các văn bản dưới luật.Điều đó nghĩa là trong trường hợp cần giải quyết các xung đột giữa
quy phạm của BLDS với các quy phạm pháp luật khác, thì phải áp dụng các quy tắc xử lý mang nh nguyên tắc: luật ra đời sau
thủ tiêu luật ra đời trước, ngoại lệ phủ định nguyên tắc, luật riêng thay luật chung để chi phối lĩnh vực chuyên biệt thuộc phạm
vi điều chỉnh…
Câu 5. Trình bày về cấu trúc, bố cục BLDS 2015?
* Cấu trúc, bố cục BLDS 2015: BLDS 2015 gồm sáu phần với 689 điều chia làm 27 chương:
Phần thứ nhất:Quy định chung (10 chương).
Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản (4 chương).
Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng (6 chương).
Phần thứ tư: Thừa kế (4 chương).
Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (3 chương).
Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành.
lOMoARcPSD| 36477832
21
Câu 6. Lịch sử hình thành và phát triển BLDS Việt Nam?
Trong giai đoạn nhà nước phong kiến, Luật Dân sự Việt Nam không được tách ra thành một bộ luật riêng được tìm thấy
trong các điều khoản của các bộ luật phong kiến như Lê triều hình luật (Luật Hồng Đức), Nguyễn triều hình luật (Hoàng Việt
luật lệ). Đến khi người Pháp chiếm đóng Việt Nam thì các bộ Luật Dân sự được áp dụng riêng rẽ ở ba kỳ lần lượt xuất hiện. Ví
dụ ở Nam Kỳ thì bộ Luật Dân sự Nam Kỳ giản yếu ra đời năm 1883, bộ dân luật Bắc Kỳ ra đời năm 1931 và tại Trung Kỳ là bộ
dân luật Trung Kỳ (Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật) ra đời năm 1936.
[1]
Sau ngày 2 tháng 9 năm
[1]
1945, do hoàn cảnh chiến tranh
với người Pháp nên chính phủ của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn áp dụng các bộ Luật Dân sự này. Ngày 22 tháng 5 năm 1950, chủ
tịch Hồ Chí Minh sắc lệnh số 97/SL để “sửa đổi một số quy lệ chế định trong dân luật” nhằm sửa đổi một số điều trong
các bộ dân luật này. Tại miền bắc Việt Nam, ngày 10 tháng 7 năm 1959 tòa án tối cao ra chỉ thị số 772/TATC để “đình chỉ
việc áp dụng luật pháp của phong kiến đế quốc”.
[1]
Từ thời điểm đó trở đi, tại miền bắc Việt Nam thiếu hẳn bộ Luật Dân sự
thực thụ. Một số mảng của Luật Dân sự được tách ra thành các bộ luật khác như Luật hôn nhân và gia đình hay các văn bản pháp
quy dưới luật như thông tư, chỉ thị, nghị định, pháp lệnh. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực dân sự như thừa kế, quyền sở hữu trí tuệ v.v.
không được điều chỉnh trực tiếp. Các quy định về nghĩa vụ dân sự được quy định chủ yếu là các vấn đề về nhà ở, vàng bạc, kim
khí quý và đá quý v.v. và nói chung mang nặng tính chất hành chính. Có thể liệt kê một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân
sự như: Luật hôn nhân gia đình (1986), Luật Quốc tịch (1988), Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam
(1988), Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp (1989), Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989), Pháp lệnh về thừa kế (1990), Pháp lệnh
về Hợp đồng dân sự (1991), Pháp lệnh về nhà ở (1991) v.v. Tuy các pháp lệnh có nhiều nhưng đôi khi chồng chéo và mâu thuẫn
với nhau nên đã gây ra nhiều khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.
Năm 1995, quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ Luật Dân sự (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm
1996).
Sau 10 năm thi hành, Bộ Luật Dân sự đã có nhiều hạn chế, bất cập như: một số quy định không phù hợp với sự chuyển đổi nhanh
của nền kinh tế thị trường, không rõ ràng hay không đầy đủ hoặc còn mang tính hành chính. Nhiều bộ luật mới ra đời có các nội
dung liên quan đến Bộ Luật Dân sự Việt Nam 1995 nhưng bộ luật y lại không điều chỉnh, sửa đổi dẫn đến mâu thuẫn giữa
chúng cũng như chưa có sự tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế. Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội Việt
Nam đã thông qua Bộ Luật Dân sự sửa đổi. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006.
Tháng 11 năm 2015, Quốc hội Việt Nam đã thông qua BLuật Dân sự sửa đổi lần 2. Bộ Luật n sự Việt Nam 2015 hiệu
lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2017.
[1]
Lê Tiến Dũng. “Án lệ trong pháp luật Việt Nam”
Câu 7. Mối quan hệ giữa Luật Dân sự và các luật chuyên ngành như Luật thương mại, Luật Hôn nhân và gia đình,
Luật Lao động?
Nội dung quan hệ dân sự là các quan hệ phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh đến sinh
hoạt hàng ngày của con người. Các quan hệ này dù phát sinh trong lĩnh vực nào cũng đều những tính chất, đặc điểm chung
và những tính chất, đặc điểm riêng. Chính vì vậy, có thể chia các quy phạm pháp luật dân sự thành hai nhóm lớn: Một là, nhóm
các quy phạm quy định về những vấn đề, những nguyên tắc dân sự chung, bao quát các quan hệ dân sự thuộc tất cả các lĩnh vực,
nhóm này được ghi nhận trong B luật Dân sự (BLDS). Hai là, nhóm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự cụ thể, bao
gồm cả các nguyên tắc chuyên ngành cho từng lĩnh vực của đời sống xã hội, nhóm này được ghi nhận trong các đạo luật cụ thể
như: Luật Thương mại,Luật Hàng không dân dụng, Luật Giao thông đường bộ…
Trong điều kiện nước ta hiện nay, mô hình hệ thống pháp luật dân sự có tính khả thi nhất là vẫn giữ lại BLDS, nhưng chỉ với vai
trò quy định về những vấn đề chung nhất như về các nguyên tắc cơ bản của BLDS, về cá nhân, pháp nhân, về tài sản và quyền
sở hữu tài sản, về các giao dịch dân sự…, kết hợp với các quy định dân sự trong các luật, pháp lệnh chuyên ngành.
Theo hình được kiến nghị nêu trên, các vấn đdân sự vừa được quy định trong BLDS, vừa được quy định tại các đạo luật
chuyên ngành, nhng có sự phân công hợp lý theo hớng, BLDS chỉ quy định nội dung chung của tất cả các lĩnh vực, còn đạo luật
chuyên ngành cụ thể hoá các quy định chung đó như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Sở hữu trí tuệ…, nhưng không có chồng
chéo, mâu thuẫn nhau.
Tuy nhiên, nếu ng về một vấn đề sự quy định khác nhau giữa BLDS đạo luật chuyên ngành thì phải cho phép áp
dụng quy định của đạo luật chuyên ngành, bởi vì, quy định của đạo luật chuyên ngành là sự cụ thể hoá c quy định chung.Trong
trờng hợp nếu vấn đề thuộc pháp luật chuyên ngành điều chỉnh nhưng đạo luật y cha quy định thì phải áp dụng các quy
định chung của BLDS. Câu 8. Khái niệm nguồn của Luật Dân sự?
Nguồn của pháp luật bao gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức, trong đó, “nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn
nguyên của pháp luật bởi vì nó được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp luật”
“nguồn hình thức của pháp luật được hiếu phương thức tồn tại của các quy phạm pp luật trong thực tế hay nơi chứa
đựng, nơi có thể cung cấp c quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết
các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế”.
Quan niệm về nguồn của luật dân sự có sự thay đổi theo thời gian, dựa trên quy định của luật tương ứng với thời kỳ đó. Bộ luật
Dân sự năm 2015 lần đầu tiên chính thức ghi nhận việc áp dụng án lệ, trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự phát sinh. Do
đó, luật Dân sự bao gồm một hệ thống các văn bản pháp luật (luật thành văn) cùng với tập quán, án lệ trong đó chứa đựng các
lOMoARcPSD| 36477832
22
quy tắc xử sự chung theo một chuẩn mực pháp lý nhất định. Vì thế, nguồn của luật dân sự là quy tắc ứng xử được ghi nhận trong
các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành, những tập quán, khuôn mẫu được xác định từ án lệ mà
theo đó, các chủ thể phải tuân theo khi tham gia và thực hiện các quan hệ dân sự.
Câu 9. Các loại nguồn của Luật Dân sự dưới góc độ so sánh BLDS 2005 và BLDS 2015?
* Các loại nguồn được sử dụng trong cả hai Bộ luật:
+ Thỏa thuận
+ Văn bản quy phạm pháp luật
+ Tập quán
+ Áp dụng tương tự pháp luật
* Loại nguồn chỉ sử dụng trong BLDS 2015:
+ Án lệ.
+ Lẽ công bằng.
Câu 10. Khái niệm án lệ?
Thuật ngữ “án lệ” nguồn gốc Latinh được hiểu là việc trước, xảy ra trước hay cách thức xử một tình huống nhất định,
được xem là một mẫu mực cho việc xử lí trong những tình huống tương tự về sau. Ở nước Anh và các nước theo hệ thống thông
luật (Common law), án lệ được coi là một nguồn quan trọng của pháp luật, không kém văn bản quy phạm pháp luật.
Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù hàng năm khi tổng kết công tác xét xử, Toà án nhân dân tối cao có đưa ra các vụ án điển hình để
hướng dẫn toà án cấp dưới xét xử, tuy nhiên khi lập luận cho quyết định của mình, các thẩm phán vẫn phải căn cứ vào các quy
định của pháp luật, chứ không dựa vào các bản án đã xét xử. Việt Nam không có truyền thống áp dụng án lệ và không coi án lệ
là một hình thức pháp luật.
Câu 11. Khái niệm tập quán.
Dưới góc độ ngôn ngữ tập quán được hiểu là “thói quen được hình thành đã lâu trong đời sống, được mọi người tuân theo”[2],
những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự phát lâu ngày thành thói quen trong đời sống xã hội hoặc giao lưu quốc
tế, đang tồn tại và được các chủ thể thừa nhân như là quy tắc xử sự chung”[3]. Dưới góc độ pháp lý, tập quán là thói quen đã
thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận làm
theo như một quy ước chung của cộng đồng”[4]. Trong BLDS 2015 thuật ngữ “tập quán” được định nghĩa tại khoản 1 Điều 5,
theo đó: Tập quán quy tắc xử sự nội dung ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của nhân, pháp nhân trong quan hệ
dân sự cụ thể, được hình thành lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận áp dụng rộng rãi trong
một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự”.
Tập quán được tuân thủ chủ yếu bằng thói quen và dư luận xã hội nhưng cũng có thể được vận dụng như một quy tắc xử sự thay
thế quy định của pháp luật như trong trường hợp pháp luật không quy định các bên không có thoả thuận tthể áp dụng
tập quán… (Điều 3 Bộ luật dân sự m 2005). Đối với những trường hợp mà pháp luật của Việt Nam, điều ước quốc tế Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc gia nhập chưa quy định thì có thể áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế, nếu việc
áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Có những tập quán do
tính hợp lí và phù hợp, đáp ứng nhu cầu của một lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định nên được Nhà nước chính thức thừa nhận và
đâm bảo việc tôn trọng, chấp hành và trở thành pháp luật tập quán (tập quán pháp).
Câu 12. Thứ tự áp dụng nguồn của Luật Dân sự.
* Thỏa thuận được áp dụng trước tiên, nếu các bên không có thỏa thuận thì áp dụng các quy định của pháp luật. Pháp luậtkhông
quy định thì áp dụng tập quán. Các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không tập quán được áp
dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự (áp dụng tương tự pháp luật).
* Nếu không thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp Luật Dân sự, án lệ, lẽ côngbằng (khoản
2 Điều 6 BLDS 2015).
Câu 13. Trình bày về áp dụng tương tự pháp luật.
* Áp dụng tương tự pháp luật trường hợp cần phải giải quyết một vụ việc thực tế, cụ thể nào đó “mà các bên không
thỏathuận, pháp luật không có quy định không tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh
quan hệ dân sự đó”. (Khoản 1 Điều 6 BLDS 2015). Đồng thời, ở những mức độ nhất định, cần dựa vào các chuẩn mực và quan
niệm đạo đức xã hội, lẽ phải, sự công bằng, tính hợp lí…để giải quyết, đưa ra các áp dụng pháp luật cần thiết, hợp lí.
Áp dụng tương tự pháp luật có thể được thể hiện dưới dạng:
Thứ nhất, quan hthuộc lĩnh vực luật dân sự điều chỉnh nhưng không quy phạm trực tiếp điều chỉnh quan hệ A này. Trường
hợp này còn được gọi là áp dụng tương tự quy phạm pháp luật.
Thứ hai, quan hệ B, có quy phạm B trực tiếp điều chỉnh, quan hệ B tương tự như A thuộc lĩnh vực do luật dân sự điều chỉnh.
Trong trường hợp này có thể dùng quy phạm B để điều chỉnh quan hệ A. Đây là trường hợp áp dụng tương tự pháp luật.
lOMoARcPSD| 36477832
23
Câu 14. Nêu các nguyên tắc của Luật Dân sự.
* Các nguyên tắc cơ bản của pháp Luật Dân sự:
Mọi nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kdo nào để phân biệt đối xử, được pháp luật bảo hộ
nhưnhau về các quyền nhân thân và quyền tài sản (nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật).
Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết,
thỏathuận.Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức hội hiệu lực thực hiện đối với
các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng (nguyên tắc tự do, tự nguyện).
nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung
thực(nguyên tắc thiện chí, trung thực).
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích
cộngđồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (nguyên tắc cấm lạm dụng quyền).
nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự
(nguyêntắc tự chịu trách nhiệm).
(Điều 3 BLDS 2015)
Câu 15. Trình bày ý nghĩa và chức năng của nguyên tắc thiện chí, trung thực.
* Ý nghĩa: đảm bảo các giao dịch dân sự được thực hiện một cách trung thực, không vì lợi ích cá nhân mà làm nh hưởng đếnlợi
ích của người khác.
Câu 16. Khái niệm quyền dân sự.
* Quyền dân sự là khả năng được phép xử sự theo một cách nhất định của chủ thể trong quan hệ dân sự để thực hiện, bảo vệlợi
ích của mình.
Câu 17. Phân loại quyền dân sự.
* Quyền dân sự gồm 2 loại: quyền tài sản và quyền không có tính tài sản (quyền thân nhân).
+ Quyền tài sản: Gọi là quyền tính chất tài sản những quyền định giá được bằng tiền, quan hệ giữa các chủ thể có đối
tượng là một vật có giá trị tài sản.
+ Quyền nhân thân: quyền gắn với mỗi cá nhân, không thchuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan
có quy định khác.
Câu 18. Phân tích giới hạn của quyền dân sự.
Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự tức các chủ thể chỉ thể thực hiện quyền của mình một mức độ nhất định, không
được phép vượt qua mức do pháp luật quy định. Họ được tự do thực hiện quyền của mình nhưng phải trong khuôn khổ.
Pháp luật dân sự tôn trọng quyền của chủ thể trong quan hệ dân sự, cho phép cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý
chí của mình. Nhưng pháp luật dân sự cũng quy định về giới hạn thực hiện quyền dân sự và không được lạm quyền trong quan
hệ dân sự. Đó là quy định: “Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để
vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật”.
Câu 19. Phân tích nguyên tắc thiện chí trung thực, bình đẳng tự nhiên trong luật dân sự?
Về cơ sở pháp lý:
Bộ luật dân sự năm 2015
1. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
Theo Điều 3 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về “Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự” như sau:
Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau
về các quyền nhân thân và tài sản.
Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa
thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các
bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được m phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc trung thực, thiện chí
lOMoARcPSD| 36477832
24
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015.
“Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hnhư
nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa
thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các
bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực…”.
3. Phân tích nguyên tắc trung thực, thiện chí
Nguyên tắc trung thực, thiện chí là nền tảng của mọi giao dịch dân sự, bởi lẽ một giao dịch dân sự dù đơn giản hay phức tạp,
mức độ dù lớn hay nhỏ thì khi thực hiện các quyền và thi hành các nghĩa vụ, sự trung thực, thiện chí luôn được đặt lên vị trí
hàng đầu. Trung thực, thiện chí là thực hiện hành vi với ý định tốt một cách ngay thẳng, chính trực, nên cũng có tài liệu ghi
nhận nguyên tắc này dưới tên là “nguyên tắc thẳng thắn và ngay tình”. Cùng một nội hàm như nhau nhưng hai hệ thống pháp
luật thông luật và dân luật lại định nghĩa dưới hai tên gọi khác nhau là good faith và pacta sunt servanda. Khoản 1 Điều 2 Bộ
n luật Thụy Sỹ quy định rằng các bên phải trung thực, thiện chí khi thực hiện nghĩa vụ, và sự trung thực, thiện chí mang tính
giả định và do pháp luật quy định, các bên không được xem là trung thực, thiện chí khi không thực hiện hành vi một cách mẫn
cán, cẩn trọng và không đáp ứng được các điều kiện đặt ra. Khoản 2 Điều 1 Bộ dân luật Nhật Bản, Điều 19 Bộ dân luật
Philippines, Điều 4 Bộ Quy tắc chung về dân luật của Trung Quốc và Điều 5 Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan cũng rất
đề cao nguyên tắc trung thực và định chế nó vào trong Bộ dân sự.
Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái
với ý chí của mình; đồng thời thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham
gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau; không ai được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội,
dân tộc, giới tính hay tôn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự. Hơn nữa, ý chí tự nguyện của cac bên chủ thể
tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Chính vì vậy, pháp luật không
thừa nhận những hợp đồng được giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể. Tuy nhiên, trên
thực tế thì việc đánh giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên hay chưa, trong một số trường
hợp lại là một công việc hoàn toàn không đơn giản và khá phức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.
Như chúng ta đã biết, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ
thể. Chính vì vậy, sự thống nhất ý chí của chủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung hợp đồng mà chủ
thể này đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một hợp đồng đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện hay chưa. Hay nói
cách khác, việc giao kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trung
thực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng.
Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cả những hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe doạ đều không đáp
ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết và do đó bị vô hiệu.
4. Nội dung nguyên tắc trung thực, thiện chí
Nguyên tắc này được Bộ luật Dân sự quy định trên cơ sở tôn trọng quyền con người, quyền công dân đã được nêu rõ trong
Hiến pháp 2013. Điều 15, Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Việc thực hiện
quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác. Để thực hiện các quy định nêu
trên của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự cụ thể hóa bằng việc đưa ra nguyên tắc thiện chí, trung thực khi cá nhân, pháp nhân tham
gia giao dịch dân sự. Điều đó hoàn toàn phù hợp về lý luận cũng như về thực tiễn. Cá nhân, pháp nhân khi tham gia giao dịch
dân sự bao giờ cũng mong đạt được mục đích là mang lại lợi ích cho bản thân, tổ chức của mình. Mục đích ấy luôn gắn liền
với lợi ích của cá nhân, pháp nhân khác khi cùng tham gia giao dịch dân sự. Do đó, cá nhân, pháp nhân phải tôn trọng lợi ích
của các cá nhân và pháp nhân khác khi tham gia thực hiện các cam kết, thỏa thuận. Muốn thực hiện sự tôn trọng ấy, không có
cách nào khác là cá nhân, pháp nhân phải thể hiện thái độ thiện chí, trung thực của mình trong các giao dịch dân sự.
Nội dung của nguyên tắc thiện chí, trung thực là cá nhân, pháp nhân khi tham gia giao dịch dân sự phải hợp tác, giúp đỡ nhau
để xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Mỗi bên không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà còn phải quan
tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân khác, của Nhà nước và xã hội. Cùng với việc quan tâm, tôn trọng
các lợi ích hợp pháp của người khác, các bên tham gia giao dịch dân sự còn phải tìm mọi biện pháp cần thiết để thực hiện các
cam kết, thỏa thuận và hạn chế các thiệt hại gây ra cho nhau.
Tuy nhiên, để đánh giá tính thiện chí, trung thực của cá nhân, pháp nhân phải căn cứ vào thái độ và việc làm của họ trên thực
tế, vào mục đích mà họ mong muốn đạt được khi tham gia giao dịch dân sự. Thái độ bàng quang, thiếu trách nhiệm hoặc lừa
dối không mong muốn thực hiện các cam kết, thỏa thuận của một bên là không phù hợp với cách ứng xử mà Bộ luật Dân sự
quy định. Những biểu hiện của việc thực hiện cam kết, thỏa thuận không thiện chí, trung thực của các bên phải được chứng
minh bằng các chứng cứ cụ thể, xác thực.
Để thực hiện nguyên tắc thiện chí, trung thực của Bộ luật Dân sự, yêu cầu cá nhân, pháp nhân phải căn cứ vào điều kiện hoàn
cảnh, khả năng thực hiện các cam kết, thỏa thuận; phải có trách nhiệm với các cam kết, thỏa thuận của mình để đạt được mục
đích chung khi tham gia các giao dịch dân sự. Khi xuất hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cam kết,
lOMoARcPSD| 36477832
25
thỏa thuận các bên phải cùng nhau bàn bạc tìm cách khắc phục trên tinh thần hợp tác. Các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa
án, Viện Kiểm sát và các cơ quan Nhà nước khác khi giải quyết tranh chấp giữa cá nhân, pháp nhân trong giao dịch dân sự cần
phải khách quan, minh bạch đánh giá tính trung thực, thiện chí của các bên. Đồng thời hướng dẫn, định hướng cho các bên có
thái độ thiện chí, trung thực, hợp tác khi có xung đột về mặt lợi ích hợp pháp giữa các bên.
Câu 20. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự.
* Các phương thức bảo vệ quyền:
Tự bảo vệ quyền: Việc tự bảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền đó và không đượctrái
các nguyên tắc cơ bản của pháp Luật Dân sự.
Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình;
Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
Buộc thực hiện nghĩa vụ;
Buộc bồi thường thiệt hại;
Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;– Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Câu 21. Khái niệm và đặc điểm của quyền tài sản.
* Khái niệm: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữa trítuệ, quyền
sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
* Đặc điểm:
Quyền tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh rất đa dạng và phức tạp;
Quyền tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh luôn mang tính ý chí, phản ánh ý thức của các chủ thể tham gia; luôn thể hiện độngcơ,
mục đích của chủ thể tham gia;
Là quyền có tính chất hàng hóa;
Thể hiện rõ bản chất đền bù tương đương trong trao đổi.
Câu 22. Khái niệm và đặc điểm của quyền nhân thân.
* Khái niệm: Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trườnghợp
luật khác có liên quan quy định khác.
* Đặc điểm:
Gắn liền với mỗi cá nhân, không có nội dung kinh tế không gắn với quyền lợi tài sản của chủ thể;
Không thể chuyển giao cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào, không thể đối tượng của hợp đồng trao đổi, mua bán…u
23. So sánh quyền nhân thân và quyền tài sản.
*Với bản chất là một bộ phận quyền dân sự, quyền nhân thân có đầy đủ các đặc điểm của quyền dân sự nói chung. Ngoài ra, nó
còn mang một số đặc điểm riêng biệt nhằm phân biệt với quyền tài sản. Cụ thể như:
Thứ nhất, quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản
Khác với quyền tài sản, đối tượng của quyền nhân thân là một giá trị tinh thần, do đó, quyn nhân thân không biểu hiện bằng vật
chất, không quy đổi được thành tiền và mang giá trị tinh thần. Giá trị tinh thần tiền tệ không phải những đại lượng tương
đương và không thể trao đổi ngang giá. Do vậy, quyền nhân thân không thể bị định đoạt hay mang ra chuyển nhượng cho người
khác.
Thứ hai, quyền nhân thân gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể chuyển dịch
Mỗi một chủ thể mang một giá trị nhân thân đặc trưng, do đó, quyn nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất địnhkhông bị
phụ thuộc, chi phối bởi bất kỳ yếu tố khách quan nào như độ tuổi, trình độ, giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội,….
Quyền nhân thân không thể chuyển dịch cho người khác, tức, quyền nhân thân của mỗi cá nhân chỉ do chính cá nhân đó hoặc
trong một số trường hợp do chủ thể khác được pháp luật quy định thực hiện. Quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các
giao dịch mua bán, trao đổi, tặng, cho,…
*Tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Quyền i sản quyền trị giá tính bằng tiền, gồm quyền tài sản đối
với đối tượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác. Theo đó:
Quyền tài sản quyền trị giá được tính bằng tiền, không đòi hỏi sự chuyển giao trong giao dịch dân sự. Đối với quyền tài
sản đối tượng phải đáp ứng được hai yêu cầu trị giá được tính bằng tiền được chuyển giao cho người khác trong giao
lOMoARcPSD| 36477832
26
dịch dân sự. Quyền tài sản gồm có: quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền trị giá bằng tiền,
quyền sở hữu trí tuệ. Các quyền tài sản khác gắn với nhân thân thì không thể chuyển giao như: quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế,
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe.
Quyền tài sản gồm quyền sử dụng đất, quyền tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ các quyền tài sản khác. Quyền tài sản
thể được chia thành hai loại: quyền đối nhân quyền đối vật. Quyền đối vật quyền chthể được tác động trực tiếp vào
vật nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình như quyền cầm cố, quyền sở hữu, quyền hưởng hoa lợi, quyền thế chấp, Quyền đối
nhân là quyền chủ thể này đối với chủ thể khác. Quyền đối nhân được đáp ứng nếu bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ nghĩa
vụ theo yêu cầu của bên có quyền
Câu 24. Phân loại quyền tài sản.
Quyền đối vật là quyền của chủ thể được thực hiện hành vi trực tiếp trên các vật cụ thể mà không cần sự cho phép hay
sự hợp tác của các chủ thể khác. Các quyền tài sản được thể hiện dưới dạng quyền đối vật như: quyền sở hữu, quyền bmặt,
quyền hưởng dụng, quyền của bên bảo đảm đối với tài sản bảo đảm, quyền đối với bất động sản liền kề…
Quyền đối nhân được thiết lập trong mối quan hệ giữa 2 người, hai chủ thể của quan hệ pháp luật. Có thể hiểu, quyền
đối nhân là quyền cho phép 1 người yêu cầu người khác đáp ứng đòi hỏi của mình nhằm thoả mãn nhu cầu gắn liền về lợi ích
vật chất của mình. Tiêu biểu về quyền tài sản dưới dạng quyền đối nhân gồm có: quyền yêu cầu cấp dưỡng, quyền đòi nợ, quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị m phạm… u 25. Phân loại quyền
nhân thân.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của BLDS năm 2005, hiện nay, tại BLDS năm 2015 ghi nhận quyn nhân thân của
cá nhân bao gồm các quyền cụ thể sau: Quyền có họ, tên (Điều 26); Quyn thay đổi họ (Điều 27); Quyền thay đổi tên (Điều 28);
Quyền xác định, xác định lại dân tộc (Điều 29); Quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30); Quyền đối với quốc tịch (Điều 31);
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32); Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mng, sức khỏe, thân th(Điều
33); Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34); Quyền hiến, nhận mô, bộ phận thể người hiến, lấy xác
