Bài tập lớn cuối kỳ học phần Địa lý du lịch thế giới | Trường Đại học Phenikaa
Trang phục truyền thống là quần áo và trang phục truyền thống của một quốc gia, một địa phương, một dân tộc, hoặc có khi là một thời kỳ lịch sử nào đó của một nhóm người. Mặc quốc phục thường mang ý niệm củng cố tinh thần đoàn kết của một cộng đồng hay đoàn thể. Mỗi quốc gia ở Đông Á sẽ có một trang phục truyền thống riêng như Kimono(Nhật Bản), Hanbok (Hàn Quốc, Triều Tiên), Hán Phục (Trung Quốc), Sườn xám ( Trung Quốc), Trang phục Tây Tạng (Mông Cổ). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA DU LỊCH ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN CUỐI KÌ Sinh viên
: ĐẶNG THỊ KHÁNH LY Lớp
: Địa lý du lịch thế giới-1-1-2023(N01) Mã SV : 22014541
HÀ NỘI, THÁNG 10/2023 1 I.
Anh/ chị hãy phân tích các đặc điểm tự nhiên, văn hoá và giơid thiệu
10 điểm du lịch của khu vực châu Á đã được chuẩn bị theo bài thuyết trình. II.
Hãy xây dựng chương trình du lịch cụ thể theo các lịch trình đã cho (theo đề cương) 2 I. DU LỊCH ĐÔNG Á
1. Đặc điểm tự nhiên
Bao gồm 2 bộ phận: đất liền và hải đảo. Khu vực địa lý này bao gồm Trung Quốc,
Đài Loan, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên và Hàn Quốc. Phía Bắc giáp Bắc Á,
phía Tây giáp Trung Á, phía Nam giáp Nam Á và Đông Nam Á Phía Đông giáp Thái Bình Dương a. Địa Hình:
Có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa
phía tây Trung Quốc. Nhiều núi cao có băng hà bao phủ quanh năm, là nơi bắt
nguồn của nhiều sông lớn. Các vùng đồi, núi thấp và các đồng bằng rộng, bằng
phẳng, phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. b. Sông ngòi:
Sông A-Mua, Sông Hoàng Hà và Sông Trường Giang c. Khí Hậu:
Cận nhiệt lục địa quanh năm khô Ở Đông Á, nửa phía đông phần đất liền và phần
hải đảo trong một năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió mùa tây bắc,
thời tiết khô và lạnh. Riêng ở Nhật bản, do gió tây bắc đi qua biển nên vẫn có
mưa.Về mùa hạ có gió đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều. Nhờ
khí hậu ấm, nửa phía đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và phần hải đảo có
rừng bao phủ. Ngày nay phần lớn rừng đã bị con người khai phá, diện tích rừng
còn lại rất ít.Nửa phía tây phần đất liền (tức Tây Trung Quốc) do vị trí nằm sâu 3
trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khô
hạn, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.
2. Xã hội và văn hóa a. Trang phục
Trang phục truyền thống là quần áo và trang phục truyền thống của một quốc gia,
một địa phương, một dân tộc, hoặc có khi là một thời kỳ lịch sử nào đó của một
nhóm người. Mặc quốc phục thường mang ý niệm củng cố tinh thần đoàn kết của
một cộng đồng hay đoàn thể. Mỗi quốc gia ở Đông Á sẽ có một trang phục truyền
thống riêng như Kimono(Nhật Bản), Hanbok (Hàn Quốc, Triều Tiên), Hán Phục
(Trung Quốc), Sườn xám ( Trung Quốc), Trang phục Tây Tạng (Mông Cổ).
