Bài tập lớn: Giao tiếp phi ngôn ngữ | Giao tiếp kinh doanh

Bài tập lớn: Giao tiếp phi ngôn ngữ | Giao tiếp kinh doanh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

A. Phần mở đầu
Cuộc sống hàng ngày diễn ra, mỗi khoảnh khắc, mỗi giai đoạn ta đều có cơ hội được gặp gỡ mọi người
xung quanh. Chúng ta đều mong muốn được làm quen, được trao đổi thông tin, được mọi người hiểu
hơn về mình và mình hiểu hơn về người khác. Từ đó, việc giao tiếp đã trở thành một kĩ năng bắt buộc.
Nhưng không phải ai được trang bị năng giao tiếp tốt để giao tiếp tốt cả một quá trình dài
luyện tập trau dồi năng. Nhắc đến giao tiếp, chúng ta thường hay nhắc đến ngôn ngữ. Ngôn ngữ
dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định, mong muốn, trạng thái của mỗi người. Vai trò của ngôn ngữ trong
giao tiếpcùng quan trọng nhưng không phải chỉngôn ngữ chúng ta mới có thể giao tiếp, diễn
đạt suy nghĩ của mình. Trong giao tiếp con người không chỉ dùng lời nóicòn dùng một loại “ngôn
ngữ” khác ít hoặc không gắn liền với ý thức, thể được biểu lộ bằng một cách tự động, máy móc
người khác chưa chắc đã hiểu ra. Đó được gọi giao tiếp phi ngôn ngữ. Trong xã hội hiện đại
nhất trong môi trường kinh doanh quốc tế, rất cần thiết cho mỗi chúng ta trở nên tinh tế hơn,
những tự nhận thức tự kiềm chế được ngôn ngữ thể cũng như tập cách quan sátkỹ năng sống
ngôn ngữ này thông qua những hình ảnh xung quanh để hiểu đối tác ta đang giao tiếp. (Nguồn:
https://kenhtuyensinh.vn/vai-tro-cua-giao-tiep-phi-ngon-ngu-trong-nghe-thuat-giao-tiep ). Theo nghiên
cứu khoa học, giao tiếp gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ giọng điệu. Điều đặc biệt ngôn ngữ
chiếm 7% việc tác động đến người nghe giọng điệu chiếm tới 38 % phi ngôn ngữ trở nên quan trọng
chiếm tới 55%. thể thấy phi ngôn ngữ điều quan trọng định thành công giao tiếp. Vậy giao tiếp
phi ngôn ngữ những biểu hiện như thế nào? Bài tiểu luận về đề tài “Giao tiếp phi ngôn
ngữ” của nhóm 2 được tiến hành nhằm tìm hiểu hơn về khái niệm, vai trò, ứng dụng của giao tiếp
phi ngôn ngữ trong cuộc sống và kinh doanh.
B. Phần nội dung
I. Khái niệm
Giao tiếp phi ngôn ngữtoàn bộ các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp không thuộc mã ngôn từ (verbal
code), nghĩa không được hoá bằng từ ngữ, nhưng thể thuộc về cả hai kênh ngôn thanh
(vocal) phi ngôn thanh (non vocal). bao gồm các yếu tố cận ngôn (phi ngôn từ ngôn thanh)
như tốc độ, cường độ, phát âm... các yếu tố ngoại ngôn (phi ngôn từ phi ngôn thanh) thuộc ngôn
ngữ thân thể như cử chỉ, dáng điệu, diện hiện..., thuộc ngôn ngữ vật thể như áo quần, trang sức,...
thuộc ngôn ngữ môi trường như khoảng cách đối thoại, địa điểm giao tiếp,...
Giao tiếp phi ngôn ngữ (Ảnh: Stock Adobe)
Theo các nhà khoa học, trong quá trình giao tiếp, lời nói gồm 3 yếu tố chính ngôn ngữ, cường độ
giọng nói và phi ngôn ngữ. Trong đó, ngôn ngữ góp phần nhỏ nhất với 7,01% tác động đến người nghe,
37,98% cường điệu giọng nói phi ngôn ngữ trở nên quan trọng nhất với 55,01%. Chức năng của
giao tiếp phi ngôn ngữ giúp cho thông điệp được truyền tải nhanh chóng, dễ dàng, giúp người tham
gia giao tiếp hiểu rõ hơn về cảm xúc của người đối diện nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/11126/6273/3/TC_02363.pdf
II. Nội dung
1. Giao tiếp cận ngôn
1.1. Giọng nói
Trong cuộc sống hằng ngày hay trong công việc chúng ta đều phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Và
giọng nói của bạn chính là một phần quyết định cho những thành công. Chúng ta có thể sử dụng giọng
nói để thu hút, gây tò mò, truyền cảm hứng, thuyết phục và làm nhiều điều khác nữa
Giọng nói thường phản ánh một cách chân thật cảm xúc, tình cảm của người nói, cho nên sức
truyền cảm to lớn. người giọng nói ràng, dứt khoát,m người nghe cảm thấy uy lực của họ,
mỗi lời nói của họ như một mệnh lệnh phải tuân thủ. người giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp, làm
người nghe cảm thấy thoải mái dễ chịu
Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ biên,
NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Những vấn đề phổ biến về giọng nói Cảm nhận của người khác về giọng nói
Quá nhanh Căng thẳng, choáng ngợp, phấn khích, nhiệt tình
Quá chậm Thiếu sinh lực, tẻ nhạt, chậm hiểu
Nhỏ, yếu Nhút nhát, thiếu quyết đoán, ít có ảnh hưởng
To, mạnh Quyền uy, thô bạo, xấc xược
Nghe rõ tiếng thở Căng thẳng hoặc khêu gợi
Phát âm nhỏ dần rồi ngưng hẳn Không dứt khoát, không có lòng tin
Nói lẩm bẩm Không chắc chắn, không có sự chuẩn bị
Giọng nặng Khó hiểu
Giọng đều đều Nhàm chán, không sinh động
The thé Không có quyền uy hoặc thiếu trịnh trọng
Giọng lạnh lùng Xa cách, chỉ trích, lạnh nhạt
Dùng từ lấp đầy (ầm, ừm, à, ờ,…) Căng thẳng, thiếu sự chuẩn bị
Giọng mũi Thiếu trịnh trọng
Không có quãng ngừng Hấp dẫn, bồn chồn
Nguồn ảnh: Internet
Video luyện giọng nói
https://www.youtube.com/watch?v=g8TEUmQwvYA&t=23s
1.2. Tốc độ nói
Nói nhanh hay chậm tùy thuộc vào tình huống. Tuy nhiên nói nhanh quá sẽ làm người nghe khó theo
dõi, còn nói chậm quá thì dễ làm người nghe có cảm giác buồn chán. (Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao
tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ biên, NXB Đại học kinh tế quốc dân
2017)
Nhiều người bị nói nhanh nhưng lại ít người biết là cần phải sửa vì chúng ta rất ít khi bị nhắc là đang
nói nhanh, hoặc thậm chí là được nhắc nhưng do thói quen đã thành bản năng vì thế chúng ta không
sửa hoặc không biết sửa như thế nào. Thậm chí là chính chúng ta cảm thấy thỏa mãn với tốc độ nói của
mình mà chúng ta quên mất là chúng ta đang thỏa mãn vì chúng ta nói cho chính chúng ta nghe chứ
không phải nói cho NGƯỜI KHÁC NGHE, trong khi đó mục đích của việc chúng ta nói là để người
khác nghe. Và khi chúng ta nói nhanh thì mục đích của chúng ta không đạt được hiệu quả như mong
muốn vì người nghe không thỏa mãn đôi tai của họ mà chúng ta không hề biết, chỉ thắc mắc tại sao lại
không thuyết phục được người nghe, không đạt được hiệu quả như mình mong muốn.