(Điều 35); Quyền xác định lại giới tính (Điều 36); Chuyển đổi giới tính (Điều 37); Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,
bí mật gia đình (Điều 38) và Quyền nhân thân trong hôn nhân gia đình (Điều 39). Các quyền nêu trên chính là các quyền nhân
thân của cá nhân nhằm xác định tư cách của chủ thể của nhân trong quan hệ dân sự (ví dụ: quyền về họ, tên, dân tộc, nơi cư
trú..) tính đặc thù trong quan hệ dân sự, chưa được quy định cụ thể trong Hiến pháp (ví dụ: quyền được khai sinh, khai
tử,..) hoặc dễ bị phân biệt đối xử do các định kiến hội (ví dụ: quyền xác định lại giới tính). Xét từ vị trí, vai trò của Bộ luật
dân sự, mối quan hệ của Bộ luật này với Hiến pháp, các luật khác có liên quan và sự thay đổi không ngừng của các lợi ích tinh
thần của cá nhân trong đời sống xã hội thì việc BLDS năm 2015 tập trung quy định các quyền này cũng là phù hợp.
Câu 26. Nêu khái niệm chủ thể pháp Luật Dân sự.
Chủ thể là một nhân hoặc tổ chức tồn tại hữu hình và tham gia vào một quan hệ pháp luật, quan hệ hội để phối hợp thực
hiện một giao dịch, một quan hệ nào đó.
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân, tổ chức khả năng có quyền nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp
luật dân sự.
Câu 27. Nêu điều kiện trở thành một cá nhân tham gia pháp luật dân sự.
Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự:
+ Năng lực pháp luật dân sự theo quy định tại Điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015:
“1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.”
Năng lực pháp luật dân sự bao gồm các quyền như: Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;
Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản; Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ
đó.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
(theo quy định tại Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015). Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có được khi cá nhân đạt được độ
tuổi nhất định và các yêu cầu về sức khỏe như sau:
Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Theo quy định tại Điều 20 người thành niên (từu đủ 18 tuổi trở lên) có năng lực hành
vi dânsự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22 (người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,
làm chủ được nh vi), điều 23 (người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất hoặc tinh thần)
điều 24 (người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình) của Bộ luật này;
Năng lực hành vi một phần: Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định năng lực hành vi dân sự của người chưa thành
niêntừ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi:
+ Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
lOMoARcPSD| 36477832
27
+ Người từ đủu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp
luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên
quan đến bất động sản, động sản phải đăng giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo
pháp luật đồng ý.
Câu 28. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của năng lực pháp Luật Dân sự cá nhân.
Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự:
+ Năng lực pháp luật dân sự theo quy định tại Điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015:
“1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.”
Năng lực pháp luật dân sự bao gồm các quyền như: Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;
Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản; Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ
đó.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
(theo quy định tại Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015). Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có được khi cá nhân đạt được độ
tuổi nhất định và các yêu cầu về sức khỏe như sau:
Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Theo quy định tại Điều 20 người thành niên (từu đủ 18 tuổi trở lên) có năng lực hành
vi dânsự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22 (người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,
làm chủ được nh vi), điều 23 (người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất hoặc tinh thần)
điều 24 (người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình) của Bộ luật này;
Năng lực hành vi một phần: Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định năng lực hành vi dân sự của người chưa thành
niêntừ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi:
+ Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
+ Người từ đủu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp
luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên
quan đến bất động sản, động sản phải đăng giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo
pháp luật đồng ý.
Câu 29. Ý nghĩa của chế định năng lực pháp Luật Dân sự.
Năng lực pháp luật của cá nhân. Cá nhân là thực thế tự nhiên, là chủ thể phổ biến nhất của giao dịch dân sự. Tuy nhiên, không
phải mọi giao dịch dân sự nhân đều có thể tham gia. Trong một số trường hợp nhất định pháp luật dân sự Việt Nam quy định,
nhân chỉ trở thành chủ thể của giao dịch dân sự khi pháp luật trao quyền cho nhân đó. Do đó, điều kiện cần để trở thành
chủ thể của giao dịch dân sự nhân phải năng lực pháp luật n sự phợp với nội dung của giao dịch. Năng lực pháp
luật dân sự của nhân khả năng của nhân quyền dân sự nghĩa vụ dân sự. Điều này được hiểu, nhân được thực
hiện c giao dịch dân sự trong phạm vi ng lực pháp luật dân sự mà pháp luật quy định cho cá nhân. Các cá nhân được tự mình
đặt ra các quyền cho mình ngoài phạm vi do luật định. Mỗi quốc gia khác nhau đều có những nét tương đồng và khác biệt trong
cách quy định về năng lực pháp luật dân sự là khác nhau, phù họp với chế độ chính trị của quốc gia đó. Và trong cùng một phạm
vi lãnh thổ, năng lực pháp luật dân sự về nguyên tắc bình đẳng giữa các nhân, nhưng trong một số lĩnh vực chuyên biệt,
năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người Việt Nam sẽ khác năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người không có quốc
tịch Việt Nam. Ví dụ: A có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng A không thuộc diện được thuê nhà công vụ theo quy định tại
Điều 32 Luật nhà ở thì A không thể ký kết hợp đồng thuê nhà công vụ.
Tóm lại, khi xác lập giao dịch dân sự thì cá nhân phải có năng lực pháp luật phù hợp với giao dịch minh xác lập. Nếu năng
lực pháp luật của cá nhân không bao gồm việc xác lập những giao dịch nhất định mà cá nhân xác lập thì giao dịch không có hiệu
lực pháp luật.
Năng lực hành vi của cá nhân: Bên cạnh việc cá nhân phải đáp ứng điều kiện về năng lực pháp luật dân sự, cá nhân đó còn phải
có năng lực hành vi dân sự. Chỉ khi có năng lực hành vi dân sự cá nhân đó mới có ý chí riêng và nhận thức được hành vi của họ
để thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về những ý
chí mà cá nhân đó đã bày tỏ khi xác lập thực hiện giao dịch. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng
hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015). Do đó, một giao dịch dân sự
do cá nhân xác lập chỉ có hiệu lực nếu phù hợp với mức độ năng lực pháp luật dân sự và mức độ năng lực hành vi dân sự của cá
nhân.
lOMoARcPSD| 36477832
28
Câu 30. Thời điểm phát sinh năng lực pháp Luật Dân sự là thời điểm cá nhân được sinh ra, vậy cụ thể đó là thời điểm
nào?
* Có 3 quan điểm về thời điểm phát sinh năng lực pháp Luật Dân sự.
Quan điểm thứ nhất: Thời điểm phát sinh năng lực pháp Luật Dân sự thời điểm nhân được sinh ra, cụ thể là khi
cá nhânđã có một phần cơ thể nằm ngoài cơ thể của người mẹ.
Quan điểm thứ hai: Thời điểm phát sinh năng lực dân sự là thời điểm cá nhân được sinh ra, cụ thể là khi cá nhân hoàn
toànnằm ngoài cơ thể của người mẹ.
Quan điểm thứ ba: Thời điểm phát sinh năng lực dân sự thời điểm nhân được sinh ra, cụ thể khi nhân cất
tiếngkhóc đầu tiên.
* Pháp Luật Dân sự Việt Nam lấy quan điểm thứ ba là căn cứ xác định thời điểm cá nhân phát sinh năng lực dân sự.
Câu 31. Thai nhi có năng lực pháp Luật Dân sự không? Vì sao?
* Thai nhi không có năng lực pháp Luật Dân sự.
Vì: năng lực pháp Luật Dân sự chính thức phát sinh khi cá nhân được sinh ra, tức thời điểm cá nhân hoàn toàn nằm ngoài
cơ thể người mẹ và cất tiếng khóc đầu tiên.Ở đây thai nhi vẫn nằm trong cơ thể người mẹ, không đáp ứng được điều kiện cần để
phát sinh năng lực pháp Luật Dân sự.
* Tuy nhiên, trong một số trường hợp thai nhi được pháp luật trao cho một số quyền liên quan đến vấn đề thừa kế “đã hình
thành thai trước khi người thừa kế di sản chết” (Điều 613 DLDS 2015).
Câu 32. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
Năng lực hành vi của cá nhân: Bên cạnh việc cá nhân phải đáp ứng điều kiện về năng lực pháp luật dân sự, cá nhân đó còn phải
có năng lực hành vi dân sự. Chỉ khi có năng lực hành vi dân sự cá nhân đó mới có ý chí riêng và nhận thức được hành vi của họ
để thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về những ý
chí mà cá nhân đó đã bày tỏ khi xác lập thực hiện giao dịch. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng
hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015). Do đó, một giao dịch dân sự
do cá nhân xác lập chỉ có hiệu lực nếu phù hợp với mức độ năng lực pháp luật dân sự và mức độ năng lực hành vi dân sự của cá
nhân. Tùy theo từng độ tuổi và mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân mà phạm vi giao dịch dân sự được xác lập của mỗi
cá nhân là khác nhau:
Thứ nhất, trường hợp cá nhân là người thành niên. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên
năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, Điều 23 và Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015. Người
thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được xác lập mọi giao dịch. Nếu người thành niên rơi vào các trường hợp bị mất
năng lực hành vi dân sự (Điều 22), có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23) và bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự (Điều 24) thì phạm vi các giao dịch được xác lập như sau: Một là, phạm vi xác lập giao dịch dân sự của người mất năng lực
hành vi dân sự: Giao dịch dân sự của người mất ng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực
hiện; Hai là, phạm vi xác lập giao dịch dân sự của người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Tòa án chỉ định người
giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ cho người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Do đó, trong
phạm vi nhất định người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được xác lập những giao dịch dân skhông nằm
trong phần quyền của người giám hộ do Tòa án xác định; Ba là, phạm vi xác lập giao dịch dân sự của người hạn chế năng lực
hành vi dân sự: Việc xác lập, thực hiện giao dịch n sự liên quan đến tài sản của người bị a án tuyên bố hạn chế năng lực
hành vi dân sự phải sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt ng ngày
hoặc luật liên quan có quy định khác (khoản 2 Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Thứ hai, trường hợp nhân người chưa thành niên. Người chưa thành niên người chưa đủ mười tám tuổi. Phạm vi giao
dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập được xác định theo từng các trường hợp sau đây: Một là, phạm vi xác lập giao
dịch dân sự của cá nhân chưa đủ 6 tuổi: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người
đó xác lập, thực hiện; Hai là, phạm vi xác lập giao dịch dân sự của cá nhân từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Người t
đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý,
trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù họp với lứa tuổi; Ba là, phạm vi xác lập giao dịch dân sự của cá
nhân tđủ mười lãm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Nhóm cá nhân này được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ
giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đãng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được
người đại diện theo pháp luật đồng ý. Câu 33. Ý nghĩa của chế định năng lực hành vi dân sự.
* Ý nghĩa: nhằm bảo vệ chủ thể trong các giao dịch dân sự; đặc biệt trong các trường hợp chủ thể là người năng lực hành vidân
sự chưa đầy đủ; người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Câu 34. Phân tích mối quan hệ giữa năng lực ý chí và năng lực hành vi dân sự.
Ý chí là khả năng có trong mỗi con người, chúng giúp kiểm soát các quyết định, cũng như bản thân của mình. Nói đơn giản, nó
cách suy nghĩ, nhận thức, mong muốn nằm bên trong suy nghĩ của con người. Ý chí thể hiên ra bên ngoài bằng hành vi của mỗi
cá nhân. Vì thế, ý chí, có hành vi thì cá nhân đó mới có ý chí riêng và nhận thức được hành vi của họ để có thể tự mình xác
lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về những ý chí nhân đó đã
lOMoARcPSD| 36477832
29
bày tỏ khi xác lập thực hiện giao dịch. Tuy nhiên ý chí thì tồn tại sẵn trong con người, qua môi trường sống, sự va chạm mà mỗi
người sẽ có ý chí riêng còn năng lực hành vi dân sự còn phải căn cứ vào độ tuổi và loại giao dịch mà cá nhân tham gia thì giao
dịch dân sự mới phát sinh hiệu lực.
Câu 35. Trình bày về các mức năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên và đưa ra nhận xét quy định của
BLDS 2015.
* Các mức năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi):
Người chưa đủ 6 tuổi thì giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phái được người đại diện theo pháp luật đồngý,
trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Người từ đ15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bấtđộng
sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Câu 36. Nhận xét Điều 23 BLDS 2015 trong mối tương quan với ý nghĩa chế định hành vi dân sự.
* Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ củamình.
Theo quy định tại điều 23 BLDS 2015, chủ thể được nhắc đến ở đây là người “có khó khăn trong nhận thức, làm chủ nh vi”,
tức là người đó không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Câu 37. Bình luận về Điều 24 BLDS 2015 trong mối tương quan với nguyên tắc tôn trọng tính tự định đoạt của cá nhân.
* một số nước trên thế giới, phạm vi chủ thể bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự đã loại bỏ những người nghiện ma
túy,nghiện chất kích thích được pháp luật bảo vệ.Bởi họ cho rằng những hành vi của những người nghiện rượu, nghiện ma túy
khiến phá tán tài sản không liên quan đến ng lực nh vi dân sự, trừ lúc họ sử dụng chất kích thích.Và họ ng đặt ra câu
hỏi là liệu hạn chế năng lực hành vi của những người nghiện ma túy, người nghiện chất kích thích vi phạm nguyên tắc tự
định đoạt hay không?
* Theo như cách giải trên thì tài sản của người nghiện ma túy, nghiện chất kích thích tài sản thuộc quyền sở hữu của họ
thìhọ có quyền định đoạt, không nhất thiết cần phải được sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ, không nhất thiết
phải là chủ thể được pháp luật bảo vệ.
Câu 38. Bình luận về chế định năng lực hành vi dân sự trong BLDS 2015 dưới góc độ cân bằng lợi ích của chủ thể và
đảm bảo an toàn trong giao dịch.
* BLDS 2015 chưa quy định cụ thể giao dịch như thế nào được gọi “giao dịch phù hợp nhu cầu sinh hoạt”.Bởi vậy,
trongnhiều trường hợp không xác định được đâu giao dịch người chưa năng lực hành vi dân sự đầy đủ;người khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;người bị hạn chế nh vi dân sự được phép thực hiện không thông qua đại diện hoặc
người giám hộ.
* Trong trường hợp người bhạn chế ng lực hành vi dùng thủ đoạn nhằm làm cho giao dịch dân sự hiệu để hưởng lợi
chobản thân thì Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu hay không? Và làm thế nào để bảo vệ người thứ
ba ngay tình trong các giao dịch dân sự này? Câu 39. Khái niệm nơi cư trú của cá nhân.
* Nơi cư trú là nơi người đó thường xuyên sinh sống (khoản 1 Điều 40 BLDS 2015), hoặc là nơi người đó đang sinh sống(khoản
2 Điều 40 BLDS 2015).
Câu 40. Chỉ ra những điểm không tương thích giữa Luật cư trú và BLDS liên quan đến việc xác định nơi cư trú của cá
nhân.
* Những điểm không tương đồng giữa Luật cư trú và BLDS liên quan đến việc xác định nơi cư trú của cá nhân:
Theo Luật cư trú thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đã đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
Theo BLDS 2015 thì nơi cứ trú của công dân là nơi người đó thường xuyên sinh sống (khoản 1 Điều 40).
Trong nhiều trường hợp i ng dân đăng thường trú, tạm trú không phải nơi người đó đang sinh sống, từ đó dẫn đếnviệc
khó khăn trong việc xác định nơi cư trú của cá nhân.
Câu 41. Khái niệm và phân loại giám hộ.
* Giám hộ: là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc quy địnhtạo
khoản 2 Điều 48 của Bô luật này để thực hiện chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người có khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
* Phân loại:
Giám hộ cho người chưa thành niên;
Giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự;
Giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
lOMoARcPSD| 36477832
30
Câu 42. Khái niệm người được giám hộ và người giám hộ.
* Người được giám hộ:
Người được giám hộ bao gồm:
Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ.
Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhậnthức,
làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ dều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con;
cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
Người mất năng lực hành vi dân sự;
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
* Người giám hộ:
Giám hộ việc nhân, pháp nhân được luật quy định, được y ban nhân dân cấp cử, được Tòa án chỉ định hoặc được
quy định tại khoản 2 Điều 48 BLDS 2015 để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Câu 43. Điều kiện để chủ thể pháp Luật Dân sự làm người giám hộ.
* Điều kiện của chủ thể làm người giám hộ:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;
+ Không phải người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các
tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
+ Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Câu 44. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.
* Quyền của người giám hộ:
Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có những quyền sau đây:
Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chỉ dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ.
Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lí tài sản của người được giám hộ.
Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện gian dịch dân sự và thực hiện các quyn khác theo quy địnhcủa
pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
* Nghĩa vụ của người giám hộ được chia làm ba trường hợp theo đối tượng giám hộ.
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi:
Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;
Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đ15 tuổi có thểtự
nh xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Quản lý tài sản của người được giám hộ;
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi:
Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hp pháp luật quy định người từ đủ 15 tuổi đến dưới18
tuổi có thể tự mình thự hiện, xác lập giao dịch dân sự.
Quản lí tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật quy định khác;– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người
được giám hộ.
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mt năng lục hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,làm
chủ hành vi:
Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau:
+ Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
+ Đại diện cho người được giám hộ tham gia các giao dịch dân sự;
+ Quản lí tài sản của người được giám hộ
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
lOMoARcPSD| 36477832
31
Người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, m chủ nh vi của mình có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa ántrong
số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 57 BLDS 2015.
Câu 45. Quản lí tài sản của người được giám hộ.
* Quản lí tài sản đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự:
Quản lí như tài sản của chính mình, được thực hiện giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản của người được giám hộ
vì lợiích của người giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, giao dịch dân sự khác đối với tài sản lớn phải
sựđồng ý của người giám sát giám hộ. – Không được tặng cho người khác.
Giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều
hiệu,trừ trường hợp luật định.
* Quản lí tài sản đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quuyết định của Tòa án.
Câu 46. Sự khác nhau giữa giám hộ và đại diện.
Giám hộ và đại diện là hai chế định được quy định rõ trong Bộ Luật dân sự 2015 ( Mục 4 Chương III về giám hộ và Chương IX
về đại diện).
Về khái niệm:
Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc người có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Đại diện là việc nhân, pháp nhân nhân danh lợi ích của nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự.
Như vậy, về bản chất giám hộ và đại diện là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, giám hộ là thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Còn đại diện là nhân danh và vì lợi ích hợp pháp của người được đại diện
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Người giám hộ có thể đồng thời là đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện
các quyền khác theo quy định của pháp luật. Còn người đại diện chưa chắc đã là người giám hộ.
Về căn cứ xác lập:
Đối với giám hộ:Phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Đối với đại diện: Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều
lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Về phạm vi thực hiện:
* Đối với người giám hộ:
Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thực hiện các quyền khác theo quy định
của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
* Đối với đại diện:
Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
Điều lệ của pháp nhân;
Nội dung ủy quyền;
Quy định khác của pháp luật.
Về đối tượng:
* Người được giám hộ bao gồm:
Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con;
cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
lOMoARcPSD| 36477832
32
Người mất năng lực hành vi dân sự;
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
* Trường hợp đại diện
+ Đại diện theo pháp luật của cá nhân
Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi người
đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện.
Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
+ Đại diện theo ủy quyền
Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác
đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp
tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thể người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy
định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Về trường hợp chấm dứt:
* Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Người được giám hộ chết;
Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; Người
được giám hộ được nhận làm con nuôi.
* Đại diện chấm dứt trong các trường hợp sau:
+ Đại diện theo ủy quyền
Theo thỏa thuận;
Thời hạn ủy quyền đã hết;
Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật dân sự;– Căn cứ khác làm cho việc đại diện
không thể thực hiện được.
+ Đại diện theo pháp luật:
Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
Người được đại diện là cá nhân chết;
Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan.
Trong hoạt động công chứng thường hay gặp nhất các trường hợp giám hộ hoặc đại diện trong các giao dịch liên quan đến hộ
gia đình, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế…Hiểu đúng bản chất của hai chế định này giúp cho công chứng viên có thể dễ
dàng áp dụng chính xác những trường hợp nào cần người giám hộ, những trường hợp nào cần người đại diện. Qua đó hạn chế,
ngăn ngừa các tranh chấp xảy ra, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công chứng./.
Câu 47. Chấm dứt giám hộ và hậu quả pháp lý.
lOMoARcPSD| 36477832
33
* Chấm dứt giám hộ:
Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Người được giám hộ chết;
Cha, me của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; Người
được giám hộ được nhận làm con nuôi.
* Hậu quả pháp lý:
Người được giám hộ đã năng lực hành vi dân sự đầy đủ: trong ng 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ,
ngườigiám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự lợi ích
của người được giám hộ cho người được giám hộ.
Người được giám hộ chết: trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản
vớingười thừa kế hoặc giao cho người quản tài sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao
dịch dân sự lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ;nếu trong thời hạn đó mà chưa xác
định được người thừa kế của người được giám hộ thì người giám hộ tiếp tục quản lí tài sản cho đến khi tài sản được giải quyết
theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dan cấp xx nơi cư trú của người được giám hộ.
Người giám hộ có cha, mẹ đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của con hoặc người được giám hộ được nhận làm
connuôi:trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản chuyển giao quyền,
nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
Câu 48. Nhận xét về hậu quả pháp lý của chấm dứt giám hộ theo quy định của BLDS 2015 về hiệu lực giao dịch dân sự
với người thứ ba.
* Theo quy định của BLDS 2015 thì người giám hộ nghĩa vụ đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự,
nhưng việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền đều thuộc về người đại diện.Vì vậy, khi chấm dứt việc giám hộ thì các giao
dịch dân sự trước đó do người giám hộ thực hiện để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện đối với bên
thức ba vẫn có hiệu lực.
Câu 49. So sánh giám hộ và đại diện theo pháp luật.
Giám hộ là một trường hợp của chế định đại diện.
Giống nhau:
+ Đại diện cho nhân tham gia các giao dịch dân sự khi nhân không thể hoặc không được phép tự mình xác lập các giao
dịch dân sự.
Khác nhau:
+ Giám hộ:
+ Chỉ áp dụng cho cá nhân +
Có cơ chế giám sát chặt chẽ +
Đại diện:
+ Áp dụng cho cả cá nhân và pháp nhân
+Không bị giám sát
Câu 50. Điều kiện để tuyên bố một người vắng mặt tại nơi cư trú.
* Điều kiện để tuyên bố một người vắng mặt tại nơi trú: Khi một người biệt tích sáu tháng liền trlên thì những người
quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật
tố tụng dân sự.
Điều kiện cần: người được xác định là vắng mặt phải ngưng xuất hiện ở nơi cư trú liên tục trong thời gian ít nhất 6 tháng.
Điều kiện đủ: phải có người nộp đơn yêu cầu Tòa án, sau đó Tòa án phải ra thông báo tìm kiếm
| 1/33

