Bài tập Hóa học 9: Chương 2 Kim loại
Bài tập Hóa học lớp 9 - Kim loại bao gồm các bài tập ôn luyện phần kim loại. Thông qua tài liệu này, các bạn học sinh sẽ nắm được các kiến thức quan trọng như kim loại tác dụng với axit, kim loại tác dụng với dung dịch muối...
Preview text:
Bài tập Hóa học lớp 9 - Kim loại
A. Tóm tắt trọng tâm lý thuyết hóa 9 chương 2: Tính chất hóa học của kim loại
1. Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với oxi: Hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, Ag,...) tác dụng với oxi ở nhiệt
độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit. VD: 2Cu + O2 → 2CuO
b) Tác dụng với phi kim khác (Cl,S,...): Nhiều kim loại tác dụng với nhiều phi kim, tạo thành muối. VD: Hg + S → HgS
2. Tác dụng với dung dịch axit
Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl,...) tạo thành muối và H2. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
3. Tác dụng với dung dịch muối
Kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ Na, K, Ba,...) tác dụng với muối của kim loại
yếu hơn, tạo thành muối và kim loại mới. Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
B. Bài tập tự luận kim loại hóa 9 có đáp án
Bài 1. Ngâm một lá đồng trong 500ml dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn
toàn. Lấy lá đồng ra, làm khô, cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 15,2g.
Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat.
Đáp án hướng dẫn giải Phương trình hóa học:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
a -------- 2a --------------a---------2a (mol)
Gọi a là số mol Cu đã phản ứng.
Khối lượng kim loại tăng = KL kim loại sau - KL kim loại trước nên
2a.108−64a = 15,22a.108 − 64a = 15,2
Giải PT trên ta được a = 0,1
Theo PTHH => nAgNO3 = 0,1.2 = 0,2 mol CM = 0,2/0,5 = 0,4M.
Bài 2. Ngâm sắt dư trong 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng kết thúc,
lọc kết tủa chất rắn A và dung dịch B.
a. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng.
b. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.
Lọc tách kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu g chất rắn.
Đáp án hướng dẫn giải Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Cu + HCl → k phản ứng
khố lượng chất rắn cần tính sau phản ứng là Cu nCuSO4 = 0,2 .1 = 0,2 (mol)
Theo phương trình hóa học: nCu = nCuSO4 = 0,2 mol => mCu =0,2 .64 = 12,8(g)
b) Phương trình hóa học:
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4 Theo phần a) ta có: nFeSO4 = nCuSO4 = 0,2 mol
Theo phương trình: nNaOH = 2nFeSO4 = 0,2.2=0,4 (mol)
=> VddNaOH = 0,4/1=0,4 lít c) Phương trình hóa học:
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 Theo phần b ta có: nFe(OH)2 = nFeSO4 = 0,2 mol
theo PT: nFe(OH)3 = nFe(OH)2 = 0,2 (mol)
=> mFe(OH)3 = 0,2 .[56+(16+1).3] = 21,4 (g)
Bài 3. Cho thanh sắt 15g vào 500ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng
hoàn toàn lấy thanh sắt ra, sấy khô, cân nặng m g và thu được dung dịch A. a. Tính m.
b. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc nung kết tủa
ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu g chất rắn?
Đáp án hướng dẫn giải
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag Ta có : nFe = 15/56 = 0,268 (mol) nAgNO3 = 0,5.0,1 = 0,05 (mol) = > Fe dư
m = mFe dư + mAg tạo thành =15 - 0,025.56 + 0,05.108 = 19(g)
b) Phương trình hóa học:
Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + NaNO3
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O→ 4Fe(OH)3 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O Ta có :
nFe2O3 = 1/2nFe(NO3)2 =0,025/2 = 0,0125 (mol)
⇒ mFe2O3 = 0,0125.160 = 2(g)
Bài 4. Cho 78g một kim loại A tác dụng với khí clo dư tạo thành 149 g muối. Hãy
xác định kim loại A, biết rằng A có hóa trị 1.
Đáp án hướng dẫn giải
2A + Cl2 → 2ACl ( vì A hóa trị 1 => ACl) 2 1 2 ( mol) Ta có: nA = nACl
78/A = 149/(A+35,51) (vì ACl = A + Cl = A + 35,5) => A = 39 (g/mol) => A là Kali
Bài 5. Ngâm một lá sắt có khối lượng 28g trong 250ml dung dịch CuSO4. Sau khi
phản ứng hoàn toàn, người ta lấy thanh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng 28,8 g.
a. Hãy viết phương trình hóa học.
b. Tính nồng độ CM của dung dịch CuSO4.
Đáp án hướng dẫn giải
Khối lượng thanh sắt tăng 28,8 - 28 = 0,8 gam
Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
56 g 1 mol 64 gam tăng 64 - 56 = 8 gam
5,6 g 0,1 mol 6,4 gam tăng 6,4 - 5,6 = 0,8 ga, CM(CuSO4) = 0,1/0,25 = 0,4M
Bài 6. Cho 16,6 g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
dư. Sau phản ứng thu được 1,12l lít khí (đktc).
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại ban đầu.