Nguồn: http://ilovemyvoice.vn/toc-do-noi-chuan/
Hình ảnh: Nói quá nhanh (Nguồn ảnh: Internet)
Video: https://www.youtube.com/watch?v=kD9NKF_W82w
1.3. Nhịp độ nói
Trong lời nói giao tiếp hàng ngày, nhịp độ nói là việc sử dụng các cao độ giọng nói khác nhau và thay
đổi (cao, thấp, lên,xuống,...) để truyền đạt những thông tin về ngôn ngữ, ngữ pháp hoặc thái độ cá nhân
đến một chủ thể đối diện. Dù bạn đang giao tiếp bằng bất cứ ngôn ngữ nào thì việc sử dụng nhịp độ nói
một cách hợp lý sẽ luôn là một điều cần thiết.
Nguồn: https://timviec365.vn/blog/ngu-dieu-la-gi-new15720.html
Nguồn: Internet
Nên nói lúc trầm, lúc bổng, có điểm nhấn mới hấp dẫn được người nghe. Một bài nói được chuẩn bị
công phu, có nội dung phong phú, nhưng được trình bày bởi một giọng đều đều, chậm rãi thì cũng
không thể hấp dẫn, lôi cuốn người nghe, chẳng khác nào một bức tranh mà khi xem, người xem không
có điểm để dừng mắt. (Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm
Thùy Giang chủ biên, NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Hình ảnh: Nhịp độ nói (Nguồn ảnh: Internet)
1.4. Nhấn giọng
Ngoài nói hay, nói nhẹ nhàng, mềm dẻo và linh hoạt theo câu chuyện thì bạn cần chú ý đến việc nhấn
giọng ở những chỗ cần thiết. Nếu bạn không nhấn giọng, những điểm quan trọng bạn đang muốn
truyền tải sẽ trôi qua mà không để lại một chút gì ấn tượng với người nghe, với khách hàng hay đối tác.
Tệ hơn nữa là người nghe sẽ trở nên chán nản vì họ không thể hiểu được những gì mà bạn muốn truyền
tải và chia sẻ.
Nguồn: http://ilovemyvoice.vn/hieu-qua-trong-cong-viec-tu-giong-noi/
Các cách luyện nhấn giọng
https://www.youtube.com/watch?v=Y9QlVM08LSU
https://www.youtube.com/watch?v=yY38jYPQbcM
1.4. Phát âm
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, việc người nói phát âm có chuẩn hay không, có rõ ràng hay không,
giọng điệu của họ như thế nào, tốc độ nhanh hay chậm, điều này cũng có ảnh hưởng nhất định đến hiệu
quả của quá trình giao tiếp.
Trước hết, phát âm không chuẩn sẽ gây khó khăn cho người nghe trong việc hiểu ý nghĩa của lời nói,
thậm chí là hiểu sai hoặc không hiểu được, đặc biệt trong trường hợp người nói và người nghe tiếp xúc
với nhau lần đầu.
Trong học tập, làm việc: Khi phát âm sai cũng sẽ dẫn tới việc viết sai, đọc sai, nói sai chính tả.
Từ đó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập, cũng như việc truyền đạt ý kiến trong công
việc cũng sẽ bị tác động.
Trong giao tiếp: Khi người nói phát âm sai cũng sẽ dễ truyền đạt sai ý tới người nghe. Thậm chí
người nghe sẽ không hiểu được ý, từ của người nói và dễ gây ảnh hưởng tới việc giao tiếp.
Chính vậy, việc phát âm chuẩn cực kỳ quan trọng trong đời sống. Vậy nên, ngay từ thời điểm đầu
học chữ tiếng Việt thì mọi người nên luyện phát âm chuẩn, cũng như cần luyện tập thường xuyên để
giúp quá trình học tập, làm việc giao tiếp diễn ra suôn sẻ hơn. (https://monkey.edu.vn/ba-me-can-
biet/giao-duc/hoc-tieng-viet/loi-phat-am-trong-tieng-viet )
Phát âm là một khía cạnh của giao tiếp bằng lời nói làm cho giao tiếp hấp dẫn và hiệu quả hơn. Phát âm
đóng một vai trò quan trọng trong việc giao tiếp hằng ngày, giúp người nghe hiểu những người kia
đang nói. Khi bạn biết cách phát âm chuẩn Tiếng Việt, bạn sẽ dễ dàng đàm phán trong công việc giúp
thăng tiến hơn. (https://2bevoice.edu.vn/kham-pha-cach-phat-am-chuan-tieng-viet-cho-nguoi-
viet.html#:~:text=Ph%C3%A1t%20%C3%A2m%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20kh
%C3%ADa,vi%E1%BB%87c%20gi%C3%BAp%20th%C4%83ng%20ti%E1%BA%BFn%20h
%C6%A1n. )
Video cải thiện phát âm: https://www.youtube.com/watch?v=hVZsYT9N38s
2. Giao tiếp ngoại ngôn
2.1. Ngôn ngữ thân thể
2.1.1. Ánh mắt
Dân gian câu “đôi mắt cửa sổ tâm hồn”, bởi lẽ cặp mắt điểm khởi đầu cho tất cả mọi nghiên
cứu, quan sát tìm hiểu, qua ánh mắt con người có thể nói lên rất nhiều thứ ánh mắt phản ánh trạng thái
cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng ước nguyện của con người ra bên ngoài. Trong giao tiếp ánh
mắt còn đóng vai trò “đồng bộ hóa” câu chuyện, biểu hiện sự chú ý, tôn trọng, sự đồng tình hay là phản
đối.
