-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập Lịch sử đảng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tiểu sử và quá trình hoạt động của Đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc, (tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử Đảng (LSĐ) 78 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Bài tập Lịch sử đảng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tiểu sử và quá trình hoạt động của Đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc, (tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng (LSĐ) 78 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Họ và tên: PHẠM KHÁNH LINH
Mã sinh viên: 2356100035
Lớp hành chính: Thông tin đối ngoại K43 – Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Lớp tín chỉ: LS1001_K43_9
Học phần: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đề bài: Tiểu sử và quá trình hoạt động của Đồng chí Nguyễn Ái Quốc. 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TIỂU SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỒNG CHÍ NGUYỄN ÁI QUỐC
Nguyễn Ái Quốc, (tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi
học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước
đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh năm 1890 ở làng Kim Liên, xã
Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất
ngày 02/9/1969 tại Hà Nội.
Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn
lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm.
Cha là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm
1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã
Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mẹ là
Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868, mất năm 1901, là một phụ nữ cần mẫn,
đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng
thương yêu và chăm lo cho chồng con. Chị gái là Nguyễn Thị Thanh,
còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884, mất năm 1954.
Anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm
1888, mất năm 1950. Em út là bé Xin, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên
sớm qua đời. Các anh chị của Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông
bà, cha mẹ, chăm làm việc và rất thương người, đều là những người yêu
nước, đã tham gia phong trào yêu nước và bị thực dân Pháp và triều đình
phong kiến bắt bớ tù đày.
Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà.
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế lần
thứ nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội. Từ cuối năm 1895 2
đến đầu năm 1901, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha mẹ tại Huế, ở nhờ
nhà một người quen ở trong thành nội (nay là số nhà 112, đường Mai Thúc Loan).
Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc dự thi hội lần thứ hai nhưng vẫn
không đỗ. Cuộc sống gia đình càng thêm chật vật khó khăn. Gần cuối
năm 1898, theo lời mời của ông Nguyễn Sĩ Độ, ông Nguyễn Sinh Sắc về
dạy học cho một số học sinh ở làng Dương Nỗ, tại ngôi nhà của ông
Nguyễn Sĩ Khuyến (em trai ông Nguyễn Sĩ Độ), xã Phú Dương, huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, cách thành phố Huế 6 km. Nguyễn Sinh
Cung cùng anh theo cha về đây và bắt đầu học chữ Hán tại lớp học của cha.
Cuối năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi coi thi ở trường
thi hương Thanh Hoá. Ông đưa Nguyễn Sinh Khiêm đi cùng, còn
Nguyễn Sinh Cung thì về sống với mẹ trong nội thành Huế. Bà Loan
sinh bé Xin trong hoàn cảnh khó khăn túng thiếu nên lâm bệnh và qua
đời. Chẳng bao lâu sau, bé Xin quá yếu cũng theo mẹ. Mới 11 tuổi
Nguyễn Sinh Cung đã chịu nỗi đau mất mẹ và em.
Tháng 5/1901, ông Nguyễn Sinh Huy đậu Phó bảng khoa thi hội
Tân Sửu. Khoảng tháng 9/1901, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình
chuyển về sống ở quê nội. Ông Nguyễn Sinh Huy làm lễ vào làng cho
hai con trai với tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất
Thành (Sinh Cung). Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha
đến xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và tiếp tục học chữ
Hán. Cuối năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng,
huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, khi ông Sắc đến đây dạy học. Tháng
7/1905, Nguyễn Tất Thành theo cha đến huyện Kiến Xương, Thái Bình,
trong dịp ông Nguyễn Sinh Sắc đi gặp các sĩ phu ở vùng đó.
Khoảng tháng 9/1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được
ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) Trường
tiểu học Pháp - bản xứ ở thành phố Vinh. Chính tại ngôi trường này,
Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên được tiếp xúc với khẩu hiệu Tự do - 3
Bình đẳng - Bác ái. Những chuyến đi này giúp Nguyễn Tất Thành mở
rộng thêm tầm nhìn và tầm suy nghĩ. Người nhận thấy ở đâu người dân
cũng lam lũ đói khổ, nên dường như trong họ đang âm ỉ những đốm lửa
muốn thiêu cháy bọn áp bức bóc lột thực dân phong kiến. Trước cảnh
thống khổ của nhân dân, anh đã sớm “có chí đuổi thực dân Pháp giải
phóng đồng bào”. Sau nhiều năm lần lữa việc đi làm quan, cuối tháng
5/1906, ông Nguyễn Sinh Huy vào kinh đô nhậm chức. Nguyễn Tất
Thành và anh trai cùng đi theo cha. Vào Huế, Nguyễn Tất Thành cùng
với anh trai được cha cho đi học Trường tiểu học Pháp - Việt tỉnh Thừa
Thiên, lớp dự bị (cours préparatoire, tháng 9/1906); lớp sơ đẳng (cours élémentaire, tháng 9-1907).
