-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập lớn Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo Bộ Luật dân sự năm 2015 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Quan niệm dân gian thường khái quát cuộc đời con người phải trải qua giai đoạn “sinh, lão, bệnh, tử”. Con người cho dù sinh ra trong hoàn cảnh nào, giàu sang hay nghèo đói, đến cuối cùng cũng không tránh khỏi cái chết, trong khi tài sản của họ vẫn để lại cho người còn sống. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Pháp luật đại cương (BK.HCM)
Trường: Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|47206521
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
THS. HỒ THỊ THANH TRÚC
SINH VIÊN THỰC HIỆN STT MSSV HỌ TÊN lOMoARcPSD|47206521
BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 09 STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Kết quả Chữ ký NHÓM TRƯỞNG 1 lOMoARcPSD|47206521
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1. L
ý do chọn đề tài.................................................................................................................... 2. N
hiệm vụ của đề tài................................................................................................................ 3. B
ố cục tổng quát của đề tài.....................................................................................................
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................................
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI
CHÚC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015........................................................
1.1 Những vấn đề lý luận chung về di chúc................................................................................
1.1.1 Định nghĩa di chúc........................................................................................................
1.1.2 Đặc điểm di chúc...........................................................................................................
1.1.2.1. Di chúc là ý chí đơn phương của cá nhân............................................................
1.1.2.2 Di chúc nhằm chuyển dịch di sản của người chết cho người khác đã được xác
định trong di chúc.........................................................................................................................
1.1.2.3 Di chúc là loại giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi chính người xác lập ra di
chúc đã chết..................................................................................................................................
1.2 Quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc.........................................
1.2.1 Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể để lập di chúc............................................
1.2.2 Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc không bị lừa dối, đe
dọa, cưỡng ép......................................................................................................................................
1.2.3 Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã
hội.......................................................................................................................................................
1.2.4 Điều kiện về hình thức của di chúc (Điều 627 Bộ luật dân sự năm 2015)...................
1.2.5 Điều kiện về nội dung di chúc (Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2015)...........................
1.2.5.1 Về ngày, tháng, năm lập di chúc.........................................................................
1.2.5.2 Về họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc...................................................
1.2.5.3 Về họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản.......................................
1.2.5.4 Về di sản để lại và nơi có di sản.........................................................................
1.2.6 Điều kiện về người làm chứng cho việc lập di chúc (Điều 632 Bộ luật dân sự năm
2015)................................................................................................................................................. 2 lOMoARcPSD|47206521
1.2.7 Các loại di chúc...........................................................................................................
1.3. Ý nghĩa của quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc.........................................
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC TỪ THỰC TIỄN GIẢI
QUYẾT CÁC TRANH CHẤP ĐẾN KIẾNNGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT..........
Bản án 80/2020/DS-PT ngày 13/05/2020 về tranh chấp thừa kế tài sản liên quan đến yêu
cầu tuyên bố bản di chúc là vô hiệu......................................................................................................
2.1 Quan điểm của các cấp Tòa án xét sử vụ việc................................................................
2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp
luật hiện hành........................................................................................................................................
2.2.1. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp.........................................................
2.2.2 Bất cập và kiến nghị quy định pháp luật hiện hành......................................................
Do đó:...................................................................................................................................
Bản án 05/2022/DS-ST ngày 17/02/2022 về “Yêu cầu tuyên bố di chúc không hợp pháp,
chia thừa kế theo pháp luật” của Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình......................
2.1 Quan điểm của Tòa án xét xử vụ việc:...........................................................................
2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy định
pháp luật hiện hành...........................................................................................................................
2.2.1. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp:..................................................
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành:.............................................
PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................
A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT..............................................................................
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC....................................................................................... 3 lOMoARcPSD|47206521 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan niệm dân gian thường khái quát cuộc đời con người phải trải qua giai
đoạn “sinh, lão, bệnh, tử”. Con người cho dù sinh ra trong hoàn cảnh nào, giàu sang
hay nghèo đói, đến cuối cùng cũng không tránh khỏi cái chết, trong khi tài sản của họ
vẫn để lại cho người còn sống. Chính bởi vậy, để chuẩn bị trước cho cái chết của
mình, cũng là để thực hiện các quyền đối với tài sản của mình trước khi chết và tránh
được việc tranh chấp về tài sản giữa những người thân của mình, nên nhiều người thực
hiện việc lập di chúc như một biện pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, để có một bản di chúc
hợp pháp theo pháp luật lại cần những điều kiện mà người lập di chúc không biết dẫn
đến việc di chúc trở nên không hợp pháp và không được thực hiện theo nguyện vọng của người lập di chúc.