Ánh mắt của một người còn phản ánh tính của người đó ; người óc thực tế thường cái nhìn
lạnh lùng , người ngay thẳng nhân hậu có cái nhìn thẳng và trực diện , người nham hiểm đa nghi có cái
nhìn xoi mói , lục lọi , người có ý gian không chân thành thường nhìn láo liên, lấm lét,…Hình thái mắt
biểu hiện tâm tính con người (VD: mắt tròn: dễ nổi nóng; mắt sâu: đời sống nội tâm dồi dào, sâu
kín, hay suy tư; mắt lim dim: ích kỉ, phản bội; mắt luôn mở to: dễ hốt hoảng, lo sợ vô căn cứ.
Tín hiệu về sự đồng ý hay không đồng ý (đúng hay sai).
Tín hiệu về tình cảm (yêu ,thích hoặc ghét).
Tín hiệu về dấu hiệu nhận thức (hiểu hay không hiểu).
Tín hiệu về nhu cầu , lòng mong muốn.
Tín hiệu điều chỉnh hành vi thái độ của hai bê
Trong giao tiếp ánh mắt còn đóng vai trò “đồng bộ hóa” câu chuyện, biểu hiện sự chú ý, tôn trọng, sự
đồng tình hay là phản đối.
https://lytuong.net/cac-phuong-tien-giao-tiep-ngon-ngu-phi-ngon-ngu/#c_Anh_mat
Trong giao tiếp chúng ta nhất thiết phải biết sử dụng mắt, biết giao tiếp bằng mắt. Để sử dụng mắt có
hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
Nhìn thẳng vào người đối thoại
Cái nhìn tự nhiên, nhẹ nhàng như bao quát toàn bộ con người đối diện chứ không phải nhìn
xoáy vào một điểm nào đó trên khuôn mặt của họ. Có người, khi tiếp xúc với người khác, nhất là
khi nói, thường không biết nhìn vào đâu nên lúng túng; người thì lảng tránh ánh mắt của
người khác, nhìn quanh, nhìn lung tung. Theo các nhà tâm lý học, nếu bạn không nhìn thẳng vào
người khác thường nghĩa như sau: đứng trước mặt anh, tôi cảm thấy tự ti, thấp kém hoặc s
anh; Ánh mắt lảng tránh thì có nghĩa là: tôi có điều không muốn để anh biết, tôi đang giấu diếm
điều đó sợ anh phát hiện, tôi sợ tiếp xúc ánh mắt của anh,m tôi cảm thấy không an
toàn,...; Còn nhìn thẳng thì nghĩa là: tôi rất thành thực, thẳng thắng với anh, tôi quang minh,
chính đại, tôi tin những điều tôi nói là không giả dối, là chân thành,... Chính vì vậy, cái nhìn lảng
tránh thường biểu hiện sự giả dối, thiểu thành thật hay thiếu tự tin; còn nhìn thẳng vào người
khác thể hiện sự tự tin, ngay thẳng của chính bạn trong khi tiếp xúc với người khác.
Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ
biên, NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Ảnh: Nhìn thẳng (Nguồn: Internet)
Không nhìn chăm chú vào người khác
Chúng ta thường gặp ánh mắt nhìn chăm chú hay nhìn chằm chằm trong giao tiếp. Việc nhìn
chăm chú hay nhìn chằm chằm vào người khác gây cho họ cảm giác đang lo lắng, khó chịu, tựa
như họ một sai sót, một điểm nào đó không bình thường đang bị người khác soi mói.
Chính vì vậy, các nhà tâm lý học Mỹ lưu ý chúng ta là không nên nhìn chăm chú vào con người,
mà chỉ nên nhìn đồ vật nào đó, ví dụ như một bông hoa đẹp, một tác phẩm nghệ thuật,...
Ảnh: Nhìn quá chăm chú (Nguồn: Internet)
Không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt, hoặc không thèm để ý
Đối với những người kiến thức hoặc các chính trị gia, thì họ luôn có ý thức kìm chế, khống
chế được những xúc cảm, tình cảm của mình, để chúng không dễ dàng bộc lộ ra bên ngoài làm
ảnh hưởng đến việc giao tiếp với người xung quanh. Việc bộc lộ ra những tức tối, nhìn bằng
“nửa con mắt”, khiêu khích, giễu cợt hoặc coi thường trước một con người hay sự việc
chúng ta không ưa thích chỉ chứng tỏ rằng chúng ta một con người hẹp hòi, ích kỷ. Cho nên,
hãy hạn chế tối đa những ánh mắt mang tính tiêu cực đế thể tạo được một không khí đầy
thiện cảm hơn khi giao tiếp.
Ảnh: Ánh mắt coi thường (Nguồn: Internet)
Không đảo mắt hoặc đưa mắt liếc nhìn một cách vụng trộm
Trong giao tiếp giao, việc đảo mắt, đưa mắt nhìn một cách vụng trộm thường được xem
biểu hiện của những người không đường hoàng, thiếu đứng đắn, thậm chí là gian xảo, dối trá. Vì
vậy, khi trò chuyện với người khác mà bạn muốn đưa mắt sang người khác hoặc vật khác thì hãy
tiến hành một cách từ từ, chậm rãi tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh đảo mắt hoặc liếc nhanh một
cách vụng trộm.được như vậy, chúng ta sẽ thể hiện được sự quang minh và cả sự tự tin của
bản thân chúng ta.
Ảnh: Liếc mắt (Nguồn: Internet)
Không nheo mắt hoặc nhắm cả hai mắt trước mặt người khác
Việc nheo mắt, nháy mắt (nhắm một mắt) hoặc nhắm cả hai mắt thường bao hàm rất nhiều ý
nghĩa và ẩn ý.vậy, trước đối tượng mới tiếp xúc lần đầu mà không phải người thân quen thì
chúng ta không nên làm như vậy.
VD: Ở phương Tây, những hành động này thường được xem là những động tác gợi tình, hay
một hàm ý đại loại như vậy.
Ảnh: Nháy mắt (Nguồn: Internet)
Nguồn: https://www.verywellmind.com/how-do-i-maintain-good-eye-contact-3024392
2.1.2. Nét mặt
Mỗi người có một khuôn mặt riêng, không ai giống ai, người ta ước tính có khoảng hơn 20.000 nét mặt
khác nhau.
Nét mặt biểu hiện thái độ, cảm xúc của con người. Paul Ekman đã chỉ ra có sáu nét mặt phổ biến tương
ứng với các trạng thái cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, căm ghét/ghê tởm, tức giận.
Ảnh: Nét mặt (Nguồn: Internet)
Ngoài tính biểu cảm, nét mặt còn cho ta biết ít nhiều về cá tính con người. Người có nét mặt căng thẳng
thường người dứt khoát trực tính, phải lo nghĩ nhiều; người nét mặt mềm mại vùng miệng thì
hòa nhã, thân mật, biết vui đùa dễ thích nghi trong giao tiếp. Nhướng mày thường dấu hiệu cho
biết người ta không hiểu hay không tin tưởng mấy, đôi khi còn là sự khiêu khích.