Kimono – Kimono là trang phục Nhật Bản truyền thống ra đời từ rất lâu và được
lưu giữ cho tới ngày nay. Kimono có nhiều loại được thiết kế với họa tiết và phong
cách khác nhau. Tuy nhiên thiết kế chính của Kimono vẫn là bộ trang phục được
tạo từ bốn mảnh vải riêng cùng một chiếc đai.Kiểu dáng của Kimono cùng được
thiết kế đa dạng cho hợp với độ tuổi và hoàn cảnh của người mặc. Màu sắc, họa
tiết của trang phục cũng đa dạng và bắt mắt. Thường được may từ vải thủ công từ
các chất liệu như lụa, vải lanh hay sợi gai. Khi xã hội phát triển, Kimono còn được
chọn may từ vải sợi tơ nhân tạo, cotton.
Hanbok – là bộ trang phục truyền thống của những người dân thuộc hai quốc gia
Hàn Quốc và Triều Tiên. Bộ trang phục này có màu sắc sặc sỡ rất đặc trưng, các
đường kẻ đơn giản và không có túi. Dù tên gọi của nó là Hàn Phục, nhưng ngày
nay từ hanbok thường chỉ đề cập đến trang phục bán chính thức hay chính thức
theo phong cách Triều Tiên và được mặc trong các dịp lễ hội. 4
Xường xám là qipao, được phát triển từ changpao (Áo dài) của những người phụ
nữ Mãn Châu ở triều đại nhà Thanh (1644–1912). Xường xám đã được phát triển
theo các phong cách khác như, như phong cách Bắc Kinh, phong cách Thượng Hải
và phong cách Hồng Kông. Mỗi phong cách sẽ có sự khác biệt về màu sắc, chất liệu và thiết kế. b. Văn hóa, chữ viết Trung Quốc:
Trung Quốc có một lịch sử văn hóa lâu đời và đa dạng. Trong Tam giáo thì Nho
giáo (儒教) và Đạo giáo (道教) là hai hệ thống tín ngưỡng/tôn giáo bản địa của
Trung Quốc; còn Phật giáo là một tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, chữ Hán, kung
fu, chiến thuật và triết học của Lão Tử và Khổng Tử. Trung Quốc cũng nổi
tiếng với nghệ thuật đồng quê và ẩm thực đa dạng, như bánh xèo Peking và chả
giò. Trung Quốc sử dụng bộ chữ Hán (Hanzi) là hệ thống viết chính. Ngoài ra,
họ cũng sử dụng chữ Hán Nôm và chữ Hán thông qua các biến thể trong tiếng Trung Quốc. Nhật Bản:
Văn hóa Nhật Bản có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, với các yếu tố
như chữ Kanji, nghệ thuật ikebana, chado (nghi lễ trà), kimono, và văn hóa
samurai. Nhật Bản cũng nổi tiếng với nghệ thuật origami và nền công nghiệp
giải trí như manga và anime.Tôn giáo ở Nhật Bản, được thống trị bởi hai tôn
giáo chính: Thần đạo - Shinto (tôn giáo dân gian của người Nhật) và Phật giáo
với các tổ chức liên quan. Nhật Bản sử dụng một hệ thống viết bao gồm chữ
Kanji (mượn từ chữ Hán), hiragana, và katakana. Kanji được sử dụng cho các 5
từ vựng và ký hiệu chính thống, trong khi hiragana và katakana thường được sử
dụng cho các từ địa phương và tên riêng. Hàn Quốc:
Hiện nay, tôn giáo tại Hàn Quốc có sự phân bố như sau: 49% theo đạo Phật,
49% theo Kitô giáo (trong đó có 39% theo Tin lành và 10% theo Thiên chúa
giáo), 1% là tín đồ đạo Khổng, 1% còn lại theo các tôn giáo khácHàn Quốc có
một văn hóa pha trộn của truyền thống và hiện đại, với sự ảnh hưởng của chữ
Hangeul, K-pop, nghi lễ Confucianism, và ẩm thực ngon như kimchi và
barbecue.Hàn Quốc sử dụng chữ Hangeul, một hệ thống viết độc lập phát triển
bởi vua Sejong vào thế kỷ 15. Chữ Hangeul rất dễ học và sử dụng. Mongolia:
Tôn giáo ở Mông Cổ cho tới nay Phật giáo (53%) Không tôn giáo (38,6%) Hồi
giáo (3%) Saman giáo (2,9%) Kitô giáo (2,2%) Khác (0,4%)Văn hóa Mongolia
bao gồm truyền thống như âm nhạc morin khuur (đàn cưỡi ngựa), hợp tác gia
súc, và nghi lễ chân quê của dân tộc người Mongol. Ngoài ra, Mongolia còn nổi
tiếng với những vùng đất hoang dã và chăn thả gia súc. Mongolia sử dụng bảng
chữ cái Cyrillic, được giới thiệu bởi Liên Xô vào thế kỷ 20. Tuy nhiên, trước
đây, họ cũng sử dụng bảng chữ cái Uighur truyền thống.
