Bài tập kết thúc môn thực tế chính trị | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyến đi tới Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hải Phòng. Giới thiệu chung về thành phố Hải Phòng. Hải Phòng - thành phố của những cây cầu. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng. Chuyến tham quan Trưng Thành Farm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
THỰC TẾ CHÍNH TRỊ TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Giảng viên : Đinh Thị Thu Hằng
Sinh viên : Đỗ Y Trang
Mã sinh viên : 2156050053
Lớp : Báo Truyền hình K41 Hà Nội, 2023 LỜI MỞ ĐẦU
Vào ngày 06/01/2023 vừa qua, dưới sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn
cô Đinh Thị Thu Hằng và cố vấn là cô Trần Thị Vân Anh, đơn vị lớp Báo Truyền
hình K41 đã có một chuyến đi phục vụ cho môn học thực tế chính trị tại thành
phố Hải Phòng - thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển,
đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại
và công nghệ thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam. Đây là một trong
5 thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam. Qua cả hai địa điểm tham quan
thực tế là Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hải Phòng và Trường Thành Farm, bản thân
em đã tự đúc rút, tích luỹ thêm rất nhiều kiến thức và hiểu biết thứ nhất là về tình
hình kinh tế - văn hoá, xã hội của thành phố Hải Phòng; thứ hai là về chuyên môn
nghiệp vụ, kinh nghiệm quan sát, thu thập thông tin của một nhà báo tương lai.
Em xin trân trọng cảm ơn cô Đinh Thị Thu Hằng và cô Trần Thị Vân Anh
trong suốt chuyến đi đã luôn tận tình quan tâm, sát sao với cả lớp để chúng em có
được một chuyến đi trọn vẹn. Tiếp theo, em xin cảm ơn Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đã tạo cơ hội để chúng em tham gia vào bộ môn này và có một
chuyến đi thực tế đầy ý nghĩa và bổ ích. Do chưa có nhiều kinh nghiệm viết báo
cáo thu hoạch nên bài làm chưa thực sự được hoàn hảo, em rất mong thầy cô và
nhà trường góp ý để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! 1 NỘI DUNG BÁO CÁO
A. Chuyến đi tới Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hải Phòng I.
Giới thiệu chung về thành phố Hải Phòng
Nhờ được nghe giới thiệu tại Ban Tuyên giáo Thành uỷ mà em đã biết được
rằng tên gọi Hải Phòng chính thức được ra đời khi Tổng thống Pháp ký sắc lệnh
trên cơ sở cắt một phần phía đông tỉnh Hải Dương ngày trước và một phần tỉnh
Quảng Yên ngày trước để thành lập một đơn vị hành chính cấp tỉnh tại địa bàn
này vào năm 1887. Ngay từ thời rất xa xưa, Hải Phòng đã nằm ở phía cửa biển án
ngữ Việt Nam từ thời kỳ cổ đại được đặt tên là Hải Tần Phòng Thủ, rất nhiều
người cho rằng phải chăng cái tên này là căn nguyên để sau này trong sắc lệnh
của Tổng thống Pháp đặt tên tỉnh là tỉnh Hải Phòng và sau này được đổi tên thành
thành phố Hải Phòng. Một căn nguyên nữa để gọi tên thành phố Hải Phòng ngày
nay đó là trước khi thực dân Pháp xâm lược, có một vị quan đại thần nhà Nguyễn
được nhà Nguyễn điều ra phía này kinh ở phía Bắc để tìm cách lập trên khu vực
giáp Biển Đông của phía Bắc chúng ta một cơ quan thu thuế đối với các tổng
nước ngoài giống với hoạt động hải quan bây giờ và vị quan đó chính là Bùi Viện.
Đó cũng chính là lí do tại sao ở Hải Phòng có một con đường mang tên Bùi Viện.
Và cụ Bùi Viện đã tìm địa điểm để đặt các cơ quan thu thuế đó và gọi là Hải
Phòng sứ và hiện nay chưa được xác định rõ ràng ở vị trí nào mà cơ bản nằm trên
địa bàn cảng Hải Phòng bây giờ. Sau đó người Pháp quyết định lập một đơn vị
hành chính và rất có thể tên của cái đồn đó cũng là một căn cứ để thành lập tên gọi Hải Phòng ngày nay.
