Bài Tập kiểm tra - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Phân biệt Chủ nghĩa duy vật với Chủ nghĩa duy tâm. Ý nghĩa
của Chủ nghĩa duy vật trong thực tiễn.
Chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của thế giới
là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất
có trước ý thức và quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy tâm, ngược lại, cho rằng tư duy (ý thức) có trước tồn
tại (vật chất) và quyết định tồn tại (vật chất).
Vật chất là phạm trù cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa duy vật. Cũng
như các phạm trù khác của triết học duy vật, nội dung của phạm trù
vật chất luôn được bổ sung, phát triển cùng sự phát triển của khoa
học, của thực tiễn và nhận thức của con người.
2. Phân biệt Phép biện chứng với phép siêu hình. Vận dụng lý giải: - Phép siêu hình
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các
chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ
là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng. - Phép biện chứng
+ Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh
hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật,
hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối
lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
- Tôi là Tôi hoặc Tôi không phải là Tôi. Vậy Tôi là ai?
+ Câu nói: “Tôi là tôi nhưng tôi lại không phải là tôi”. Đây là luận điểm
đúng vì mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động, phát triển không ngừng
đây là Phép biện chứng ( Tôi ở đây có nghĩa là cái “Tôi”)
- Trong truyện Tấm cám, các nhân vật Tấm, Cám, Mẹ cám nhân vật nào là Thiện, nhân vật nào là ác? Tại sao?
+ Tấm hiền, quá hiền và như nhiều nhân vật cổ tích hiền lành đại diện cho
cái “thiện” khác thì dân gian thường nói “hiền quá hóa đần”.
+ Cám , mẹ Cám: những người mưu mô, toan tính và xảo quyệt, ác độc.
+Tại vì: những hành động mà mẹ con Cám làm với Tấm thấy quá rõ qua câu truyện.
Tấm bị mẹ Cám bắt làm tất cả mọi việc, cả ngày và cả đêm nhưng
không hề có một lời kêu ca, than thở.
Cám lừa trút mất giỏ tôm tép về để giành lấy phần thưởng là chiếc yếm đỏ
Con cá bống Tấm nuôi mà mỗi bữa phải nhường phần cơm của mình cho nó ăn bị giết mất
Mụ dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm ngồi ở nhà nhặt xong mới cho đi
xem hội (nghĩa là không cho Tấm cơ hội được đi xem hội)
Tóm lại: 2 mẹ con cám tàn độc bằng những việc lấy mất đi mọi
cách để triệt đi con đường sống của tấm đến sau khi chuyển kiếp
thành con chim vàng anh thì 2 mẹ con cám cũng triệt đi con
đường nên duyên giữa tấm và vua