Đài Loan: Văn hóa Đài Loan có ảnh hưởng từ chữ Hán và văn hóa Trung Quốc,
nhưng họ cũng giữ vững các truyền thống và nghệ thuật của riêng mình, bao
gồm nghệ thuật dân gian và lễ hội truyền thống.
3. Những địa điểm du lịch nổi bật.
a. PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN 6
Phượng Hoàng cổ trấn là một phố cổ thuộc huyện Phượng Hoàng ở phía Tây tỉnh Hồ Nam được
chính thức xây dựng từ những năm 1.700 nhưng đã tồn tại trước đó từ thời Chiến Quốc, trấn
Phượng Hoàng thuộc huyện cùng tên, là nơi sinh sống chủ yếu của tộc người Miêu, Hán và Thổ
Gia.Tại đây vẫn còn lưu giữ một phần của “Vạn Lý Trường Thành Phương Nam” vốn được nhà
Minh xây dựng từ 1554-1622 nhằm tránh các đợt tấn công của tộc người Miêu trong giai đoạn
căng thẳng với triều đình.Ngày nay, Phượng Hoàng trấn khoác lên mình chiếc áo cổ kính tách
biệt với nhịp sống hối hả bên ngoài thông qua những dãy nhà cổ, đền thờ, thành quách và cả nhịp
sống chậm rãi của người dân nơi đây.
Vẻ đẹp của Phượng Hoàng cổ trấn còn được tăng lên bội phần khi con sông Đà Giang vắt ngang
chia đôi cổ trấn nằm trọn trong những ngọn núi. Nước sông xanh biếc áng mình bên cạnh những
ngôi nhà gỗ mái ngói âm dương nhuốm màu thời gian, đủ khiến bức tranh Phượng Hoàng Cổ
Trấn lãng mạn, đầy chất thơ và đôi chút hoài niệm. b. Tử cấm thành
Tử Cấm Thành (tiếng Trung: 紫禁城 Zǐjìnchéng, tiếng Anh: The Forbidden City), ngày nay còn
được gọi là Cố Cung ((故宮), tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố Bắc Kinh, là cung điện của 24
triều vua từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Các cung điện đồ sộ trong Tử Cấm thành được
khởi công vào năm thứ 4 đời vua Vĩnh Lạc - vị hoàng đế kiệt xuất của triều Minh, và là một
trong những vị vua lỗi lạc của Trung Quốc (tức là năm 1406), và hoàn thành sau 14 năm (tức là
năm 1420). Đây là cung điện hoàng gia được bảo tồn tốt nhất của Trung Quốc và là một trong
những cung điện lâu đời nhất trên thế giới. c. Núi Phú Sĩ
Núi Phú Sĩ (hay còn gọi là núi Fuji) cao 3779 mét cao hơn nóc nhà Đông Dương đỉnh fansipang
được hình thành bởi trận động đất vào năm 286TCN. Vụ phun trào đầu tiên ở ngọn núi xảy ra
vào khoảng 600.000 năm về trước, còn vụ phun trào mới nhất là vào năm 1708. Chính do dung
nham phun trào đã kết dính 2 bên sườn núi, tạo thành hình chóp nón mà du khách nhìn thấy ngày nay. 7
Trên đỉnh cao nhất của núi Fuji là miệng núi lửa có đường kính hơn 50 mét và sâu khoảng 250
mét. Xung quanh núi Phú sĩ có nhiều đỉnh núi khác như: Osahidake, Izudake, Jojudake,
Komagatake, Mushimatake, Kengamme, Hukusandake và Kukushidake. Có nhiều hồ đẹp xung
quanh núi phú sĩ để chọn lựa, chẳng hạn như hồ Ashinoko (Hakone, tỉnh Kanagawa), hồ Tanuki
(tỉnh Shizuoka), và đặc biệt là chuỗi 5 hồ với tên gọi “Phú Sĩ Ngũ Hồ” ( hồ Yamanaka, hồ
Kawaguchi, hồ Sai, hồ Shoji, hồ Motosu) là điểm đến phổ biến trong các tour du lịch Nhật Bản.
