Bài tập Kinh tế vĩ mô chương 2| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

Chương 2
Hãy trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
1.
GDP được định nghĩa là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
của một nước trong một thời kỳ nhất định. Mặc dù được định nghĩa như vậy, nhưng một
số hoạt động sản xuất bị bỏ ngoài GDP. Hãy giải thích tại sao một số hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng lại không nằm trong GDP.
2. Hãy giải thích tại sao giá trị của những hàng hóa trung gian được sản xuất và bán trong
năm lại không nằm ở một khoản mục riêng trong GDP, tuy nhiên những hàng hóa trung
gian được sản xuất ra nhưng chưa được bán lại nằm ở một khoản mục riêng trong GDP.
3. Mặc dù được tính vào đầu tư nhưng tại sao việc mua những chiếc máy xúc/máy gạt từ
Trung Quốc bởi các công ty Việt Nam lại không làm tăng GDP của Việt Nam?
4. Hãy chỉ ra những tác động ngay lập tức đến GDP của Việt Nam và các thành phần của
nó trong các trường hợp sau:
a. Bà Loan nhận được lương hưu.
b. Anh Dũng mua một chiếc xe hơi thể thao từ Ý.
c. Anh Quang mua những dụng cụ sản xuất sản xuất trong nước cho công ty xây
dựng của anh ta.
5. Trong giai đoạn 1929 và 1933 NNP của Mỹ theo giá hiện hành giảm từ 96 tỷ $ xuống
còn 48 tỷ $. Cùng trong khoảng thời gian này, chỉ số giá giảm từ 100 xuống còn 75.
a. Hãy tính phần trăm giảm của NNP danh nghĩa trong giai đoạn 1929 – 1933.
b. Hãy tính phần trăm giảm của NNP thực trong giai đoạn 1929 – 1933.
6. Giả sử một nền kinh tế sản xuất chỉ 3 loại sản phẩm sau: điện thoại, đường và nước
ngọt. Giả sử một nửa lượng đường được sử dụng để sản xuất nước ngọt và một nửa còn
lại được mua bởi các hộ gia đình.
Sản phẩm Lượng Giá
Điện thoại 15 200
Đường 500 1.00
Nước ngọt 800 0.75
a. Tính GDP danh nghĩa của nền kinh tế này.
b.Giả sử rằng so với năm sở giá của điện thoại đã tăng gấp đôi, trong khi giá của
các sản phẩm khác không đổi. Hãy tính GDP thực và chỉ số điều chỉnh GDP.
7. Tiền lương bạn nhận được trong năm nay cao hơn năm ngoái. Liệu điều đó có nghĩa là
thu nhập thực của bạn đã tăng hay không? Hãy giải thích.
8. GDP thực của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với 20 năm trước đây. Điều này cho bạn
biết gì, và không cho bạn biết gì về phúc lợi kinh tế của người Việt Nam?
9. Giả sử trong một nền kinh tế giản đơn mọi người chỉ tiêu dùng hai loại hàng hóa là thực
phẩm và quần áo. Giỏ hàng hóa được sử dụng để tính CPI bao gồm 50 đơn vị thực phẩm
và 10 đơn vị quần áo.
Giá cả
thực phẩm quần áo
2017 4 $ 10 $
2018 6 $ 20 $
a. Hãy tính phần trăm thay đổi của giá thực phẩm và giá quần áo.
b. hãy tính phần trăm thay đổi của CPI.
c. Liệu sự thay đổi giá cả này có ảnh hưởng như nhau đến mọi người tiêu dùng
hay không? Hãy giải thích.
10. Điều gì sẽ ảnh hưởng đến CPI nhiều hơn, 2% gia tăng của giá thực phẩm hay 3% gia
tăng của những chiếc nhẫn kim cương? Hãy giải thích.
11. Hãy liệt kê 3 vấn đề chính khi sử dụng CPI với vai trò là một thước đo chi phí sinh hoạt.
12. Tại sao việc sử dụng chỉ số hiệu chỉnh GDP lại cho kết quả tính tỷ lệ lạm phát khác với
việc sử dụng CPI?
13. Hãy quy đổi các đại lượng sau sang giá trị của ngày hôm nay. Giả sử biết rằng CPI của
ngày hôm nay là 177.
a. Trong năm 1926 CPI là 17,7 và giá vé xem phim 0.25 $
b. Trong năm 1932, CPI là 13,1 và một đầu bếp kiếm được 15 $/tuần.
c. Trong năm 1943, CPI là 17,4 và giá một ga-lông xăng là 0,19.
14. Anh Hải gặp chị Thủy, một cán bộ ngân hàng, để thỏa thuận về chi tiết của một khoản
vay. Họ kỳ vọng rằng tỷ lệ lạm phát sẽ là 2% trong thời gian khoản vay được thực hiện,
và họ nhất trí với mức lãi suất danh nghĩa là 6%. Tuy nhiên, cuối cùng tỷ lệ lạm phát lại
là 5% trong thời kỳ thực hiện khoản vay.
a. Mức lãi suất thực kỳ vọng là bao nhiêu?
b. Mức lãi suất thực thực tế là bao nhiêu?
c. Ai là người được lợi, ai là người bị thiệt bởi lạm phát không dự đoán được?
| 1/2