Vậy nên, nhóm 09 chúng em thực hiện nghiên cứu đề tài “Điều kiện có hiệu lực
của di chúc theo bộ luật dân sự năm 2015” cho Bài tập lớn trong chương trình học
môn Pháp luật Việt Nam Đại cương đồng thời hướng tới một cái nhìn thấu đáo hơn về vấn đề trên.
2. Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ những vấn đề chung về di chúc và đặc điểm của di chúc.
Hai là, làm rõ từng điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Ba là, phân tích làm sáng tỏ ý nghĩa của pháp luật khi quy định các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Bốn là, phân tích và nhận xét tình huống thực tiễn về hiệu lực của di chúc.
Năm là, nhận xét, đánh giá những hạn chế và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp
luật dân sự về điều kiện có hiệu lực của di chúc trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn. 4 lOMoARcPSD|47206521
3. Bố cục tổng quát của đề tài
Đề tài bao gồm 2 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy
định của bộ luật dân sự năm 2015.
- Chương 2: Điều kiện có hiệu lực của di chúc từ thực tiễn giải quyết các tranh
chấp đến kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật. 5 lOMoARcPSD|47206521 PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Những Vấn Đề Chung Về Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Di Chúc
Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự Năm 2015
1.1 Những vấn đề lý luận chung về di chúc
1.1.1 Định nghĩa di chúc
Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 đã định nghĩa: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của
cá nhân nhằm chuyến tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”. Người lập di
chúc có quyền: Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; Dành một phần tài sản trong khối di
sản đó dễ tặng, thờ cúng; Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; Chỉ định người giữ di
chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
1.1.2 Đặc điểm di chúc
1.1.2.1. Di chúc là ý chí đơn phương của cá nhân
Qua việc lập di chúc, cá nhân đó có ý định xác lập một giao dịch dân sự về thừa
kế. Theo đó, họ quyết định chuyển giao một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho
người đã được họ xác định trong di chúc là không cần biết người đó có nhận di sản
hay không. Do vậy, di chúc chỉ là sự quyết định đơn phương của người lập ra di chúc đó.
1.1.2.2 Di chúc nhằm chuyển dịch di sản của người chết cho người khác đã
được xác định trong di chúc
Đây là một căn cứ quan trọng để xác định việc dịch chuyển tài sản của người
chết sang cho những người khác có hợp pháp không. Cho dù trước lúc chết, người đó
có một khối tài sản và cũng lập di chúc nhưng không chứa đựng việc sẽ giao di sản đó
cho ai thì không làm phát sinh việc thừa kế theo di chúc. Nói cách khác, di chúc chỉ
đem lại ý nghĩa về mặt vật chất cho người thừa kế và chỉ là phương tiện để người để
lại di sản thừa kế thực hiện quyền thừa kế của mình chỉ xuất hiện khi có nội dung trao
một phần hoặc toàn bộ di sản của mình cho những người khác. 6 lOMoARcPSD|47206521
1.1.2.3 Di chúc là loại giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi chính người xác lập ra di chúc đã chết
Hiệu lực của di chúc ( Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015)
Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ
hoặc một phần trong trường hợp sau đây: (i) Người thừa kế theo di chúc chết trước
hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; (ii) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là
người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc
chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ
định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ
phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào
thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di
chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà
không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Do vậy thời điểm bắt đầu có hiệu lực của di chúc hoàn toàn phụ thuộc vào thời
điểm người lập di chúc đã lập. Tức là khi người lập di chúc còn sống thì di chúc chưa
có hiệu lực. Mặt khác, di chúc chỉ là ý chí đơn phương của người lập di chúc luôn luôn
có quyền tự mình thay đổi nội dung đã định đoạt trong di chúc hoặc hủy bỏ di chúc đã lập.
1.2 Quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc
* Điều kiện của di chúc hợp pháp (Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015)
(i) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc không bị lừa
dối, đe dọa, cưỡng ép; (ii) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội hình thức di chúc không trải quy định của luật.