Ảnh: Nhướng mày nhưng đẹp :)))
Ảnh: Nhướng mày không hiểu
Nhăn trán, cau mày dấu hiệu phổ biến của sự lúng túng, lo lắng đôi khi biểu hiện của sự giận
dữ.
Ảnh: Nhăn trán, cau mày lo lắng (Nguồn: Internet)
2.1.3. Nụ cười
Nụ cười là một phương tiện giao tiếp quan trọng chứa đựng nhiều nội dung phong phú. Nụ cười không
chỉ biểu hiện thái độ, tình cảm của con người cả những nét tính cách nhất định của họ. Thực tế
trong giao tiếp cho thấy, một bộ mặt tươi cười luôn được hoan nghênh mang lại cho người khác
cảm giác thoải mái, tự tin cũng như mang lại những tín hiệu của sự tốt lành, của tình hữu hảo lòng
chân thành.
Khi giao tiếp, chúng ta tươi cười với người khác, đó là chúng ta đang “nói” với họ rằng: tôi rất mừng vì
được gặp anh, tôi mong đợi anh, anh người được hoan nghênh đây,... Như vậy, nụ cười biểu hiện
thái độ tích cực của chúng ta, là “lời mời chào” hữu hiệu nhất, làm giải tỏa những ý tưởng đối địch của
người khác.
Ảnh: Cười tươi (Nguồn: Internet)
Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính. Có cười tươi tắn, cười hồn nhiên, cười phúc
hậu, cười đồng tình, cười miễn cưỡng, cười chua chát, cười chế giễu, cười khinh bỉ… Mỗi nụ cười biểu
hiện một thái độ nào đó, cho nên trong giao tiếp, ta phải tinh nhạy quan sát nụ cười đối phương để biết
lòng dạ của họ.
- Cười mỉm: người tế nhị, kín đáo. (Slide làm cái bảng nhá)
- Cười thoải mái: người độ lượng, rộng rãi.
- Cười nhếch mép: người khinh thường, ngạo mạn.
- Cười giòn tan: người vui vẻ, sôi nổi, nhiệt tình.
- Cười tươi tắn: người dễ gần, dễ mến.
- Cười gằn: người khó tính, khó chịu.
- Cười chua chát: người thừa nhận sự thất bại.
- Cười mím chặt môi: người có nhiều bí mật.
- Cười nhìn nghiêng và mắt hướng lên: người có dáng vẻ tinh nghịch, trẻ con...
Trong giao tiếp, không tệ hại bằng những bộ mặt cau có, lầm lì, lạnh lùng, không biết mỉm cười
và không có cảm xúc. Tuy nhiên, không phải nụ cười nào cũng giống nhau và mang lại những hiệu quả
tích cực như nhau. Nụ cười thân thiện, tươi tắn luôn được chào đón. Nhưng nếu bạn chỉ nhếch mép lên
cười, hay cười ha hả, cười lên i công cộng, cười mỉa mai, cười nhạt,... lại thường mang đến ý
nghĩa tiêu cực hơn.
Ảnh: Cười nhếch mép
(Nguồn: https://2sao.vn/thu-mon-indonesia-cuoi-nhech-mep-khi-thay-phong-vien-viet-nam-n-
205040.html)
Ảnh: Cười mỉa mai (Nguồn: Internet)
Ngoài ra còn phải chú ý đến tiếng cười để tránh bị đánh giá tiêu cực
Ví dụ: cười êm ái, cười hô hố, tiếng cười giòn tan (sôi nổi, vui vẻ), cười gằn (khó chịu),…
Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ biên,
NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
2.1.4. Tư thế
Tư thế của con người rất được coi trọng, thể hiện phong cách của con người. thế có vai trò quan
trọng trong giao tiếp, bao gồm ba tư thế chủ yếu: tư thế đi, đứng và ngồi.
2.1.4.1. Tư thế đi
Tư thế đi đẹp là đi nhanh và nhẹ nhàng, đầu ngẩng cao, ngực hơi ưỡn ra phía trước một chút. Tư thế đi
như vậy chứng tỏ đó con người tự tin, năng động, giàu nghị lực. Đi nhanh nhưng đầu cúi xuống,
bụng hóp, lưng còng, nghĩa lầm lũi đi thường cho biết bạn con người tất bật, vất vả, không biết
nhìn xa, trông rộng. Ngoài ra còn rất nhiều tư thế, hay dáng đi như dáng đi khệnh khạng, hoặc dò dẫm,
hay thong thả cũng thể hiện chính bạn là con người như thế nào.
Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ biên,
NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Ảnh: Dáng đi (Nguồn: Internet)
2.1.4.2. Tư thế đứng
Tư thế đứng đẹp là tư thế đứng thẳng người, đầu ngẩng cao, vai thẳng, lưng thẳng, hai tay buông tự
nhiên, ngón tay hơi chạm vào quần. Tư thế đứng như vậy sẽ làm người khác cảm thấy chúng ta là một
con người đàng hoàng, tự tin, phóng khoáng. Không đút hai tay vào túi, chắp tay ra sau hay khoanh tay,
chống nạnh vì đó là dấu hiệu của sự thiếu cởi mở, thiếu tôn trọng đối phương.
Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ biên,
NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Ảnh: Tư thế đứng đúng
Ảnh: Tư thế đứng chưa đúng
2.1.4.3. Tư thế ngồi
Nên ngồi thẳng, lưng, đầu thẳng nhưng vẫn có được sự thoải mái, tự nhiên, tỏ ra bạn người tinh
thần cao và đang sẵn sàng tiếp chuyện.
Ảnh: Tư thế ngồi (Nguồn: Internet)
Đối với nữ giới (nếu mặc váy) nên ngồi vắt chéo qua mắt cá chân, tay để trên tay vịn, lên bàn hoặc trên
đùi, mắt nhìn thẳng đối phương.
Lúc ngồi xuống, cần phải nhẹ nhàng, chắc chắn, không gây ồn. Tránh ngồi nghiêng, ngồi duỗi chân hay
rung đùi, rung chân, hoặc nửa ngồi nửa nằm....
Ảnh: Ngồi rung chân (https://tinhte.vn/thread/thoi-quen-rung-dui-bat-nguon-tu-dau.3132114/)
2.1.4.4. Động tác
Động tác là một loại ngôn ngữ không lời, góp phần thể hiện nội dung giao tiếp được sôi nổi, sinh động,
hấp dẫn và lôi cuốn hơn.
https://vanhoa.evn.com.vn/d6/news/Tu-the-chuan-muc-trong-giao-tiep-6-121-5731.aspx#:~:text=T
%C6%B0%20th%E1%BA%BF%20ng%E1%BB%93i%3A,hay%20th%C3%B5ng%20xu%E1%BB
%91ng%20t%C3%B9y%20%C3%BD.