Preview text:

lOMoARcPSD| 36477832 1
LUẬT DÂN SỰ 1
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
(Trả lời đúng, sai. Vì sao?)
Câu 1: Văn bản qui phạm pháp luật là nguồn duy nhất của Luật dân sự.
Là sai. Vì theo tinh thần của điều 3 PLDS: trong trường hợp PL không qui định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp
dụng “tập quán pháp lý”.
Câu 2: Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân sự.
Là sai. Vì ngoài Luật DS thì còn những ngành khác điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân như Luật hôn nhân – gia đình, luật lao động.
Câu 3: Nhân thân không thể tính được bằng tiền và không thể chuyển giao dân sự.
Là sai. Vì theo điều 742 của BLDS quyền nhân thân có thể được chuyển giao với các điều kiện do PL sở hữu trí tuệ qui định.
Câu 4: Chỉ có phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự định đoạt được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân
thân trong các giao lưu dân sự.
Là sai. Trong những trường hợp để bảo vệ quyền lợi của XH, của quốc gia thì dùng phương pháp quyền uy.
Câu 5: Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự.
Là sai. Theo tinh thần của điều 22 BLDS, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
được chỉ khi Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định thì người
đó mới bị mất năng lực hành vi dân sự.
Câu 6: Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.
Là sai. Vì theo tinh thần của điều 141 BLDS: cha mẹ là người đại diện theo PL cho con chưa thành niên.
Câu 7: Trách nhiệm dân sự pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn.
Là đúng. Vì theo điều 93 của BLDS pháp nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.
Câu 8: người chưa thành niên thì có năng lực hành vi chưa đầy đủ.
Là sai. Vì người từ 0-6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự.
Câu 9: Thời hiệu là khoản thời gian do pháp luật qui định hoặc do các bên thỏa thuận.
Là sai. Vì theo tinh thần của điều 154 BLDS thời hiệu là thời hạn do pháp luật qui định. Không được thỏa thuận.
Câu 10: Khi người được giám hộ được 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt.
Là sai. Vì theo điều 158 BLDS thì người thành niên nếu bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì cần có người giám
hộ, việc giám hộ không chấm dứt.
Câu 11: Khi người đại diện chết thì quan hệ đại diện chấm dứt.
Là sai. Vì theo điều 141 BLDS thì “người đại diện chết thì người được đại diện thay người địa diện khác”.
Câu 12: Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Là sai. Vì theo điều 22 và 23 của BLDS bếu họ rơi vào trường hợp bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì họ không
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Câu 13: Hộ gia đình là những người có hộ khẩu chung và có tài sản chung.
Là sai. Vì theo điềi 106 BLDS: các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung. Vậy việc
có hộ khẩu chung thì không cần.
Câu 14: Giao dịch do người không có thẩm quyền xác lập thực hiện thì luôn luôn không có giá trị pháp lý.
Là sai. Vì theo tinh thần điều 145 BLDS thì việc giao dịch của người không có thẩm quyền được hợp pháp khi người đại diện đã biết và đồng ý.
Câu 15: Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt.
Là sai. Vì theo điều 70 BLDS: khi người giám hộ chết thì người được giám hộ thay đổi người giám hộ. Việc giám hộ không chấm dứt. lOMoAR cPSD| 36477832 2
Câu 16: Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh từ lợi ích vật chất và tinh thần giữa
các chủ thể trong xã hội.
Là sai. Vì BLDS còn điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân với những tính chất đặc trưng nhất định.
Câu 17: Hộ gia đình là tập thể những người thân thích với nhau và có hộ khẩu thường trú.
Là sai. Hộ gia đình chỉ cần thỏa mãn các dấu hiệu trong BLDS điều 106.
Câu 18: Mọi pháp nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Sai. Vì mọi pháp nhân có những chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự cũng khác nhau.
Câu 19: Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập thực hiện thì không làm phát sinh hậu quả
pháp lý đối với người được đại diện.
Là sai. Vì theo tinh thần điều 145 BLDS thì việc giao dịch của người không có thẩm quyền được hợp pháp khi người đại diện
biết và đồng ý và chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 20: Mọi giao dịch dân sự của chủ hộ đều làm phát sinh trách nhiệm đối với hộ gia đình.
Là sai. Vì theo khoản 2, điều 107 BLDS thì nếu trong trường hợp chủ hộ giao dịch dân sự chỉ vì lợi ích riêng của cá nhân thì
không làm phát sing trách nhiệm dân sự.
Câu 21: Khi tài sản của pháp nhân không đủ để thực hiện nghĩa vụ của pháp nhân thì các thành viên góp vốn thành lập
pháp nhân phải chịu nghĩa vụ thay bằng tài sản riêng của mình tương ứng với phần vốn góp.
Là sai. Vì pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn theo điều 93 của BLDS.
Câu 22: Thời hạn đề 1 chủ thể hửng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự là một loại thời hiệu.
Là đúng. Theo điều 154 BLDS có qui định.
Câu 23: Quan hệ pháp luật dân sự tốn tại cả khi không có qui phạm pháp luật nào điều chỉnh.
Là đúng. Vì theo tinh thần điều 3 BLDS trong trường hợp PL không có quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán pháp lý.
Câu 24: Người bị khiếm khuyết về thể chất như bị mù, câm hoặc điếc thì bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Là sai. Vì theo điều 23 BLDS thì khi nào Tòa án tuyên là người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đó mới bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự.
Câu 25: Thành viên của tổ hợp tác là người phải thành niên.
Là sai. Vì theo điều 112 BLDS thì nếu người đó không có năng lực hành vi dân sự thì cũng không được tham gia thành viên
Câu 26: Thành viên của hộ gia đình phải là những người đã thành niên.
Là sai. Vì theo BLDS không bắt buộc phải thành niên mà chỉ qui định có tài sản chung, cùng đóng góp công sức cho kinh tế.
Câu 27: Mỗi sự kiện pháp lý xuất hiện chỉ có thể làm phát sinh hoặc làm thay đổi hoặc làm chấm dứt một quan hệ pháp luật tương ứng.
Là sai. Theo tinh thần của BLDS thì mỗi sự kiện pháp lý xuất hiện có thể làm chấm dứt một hay nhiều quan hệ PL tương ứng.
Câu 28: Người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ.
Là sai. Vì theo điều 23 BLDS sau khi tòa án tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đồng thời cũng cử cho
người đại diện vậy thì không cần người giám hộ.
Câu 29: Phạm vi thẩm quyền đại diện theo ủy quyền là do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định.
Là sai. Vì hiện nay PL không quy định mà do các bên thỏa thuận theo tinh thần của BLDS.
Câu 30: Mọi thời hiệu đều phải liên tục mà không thể bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì.
Là sai. Vì theo tinh thần điều 161 BLDS thì trong trường hợp nào vì bị lý do khách quan làm phát sinh thì thời hiệu được gián đoạn.
Câu 31: Người thành niên thì tự mình xác lập thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của mình.
Là sai. Vì theo tinh thần của điều 22 và 23 BLDS thì người thành niên phải có NLHVDS thì mới tự mình xác lập thực hiện mọi giao dịch.
Câu 32: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mang tính chuyên biệt, trừ trường hợp thành viên của pháp nhân có
sự thỏa thuận khác.
Là sai. Vì nếu các thành viên của pháp nhân có thỏa thuận nhưng chưa đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa được sự cho
phép của cơ quan nhà nước. lOMoAR cPSD| 36477832 3
Câu 33: Thời hiệu khởi kiện có thể được thỏa thuận kéo dài hoặc rút ngắn, nếu được tòa án chấp nhận.
Là sai. Vì theo tinh thần của điều 154 BLDS thì thời hiệu khởi kiện phải có luật định chứ không được thỏa thuận.
Câu 34: Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác thì bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Là sai. Vì theo điều 23 BLDS là khi nào bọ Tòa án tuyên là người đó bọ hạn chế NLHVDS thì người đó mới bị hạn chế NLHVDS.
Câu 35: Năng lực pháp luật của hộ gia đình mang tính chuyên biệt.
Là sai. Vì theo điều 106 BLDS Hộ gia đình chỉ hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc chỉ bị hạn chế nhưng không mang tính chuyên biệt.
Câu 36: Thời hạn do pháp luật quy định thì gọi là thời hiệu.
Là sai. Vì theo tinh thần của điều 154 BLDS sau khi kết thúc thời hạn đó phải phát sinh hậu quả đó thì mới gọi là thời hiệu.
Câu 37: Mọi quan hệ tải sản do luật dân sự điều chỉnh đều mang tình đền bù tương đương.
Là sai. Vì theo BLDS vẫn có một số trường hợp quan hệ không manh tính đền bù. VD: quan hệ tặng cho, quan hệ thừa kế…
Câu 38: Thành viên của pháp nhân chịu trách nhiệm liên đới đối với tài sản của pháp nhân.
Là sai. Vì theo BLDS thì trách nhiệm dân sự của pháp nhân là hữu hạn. Các thành viên của pháp nhân không có nghĩa vụ trách nhiệm thay cho pháp nhân.
Câu 39: Việc định đoạt tài sản của tổ hợp tác phải được đa số tổ viên tổ hợp tác đồng ý.
Là sai. Vì khoản 3, điều 114 BLDS thì nếu tài sản đó là tư iệu sản xuất thì cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên.
Câu 40: Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật qui định.
Là sai. Vì theo điều 142 BLDS thì có những trường hợp đều do pháp nhân qui định hoặc do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề cử.
Câu 41: Người nghiện ma túy hoặc chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản gia đình là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Là sai. Vì theo điều 23 BLDS thì khi nào Tòa án tuyên là người đó bị hạn chế NLHVDS thì người đó mới bị hạn chế NLHVDS.
Câu 42: Người bị tòa án tuyên bố là đã chết mà còn sống mà trở về thì có quyền yêu cầu những người thừa kế trả lại tài sản đã nhận.
Là sai. Vì theo tinh thần khoản 3, điều 83 của BLDS thì những người thừa kế chỉ trả lại di sản còn lại thôi.
Câu 43: Thời hạn là khoảng thời gian mà pháp luật qui định từ thời điểm này tời thời điểm khác.
Là sai. Vì theo tinh thần của BLDS thì thời hạn có thể được thỏa thuận giữa các bên.
Câu 44: Quan hệ pháp luật dân sự chỉ tồn tại khi được qui phạm pháp luật dân sự trực tiếp điều chỉnh.
Là sai. Vì hiện nay theo tinh thần của BLDS vẫn thừa nhận việc điều chỉnh gián tiếp của qui phạm PLDS.
Câu 45: Năng lực pháp luật dân sự của tổ hợp tác mang tính chất riêng biệt.
Là đúng. Vì tổ hợp tác hoạt động dựa vào lĩnh vực mà nó đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và căn cứ vào hợp đồng
nên nó mang tình chuyên biệt.
Câu 46: Các tập quán cũng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh.
Là đúng. Vi theo điều 3 BLDS thì trong trường hợp pháp luật không qui định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán.
Câu 47: Mọi cá nhân đều có quyền tham gia xác lập hợp đồng hợp tác để thành lập tổ hợp tác.
Là sai. Vì theo điều 112 BLS thì cá nhân phải có NLHVDS đầy đủ mới có quyền tham gia xác lập hợp đồng hợp tác để thành lập tổ hợp tác.
Câu 48: Muốn trở thành pháp nhân thì mọi tổ chức phải được thành lập hợp pháp và phải có tài sản chung.
Là sai. Vì theo điều 84 BLDS thì cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản đối lập với cá nhân thì mới trở thành pháp nhân.
Câu 49: Người chưa thành niên khi tham gia xác lập thực hiện giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người giám hộ.
Là sai. Vì theo khoản 2, điều 20 BLDS trong trường hợp người đủ 15 đến 18 tuổi có tài sản riêng, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
thì có thể tự mình xác lập thực hiện giao dịch dân sự mà không cần người đại diện. lOMoAR cPSD| 36477832 4
Câu 50: Việc cải tổ pháp nhân làm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân.
Là sai. Vì trong BLDS việc cải tổ pháp nhân có 4 loại trong đó có trường hợp tách và xác lập pháp nhân thì vẫn duy trì sự tồn tại của pháp nhân.
Câu 51: Người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần bắt buộc phải có người giám hộ.
Là sai. Vì theo diều 58 BLDS thì người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất
năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện
chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu.
Câu 52: Người đại diên hợp pháp của pháp nhân chỉ có thể là người đứng đầu pháp nhân theo qui định của pháp luật
hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của pháp nhân.
Là sai. Vì theo điều 141 BLDS thì người đại diện theo PL còn có cha, mẹ; người giám hộ, chủ hộ gia đình… chú không chỉ có
thể là người đứng đầu pháp nhân theo quy định PL.
Câu 53: Mọi cá nhân đều có năng lực hành vi dân sự như nhau.
Là sai. Vì theo tinh thần của BLDS thì NLHVDS tùy theo độ tuổi và khả năng nhận thức của họ khác nhau thì NLHVDS khác nhau.
Câu 54: Tài sản của người bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố chết được giải quyết theo qui định của pháp luật về thừa kế.
Là sai. Vì theo điều 79 BLDS thì tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quản lý theo qui định của PL.( vợ hoặc chồng của
người mất tích, nếu đang ly hôn thì con cái hay cha, me của người mất tích quản lý, nếu không có người thân thích thì Tòa án
chỉ định người quản lý tài sản…)
Câu 55: Người đại diện bao gồm các cá nhân và tổ chức thỏa mãn điều kiện do pháp luật qui định.
Là đúng. Vì theo tinh thần điều 139 BLDS thì người đại diện chỉ cần thỏa mãn được các yêu cầu của điều 139.
Câu 56: Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về lợi ích nhân thân, gắn liền với mỗi chủ thể nhất định và
không được phép chuyển giao.
Là sai. Vì quyền nhân thân có thể chuyển giao với các điều kiện do PL về sở hữu trí tuệ qui định.
Câu 57: Khi người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ chấm dứt.
Là sai. Vì theo điều 70 BLDS thì người giám hộ chết thì người được giám hộ thay người giám hộ khác.
Câu 58: Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình là trách nhiệm liên đới theo phần.
Là sai. Vì theo tinh thần BLDS thì hộ gia đình chịu trách nhiệm vô hạn và không theo phần vì không xác định được phần đóng góp của họ.
Câu 59: Chỉ những quan hệ tài sản phát sinh theo sự thỏa thuận mới là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
Sai. Vì quan hệ thừa kế không phát sinh theo sự thỏa thuận vẫn là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
Câu 60: Mọi quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều phát sinh theo ý chí của các chủ thể trong quan hệ.
Sai. Vì quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia thì ý chí đó còn phải phù hợp với ý chí của nhà nước.
Câu 61: Quan hệ bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm là quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh.
Sai. Vì quan hệ bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ quyền sở hữu tài sản chứ không phải là quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh.
Câu 62: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể quan hệ dân sự không xuất hiện đồng thời và mất đi đồng thời.
Sai. Vì chủ thể quan hệ pháp luật dân sự có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và nhà nước; còn năng lực hành vi
dân sự chỉ có chủ thể là cá nhân.
Câu 63: Khi cá nhân bị tuyên bố mất tích mà sau 3 năm kể từ ngày tuyên bố có hiệu lực mà vẩn không có tin tức gì thì
cá nhân đó sẽ bị tuyên bố là chết.
Sai. Vì về nguyên tắc cũng như trình tự của luật tố tụng dân sự ngoài thỏa mãn những điều kiện về thời gian, không gian… mà
không có yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan đến tòa án thì người đó sẽ không thỏa mãn bị tuyên bố là đã chết hay mất tích.
Câu 64: Mọi tổ chức đều có thể là pháp nhân lOMoAR cPSD| 36477832 5
Đúng. Vì “ có thể “ chứ không phải là chắc chắn, thêm vào nữa nếu thỏa mãn những điều kiện được quy định tại điều 84 BLDS
2005 thì một tổ chức bất kì hoàn toàn có thể được coi là một pháp nhân.
Câu 65: Hoạt động của hộ gia đình chỉ có thể thông qua hoạt động của chủ hộ.
Sai. Vì hoạt động của hộ gia đình còn có thể thông qua hoạt động của các thành viên trong hộ gia đình nếu được chủ hộ ủy quyền cho tham gia.
Câu 66: Các thành viên của tổ hợp tác không thể có quan hệ huyết thống hoặc mối nuôi dưỡng nhau.
Sai. Vì pháp luật không cấm những người trong tổ hợp tác không thể có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng với nhau.
Câu 67: Cha mẹ không bao giờ là người giám hộ của con mà chỉ có thể là người đại diện theo pháp luật của con.
Sai. Vì theo khoản 3 điều 62 BLDS trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con cái
hoặc có mà vợ, chồng, con cái đều không đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha mẹ là người giám hộ của con.
Câu 68: Người đủ 18 tuổi trở lên khi tham gia GDDS thì không buộc phải có người đại diện.
Sai. Vì nếu người tử đủ 18 tuổi trở lên mà bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì vẫn cần người đại diện để tham gia các giao dịch dân sự.
Câu 69: GDDS được xác lập mà một bên bị lừa dối là GDDS vô hiệu.
Sai. Vì điều kiện để 1 giao dịch dân sự vô hiệu do 1 bên bị lừa dối là phải có yêu cầu đến tòa án thì giao dịch dân sự đó mới được
coi là vô hiệu. Vì vậy nếu không có yêu cầu của bên bị lừa dối thì giao dịch dân sự đó không được coi là vô hiệu.
Câu 70: Người chưa thành niên không được xác lập GDDS khi không có sự đồng ý của người đại diện.
Sai. Vì người từ đủ 15 đến 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự 1 phần mặc dù chưa đầy đủ nhưng có thể tham gia 1 số giao dịch
dân sự nếu pháp luật không yêu cầu khác về độ tuổi.
Câu 71: Tấc cả chưa người thành niên đều phải có người giám hộ nếu cha mẹ đều đã chết.
Sai. Vì người từ đủ 15 đến chua đủ 18 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ nếu họ phát triển bình thường về mặt thể chất.
Câu 72: Người đại diện có quyền yêu cầu xác lập và thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của người đại diện.
Sai. Vì theo khoản 1, điều 144 BLDS thì Người đại diện theo pháp luật có quyền yêu cầu xác lập và thực hiện mọi giao dịch vì
lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp Pl có qui định khác và theo khoản 3 điều 144 BLS.
Câu 73: Bất kỳ chủ thể nào cũng có quyền yêu cầu tòa án tuy6en bố GDDS do người dưới 6 tuổi xác lập là GDDS vô hiệu.
Sai. Vì chỉ có người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố một GDDS do người dưới 6 tuổi xác lập là vô hiệu.
Câu 74: Người đại diện không được xác lập GD có liên quan đến tài sản của người được đại diện.
Sai. Vì theo điều 144 và điều 169 BLDS ta thấy người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người
được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Câu 75: Người đại diện theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân.
Sai. Vì theo khoản 1, điều 141 người đại diện theo pháp luật có thể là tổ chức cơ quan nếu được pháp luật quy định.
Câu 76: Khi hết thời hiệu khởi kiện chủ thể có thể yêu cầu tòa án gia hạn thời hiệu khởi kiện nếu người đó không thể
khởi kiện được vì những lí do khách quan.
Đúng. Vì theo điều 161 BLDS nếu người đó có lý do gặp phải những trở ngại khách quan không thể khởi kiện thì hết thời hạn
trên người đó có thể yêu cầu tòa án gia hạn thời hiệu khởi kiện.
Câu 77: Chỉ có chủ sở hữu tài sản gốc mới có quyền xác lập quyền sở hữu với hoa lợi, lợi tức.
Sai. Vì theo điều 235 thì chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận, hoặc quy định
của pháp luật kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức thì hoàn toàn có thể xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức từ tài sản gốc.
Câu 78: Tài sản gốc chỉ có thể sinh ra hoa lợi hoặc lợi tức.
Sai. Vì tài sản gốc có thể vửa sinh ra hoa lợi lại vừa có thể sinh ra lợi tức. Ví dụ: con trâu đẻ ra con nghé thì con nghé là hoa lợi,
nhưng nếu cùng là con trâu là tài sản gốc ban đầu có thể được cho người khác thuê đi cày sẽ sinh ra lợi tức.
Câu 79: Chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu công khai không giấu giếm.
Sai. Vì theo điều 189 người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu không biết hoặc không
thể biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật.
Câu 80: Tài sản được hình thành từ sát nhập là tài sản thuộc hình thức sở hữu chung. lOMoAR cPSD| 36477832 6
Sai. Vì theo khoản 1, điều 236 BLDS: “… không thể xác định tài sản đem sát nhập là vật chính hay vật phụ thì vật mới được
hình thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu…”. Vậy nếu xác định được vật chính và vật phụ thì tài sản thuộc
về chủ sở hữu vật chính.
Câu 81: Khi một người phát hiện ra tài sản một người đánh rơi, bỏ quên thì sẽ được xác lập quyền sở hữu với toàn bộ tài
sản đó khi đã hết thời hạn chiếm hữu quản lí theo quy định.
Sai. Vì theo điều 241 thì tùy từng trưởng hợp người phát hiện ra vật đánh rơi, bỏ quên là tài sản gì: động sản hay bất động sản
cũng như giá trị của tài sản đó thì việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó có thể được thực hiện hay không.
Câu 82: Khi một trong các đồng sở hữu chung chết thì tài sản của họ trong khối tài sản chung được mang ra chia thừa kế.
Sai. Vì tài sản chung bao gồm tài sản chung theo phần và tài sản chung hợp nhất mà hai loại này lại có những hậu quả pháp lý
khác nhau nếu 1 trong các đồng chủ sở hữu chết. Vì vậy, nếu trong hình thức sở hữu chung hợp nhất nếu 1 trong các đồng chủ
sở hữu chết thì di sản thừa kế của người chết là phần tài sản thuộc sở hữu đó đã đóng góp trong khối tài sản chung. Nếu không
có người thừa kế thì tài sản đó thuộc về nhà nước, còn nếu trong trường hợp sở hữu chung hợp nhất nếu một trong các đồng chủ
sở hữu chết thì ½ khối tài sản chung cùa người đó được mang ra chia cho những người thừa kế. Câu 83: Khi quyền sở hữu
của chủ thể này chấm dứt sẽ làm phát sinh quyền sở hữu của chủ thể khác.