Người từ đủ mười làm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, phải lập
thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giảm hộ đồng ý. Di chúc của 7 lOMoARcPSD|47206521
người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm
chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
1.2.1 Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể để lập di chúc.
Người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự,
người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chức nếu được cha, mẹ hoặc
người giám hộ đồng ý. Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.
Pháp luật nước ta công nhận người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Vì
vậy, không phân biệt nam, nữ, tôn giáo, thành phần… Người từ đủ 18 tuổi đều có
quyền lập di chức để định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế.
Tuy nhiên, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (người có năng lực hành vi
một phần) có thể lập di chức nhưng với điều kiện “lập thành văn bản và phải được cha,
mẹ hoặc người giám hộ đồng ý” ( khoản 2 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015.) Sự
đồng ý ở đây là sự đồng ý cho họ lập di chức. Còn về nội dung di chúc, họ được toàn quyền quyết định.
1.2.2 Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc không bị lừa dối,
đe dọa, cưỡng ép.
Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe
doạ hoặc cưỡng ép. Đây là điều kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá di
chúc có giá trị pháp lý hay không.
Theo quan điểm của Toà án nhân dân tối cao thì “hoàn toàn tự nguyện được hiểu
là: các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự do bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình, tự
nguyện thoả thuận với nhau về các nội dung của giao dịch mà không bị lừa dối, đe doạ,
cưỡng ép từ phía bên kia hoặc của người khác; các bên tự nguyện thoả thuận các vấn đề
nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình”. 8 lOMoARcPSD|47206521
Biểu hiện của tính tự nguyện trong việc lập di chúc: Việc lập di chúc phải thể hiện
ý chí tự nguyện của người lập di chúc. Tự nguyện được hiểu theo nghĩa khái quát chính
là việc thực hiện một việc hoàn toàn theo ý mình, do mình nghĩ ra và thực hiện. Về mặt
bản chất, tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Do đó, khi đánh giá ý
chí của một người nào đó có phải tự nguyện hay không, cần phải dựa vào sự thống nhất
biện chứng giữa hai phạm trù: ý chí và sự bày tỏ ý chí. Ý chí là cái bên trong, là cái mà
người khác khó có thể nhận biết được, nếu ý chí đó chưa được thể hiện ra ngoài bằng
hành động thực tiễn. Để người khác nhận biết được mong muốn của mình, con người phải
thể hiện ý chí bằng những hành vi cụ thể. Ý chí và sự bày tỏ ý chí là hai mặt của một vấn
đề, có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Trong việc lập di chúc, người lập di chúc thể
hiện ý chí của mình thông qua hành vi phân định di sản cho người này nhiều, người kia ít,
… người lập di chúc đã thể hiện tâm tình với người thừa kế. Vì vậy, muốn xác định một
di chúc có phải là ý chí tự nguyện của người lập di chúc hay không, cần
phải dựa vào sự thống nhất giữa ý chí của người lập di chúc và sự thể hiện ý chí đó trong
nội dung của di chúc. Chỉ khi nào di chúc phản ánh một cách trung thực, khách quan
những mong muốn của người lập di chúc thì sự định đoạt đó mới được coi là tự nguyện.
1.2.3 Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Nội dung của di chúc chứa đựng toàn bộ những quyết định của người để lại di sản 9 lOMoARcPSD|47206521
trong việc định đoạt sản của người lập di chúc sau khi chết.
Di chúc là một giao dịch dân sự, do vậy, di chúc cũng cần tuân thủ các điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự trong đó có điều kiện về nội dung của di chúc. Cụ thể,
nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình
thức di chúc không trái quy định của luật. Điều cấm của luật là những quy định của luật
không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Điều trái đạo đức xã hội là
những hành vi không tuân theo những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội
được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Ví dụ về trường hợp di chúc vi phạm điều cấm, đạo đức xã hội: Vợ chồng ông
A và bà B kết hôn với nhau, có hai người con chung là C, D. Ông A qua đời, có để lại
di chúc cho bà B được hưởng một nửa di sản với điều kiện bà phải đoạn tuyệt và từ
mặt anh C, không được coi anh là con nữa; còn một nửa để lại cho D với điều kiện là
D phải chiếm hữu một phần đất trống của nhà hàng xóm.