Người Pháp từ ngày xưa đã đem trồng hoa phượng ở Việt Nam và trồng
tương đối nhiều ở Hải Phòng. Sau này các đường phố nội đô của Hải Phòng rất
nhiều hoa phượng. Chính vì vậy, ngay từ những năm 60, Hải Phòng được mệnh
danh là “thành phố hoa phượng đỏ”. Nếu xét về yếu tố văn hoá đây là nét rất đặc 2
trưng của Hải Phòng. Bắt đầu từ năm 2013 cho đến nay, thành phố thường niên tổ
chức các lễ hội hoa phượng đỏ vào dịp giải phóng Hải Phòng, đó cũng là thời
điểm sắc hoa phượng rực rỡ nhất trong một năm. Đặc biệt Hải Phòng có một con
đường hoa phượng dài nhất đất nước dài 2km mang tên Phạm Văn Đồng và con
đường đó kết nối trung tâm nội đô Hải Phòng với bán đảo Đồ Sơn. Ngoài ra hoa
phượng còn được trồng ở tất cả các quảng trường trung tâm, bên các bờ hồ, sông
của thành phố gần như đều rực rỡ sắc màu của loài hoa này.
Tổng diện tích của thành phố Hải Phòng là 1.519 km2, bao gồm cả huyện
đảo (Cát Hải và Bạch Long Vĩ). Đồi núi chiếm 15% diện tích, phân bố chủ yếu ở
phía Bắc, do vậy địa hình phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng
trung du với những đồng bằng xen đồi; phía nam có địa hình thấp và khá bằng
phẳng kiểu địa hình đặc trưng vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển. Vùng
biển có đảo Cát Bà được ví như hòn ngọc của Hải Phòng, một đảo đẹp và lớn nhất
trong quần thể đảo có tới trên 360 đảo lớn, nhỏ quây quần bên nó và nối tiếp với
vùng đảo vịnh Hạ Long. Cách Cát Bà hơn 90 km về phía Đông Nam là đảo Bạch
Long Vĩ, khá bằng phẳng và nhiều cát trắng.
1. Hải Phòng - thành phố cảng biển
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển
lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế,
giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc bộ. Đây là
thành phố lớn thứ 3 cả nước, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội. Hải Phòng còn là
một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia,
cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.
Hải Phòng có hệ thống cảng biển hiện đại đóng vai trò quan trọng trong
việc xử lý phần lớn hàng hóa xuất, nhập khẩu của khu vực miền Bắc và cả
nước. Trong đó, cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, sản 3
lượng hàng thông qua liên tục tăng cao, đạt trên 80 triệu tấn vào năm 2016. Ngoài
hệ thống cảng biển, Hải Phòng còn có hơn 20 bến cảng khác với các chức năng
khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến
cho tàu vận tải đường sông nhỏ. Nếu như với sản lượng hàng hoá cảng biển ở
Việt Nam nếu tính 100% thì riêng hệ thống cảng biển ở TP Hồ Chí Minh đã
chiếm 50%, cảng biển Hải Phòng chiếm 25% và tất cả các tỉnh thành còn lại là
25%, tức là Hải Phòng bằng ¼ sản lượng cảng biển toàn quốc. Trong năm 2022,
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định quy hoạch xây dựng hệ thống cảng biển Việt
Nam, cả nước chỉ có hai địa phương được xác định hệ thống cảng biển làm việc là
Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Hải Phòng - thành phố của những cây cầu
Hàng chục cây cầu lớn nhỏ với đầy đủ kiểu dáng kiến trúc, có cây cầu to,
đẹp và hiện đại hơn nhiều lần các cây cầu khác, đã đua nhau mọc lên trên thành
phố Cảng với tốc độ cao ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Trong đó, cây cầu
mở thêm "điểm nhấn" cho kinh tế của thành phố Cảng phải kể đến cầu Tân Vũ-
Lạch Huyện. Với chiều dài 5,4 km, đây được xem là chiếc cầu vượt biển lớn nhất
Việt Nam vừa hoàn thành năm 2017. Không chỉ thế, cây cầu cũng là động lực to
lớn để từ một hòn đảo cát với người dân chủ yếu sống bằng những ruộng muối,
đánh bắt hải sản nhỏ và nghề làm nước mắm, Hải Phòng đã thành một trung tâm
logicstic, cảng biển nước cao quốc tế lớn, điểm đầu của hệ thống cáp treo vượt
biển hướng về trọng điểm du lịch Cát Bà và nhà máy chế tạo ô tô Vinfast hiện đại.