Sai. Vì theo khoản 3 điều 173 quy định rõ việc chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu tài sản chon người khác không phải là căn cứ
để chấm dứt các quyền sở hữu không phải là chủ sở hữu đối với tài sản đó được quy định tại khoản 2 điều 173 như quyển sử
dụng đất quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề.
Câu 84: Khi tài sản bị xâm phạm quyền sở hữu thì chủ sở hữu chỉ có thể áp dụng một trong 3 phương thức kiện dân sự để bảo vệ.
Sai. Vì theo khoản 2 điều 169 BLDS thì 3 biện pháp bảo vệ là khác nhau và khi bị xâm phạm quyền sở hữu thì người đó tùy vào
những điều kiện cụ thể có thể áp dụng 3 phương thức kiện dân sự để bảo vệ quyền sở hữu cho phù hợp.
Câu 85: Khi một bất động sản của chủ sở hữu bị vây bọc thì chủ sở hữu có quyền mở lối đi qua bất kỳ một bất động sản
liến kề nào khác.
Sai. Vì theo điều 275 quy định chủ sở hữu BĐS bị vây bọc bởi BĐS của những chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra có quyền
yêu cầu một trong các chủ sở hữu của BĐS liền kề dành cho mình một lối đi ra ngoài đường công cộng chứ không có quyền tự
ý mởi lối đi khi không có sự đồng ý của các chủ sở hữu khác. Câu 86: Di sản chia thừa kế là tất cả tài sản mà cá nhân người chết để lại.
Sai. Vì theo điều 634 di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản cung với người khác.
Câu 87: Người nào được nhận di sản của người chết cũng đều phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Sai. Vì theo khoản 1 điều 637 thì người nào nhận được di sản của người chết cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết
để lại trong phạm vi tài sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Câu 88: Nếu người thừa kế còn nợ người khác mà chưa trả thì chỉ có quyền từ chối nhận di sản nếu thời hạn trả nợ chưa đến.
Đúng. Vì theo khoản 1, điều 642 thì người nhận di sản có quyền tử chối nhận di sản nhưng không được từ chối nhằm trốn tránh
nghĩa vụ tài sản với người khác. Thời hạn trả nợ chưa đến chưa phát sinh nghĩa vụ trả nợ, nên việc từ chối nhận di sản là đúng pháp luật.
Câu 89: Nếu người chết còn nghĩa vụ tài sản thì sẽ không còn dành 1 phần di sản để thờ cúng, di tặng.
Đúng. Vì theo điều 670, 671 thì trong trường hợp toàn bộ tài sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tải sản của
người đó thì không được dành 1 phần di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng.
Câu 90: Người lập di chúc không có quyền truất quyền thừa kế của con bị mất khả năng lao động.
Sai. Vì theo khoản 1 điều 648 và nguyên tắc chung trong thừa kế đó là sự bảo hộ của pháp luật, tôn trọng ý chí của người để lại
di sản. Theo đó người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của những người thừa kế.
Câu 91: Khi một người chưa thành niên bị người lập di chúc truất quyền thừa kế thì người đó được hưởng theo Đ. 669.
Nếu không thuộc Đ. 642 và khoản 1, Đ. 643.
Sai. Vì nếu người chưa thành niên không phải là con của người lập di chúc mà là cháu của người lập di chúc thì người đó sẽ
không được hưởng theo điều 669.
92: Trong trường hợp bố mẹ chết trước ông bà thì con sẽ được hưởng thửa kế thế vị nếu bố mẹ là người có quyền hưởng
di sản của ông bà. lOMoARcPSD| 36477832 7
Đúng. Vì theo điều 677: Thừa kế thế vị thì trưởng hợp nếu bố mẹ chết trước ông bà thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà bố
mẹ cháu đáng lẽ được hưởng nếu còn sống và nếu cháu chết trước người để lại di sản thì chắt sẽ được hưởng phần di sản mà cha
hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Câu 93: Trong trường hợp di chúc bị thất lạc di sản sẽ được chia theo pháp luật.
Sai. Vì theo khoản 1 điều 666 thì nếu di chúc bị thất lạc mà có bẳng chứng chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập
di chúc thì di sản sẽ được chia theo di chúc. Và theo khỏan 2 thì nếu di sản chưa chia mà tìm được di chúc thì di sản sẽ chia thep di chúc.
Câu 94: Vợ của người để lại di sản mà bị truất quyền thừa kế thì sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo PL.
Sai. Vì nếu thuộc trường hợp điều 642 và khoản 1, điều 643 thì người vợ sẽ thuộc trưởng hợp bị tước quyền thừa kế và vì vậy
không được hưởng theo điều 669.
Câu 95: Người lập di chúc không được truất quyền thừa kế của người bị tàn tật.
Sai. Vì giải thích giống câu 90
Câu 96: Trong trường hợp người bị truất quyền thừa kế là người chua thành niên mà không thuộc khoản 1 điều 643 và
điều 642 thì sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo PL.
Sai . Vì giải thích giống câu 91.
Câu 97: Nếu người chết mà còn nghĩa vụ tài sản chưa thanh toán thì không được dung di sản vào việc thờ cúng, di tặng. Đúng. Theo câu 89.
Câu 98: Di chúc hợp pháp là di chúc có hiệu lực pháp luật khi người lập di chúc chết.
Sai. Vì nếu di chúc hợp pháp nhưng tất cả những người thừa kế trong di chúc đều đã chết thì di chúc không có hiệu lực pháp
luật. Theo khoản 2, 3 điều 667.
Câu 99: Một người để lại di chúc hợp pháp thì khi chết di sản được chia theo di chúc hợp pháp.
Sai. Vì có thể sẽ rơi vào Đ. 675 hoặc 677.
Câu 100: Chia thừa kế theo pháp luật là chia thừa kế theo hàng.
Sai. Vì có thể rơi vào trường hợp điều 677 hoặc 669.
Câu 101: Khi chia thừa kế theo hàng mà bố mẹ chết trước ông bà thì con sẽ được thửa kế thế vị.
Sai. Trường hợp người con chết thì chắt sẽ được hưởng di sản thừa kế. Khoản 1 điều 677 LDS
Câu 102: Nếu bố mẹ chết cùng ông bà thì con chỉ được hưởng thừa kế thế vị nếu còn sống vào thời điểm chia di sản.
Sai, vì còn sống vào thời điểm mở thừa kế chứ không phải vào thời điểm phân chia di sản, thực tế có nhiều trường hợp thời điểm
mỏ thừa kế và thời điểm chia di sản cách xa nhau.
LÝ THUYẾT LUẬT DÂN SỰ ( HỌC PHẦN 1 )
Cho ví dụ về áp dụng pháp luật và áp dụng tương tự về PL
1/ Áp dụng luật dân sự là những hoạt động cụ thể của cơ quan NN có thẩm quyền dựa trên những QPPL của ngành luật đó mà
ra những quyết định thừa nhận hay bác bỏ các quyền và nghĩa vụ của công dân hay tổ chức và quyết định áp dụng chế tài cho
những trường hợp cần thiết. Những QĐ của cơ quan NN có thẩm quyền đưa ra có thể là:
- Công nhận hay bác bỏ 1 quyền DS nào đó đối với 1 chủ thể ( quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền đòi nợ)
- Xác lập 1 nghĩa vụ cho 1 chủ thể nhất định như: Bồi thường thiệt hại, trả nợ, giao vật, trả tiền, chấm dứt hành vi vi phạm…
- Áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để bảo vệ quyền-lợi ích của chủ thể khác, của NN như tịch thu TS, phạt vi phạm,QĐ bán đấu giá…
2/ Áp dụng tương tự về PL là những QPPL đang có hiệu lực đối với những QH tương tự như QH cần xử lý mà PL chưa QĐ
nhằm điều chỉnh QH cần xử lý đó như: dùng QH vay để xử lý QH về hụi hay dùng các QH dịch vụ để điều chỉnh QH đối công với nhau.
2.Căn cứ phát sinh QHPLDS và cho vd minh họa?
1/Khái niệm: QHPLDS là những QHXH phát sinh từ các lợi ích vật chất và phi vật chất được các QPPLDS điều chỉnh trong đó
các bên tham gia đều bình đẳng với nhau về mặt pháp lý, những quyền và nghĩa vụ tương ứng các bên được NN đảm bảo thực hiện. lOMoAR cPSD| 36477832 8
Cũng như những QPPL khác ,QPPLDS phát sinh,thay đổi hay chấm dứt do những sự kiện nhất định đó là những sự kiện pháp lý.
Trong sự kiện pháp lý bao gồm:
a.Sự biến: là những hiện tượng xẩy ra trong thực tế mà sự xuất hiện, biến đổi hay chấm dứt không phụ thuộc vào ý chí của con
người, nó có sự biến tuyệt đối ( hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn hay hành động của con người), sự biến tương đối (…)
b.Hành vi: là sự ý thức của con người nhằm làm phát sinh, chấm dứt, thay đổi QHPLDS dưới dạng hành động hay không hành
động và nó bao gồm hành vi hợp pháp và bất hợp pháp.
c. Xử sự pháp lý: Là những hành vi không nhằm phát sinh những hậu quả pháp lý nhưng do quy định của pháp luật, hậu quảpháp
lý vẫn được phát sinh.
d. Thời hạn: Thời gian được xác định từ thời điểm này cho đến thời điểm khác ( do luật định hay do thỏa thuận thành lập.)
e. Thời hiệu: Thời hạn do NN quy định về cá nhân chiệu trách nhiệm hoặc không chiu trách nhiệm DS trong QHPLDS. 2/ Ví dụ
A bán cho B căn nhà số 04 đường Lê Duẩn quận 1 với giá 150 cây vàng. Việc bán nhà là một sự kiện pháp lý, là căn cứ phát
sinh HĐ mua bán giữa A và B trong đó:
- A có quyền được nhận 150 cây vàng và nghãi vụ giao căn nhà số 4 Lê Duẩn được xác lập - B
có quyền nhận căn nhà số 4 Lê Duẫn và có nghĩa vụ thanh toán 150 cây vàng được xác lập.
Câu 3: Cho vd về 1 sự kiện pháp lý làm phát sinh 2 hay nhiều QHPLDS:
1/ Khái niệm: Sự kiện pháp lý là những sự kiện xẩy ra trong thực tế được pháp luật thừa nhận có giá trị làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt 1 QHPLDS.
Không phải sự kiện nào trong QHXH đều là các sự kiện pháp lý mà phải được nhà nước thừa nhận nó bởi các văn bản pháp luật
thì các sự kiện đó trong QHXH mới là sự kiện pháp lý.
2/ Ví dụ:Ông A là chủ nhà hàng BC có vay tiền của H và K để kinh doanh nhà hàng A bị bệnh và chết. Việc A chết là một sự
kiện pháp lý nó sẽ làm phát sinh rất nhiều QHPLDS:
-QH thừa kế của vợ và con ông đối với phần TS ông để lại. Đây là QHTS phát sinh từ QH nhân than.
-Trách nhiệm giải quyết nợ của ông A để lại. Đây là quan hệ tài sản phát sinh từ quan hệ nhân than -Việc khai tử cho ông A
-Việc chấm dứt hôn nhân của ông A.
Câu 4: Trong năng lực PLDS của công dân dưới 16 tuổi không có các nghĩa vụ dân sự mà chủ yếu là QDS. Ý kiến này đúng không:
-Vì theo điều 16 khoản 2 LDS: mọi cá hân đều bình đẳng trước pháp luật về năng lực PL. Năng lực PLDS của cá nhân không bị
hạn chế bởi (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc…) mội cá nhân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau.
-Năng lực PL là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà PL quy định cho cá nhân. Do đó nếu pháp luật đã quy định mọi cá nhân đều
bình đẳng về năng lực PLDS có ngĩa là mọi cá nhân đều có khả năng có quyền và nghĩa vụ đều hưởng tất cả các quyền và phải
thực hiện tất cả quy định của pháp luật không phân biệt tuổi tác.
Câu 5: Có ý kiến cho rằng cá nhân có năng lực PLDS từ khi còn là thai nhi. Ý kiến này đúng không? Tại sao?
Cá nhân có năng lực PLDS từ khi còn là thai nhi. Ý kiến này đúng và nó chỉ đúng trong quan hệ thừa kế của LDS vì quy định
của thừa kế là con có chung phần tài sản do cha mẹ để lại khi 2 người này qua đời ( trường hợp đặc biệt).
Trường hợp ngoại lệ được PL quy định là:” Người sinh ra và còn sống trong thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản thừa kế chết” vẫn được hưởng di sản của người chết để lại, vậy thai nhi vẫn được bảo đảm quyền thừa kế nếu còn sống sau khi sinh ra.
Gỉa thiết được đặt ra là cha của cá nhân đó chết trước khi cá nhân đó ra đời thì trong trường hợp thai nhi đã xác nhận là một cá
nhân và được hưởng một phần thừa kế là 1 người con.
Song song thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm điều đó đảm bảo quyền lợi của thai nhi khi ra đời có đủ thời gian để khởi
kiện về thừa kế trừ trường hợp thai chi chết.
Câu 6: Người bị mù, câm, điếc có phải là người mất NLHVDS hay hạn chế NLHVDS? Tại sao?
Người bị mù, câm, điếc không phải là người hạn chế NLHVDS.
Người bị câm, điếc, bị mù vẫn đủ khả năng nhận thức về hành vi của mình nhưng bị hạn chế vì không thực tự mình thực hiện
được các QHPLDS trực tiếp mà phải thông qua một người trung gian hoặc người đại diện. lOMoAR cPSD| 36477832 9
Câu 7: Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố mất tích và tuyên bố một người chết có gí khác nhau?
Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân mất tích:
+Viêc tuyên bố 1 cá nhân mất tích chỉ là một giải pháp tạm thời để giải quyết các quyền lợi dân sự, tư cách chủ thể của cá nhân
này không bị chấm dứt mà chỉ tạm đình chỉ. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân chết:
+Khi quyết định của tòa án tuyên bố cá nhân chết có hiệu lực pháp luật thì các quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ
khác, nhân thân của người đó được giải quyết như người đã chết (đương nhiên chấm dứt) +Tài sản của người được tòa án tuyên
là đã chết thì giải quyết thoe pháp luật về thừa kế. Sự khác nhau:
+Về quyền lợi DS tư cách chủ thể của cá nhân khi tòa án tuyên bố là đã chết hay bị mất tích chỉ còn quyền lợi DS tư cách chủ
thể của cá nhân khi tòa án tuyên bố là đã chết thì:
-Về TS của cá nhân khi bị tòa án tuyên bố là đã mất tích chỉ được NN giao cho người thâm tạm thời quản lý nên TS của cá nhân.
Khi tòa án tuyên bố là đã chết thì giải quyết theo luật thừa kế.
-Về quan hệ hôn nhân gia đình của cá nhân khi tòa án tuyên bố là mất tích và của cá nhân khi tòa án tuyên bố là đã chết thì người
vợ hoặc chồng được quyền giải quyết các thủ tục ly hôn do quá thời hiệu giải quyết ly hôn vì người kia vắng mặt hoặc đã chết.
Câu 8: Theo quy định của BLDS thì những ai cần được giám hộ? Người hạn chế NLHVDS có cần được giám hộ không?
Và những ai có khả năng trở thành người giám hộ?
Theo điều 58 BLDS, những người cần được giám hộ bao gổm:
Người dưới 15 tuổi không còn cha mẹ- Không xác định được cha mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự-hạn chế
NLHVDS hoặc còn cha, mẹ nhưng cha mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó.
Những người bị bệnh tâm thần, hoặc mất các bệnh khác và khi có yêu cầu của cha mẹ:
Những người bị hạn chế NLHVDS cần được giám hộ.
Những người có khả năng trở thành giám hộ là những người:
Phải có đủ các điều kiện như sau: + Đủ 18 tuổi trở lên. +Có NLHVDS đầy đủ
+Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
Bao gồm các loại giám hộ sau;
+Giám hộ đương nhiên: theo thứ tự, vai vế của vợ chồng- cha mẹ và thứ tự tuổi tác trong quan hệ gia đình như an hem đối với
người cần giám hộ là thành viên trong quan hệ gia đình kế bên ông bà nội ngoại.
+Giám hộ cử: Trong trường hợp không có giám hộ đương nhiên thì những người thân thích cử trong số họ đủ điều kiện làm
người giám hộ. Nếu cũng không có ai đủ điều kiện thì họ có thể cử một người khác.
Khi những người thân thích không cử được người giám hộ thì Uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn có trách nhiệm cùng với các
tổ chức xã hội cử người giám hoặc đề nghị tổ chức từ thiện giám hộ.
+Giám hộ của cơ quan lao động thương binh XH:
Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên và giám hộ cử thì cơ quan LĐTBXH nơi cư trú của người được giám
hộ đảm nhiệm việc giám hộ.
Câu 9: Để tổ chức có tư cách của một pháp nhân thì tổ chức phải có những điều nào? Phân tích yếu tố có TS độc lập của cá nhân Các khái niệm;
-Về mặt ngôn ngữ, pháp nhân là một chủ thể của quan hệ pháp luật được Pl quy định cho các quyền và nghĩa vụ.
-Về mặt pháp lý, pháp nhân là một tổ chức được nhà nước cho phép thành lập và thừa nhận có TS riêng, nhân danh mình tham
gia các QHPLDS và có khả năng độc lập chiệu trách nhiệm bằng TS của mình.
-Để một tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ chức đó phải có những điều kiện sau: 1. Được thành lập hợp pháp; 2.
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập lOMoARcPSD| 36477832 10
-Có TS độc lập là một điều kiện vật chất đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của pháp nhân đồng thời là một yêu cầu khách quan
đặt ra khi tham gia vào các QHPLDS
-TS độc lập của pháp nhân là TS thuộc quyền sở hữu của pháp nhân đó .Ngoài ra TS độc lập cũng có thể không thuộc sở hữu
của pháp nhân nhưng nó được NN giao cho pháp nhân quản lý theo chức năng, nhiệm vụ.
-TS pháp nhân độc lập với TS thành viên của PN.
-Trách nhiệm độc lập của pháp nhân: Trên cơ sở có tài sản độc lập pháp nhân phải chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của mình.
Pháp nhân có khả năng độc lập chịu trách nhiệm Ts có nghĩa là trong các giao dịch DS pháp nhân có đủ khả năng chi trả mọi chi
phí, thực hiện mọi nghĩ vụ và ngay cả thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có) do mình gây ra, bằng tài sản của mình.
Pháp nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình không chịu trách nhiệm thay cho các thành viên của pháp nhân đối với các
nghĩ vụ mà thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân.
Ngược lại các thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm thay pháp nhân đối với các giao dịch dân sự do pháp nhân thực hiện.
Câu 10: Đại vị pháp lý của cá nhân đực quy định như thế nào trong BLDS:
*BLDS quy định địa vị pháp lý của cá nhân bao gồm;
1.Năng lực pháp luật dân sự:
-Được quy định tại điều 16 LDS thì NLPLDS cá nhân là khả năng có quyền DS và nghĩa vụ DS
-Được nhà nước quy định trong các văn bản pháp quy căn cứ vào trình độ phát triển của nền kinh tế, văn hóa xã hội khoa học ở
từng giai đoạn lịch sử nhất định.
-Được NN bảo đảm cho cá nhân thực hiện trọn vẹn các quyền và nghĩa vụ dân sự.
Ngoài việc quy định NLPLDS cho các cá nhân NN cũng không cho phép công dân ta hạn chế NLPL của chính họ và của cá nhân khác.
2.Năng lực hành vi dân sự
-Là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ DS
-Để thực hiện hành vi, làm chủ được hành vi đó hiểu rõ mục đích ý nghĩa và dự liệu hết các hậu quả của hành vi đem lại thì cá
nhân phải có một số yếu tố nhất định như: độ tuổi, mức độ nhận thức hành vi.
-Căn cứ vào khả năng nhận thức, hiểu được hành vi và hậu quả của hành vi. Năng lựcHVDS được chia ra: Người có NLHVDS
đầy đủ, người có NLHVDS chưa đầy đủ, người không có NLHVDS, người mất NLHVDS và người hạn chế NLHVDS. 3.Các quyền dân sự -Các DS của cá nhân
+Quyền nhân thân: quốc tịch, xác định dân tộc, quyền cá nhân về bí mật đời tư, bảo đảm an toàn tính mạng tài sản, kết hôn, ly
hôn, lao động, tự do kinh doanh, đi lại cư trú, sáng tạo...
-Các quyền về tài sản và sở hữu: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt, các quyền về thừa kế... 4.Các nghĩa vụ dân sự:
Về các nghĩa vụ DS cá nhận cũng được BLDS quy định khá chi tiết bao gồm các nghĩa vụ công dân đối với nhà nước, nghĩa vụ
cá nhân với cá nhân, đối với người thứ ba, việc thực hiện các nghĩa vụ chuyển giao và quy định các điều để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ.
Câu 11.Tại sao nói hộ gia đình là chủ thể hạn chế của luật dân sự? 1.Khái niệm:
-Năng lực chủ thể của hộ GĐ có nhưng nét tương đồng vơi năng lực chủ thể của pháp nhân đó:
+NLPL và NLHV của hộ GĐ phát sinh đồng thời với việc hình thành hộ gia đình
+Năng lực chụ thể của hộ gia đình do NN quy định và có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực: hoạt động kinh tế chungtrong
quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh do pháp luật
quy định (điều 116/ BLDS) 2.Sự hạn chế của chủ thể hộ GĐ trong BLDS
-Hộ GĐ là chủ thể hạn chế trong QHDS, chỉ được tham gia vào các QHDS hạn chế liên quan đến quyền sử dụng đất, chuyển
quyền sử dụng đất, vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ. lOMoAR cPSD| 36477832 11
-Hạn chế NL chủ thể của hộ GĐ liên quan đến tính chất của các QHDS cũng như những đặc thù GĐ nói chung và hộ GĐ nói
riêng. Đó là sự cộng đồng các thành viên trong gia đình, là trật tự gia đình truyền thống, sụ phân háo các gia đình thành các hộ
gia đình hay một hộ gia đình thành nhiều hộ gia đình.
-Việc phát sinh hay chấm dứt một hộ GĐ hoặc thay đổi vai trò chủ hộ ( với tư cách là đại diện)trong hộ gia đình nhiều khi không
thể xác định được bằng quy tắc pháp lý. Tùy quy định, hộ GĐ với tư cách là chủ thể nhưng pháp luật không quy định cách thức
phát sinh, trình tự phát sinh, hay chấm dứt 1 hộ GĐ mà căn cứ vào các điều kiện thực tế tồn tại trong GĐ có để xác nhận một hộ
GĐ với tư cách chủ thể.
-Có thể tồn tại trong một ngôi nhà nhiều hộ gia đình với tư cách chủ thể, nhưng cũng có hộ gia đình mà thành viên sống ở nhiều
ngôi nhà khác nha, thậm chí các thành viên của hộ gia đình có nơi cư trú khác nhau.
-Nhưng nếu thỏa mãn điều kiện: có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung thì có thể hình thành một hộ GĐ với tư cách là chủ
thể tham gia vào các QHPL.
Câu 12: Phan biệt năng lực chủ thể của cá nhân với pháp nhân 1.Cá nhân
Khi xem xét năng lực ch3 thể của cá nhân là xem xét NLPL và NLHV của cá nhân
-NLPL của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ DS
-NLHV của cá nhân là những khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ DS 2.Pháp nhân:
-Là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng TS riêng của mình, nhân danh mình
tham gia vào các QHPL độc lập.
-Pháp nhân tham gia vào các QHPL như là một chủ thể bình đẳng, độc lập với các chủ thể khác nên pháp nhân phải có NLPL và NLHV
-Năng lực chủ thể bao gồm: NLPL và NLHV, muốn phân biệt năng lực chủ thể thì nên so sánh NLPL và NLHV của cá nhân và pháp nhân. 3.Sự khác nhau:
-NLPL và NLHV của cá nhân phát sinh không cùng một lúc nhưng NLPL và NLHV của pháp nhân phát sinh cùng một lúc.
-NLHV của cá nhân có thể còn, có thể hạn chế, có thể mất đi trong từng thời điểm do sự thay đổi mức độ nhận thức hiểu biết
hành vi của mình hoặc do các quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền, nhưng NLHV của pháp nhân chỉ có tồn tại hoặc chấm dứt.
-Cá nhân có NLPL như nhau còn pháp nhân thì không. Tùy từng loại hình pháp nhân mà pháp luật có quy định khác nhau.
-NL chủ thể của pháp nhân phát sinh từ thời điểm đăng ký hoạt động chứ không phải lúc có quyết định thành lập hoặc cho phép
thành lập. Còn NL chủ thể của cá nhân phát sinh ngay từ lúc mới sinh.
Câu 13: Phân biệt NL chủ thể của cá nhân với Hộ GĐ 1.Cá nhân:
Khi xem xét năng lực chủ thể của cá nhân là xam xét NLPL và NLHV của cá nhân
-NLPLDS của cá nhân là khả năng của cá nhân có các quyền và nghĩa vụ DS
-NLHV của cá nhân là những khả năng của cá nhân, bằng những hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ DS. 2.Hộ gia đình
Nhửng hộ GĐ mà các thành viên có TS chung để hoạt động kinh tế chung trong QH sử dụng đất, hoạt động sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp, và một số lĩnh vực kinh doanh khác do PL quy định là các chủ thể của QHDS. Những hộ GĐ mà đất ở được giao
cho hộ cũng là chủ thể trong QHDS liên quan tới đất.
Năng lực chủ thể của hộ GĐ do PL quy định và có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực hoạt động kinh tế chung trong quan
hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số hoạt động sàn xuất kinh doanh do PL quy định. 3.Sự khác nhau
NLHV của cá nhân có thể còn, có thể hạn chế, có thể mất đi trong từng thời điểm do sự thay đổi mức độ nhận thức hiểu biết
hành vi của mình hoặc do các quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền, nhưng NLHV của hộ GĐ không thể bị hạn chế và
không thể mất vì hộ GĐ là một tập thể nhiều thành viên có thể tiếp tục thực hiện HVDS đầy đủ.
NLHV cá nhân phân loại theo tuổi hoặc bị giới hạn bởi trình độ nhận thức hiểu biết về hành vi xử sự của cá nhân chứ NLHV
của hộ GĐ không bị chi phối hay phân loại.
NL chủ thể của cá nhân mất đi nếu người đó chết còn năng lực chủ thể của hộ GĐ không thể mất khi chủ hộ chết. lOMoARcPSD| 36477832 12
NL chủ thể của hộ GĐ có tình chất hạn chế trong một số lĩnh vực còn năng lực chủ thể cá nhân không bị hạn chế ở một số lĩnh
vực nhất định rộng hơn nhiều do PL quy định.
-NLPL và NLHV của hộ gia đình phát sinh đồng thời với việc hình thành hộ GĐ còn NLPL và NLHV cá nhân không phát sinh cùng một lúc.
Câu 14: Phân biệt NL chủ thể của pháp nhân với NL chủ thể hộ GĐ, tổ hợp tác. 1.Hộ GĐ
Những hộ GĐ mà các thành viên có TS chung để hoạt động kinh tế chung trong QH sử dụng đất, hoạt động sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp và một số lĩnh vực kinh doanh khác do PL quy định là các chủ thể QHDS. Những hộ GĐ mà đất ở được giao cho hộ
cũng là chủ thể trong QHDS liên quan tới đất.
Năng lực chủ thể của hộ GĐ do PL quy định và có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực: hoạt động kinh tế chung trong quan
hệ sử dụng đất, trong hoạt động sàn xuất nông lâm ngư nghiệp và trong một số hoạt động sản xuất kinh doanh do PL quy định. 2.Pháp nhân
Pháp nhân không có năng lực hành vi dân sự mà chỉ có NLPLDS.Khoản 1 điều 86 quy định “Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình”
Năng lực pháp luật của pháp nhân hình thành khi pháp nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh và mất đi khi pháp nhân mất đi
Pháp nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền hợp pháp. 3.Tổ hợp tác
Năng lực chủ thể của Tổ hợp tác hình thành kể từ khi hợp đồng hợp tác được Uỷ ban nhân dân chứng thực, cũng giống như hộ
gia đình và pháp nhân, năng lực chủ thể của tổ hợp tác chấm dứt khi tổ hợp tác chấm dứt.
Năng lực PLDS của tổ hợp tác là khả năng của tổ hợp tác được hưởng quyền và gánh vác các nghĩa vụ dân sự.Xét về mặt khách
quan thì NLPL của tổ hợp tác không mang tính hạn chế.( nghị định 151/2007/nđ-cp ngày 10/10/2007)
Năng lực HVDS của tổ hợp tác là khả năng tổ hợp tác tự mình xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự, NLHV thực hiện thông
qua người đại diện của tổ hợp tác, một vài trường hợp thì phải cần đến sự thống nhất của tất cả các tổ viên của tổ hợp tác. PHẦN BÀI TẬP. Bài tập 1:
A và B tranh chấp nhau về một ngôi mộ, A thì bảo đó là mộ của con A, còn B thì bảo đó là ngôi mộ của cha B, A thờ cúng
ngôi mộ đó thì B kiện vì cho rằng ngôi mộ đó là của cha B, mà bảo đó là con của A. Như vậy là xúc phạm đến danh dự
của cà một dòng họ B.