1.2.4 Điều kiện về hình thức của di chúc (Điều 627 Bộ luật dân sự năm 2015)
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn
bản thì có thể di chúc miệng.
Các loại di chúc bằng văn bản: 1) Di chúc bằng văn bản không có người làm
chứng; 2) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; 3) Di chúc bằng văn bản có công
chứng; 4) Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Di chúc miệng. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết để dọn và không
thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chú miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm
di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng
màu nhiên bị hủy bỏ. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng
thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau
khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng
ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc 10 lOMoARcPSD|47206521
miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có
thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
1.2.5 Điều kiện về nội dung di chúc (Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2015)
Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc.
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc.
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản.
- Di sản để lại và nơi có di sản.
1.2.5.1 Về ngày, tháng, năm lập di chúc.
Điều khoản này giúp chúng ta xác định mốc thời gian thực hiện hành vi lập di
chúc. Quy định này có ý nghĩa đối với việc xác định văn bản quy phạm pháp luật đang
điều chỉnh1. Ngoài ra, yêu cầu nội dung của di chúc phải có ngày, tháng, năm lập di
chúc còn ý nghĩa trong việc giải quyết tranh chấp đối với trường hợp một người lập
nhiều bản di chúc đối với một tài sản. Khoản 5 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định: “Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc
sau cùng có hiệu lực”. Như vậy, di chúc không được ghi ngày, tháng, năm lập sẽ
không thể giải quyết tranh chấp trong trường hợp này. Hơn nữa, việc không ghi ngày,
tháng, năm lập di chúc sẽ không thể xác định di chúc được lập trước hay saukhi người
để lại di sản chết. Điều này có thể dẫn tới thực trạng, di chúc bị giả mạo.
1.2.5.2 Về họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc.
Đây là điều khoản cá biệt hoá cá nhân và hành vi của người lập di chúc. Một
bản di chúc luôn mang “sứ mệnh” là căn cứ để phân chia di sản. Nhưng quá trình phân
chia phải gắn liền với việc xác định người để lại di sản là ai, họ đã chết hay chưa. Việc
ghi nhận điều khoản này không chỉ mang lại lợi ích cho người lập di chúc mà còn bảo
đảm quyền, lợi ích của những người thừa kế, người liên quan đến người xác lập di
chúc. Do đó, họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc vẫn nên ghi nhận là điều
khoản cần phải có trong di chúc.
1Khoản 1 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. 11 lOMoARcPSD|47206521
Có thể hiểu nơi cư trú của cá nhân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường
xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú2. Theo
quy định của pháp luật, việc xác định nơi cư trú của công dân có ý nghĩa: là nơi cá
nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước với tư cách là công dân; là nơi
mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và lưu trữ các giấy tờ về hộ tịch có liên
quan đến cá nhân (đăng ký khai sinh, khai tử …);là nơi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tống đạt các giấy tờ có liên quan đến cá nhân;là địa điểm thực hiện nghĩa vụ
trong quan hệ nghĩa vụ khi các bên không có thoả thuận về địa điểm này và đối tượng
của nghĩa vụ là động sản; là căn cứ để toà án tuyên bố một cá nhân mất tích hay đã
chết; là địa điểm mở thừa kế khi cá nhân chết;là nơi toà án có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp nếu đó là nơi cư trú của bị đơn dân sự… Tuy nhiên, đối với việc lập di chúc
dù ở dạng thức nào, việc ghi nơi cư trú của người lập di chúc trong bản di chúc cũng
không thực sự có ý nghĩa. Vì thực tế, khi một cá nhân chết, cơ quan hành chính cấp cơ
sở và quản lý hộ tịch phải hoàn tất các thủ tục theo quy định mai táng, cấp giấy chứng
tử. Đây là căn cứ để xác định nơi cư trú của cá nhân đã chết. Riêng về bản di chúc,
chính những người thừa kế được hưởng trong di chúc hoặc những người có liên quan
khi hoàn tất các thủ tục hưởng thừa kế, giải quyết tranh chấp (nếu có) sẽ kê khai, xác
nhận nơi cư trú của người để lại di sản. Vì vậy, điều khoản nơi cư trú của cá nhân lập
di chúc có thể có hoặc không trong bản di chúc.