Đáp án hướng dẫn giải a) Phương trình hóa học
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 b) nH2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol Đặt nAl = x, nFe = y
=> 27x + 56y= 1,66 và 1,5x + y= 0,05 <=> x = y= 0,02 => mAl = 0,02.27= 0,54 gam
=> %Al = 0,54.100 :1,66 = 32,53% => %Fe = 67,47%
Bài 7. Cho 20 g dung dịch muối sắt clorua 16,25% tác dụng với bạc nitrat dư tạo
thành 8,61g kết tủa. Hãy tìm công thức của muối sắt.
Đáp án hướng dẫn giải mFeClx = 10.32,5% = 3,25g
Phương trình hóa học tổng quát
FeClx + xAgNO3 → Fe(NO3)x + xAgCl nAgCl = 8,61/143,5 = 0,06mol → nFeClx = 0,06x mol → MFeClx = 3,25x/0,06 = 54x → 35,5x + 56 = 54x → x = 3 Vậy muối sắt là FeCl3
Bài 8. Cho 3,2 g bột sắt vào 100ml dung dịch CuSO4 10% có khối lượng riêng là 1,12g/ml.
a. Viết phương trình phản ứng hóa học.
b. Xác định nồng độ mol của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết a) Phương trình hóa học Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu 0,057 → 0,057 → 0,057
b/ Áp dụng công thức m = D x V
=> mdd CuSO4 = 100.1,12 = 112 gam
=>mCuSO4 = 112 .10% = 11,2 gam
=> nCuSO4 = 11,2/160 = 0,07 mol nFe= 3,2 / 56 = 0,057 mol
Lập tỉ lệ theo phương trình => Fe hết, CuSO4 dư
Lập các số mol trên phương trình
=> Dung dịch thu đc chứa FeSO4 và CuSO4
=> CM(FeSO4) = 0,057/0,1 = 0,57M
CM(CuSO4) = (0,07 − 0,057)/0,1 = 0,13 M
Bài 9. Một hỗn hợp A gồm Ca và Mg có khối lượng 8,8g. Nếu hòa tan hết hỗn
hợp này trong nước thì thu được 2,24 lít khí hidro (đktc).
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
b) Nếu hòa tan hết cũng lượng hỗn hợp trên trong dung dịch HCl thì thể tích H2
(đktc) thu được là bao nhiêu?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Số mol H2 là: nH2= 2,24/22,4 = 0,1 mol
Vì chỉ có Ca tác dụng với nước nên: Phương trình hóa học: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 0,1 ← 0,1 mol
Khối lượng Ca: mCa = 0,1.40 = 4 gam mMg = 8,8 - 4 = 4,8 gam
b. Trong hỗn hợp A ta có: nCa =4/40 = 0,1 mol nMg = 4,8/24 = 0,2 mol Phương trình hóa học Ca + 2HCl → CaCl2 + H2 0,1 → 0,1 mol Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 0,2 → 0,2 mol nH2 = 0,1 + 0,2 = 0,3 mol Thể tích khí H2 là VH2 = 0,3 . 22,4 = 6,72 lít
2. Bài tập tự luận kim loại hóa 9 tự luyện
Bài 10. Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HCl thì thu
được 8,96 lít khí hidro (đktc).
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp .
b) Khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu g muối khan?
Bài 11. Cho 1,2 g kim loại M hóa trị 2 tác dụng hết với clo. Sau phản ứng thu được 4,72g muối. a) Xác định kim loại M.
b) Tính thể tích clo (đktc) đã tham gia phản ứng.
Bài 12. Một hỗn hợp A gồm Al và Mg .Hòa tan m gam A trong dung dịch HCl
dư thu được 10,08 lít khí hidro (đktc). Nếu cũng hòa tan m gam A trong dung
dịch NaOH thấy còn lại 3,6g kim loại không tan.Tính m?
Bài 13. Cho tan hoàn toàn 0,54 g một kim loại có hóa trị 3 trong dung dịch HCl
dư thu được 0,672 lít hidro(đktc). Viết phương trình phản ứng dạng tổng quát và xác định kim loại.
Bài 14. Hòa tan hết m gam Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu
được 3,36 lít khí SO2 (đktc).
a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính m.
Bài 15. Viết các phương trình phản ứng cho sự chuyễn hóa sau:
Fe → FeCl2 → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe.
Bài 16. Hòa tan 14,4 gam một oxit sắt trong dung dịch HCl dư thu được 25,4g
muối. Xác định oxit sắt đó.
Bài 17. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 g Fe trong bình chứa khí clo, thấy thể tích của
khí clo giảm đi 0,672 lít (đktc). Hãy xác định muối clorua tạo thành. Viết phương trình phản ứng.
Bài 18. Cho 11,2 gam kim loại M hóa trị 3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu
được 4,48 lít hidro (đktc) .Xác định M.
Bài 19. Cho một miếng Zn nặng 13g vào 67,5g dung dịch CuCl2 60% .
a) Viết phương trình phản ứng. Tính khối lượng kim loại thhu được sau phản ứng.
b) Tính nồng độ % khối lượng các chất thu được trong dung dịch sau phản ứng.
Bài 20. Hòa tan 4g hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch HCl dư, thu được
2,24 lít khí hidro (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 21. Đốt nhôm trong bình khí Cl2. Sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn
trong bình tăng 14,2 g . Khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng là bao nhiêu
Bài 22. Cho 2,16 gam kim loại R vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Lọc dung dịch,
đem cô cạn thu được 13,68 gam một muối khan duy nhất. Tìm công thức hóa học của kim loại R.