Ngay giữa trung tâm đô thị Hải Phòng là cầu Hoàng Văn Thụ, cây cầu vòm với
nhịp lớn nhất Việt Nam và hoàn toàn do đội ngũ cán bộ, công nhân Việt Nam
nghiên cứu, thiết kế với kiến trúc độc đáo theo ý tưởng "Cánh chim biển" đã
khánh thành cuối năm 2019 chỉ không đầy 2 năm sau. Cách đấy không xa là cầu
Bính được xây dựng và hoàn thành giữa năm 2005 với nguồn vốn oda của Chính
phủ Nhật Bản - một trong những cầu dây văng to và hiện đại của Việt Nam thời 4
kỳ đó. Hai cây cầu trên không chỉ là cụm công trình liên kết giao thông huyết
mạch nối đô thị Hải Phòng với vùng đất Thuỷ Nguyên rộng lớn và trù phú với 37
xã, thị trấn, mà còn được coi là "cú hích" để vùng kinh tế động lực đông bắc của
Hải Phòng tăng trưởng bứt phá, khởi đầu cho việc xây dựng, di chuyển Trung tâm
hành chính - chính trị thành phố tới vị trí mới, có quy mô to hơn, hiện đại hơn.
Ngay trên tuyến đường bộ "huyết mạch" trong nội đô Hải Phòng để vận tải hàng
hoá tại khu vực cảng biển Hải Phòng đi đến nhiều địa phương của cả nước qua
quốc lộ 5, quốc lộ 10 và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Các
cầu vượt Lê Thánh Tông - Đình Vũ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Văn Linh
cùng với nhiều cây cầu trong nội đô Hải Phòng như Thượng Lý, cầu đường sắt
Tam Bạc, Hoàng Văn Thụ, Hạ Lý, Võ Nguyên Giáp và cầu Rào - cây cầu hiện đại
trên sông Lạch Tray mới xây xong hoàn thiện và đưa vào sử dụng - đều được lắp
đặt hệ thống đèn chiếu sáng nghệ thuật hiện đại đã tạo những điểm nhấn cảnh
quan cho thành phố Cảng ngày một trở nên lộng lẫy, rực rỡ về đêm.
3. Hải Phòng - thành phố của những công trình
Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu ở Hải Phòng như:
Nhà hát thành phố Hải Phòng được xây năm 1904 và là một trong ba Nhà
hát lớn đầu tiên thiết kế và xây dựng theo kiến trúc Pháp tại Việt Nam. Nằm ở
trung tâm thành phố, Nhà hát cao 2 tầng, có 100 cửa ra vào và cửa sổ, có hành
lang, tiền sảnh rộng, cao có sân khấu với khán phòng 400 ghế. Trên tầng 2 có hệ
thống cửa hình mái vòm theo kiểu Gôtích. Trần nhà hát hình vòm, tạo tiếng vang
và góp phần tôn lên chiều cao Nhà hát. Vòm trần trang trí rực rỡ với các lẵng hoa
có in tên một số nhạc sĩ và kịch sĩ châu Âu lừng danh: Mozard, Betthoven,
Moliere,v.v. Nét đẹp bên trong Nhà hát được tạo ra từ phong cách kiến trúc của
nền văn minh Pháp thế kỷ XIX. Nét đẹp bên ngoài Nhà hát thể hiện sự sôi động
của một xã hội hiện đại: có quảng trường rộng, trước mặt là vườn hoa, có đài
phun nước màu nghệ thuật cùng hệ thống đèn hoa sặc sỡ sắc màu treo cao trên 5
cành phượng vĩ. Sự pha trộn hài hoà giữa đương đại và truyền thống tạo nên một
Nhà hát đẹp, ấn tượng, thu hút với du khách thập phương.