1.2.5.3 Về họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản.
Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản là một trong các yếu tố cá
biệt hóa chủ thể. Đối với di chúc, một trong các nội dung được quan tâm lớn nhất là
chủ thể được hưởng di sản thừa kế. Nếu không có điều khoản này, quan hệ thừa kế
theo di chúc sẽ không xuất hiện, việc dịch chuyển di sản sẽ không thể diễn ra hoặc
diễn ra nhưng không theo mong muốn thực sự của người có di sản để lại. Kể cả trường
hợp đặc biệt, thai nhi – chưa phải là chủ thể của quan hệ pháp luật xuất hiện, việc cá
biệt hoá thai nhi thông qua họ, tên của người mang thai, hoặc người nào đó vẫn phải
tồn tại mới có thể thực hiện việc phân chia di sản trên thực tế. Do đó, đây là điều
khoản chủ yếu trong di chúc và phải là điều khoản bắt buộc.
2Điều 12 Luật Cư trú năm 2006. 12 lOMoARcPSD|47206521
1.2.5.4 Về di sản để lại và nơi có di sản.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới hiệu lực của di chúc chính là di sản
thừa kế. Một bản di chúc được lập hợp pháp nhưng di sản không còn tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế, việc phân chia sẽ không thể diễn ra. Điều này dẫn tới nhiều trường
hợp chỉ có người lập di chúc mới biết rõ được mình có bao nhiêu loại tài sản, tài sản
đó đang ở đâu. Điều khoản này có ý nghĩa sau: (i) tạo điều kiện thuận lợi cho việc kê
khai di sản và xác nhận di sản; (ii) xác định Tòa án nơi có thẩm quyền thụ lý giải quyết
các tranh chấp liên quan tới di sản thừa kế (điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015 quy định “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có
bất động sản có thẩm quyền giải quyết”); (iii) xác định thẩm quyền cơ quan liên quan
thực hiện vấn đề quản lý di sản trong trường hợp không có người thừa kế (khoản 3
Điều 616 BLDS năm 2015); (iv) xác định hiệu lực của di chúc trong trường hợp di sản
không còn. Theo đó, người thừa kế, các cơ quan liên quan được đảm bảo sự thuận tiện
trong quá trình thực hiện quyền năng của mình đối với di sản.
Ngoài các nội dung trên di chúc có thể có các nội dung khác. Di chúc không
được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải
được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc, Trường hợp di
chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc
phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
1.2.6 Điều kiện về người làm chứng cho việc lập di chúc (Điều 632 Bộ luật dân sự năm 2015)
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc, b) Người có
quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc, c) Người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
1.2.7 Các loại di chúc
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Điều 633 Bộ luật dân sự năm 2015) 13 lOMoARcPSD|47206521
Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn
bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật Dân sự 2015.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 634 Bộ luật dân sự năm 2015)
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự
mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít
nhất là hai người làm chứng Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc
trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ
của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản có người
làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật Dân sự 2015.
- Di chúc có công chứng hoặc chứng thực (Điều 635; Điều 636 Bộ luật dân sự
năm 2015) Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.
Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải
tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc
người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc
người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội
dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản
di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý
chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban
nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di
chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này
phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực
của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực
của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. 14 lOMoARcPSD|47206521
1.3. Ý nghĩa của quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản cho người khác sau khi
mất. Việc lập di chúc cốt yếu là để ghi lại tâm nguyện, dặn dò của người lập di chúc
lúc còn sống, truyền đạt cho người thân biết được ý chí nguyện vọng của họ sau khi
mất như cách thức an tán, nơi an tán, không cho phép chuyển nhượng hay bán tài sản
mang ý nghĩa tinh thần…. để người thân thực hiện sau khi họ chết. Đó là điều quan
trọng của việc lập di chúc. Ngoài việc thể hiện được ý nguyện lúc còn sống của người
lập di chúc, di chúc còn là cơ sở nhằm phân chia tài sản họ để lại một cách nhanh
chóng, tránh phát sinh tranh chấp giữa những người mà họ yêu quý, đồng thời đảm
bảo công bằng trong việc thừa kế di sản. Chính vì tầm quan trọng của di chúc đối với
người lập di chúc và người thừa kế, mà các quy định về các điều kiện có hiệu lực của
di chúc ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi của người lập di chúc cũng như những người thừa kế theo di chúc.