Hình dạng: Núi Fuji là núi lửa tròn đỉnh. Chu vi miệng rộng 3000m, sâu 237m, là miệng núi lửa
để lại.Từ năm 781 đến 1707 núi lử phun 18 lần và hiện vẫn còn hoạt động, đỉnh núi vẫn còn hiện
tượng phụt hơi.Sở dĩ Phú Sĩ còn gọi là Fuji vì đó là ngôn ngữ của dân tộc Hạ di, Fuji có nghĩa là núi lửa. d. Tháp Taipei 101
Tháp Taipei 101 còn có tên gọi là tháp Đài Bắc 101, là biểu tượng của sự phồn vinh của Đài
Loan. Được khởi công xây dựng từ năm 1999 bởi kiến trúc sư Lý Tổ Nguyên cùng các đối tác
chiến lược, Taipei 101 được bắt đầu hoạt động từ năm 2004 với tổng chi phí lên tới 1,76 tỷ USD.
tòa tháp có tổng diện tích sàn là 412.500 mét vuông, chiều cao 509.2 mét, tòa tháp này có tới 101
tầng, đúng như tên gọi của nó. Đây là tòa nhà đầu tiên trên thế giới vượt mốc 500m, trở thành tòa
nhà cao nhất thế giới lúc bấy giờ. Mãi đến năm 2010, vị trí này mới bị soán ngôi bởi Burj
Khalifa của Dubai. Bên cạnh đó, tháp còn nổi bật với kiến trúc kính dựng màu lục - lam được
tráng men, tạo thành lớp bảo vệ nhiệt và tia cực tím để để ngăn 50% nhiệt bên ngoài và có thể
chịu được va đập 7 tấn. Đồng thời với hệ thống nước tái chế từ mái có thể đáp ứng 20 - 30% nhu
cầu nước của tòa nhà. Đó cũng là lý do tòa tháp Đài Bắc 101 được mệnh danh là “tòa nhà xanh
cao nhất thế giới” theo tiêu chuẩn LEED. Bên trong Taipei 101 rất sang trọng và cầu kì, từ tầng 1
đến tầng 5 là trung tâm thương mại, nơi quy tụ rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới
và các nhà hàng kiểu hoa vang danh, đặc biệt là thương hiệu nhà hàng Ding Tai Fung ngon nức tiếng. e. Đảo Jeju 8
Được mệnh danh là “hòn đảo của hòa bình”, hay đảo tình yêu, phim trường của rất nhiều bộ
phim nổi tiếng làm say lòng khán giả quốc tế. Đảo Jeju khiến khách du lịch say đắm bởi nét đẹp
bình lặng, hoang sơ nhưng không kém phần quyến rũ của nó.eju là hòn đảo lớn nhất của Hàn
Quốc, có chiều dài là 41km chiều rộng là 73km. Là nơi có khí hậu tuyệt vời nhất của Hàn Quốc,
thời tiết ôn hòa mát mẻ quanh năm, thời điểm nóng nhất trong năm nhiệt độ cũng chỉ tới 33 độ
C. Cảnh quan nơi đây khiến không chỉ người dân mà du khách quốc tế cũng không khỏi ngất
ngây. Thiên nhiên đẹp với các thác nước tự nhiên hùng vĩ, các bãi biển trắng trải dài, nước biển
trong xanh cùng rất nhiều các điểm tham quan tuyệt đẹp. Thời điểm tuyệt vời nhất để đến du lịch
đảo Jeju Hàn Quốc là từ tháng 4 đến tháng 6, thời điểm này cả thời tiết và thiên nhiên đều rực rỡ
và tươi mới nhất. đến đây không thể bỏ lỡ các điểm : Con đường mòn olle nổi tiếng, đồi trà
O’sulloc, Hallasan ngon núi cao nhất Hàn Quốc,… f. Seoul Hàn Quốc g. Thảo nguyên Kharkhorin