Động tác biểu hiện qua các cử chỉ của đầu (gật, lắc đầu), tay (vẫy tay, chỉ trỏ, khua tay...),… Chuyển
động của đầu có thể là “đồng ý” hay “không đồng ý”, của bàn tay là lời mời, sự từ chối, chống đối hay
van xin…
Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri
(Nguồn: https://vnanet.vn/vi/anh/anh-thoi-su-trong-nuoc-1014/thu-tuong-pham-minh-chinh-tiep-xuc-
cu-tri-van-dong-bau-cu-tai-can-tho-5428944.html)
Trong giao tiếp cần tránh những c chỉ như: đưa ngón tay chỉ trỏ vào mặt người khác, gác chân lên
bàn, hay việc ngoáy mũi, ngoáy tai, hếch cằm,…bởi đó những hành vi bất lịch sự, thiếu tôn trọng
người khác.
Ảnh: Hành động thiếu tôn trọng
Ngoài ra còn những động tác, hành vi mang tính tích cực như: bắt tay, ôm hôn, vỗ vai,... Những
hành vi này thể hiện mức độ thân mật của tình cảm. dụ như cái siết tay chặt thể hiện sự khăng khít
cũng như sự quan tâm, thích thú đặc biệt đối với đối phương. Nhất hành động bắt tay kèm thêm vỗ
vai cho thấy bạn đã chiếm được cảm tình sự chào đón của anh ta, cũng như niềm tin mà anh ta đặt
vào bạn.
Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ biên,
NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Ảnh: Bắt tay khích lệ (Nguồn: Internet)
Ảnh: Bắt tay thời dịch bệnh
Nguồn: https://vnexpress.net/the-gioi-ngai-bat-tay-thoi-dich-benh-4068035.html
2.2. Ngôn ngữ vật thể
2.2.1. Trang phục
Trang phục là một trong những dạng phổ biến nhất của giao tiếp phi ngôn ngữ. Các kiểu trang phục mà
mỗi nhân mặc sẽ truyền tải những tín hiệu phi ngôn ngữ về tính, văn hóa,m trạng, mức độ tự
tin, sở thích, tuổi tác,… của mỗi nhân cách những người khác phản ứng với họ. Trang phục
cũng có thể truyền tải tính dân tộc của một hay một nhóm người.
Đàn ông Scotland mặc Kilts để tôn vinh văn hóa của họ. (Ảnh: Stock Adobe)
Thông qua trang phục, chúng ta biết được địa vị xã hội, khả năng kinh tế,chuẩn mực đạo đức cũng
như thẩm mỹ nhân của từng người. Nếu trang phục không phù hợp thì sẽ tạo sự khó chịu mất tự
tin cho chính người nói.
Theo một nghiên cứu đến từ lĩnh vực Tâm học hội khoa học đời sống, những người thường
xuyên ăn mặc chỉn chu, sang trọng thường là những người có tính tổ chức, sáng tạo và trách nhiệm cao
trong công việc. Nghiên cứu này tuy không phải chính xác đến 100% nhưng một điều chắc chắn
rằng, khi bạn lựa chọn cho mình những bộ trang phục phù hợp theo từng hoàn cảnh và tình huống khác
nhau thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều để thể hoàn thành công việc một
cách hiệu quả. ( )https://unica.vn/blog/trang-phuc-trong-giao-tiep
Trang phục thông điệp không lời. Mọi người thường tin vào mắt mìnhn nghe nếu hình ảnh
của cá nhân tốt thì cá nhân đó không phải tốn nhiều thời gian chứng minh mình là người thế nào. Trang
phục cũng có tác dụng lớn trong việc quyết định thái độ, thiện chí của đối tượng sẽ giao tiếp.
https://toploigiai.vn/vai-tro-cua-trang-phuc-trong-giao-tiep-la-gi
Lễ phục ngành Hải quan (Internet)
Trang phục nơi công sở
Thường phục
2.2.2. Trang điểm, trang sức
Bên cạnh trang phục, trang sức và phụ kiện cũng có thể được sử dụng như một tín hiệu phi ngôn ngữ để
thu hút những người khác. Trang sức có muôn hình vạn trạng khác nhau như nơ, kẹp tóc, hoa tai, vòng
cổ, thắt lưng, túi,… Chính thế chúng ta cần lưu ý kết hợp chúng với việc ăn mặc trang điểm sao
cho phù hợp với môi trường hoàn cảnh giao tiếp. Một người trang điểm cẩn thận, nhẹ nhàng, thanh
thoát với trang phục lịch sự, gọn gàng sẽ dễ gây thiện cảm hơn trang điểm lòe loẹt, quần áo rườm rà,
lộn xộn.
Nguồn: https://decharme.vn/phu-kien-giup-nang-tam-phong-cach-cac-quy-co-cong-so-n44474.html
Nam giới tuy ít khi trang điểm và đeo đồ trang sức như phụ nữ nhưng cũng cần lưu ý việc đầu tóc được
chải gọn gàng, trang phục phù hợp, hài hòa, lịch sự.
2.3. Ngôn ngữ môi trường
2.3.1. Khoảng cách
Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ biên,
NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Trong giao tiếp, khoảng cách giao tiếp cũng là một phương tiện để bộc lộ những mối quan hệ, tình cảm
của con người với nhau. Thông thường, chúng ta thường tiến sát gần một người bạn thân để trò chuyện,
nhưng lại giữ một khoảng cách nhất định khi đó là người chúng ta chưa quen biết, hay chưa có cảm
tình.
Theo nhiều nhà giao tiếp học như Edward Hall, Allan Pease,... thì khoảng cách tiếp xúc giữa con người
diễn ra trong 4 vùng khoảng cách như sau:
Khoảng cách thân mật (intimate zone, 0 - 0.45m): khoảng cách với các mối quan hệ mật thiết,
thân tình, gần gũi như: cha mẹ, vợ chồng, anh em, bạn thân, người yêu…
Khoảng cách cá nhân (personal zone, 0.45 - 1.2m): khoảng cách thường đứng khi ta tham dự các
bữa tiệc, khi giao tiếp tại cơ quan hay khi gặp mặt bạn bè.
Khoảng cách xã hội (social zone, 1.2 - 3.5m): trong các mối quan hệ xã giao bình thường như
kinh doanh hay những người mới gặp lần đầu
Khoảng cách công cộng (public zone, > 3.5m): đây là phạm vi tiếp xúc thích hợp với mục đích
công việc, là khoảng cách thích hợp thuyết trình hay phát biểu trước đám đông.
Tuy nhiên trong giao tiếp chúng ta cần lưu ý một số điểm như sau:
Các vùng khoảng cách giao tiếp chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, những người đến từ nền
văn hóa khác nhau sẽ có vùng giao tiếp khác nhau.
Ví dụ: Người Châu Âu có vùng thân mật hẹp hơn người Châu Á.
Trong giao tiếp cần chọn khoảng cách sao cho phù hợp với tính chất của mối quan hệ để tránh
gây cảm giác khó chịu cho người đối diện.