Bảo tàng Hải Phòng được xây dựng vào khoảng năm 1919, có kiến trúc đẹp
và thiết kế theo kiểu Gotich. Bảo tàng Hải Phòng được khánh thành chính thức
ngày 20/12/1959. Thông qua hơn 3 vạn tài liệu, hiện vật đang lưu giữ trong 15
phòng trưng bày với diện tích trên 120m2 tại Bảo tàng thành phố thể hiện một
cách sinh động và có hệ thống những con đường phát triển của lịch sử Hải Phòng.
Bảo tàng Hải Phòng được nhắc đến như là nơi giảng dạy về truyền thống lịch sử -
cách mạng, giới thiệu về những nét bản sắc văn hoá của vùng đất và người Hải
Phòng. Toạ lạc trên con phố trung tâm Nguyễn Tri Phương, Bưu điện Hải Phòng
nằm trong quần thể những công trình kiến trúc tiêu biểu chịu ảnh hưởng của kiến
trúc thuộc địa, góp phần tạo dựng nét đặc trưng đô thị đã rất lâu đời cùng với sự
kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của thành phố Hải Phòng. Đây là một trong
số ít những công trình kiến trúc công sở hành chính vẫn còn tồn tại được cũng
như giữ nguyên chức năng sau khi đã xây dựng từ thời Pháp thuộc.
Toà nhà Bưu điện Hải Phòng được người Pháp xây dựng khoảng năm
1905. Công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét cổ điển
châu Á. Mặt tiền được trang trí ấn tượng bằng hệ mái vòm lợp ngói có hình đồng
hồ khá đơn giản mà không thiếu phần hiện đại với hai bên là ô cửa sổ cao. Phong
cách kiến trúc cổ châu âu được sử dụng khai thác đặc điểm của bố cục đối xứng
để thể hiện tính vững chãi và bề thế với các mặt chính có hình khối kiến trúc
vuông vức tập trung phần lớn vào việc trang trí bởi hệ thống đường viền và những
mảng tường gạch xen kẽ. Vị trí của toà nhà cũng là điểm nhấn trong tổng thể
không gian kiến trúc. Hai mặt bên của toà nhà hướng ra hai bên với cửa sổ và cửa
vào chính có đầu nhọn cùng hệ thống các cột trụ, hoạ tiết đắp nổi đã tạo lên sự uy
nghi, trang trọng về kiến trúc của ngôi nhà. 6
Nhà hát, Bảo tàng, Bưu điện…đã làm nên một quần thể di tích và trở thành
biểu tượng không thể nào thay đổi được trong lòng người dân Hải Phòng.
4. Hải Phòng - thành phố của danh lam, du lịch
Không có được vẻ đẹp lãng mạn và thơ mộng như ở thành phố Hà Nội hoặc
đông đúc, náo nhiệt như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng có những sắc thái
riêng khó lẫn với bất kỳ thành phố nào khác trên cả nước. Nếu du khách đang có
ý định khám phá những cuộc sống bình dị của con người miền Bắc thì nên đến
với Hải Phòng nhằm được chiêm ngưỡng hơn về nền văn minh lúa nước đặc
trưng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng hay thấy rõ ảnh hưởng của sự kết hợp
nét Châu Âu trong phong cách kiến trúc của thành phố Hải Phòng. Ngoài ra, khi
đến với du lịch Hải Phòng du khách sẽ có cơ hội tiếp cận với thiên đường của du
lịch sinh thái biển, để hoà mình với thiên nhiên, đồng điệu hơn với nhịp đập của
núi rừng ở khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà và di sản thiên nhiên thế giới vịnh Lan Hạ.
Nhắc về việc tăng du lịch trong nước mấy năm gần đây không thể nào bỏ
qua sự phát triển của hệ thống các điểm đến ở Hải Phòng. Trong đó phải kể đến
bán đảo Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà với các khu di tích lịch sử và danh thắng nổi
tiếng của thành phố Hải Phòng trong lòng người dân địa phương và du khách như Tràng Kênh, núi Voi….