Thảo nguyên Kharkhorin là một khu vực đồng cỏ rộng lớn tại Mông Cổ, nằm ở vùng trung tâm
của đất nước này và là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng của Mông Cổ. Thảo nguyên
Kharkhorin có diện tích khoảng 121.967 km², là một trong những khu vực đồng cỏ lớn nhất của
thế giới.Khu vực này có phong cảnh đẹp và đa dạng với đồng cỏ bao la, các dãy núi và dòng
sông Orkhon chảy qua. Thảo nguyên Kharkhorin cũng là nơi có nhiều di sản văn hóa thế giới của
UNESCO như khu phố cổ Karakorum, ngôi chùa Erdene Zuu và các địa danh khác. h. Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành là một trong những công trình tham vọng nhất trong lịch sử các nền văn
minh của nhân loại. Vị tướng quân nổi tiếng dưới thời Tần, Mông Điềm - người chiu trách nhiệm
chính trong việc xây dựng tường thành đã tuyên bố sử dụng một số lượng binh lính khổng lồ, tù
nhân, và dân thường để phục vụ xây dựng.
Được xây dựng chủ yếu từ đất và đá, tường thành kéo dài hơn 3000 dặm về phía Tây từ bờ biển
Bột Hải, Sơn Hải Quan trải dài qua 9 tỉnh, 100 huyện và kết thúc ở tây bắc tỉnh Cam Túc. Ở một
số khu vực chiến lược quan trọng, các đoạn tường thành được xây dựng chồng lên nhau để tạo
nên sự phòng thủ tối đa, bao gồm cả đoạn Bát Đạt Lĩnh là đoạn tường được đến thăm nhiều nhất 9
nằm các thủ đô Bắc Kinh 50 dặm về phía tây bắc, là đoạn tường mà sau này được xây dựng bởi
nhà Minh. Điểm cao nhất của Bát Đạt Lĩnh cao đến hơn 1000m so với mực nước biển và đây
cũng là đoạn tường thành đầu tiên được mở cửa cho khách vào tham quan từ năm 1957.Mặc dù
được xây dựng trong một thời gian rất dài xuyên suốt lịch sử, nhưng thật tế tường thành còn tồn
tại đến ngày nay chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh (1368-1644). Cũng giống như
người Mông Cổ, những hoàng đế đầu tiên của nhà Minh cũng không coi trọng lắm việc củng cố
biên giới phòng vệ và việc xây dựng cũng bị hạn chế trước cuối thế kỷ 15. Năm 1421, hoàng đế
Minh Thành Tổ tuyên bố Bắc Kinh trở thành kinh đô mới của Trung Quốc. Dưới sức mạnh của
những người người cầm quyền, văn hóa Trung Quốc phát triển cực thịnh, nhiều công trình được
xây dựng thêm vào Vạn Lý Trường Thành như cầu, đền, chùa. Vạn Lý Trường Thành được biết
đến ngày hôm nay được xây dựng vào khoảng năm 1474. Sau gian đầu của thời kì phát triển,
những người đứng đầu nhà Minh bắt đầu chú trọng hơn đến việc phòng vệ bằng viêc cải tạo và
mở rộng Vạn Lý Trường Thành, và xem đây là chìa khóa chính trong chiến lược bảo vệ đất
nước. Vạn Lý Trường Thành dưới thời nhà Minh được tính bắt đầu từ Sơn Hải Quan đến gần