Ví dụ: Đàn ông khi tiếp xúc phụ nữ lần đầu tránh đứng gần sát vì dễ bị cho là có ý đồ gạ gẫm,
tán tỉnh.
Khoảng cách có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích giao tiếp.
Ví dụ: Khi lần đầu gặp một đối tác chúng ta cần phải đảm bảo tính lịch sự, nghiêm túc. Tuy
nhiên về sau khi đã thân quen chúng ta hoàn toàn có thể thu hẹp khoảng cách để tạo không khí
thân mật gần gũi.
Khoảng cách nên được thay đổi linh hoạt trong quá trình giao tiếp để phù hợp với tình huống
giao tiếp.
Ví dụ: Khoảng cách giữa giáo viên trên bục giảng và học sinh thuộc vùng xã hội hay công cộng.
Nhưng khi giảng bài, giáo viên thường đi xuống lớp để tạo cảm giác gần gũi với học sinh.
Việc sử dụng khoảng cách như một phương tiện giao tiếp là một việc không hề đơn giản. Nó đòi hỏi sự
nhạy cảm, tinh tế, linh hoạt của chúng ta trong giao tiếp và đồng thời cũng phản ánh nghệ thuật giao
tiếp của chúng ta.
2.3.2. Vị trí
Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ biên,
NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Việc sắp xếp chỗ ngồi khi tiếp chuyện cũng phản ánh mối quan hệ tương tác giữa hai bên. Chúng ta có
một số vị trí phổ biến như sau:
Vị trí góc:
o Tạo sự tự tin, thoải mái cho đôi bên vì góc bàn có tác dụng như là chướng ngại vật và hai bên
có thể nhìn hoặc không nhìn vào nhau nếu muốn.
o Cách ngồi này thuận tiện cho những cuộc gặp riêng, những cuộc nói chuyện lịch sự, tế nhị
như: gặp tư vấn, khuyên bảo, thuyết phục…
Vị trí hợp tác:
Vị trí hợp tác có hai cách ngồi phổ biến:
o Vị trí hợp tác 1: Cả hai ngồi cạnh nhau và quay về một hướng, hai bên đã đặt niềm tin tưởng
vào nhau với những ý kiến đã được thống nhất. Vị trí này thường gặp trong các cuộc họp báo
sau khi đã đàm phán hoặc thương lượng thành công.
o Vị trí hợp tác 2: Hai người ngồi đối diện nhau và chiếc bàn như là công cụ để đặt giấy tờ hay
để tỳ tay. Cách ngồi này phản ánh không khí thân mật và họ trò chuyện cởi mở với nhau.
Vị trí cạnh tranh:
o Hai người ngồi đối diện với nhau qua chiếc bàn. Họ quan sát mọi hành vi, sắc thái hay thái
độ của người đối diện.
o Cách này phổ biến với những cuộc gặp gỡ mang tính chất công việc như: phỏng vấn, đàm
phán, thương lượng...
Vị trí độc lập:
o Vị trí này thường gặp khi một người muốn có một không gian riêng và không sẵn sàng tiếp
chuyện. Nó tạo cảm giác xa cách, không cởi mở.
o Vị trí này phù hợp ở những nơi như thư viện, nhà ăn, hay những công việc mang tính độc
lập.
2.3.3. Kiểu bàn ghế
Bàn hình chữ nhật:
o Biểu hiện cho quyền lực. Bàn càng dài thì quyền lực càng lớn.
o Vị trí tối cao nhất là vị trí ngồi ở đầu bàn, mặt quay ra cửa. Đây là vị trí của người lãnh đạo
cao nhất đóng vai trò chủ trì trong các cuộc họp, hội nghị…
o Vị trí càng gần người lãnh đạo thì càng có ưu thế.
Bàn hình tròn:
o Vị trí nào cũng là trung tâm và ngang bằng nhau.
o Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, thoải mái, thân tình.
o Phù hợp với những cuộc trao đổi, thảo luận, họp nhóm, mang tính chất thẳng thắn, thiện chí
và hợp tác với nhau.
Ảnh: Hội nghị bàn tròn trong khuôn khổ Diễn đàn "Vành đai và Con đường"
Nguồn: https://vtc.vn/dien-dan-cap-cao-vanh-dai-va-con-duong-ket-thuc-thong-qua-thong-cao-chung-
ar471835.html
Bàn hình vuông:
o Các vị trí đều độc lập với nhau.
o Thường thể hiện những cuộc nói chuyện của những người có địa vị ngang nhau, đi vào vấn
đề một cách thẳng thắn, đa phương.
o Thích hợp cho những cuộc đàm phán đa phương, cuộc thương lượng giữa nhiều đối tác với
nhau.
2.3.4. Kiểu ghế
Kiểu ghế phản ánh mức độ trân trọng của đối tác:
Ghế càng cao, càng lớn hay càng cầu kỳ biểu hiện mức độ quan trọng của người ngồi.
Người có vị thế thấp hơn ngồi ở những chiếc ghế đơn giản hơn, thậm chí thấp hơn ghế của chủ
tọa.
Ví dụ: Ở các vương triều xưa, vua chúa ngồi ở trên ngai vàng. Điều này tượng trưng cho quyền
lực của người đứng đầu nhà nước hoặc người đứng đầu một cộng đồng, biểu tượng của sự trị vì
của vị quân chủ quốc gia.
Ngày nay, thường phân loại ghế theo chất liệu, sự tiện nghi, hình dáng hay tính chất của ghế, như: ghế
tựa, ghế đứng, ghế xoay, ghế bành,...
2.3.5. Quà tặng
Tặng quà thể hiện tình cảm, mối quan tâm của mình dành cho người đối diện. Con người ai cũng thích
được tặng quà, vì thế tặng quà là một trong những cách nhanh nhất để tạo tình cảm và gây ấn tượng tốt
ở người khác về chúng ta.
Ảnh: Internet
Những món quà đều mang những nét ý nghĩa riêng biệt, cho nên người tặng cần phải lưu ý cả cách tặng
quà. Để quà tặng trở nên có ý nghĩa với người nhận, cần lưu ý một số điểm sau đây:
Khi tặng quà cần chú ý đến nhu cầu, sở thích của người được tặng.
Quà tặng phải phù hợp với mối quan hệ giữa người tặng và bên được tặng.
Cách tặng quà không nên cầu kỳ, phô trương, mà nên đơn giản, thể hiện sự chân thành và
nghiêm túc.
Quà tặng thường được gói ghém cẩn thận. Khi nhận quà, cần tỏ thái độ vui vẻ và đừng quên cảm
ơn người tặng. Nếu quả tặng được gửi qua đường bưu điện hoặc qua người khác thì cần gọi điện
hoặc gửi thư để nói lời cảm ơn.
