Bài tập giữa kì tư tưởng Hồ Chí Minh | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hãy trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò chính trị với quản lý xã hội. Liên hệ thực tiễn ở nước ta hiện nay. Trong lịch sử dân tộc ta đã xuất hiện nhiều tư tưởng quản lý xã hội đặc thù như tư tưởng thân dân, trọng dân, tư tưởng đức trị kết hợp với pháp trị, tư tưởng cải cách. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề bài: Hãy trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò chính trị với
quản lý xã hội. Liên hệ thực tiễn ở nước ta hiện nay.
Trong lịch sử dân tộc ta đã xuất hiện nhiều tư tưởng quản lý xã hội đặc thù như:
tư tưởng thân dân, trọng dân, tư tưởng đức trị kết hợp với pháp trị, tư tưởng cải
cách,… Kế thừa có chọn lọc và phát huy sáng tạo những tư tưởng đó, trên cơ sở
nhận thức rõ sức mạnh to lớn và vị trí sáng tạo lịch sử của nhân dân, Hồ Chí
Minh cho rằng, nhà lãnh đạo chính trị khi thực hiện nhiệm vụ quản lí xã hội
phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, vì nhân dân là chủ nhân đất nước, là đối
tượng đông đảo trong xã hội.
Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với nhân dân, Hồ Chí Minh
nêu rõ “phải đưa chính trị vào giữa nhân gian”. Đảng lãnh đạo bằng thuyết
phục, cảm hóa, là “chính trị đời sống”, từ đó sẽ tạo ra quyền uy của Đảng, thay
vì áp đặt quyền lực. Đảng ta cầm quyền chứ không phải cai trị. Đảng phải “vừa
là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Chính
phủ là “công bộc của dân”, chính sách của Chính phủ phải phù hợp với nguyện
vọng và lợi ích của nhân dân. Đối với dân, Chính phủ phải xây dựng một nền
chính trị liêm khiết. Phải mở rộng dân chủ, dân chủ vừa là động lực vừa là mục
tiêu của cách mạng. Tăng cường dân chủ là phải tẩy sạch bệnh quan liêu.
Tư tưởng về vai trò của chính trị trong quản lý xã hội của Hồ Chí Minh được
biểu hiện ở một số nội dung chủ yếu sau:
- Một là, nhà chính trị muốn quản lý xã hội tốt phải dựa trên cơ sở xây
dựng chính quyền nhân dân và phát huy khối đoàn kết dân tộc.
- Hai là, muốn quản lý xã hội hiệu quả, nhà lãnh đạo phải làm tốt công tác
đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ hợp lí.
- Ba là, nhà lãnh đạo, quản lý phải biết kết hợp chặt chẽ giữa thực hành
nghiêm túc pháp luật với giáo dục đạo đức cách mạng.
- Bốn là, muốn quản lý xã hội tốt, nhà chính trị cần phải quan tâm đến phát
triển kinh tế, ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân, chống đói nghèo, lạc hậu.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của chính trị trong quản lí xã hội:
Nhà nước ta được Hiến pháp 2013 quy định rõ là Nhà nước “của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân” và là Nhà nước “quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”
Quản lý xã hội của Nhà nước ta là một quá trình, với nghĩa rộng là bao hàm chủ
yếu về quản lý giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học nói chung và một số lĩnh vực
liên quan, ảnh hưởng cũng như tác động không nhỏ đến chính trị, kinh tế, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại, dân tộc, tôn giáo của đất nước.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp không chỉ ở Việt Nam
mà còn trên thế giới, quan điêm của Đảng, và Nhà nước ta luôn là “lấy dân làm
gốc” từ đó mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị chung tay
góp sức phòng chống đại dịch Covid 19. Từ đó mà Đảng, Nhà nước đã ban
hành nhiều chủ trương, chính sách kịp thời, trong đó nhấn manh việc chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe, tính mạng mà ổn định đời sống của nhân dân được đặt lên trên
hết, trước hết. Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Việt Nam chấp
nhận hi sinh lợi ích kinh tế trước mắt dể bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của người dân”
Đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ là nội dung quan trọng trong công tác cán bộ của
Đảng. Để bố trí, sử dụng cán bộ sao cho hợp lí là việc không dễ dàng, Dự án thí
điểm tuyển chọn 600 trí thức ưu tú, có trình độ đại học tang cường về làm Phó
chủ tịch UBND 64 huyện nghèo một dựa án tạo ra cơ hội đê trí thức trẻ có môi
trường rèn luyện, trải nghiệm, phấn đấu và trưởng thành, góp phần trẻ hóa và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cũng như bổ sung cho sự thiếu hụt đội ngũ
cán bộ được đào tạo bài bản và có đủ kiến thức chuyên môn ở các địa bàn dân tộc thiểu số.
Phát triển kinh tế, ổn định chính trị kết hợp với nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân là mục tiêu không ngừng của Đảng và Nhà nước ta.
Hàng loạt chính sách được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng đời sống tinh thần
và vật chất của nhân dân, bên cạnh đó nỗ lực phát triển kinh tế chưa bao giờ
ngừng: Theo Dự thảo Báo cáo chính trị tháng 10-2020 trình Đại hội XIII của
Đảng Cộng sản Việt Nam: Tính chung cả thời kỳ Chiến lược 2011 - 2020, tăng
trưởng GDP dự kiến đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng
cao trong khu vực và trên thế giới. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỷ
USD năm 2010 lên 268,4 tỷ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người
tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020. Theo Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ
USD, đứng trong tốp 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư ASEAN;
GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD đứng thứ 6 ASEAN. Đây là những
con số rõ ràng cho thấy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, gắn với đó là
một nền chính trị ổn định.
Tuy nhiên, trong tình hình phức tạp ở trong nước và trên thế giới hiện nay,
chúng ta cần cố gắng rất nhiều trong công cuộc chiến chống “diễn biến hòa
bình” trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống, đây là công việc cần thực hiện ngay lập tức.
Quản lý xã hội bằng pháp luật là yêu cầu cơ bản và cũng là đặc trưng của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật chỉ có thể là
công cụ điều chỉnh hàng đầu khi có sự bổ sung hỗ trợ từ các quy phạm xã hội
khác, trong đó có đạo đức. Ngay cả khi đã nỗ lực tối đa thì pháp luật cũng
không thể quản lý hết và có hiệu quả tất cả các quan hệ xã hội; vẫn phải để lại
những khoảng trống mà nó không có khả năng lấp đầy. Vì thế sử dụng đạo đức
nhằm bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật sẽ tạo ra hiệu quả quản lý xã hội tối ưu.