Preview text:

Chương 2
Hãy trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau: 1.
GDP được định nghĩa là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
của một nước trong một thời kỳ nhất định. Mặc dù được định nghĩa như vậy, nhưng một
số hoạt động sản xuất bị bỏ ngoài GDP. Hãy giải thích tại sao một số hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng lại không nằm trong GDP. 2.
Hãy giải thích tại sao giá trị của những hàng hóa trung gian được sản xuất và bán trong
năm lại không nằm ở một khoản mục riêng trong GDP, tuy nhiên những hàng hóa trung
gian được sản xuất ra nhưng chưa được bán lại nằm ở một khoản mục riêng trong GDP. 3.
Mặc dù được tính vào đầu tư nhưng tại sao việc mua những chiếc máy xúc/máy gạt từ
Trung Quốc bởi các công ty Việt Nam lại không làm tăng GDP của Việt Nam? 4.
Hãy chỉ ra những tác động ngay lập tức đến GDP của Việt Nam và các thành phần của
nó trong các trường hợp sau:
a. Bà Loan nhận được lương hưu.
b. Anh Dũng mua một chiếc xe hơi thể thao từ Ý.
c. Anh Quang mua những dụng cụ sản xuất sản xuất trong nước cho công ty xây dựng của anh ta. 5.
Trong giai đoạn 1929 và 1933 NNP của Mỹ theo giá hiện hành giảm từ 96 tỷ $ xuống
còn 48 tỷ $. Cùng trong khoảng thời gian này, chỉ số giá giảm từ 100 xuống còn 75.
a. Hãy tính phần trăm giảm của NNP danh nghĩa trong giai đoạn 1929 – 1933.
b. Hãy tính phần trăm giảm của NNP thực trong giai đoạn 1929 – 1933. 6.
Giả sử một nền kinh tế sản xuất chỉ 3 loại sản phẩm sau: điện thoại, đường và nước
ngọt. Giả sử một nửa lượng đường được sử dụng để sản xuất nước ngọt và một nửa còn
lại được mua bởi các hộ gia đình. Sản phẩm Lượng Giá Điện thoại 15 200 Đường 500 1.00 Nước ngọt 800 0.75
a. Tính GDP danh nghĩa của nền kinh tế này.
b. Giả sử rằng so với năm cơ sở giá của điện thoại đã tăng gấp đôi, trong khi giá của
các sản phẩm khác không đổi. Hãy tính GDP thực và chỉ số điều chỉnh GDP. 7.
Tiền lương bạn nhận được trong năm nay cao hơn năm ngoái. Liệu điều đó có nghĩa là
thu nhập thực của bạn đã tăng hay không? Hãy giải thích. 8.
GDP thực của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với 20 năm trước đây. Điều này cho bạn
biết gì, và không cho bạn biết gì về phúc lợi kinh tế của người Việt Nam? 9.
Giả sử trong một nền kinh tế giản đơn mọi người chỉ tiêu dùng hai loại hàng hóa là thực
phẩm và quần áo. Giỏ hàng hóa được sử dụng để tính CPI bao gồm 50 đơn vị thực phẩm và 10 đơn vị quần áo. Giá cả thực phẩm quần áo 2017 4 $ 10 $ 2018 6 $ 20 $
a. Hãy tính phần trăm thay đổi của giá thực phẩm và giá quần áo.
b. hãy tính phần trăm thay đổi của CPI.
c. Liệu sự thay đổi giá cả này có ảnh hưởng như nhau đến mọi người tiêu dùng
hay không? Hãy giải thích.
10. Điều gì sẽ ảnh hưởng đến CPI nhiều hơn, 2% gia tăng của giá thực phẩm hay 3% gia
tăng của những chiếc nhẫn kim cương? Hãy giải thích.
11. Hãy liệt kê 3 vấn đề chính khi sử dụng CPI với vai trò là một thước đo chi phí sinh hoạt.
12. Tại sao việc sử dụng chỉ số hiệu chỉnh GDP lại cho kết quả tính tỷ lệ lạm phát khác với việc sử dụng CPI?
13. Hãy quy đổi các đại lượng sau sang giá trị của ngày hôm nay. Giả sử biết rằng CPI của ngày hôm nay là 177.
a. Trong năm 1926 CPI là 17,7 và giá vé xem phim 0.25 $
b. Trong năm 1932, CPI là 13,1 và một đầu bếp kiếm được 15 $/tuần.
c. Trong năm 1943, CPI là 17,4 và giá một ga-lông xăng là 0,19.
14. Anh Hải gặp chị Thủy, một cán bộ ngân hàng, để thỏa thuận về chi tiết của một khoản
vay. Họ kỳ vọng rằng tỷ lệ lạm phát sẽ là 2% trong thời gian khoản vay được thực hiện,
và họ nhất trí với mức lãi suất danh nghĩa là 6%. Tuy nhiên, cuối cùng tỷ lệ lạm phát lại
là 5% trong thời kỳ thực hiện khoản vay.
a. Mức lãi suất thực kỳ vọng là bao nhiêu?
b. Mức lãi suất thực thực tế là bao nhiêu?
c. Ai là người được lợi, ai là người bị thiệt bởi lạm phát không dự đoán được?