Nguồn: Internet
III. Làm thế nào để giao tiếp phi ngôn ngữ tốt trong cuộc sống và trong kinh doanh?
Kỹ năng giao tiếp một công cụ thiết yếu giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, công việc, nhất
những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán hàng. Thông thường, chúng ta giao tiếp bằng kỹ
năng nói hoặc văn bản. Thế nhưng, ít ai biết rằng phi ngôn ngữ cũng là một cách giao tiếp rất hiệu quả,
quan trọng và nó chiếm một lượng phần trăm rất lớn trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta.
Tuy nhiên không phải lúc nào kỹ năng phi ngôn ngữ nào cũng thể tùy tiện sử dụng. Tùy thuộc vào
hoàn cảnh xung quanh, âm lượng của người nói, sự phối hợp của cơ thể,… mà hành động phi ngôn ngữ
mang đến hiệu quả khác nhau.
1. Trong cuộc sống
Chú ý tới âm lượng của giọng nói: Âm lượng giọng nóithể truyền đạt được một lượng lớn
thông tin, thể hiện sự nhiệt tình hay thờ ơ của mỗi người trong quá trình giao tiếp. Hãy chú ý
xem âm lượng giọng nói của bản thân tác động thế nào tới phản ứng của người kháccố gắng
sử dụng âm lượng của giọng nói để nhấn mạnh những ý tưởng muốn diễn đạt.
Theo dõi cử chỉ và lời nói có mâu thuẫn với nhau không
Hiểu chính xác tín hiệu giao tiếp
Các tín hiệu giao tiếp (Ảnh: Stock Adobe)
https://cuocsongdungnghia.com/thu-vien/bi-quyet-giao-tiep-ung-xu-phi-ngon-ngu-chuyen-
nghiep-hieu-qua.html
Trang phục: trang phục đóng vai trò quan trọng trong quá trình gặp gỡ, giao tiếp, thông qua
trang phục thể đánh giá tính, sở thích, tâm trạng… của người khác. Vì thế nên chọn trang
phục phù hợp để các cuộc gặp mặt, giao tiếp đước diễn ra một cách thuận lợi.
Giao tiếp qua nụ cười: Nụ cười là sợi dây gắn kết các mối quan hệ trong giao tiếp. Một nụ cười
hài hòa giúp chúng ta gây ấn tượng tốt hơn với đối phương khi trò chuyện, thể hiện sự gần gũi,
thân thiện. Do đó, nếu thể hãy luôn luôn mỉm cười trong các cuộc trò chuyện giao tiếp hàng
ngày
Tạo khoảng cách tốt trong giao tiếp: Khoảng cách sẽ phụ thuộc vào mức độ thân quen của các
cá nhân. Một khoảng cách phù hợp sẽ tạo nên sự thoải mái trong buổi trò chuyện.
Sử dụng biểu cảm khuôn mặt: Khi giao tiếp, ngoài lời nói, biểu cảm gương mặt cũng phản ánh
một phần cảm xúc của con người. Chúng ta nên rèn luyện cách điều khiển cơ mặt giúp bản thân
thêm tự tin hơn và dêc thành công hơn trong giao tiếp.
Giao tiếp qua biểu cảm gương mặt (Ảnh: Stock Adobe)
Tập trung giao tiếp qua ánh mắt: Đôi mắt cửa sổ tâm hồn, vậy giao tiếp bằng mắt một
phần không thể thiếu trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào. Thông qua ánh mắt thể hiểu được cảm
xúc bên trong của đối phương do đó muốn biết được nội tâm của người đối diện ta nên quan sát
đôi mắt của họ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nhìn chằm chằm vào mắt người khác mà chỉ
nên nhìn khoảng vài giây sau đó thay đổi ánh nhìn qua hướng khác.
https://jobsgo.vn/blog/tam-quan-trong-cua-giao-tiep-phi-ngon-ngu/
Ngữ cảnh trong giao tiếp cũng ảnh hưởng tới việc giao tiếp phi ngôn ngữ: Khi giao tiếp cần cân
nhắc xem hành động của mình có phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp hay không.
Rèn luyện thường xuyên: Mỗi người hoàn toàn có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp không lời một
cách hiệu quả và đúng cử chỉ của những người khác bằng cách để tâm đến hành vi ngôn ngữ
rèn luyện kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ khác nhau với mọi người. Đây là cách nâng cao khả năng
giao tiếp một cách đáng kể. Mỗi người có một ngôn ngữ cơ thể riêng, chỉ cần bạn chú ý và nắm
bắt được những dấu hiệu phi ngôn ngữ thì bạn chắc chắn hiểu được đối tượng giao tiếp.
Rèn luyện thường xuyên để giao tiếp thành công (Ảnh: Stock Adobe)
https://nhanh.vn/6-ky-nang-giao-tiep-phi-ngon-ngu-cho-nguoi-thanh-dat-n57670.html
Tập thói quen suy nghĩ trước khi hành động.
2. Trong kinh doanh
Thái độ và tư thế
Trong bất trường hợp nào, thái độ thành thật, nhiệt tình, ung dung điều cần thể hiện với đối tác
kinh doanh của mình. Nên chú ý tránh 4 thái độ như:
Thái độ ngạo mạn, như thế sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của khách hàng.
Thái độ lúng túng sẽ làm cho khách hàng không dám tin tưởng
Thái độ lạnh lùng, sẽ làm cho khách hàng cảm thấy không thân thiện.
Thái độ tùy tiện sẽ làm cho khách hàng không tôn trọng bạn
Nhưng với thái độ chính xác là chưa đủ, trong quá trình giao tiếp với khách hàng cũng nên tránh những
tư thế:
Không nên nhìn đi nơi khác, nhấp nhổm, đứng ngồi không yên, nhìn ngang nhìn dọc, tưởng
không tập trung.
Không nên ngáp ngắn ngáp dài.
Không được gãi đầu gãi tai, bẻ ngón chân, tay.
Không nên ngửa mặt lên trời, vênh vênh váo váo, không nhìn chằm chằm vào khách hàng,
không nên nhìn vào khách hàng từ đầu tới chân.
Thái độ và tư thế trong giao tiếp phi ngôn ngữ (Ảnh: Internet)
Tùy theo các đối tượng khác nhau mà sử dụng các tư thế ngồi sao cho phù hợp với mỗi người.
Nếu đối tượng người thanh thế, để tỏ sự tôn trọng, nhân viên nên ngồi thẳng cúi
người về phía trước một chút.
Nếu khách hàng người cùng lứa tuổi kinh nghiệm tương đương thể ngồi thoải mái
hơn để tạo cảm giác gần gũi với khách hàng.
Nếu đối tượng đi cùng với vợ hoặc chồng nên lịch sự và tỏ thái độ tôn trọng họ.
Với các trường hợp bình thường nên áp dụng các thế chính xác trong kinh doanh như: tự
nhiên, ung dung, ân cần, mắt nhìn thẳng vào khách hàng, hơi cúi người một chút chủ động
chào hỏi khách hàng.