Ở Huế, lần này xảy ra một sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc đời của
Nguyễn Tất Thành. Tháng 4/1908, anh tham gia cuộc biểu tình chống
thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên, khởi đầu cho cuộc đấu tranh suốt
đời Người vì quyền lợi của nhân dân lao động. Vì những hoạt động yêu
nước, tham gia cuộc đấu tranh của nông dân, Nguyễn Tất Thành bị thực
dân Pháp để ý theo dõi. Ông Nguyễn Sinh Huy cũng bị chúng khiển
trách vì đã để cho con trai có những hoạt động bài Pháp. Tuy nhiên,
tháng 8/1908, Nguyễn Tất Thành, với tên gọi Nguyễn Sinh Côn, vẫn
được ông Hiệu trưởng Quốc học Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào học tại
trường. Tháng 9/1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp nhì)
(cours moyen) tại Trường Quốc học Huế.
Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành
được tiếp xúc nhiều với sách báo Pháp. Các thầy giáo của Trường Quốc
học Huế có người Pháp và cả người Việt Nam, cũng có những người yêu
nước như thầy Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến. Chính nhờ ảnh hưởng
của các thầy giáo yêu nước và sách báo tiến bộ mà anh được tiếp xúc, ý
muốn đi sang phương Tây tìm hiểu tình hình các nước và học hỏi những
thành tựu của văn minh nhân loại từng bước lớn dần trong tâm trí của
Nguyễn Tất Thành. Cùng thời gian đó, Nguyễn Tất Thành còn được
nghe kể về những hành động của những ông vua yêu nước như Thành 4
Thái, Duy Tân và những bàn luận về con đường cứu nước trong các sĩ phu yêu nước.
Khoảng tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học
Huế theo cha vào Bình Định, khi ông được bổ nhiệm chức Tri huyện
Bình Khê. Trong thời gian ở Bình Khê, Nguyễn Tất Thành thường được
cha dẫn đi thăm các sĩ phu trong vùng và thăm di tích lịch sử vùng Tây
Sơn. Cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi học tiếp chương
trình lớp cao đẳng (lớp nhất - cours supérieur), tại Trường tiểu học Pháp
- Việt Quy Nhơn. Tháng 6/1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương
trình tiểu học. Sau khi nghe tin cha bị cách chức Tri huyện Bình Khê, bị
triệu hồi về Kinh, anh không theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam.
Trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành dừng
chân ở Phan Thiết. Ở đây anh xin vào làm trợ giáo (moniteur), được giao
dậy một số môn, đồng thời phụ trách các hoạt động ngoại khoá của
Trường Dục Thanh, một trường tư thục do các ông Nguyễn Trọng Lội và
Nguyễn Quý Anh (con trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước)
thành lập năm 1907. Ngoài giờ lên lớp, Nguyễn Tất Thành tìm những
cuốn sách quý trong tủ sách của cụ Nguyễn Thông để đọc. Lần đầu tiên
anh được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng
Pháp như Rútxô (Rousseau), Vônte (Voltair), Môngtétxkiơ
(Montesquieu). Sự tiếp cận với những tư tưởng mới đó càng thôi thúc
anh tìm đường đi ra nước ngoài.
Tháng 2/1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Anh
ở tạm tại trụ sở các chi nhánh của Liên Thành công ty đặt tại Sài Gòn,
như nhà số 3, đường Tổng đốc Phương (nay là số 5, đường Châu Văn
Liêm); nhà số 128, Khánh Hội. Ở Sài Gòn một thời gian ngắn, anh
thường đi vào các xóm thợ nghèo, làm quen với những thanh niên cùng
lứa tuổi. Ở đâu anh cũng thấy nhân dân lao động bị đọa đày, khổ nhục.
Nguyễn Tất Thành cũng hay đến những cửa hàng ở gần cảng Sài Gòn, 5
nơi chuyên nhận giặt là quần áo cho các thủy thủ trên tàu Pháp, để tìm
cách xin việc làm trên tàu, thực hiện ước mơ có những chuyến đi xa.
Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân
Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Nguyễn Ái Quốc đã chứng
kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống
thực dân, sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại
tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Với ý chí và quyết tâm đó, tháng 6/1911,
Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.
Ngày 03/6/1911, Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên lên con tàu
Amiran Latusơ Tơrêvin với cái tên là Văn Ba. Hai ngày sau, 05/6/1911
con tàu rời cảng Nhà Rồng đến Pháp.