Ngoài ra, với hơn trăm Đình, Đền, Chùa, Miếu cùng với nhiều lễ hội truyền
thống đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc có thể nói Hải Phòng là một vùng đất có
truyền thống văn hoá, lịch sử phong phú và là thành phố có những thế mạnh để
khai thác du lịch một cách toàn diện và hiệu quả. 7
II. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng
1. Điểm nhấn các chỉ số
1.1. Chỉ số cải cách hành chính
- Từ năm 2013 đến năm 2016: Xếp 2/63 - Năm 2017, 2018: Xếp 5/63
- Năm 2019: Xếp 4/63 (84,35 điểm)
- Năm 2020: Xếp 2/63 (90,51 điểm)
- Năm 2021: Xếp số 1 cả nước (91,80 điểm)
1.2. Chỉ số SIPAS (Đo lường mức độ hài lòng của người dân,
tổ chức với BMHC) - Năm 2018: 9/63 - Năm 2019: 2/63 - Năm 2020: 2/63 8
- Năm 2021: 2/63 (93,38 điểm)
(Quảng Ninh số 1/63 ; 94,07 điểm)
1.3. Chỉ số PCI (Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) - Năm 2015: 45/63 - Năm 2016: 21/63 - Năm 2017: 9/63 - Năm 2018: 16/63
- Năm 2019: 10/63 (68,73 điểm)
- Năm 2020: 7/63 (69,27 điểm)
- Năm 2021: 2/63 (70,61 điểm)
(Quảng Ninh số 1/63 với 73,02 điểm)
1.4. Chỉ số PAPI (Hiệu quả quản trị HC cấp tỉnh) - Năm 2015: 49/63 - Năm 2016: 37/63 - Năm 2017: 21/63 - Năm 2018: 48/63 - Năm 2019: 45/63 - Năm 2020: 39/63 - Năm 2021: 10/63
2. Các lĩnh vực kinh tế - xã hội
2.1. Xây dựng và phát triển không gian đô thị
Chỉnh trang đô thị trung tâm: để khai thác thế mạnh vốn có về lĩnh vực du
lịch, trong nhiều năm vừa qua, thành phố Hải Phòng thực sự đã làm tốt công tác
quy hoạch và quản lý không gian đô thị nhằm xây dựng hình ảnh một thành phố
văn minh, thân thiện, đẹp, xanh, hiện đại, hấp dẫn thu hút lượng khách đến quanh
năm. Hầu hết các tuyến phố trung tâm đã được phủ bằng cây xanh, cơ sở hạ tầng 9
khang trang, những khu sinh hoạt cộng đồng được xây dựng ở mọi nơi giúp người
dân có không gian vui chơi và hoạt động thể thao.
Ba hướng xây dựng đô thị mới: trong thời gian vừa qua, thành phố Hải
Phòng đã triển khai tập trung cao vào công tác phát triển đô thị, kết hợp với công
tác quản lý, chỉnh trang đô thị theo chương trình công tác năm, ưu tiên cải tạo, mở
rộng không gian đô thị về 3 hướng: hướng Bắc, hướng Đông và hướng Đông Nam.
Thay mới chung cư cũ nát: TP Hải Phòng hiện có 205 chung cư cũ với hơn
8.000 căn hộ, trong đó có 27 chung cư được cải tạo, mở rộng, sửa chữa; 178
chung cư xuống cấp nghiêm trọng phải phá dỡ và di dời 7.000 hộ dân để xây
dựng thêm 18 toà nhà chung cư mới với gần 7.500 căn hộ. Thành phố đã phá dỡ
18 chung cư đặc biệt nguy hiểm để xây mới 7 chung cư, đáp ứng gần 2.700 căn hộ tái định cư.
2.2. Kết cấu hạ tầng giao thông
Đầu mối giao thông đường bộ, sắt, hàng không, thuỷ nội địa, biển; kết nối
với tỉnh bạn và vùng miền, đoàn kết quốc tế. Hải Phòng là nơi có vị trí chiến lược
về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc bộ
và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai phát triển kinh tế Việt Nam - Trung
Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng
nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đây là một trong các động lực tăng trưởng
của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật
tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc bộ và là một trong hai trung tâm lớn của Vùng
kinh tế trọng điểm Bắc bộ. 2.3. Văn hoá xã hội
Thực hiện chính sách với người có công: luôn biết ơn những người có công
với Cách mạng, với dân tộc cho đất nước để có ngày hôm nay, nhiều thế hệ lãnh
đạo và nhân dân thành phố Hải Phòng đã đầu tư, quan tâm sâu sắc hơn nữa đến 10
đời sống người có công, cả về vật chất và tinh thần. Đó không chỉ là lời cảm ơn,
mà còn là lòng kính trọng, tri ân sự đóng góp của một thế hệ cho độc lập, tự do của dân tộc.