Theo Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015, người lập di chúc phải là người từ đủ 15
tuổi trở lên. Đặc biệt, dù là người đã đủ 15 tuổi hay chưa đủ 15 tuổi thì khi lập di chúc, họ
đều minh mẫn, sáng suốt và không bị lừa dối, hay cưỡng ép, đe dọa lúc lập di chúc.
Quy định này nhằm đảm bảo nguyện vọng của người chủ sở hữu tài sản trong việc định
đoạt tài sản trước khi chết được phản ánh chân thực nhất thông qua di chúc đã được
lập. Nội dung di chúc sẽ không thể hiện được nguyện vọng, mong muốn thực sự của
người lập di chúc nếu người lập di chúc không đầy đủ năng lực hành vi để thực hiện
việc lập di chúc hay bị người khác ép buộc, gây áp lực trong việc định đoạt tài sản của
chính họ trước khi chết.
Về nội dung di chúc, khi nội dung của di chúc vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội
thì di chúc đó được xác định là không hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành,
cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 630, 631 Bộ luật dân sự năm 2015. Trong đó, theo
quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định rằng những quy định 15 lOMoARcPSD|47206521
của pháp luật quy định về những hành vi mà chủ thể không phép làm hay thực hiện là
điều cấm của luật. Còn những chuẩn mực, quy định, những quy tắc ứng xử chung
trong đời sống, được tất cả mọi người trong xã hội, cộng đồng mặc nhiên thừa nhận và
tôn trọng là đạo đức xã hội. Như vậy có thể thấy quy định này không chỉ mà bảo vệ
người lập di chúc và những người liên quan, mà còn giúp giữ trật tự an toàn xã hội,
tránh những hành động trái pháp luật, đi ngược lại với đạo đức và gây hại cho xã hội.
Về mặt hình thức, theo quy định tại Điều 627, 628 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì
di chúc có thể lập thành văn bản hoặc di chúc miệng. Với mỗi hình thức lập di chúc,
dù là di chúc miệng, hay di chúc bằng văn bản, việc lập di chúc đều có những yêu cầu
nhất định về nội dung, về chủ thể lập di chúc, về hình thức của di chúc. Đối với mỗi
hình thức của di chúc như di chúc miệng, di chúc bằng văn bản không có người làm
chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản được công
chứng, di chúc bằng văn bản được chứng thực, hay những trường hợp đặc biệt như
người lập di chúc là người chưa thành niên (từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi), người lập
di chúc không biết chữ, hoặc bị hạn chế về thể chất như bị khiếm thính, khiếm thị, cụt
tay…, hay một số trường hợp đặc biệt di chúc được lập, mặc dù không được công
chứng, chứng thực nhưng sẽ có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực thì
đều có những yêu cầu, quy định rõ ràng, cụ thể của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi
của người lập di chúc, tạo diều kiện cho những người khuyết tật, mù chữ... được lập di
chúc một cách công bằng và được pháp luật công nhận và bảo vệ. Ngoài ra, những quy
định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc còn đảm bảo tính công bằng, xác thực,
chính xác, có thật sự thuận theo đúng ý nguyện của người lập di chúc hay không nhằm
tránh những trường hợp lợi dụng kẽ hở để giả mạo, làm sai lệch nội dung di chúc để
trục lợi, đi ngược lại với ý nguyện của người lập di chúc. 16 lOMoARcPSD|47206521
Chương 2. Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Di Chúc Từ Thực Tiễn Giải Quyết
Các Tranh Chấp Đến Kiến nghị Hoàn Thiện Quy Định Pháp Luật
Di chúc là một chế định pháp luật có vai trò quan trọng trong việc dịch
chuyển tài sản của người đã mất cho những người còn sống theo đúng ý nguyện
của họ . Hiện nay, các tranh chấp về di chúc xảy ra ngày càng phức tạp. Để có
thể nghiên cứu, bàn luận và đưa ra phân tích, đồng thời chỉ ra một số bất cập và
kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số bản
án thực tiễn liên quan đến tranh chấp về di chúc.
