Bài tập lịch sử đảng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Làm rõ nội dung bài học kinh nghiệm trong CMT8 1945: “ Giương cao ngọn cờ  độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến”. Thẳng lợi của Cách mạng Tháng tám năm 1945 là một trong những mốc son chói  lọi trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Họ và tên: Nguyễn Bảo Ngọc
Lớp: Báo Truyền Hình
Mã sinh viên: 2356050031
ĐỀ BÀI: Làm rõ nội dung bài học kinh nghiệm trong CMT8 1945: “ Giương
cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và
chống phong kiến”
BÀI LÀM:
Thẳng lợi của Cách mạng Tháng tám năm 1945 là một trong những mốc son
chói lọi trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, đập tan
xiềng xích hơn 80 năm thống trị của chủ nghĩa thực dân, phát xít và chế độ phong
kiến đã tồn tại hàng chục thế kỷ. Đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ thân phận nô
lệ đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Nước ta từ một nước
thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, một nước dân chủ nhân dân
đầu tiên ở Đông Nam Á. Bởi vậy nên thành công đã để lại nhiều bài học quý báu,
nhưng mà bài học đầu tiên là “ giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng
đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến”.
Bởi chủ trương này có thể gọi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình đấu
tranh cách mạng của dân tộc ta. Từ khi thành lập, Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng
đã xác định chủ trương giương cao ngọn cờ Độc lập dân tộc và sự kết hợp đúng
đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến để đưa cách mạng đi đến
thắng lợi. Và cũng có thể gọi đây chính là yếu tố cốt lõi - nhiệm vụ chiến lược để
đưa ra xác định cho mục tiêu trước mắt, đường lối kháng chiến, khẩu hiệu cách
mạng.
Trong chính Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Hồ chủ tịch đã xác định
“Trước làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội
cộng sản” chính là xác định nội dung chiến lược của cách mạng Việt Nam: giải
quyết vấn đề Độc lập dân tộc làm tiền đề để giải quyết vấn đề giải phóng giai cấp,
mở đường cho việc thực hiện mục tiêu Chủ nghĩa xã hội sau này.
Sau đó tới giai đoạn 1930-1931, Cao trào Xô Viết Nghệ- Tĩnh đã đi theo
đường lối được đề ra trong Cương Lĩnh và đã có những thành tựu nhất định khi
xây dựng cho Đảng được khối liên minh công -nông. Tuy rằng, cuối cùng cao trào
đã bị dập tắt nhưng ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng
cho cuộc Tổng khỏi nghĩa Tháng Tám sau này, đồng thời một lần nữa khảng định
nhận thức đúng đắn về việc phối hợp chặt chẽ nhiệm vụ chống Đế quốc và phong
kiến.
Không chỉ thế, trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương
(tháng 10/1930) cũng chỉ rõ mối quan hệ: “Có đánh đổ được Đế quốc chủ nghĩa
mới phá được các giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có
phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”. Dẫu thế
nhưng mà Luận cương lại còn chưa thông nhất được với Cương lĩnh chính trị khi
chưa nhấn mạnh mâu thuẫn dân tộc cho nên chưa đề cao nhiệm vụ chống đế quốc,
giải phóng dân tộc. Đường lối chiến lược, sách lược do đó tồn tại một vài hạn chế,
phong trào cách mạng chưa thể thành công. Có thể nói, các phong trào đấu tranh
của dân tộc ta đi theo chủ trương giành độc lập dân tộc, kết hợp hai nhiệm vụ phản
đế và phản phong đều ít nhiều đạt được những hiệu quả nhất định. Điển hình như
cuộc vận động dân chủ năm 1936-1939, nhiệm vụ trước mặt được xác định tại Hội
nghị ở Thượng Hải (Trung Quốc) là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc,
chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình.
Cuộc vận động dân chủ giai đoạn 1936-1939 được coi là cuộc tập dượt thứ hai
chuẩn bị cho thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám sau này.
Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân(1939-1945) đặt nhiệm vụ chống
đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Trải qua ba cao trào cách mạng, đã có nhiều lần thay đổi theo bối cảnh cách
mạng thế giới và trong nước nhưng đến cuối cùng Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn
về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ đó và xác định: nhiệm vụ chống đế quốc và
chống phong kiến không thể tách rời nhau, trong đó nhiệm vụ chống đế quốc là
chủ yếu, mang tính quyết định, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm
vụ chống đế quốc và phải thực hiện từng bước với những bước đi, cách làm phù
hợp. Đồng thời phải thực hiện từng bước với những khẩu hiệu cụ thể như: giảm tô,
giảm tức, chia ruộng đât công, chia ruộng đất của bọn phản động cho nông dân
nghèo, tiến tới cải cách ruộng đât. Phân tích mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt
Nam khi Chiến tranh thể giới thứ hai nổ ra, Đảng chủ trương chĩa mũi nhọn của
cách mạng vào đê quốc phát xít Nhật - Pháp và bè lũ tay sai nhằm tập trung giải
quyết yêu cầu chủ yếu cấp bách của cách mạng là giải phóng dân tộc.
Để rồi, thắng lợi của sự kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và
chống phong kiến đóng góp một phần không nhỏ trong thắng lợi Cách mạng Tháng
Tám. Việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ này đã giúp Đảng ta thu phục, tập hợp
và đoàn kết các lực lượng chống đế quốc để làm cách mạng thành công.
Đồng thời, từ bài học đầu mà ta có thể thấy rõ được cái tài trong đường lối
chủ trương của Đảng luôn “cứng rắn trong chiến lược, mềm dẻo trong cách đánh”
xác định mục tiêu rõ ràng rồi luôn linh hoạt ứng biến thay đổi trong mọi tình huống
nhưng vẫn luôn giữ vững lập trường chiến đấu. Cũng là đang khẳng định vị trí lãnh
đạo đúng đắn, chính xác của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh
trong công cuộc giải phóng dân tộc, đưa Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ. /.
| 1/4

Preview text:

Họ và tên: Nguyễn Bảo Ngọc
Lớp: Báo Truyền Hình
Mã sinh viên: 2356050031
ĐỀ BÀI: Làm rõ nội dung bài học kinh nghiệm trong CMT8 1945: “ Giương
cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và
chống phong kiến” BÀI LÀM:
Thẳng lợi của Cách mạng Tháng tám năm 1945 là một trong những mốc son
chói lọi trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, đập tan
xiềng xích hơn 80 năm thống trị của chủ nghĩa thực dân, phát xít và chế độ phong
kiến đã tồn tại hàng chục thế kỷ. Đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ thân phận nô
lệ đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Nước ta từ một nước
thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, một nước dân chủ nhân dân
đầu tiên ở Đông Nam Á. Bởi vậy nên thành công đã để lại nhiều bài học quý báu,
nhưng mà bài học đầu tiên là “ giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng
đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến”.
Bởi chủ trương này có thể gọi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình đấu
tranh cách mạng của dân tộc ta. Từ khi thành lập, Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng
đã xác định chủ trương giương cao ngọn cờ Độc lập dân tộc và sự kết hợp đúng
đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến để đưa cách mạng đi đến
thắng lợi. Và cũng có thể gọi đây chính là yếu tố cốt lõi - nhiệm vụ chiến lược để
đưa ra xác định cho mục tiêu trước mắt, đường lối kháng chiến, khẩu hiệu cách mạng.
Trong chính Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Hồ chủ tịch đã xác định
“Trước làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội
cộng sản” chính là xác định nội dung chiến lược của cách mạng Việt Nam: giải
quyết vấn đề Độc lập dân tộc làm tiền đề để giải quyết vấn đề giải phóng giai cấp,
mở đường cho việc thực hiện mục tiêu Chủ nghĩa xã hội sau này.