Chương trình phúc lợi xã hội: thực hiện chủ trương của Thành uỷ Hải
Phòng "Đầu tư vào an sinh và phúc lợi xã hội vượt trước so với tốc độ tăng
trưởng kinh tế", hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thường xuyên
được ưu tiên, chú trọng. Nhờ vậy, người nghèo và nhiều đối tượng chính sách
khác có nguồn vốn giá thấp để đầu tư làm ăn, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
Hỗ trợ học phí tất cả bậc đào tạo từ mầm non đến THPT: năm học 2020-
2021 đánh dấu việc học sinh mầm non và THCS ở TP Hải Phòng chính thức được
hỗ trợ 100% học phí theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân TP đã thông qua
cuối năm 2019. Riêng học sinh THPT sẽ miễn học phí hết năm học 2021-2022.
Một số đề án về văn hoá: nâng cao nhận thức, đẩy mạnh truyền thông về
phát triển văn hoá; hoàn thiện thể chế, chính sách, khung khổ pháp lý; xây dựng
con người Hải Phòng phát triển bền vững; xây dựng môi trường văn hoá tốt đẹp
làm động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động văn hoá; bảo tồn và tôn vinh di sản văn hoá dân tộc; hoàn
thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hoá, ưu tiên phát triển những ngành
công nghiệp văn hoá; chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về
văn hoá; tạo đột phá phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật;
đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn
hoá; phát huy hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư trong lĩnh vực văn hoá.
2.4. Xây dựng nông thôn mới
- Tăng cường đầu tư 100% cấp xã đạt chuẩn từ năm 2019
- 5/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới 11
Bắt đầu xây chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Sau khi kết thúc chương trình
mục tiêu quốc gia về nông thôn mới (NTM) tại 139/139 xã, Hải Phòng đã bắt tay
ngay vào cuộc thi công xây dựng NTM kiểu mẫu và chỉ hơn 2 năm triển khai,
điều rõ nhất là diện mạo mới đã hình thành tại khu vực nông thôn TP Cảng. - Năm 2021: 8 xã - Năm 2022: 14 xã
2.5. Quốc phòng, an ninh, đối ngoại
Bảo đảm quốc phòng, an ninh: UBND thành phố tiếp tục lãnh đạo, điều
hành các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương thu được nhiều kết quả tích
cực và quan trọng. Trong đó, nổi bật là nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc
phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân trong khu vực đô thị được
củng cố, tiềm lực quốc phòng - an ninh tiếp tục phát triển và mở rộng; an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội bảo đảm. Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh
thực hiện có chiều sâu, hiệu quả; lực lượng vũ trang thành phố ngày càng củng cố
vững chắc, biên chế đầy đủ, chất lượng chính trị, trình độ khả năng sẵn sàng chiến
đấu được nâng cao, thực sự là lực lượng xung kích để triển khai.
Tăng cường đối ngoại: Kế hoạch hợp tác quốc tế thành phố Hải Phòng năm
2022 nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế toàn diện, sâu sắc, thúc đẩy ngoại giao kinh tế ngày càng phát triển,
nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng trên trường quốc tế.