Bản án 80/2020/DS-PT ngày 13/05/2020 về tranh chấp thừa kế tài sản liên quan
đến yêu cầu tuyên bố bản di chúc là vô hiệu.3 NỘI DUNG VỤ ÁN:
Nguyên đơn là các ông, bà Hồ Tuấn V, Hồ Thị Thanh H, Hồ Thị Kim C trình
bày:Bố mẹ các nguyên đơn là cụ ông Hồ Đắc V1 (sinh năm 1932, chết ngày
26/10/2015) và cụ bà Nguyễn Thị Hồng L, sinh năm 1937. Bố mẹ các nguyên đơn
trong quá trình chung sống có sinh được 05 người con chung gồm: ông Hồ Tuấn V,
sinh năm 1957; bà Hồ Thị Thanh H, sinh năm 1960; bà Hồ Thị Kim C, sinh năm 1963;
ông Hồ Tuấn N, sinh năm 1969 và bà Hồ Thị H1, sinh năm 1972. Về nguồn gốc nhà
và đất tại thửa đất số 27, tờ bản đồ số 14 tọa lạc tại 92/6/2 Đường Đ1 (nay là 184/6/2
Đường Đ1 (số cũ) và 6/2 đường T1 (số mới) là do bố mẹ của các nguyên đơn và bị
đơn tạo lập, đã được Ủy ban nhân dân thành phố H2 cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào ngày 24/6/2002
đứng tên ông Hồ Đắc V1 và bà Nguyễn Thị Hồng L với diện tích 1008m2. Trong quá
trình sử dụng thửa đất nói trên thì bố mẹ các nguyên đơn đã tiến hành sang nhượng
cho con gái (Hồ Thị Thanh H) diện tích 260m2 vào năm 1997; tiến hành sang nhượng
58m2 cho sư cô Thích Nữ Diệu L1 (trụ trì chùa K) vào năm 2001; sang nhượng cho vợ
chồng ông Trần Văn V3 và bà Nguyễn Thị Ng 80m2 cũng vào năm 2001. Như vậy,
diện tích thửa đất nói trên của bố mẹ các nguyên đơn sau khi trừ đi diện tích đã chuyển
nhượng chỉ còn 610m2.Vào ngày 23/4/2014 cụ ông Hồ Đắc V1 có tiến hành lập Di 3
https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-802020dspt-ngay-13052020-ve-tranh-chap-
thua-ke-tai-san-lien-quan-den-yeu-cau-tuyen-bo-ba-132891 17 lOMoARcPSD|47206521
chúc tại Văn phòng công chứng N1, tỉnh Thừa Thiên Huế thể hiện việc để lại 1/2 tài
sản của cụ trong khối tài sản chung với cụ bà Nguyễn Thị Hồng L tại thửa đất 27, tờ
bản đồ 14 tọa lại tại 92/6/2 Đường Đ1 (nay là 184/6/2 Đường Đ1 (số cũ) và 6/2 đường
T1 (số mới)) cho bà Hồ Thị H1. Các nguyên đơn cho rằng bản Di chúc này không
đúng pháp luật vì di chúc có nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật về hình sự cũng như
pháp luật dân sự; nội dung di chúc không nêu đúng diện tích trên thực tế của thửa đất
và không có tinh thần đạo đức, tập quán truyền thống của Việt Nam. Bởi các lý do nói
trên nên các nguyên đơn đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản di chúc của cụ ông Hồ Đắc
V1 lập vào ngày 23/4/2014 tại Văn phòng Công chứng N1, tỉnh Thừa Thiên Huế là vô hiệu.
Do văn bản di chúc vô hiệu nên ông, bà đề nghị Tòa án phân chia di sản thừa kế
của cụ ông Hồ Đắc V1 để lại trong khối tài sản chung với cụ Nguyễn Thị Hồng L theo
quy định pháp luật. Tuy nhiên các nguyên đơn cũng đề nghị Tòa án xem xét việc trước
đây bố mẹ đã cho ông Hồ Tuấn N và bà Hồ Thị H1 quyền sử dụng đất và họ đã được
cấp Giấy chứng nhận thì nayđề nghị Tòa án cần công nhận việc bố mẹ các nguyên đơn
đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con gái là Hồ Thị Thanh H diện tích 260m2
tại thửa đất nói trên vào năm 1997. Các nguyên đơn đề nghị Tòa án phân chia di sản
thừa kế do cụ ông Hồ Đắc V1 chết để lại theo hướng như sau: Trích diện tích 58m2 để
xây dựng ngôi nhà dùng vào việc thờ tự, diện tích còn lại thì chia cho các thành viên
nằm trong hàng thừa kế, nếu người con nào đã được tặng cho đất trước đây mà vượt
quá số kỷ phần được hưởng di sản của cụ V1 thì phải thanh toán bằng giá trị với kỷ
phần vượt quá số kỷ phần được hưởng.