Từ năm 1912 - 1917, dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí
Minh đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà
mình với nhân dân lao động. Qua thực tiễn, Hồ Chí Minh cảm thông sâu
sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa
cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Hồ Chí Minh sớm nhận thức
được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một
bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và tích cực
hoạt động nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong
phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, lấy tên
là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp,
Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi
quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân
dân các nước thuộc địa.
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương của Lênin
về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham
gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp. Tại đây Người đã bỏ phiếu tán thành 6
Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người
Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Từ năm 1921 đến tháng 6/1923,
Nguyễn Ái Quốc tham gia nhiều hoạt động: thành lập Hội Liên hiệp các
dân tộc thuộc địa, dự Đại hội lần thứ I và lần thứ II của Đảng Cộng sản
Pháp, sinh hoạt trong Câu lạc bộ Phôbua, làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút
Báo Người cùng khổ. Ngày 13/6/1923, Người rời nước Pháp đi Đức và
đến thành phố Xanhpêtécbua (Liên Xô) ngày 30/6/1923.
Từ tháng 7/1923 đến tháng 10/1924, Nguyễn Ái Quốc tích cực
hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế, bổ sung và phát triển lý
luận về cách mạng thuộc địa. Người hoạt động trong Quốc tế Nông dân;
tham dự Đại hội II Quốc tế Công hội đỏ, Đại hội Quốc tế Cộng sản
Thanh niên; tiếp tục viết nhiều sách báo tuyên truyền cách mạng, hoàn
thành tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp; học tập tại trường Đại học
phương Đông; tham gia Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản và được chỉ
định là cán bộ Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản.
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu
(Trung Quốc). Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng
Thanh niên, trực tiếp mở các lớp huấn luyện cán bộ, ra Báo Thanh niên
(1925), tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp và in
thành tác phẩm Đường Cách mệnh, được xuất bản vào năm 1927. Hè
năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Trung Quốc đi Liên Xô, sau đó đi Đức
(tháng 11/1927) rồi bí mật sang Pháp, đến nước Bỉ dự cuộc họp của Đại
hội đồng liên đoàn chống đế quốc (tháng 12/1927), rồi quay lại Đức, đi
Thụy Sỹ, sang Italia. Tháng 7/1928, Nguyễn Ái Quốc tới Xiêm (Thái
Lan), cải trang là một nhà sư đầu trọc, với bí danh Thầu Chín để tuyên
truyền và huấn luyện cho Việt kiều tại Xiêm, đồng thời xuất bản báo gửi
về nước. Cuối năm 1929, Người rời khỏi Vương quốc Xiêm La và sang Trung Quốc. 7
Từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung
Quốc), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản,
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1930 đến năm 1941, tuy
hoạt động ở nước ngoài nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn chỉ đạo sát sao
phong trào cách mạng trong nước. Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ (
), Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hồng Sung Man Cho
Koong bắt giam với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương.
Tờ L’Humanite’ (Nhân đạo) số ra ngày 9 tháng 8 năm 1932 đưa tin
Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng
Kông, đồng thời tố cáo đây là âm mưu của Thực dân Pháp cấu kết với
Anh nhằm ám sát người lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau đó,
nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Fransis Henry Loseby,
Tống Văn Sơ được thả ngày 28 tháng 12 năm 1932. Ông đi Thượng
Hải rồi bí mật quay trở lại, Liên Xô học tại trường Quốc tế Lênin.
Nguyễn Ái Quốc đến Moskva vào mùa xuân năm 1934. Với bí danh
, Nguyễn Ái Quốc học ở T Lin
rường Quốc tế Lênin(1934-1935).
Sau đó dưới tên Linov, ông dự Đại hội lần thứ 7 Đệ Tam Quốc
tế (từ 25/7 đến 20/8 năm 1935) với vai trò quan sát viên của Ban Thư ký
Dalburo. Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc bị Ban Lãnh đạo Hải
ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương viết thư gửi Quốc tế Cộng
sản kết tội phải chịu trách nhiệm chính về việc hơn 100 đảng viên
của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bị bắt, do việc Người biết Lâm
Đức Thụ trước đây là kẻ phản bội mà vẫn tiếp tục sử dụng. Người bị
buộc phải ở Liên Xô cho đến năm 1938, bị giam lỏng vì nghi ngờ lý do
ông được nhà cầm quyền Hồng Kông trả tự do. Quốc tế Cộng sản thành
lập Ban Thẩm tra vì nghi ngờ sự trung thành chính trị của Nguyễn Ái
Quốc nhưng không tìm ra chứng cứ cho thấy điều này, nên hồ sơ vụ việc
đã được Ban Thẩm tra quyết định hủy bỏ. Sau đó, ông tham gia lớp
nghiên cứu sinh Viện Nghiên cứu các Vấn đề Dân tộc và Thuộc địa
của Quốc tế Cộng sản. 8
Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô đến Diên An (Trung Quốc) làm
việc tại Bộ chỉ huy Bát lộ quân. Trong vai Thiếu tá Bát lộ quân tên là Hồ
Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát lộ quân Quế
Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não
của Đảg Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa
đông 1938 đến đầu năm 1939.