Với hiểu biết của anh (chị) cho biết tranh chấp trên có những quan hệ xã hội nào và phương pháp điều chỉnh của luật
dân sự Việt Nam, anh chị cho biết tranh chấp trên có những quan hệ xã hội nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật dân
sự Việt Nam ahy không? Tại sao?

1.Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự bao gồm một số các quan hệ tài sản và một số quan hệ về nhân thân 2.Phương pháp điều chỉnh
Là những cách thức, biện pháp mà nhà nước sử dụng tác động đến quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ
này phát sinh,thay đổi, chấm dứt,phù hợp với ý chí nhà nước. 3.So sánh:
-Quan hệ trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự, vì nó không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh
của bộ luật dân sự. Nói rõ hơn, nó không phải là đối tượng về quan hệ nhân thân nên bộ luật dân sự không điều chỉnh quan hệ trên.
-Việc tranh nhau thờ cúng một ngôi mộ mà hai bên khẳng định là của người thân mình chỉ cần nhờ cơ quan quản lí nghãi trang
xác định lại để tìm một đáp án đúng về ngôi mộ thật đó là của ai và tiếp tục tìm kiếm ngôi mộ còn lại để tiếp tục thờ cúng. Bài tập 2:
Cơ quan A pahn6 phối lại diện tích nhà cho CBCNV trong khu tập thể cơ quan mình quản lý. Vì vậy chị B phải đổi sang
một diện tích khác hẹp hơn. Chị B không nhất trí và làm đơn đến tòa án yêu cầu giải quyết ( sau khi được biết TA và cơ
quan có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán thuê mượn nhà thuộc mọi hình thức sở hữu)
lOMoAR cPSD| 36477832 13
Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh anh (chị) hãy xác địn quan hệ trên thuộc phạm vi đeiều
chỉnh của LDS hay không? Tại sao?
1.Đối tượng điều chỉnh
-Đối tượng điều chỉnh của LDS bao gồm một số quan hệ tài sản và một số quan hệ về nhân thân.
2.Phương pháp điều chỉnh:
-Là những cách thức, biện pháp mà NN sử dụng tác động đến các quan hệ TS và nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh,
thay đổi, phải chấm dứt phù hợp với ý chí NN. 3.So sánh:
Quan hệ trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự, vì nó không thuộc đối tượng và phương pháp điều chỉnh của LDS.
Nói một cách khác nó không phải là đồi tượng về quan hệ TS, nhân thân... nên không thuộc phạm vi của BLDS. Bài tập 3 :
Hai nữ sinh A và B trên đường đi xem phim gặp 2 thanh niên trong cũng quen quen nhưng không nhớ tên là gì và gặp ở
đâu?. Hai người này đến làm quen và rủ nhau cùng đi xem phim. Xem được một lúc, một trong 2 thanh niên xin phép đi
tìm bạn. Một lúc lâu không thấy hai người này quay lại 2 cô nghỉ mình có thể bị lừa nên vội chạy ra bãi giữ xe. Rất may
xe của 2 cô còn đó, nên 2 cô xuất trình vé với lý do vé của 2 cô là vé giả.

Cùng lúc đó anh C là chủ xe số 91 ra lấy xe thì xe của anh đã bị mất. Bà hào trình bày cách đây 15 phút có hai thanh niên
ra lấy xe, vé xe của họ số 94 nhưng bà đã nhằm xe số 91 vì vậy mà xe của 2 cô Avà B phải bồi thường liên đới cùng bà.
Dựa vào nội dung vụ việc trên hãy phân tích những sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ PLDS và xác định có bao
nhiêu quan hệ PLDS và có những quan hệ PLDS nào? Bài làm:
Phát sinh QHPLDS giữa người chủ xe và người nhận giữ xe về việc nhận giữ xe bao gồm.
-Người giữ xe với chủ xe số 91
-Người giữ xe với 2 chàng thanh niên
-2 chàng thanh niên với 2 nữ sinh
-Quan hệ sở hữu kể cả 2 chủ xe 91 và 94 với mọi người.
Sự kiện pháp lý là việc giao trả nhầm xe giữ số thẻ 91 và số 94, 91 và 94 thuộc phạm vi trách nhiệm phải bồi thường của người
chủ xe đối với chủ xe số 91 không quan hệ gì với 2 nữ sinh trên.
Sự kiện pháp lý 2 là việc 2 cô gái có thể đến cơ quan công an gần nhất nhằm xuất trình giấy tờ chủ quyền xe để lấy lại xe. Bài tập 4
Anh A có chiếc xe mang biển số 52A 109 cho bạn của mình là B mượn. Một hôm B mang xe của A về nhà nói dối với bố
rằng mua chiếc xe này 12 chỉ vàng, nhưng không đủ tiền nên không sang tên được. Ông bố cóp nhặt tiền nhà và vay thêm
để đưa cho B 5 chỉ vàng . Ngày 24/08/91 B lại mượn xe của A đến cơ quan tức đoàn 34 cục vận tải đường bộ. Vừa đến cơ
quan B có lệnh đi công tác gấp không trở lại trả xe cho A và được gửi xe tại trụ sở cơ quan. Trên đường đi công tác không
may B bị tai nạn chết.

-Ông bố B kiện đòi lại xe mà con ông gửi ở cơ quan trước khi chết.
-Anh A yêu cầu được lấy lại xe và xuất trình đầy đủ giấy tờ chứng thực xe 52A 109 là của mình.
-Cơ quan cũng yêu cầu được lấy chiếc xe trừ số nợ 2 triệu đồng mà B đã nợ cơ quan trước khi đi công tác vì xe này theo
B nói là mua của anh A.
Theo anh chị việc tranh chấp trên có bao nhiêu quan hệ pháp luật dân sự và là QHPLDS nào? Bài làm Cc QHPL phát sinh bao gồm: -QH mượn xe giữa A và B
-QH cho tiền mua xe giữa B và bố B
-QH chủ sở hữu là A đối với chiếc xe
-QH vay tiền giữa B và cơ quan của B
-QH cơ quan B yêu cầu bên gây tai nạn bồi thường việc gây ra tai nạn làm cho B chết nếu lỗi đó không phải là của B
-QH bố B yêu cầu giải quyết chình sách về việc B đi công tác bị tai nạn chết đối với cơ quan của B (thừa kế) lOMoAR cPSD| 36477832 14
Bố B không thể đòi lại được xe nếu không chứng minh được việc mua ban1 xe của con mình đã được xác lập bằng văn bản( vì
giao dịch mua bán xe có quy định phả chuyền quyền sở hữu).
Ông A sẽ nhận lại được xe nếu chứng minh được sở hữu xe vẫn là mình và nếu bố B không chứng minh được việc mua bán xe
đã làm xong các thủ tục chuyển quyền sở hữu của con mình.
Cơ quan của B không thể lấy xe để bù trừ phần nợ của B vì chủ sở hữu đang là A.
Việc nợ của B cơ quan phải nhờ tòa án giải quyết theo quy định về chia thừa kế của Luật dân sự nhưng phải chứng minh rằng A
đang nợ cơ quan và việc chứng minh đó là hợp pháp. Bài tập 5
Năm 1978 ông A được thừa kế ngôi nhà số 10 thị xã B. Năm 1979 ông xây thêm ngôi nhà số 100 phố T thị xã B và để con
trai là H ở. Tháng 10/1989 ông H cho ông C thuê được sự đồng ý của A. Ngày 1/12/1990, ông C cho ông D thuê lại không
hỏi ý kiến ông H. Ngày 8/2/1992 ông A chết để lại di chúc hợp pháp cho cháu E ngôi nhà số 100 phố T.

Ngày 01/6/1995 E viết đơn đến tòa án thị xã B yêu cầu được hưởng thừa kế tài sản của ông A để lại. Những người thửa
kế theo luật của ông A là H và K. Qua sự kiện trên hãy phân tích những sự kiện pháp lý làm phát sinh QHPLDS. Bài làm
-Sự kiện pháp lý ông A được thừa kế căn nhà số 10 Thị xã B: quyền sở hữu.
-Sự kiện pháp lý là việc thuê nhà giữa H và C, C và D
+Việc thuê nhà giữa H và C là hợp pháp
+Việc thuê nhà giữa C và D là hợp pháp
+Cái chết của ông A làm phát sinh quan hệ thừa kế
-Sự kiện pháp lý là ông A chết nên phát sinh các quan hệ pháp luật.
+Nếu K là vợ của A thì di chúc để lại cho E là bản di chúc chỉ có một phần hiệu lực đối với tài sản riêng giữa A và K vì căn nhà
số 100 phố T. Ông A để lại bao gồm tài sản chung giữa vợ chồng ông A và bà K
-Theo di chúc E chỉ được hưởng 50% căn nhà số 100 tại phố T thị xã B, phần còn lại chia theo phần thừa kế theo PL. Bài tập 6
Trần Văn Xuân 18 tuổi sinh viên đại học môi trường tại Hà Nội, Trần Văn Lâm 17 tuổi thợ nguội hợp tác xã cơ khí
‘Lửa Hồng”, Lê Qúi Nam 17 tuổi là học sinh trường cấp 3 và Lê Hữu Chất 15 tuổi cùng nhau vui đùa ngoài đường phố,
đã làm vỡ mặt tủ kính nhà ông Hoài ở phố Bạch Mai trị giá 2 triệu đồng. Ông Hoài yêu cầu Xuân, Nam, Lâm, Chất bồi
thường nhưng chúng cứ đổ lỗi cho nhau không chịu bồi thường.

Ông Hòai đệ đơn lên tòa án kiện Nguyễn Thị Mai mẹ của Xuân, Trần Văn Ba bố của Lâm, Lê Qúi Bắc anh của Nam và
Đặng Thị Tâm mẹ của Chất đòi bồi thường.
Tại tòa án, bà Lan khai rằng bà đồng ý bồi thường nhưng phải cùng với ba người khác vì việc vỡ tủ gương không chỉ
riêng con bà gây ra. Ông Trần Văn Lâm thì khai rằng tòa xử thế nào thì ông nghe thế ấy. Lê Qúi Bắc nhất định không
chịu bồi thường,ông nói rằng tuy bố mẹ chết anh đã cố gắng nuôi em ăn học nhưng không thể chịu trách nhiệm về tất cả
mọi việc do em gây ra, vã lại Nam đã 17 tuổi chứ không còn nhỏ nữa. Bà Tâm cũng không chịu bồi thường vì bà cũng
không thể giám sát được con bà khi nó ở ngoài đường và không có mặt bà ở đó.

Căn cứ vào hiều biết của anh, chị về NLPL và NLHV dân sự, anh chị hãy cho biết những ai chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong vụ án này? Tại sao? Bài làm
Những người phải chịu trách nhiệm bồi thường là :
1.Anh Trần Văn Xuân 18 tuổi vì anh là người thành niên có đủ NLPL và NLHV dân sự đầy đủ ( Bà Nguyễn Thị Lan không phải
chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại đối với hành vi của Xuân gây ra).
2.Anh Trần Văn Lâm 17 tuổi là người có NLPL và NLHV dân sự chưa đầy đủ song lại có thu nhập riêng ( do đi làm thợ nguội)
có thễ tự thực hiện nghãi vụ bồi thường trong vụ việc này.
Nếu tòa xét thấy thu nhập từ nghề thợ nguội là không đủ thực hiện nghĩa vụ bồi thường và xam thu thập không phải là tài sản
riêng thì trách nhiệm bồi hoàn thứ hai thuộc về Trần Văn Ba bố ruột của anh Trần Văn Lâm vì các trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng của những người có hành vi dân sự chưa đầy đủ do người đại diện theo pháp luật thực hiện.
3.Lê Qúi Bắc là anh ruột của Lê Qúi Nam 17 tuổi vì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của người có năng lực
hành vi dân sự chưa đầy đủ do người đại diện theo pháp luật thực hiện và bãn thân Nam không có thu nhập riêng cũng như tài sản riêng. lOMoAR cPSD| 36477832 15
4. Đặng Thị Tâm mẹ của Lê Hữu Chất 15 tuổi vì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của những người có năng
lực hành vi dân sự chưa đầy đủ do những người đại diện theo pháp luật thực hiện và Chất không có thu nhập riêng và tài sản riêng. Bài tập 7
Kiên 16 tuồi là học sinh sống với người bà con ở TPHCM và được bố mẹ ở quê chu cấp tiền ăn học hàng tháng. Một lần
bố mẹ gửi cho Kiên 500000đ để mua xe đạp đi học. Nhận được tiền, Kiên không mua xe đạp mà mua cát-sét nhỏ của bạn
cùng lớp để nghe nhạc, số tiền còn lại thì kiên xài hết. Khi biết tin, bố mẹ Kiên yêu cuầ tòa án hủy bỏ giao dịch dân sự vì
Kiên chưa thể tự lập và không có quyền tự mình giao kết hợp đồng mua cát- sét bằng tiền của cha, mẹ cho với mục đích mua xe đạp.