Vĩnh Bột Hải và kết thúc tại tỉnh Cam Túc giáp với biên giới Sa mạc Gobi. Trường thành kéo dài
qua 9 tỉnh và 100 huyện, dài tời hơn 500km.Vào giữa thế kỷ 17, người Mãn Châu đã vượt qua
bức trường thành và chiếm lấy Bắc Kinh, nhà Minh sụp đổ, người Mãn Châu thành lập nên triều
đại nhà Thanh (1644-1912). Từ đó việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành cũng chấm dứt, những
hoạt động sau này chỉ là trùng tu, sửa chữa. Từ giữa thế kỷ 18 đến 20, Vạn Lý Trường Thành nổi
lên như một biểu tượng của đến quốc Trung Hoa đặc biệt là người phương Tây ngày một biết
đến nhiều hơn. Vạn Lý Trường Thành không chỉ thể hiện sự hùng mạnh của Trung Quốc về cả
vật chất lẫn tinh thần. Một trường thành được xây dựng suốt 2000 năm, trải qua các triều đại
trong lịch sử này đóng vai trò như một rào chắn để đẩy lùi những ảnh hưởng của nước ngoài với
Trung Quốc cũng như giúp những người cầm quyền kiểm soát được dân chúng.
Ngày nay, Vạn Lý Trường thành được công nhận làm một trong những kiến trúc ấn tượng nhất
trong lịch sử. Vào năm 1987, UNESCO đã công nhận Vạn Lý Trường Thành là Di sản thế giới.
Vào thế kỷ 20, một tuyên bố đã nổi lên về việc Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo duy
nhất có thể nhìn thấy từ không trung. Sau nhiều năm, nhiều đoạn đường đã được xây dựng cắt
ngang trường thành tại một số điểm, và nhiều đoạn tường đã bị hư hỏng sau nhiều thế kỷ bị bỏ
quên. Đoạn trường thành được biết đến nhiều nhất chính là Bát Đạt Lĩnh, được trùng tu lần cuối
vào năm 1950 và thu hút hàng nghìn khách du lịch Trung Quốc đến đây mỗi ngày. 10 i. Khu lăng mộ Goguryeo
Quần thể Lăng mộ Cao Câu Ly là quần thể những ngôi mộ ở Bình Nhưỡng và Nampho, Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Đây cũng là di sản thế giới đầu tiên của Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Triều Tiên được UNESCO công nhận.Quần thể này bao gồm 30 ngôi mộ nằm rải rác
của vương quốc Cao Câu Ly, một trong Tam Quốc ở bán đảo Triều Tiên. Đây là một trong những
vương quốc mạnh nhất ở bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Trung Quốc tồn tại từ năm 37 TCN đến thế kỷ thứ 7.
Hiện có 10.000 ngôi mộ thời Cao Câu Ly nhưng chỉ có khoảng 90 ngôi mộ ở Đông Bắc Trung
Quốc và Triều Tiên được khai quật là có các bức tranh tường.Quần thể là nơi chôn cất vua chúa,
hoàng hậu và các thành viên của gia tộc hoàng gia. Những bức tranh độc đáo được tìm thấy tại
các ngôi mộ mang đến một cái nhìn độc đáo về cuộc sống hàng ngày thời Cao Câu Ly. Trong số
quần thể được đưa vào danh sách Di sản thế giới có cả lăng mộ của vua Đông Minh. j.