Ngày 28/1/1941, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc trở
về nước (tại cột mốc 108 thuộc xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng).
Từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần
thứ VIII của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Khuổi Nặm
(Pắc Bó, Cao Bằng). Hội nghị đã xác định đường lối đấu tranh giải
phóng dân tộc, chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Minh, sáng lập Báo Việt
Nam Độc lập, tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt
trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm
lược sang Trung Quốc bắt liên lạc với Đồng minh, cùng phối hợp hành
động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính
quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam khi đang cùng một
người Trung Quốc từ ngày 29/8 trong các nhà lao của tỉnh Quảng
Tây (Trung Quốc) và bị giam hơn một năm. Trong thời gian bị giam giữ,
Người viết cuốn Nhật ký trong tù. Tháng 9/1943, Người được thả tự do.
Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng
12/1944, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 5/1945,
Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề
nghị của Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã
họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban
giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. 9
Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
Nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngày 02/9/1945 tại
Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người đọc Tuyên ngôn độc lập, khai
sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam). Những năm 1945 - 1946, Người cùng Trung ương
Đảng lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng
non trẻ, đối phó với thù trong, giặc ngoài, đưa cách mạng Việt Nam vượt
qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”; tổ chức Tổng tuyển cử trong cả
nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt
Nam. Quốc hội khóa I (1946) đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 2/3/1946, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập
do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 31/5/1946, Hồ Chí Minh lên đường
sang Pháp theo lời mời của chính phủ nước này. Ngày 14/9/1946, Hồ
Chí Minh ký với đại diện chính phủ Pháp, Bộ trưởng Thuộc địa Marius
Moutet, bản Tạm ước Việt-Pháp (Modus vivendi) Ngày 03/11/1946, Chủ
tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ thành lập Chính phủ
mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ (từ tháng
11/1946 - đến tháng 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Tháng 3
năm 1947, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chuyển lên Việt Bắc Từ
năm 1947 cho tới năm 1950, Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống pháp. Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm
Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
Ngày 8 tháng 7 năm 1957, Hồ Chí Minh ghé thăm Bắc Kinh trên
đường đi Bắc Hàn, Liên Xô và Đông Âu khi chiến dịch chống phái hữu
ở Trung Quốc bắt đầu. 8/1957, một năm sau Cuộc nổi dậy năm 1956 tại
Hungary, Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn Đại biểu cấp Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa bỏ ra năm ngày thực hiện cuộc viếng thăm hữu nghị Cộng hòa
nhân dân Hungary. Trên đường quay về Việt Nam vào cuối tháng 8 năm
1957, Hồ Chí Minh một lần nữa ghé thăm trung Quốc và gặp các lãnh
đạo Trung Quốc lúc ấy đang bận rộn với chiến dịch chống phái hữu. 10
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân
Việt Nam đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ năm
1954 lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đưa miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết.
Quân Pháp rút về nước, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải
phóng. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, sau 2 năm sẽ tổ chức Tổng tuyển cử
thống nhất nước Việt Nam. Nhưng đế quốc Mỹ với ý đồ xâm lược Việt
Nam từ lâu, đã lợi dụng cơ hội, gạt Pháp ra, nhảy vào tổ chức, chỉ huy
ngụy quyền, ngụy quân tay sai, viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Nam
thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài nước ta. Cả dân tộc ta lại bước
vào cuộc chiến đấu chống xâm lược mới.
Trước bối cảnh đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
tiếp tục lãnh đạo Nhân dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam, thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Tháng 10/1956, tại Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng lần thứ X
(khóa II), Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử giữ chức Chủ tịch Đảng.
Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960), Người được bầu lại làm
Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc
hội khóa II, khóa III bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường
lối đúng đắn, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công
cuộc cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thắng lợi; đặt nền
móng và không ngừng vun đắp tình hữu nghị giữa dân tộc Việt Nam với
các dân tộc trên thế giới, giữa Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng
Cộng sản Việt Nam) với các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế. 11
Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời là tổn thất vô cùng
lớn lao. Đồng bào và chiến sĩ cả nước ta thương nhớ Người khôn xiết.
Sự ra đi của Người để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn
dân tộc Việt Nam và tình đoàn kết thân ái với nhân dân tiến bộ trên thế giới. 12