Sau đó tới giai đoạn 1930-1931, Cao trào Xô Viết Nghệ- Tĩnh đã đi theo
đường lối được đề ra trong Cương Lĩnh và đã có những thành tựu nhất định khi
xây dựng cho Đảng được khối liên minh công -nông. Tuy rằng, cuối cùng cao trào
đã bị dập tắt nhưng ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng
cho cuộc Tổng khỏi nghĩa Tháng Tám sau này, đồng thời một lần nữa khảng định
nhận thức đúng đắn về việc phối hợp chặt chẽ nhiệm vụ chống Đế quốc và phong kiến.
Không chỉ thế, trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương
(tháng 10/1930) cũng chỉ rõ mối quan hệ: “Có đánh đổ được Đế quốc chủ nghĩa
mới phá được các giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có
phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”. Dẫu thế
nhưng mà Luận cương lại còn chưa thông nhất được với Cương lĩnh chính trị khi
chưa nhấn mạnh mâu thuẫn dân tộc cho nên chưa đề cao nhiệm vụ chống đế quốc,
giải phóng dân tộc. Đường lối chiến lược, sách lược do đó tồn tại một vài hạn chế,
phong trào cách mạng chưa thể thành công. Có thể nói, các phong trào đấu tranh
của dân tộc ta đi theo chủ trương giành độc lập dân tộc, kết hợp hai nhiệm vụ phản
đế và phản phong đều ít nhiều đạt được những hiệu quả nhất định. Điển hình như
cuộc vận động dân chủ năm 1936-1939, nhiệm vụ trước mặt được xác định tại Hội
nghị ở Thượng Hải (Trung Quốc) là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc,
chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình.
Cuộc vận động dân chủ giai đoạn 1936-1939 được coi là cuộc tập dượt thứ hai
chuẩn bị cho thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám sau này.
Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân(1939-1945) đặt nhiệm vụ chống
đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Trải qua ba cao trào cách mạng, đã có nhiều lần thay đổi theo bối cảnh cách
mạng thế giới và trong nước nhưng đến cuối cùng Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn
về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ đó và xác định: nhiệm vụ chống đế quốc và
chống phong kiến không thể tách rời nhau, trong đó nhiệm vụ chống đế quốc là
chủ yếu, mang tính quyết định, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm
vụ chống đế quốc và phải thực hiện từng bước với những bước đi, cách làm phù
hợp. Đồng thời phải thực hiện từng bước với những khẩu hiệu cụ thể như: giảm tô,
giảm tức, chia ruộng đât công, chia ruộng đất của bọn phản động cho nông dân
nghèo, tiến tới cải cách ruộng đât. Phân tích mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt
Nam khi Chiến tranh thể giới thứ hai nổ ra, Đảng chủ trương chĩa mũi nhọn của
cách mạng vào đê quốc phát xít Nhật - Pháp và bè lũ tay sai nhằm tập trung giải
quyết yêu cầu chủ yếu cấp bách của cách mạng là giải phóng dân tộc.
Để rồi, thắng lợi của sự kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và
chống phong kiến đóng góp một phần không nhỏ trong thắng lợi Cách mạng Tháng
Tám. Việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ này đã giúp Đảng ta thu phục, tập hợp
và đoàn kết các lực lượng chống đế quốc để làm cách mạng thành công.
Đồng thời, từ bài học đầu mà ta có thể thấy rõ được cái tài trong đường lối
chủ trương của Đảng luôn “cứng rắn trong chiến lược, mềm dẻo trong cách đánh”
xác định mục tiêu rõ ràng rồi luôn linh hoạt ứng biến thay đổi trong mọi tình huống
nhưng vẫn luôn giữ vững lập trường chiến đấu. Cũng là đang khẳng định vị trí lãnh
đạo đúng đắn, chính xác của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh
trong công cuộc giải phóng dân tộc, đưa Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ. /.