II.TOUR DU LỊCH TRUNG QUỐC 5 NGÀY 4 ĐÊM
Ngày 1: Hà Nội - Lệ Giang Buổi sáng
- Đoàn tập trung ở Rạp xiếc Trung Ương lúc 7h00. Xe đón đoàn ra sân bay
Nội Bài, đáp chuyến bay QH802 lúc 11h15 - 13h15 đi Lệ Giang.
- Đoàn ăn trưa nhẹ 1 suất cơm hoặc xôi. Buổi chiều
- Đoàn hạ cánh, Xe và HDV đón đoàn đưa đoàn đi tham quan Thành Cổ Lệ Giang:
- Công Viên Hắc Long Đàm – có không gian rộng lớn với những hồ nước,
những cây cầu đá và những vọng lâu đều mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa xưa. 11
- Thành cổ Lệ Giang - xây dựng cách đây hơn 800 năm. Nơi đây sở hữu
những góc phố cổ kính mang phong cách văn hóa truyền thống của dân tộc
Nạp Tây được trang trí bởi hoa lá, cây cảnh xung quanh xen lẫn những con kênh uốn lượn.
- Đoàn ăn tối tại nhà hàng. Buổi tối
- Nghỉ đêm tại khách sạn ở Lệ Giang
- Bữa ăn: Bữa trưa / Bữa tối ( Tại khách sạn Lệ Giang thực đơn sẽ theo nhà hàng)
Ngày 2: Lệ Giang - Núi tuyết Ngọc Long Buổi sáng
- Đoàn ăn sáng tại khách sạn, sau đó đoàn khởi hành đi tới khu khu lịch Núi
Tuyết Ngọc Long. Đoàn tham quan:
- Khu Núi tuyết Ngọc Long: Quý khách đi cáp treo nhỏ lên thăm Vân Tam
Bình – độ cao 3200 m ngắm cảnh đẹp
- Tham quan Bạch Thủy Hà ( không bao gồm phí xe điện ) - được tạo thành
bởi băng tan từ núi tuyết Ngọc Long. 12
Thung Lũng Lam Nguyệt Cốc (không bao gồm phí xe điện): Thung lũng này
nằm ở phía Bắc Cam Hải Tử, phía Nam của Vân Sam Bằng, và chảy dọc
dưới chân núi ở phía Đông của Ngọc Long tuyết sơn.
Đoàn ăn trưa tại nhà hàng trong khu du lịch.
- Thung Lũng Lam Nguyệt Cốc (không bao gồm phí xe điện): Thung lũng này
nằm ở phía Bắc Cam Hải Tử, phía Nam của Vân Sam Bằng, và chảy dọc
dưới chân núi ở phía Đông của Ngọc Long tuyết sơn. Buổi chiều
- Sau bữa trưa, đoàn tiếp tục tham quan:
- Xem chương trình “Ấn Tượng Lệ Giang” do đạo diễn lừng danh Trương Nghệ Mưu dàn dựng.
- Ngọc Thủy Trại - ngôi làng cổ của tộc người Naxi. Làng Naxi còn là nơi
sinh sống của hàng ngàn người dân, với sự đan xem giữa truyền thống và hiện đại.
Đoàn ăn tối tại nhà hàng. Buổi tối
- Nghỉ đêm tại Lệ Giang.
Ngày 3: Lệ Giang - Shangrila Buổi sáng
- Quý khách ăn sáng tại khách sạn, sau đó đoàn khởi hành đi Shangrila –
“Vùng đất bất tử”.
Đoàn ăn trưa tại nhà hàng. Buổi chiều 13
- Đoàn di chuyển tham quan:
- Hổ Khiêu Hiệp (Tiger Leaping Gorge) - Hẻm núi hổ này nằm cách Lệ Giang
60km về phía Bắc, được coi là hẻm núi hiểm trở nhất thế giới, thu hút những
ai ưa mạo hiểm. Nơi đây vách núi dựng đứng, trên đầu trời xanh như ngọc,
dưới chân là vực sâu hun hút, nước xoáy tung bọt trắng xóa
Tu viện Songzanlin: Tu viện này do vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 xây dựng năm
1679 theo nguyên mẫu thu nhỏ của cung điện Potala (Tây Tạng) và được
hoàn thành sau 2 năm xây dựng.
