-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập học phần Luật hình sự của trường đại học Luật Hà Nội
Bài tập học phần Luật hình sự của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Luật hình sự 27 tài liệu
Đại học Luật Hà Nội 360 tài liệu
Bài tập học phần Luật hình sự của trường đại học Luật Hà Nội
Bài tập học phần Luật hình sự của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Luật hình sự 27 tài liệu
Trường: Đại học Luật Hà Nội 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Luật Hà Nội
Preview text:
lOMoARc PSD|27879799
BÀI TẬP LUẬT HÌNH SỰ 1
Bài 1: Anh A phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác, bị Tòa án áp dụng theo Khoản 1 Điều 134 bị xử phạt 1 năm cải tạo không giam giữ.
Hãy xác định phần hình phạt còn lại mà A phải chấp hành, trong các trường hợp sau:
a. Trong quá trình điều tra vụ án, A bị tạm giữ 3 ngày và tạm giam 3 tháng Quy
đổi: 1 ngày tạm giam, tạm giữ = 1 ngày tù (Căn cứ khoản 1 Điều 38 BLHS …)
1 ngày tù = 3 ngày cải tạo không giam giữ (Căn cứ Theo điểm b khoản 1 Điều 55 BLHS …)
Do trong quá trình điều tra vụ án, A đã bị tạm giữ 3 ngày và tạm giam 3 tháng = 3
tháng 3 ngày tù = 9 tháng 9 ngày cải tạo không giam giữ
Mà mức hình phạt của A là 1 năm cải tạo không giam giữ
=> 1 năm ( 12 tháng ) – 9 tháng 9 ngày = 2 tháng 21 ngày
Vậy A còn phải chấp hành phần hình phạt còn lại là 2 tháng 21 ngày cải tạo không giam giữ.
b. Trong quá trình điều tra vụ án, A bị tạm giam 6 tháng
Trường hợp này là sai. Căn cứ khoản 1 Điều 173 Bộ luật TTHS năm 2015 “Thời hạn
tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng,
không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội
phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”
Bài 2: Anh A – 25 tuổi, nhận thức bình thường phạm tội Giết người theo khoản 1 Điều
123. Do anh A có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 nên Tòa án áp dụng
theo Điều 51 tuyên phạt A 5 năm tù. Hãy nhận xét về quyết định của Tòa án?
Quyết định của Tòa án trong trường hợp trên là chưa hợp lí và chưa đúng với quy định
pháp luật. Căn cứ khoàn 1 Điều 123 BLHS… quy định “Người nào giết người thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình…”
Nhưng anh A có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 vì vậy căn cứ
khoản 1 Điều 54 BLHS… “Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của lOMoARc PSD|27879799
khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều
luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ
luật này.” Trong trường hợp này Tòa án chỉ có thể áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn là
khoản 2 Điều 123 “… phạt tù từ 07 năm đến 15 năm”
Tại trường hợp trên Tòa án tuyên phạt A 5 năm tù là quá với mức thấp nhất trong khung
hình phạt liền kề nhẹ hơn. Như vậy Tòa án chưa xử đúng người đúng tội, chưa nghiêm
minh và chưa tuân thủ các quy định của pháp luật. Bài 3:
Nguyễn Văn A và Trần Văn B là hai đối tượng nghiện ma túy. Do thiếu tiền mua ma
túy, A và B đã lên kế hoạch cùng nhau cướp tài sản để lấy tiền mua ma túy. A và B chuẩn
bị sẵn dao phay ở nhà và giấu trong người. Vào hồi 22h ngày 15 tháng 3 năm 2019, A và
B đi vào công viên T. Thấy chị Lưu Thị Ngọc và anh Phạm Tú đang ngồi tâm sự trên ghế
đá, A và B tiến lại gần chị Ngọc và anh Tú, dùng dao khống chế yêu cầu chị Ngọc và anh
Tú đưa 2 xe máy, 2 điện thoại di động, dây chuyền vàng, lắc vàng, đồng hồ vàng và 10
triệu đồng tiền mặt. Tổng số tài sản trị giá 180 triệu đồng.
Anh (Chị) hãy xác định:
1. Tội Cướp tài sản mà Nguyễn Văn A và Trần Văn B thực hiện thuộc loại tội
phạm nào theo cách phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS năm 2015? Hành vi của A
và B là dùng dao khống chế và cướp tài sản Căn cứ điểm d, đ khoản 2 Điều 168 BLHS… quy định:
“2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hay thủ đoạn nguy hiểm khác
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng
Như vậy với hành vi của A và B là dùng dao khống chế và cướp tài sản sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm lOMoARc PSD|27879799
Căn cứ vào khung hình phạt trong hành vi phạm tội trên (từ 07 năm đến 15 năm).
Áp dụng Điều 9 BLHS… khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm sẽ phù hợp với điểm c
khoản 1 Điều 9 BLHS… “…”
=> Tội Cướp tài sản mà Nguyễn Văn A và Trần Văn B thực hiện thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng.
2. Xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong tình huống trên?
Trường hợp trên thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng vì vậy thời hiệu truy cứu
TNHS được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 27 BLHS… “15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng”
Như vậy thời hiệu truy cứu TNHS trong tình huống trên là 15 năm
3. Giả sử Tòa án xét xử và xác định hình phạt áp dụng cho anh A và anh B
làmức cao nhất của khung hình phạt. Chấp hành hình phạt được 15 tháng, anh A
phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác. Tòa án
xét xử và xác định hình phạt áp dụng cho anh A là 8 năm 7 tháng. Xác định hình phạt A phải chấp hành?
Hành vi của A và B là dùng dao khống chế và cướp tài sản nên sẽ áp dụng hình phạt
tại khoản 2 Điều 168 BLHS… “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm”
Giả sử Tòa án xét xử và xác định hình phạt áp dụng cho anh A và B là mức cao nhất
của khung hình phạt tức là 15 năm. Sau khi chấp hành hình phạt được 15 tháng, anh A
phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác. Tòa án xét xử và
xác định hình phát áp dụng cho anh A về hành vi này là 8 năm 7 tháng.
Căn cứ khoản 2 Điều 56 BLHS “Khi xét xử một người đang phải chấp hành một
bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới,
sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình
phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này” lOMoARc PSD|27879799
Như vậy với hình phạt trước là 15 năm nhưng A mới chỉ chấp hành được 15 tháng
tức là còn 13 năm 9 tháng + hình phạt của hành vi phạm tội mới là 8 năm 7 tháng. Như vậy
tổng hình phạt mà anh A phải chấp hành là 22 năm 4 tháng Bài 4:
Chị Nguyễn Thị Hoa (37 tuổi, nhân viên công ty X) nghi ngờ chồng mình là anh Nguyễn
Hiếu có quan hệ bất chính với chị Phạm Thị Bích – sinh viên trường Đại học Y. Nhiều lần
chị Hoa gọi điện cho chị Bích để chửi bởi, đe dọa. Khoảng 17h ngày 22/10/2019, chị Bích
tan học, bị chị Hoa cùng bạn chặn trước cổng trường chửi bới, lăng mạ, túm tóc, lột đồ chị
Bích dưới sự chứng kiến của mọi người. Vì quá nhục nhã, một ngày sau khi xảy ra sự việc,
chị Bích tự sát tại nhà trọ. Sau đó, chị Hoa bị Tòa án tuyên phạm Tội làm nhục người khác. Hỏi:
1. Tội làm nhục người khác mà chị Nguyễn Thị Hoa thực hiện thuộc loại tội
phạm nào theo cách phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS năm 2015? Tội của chị Hoa
là làm nhục người khác dẫn đến nạn nhân tự sát Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 155 BLHS… quy định:
“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm …
b) Làm nạn nhân tự sát’
Như vậy với tội danh của chị Hoa sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm
Áp dụng Điều 9 BLHS… trong khung hình phạt từ 02 năm đến 05 năm của chị Hoa
sẽ được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do
Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù”
Như vậy tội của chị Hoa sẽ thuộc loại tội phạm nghiêm trọng 2.
Xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong tình huống trên?
Vì tình huống trên thuộc loại tội phạm nghiêm trọng
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 27 BLHS… “ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng’
Như vậy thời hiệu truy cứu TNHS trong tình huống trên là 10 năm lOMoARc PSD|27879799 3.
Giả sử, Tòa án tuyên hình phạt áp dụng cho chị Hoa là 3 năm 8 tháng
tùgiam. Xác định hình phạt áp dụng cho chị Hoa biết rằng trong quá trình điều tra
vụ án, chị Hoa bị tạm giam 3 tháng?
Quy đổi: 1 ngày tạm giam, tạm giữ = 1 ngày tù (Căn cứ khoản 1 Điều 38 BLHS …)
Như vậy chị Hoa trong quá trình điều tra vụ án, chị Hoa bị tạm giam 3 tháng = 3 tháng tù
Hình phạt của chị Hoa là 3 năm 8 tháng tù – 3 tháng tạm giam (=3 tháng tù) = 3 năm 5 tháng tù
=> Chị Hoa sẽ phải chịu mức hình phạt là 3 năm 5 tháng tù 4.
Nhận xét quyết định của Tòa án, biết rằng: chị Hoa có 2 tình tiết giảm
nhẹquy định tại Khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015, Tòa án tuyên hình phạt áp dụng
cho chị Hoa là 3 năm tù giam?
Quyết định của Tòa án trong trường hợp trên là chưa hợp lí và nghiêm khắc. Do chị
Hoa đã có 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51 Và căn cứ theo khoản 1 Điều 54 BLHS… quy định:
“Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liển kề nhẹ hơn của điều luật khi người
phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này”
Vì vậy trong trường hợp này Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của
điều luật tức là Tòa án có thể áp dụng Khoản 2 Điều 155 “… phạt tù từ 03 tháng đến 2
năm” đối với trường hợp của chị Hoa đã có 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51.