Có căn cứ pháp lý để chấp nhận yêu cầu của bố mệ Kiên không? Vì sao? Bài làm.
Có căn cứ pháp lý để chấp nhận yêu cầu của ba, mẹ Kiên.
Vì Kiên thuộc nhóm đối tượng có năng lực hành vi chưa đầy đủ ( chưa đủ 18 tuổi)
Nhóm đối tượng có năng lực hành vi chưa đầy đủ thì mọi giao dịch phát sinh quan hệ pháp luật dân sự đều do người đại diện
theo pháp luật xác lập và thực hiện trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cuầ sinh hoạt thường ngày phù hợp với lứa tuổi.
Nếu tòa án sau khi xác minh và kết luận: Việc Kiên tự ý thay đổi ý định của người đại diện tahy vì phả mua xe đạp lại mua cát-
sét không phải là giao dịch nhằm phục vụ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuồi thì căn cứ pháp lý xin hủy bỏ hợp đồng mua
cát-sét sẽ được tòa án chấp nhận. Bài tập 8
Nguyễn Văn A bị tòa án nhân huyện X tuyên bố chết theo luật định. Quyết định tuyên bố A chết có hiệu lực pháp luật vào ngày 15/01/1997.
Ngày 20/01/1997 A trở về nhà và có tiến hành giao kết giao dịch với B và C.
Dựa vào kiến thức đã học, anh, chị hãy cho biết các giao dịch dân sự do A xác lập với B, C có được pháp luật thừa nhận không? Tại sao? Bài làm
Trường hợp 1: Giao dịch của A xác lập với B,C được pháp luật thừa nhận với điều kiện thời gian trở về và trước khi giao dịch
một số giao dịch A đã làm các thủ tục xin tòa hủy bỏ quyết định tuyên bố mình đã chết. Vì sau khi quyết định tuyên bố một
người đã chết được hủy bỏ thì năng lực pháp luật và năng lực hành vi và năng lực hành vi của cá nhân đó được phục hồi.
Trường hợp 2: Nếu các giao dịch dân sự với B, C là giao dịch nhằm phục vụ cuộc sống bình thường hằng ngày của A thì giao
dịch đó mặc nhiên được chấp nhận. Bài tập 9
Cũng trong trường hợp trên, nếu ngày 20/01/1997, A trở về và gây án( ví dụ giết người) thì A có chịu trách nhiệm pháp
luật về hành vi phạm tội của mình hay không? Tại sao? Bài làm
Nếu trường hợp A gây án ( giết người) thì A vẫn chịu trách nhiệm pháp luật về hành vi giết người của mình.
Vì việc khôi phục lại năng lực pháp luật và năng lực hành vi về mặt pháp lý là việc phải làm cùa cơ quan nhà nước có thẳm
quyền nhằm truy tố một tội phạm trước pháp luật khi con người này chỉ chết trên giấy tờ và thực tế người này lại phạm tội. Bài tập 10
Sau khi Nguyễn Văn A chết,thì di sản của A được chia cho những người thừa kế theo luật của A ( là B và C) theo quy
định của pháp luật bề thừa kế. Sau đó A trở về thì B và C đã bán tài sản nói trên. Số tiền thu được từ việc bán tài sản đó
B và C dùng để mua tài sản khác. Cụ thề:
B mua một căn nhà,
C mua một chiếc Dream II phần còn lại thì tiêu xài hết.
Hỏi: Khi A trở về thì quyền lợi của A được giải quyết như thế nào? Bài làm lOMoAR cPSD| 36477832 16
Sau khi trở về A phải làm thủ tục yêu cuầ tòa án hủy bỏ tuyên bố mình đã chết.
Theo luật định: thì phần giải quyết theo thừa kế được thu hồi tar3 lại cho người chưa chết nếu tài sản đó còn. Tòa s34 xem xét:
Căn nhà B đã mua- chiếc ce C đã mua có phải là phần tài sản còn lại mà cần phải thu hồi để trả lại cho A hay không?
Nếu Tòa thừa nhận các tài sản trên được gọi là tài sản còn lại của B và C pahi3 trả lại cho A
Nếu Tòa chỉ xem xét tài sản cỏn lại phải là số tiền khi chia thừa kế ( tiền chứ không phải hiện vật) thì số tài sản của B và C
không phải trả lại cho A. Bài tập 11:
Anh Qúi 25 tuồi có vợ và 1 con đi làm có thu nhập cao nhưng hay theo bạn bè thường xuyên nhậu nhẹt, luôn về nhà muộn
trong tình trạng say rựu, tiền lương không mang về cho vợ, sau nhiều lần hai gia đình khuyên không được vợ anh Qúi
gửi đơn đến UBND phường yêu cầu ra quyết định cấm anh Qúi không trực tiếp nhận tiền lương, không được bán tài sản
của gia đình, nếu ai mua thì vợ anh có quyền thu hồi.

Theo anh, chị vợ anh Qúi có quyền yêu cầu như vậy không? UBND phường phải giải thích cho chị để bảo vệ quyền lợi của gia đình. Bài làm
Vợ anh Qúi hoàn toàn có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp nhằm giải quyết và bảo vệ quyền lợi
chính đáng cho sinh hoạt của con và gia đình chị UBND phường giải thích
Chị Qúi nên làm các thủ tục theo hướng dẫn của pháp luật đề nghị tòa án nơi gia định cư trú tuyên bố chồng chị là người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự vì anh Qúi đang nghiện các chất kích thích là rựu và phá tán tài sản.
Nếu tòa án sau khi thẩm tra, xác minh và đã có đủ cơ sở kết luận: nghiện đến mức phá tán tài sản thì tòa sẽ tuyên bố anh Qúi là
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì các giao dịch dân sự của của anh Qúi kể từ ngày tòa tuyên bố sẽ do người đại diện
theo pháp luật của anh Qúi là chị Qúi thực hiện. Bài tập 12
Anh A trông thấy ảnh mình trưng bày làm mẫu quảng cáo tại một hiệu ảnh ở công viên và không hài lòng lắm dung nhan
của mình trong ảnh. Anh đề nghị thợ ảnh gỡ bỏ hình mình ra khỏi khung trưng bày. Người thợ ảnh không đồng ý vì đây
là tấm hình mà anh ta chụp rất đạt và việc trưng bày trên khung kính không ảnh hưởng gì đến anh A. Anh A bực tức bỏ
đi và hỏi người tư vấn pháp luật. Nếu anh chị là người tư vấn pháp luật thì sẽ trả lời như thế nào. Bài làm

Người tư vấn sẽ trả lời cho thân chủ của mình.
Nếu 2 bên không thỏa thuận được về việc không tiếp tục trưng bày ảnh
Tiến hành khởi kiện người thợ ảnh về việc sử dụng hình ảnh của mình mà không được sự đồng ý của bản thân mình.
Theo qui định tại điều 31/blds khoản 2:” Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người
đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người
đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.” Bài tập 13
A viết thư cho B kể về C, trong đó có nhiều chuyện liên quan đến tội phạm của C đang thực hiện. Vốn không ưa C, B đã
mang bức thư nộp cho công an, nhờ đó mà cơ quan điều tra đã khám phá ra nhiều vụ tham nhũng và C bị truy tố. Khi
biết chuyện thì A rất bất bình và yêu cầu B lấy lại bức thư vì cho rằng đây là chuyện riêng tư và việc B nộp bức thư cho
công an mà không hỏi mình là vi phạm quy định của LDS về bí mật đời tư.

Yêu cầu của A đúng hay sai? Tại sao? Bài làm Yêu cầu của A là sai.
Vì những thông tin trong bức thư của B cung cấp cho công an không đủ cơ sở kết luận là thông tin riêng về đời tư của A nên
không thể cho là vi phạm quy định về bí mật đời tư.
Nếu trong thông tin của bức thư đó có các thông tin liên quan đến A thì việc cung cấp thông tin cho công an cũng không sai.
Vì theo quy định tại điều 38/BLDS khoản 2 về quyền đối với bí mật đời tư:” Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư
của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi
thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố
thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. lOMoAR cPSD| 36477832 17
Những thông tin này lại liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của một cá nhân có xâm phạm đến lợi ích kinh tế của quốc gia
nên việc cung cấp của B là hoàn toàn đúng pháp luật vì pháp luật quy định công dân có trách nhiệm va nghĩa vụ tố giác tội phạm
và không được bao che cho những hành vi phạm tội.
Ngược lại việc không đồng tình hay phản đối việc B cung cấp thông tin bí mật cho công anđể truy bắt tội phạm là dấu hiệu biểu
lộ hành vi bao che tội phạm của A. Bài tập 14
Công dân A có đến của hàng cơ khí điện máy mua một máy bơm nước. Vì không hiểu biết gì về máy bơm nên ông chì
vào máy bơm Carna của Liên xô và hỏi: Loại bơm này có bơm lên được tầng 4 không? Chủ của hàng nói: Bơm lên tầng
8 cũng còn được. Máy mới đó, bác mua đi. Công dân A ngần ngừ không muốn mua vì có ý muốn nhờ bạn đến xem hộ.
Chủ của hàng nói: Bác cứ mua đi. Về không đúng như lời cháu thì mang đến đây cháu trả tiền lại cho. Lo gì?” nghe vậy,
A đồng ý mua và mang về nhà để sử dụng. Về đến nhà lắp máy bơm không những không bơm lên được tầng tám mà
ngay cả lên tầng 2 cũng không nổi, A mang bơm trả lại cho của hàng thì người bán trả lời” Hàng mua rồi không trả lại
được. Muốn thì tôi mua lại máy bơm cho với giá 250.000đ. hàng người ta ký gửi chỉ có vậy thôi. Anh mù hay sao mà
không biết”. Gía mua lại của người bán hàng đặt ra chỉ bằng ½ giá mà A mua vào buổi sáng.

Nếu vụ án này được kiện thì các anh chị xác định sự lừa dối ở chỗ nào? Bài làm
Sự lừa dối của chủ hàng đối với khách hàng
Sự khẳng định củ chủ của hàng là máy mới, thực sự là hàng ký gửi.
Sự khẳng định của chủ cửa hàng có thể bơm lên tầng 8 thực sự là máy chỉ bơm chư đến tầng 2
Được quy định tại điều 435/LDS về nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng và điều 473/LDS về đảm bảo chất lượng vật mua bán. Bài tập 15
Có sự lừa dối hay không trong các tình huống sau:
Công ty A là một doanh nghiệp kinh doanh nhập và bán oto, kể cả oto dùng rồi, Công ty B đến mua một chiếc Toyota
được tân trang, nhân viên bán hàng nói:” Đây là oto được tân trang lại. Máy vừa thay, điều hòa nhiệt độ vừa thay, và
bộ phanh mới rin Nhật.” Sau khi mua mới chạy được 200km thì máy kêu, hệ thống phanh gần như tê liệt suýt gây tai
nạn cho chủ nhân và lái xe ở trên đó. Công ty B mang xe lại phàn nàn thì công ty A chấp nhận sửa lại với một nửa chi
phí do B chịu. A từ chối vì theo quy định mua bán như hiện trạng của nó, không có bảo lãnh. B kiện.

Thế nào là một hành vi bị lừa dối? Bài làm
Hành vi lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hỉu sai lệch về chủ thể, tính chất của
đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đạ xác lập giao dịch đó.
Trường hợp trên, công ty A hoàn toàn không có hành vi lừa dối công ty B.
Vì trong quá trình bán hàng công ty A đã công khai tương đối đầy đủ về tính chất loại xe mà mình bán là xe tân trang. Bài tập 16
Sự khẳng định của người bán về thực trạng mà anh ta không biết là một sự lừa dối không?
Ví dụ: Tôi bán nhà. Tôi nói nhà tốt, không có mối mọt. Một tháng sau khi mua nhà thì xuất hiện mối và sau đó thì người
mua phát hiện các cột nhà đã bị mối ăn ngầm từ lâu rồi. Đó có phải là sự lừa dối không? Bài làm
Sự khẳng định của người bán về thực trạng mà anh ta không biết thì không phải là một sự lừa dối.
Sự việc bán nhà-nhà bị mối mà bản thân chủ nhà cũng không biết là bị mối mọt ăn nên không thể nói là chủ cố tình lừa dối khi
có chủ định muốn bán nhà. Bài tập 17
A nhặt được viên đá có màu sắc đẹp. B thấy đẹp liền xin. Không xin được thì mua với giá 10000đ. B và A đều không biết
rằng đó là viên hồng ngọc chưa được xử lí. Mãi 2 tháng sau khi một thợ kim hoàn đến chơi nhà B và phát hiện ra. Viên
ngọc trị giá 100 triệu. A mang cho B 2 triệu và xin lại viên ngọc vì lí do nhầm lẫn.Liệu nếu A kiện B thì tòa án sẽ giải quyết như thê nào?
Bài làm lOMoAR cPSD| 36477832 18
Nếu A kiện B ra tòa thì căn cứ vào điều 249/BLDS về từ bỏ quyền sở hữu. Thì tòa án sẽ phán quyết Tạm
giữ, thông báo cho chủ sở hữu đến nhận.
Sau 1 năm nếu không có người đến nhận thì người nhận thì người nhặt sẽ được hưởng 50% giá trị của viên ngọc đó 50% còn lại thuộc về nhà nước. Bài tập 18
Ông Nguyễn Văn H là giám đốc công ty X ( có tư cách pháp nhân). Vì bận công tác nên ông H đã ủy quyền cho ông Trần
Văn M thay mặt mình đứng ra tổ chức việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán xi măng do công ty sản xuất với đại
diện pháp nhân Y, hợp đồng ủy quyền giữa ông H và ông M hiệu lực từ ngày 01/01/1996 đến 01/01/1997

-Dựa trên giấy ủy quyền của ông H, ngày 30/04/1997, ông M đã đại diện cho công ty X ký hợp đồng đại diện cho công ty
Y. Hợp đồng mua bán này được ký kết đúng quy định của pháp luật và đã có hiệu lực.
Ngày 15/05/1997, ông H chết
Theo anh, chị thì khi ông H chết co1lam2 chấm dứt tư chách đại diện của M không? Vì sao? Bài làm
Khi ông H chết thì tư cách đại diện của M chấm dứt.
Theo điều 589 BLDS Chấm dứt hợp đồng ủy quyền:” Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết” Bài tập 19
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp di sản thừa kế có thời hạn luật định là 10 năm, nhưng những người
thừa kế khi nhận di sản thừa kế đã thỏa thuận với nhau muốn rút ngắn thời hiệu nói trên còn 5 năm hoặc muốn kéo dài
thời hiệu nói trên thành 12 năm được không? Tại sao?
Bài làm
Không ai có thể thay đổi hiệu lực giải quyết tranh chấp thừa kế là 5 năm hay 12 năm. Vì theo điều 648/ BLDS về thời hiệu khởi
kiện về quyền thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm chia thừa kế”. Bài tập 20
Ngày 1/1/1996, ông Nguyễn Văn A buộc phải lập các giao dịch với Trần Văn B do bị tên B đe dọa .
Ngày 10/01/1996, trên đường đến tòa án để gửi đơn kiện xin hủy bỏ giao dịch nói trên thì ông A bị tai nạn và bọ chấn
thương nặng dẫn đến tình trạng ông A bị mất trí. Sau hơn 1 năm, ông A mới bình phục. Ngày 20/06/1997, ông A lại gửi
đơn yêu cuầ tòa án hủy giao dịch nói trên vì giao dịch này xác lập bởi sự đe dọa của ông B chứ ông A không tự nguyện
giao kết. Nhưng lần này tòa án từ chối nhận đơn vì co rằng thời gian khởi kiện đã hết.

Theo anh chị, ông A có mất quyền khởi kiện hay không? Bài làm
Ông A không mất quyền khởi kiện
Vì căn cứ vào điều 161”Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự”
,khoản 1:” Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi
kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu”
Như vậy thời hiệu ban đầu là từ ngày 2/1/1996 đến ngày 2/1/1997
A điều trị mất trí nhớ hết 1 năm. Do đó thời hiệu khởi kiện là 2/1/1998. Do vậy, ngày 20/6/1997 ông A tiến hành khởi kiện là
đúng luật. Bài tập 23
Thời hạn là gì? Nếu cách thời hạn bằng đơn vị: giờ, ngày, tuần, tháng, năm, theo quy định của BLDS. Cho ví dụ minh họa. Bài làm Khái niệm thời hạn: -Điều 149. Thời hạn
1. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
2. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.
Cách tính thời hạn được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. lOMoAR cPSD| 36477832 19
Thời hạn được tính theo dương lịch.
Cách tính thời hạn được qui định tại điều 152 và điều 153 Thí dụ:
Công ty A thuê hội trường của nhà hát B trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Nếu giờ bắt đầu để sử dụng là 14 giờ 30 phút thì thời gian
trả lại hội trường là 22 giờ 30 phút.
A vay cho công ty B 1.000.000 đ hoàn trả sau 2 tháng. Nếu thời điểm mượn 1/1/1998 thì thời gian trả phải là 2/3/1998.
Công ty A hứa trả cho công ty B một máy xay lúa sau ngày khánh thành nhà máy xay xát của công ty A. Nếu ngày khánh thành
nhà máy xay xát lúa là 26/04/1998 thì ngày trả lại máy xay lúa sẽ là ngày 27/04/1998. Bài 24
Nêu nội dung các loại thời hiệu và cho ví dụ minh họa Khái niệm
Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ
nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự. Các loại thời hiệu
Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự
A nhặt được chiếc đồng hồ ở nhà vệ sinh công cộng. Sau đó, A mang đến công an phường trình báo và nộp cho cơ quan công an
vào ngày 1/3/1998. Nếu đến ngày 2/3/1999 không có người đến nhận thì quyền sở hữu chiếc đồng hồ thuộc về A.
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ
Cơ sở sản xuất thiết bị điện Lioa bào hành các sản phẩm của mình sản xuất và bán trong thời hạn 6 tháng. Nếu A mua 1 máy
ổn áp ngày 1/1/1998 thời hạn bảo hành sẽ hết vào ngày 2/7/1998. Đến ngày 3/7/1998 là thời hiệu mà cơ sở ổn áp được miễn
nghĩa vụ bảo hành sản phẩm của A
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện
A 14 tuổi ăn cắp tiền của gia đình mua món đồ chơi trị giá 1.000.000 đ ngày 1/6/1997 thì thời hiệu cuối cùng của người đại diện
theo pháp luật của em A được yêu cuầ tòa án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu là ngày 2/6/1998.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.
Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.
Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, huỷ bỏ quyết định tuyên bố
một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
A nghiện rựu, và có hành vi phá tán tài sản, ngày 1/5/2012 A lấy 12 chỉ vàng của gia đình bán đi nhậu. Vợ A là B có thời hạn
là 1 năm kể từ ngày 1/5/2012 là ngày phát sinh quyền yêu cầu tòa án tuyên bố A bị hạn chế năng lực hành vi dân sự bố một
người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng
lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
A nghiện rựu, và có hành vi phá tán tài sản, ngày 1/5/2012 A lấy 12 chỉ vàng của gia đình bán đi nhậu. Vợ A là B có thời hạn
là 1 năm kể từ ngày 1/5/2012 là ngày phát sinh quyền yêu cầu tòa án tuyên bố A bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Câu 1. Trình bày quan hệ pháp luật dân sự?
Là quan hệ xã hội do các quan hệ pháp luật dân sự điều chỉnh, tức là quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực dân sự, các quan hệ
liên quan đến yếu tố nhân thân và tài sản trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại…Quan hệ pháp
luật dân sự là những quan hệ xã hội phát sinh từ những lợi ích vật chất, lợi ích nhân thân được các quy phạm pháp luật dân sự
điều chỉnh, trong đó các bên tham gia bình đẳng về mặt pháp lý, quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên được nhà nước bảo đảm
thực hiện bằng những biện pháp mang tính cưỡng chế.
Do có sự tác động của các quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội nên các bên tham gia vào các quan hệ đó có các quyền và
nghĩa vụ pháp lí tương ứng. Các quyền, nghĩa vụ pháp lí này được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Sự tác động của các quy phạm
pháp luật vào các quan hệ xã hội không làm mất đi tính xã hội của các quan hệ đó mà làm cho các quan hệ này mang một hình
thức mới “quan hệ pháp luật”. Hậu quả của nó là các quyền và nghĩa vụ của các bên được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng
những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, các bên đều có mục đích và lợi ích nhất định nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật
chất hoặc tinh thần. Tuy các quan hệ dân sự hình thành một cách khách quan nhưng được thực hiện thông qua hoạt động có ý lOMoAR cPSD| 36477832 20
thức của con người, do vậy việc tham gia hay không tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, xác định nội dung mối quan hệ mà
họ tham gia phải xuất phát từ ý chí của các bên.
Có thể nói, sự tự định đoạt, ý chí tự do thể hiện của các chủ thể được thể hiện trọn vẹn nhất, ở đỉnh cao nhất khi họ tham gia vào
quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ pháp luật dân sự có thể xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật hoặc trên cơ sở ý chí của các
bên tham gia nhưng phải phù hợp với quy phạm pháp luật dân sự.
Câu 2. Trình bày về đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự?
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành
trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự) (Điều 1 BLDS 2015)
Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản. Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn với một tài sản nhất
định được thể hiện dưới dạng này hay dạng khác.
Tài sản (được khái quát chung ở Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015) bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản). Quan
hệ tài sản không chỉ bó hẹp ở những vật vô tri mà còn hàm chứa nội dung xã hội là những quan hệ xã hội liên quan đến một tài sản
Cùng với quan hệ tài sản, luật dân sự còn điều chỉnh các quan hệ nhân thân (Điều 1 Bộ luật Dân sự năm 2015). Quan hệ nhân
thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân là quyền nhân thân phải được pháp luật thừa nhận như một quyền
tuyệt đối của một cá nhân, tổ chức. Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với một chủ thể, về nguyên tắc không thể chuyển
giao cho chủ thể khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác. Đó là một quyền dân sự tuyệt đối, mọi người đều
có nghĩa vụ toont rọng quyền nhân thân của người khác.
Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách quy định những giá trị nhân thân nào được coi là quyền nhân thân, trình
tự thực hiện, giới hạn của các quyền nhân thân đó, đồng thời quy định các biện pháp thực hiện, bảo vệ các quyền nhân thân
(ĐIều 11 – 14 Bộ luật Dân sự năm 2015) Có thể chia thành các nhóm sau:
– Quan hệ nhân thân gắn với tài sản
– Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản
Câu 3. So sánh phương pháp điều chỉnh Luật Dân sự với các ngành luật công.
– Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự: là phương pháp thỏa thuận, bình đẳng, thương lượng, tự định đoạt.
– Phương pháp điều chỉnh của các ngành luật công: phương pháp mệnh lệnh, có tính bắt buộc.
Câu 4. Vị trí của Luật Dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
* Theo chức năng: Luật Dân sự là luật gốc của luật tư.
– Được gọi là luật chung, Luật Dân sự thiết lập các nguyên tắc cơ bản chi phối toàn bộ hệ thống luật tư.Các nguyên tắc ấy phải
được tôn trọng trong quá trình xây dựng các luật chuyên ngành, nhằm đảm bảo tính thống nhất về quan điểm lập pháp của hệ thống pháp luật.
Điều 4 Bộ Luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định: “1. Bộ luật này là luật chung đều chỉnh các quan hệ dân sự; 2.Luật khác liên
quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp Luật Dân sự quy định
tại Điều 3 của Bộ luật này; 3.Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều
này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng”.
* Theo tôn ti trật tự quy phạm:
– Về nguyên tắc, Luật Dân sự được xếp ngang hàng với các luật khác, kể cả các luật điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực
chuyên biệt, và có vị trí cao hơn các văn bản dưới luật.Điều đó có nghĩa là trong trường hợp cần giải quyết các xung đột giữa
quy phạm của BLDS với các quy phạm pháp luật khác, thì phải áp dụng các quy tắc xử lý mang tính nguyên tắc: luật ra đời sau
thủ tiêu luật ra đời trước, ngoại lệ phủ định nguyên tắc, luật riêng thay luật chung để chi phối lĩnh vực chuyên biệt thuộc phạm vi điều chỉnh…
Câu 5. Trình bày về cấu trúc, bố cục BLDS 2015?
* Cấu trúc, bố cục BLDS 2015: BLDS 2015 gồm sáu phần với 689 điều chia làm 27 chương:
– Phần thứ nhất:Quy định chung (10 chương).
– Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản (4 chương).
– Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng (6 chương).
– Phần thứ tư: Thừa kế (4 chương).
– Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (3 chương).
– Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành. lOMoAR cPSD| 36477832 21
Câu 6. Lịch sử hình thành và phát triển BLDS Việt Nam?
Trong giai đoạn nhà nước phong kiến, Luật Dân sự Việt Nam không được tách ra thành một bộ luật riêng mà được tìm thấy
trong các điều khoản của các bộ luật phong kiến như Lê triều hình luật (Luật Hồng Đức), Nguyễn triều hình luật (Hoàng Việt
luật lệ). Đến khi người Pháp chiếm đóng Việt Nam thì các bộ Luật Dân sự được áp dụng riêng rẽ ở ba kỳ lần lượt xuất hiện. Ví
dụ ở Nam Kỳ thì bộ Luật Dân sự Nam Kỳ giản yếu ra đời năm 1883, bộ dân luật Bắc Kỳ ra đời năm 1931 và tại Trung Kỳ là bộ
dân luật Trung Kỳ (Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật) ra đời năm 1936.[1] Sau ngày 2 tháng 9 năm[1]1945, do hoàn cảnh chiến tranh
với người Pháp nên chính phủ của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn áp dụng các bộ Luật Dân sự này. Ngày 22 tháng 5 năm 1950, chủ
tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 97/SL để “sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật” nhằm sửa đổi một số điều trong
các bộ dân luật cũ này. Tại miền bắc Việt Nam, ngày 10 tháng 7 năm 1959 tòa án tối cao ra chỉ thị số 772/TATC để “đình chỉ
việc áp dụng luật pháp cũ của phong kiến đế quốc”.[1] Từ thời điểm đó trở đi, tại miền bắc Việt Nam thiếu hẳn bộ Luật Dân sự
thực thụ. Một số mảng của Luật Dân sự được tách ra thành các bộ luật khác như Luật hôn nhân và gia đình hay các văn bản pháp
quy dưới luật như thông tư, chỉ thị, nghị định, pháp lệnh. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực dân sự như thừa kế, quyền sở hữu trí tuệ v.v.
không được điều chỉnh trực tiếp. Các quy định về nghĩa vụ dân sự được quy định chủ yếu là các vấn đề về nhà ở, vàng bạc, kim
khí quý và đá quý v.v. và nói chung mang nặng tính chất hành chính. Có thể liệt kê một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân
sự như: Luật hôn nhân gia đình (1986), Luật Quốc tịch (1988), Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam
(1988), Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp (1989), Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989), Pháp lệnh về thừa kế (1990), Pháp lệnh
về Hợp đồng dân sự (1991), Pháp lệnh về nhà ở (1991) v.v. Tuy các pháp lệnh có nhiều nhưng đôi khi chồng chéo và mâu thuẫn
với nhau nên đã gây ra nhiều khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.
Năm 1995, quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ Luật Dân sự (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1996).
Sau 10 năm thi hành, Bộ Luật Dân sự đã có nhiều hạn chế, bất cập như: một số quy định không phù hợp với sự chuyển đổi nhanh
của nền kinh tế thị trường, không rõ ràng hay không đầy đủ hoặc còn mang tính hành chính. Nhiều bộ luật mới ra đời có các nội
dung liên quan đến Bộ Luật Dân sự Việt Nam 1995 nhưng bộ luật này lại không điều chỉnh, sửa đổi dẫn đến mâu thuẫn giữa
chúng cũng như chưa có sự tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế. Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội Việt
Nam đã thông qua Bộ Luật Dân sự sửa đổi. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006.
Tháng 11 năm 2015, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ Luật Dân sự sửa đổi lần 2. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 có hiệu
lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2017.
[1] Lê Tiến Dũng. “Án lệ trong pháp luật Việt Nam”
Câu 7. Mối quan hệ giữa Luật Dân sự và các luật chuyên ngành như Luật thương mại, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động?
Nội dung quan hệ dân sự là các quan hệ phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh đến sinh
hoạt hàng ngày của con người. Các quan hệ này dù phát sinh trong lĩnh vực nào cũng đều có những tính chất, đặc điểm chung
và những tính chất, đặc điểm riêng. Chính vì vậy, có thể chia các quy phạm pháp luật dân sự thành hai nhóm lớn: Một là, nhóm
các quy phạm quy định về những vấn đề, những nguyên tắc dân sự chung, bao quát các quan hệ dân sự thuộc tất cả các lĩnh vực,
nhóm này được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự (BLDS). Hai là, nhóm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự cụ thể, bao
gồm cả các nguyên tắc chuyên ngành cho từng lĩnh vực của đời sống xã hội, nhóm này được ghi nhận trong các đạo luật cụ thể
như: Luật Thương mại,Luật Hàng không dân dụng, Luật Giao thông đường bộ…
Trong điều kiện nước ta hiện nay, mô hình hệ thống pháp luật dân sự có tính khả thi nhất là vẫn giữ lại BLDS, nhưng chỉ với vai
trò quy định về những vấn đề chung nhất như về các nguyên tắc cơ bản của BLDS, về cá nhân, pháp nhân, về tài sản và quyền
sở hữu tài sản, về các giao dịch dân sự…, kết hợp với các quy định dân sự trong các luật, pháp lệnh chuyên ngành.
Theo mô hình được kiến nghị nêu trên, các vấn đề dân sự vừa được quy định trong BLDS, vừa được quy định tại các đạo luật
chuyên ngành, nhng có sự phân công hợp lý theo hớng, BLDS chỉ quy định nội dung chung của tất cả các lĩnh vực, còn đạo luật
chuyên ngành cụ thể hoá các quy định chung đó như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Sở hữu trí tuệ…, nhưng không có chồng chéo, mâu thuẫn nhau.
Tuy nhiên, nếu cùng về một vấn đề mà có sự quy định khác nhau giữa BLDS và đạo luật chuyên ngành thì phải cho phép áp
dụng quy định của đạo luật chuyên ngành, bởi vì, quy định của đạo luật chuyên ngành là sự cụ thể hoá các quy định chung.Trong
trờng hợp nếu có vấn đề thuộc pháp luật chuyên ngành điều chỉnh nhưng đạo luật này cha quy định thì phải áp dụng các quy
định chung của BLDS. Câu 8. Khái niệm nguồn của Luật Dân sự?
Nguồn của pháp luật bao gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức, trong đó, “nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn
nguyên của pháp luật bởi vì nó được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp luật”
“nguồn hình thức của pháp luật được hiếu là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa
đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết
các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế”.