- Thành cổ DuKeZong: Tới nơi đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng
trăm căn nhà kiểu Tây Tạng cổ xưa được gìn giữ cẩn thận, được những
người Tạng hiếu khách giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng, nếp sống
sinh hoạt thường ngày và nhiệt tình giúp đỡ.
Quý khách ăn tối tại nhà hàng. Buổi tối
- Đoàn nghỉ đêm tại khách sạn tại Shangrila.
Bữa ăn: Bữa sáng / Bữa trưa / Bữa tối
Ngày 4: Shangrila - Lệ Giang Buổi sáng
- Đoàn đi thăm quan vườn công viên Quốc gia PuDaCuo (Phổ Đạt Thố) - Shangri-la, Vân Nam.
Quý khách ăn trưa tại nhà hàng. Buổi chiều
- Đoàn khởi hành về lại Lệ Giang. Tới Lệ Giang, đoàn tự do tham quan Thành
cổ Lệ Giang: nhà cửa nơi đây có kiến trúc độc đáo pha trộn giữa các Hán, 14
Bạch, Tạng kết hợp với phong cách truyền thống của người Nạp Tây bản địa.
- Xe đón đoàn ăn tối tại nhà hàng. Buổi tối
- Quý khách có thể tham qua xem show diễn “ Lệ Giang thiên cổ tình” (chi phí tự túc)
- Nghỉ đêm tại Lệ Giang.
Bữa ăn: Bữa sáng / Bữa trưa / Bữa tối
Ngày 5: Lệ Giang - Hà Nội Buổi sáng
Quý khách ăn sáng tại khách sạn. Sau bữa sáng, đoàn tự do tham quan Lệ Giang.
- Đoàn làm thủ tục Trả phòng khách sạn. Xe và HDV đưa đoàn đi ăn trưa. Buổi chiều
- Đoàn di chuyển ra sân bay làm thủ tục đáp chuyến bay QH801 14h45 - 16h45 về Hà Nội
- Đoàn hạ cánh sân bay Nội Bài. Xe và HDV đưa đoàn trở về điểm đón ban
đầu, hướng dẫn viên tạm biệt và hẹn gặp lại quý khách.
Bữa ăn: Bữa sáng / Bữa trưa 15
QUY ĐỊNH DỊCH VỤ Giá bao gồm
+ Vé máy bay charter khứ hồi chặng: Hà Nội - Lệ Giang - Hà Nội.
+ Hành lý ký gửi 15kg + 7kg xách tay.
+ Thuế sân bay 2 nước, phí an ninh, phụ phí xăng dầu, bảo hiểm hàng không theo quy định;
+ Xe ô tô du lịch phục vụ theo lịch trình.
+ Visa nhập cảnh Trung Quốc
+ Khách sạn tương đương 4 sao theo tiêu chuẩn Trung Quốc (2 người/phòng.
Trường hợp đoàn khách lẻ người sẽ bố trí phòng 3 người/ 3giường)
+ Các bữa ăn theo chương trình, 40 NTD/bữa
+ Hướng dẫn viên: HDV suốt tuyến + HDV bản địa.
+ Quà tặng: Mũ du lịch, Nước uống 01 chai/ngày/người
+ Vé tham quan vào cửa các điểm thăm quan theo chương trình (vé vào cửa 1 lần);
+ Bảo hiểm du lịch quốc tế trong suốt thời gian ở tại nước ngoài
24h/24h, mức bồi thường tối đa 210.000.000 đồng/người/vụ, Bảo hiểm
du lịch bên Trung Quốc với mức bồi thường 100.000 NDT/người/vụ.
(Quý khách trên 70 tuổi không tham gia bảo hiểm này) Quy định dịch 16