2.6. Tinh giản bộ máy, cải cách hành chính
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW "về tiếp tục đổi mới, kiện
toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, cơ cấu tổ chức bộ máy của từng
đơn vị sau sắp xếp tại TP Hải Phòng đã ổn định và đi vào hoạt động tốt, góp phần
xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả. 12
2.7. Thu hút vốn đầu tư
* Một số dự án lớn khu vực tự nhiên: - Vinfast (Vingroup): 3 tỷ
- Quần thể du lịch Cát Bà của Sungroup: 3 tỷ
- Vinwonders Vũ Yên (Vingroup): 1 tỷ USD
- Khu vui chơi giải trí Đồi Rồng (Teleximco): 2500 tỷ
- Thành phố giáo dục quốc tế (Nguyễn Hoàng): 1500 tỷ
* Một số dự án lớn khu vực FDI: - LG Display: 2,9 tỷ USD
- LG Electronics: 1,5 tỷ USD - Bridgestone: 1,22 tỷ USD - LG Innotek: 550 triệu USD - Aeon Mall: 200 triệu USD * Về thu hút FDI:
Gần 700 dự án với gần 20 tỷ USD của 36 quốc gia vùng lãnh thổ - Năm 2016: gần 3 tỷ USD - Năm 2017: gần 1 tỷ USD
- Năm 2018: gần 2,4 tỷ USD
- Năm 2019: gần 1,5 tỷ USD
- Năm 2020: gần 1,6 tỷ USD - Năm 2021: 3,2 tỷ USD - Năm 2022: 2,5 tỷ USD
- Dự kiến năm 2023: 2 - 2,5 tỷ USD
3. Khó khăn, thách thức, mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp
3.1. Khó khăn, thách thức
- Vị thế trung tâm: theo thống kê, ở thời điểm hiện tại, tổng diện tích các
khu công nghiệp đang triển khai trên địa bàn Hải Phòng là 4.937 ha, trong đó có
1.975 ha là diện tích lấn biển, tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 62,5%. Tuy nhiên, 13
trên thực tế số diện tích "đất sạch" để kêu gọi nhà đầu tư vẫn còn khoảng gần 188
ha. Số diện tích còn lại nằm phân tán, xen kẹp trong nhiều khu công nghiệp nên
không kêu gọi được nhà đầu tư có diện tích phù hợp.
- Thiếu nguồn nhân lực: theo dự báo, tỷ lệ gia tăng dân số bình quân giai
đoạn 2011-2021 của Hải Phòng là 0,94%/năm. Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang
làm trong các ngành kinh tế là 1.075,7 nghìn người, đạt tỷ lệ 52,38% tổng số dân
và bằng 97,87% so với tổng số lực lượng lao động. Như vậy, coi như đại đa số
người dân tại Hải Phòng hiện nay vẫn đang có việc làm khi mà tỷ lệ tăng trưởng
dân số không đến 1%/năm thì việc giải quyết nhu cầu nguồn nhân lực cho những
dự án kế tiếp sẽ là một thách thức lớn.
3.2. Mục tiêu, chỉ tiêu * Năm 2023:
- Chủ đề năm: “Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị - Xây dựng
nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số”
- Tăng trưởng GRDP: 12,7 - 13%
- GRDP bình quân đầu người: trên 8.150 USD
- Tổng thu ngân sách nhà nước: 116.442 tỷ
(Thu nội địa: 42.500 tỷ)
- Hàng hóa qua cảng: 170 triệu tấn
- Thu hút FDI: 2,5 - 3 tỷ USD * Đến năm 2025:
- Tổng quát: Đạt chuẩn đô thị loại 1
- Đóng góp vào GDP cả nước: 6,4%
- GRDP bình quân đầu người: 14.740 USD
- Tổng thu ngân sách nhà nước: trên 180.000 - 190.000 tỷ * Đến năm 2030:
- Tổng quát: TP công nghiệp tầm cỡ khu vực Đông Nam Á 14
- Đóng góp vào GDP cả nước: 8,2%
- GRDP bình quân đầu người: 29.900 USD
- Tổng thu NSNN: trên 300.000 - 310.000 tỷ
* Tầm nhìn đến năm 2045: Thành phố có trình độ phát triển cao trong
nhóm các thành phố hàng đầu Châu á và thế giới. 3.3. Giải pháp
* Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (làm việc tại Hải Phòng ngày 19/12/2021):
- Phát triển dịch vụ logistics: (1) Hiện đại; (2) Thông minh; (3) Hiệu quả;
(4) Đẳng cấp quốc tế.
- Thúc đẩy chuyển đổi số: (1) Nhanh hơn; (2) Mạnh hơn; (3) Quyết liệt hơn (4) Hiệu quả hơn.
- Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch chung TP Hải Phòng. * Tinh thần: - Bám sát thực tế - Tự lực, tự cường - Năng động, sáng tạo - Dám nghĩ, dám làm
B. Chuyến tham quan Trường Thành Farm
Đơn vị lớp em đã được đi tham quan thực tế tại một địa điểm nữa đó là
Trường Thành Farm tại xã Trường Thành, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Cách trung tâm thành phố Hải Phòng 15 km trên đường 10 hướng Hải Phòng -
Thái Bình ngay dưới chân cầu Trạm Bạc là khu sinh thái rộng trên 7 ha toạ lạc
bên dòng sông Lạch Tray. Khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái Trường Thành được
xem là điểm dừng chân lý tưởng với quý khách trong các chuyến picnic, hạ trại,
tham quan, công tác… Khu du lịch sinh thái Trường Thành được ví như một 15
"cánh đồng hoa thơ mộng, ngập tràn gió xanh nắng vàng" thật thích hợp với một
chuyến dã ngoại và đem đến cảm giác yên bình nhẹ nhàng trong lòng du khách.
Trường Thành Farm có các loại cây hoa, cây cảnh giá trị, có nguồn gốc ở mọi
vùng miền đất nước từ hồng cổ, đào, mai, tùng, bách, anh đào.. và đặc biệt những
cánh đồng hoa với tam giác mạch, hướng dướng, hoa cải, hoa cúc, hoa sen, hoa
súng đua nhau nở hoa rực rỡ quanh năm. Ngoài ra ở đây còn như một sở thú thu
nhỏ với đa dạng những loài vật như nai, công… Ở phía sân sau thì lại tựa như một
khu vui chơi với nhiều tạo hình ngộ nghĩnh khiến chúng ta như lạc vào thế giới cổ tích của trẻ nhỏ.
Bản thân em ấn tượng nhất với nơi đây, khi đặt chân tới đó chính là không
gian, cảnh quan được sắp xếp, tạo hình mang phong cách đậm chất của đất nước
Nhật Bản từ cánh cổng mặt trời, ngôi nhà hay cây cầu… tất cả đều rất phù hợp để
phục vụ cho việc chụp hình. Điều này khiến em và tất cả mọi người vô cùng thích
thú vì sự mới mẻ hấp dẫn tại nơi đây. 16 C. Bài học rút ra
Chuyến đi thực tế tuy chỉ diễn ra trong chưa đầy một ngày, nhưng qua
chuyến đi này, bản thân em đã tự đúc kết và tích luỹ cho mình những kinh nghiệm
cũng như bài học quý giá từ thực tiễn mà trên lý thuyết chưa chắc đã có thể có được.
Nhờ bài báo cáo giới thiệu rất chi tiết mà em đã có thêm hiểu biết cũng như
kiến thức tổng quan từ lịch sử tên gọi cho đến vị trí địa lý, những đặc điểm đặc
thù của thành phố Hải Phòng. Tiếp đó, em đã nắm bắt được tình hình kinh tế - văn
hoá xã hội nơi đây và những khó khăn, thách thức mà Hải Phòng đang phải đối
mặt. Phần nào, bản thân em cũng cảm thấy ngưỡng mộ thành phố này khi đã từng
bước vượt qua được những thách thức, khó khăn đó để dần dần vươn lên, nâng
cao vị thế trong nước, xứng đáng với những danh xưng mà ai cũng biết. Ngoài ra,
nhờ chuyến tham quan Trường Thành Farm em được thấy rằng ở Hải Phòng có
một nông trại tuyệt vời và hấp dẫn đến như vậy.
Qua đây, em và các bạn cũng được trau dồi, rèn luyện thêm kinh nghiệm về
khả năng quan sát, lắng nghe, thu thập và xử lí thông tin để phân tích đúng với
nghiệp vụ một nhà báo trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn nhà trường đã
tạo cơ hội để lớp chúng em có được một chuyến đi thực tế đầy bổ ích và lý thú này! 17 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………1 NỘI DUNG BÁO CÁO
A. Chuyến đi tới Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hải Phòng……………….2 I.
Giới thiệu chung về thành phố Hải Phòng…………………………..2 II.
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng…………………….8
B. Chuyến tham quan Trường Thành Farm…………………………...15
C. Bài học rút ra………………………………………………………….17 18