Ngoài việc yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế của cụ ông Hồ Đắc V1 để
lại tại thửa đất 27, tờ bản đồ 14 tọa lại tại 6/2 đường T1 (số mới), nguyên đơn còn yêu
cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế do cụ ông Hồ Đắc V1 và cụ Nguyễn Thị Hồng L
đã tạo lập gồm tiền, vàng, ngoại tệ, đồ dùng sinh hoạt trong đời sống hàng ngày, các
loại giấy tờ, sổ sách công nợ quan trọng, di ảnh, di vật, đồ thờ cúng, cây cảnh, hoa
cảnh, bonsai..... Nguyên đơn đề nghị Tòa án thu hồi các di sản nói trên từ bà Hồ Thị
H1 để trả lại cho nguyên đơn.
Bị đơn - bà Hồ Thị H1 trình bày: 18 lOMoARcPSD|47206521
Về nguồn gốc tạo lập nhà đất tại thửa số 27, tờ bản đồ số 14, tọa lạc tại 92/6/2
Đường Đ1 (nay là 184/6/2 Đường Đ1 (số cũ) và 6/2 đường T1 (số mới) và hàng thừa
kế như nguyên đơn trình bày là đúng.
Quá trình sử dụng thửa đất nói trên, bố mẹ bà là cụ ông Hồ Đắc V1 và cụbà
Nguyễn Thị Hồng L đã tiến hành chuyển nhượng một phần diện tích, cụ thể như sau:
Năm 2004, chuyển nhượng cho con gái là bà Hồ Thị H1 diện tích 79m2đất
trong tổng diện tích đất 1.008m2 theo Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
được Ủy ban nhân dân thành phố H2 xác nhận vào ngày 20/9/2004 trên hình thức cha
mẹ cho con và được tách thành thửa đất số 110, tờ bản đồ số 14 nhưng sau đó bà H1
đã chuyển nhượng lại cho người khác.
Năm 2005, chuyển nhượng cho vợ chồng ông Trần Văn V3 bà Nguyễn Thị Ng
diện tích 80m2 heo Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được Phòng Công
chứng số Y tỉnh Thừa Thiên Huế chứng nhận ngày 15/9/2005 và được tách thửa thành
thửa 126, tờ bản đồ 14.
Cùng ngày 15/9/2005, chuyển nhượng cho con trai là ông Hồ Tuấn N diện tích
137m2 theo Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được Phòng Công chứng số Y tỉnh
Thừa Thiên Huế chứng nhận ngày 15/9/2005 và được tách thửa thành thửa đất số 125,
tờ bản đồ 14 nhưng sau đó ông N đã chuyển nhượng lại cho người khác.
Còn lại 712m2 đất trở thành thửa đất số 127, tờ bản đồ 14 thuộc quyền quản lý,
sử dụng của bố mẹ bà.
Đối với diện tích 58m2 bố mẹ bà đã chuyển nhượng cho sư cô Thích Nữ Diệu
L1 ở chùa K thì bà công nhận việc chuyển nhượng này (theo Giấy chuyển nhượng đất
ở được viết tay vào ngày 10/3/2001 với giá chuyển nhượng là 16.000.000 đồng). Bố
mẹ bà đã nhận đủ tiền chuyển nhượng từ Sư cô Thích Nữ Diệu L1. Tuy nhiên do phần
đất chuyển nhượng nằm ở vị trí khó mở lối đi ra đường chính nên 58m2 đất vẫn còn
nằm trong thửa đất số 27, tờ bản đồ 14, nay nằm trong thửa đất số 127, tờ bản đồ số 14
diện tích 712m2 tọa lại tại 6/2 đường T1 (số mới).
Đối với việc chuyển nhượng 260m2 đất cho bà Hồ Thị Thanh H tại thửa đất nói
trên thì vấn đề này bà H1 không hề hay biết gì và cũng chưa bao giờ nghe bố mẹ công 19