Quan niệm về nguồn của luật dân sự có sự thay đổi theo thời gian, dựa trên quy định của luật tương ứng với thời kỳ đó. Bộ luật
Dân sự năm 2015 lần đầu tiên chính thức ghi nhận việc áp dụng án lệ, trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự phát sinh. Do
đó, luật Dân sự bao gồm một hệ thống các văn bản pháp luật (luật thành văn) cùng với tập quán, án lệ trong đó chứa đựng các lOMoAR cPSD| 36477832 22
quy tắc xử sự chung theo một chuẩn mực pháp lý nhất định. Vì thế, nguồn của luật dân sự là quy tắc ứng xử được ghi nhận trong
các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành, những tập quán, khuôn mẫu được xác định từ án lệ mà
theo đó, các chủ thể phải tuân theo khi tham gia và thực hiện các quan hệ dân sự.
Câu 9. Các loại nguồn của Luật Dân sự dưới góc độ so sánh BLDS 2005 và BLDS 2015?
* Các loại nguồn được sử dụng trong cả hai Bộ luật: + Thỏa thuận
+ Văn bản quy phạm pháp luật + Tập quán
+ Áp dụng tương tự pháp luật
* Loại nguồn chỉ sử dụng trong BLDS 2015: + Án lệ. + Lẽ công bằng.
Câu 10. Khái niệm án lệ?
Thuật ngữ “án lệ” có nguồn gốc Latinh được hiểu là việc có trước, xảy ra trước hay cách thức xử lí một tình huống nhất định,
được xem là một mẫu mực cho việc xử lí trong những tình huống tương tự về sau. Ở nước Anh và các nước theo hệ thống thông
luật (Common law), án lệ được coi là một nguồn quan trọng của pháp luật, không kém văn bản quy phạm pháp luật.
Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù hàng năm khi tổng kết công tác xét xử, Toà án nhân dân tối cao có đưa ra các vụ án điển hình để
hướng dẫn toà án cấp dưới xét xử, tuy nhiên khi lập luận cho quyết định của mình, các thẩm phán vẫn phải căn cứ vào các quy
định của pháp luật, chứ không dựa vào các bản án đã xét xử. Việt Nam không có truyền thống áp dụng án lệ và không coi án lệ
là một hình thức pháp luật.
Câu 11. Khái niệm tập quán.
Dưới góc độ ngôn ngữ tập quán được hiểu là “thói quen được hình thành đã lâu trong đời sống, được mọi người tuân theo”[2],
là “những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự phát lâu ngày thành thói quen trong đời sống xã hội hoặc giao lưu quốc
tế, đang tồn tại và được các chủ thể thừa nhân như là quy tắc xử sự chung
”[3]. Dưới góc độ pháp lý, tập quán là “thói quen đã
thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm
theo như một quy ước chung của cộng đồng
”[4]. Trong BLDS 2015 thuật ngữ “tập quán” được định nghĩa tại khoản 1 Điều 5,
theo đó: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ
dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong
một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự
”.
Tập quán được tuân thủ chủ yếu bằng thói quen và dư luận xã hội nhưng cũng có thể được vận dụng như một quy tắc xử sự thay
thế quy định của pháp luật như trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng
tập quán… (Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2005). Đối với những trường hợp mà pháp luật của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc gia nhập chưa có quy định thì có thể áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế, nếu việc
áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Có những tập quán do
tính hợp lí và phù hợp, đáp ứng nhu cầu của một lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định nên được Nhà nước chính thức thừa nhận và
đâm bảo việc tôn trọng, chấp hành và trở thành pháp luật tập quán (tập quán pháp).
Câu 12. Thứ tự áp dụng nguồn của Luật Dân sự.
* Thỏa thuận được áp dụng trước tiên, nếu các bên không có thỏa thuận thì áp dụng các quy định của pháp luật. Pháp luậtkhông
có quy định thì áp dụng tập quán. Các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp
dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự (áp dụng tương tự pháp luật).
* Nếu không thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp Luật Dân sự, án lệ, lẽ côngbằng (khoản 2 Điều 6 BLDS 2015).
Câu 13. Trình bày về áp dụng tương tự pháp luật.
* Áp dụng tương tự pháp luật là trường hợp cần phải giải quyết một vụ việc thực tế, cụ thể nào đó “mà các bên không có
thỏathuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh
quan hệ dân sự đó”. (Khoản 1 Điều 6 BLDS 2015). Đồng thời, ở những mức độ nhất định, cần dựa vào các chuẩn mực và quan
niệm đạo đức xã hội, lẽ phải, sự công bằng, tính hợp lí…để giải quyết, đưa ra các áp dụng pháp luật cần thiết, hợp lí.
Áp dụng tương tự pháp luật có thể được thể hiện dưới dạng:
Thứ nhất, có quan hệ thuộc lĩnh vực luật dân sự điều chỉnh nhưng không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh quan hệ A này. Trường
hợp này còn được gọi là áp dụng tương tự quy phạm pháp luật.
Thứ hai, có quan hệ B, có quy phạm B trực tiếp điều chỉnh, quan hệ B tương tự như A thuộc lĩnh vực do luật dân sự điều chỉnh.
Trong trường hợp này có thể dùng quy phạm B để điều chỉnh quan hệ A. Đây là trường hợp áp dụng tương tự pháp luật. lOMoAR cPSD| 36477832 23
Câu 14. Nêu các nguyên tắc của Luật Dân sự.
* Các nguyên tắc cơ bản của pháp Luật Dân sự: –
Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử, được pháp luật bảo hộ
nhưnhau về các quyền nhân thân và quyền tài sản (nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật). –
Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết,
thỏathuận.Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với
các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng (nguyên tắc tự do, tự nguyện). –
Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung
thực(nguyên tắc thiện chí, trung thực). –
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích
cộngđồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (nguyên tắc cấm lạm dụng quyền). –
Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự
(nguyêntắc tự chịu trách nhiệm). (Điều 3 BLDS 2015)
Câu 15. Trình bày ý nghĩa và chức năng của nguyên tắc thiện chí, trung thực.
* Ý nghĩa: đảm bảo các giao dịch dân sự được thực hiện một cách trung thực, không vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng đếnlợi ích của người khác.
Câu 16. Khái niệm quyền dân sự.
* Quyền dân sự là khả năng được phép xử sự theo một cách nhất định của chủ thể trong quan hệ dân sự để thực hiện, bảo vệlợi ích của mình.
Câu 17. Phân loại quyền dân sự.
* Quyền dân sự gồm 2 loại: quyền tài sản và quyền không có tính tài sản (quyền thân nhân).
+ Quyền tài sản: Gọi là quyền có tính chất tài sản những quyền định giá được bằng tiền, là quan hệ giữa các chủ thể mà có đối
tượng là một vật có giá trị tài sản.
+ Quyền nhân thân: Là quyền gắn với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác.
Câu 18. Phân tích giới hạn của quyền dân sự.
Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự tức là các chủ thể chỉ có thể thực hiện quyền của mình ở một mức độ nhất định, không
được phép vượt qua mức do pháp luật quy định. Họ được tự do thực hiện quyền của mình nhưng phải trong khuôn khổ.
Pháp luật dân sự tôn trọng quyền của chủ thể trong quan hệ dân sự, cho phép cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý
chí của mình. Nhưng pháp luật dân sự cũng quy định về giới hạn thực hiện quyền dân sự và không được lạm quyền trong quan
hệ dân sự. Đó là quy định: “Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để
vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật”.
Câu 19. Phân tích nguyên tắc thiện chí trung thực, bình đẳng tự nhiên trong luật dân sự? Về cơ sở pháp lý:
Bộ luật dân sự năm 2015
1. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
Theo Điều 3 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về “Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự” như sau:
– Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau
về các quyền nhân thân và tài sản.
– Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa
thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các
bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
– Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
– Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc trung thực, thiện chí lOMoAR cPSD| 36477832 24
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015.
“Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như
nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa
thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các
bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực…”.
3. Phân tích nguyên tắc trung thực, thiện chí
Nguyên tắc trung thực, thiện chí là nền tảng của mọi giao dịch dân sự, bởi lẽ một giao dịch dân sự dù đơn giản hay phức tạp,
mức độ dù lớn hay nhỏ thì khi thực hiện các quyền và thi hành các nghĩa vụ, sự trung thực, thiện chí luôn được đặt lên vị trí
hàng đầu. Trung thực, thiện chí là thực hiện hành vi với ý định tốt một cách ngay thẳng, chính trực, nên cũng có tài liệu ghi
nhận nguyên tắc này dưới tên là “nguyên tắc thẳng thắn và ngay tình”. Cùng một nội hàm như nhau nhưng hai hệ thống pháp
luật thông luật và dân luật lại định nghĩa dưới hai tên gọi khác nhau là good faith và pacta sunt servanda. Khoản 1 Điều 2 Bộ
dân luật Thụy Sỹ quy định rằng các bên phải trung thực, thiện chí khi thực hiện nghĩa vụ, và sự trung thực, thiện chí mang tính
giả định và do pháp luật quy định, các bên không được xem là trung thực, thiện chí khi không thực hiện hành vi một cách mẫn
cán, cẩn trọng và không đáp ứng được các điều kiện đặt ra. Khoản 2 Điều 1 Bộ dân luật Nhật Bản, Điều 19 Bộ dân luật
Philippines, Điều 4 Bộ Quy tắc chung về dân luật của Trung Quốc và Điều 5 Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan cũng rất
đề cao nguyên tắc trung thực và định chế nó vào trong Bộ dân sự.
– Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái
với ý chí của mình; đồng thời thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham
gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau; không ai được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội,
dân tộc, giới tính hay tôn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự. Hơn nữa, ý chí tự nguyện của cac bên chủ thể
tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Chính vì vậy, pháp luật không
thừa nhận những hợp đồng được giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể. Tuy nhiên, trên
thực tế thì việc đánh giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên hay chưa, trong một số trường
hợp lại là một công việc hoàn toàn không đơn giản và khá phức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.
Như chúng ta đã biết, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ
thể. Chính vì vậy, sự thống nhất ý chí của chủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung hợp đồng mà chủ
thể này đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một hợp đồng đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện hay chưa. Hay nói
cách khác, việc giao kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trung
thực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng.
Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cả những hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe doạ đều không đáp
ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết và do đó bị vô hiệu.
4. Nội dung nguyên tắc trung thực, thiện chí
Nguyên tắc này được Bộ luật Dân sự quy định trên cơ sở tôn trọng quyền con người, quyền công dân đã được nêu rõ trong
Hiến pháp 2013. Điều 15, Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Việc thực hiện
quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác. Để thực hiện các quy định nêu
trên của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự cụ thể hóa bằng việc đưa ra nguyên tắc thiện chí, trung thực khi cá nhân, pháp nhân tham
gia giao dịch dân sự. Điều đó hoàn toàn phù hợp về lý luận cũng như về thực tiễn. Cá nhân, pháp nhân khi tham gia giao dịch
dân sự bao giờ cũng mong đạt được mục đích là mang lại lợi ích cho bản thân, tổ chức của mình. Mục đích ấy luôn gắn liền
với lợi ích của cá nhân, pháp nhân khác khi cùng tham gia giao dịch dân sự. Do đó, cá nhân, pháp nhân phải tôn trọng lợi ích
của các cá nhân và pháp nhân khác khi tham gia thực hiện các cam kết, thỏa thuận. Muốn thực hiện sự tôn trọng ấy, không có
cách nào khác là cá nhân, pháp nhân phải thể hiện thái độ thiện chí, trung thực của mình trong các giao dịch dân sự.
Nội dung của nguyên tắc thiện chí, trung thực là cá nhân, pháp nhân khi tham gia giao dịch dân sự phải hợp tác, giúp đỡ nhau
để xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Mỗi bên không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà còn phải quan
tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân khác, của Nhà nước và xã hội. Cùng với việc quan tâm, tôn trọng
các lợi ích hợp pháp của người khác, các bên tham gia giao dịch dân sự còn phải tìm mọi biện pháp cần thiết để thực hiện các
cam kết, thỏa thuận và hạn chế các thiệt hại gây ra cho nhau.
Tuy nhiên, để đánh giá tính thiện chí, trung thực của cá nhân, pháp nhân phải căn cứ vào thái độ và việc làm của họ trên thực
tế, vào mục đích mà họ mong muốn đạt được khi tham gia giao dịch dân sự. Thái độ bàng quang, thiếu trách nhiệm hoặc lừa
dối không mong muốn thực hiện các cam kết, thỏa thuận của một bên là không phù hợp với cách ứng xử mà Bộ luật Dân sự
quy định. Những biểu hiện của việc thực hiện cam kết, thỏa thuận không thiện chí, trung thực của các bên phải được chứng
minh bằng các chứng cứ cụ thể, xác thực.
Để thực hiện nguyên tắc thiện chí, trung thực của Bộ luật Dân sự, yêu cầu cá nhân, pháp nhân phải căn cứ vào điều kiện hoàn
cảnh, khả năng thực hiện các cam kết, thỏa thuận; phải có trách nhiệm với các cam kết, thỏa thuận của mình để đạt được mục
đích chung khi tham gia các giao dịch dân sự. Khi xuất hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cam kết, lOMoAR cPSD| 36477832 25
thỏa thuận các bên phải cùng nhau bàn bạc tìm cách khắc phục trên tinh thần hợp tác. Các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa
án, Viện Kiểm sát và các cơ quan Nhà nước khác khi giải quyết tranh chấp giữa cá nhân, pháp nhân trong giao dịch dân sự cần
phải khách quan, minh bạch đánh giá tính trung thực, thiện chí của các bên. Đồng thời hướng dẫn, định hướng cho các bên có
thái độ thiện chí, trung thực, hợp tác khi có xung đột về mặt lợi ích hợp pháp giữa các bên.
Câu 20. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự.
* Các phương thức bảo vệ quyền:
– Tự bảo vệ quyền: Việc tự bảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền đó và không đượctrái
các nguyên tắc cơ bản của pháp Luật Dân sự.
– Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
– Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình;
– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
– Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
– Buộc thực hiện nghĩa vụ;
– Buộc bồi thường thiệt hại;
– Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;– Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Câu 21. Khái niệm và đặc điểm của quyền tài sản.
* Khái niệm: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữa trítuệ, quyền
sử dụng đất và các quyền tài sản khác. * Đặc điểm:
– Quyền tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh rất đa dạng và phức tạp;
– Quyền tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh luôn mang tính ý chí, phản ánh ý thức của các chủ thể tham gia; luôn thể hiện độngcơ,
mục đích của chủ thể tham gia;
– Là quyền có tính chất hàng hóa;
– Thể hiện rõ bản chất đền bù tương đương trong trao đổi.
Câu 22. Khái niệm và đặc điểm của quyền nhân thân.
* Khái niệm: Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trườnghợp
luật khác có liên quan quy định khác. * Đặc điểm:
– Gắn liền với mỗi cá nhân, không có nội dung kinh tế không gắn với quyền lợi tài sản của chủ thể;
– Không thể chuyển giao cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào, không thể là đối tượng của hợp đồng trao đổi, mua bán…Câu
23. So sánh quyền nhân thân và quyền tài sản.
*Với bản chất là một bộ phận quyền dân sự, quyền nhân thân có đầy đủ các đặc điểm của quyền dân sự nói chung. Ngoài ra, nó
còn mang một số đặc điểm riêng biệt nhằm phân biệt với quyền tài sản. Cụ thể như:
Thứ nhất, quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản
Khác với quyền tài sản, đối tượng của quyền nhân thân là một giá trị tinh thần, do đó, quyền nhân thân không biểu hiện bằng vật
chất, không quy đổi được thành tiền và mang giá trị tinh thần. Giá trị tinh thần và tiền tệ không phải là những đại lượng tương
đương và không thể trao đổi ngang giá. Do vậy, quyền nhân thân không thể bị định đoạt hay mang ra chuyển nhượng cho người khác.
Thứ hai, quyền nhân thân gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể chuyển dịch
Mỗi một chủ thể mang một giá trị nhân thân đặc trưng, do đó, quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất địnhkhông bị
phụ thuộc, chi phối bởi bất kỳ yếu tố khách quan nào như độ tuổi, trình độ, giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội,….
Quyền nhân thân không thể chuyển dịch cho người khác, tức là, quyền nhân thân của mỗi cá nhân chỉ do chính cá nhân đó hoặc
trong một số trường hợp do chủ thể khác được pháp luật quy định thực hiện. Quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các
giao dịch mua bán, trao đổi, tặng, cho,…
*Tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá tính bằng tiền, gồm có quyền tài sản đối
với đối tượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác. Theo đó:
Quyền tài sản là quyền trị giá được tính bằng tiền, không đòi hỏi có sự chuyển giao trong giao dịch dân sự. Đối với quyền tài
sản là đối tượng phải đáp ứng được hai yêu cầu là trị giá được tính bằng tiền và được chuyển giao cho người khác trong giao lOMoAR cPSD| 36477832 26
dịch dân sự. Quyền tài sản gồm có: quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền trị giá bằng tiền,
quyền sở hữu trí tuệ. Các quyền tài sản khác gắn với nhân thân thì không thể chuyển giao như: quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế,
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe.
Quyền tài sản gồm có quyền sử dụng đất, quyền tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác. Quyền tài sản
có thể được chia thành hai loại: quyền đối nhân và quyền đối vật. Quyền đối vật là quyền chủ thể được tác động trực tiếp vào
vật nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình như quyền cầm cố, quyền sở hữu, quyền hưởng hoa lợi, quyền thế chấp, … Quyền đối
nhân là quyền chủ thể này đối với chủ thể khác. Quyền đối nhân được đáp ứng nếu bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ nghĩa
vụ theo yêu cầu của bên có quyền
Câu 24. Phân loại quyền tài sản.
Quyền đối vật là quyền của chủ thể được thực hiện hành vi trực tiếp trên các vật cụ thể mà không cần sự cho phép hay
sự hợp tác của các chủ thể khác. Các quyền tài sản được thể hiện dưới dạng quyền đối vật như: quyền sở hữu, quyền bề mặt,
quyền hưởng dụng, quyền của bên bảo đảm đối với tài sản bảo đảm, quyền đối với bất động sản liền kề… •
Quyền đối nhân được thiết lập trong mối quan hệ giữa 2 người, hai chủ thể của quan hệ pháp luật. Có thể hiểu, quyền
đối nhân là quyền cho phép 1 người yêu cầu người khác đáp ứng đòi hỏi của mình nhằm thoả mãn nhu cầu gắn liền về lợi ích
vật chất của mình. Tiêu biểu về quyền tài sản dưới dạng quyền đối nhân gồm có: quyền yêu cầu cấp dưỡng, quyền đòi nợ, quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm… Câu 25. Phân loại quyền nhân thân.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của BLDS năm 2005, hiện nay, tại BLDS năm 2015 ghi nhận quyền nhân thân của
cá nhân bao gồm các quyền cụ thể sau: Quyền có họ, tên (Điều 26); Quyền thay đổi họ (Điều 27); Quyền thay đổi tên (Điều 28);
Quyền xác định, xác định lại dân tộc (Điều 29); Quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30); Quyền đối với quốc tịch (Điều 31);
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32); Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều
33); Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34); Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
(Điều 35); Quyền xác định lại giới tính (Điều 36); Chuyển đổi giới tính (Điều 37); Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,
bí mật gia đình (Điều 38) và Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình (Điều 39). Các quyền nêu trên chính là các quyền nhân
thân của cá nhân nhằm xác định tư cách của chủ thể của cá nhân trong quan hệ dân sự (ví dụ: quyền về họ, tên, dân tộc, nơi cư
trú..) và có tính đặc thù trong quan hệ dân sự, chưa được quy định cụ thể trong Hiến pháp (ví dụ: quyền được khai sinh, khai
tử,..) hoặc dễ bị phân biệt đối xử do các định kiến xã hội (ví dụ: quyền xác định lại giới tính). Xét từ vị trí, vai trò của Bộ luật
dân sự, mối quan hệ của Bộ luật này với Hiến pháp, các luật khác có liên quan và sự thay đổi không ngừng của các lợi ích tinh
thần của cá nhân trong đời sống xã hội thì việc BLDS năm 2015 tập trung quy định các quyền này cũng là phù hợp.
Câu 26. Nêu khái niệm chủ thể pháp Luật Dân sự.
Chủ thể là một cá nhân hoặc tổ chức tồn tại hữu hình và tham gia vào một quan hệ pháp luật, quan hệ xã hội để phối hợp thực
hiện một giao dịch, một quan hệ nào đó.
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật dân sự.
Câu 27. Nêu điều kiện trở thành một cá nhân tham gia pháp luật dân sự.
Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự:
+ Năng lực pháp luật dân sự theo quy định tại Điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015:
“1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.”
Năng lực pháp luật dân sự bao gồm các quyền như: Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;
Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản; Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
(theo quy định tại Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015). Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có được khi cá nhân đạt được độ
tuổi nhất định và các yêu cầu về sức khỏe như sau: –
Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Theo quy định tại Điều 20 người thành niên (từu đủ 18 tuổi trở lên) có năng lực hành
vi dânsự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22 (người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,
làm chủ được hành vi), điều 23 (người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất hoặc tinh thần) và
điều 24 (người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình) của Bộ luật này; –
Năng lực hành vi một phần: Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định năng lực hành vi dân sự của người chưa thành
niêntừ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi:
+ Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. lOMoAR cPSD| 36477832 27
+ Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp
luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên
quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Câu 28. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của năng lực pháp Luật Dân sự cá nhân.
Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự:
+ Năng lực pháp luật dân sự theo quy định tại Điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015:
“1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.”
Năng lực pháp luật dân sự bao gồm các quyền như: Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;
Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản; Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
(theo quy định tại Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015). Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có được khi cá nhân đạt được độ
tuổi nhất định và các yêu cầu về sức khỏe như sau: –
Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Theo quy định tại Điều 20 người thành niên (từu đủ 18 tuổi trở lên) có năng lực hành
vi dânsự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22 (người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,
làm chủ được hành vi), điều 23 (người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất hoặc tinh thần) và
điều 24 (người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình) của Bộ luật này; –
Năng lực hành vi một phần: Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định năng lực hành vi dân sự của người chưa thành
niêntừ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi:
+ Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
+ Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp
luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên
quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Câu 29. Ý nghĩa của chế định năng lực pháp Luật Dân sự.
Năng lực pháp luật của cá nhân. Cá nhân là thực thế tự nhiên, là chủ thể phổ biến nhất của giao dịch dân sự. Tuy nhiên, không
phải mọi giao dịch dân sự cá nhân đều có thể tham gia. Trong một số trường hợp nhất định pháp luật dân sự Việt Nam quy định,
cá nhân chỉ trở thành chủ thể của giao dịch dân sự khi pháp luật trao quyền cho cá nhân đó. Do đó, điều kiện cần để trở thành
chủ thể của giao dịch dân sự là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với nội dung của giao dịch. Năng lực pháp
luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Điều này được hiểu, cá nhân được thực
hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi năng lực pháp luật dân sự mà pháp luật quy định cho cá nhân. Các cá nhân được tự mình
đặt ra các quyền cho mình ngoài phạm vi do luật định. Mỗi quốc gia khác nhau đều có những nét tương đồng và khác biệt trong
cách quy định về năng lực pháp luật dân sự là khác nhau, phù họp với chế độ chính trị của quốc gia đó. Và trong cùng một phạm
vi lãnh thổ, năng lực pháp luật dân sự về nguyên tắc là bình đẳng giữa các cá nhân, nhưng trong một số lĩnh vực chuyên biệt,
năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người Việt Nam sẽ khác năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người không có quốc
tịch Việt Nam. Ví dụ: A có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng A không thuộc diện được thuê nhà công vụ theo quy định tại
Điều 32 Luật nhà ở thì A không thể ký kết hợp đồng thuê nhà công vụ.
Tóm lại, khi xác lập giao dịch dân sự thì cá nhân phải có năng lực pháp luật phù hợp với giao dịch mà minh xác lập. Nếu năng
lực pháp luật của cá nhân không bao gồm việc xác lập những giao dịch nhất định mà cá nhân xác lập thì giao dịch không có hiệu lực pháp luật.
Năng lực hành vi của cá nhân: Bên cạnh việc cá nhân phải đáp ứng điều kiện về năng lực pháp luật dân sự, cá nhân đó còn phải
có năng lực hành vi dân sự. Chỉ khi có năng lực hành vi dân sự cá nhân đó mới có ý chí riêng và nhận thức được hành vi của họ
để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về những ý
chí mà cá nhân đó đã bày tỏ khi xác lập thực hiện giao dịch. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng
hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015). Do đó, một giao dịch dân sự
do cá nhân xác lập chỉ có hiệu lực nếu phù hợp với mức độ năng lực pháp luật dân sự và mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân. lOMoAR cPSD| 36477832 28
Câu 30. Thời điểm phát sinh năng lực pháp Luật Dân sự là thời điểm cá nhân được sinh ra, vậy cụ thể đó là thời điểm nào?
* Có 3 quan điểm về thời điểm phát sinh năng lực pháp Luật Dân sự. –
Quan điểm thứ nhất: Thời điểm phát sinh năng lực pháp Luật Dân sự là thời điểm cá nhân được sinh ra, cụ thể là khi
cá nhânđã có một phần cơ thể nằm ngoài cơ thể của người mẹ. –
Quan điểm thứ hai: Thời điểm phát sinh năng lực dân sự là thời điểm cá nhân được sinh ra, cụ thể là khi cá nhân hoàn
toànnằm ngoài cơ thể của người mẹ. –
Quan điểm thứ ba: Thời điểm phát sinh năng lực dân sự là thời điểm cá nhân được sinh ra, cụ thể là khi cá nhân cất tiếngkhóc đầu tiên.
* Pháp Luật Dân sự Việt Nam lấy quan điểm thứ ba là căn cứ xác định thời điểm cá nhân phát sinh năng lực dân sự.
Câu 31. Thai nhi có năng lực pháp Luật Dân sự không? Vì sao?
* Thai nhi không có năng lực pháp Luật Dân sự.
– Vì: năng lực pháp Luật Dân sự chính thức phát sinh khi cá nhân được sinh ra, tức là thời điểm cá nhân hoàn toàn nằm ngoài
cơ thể người mẹ và cất tiếng khóc đầu tiên.Ở đây thai nhi vẫn nằm trong cơ thể người mẹ, không đáp ứng được điều kiện cần để
phát sinh năng lực pháp Luật Dân sự.
* Tuy nhiên, trong một số trường hợp thai nhi được pháp luật trao cho một số quyền có liên quan đến vấn đề thừa kế “đã hình
thành thai trước khi người thừa kế di sản chết” (Điều 613 DLDS 2015).
Câu 32. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
Năng lực hành vi của cá nhân: Bên cạnh việc cá nhân phải đáp ứng điều kiện về năng lực pháp luật dân sự, cá nhân đó còn phải
có năng lực hành vi dân sự. Chỉ khi có năng lực hành vi dân sự cá nhân đó mới có ý chí riêng và nhận thức được hành vi của họ
để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về những ý
chí mà cá nhân đó đã bày tỏ khi xác lập thực hiện giao dịch. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng
hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015). Do đó, một giao dịch dân sự
do cá nhân xác lập chỉ có hiệu lực nếu phù hợp với mức độ năng lực pháp luật dân sự và mức độ năng lực hành vi dân sự của cá
nhân. Tùy theo từng độ tuổi và mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân mà phạm vi giao dịch dân sự được xác lập của mỗi cá nhân là khác nhau:
Thứ nhất, trường hợp cá nhân là người thành niên. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, Điều 23 và Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015. Người
thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được xác lập mọi giao dịch. Nếu người thành niên rơi vào các trường hợp bị mất
năng lực hành vi dân sự (Điều 22), có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23) và bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự (Điều 24) thì phạm vi các giao dịch được xác lập như sau: Một là, phạm vi xác lập giao dịch dân sự của người mất năng lực
hành vi dân sự: Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực
hiện; Hai là, phạm vi xác lập giao dịch dân sự của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Tòa án chỉ định người
giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Do đó, trong
phạm vi nhất định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được xác lập những giao dịch dân sự mà không nằm
trong phần quyền của người giám hộ do Tòa án xác định; Ba là, phạm vi xác lập giao dịch dân sự của người hạn chế năng lực
hành vi dân sự: Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực
hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
hoặc luật liên quan có quy định khác (khoản 2 Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Thứ hai, trường hợp cá nhân là người chưa thành niên. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Phạm vi giao
dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập được xác định theo từng các trường hợp sau đây: Một là, phạm vi xác lập giao
dịch dân sự của cá nhân chưa đủ 6 tuổi: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người
đó xác lập, thực hiện; Hai là, phạm vi xác lập giao dịch dân sự của cá nhân từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Người từ
đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý,
trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù họp với lứa tuổi; Ba là, phạm vi xác lập giao dịch dân sự của cá
nhân từ đủ mười lãm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Nhóm cá nhân này được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ
giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đãng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được
người đại diện theo pháp luật đồng ý. Câu 33. Ý nghĩa của chế định năng lực hành vi dân sự.
* Ý nghĩa: nhằm bảo vệ chủ thể trong các giao dịch dân sự; đặc biệt trong các trường hợp chủ thể là người năng lực hành vidân
sự chưa đầy đủ; người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Câu 34. Phân tích mối quan hệ giữa năng lực ý chí và năng lực hành vi dân sự.
Ý chí là khả năng có trong mỗi con người, chúng giúp kiểm soát các quyết định, cũng như bản thân của mình. Nói đơn giản, nó
cách suy nghĩ, nhận thức, mong muốn nằm bên trong suy nghĩ của con người. Ý chí thể hiên ra bên ngoài bằng hành vi của mỗi
cá nhân. Vì thế, có ý chí, có hành vi thì cá nhân đó mới có ý chí riêng và nhận thức được hành vi của họ để có thể tự mình xác
lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về những ý chí mà cá nhân đó đã lOMoAR cPSD| 36477832 29
bày tỏ khi xác lập thực hiện giao dịch. Tuy nhiên ý chí thì tồn tại sẵn trong con người, qua môi trường sống, sự va chạm mà mỗi
người sẽ có ý chí riêng còn năng lực hành vi dân sự còn phải căn cứ vào độ tuổi và loại giao dịch mà cá nhân tham gia thì giao
dịch dân sự mới phát sinh hiệu lực.
Câu 35. Trình bày về các mức năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên và đưa ra nhận xét quy định của BLDS 2015.
* Các mức năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi):
– Người chưa đủ 6 tuổi thì giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
– Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phái được người đại diện theo pháp luật đồngý,
trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bấtđộng
sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Câu 36. Nhận xét Điều 23 BLDS 2015 trong mối tương quan với ý nghĩa chế định hành vi dân sự.
* Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ củamình.
Theo quy định tại điều 23 BLDS 2015, chủ thể được nhắc đến ở đây là người “có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”,
tức là người đó không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Câu 37. Bình luận về Điều 24 BLDS 2015 trong mối tương quan với nguyên tắc tôn trọng tính tự định đoạt của cá nhân.
* Ở một số nước trên thế giới, phạm vi chủ thể bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự đã loại bỏ những người nghiện ma
túy,nghiện chất kích thích được pháp luật bảo vệ.Bởi họ cho rằng những hành vi của những người nghiện rượu, nghiện ma túy
khiến phá tán tài sản không liên quan đến năng lực hành vi dân sự, trừ lúc họ sử dụng chất kích thích.Và họ cũng đặt ra câu
hỏi là liệu hạn chế năng lực hành vi của những người nghiện ma túy, người nghiện chất kích thích có vi phạm nguyên tắc tự định đoạt hay không?
* Theo như cách lý giải trên thì tài sản của người nghiện ma túy, nghiện chất kích thích là tài sản thuộc quyền sở hữu của họ
thìhọ có quyền định đoạt, không nhất thiết cần phải được sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ, không nhất thiết
phải là chủ thể được pháp luật bảo vệ.
Câu 38. Bình luận về chế định năng lực hành vi dân sự trong BLDS 2015 dưới góc độ cân bằng lợi ích của chủ thể và
đảm bảo an toàn trong giao dịch.
* BLDS 2015 chưa có quy định cụ thể giao dịch như thế nào được gọi là “giao dịch phù hợp nhu cầu sinh hoạt”.Bởi vậy,
trongnhiều trường hợp không xác định được đâu là giao dịch mà người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;người khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;người bị hạn chế hành vi dân sự được phép thực hiện không thông qua đại diện hoặc người giám hộ.
* Trong trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dùng thủ đoạn nhằm làm cho giao dịch dân sự vô hiệu để hưởng lợi
chobản thân thì Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu hay không? Và làm thế nào để bảo vệ người thứ
ba ngay tình trong các giao dịch dân sự này? Câu 39. Khái niệm nơi cư trú của cá nhân.
* Nơi cư trú là nơi người đó thường xuyên sinh sống (khoản 1 Điều 40 BLDS 2015), hoặc là nơi người đó đang sinh sống(khoản 2 Điều 40 BLDS 2015).
Câu 40. Chỉ ra những điểm không tương thích giữa Luật cư trú và BLDS liên quan đến việc xác định nơi cư trú của cá nhân.
* Những điểm không tương đồng giữa Luật cư trú và BLDS liên quan đến việc xác định nơi cư trú của cá nhân:
– Theo Luật cư trú thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đã đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
– Theo BLDS 2015 thì nơi cứ trú của công dân là nơi người đó thường xuyên sinh sống (khoản 1 Điều 40).
– Trong nhiều trường hợp nơi công dân đăng ký thường trú, tạm trú không phải là nơi người đó đang sinh sống, từ đó dẫn đếnviệc
khó khăn trong việc xác định nơi cư trú của cá nhân.
Câu 41. Khái niệm và phân loại giám hộ.
* Giám hộ: là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc quy địnhtạo
khoản 2 Điều 48 của Bô luật này để thực hiện chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người có khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. * Phân loại:
– Giám hộ cho người chưa thành niên;
– Giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự;
– Giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. lOMoAR cPSD| 36477832 30
Câu 42. Khái niệm người được giám hộ và người giám hộ.
* Người được giám hộ:
– Người được giám hộ bao gồm:
– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ.
– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhậnthức,
làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ dều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con;
cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
– Người mất năng lực hành vi dân sự;
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. * Người giám hộ:
– Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được
quy định tại khoản 2 Điều 48 BLDS 2015 để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Câu 43. Điều kiện để chủ thể pháp Luật Dân sự làm người giám hộ.
* Điều kiện của chủ thể làm người giám hộ:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;
+ Không phải người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các
tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
+ Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Câu 44. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.
* Quyền của người giám hộ:
– Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có những quyền sau đây:
– Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chỉ dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ.
– Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lí tài sản của người được giám hộ.
– Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện gian dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy địnhcủa
pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
* Nghĩa vụ của người giám hộ được chia làm ba trường hợp theo đối tượng giám hộ.
– Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi:
– Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;
– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ 15 tuổi có thểtự
mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. – Quản lý tài sản của người được giám hộ;
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
– Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi:
– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hp pháp luật quy định người từ đủ 15 tuổi đến dưới18
tuổi có thể tự mình thự hiện, xác lập giao dịch dân sự.
– Quản lí tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
– Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lục hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,làm chủ hành vi:
– Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau:
+ Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
+ Đại diện cho người được giám hộ tham gia các giao dịch dân sự;
+ Quản lí tài sản của người được giám hộ
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. lOMoAR cPSD| 36477832 31
– Người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa ántrong
số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 57 BLDS 2015.
Câu 45. Quản lí tài sản của người được giám hộ.
* Quản lí tài sản đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự: –
Quản lí như tài sản của chính mình, được thực hiện giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản của người được giám hộ
vì lợiích của người giám hộ. –
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, giao dịch dân sự khác đối với tài sản lớn phải có
sựđồng ý của người giám sát giám hộ. – Không được tặng cho người khác. –
Giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô
hiệu,trừ trường hợp luật định.
* Quản lí tài sản đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quuyết định của Tòa án.
Câu 46. Sự khác nhau giữa giám hộ và đại diện.
Giám hộ và đại diện là hai chế định được quy định rõ trong Bộ Luật dân sự 2015 ( Mục 4 Chương III về giám hộ và Chương IX về đại diện). Về khái niệm:
Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc người có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Như vậy, về bản chất giám hộ và đại diện là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, giám hộ là thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Còn đại diện là nhân danh và vì lợi ích hợp pháp của người được đại diện
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Người giám hộ có thể đồng thời là đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện
các quyền khác theo quy định của pháp luật. Còn người đại diện chưa chắc đã là người giám hộ.
Về căn cứ xác lập:
Đối với giám hộ:Phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Đối với đại diện: Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều
lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Về phạm vi thực hiện:
* Đối với người giám hộ:
– Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
– Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
– Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định
của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. * Đối với đại diện:
Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Điều lệ của pháp nhân; – Nội dung ủy quyền;
– Quy định khác của pháp luật. Về đối tượng:
* Người được giám hộ bao gồm:
– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con;
cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; lOMoAR cPSD| 36477832 32
– Người mất năng lực hành vi dân sự;
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
* Trường hợp đại diện
+ Đại diện theo pháp luật của cá nhân
– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
– Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người
đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
– Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện.
– Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
– Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
– Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
– Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
+ Đại diện theo ủy quyền
– Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác
đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp
tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy
định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Về trường hợp chấm dứt:
* Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Người được giám hộ chết;
– Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;– Người
được giám hộ được nhận làm con nuôi.
* Đại diện chấm dứt trong các trường hợp sau:
+ Đại diện theo ủy quyền – Theo thỏa thuận;
– Thời hạn ủy quyền đã hết;
– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
– Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
– Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
– Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật dân sự;– Căn cứ khác làm cho việc đại diện
không thể thực hiện được.
+ Đại diện theo pháp luật:
– Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
– Người được đại diện là cá nhân chết;
– Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
– Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan.
Trong hoạt động công chứng thường hay gặp nhất các trường hợp giám hộ hoặc đại diện trong các giao dịch liên quan đến hộ
gia đình, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế…Hiểu đúng bản chất của hai chế định này giúp cho công chứng viên có thể dễ
dàng áp dụng chính xác những trường hợp nào cần người giám hộ, những trường hợp nào cần người đại diện. Qua đó hạn chế,
ngăn ngừa các tranh chấp xảy ra, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công chứng./.
Câu 47. Chấm dứt giám hộ và hậu quả pháp lý. lOMoAR cPSD| 36477832 33 * Chấm dứt giám hộ:
– Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Người được giám hộ chết;
– Cha, me của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;– Người
được giám hộ được nhận làm con nuôi. * Hậu quả pháp lý: –
Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: trong vòng 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ,
ngườigiám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích
của người được giám hộ cho người được giám hộ. –
Người được giám hộ chết: trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản
vớingười thừa kế hoặc giao cho người quản lí tài sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao
dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ;nếu trong thời hạn đó mà chưa xác
định được người thừa kế của người được giám hộ thì người giám hộ tiếp tục quản lí tài sản cho đến khi tài sản được giải quyết
theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dan cấp xx nơi cư trú của người được giám hộ. –
Người giám hộ có cha, mẹ đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của con hoặc người được giám hộ được nhận làm
connuôi:trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền,
nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
Câu 48. Nhận xét về hậu quả pháp lý của chấm dứt giám hộ theo quy định của BLDS 2015 về hiệu lực giao dịch dân sự
với người thứ ba.
* Theo quy định của BLDS 2015 thì người giám hộ có nghĩa vụ đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự,
nhưng việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền đều thuộc về người đại diện.Vì vậy, khi chấm dứt việc giám hộ thì các giao
dịch dân sự trước đó do người giám hộ thực hiện để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện đối với bên
thức ba vẫn có hiệu lực.
Câu 49. So sánh giám hộ và đại diện theo pháp luật.
– Giám hộ là một trường hợp của chế định đại diện. – Giống nhau:
+ Đại diện cho cá nhân tham gia các giao dịch dân sự khi cá nhân không thể hoặc không được phép tự mình xác lập các giao dịch dân sự. – Khác nhau: + Giám hộ:
+ Chỉ áp dụng cho cá nhân +
Có cơ chế giám sát chặt chẽ + Đại diện:
+ Áp dụng cho cả cá nhân và pháp nhân +Không bị giám sát
Câu 50. Điều kiện để tuyên bố một người vắng mặt tại nơi cư trú.
* Điều kiện để tuyên bố một người vắng mặt tại nơi cư trú: Khi một người biệt tích sáu tháng liền trở lên thì những người có
quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
– Điều kiện cần: người được xác định là vắng mặt phải ngưng xuất hiện ở nơi cư trú liên tục trong thời gian ít nhất 6 tháng.
– Điều kiện đủ: phải có người nộp đơn yêu cầu Tòa án, sau đó Tòa án phải ra thông báo tìm kiếm