Tư thế ngồi sao cho phù hợp với từng đối tượng (Ảnh: Internet)
Tay
- Dùng tay ra hiệu một động tác sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp với khách hàng, nếu s dụng
thích đáng, sẽ làm cho các thông tin được truyền đạt rõ ràng hơn.
- Ra hiệu bằng tay một cách thích đáng, sẽ nhấn mạnh hơn về các vấn đề đang nói nhưng không nên
dùng quá nhiều vì sẽ gây khó chịu với khách hàng.
- Sử dụng động tác tay ít hay nhiều và ý nghĩa kèm theo còn tùy thuộc vào mỗi quốc gia khác nhau, dân
tộc và khu vực khác nhau.
Giao tiếp bằng ánh mắt: Trong giao tiếp chúng ta nên nhìn thẳng vào mắt người đối diện, các
chuyên gia khuyên rằng, mỗi lần giao tiếp bằng mắt nên kéo dài khoảng 4-5 giây.
Giao tiếp bằng nét mặt
Trong giao tiếp với khách hàng, thông thường việc sử dụng nhiều nhất nét mặt. Việc biết cười hay
không là thể hiện năng lực của một nhân viên. Cười thể hiện sự hài hước của nhân viên, trong buổi gặp
lần đầu với khách hàng, nếu có những câu hài hước làm cho khách vui vẻ, khách hàng sẽ ấn tượng hơn,
tạo cảm giác thân thiện, gẫn gũi.
Trong các hoàn cảnh đặc biệt, việc nói ra những câu hài hước thể giúp thoát khỏi hoàn cảnh khó
khăn đó. Nếu trong trường hợp khách hàng có sai lầm gì, một nụ cười hoặc một câu trêu đùa hài hước
có thể làm họ tránh khỏi sự bối rối.
Giao tiếp bằng nét mặt (Ảnh: Pexels)
https://nhanh.vn/6-ky-nang-giao-tiep-phi-ngon-ngu-cho-nguoi-thanh-dat-n57670.html
Phần kết luận
Chỉ cần tinh tế một chút trong giao tiếp chúng ta sẽ nhận ra ngay chúng ta không chỉ giao tiếp bằng lời
nói mà bằng cả ngôn ngữ của cơ thể. Martin Luther đã từng nói "đừng nghe những gì anh ta nói mà hãy
nghe những bàn tay anh ta nói". Phải đến thế kỉ 20 giao tiếp phi ngôn ngữ mới được quan tâm một
cách thực sự. Giao tiếp phi ngôn ngữ giao tiếp thông qua các cử chỉ hành động của thể như nét
mặt, cách nhìn, điệu bộ,và khoảng cách giao tiếp. Vì thế, đầu tư vào kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ là
một đầu tư thực sự khôn ngoan. sẽ giúp bạn tăng thêm sức mạnh, hiệu quả trong giao tiếp với mọi
người xung quanh. (Nguồn: https://kenhtuyensinh.vn/vai-tro-cua-giao-tiep-phi-ngon-ngu-trong-nghe-
thuat-giao-tiep)
Giao tiếp phi ngôn ngữ quan trọng bởi vì chúng có hiệu quả. Bạn có thể chuyển một thông điệp không
lời mà không cần phải suy nghĩ về nó và khán thính giả của bạn có thể ghi nhận ý nghĩa của bạn một
cách vô thức. Cùng lúc, khi bạn có mục đích có ý thức, bạn thường đạt được chúng một cách hiệu quả
hơn về phương diện kinh tế với những điệu bộ, cử chỉ hơn là việc sử dụng từ ngữ. Tuy nhiên, giao tiếp
không lời thường pha trộn với lời nói để chuyển tải thông điệp, để tranh luận, củng cố và làm rõ thông
điệp.
| 1/37

Preview text:

A. Phần mở đầu
Cuộc sống hàng ngày diễn ra, mỗi khoảnh khắc, mỗi giai đoạn ta đều có cơ hội được gặp gỡ mọi người
xung quanh. Chúng ta đều mong muốn được làm quen, được trao đổi thông tin, được mọi người hiểu
hơn về mình và mình hiểu hơn về người khác. Từ đó, việc giao tiếp đã trở thành một kĩ năng bắt buộc.
Nhưng không phải ai được trang bị kĩ năng giao tiếp tốt mà để giao tiếp tốt là cả một quá trình dài
luyện tập và trau dồi kĩ năng. Nhắc đến giao tiếp, chúng ta thường hay nhắc đến ngôn ngữ. Ngôn ngữ
dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định, mong muốn, trạng thái của mỗi người. Vai trò của ngôn ngữ trong
giao tiếp là vô cùng quan trọng nhưng không phải chỉ có ngôn ngữ chúng ta mới có thể giao tiếp, diễn
đạt suy nghĩ của mình. Trong giao tiếp con người không chỉ dùng lời nói mà còn dùng một loại “ngôn
ngữ” khác ít hoặc không gắn liền với ý thức, nó có thể được biểu lộ bằng một cách tự động, máy móc
mà người khác chưa chắc đã hiểu ra. Đó được gọi là giao tiếp phi ngôn ngữ. Trong xã hội hiện đại và
nhất là trong môi trường kinh doanh quốc tế, rất cần thiết cho mỗi chúng ta trở nên tinh tế hơn, có
những kỹ năng sống tự nhận thức và tự kiềm chế được ngôn ngữ cơ thể cũng như tập cách quan sát
ngôn ngữ này thông qua những hình ảnh xung quanh để hiểu rõ đối tác mà ta đang giao tiếp. (Nguồn:
https://kenhtuyensinh.vn/vai-tro-cua-giao-tiep-phi-ngon-ngu-trong-nghe-thuat-giao-tiep ). Theo nghiên
cứu khoa học, giao tiếp gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ giọng điệu. Điều đặc biệt ngôn ngữ
chiếm 7% việc tác động đến người nghe giọng điệu chiếm tới 38 % phi ngôn ngữ trở nên quan trọng
chiếm tới 55%. Có thể thấy phi ngôn ngữ điều vô quan trọng định thành công giao tiếp. Vậy giao tiếp
phi ngôn ngữ là gì và nó có những biểu hiện như thế nào? Bài tiểu luận về đề tài “Giao tiếp phi ngôn
ngữ” của nhóm 2 được tiến hành nhằm tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò, ứng dụng của giao tiếp
phi ngôn ngữ trong cuộc sống và kinh doanh. B. Phần nội dung I. Khái niệm
Giao tiếp phi ngôn ngữ là toàn bộ các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp không thuộc mã ngôn từ (verbal
code), có nghĩa là không được mã hoá bằng từ ngữ, nhưng có thể thuộc về cả hai kênh ngôn thanh
(vocal) và phi ngôn thanh (non vocal). ‐
Nó bao gồm các yếu tố cận ngôn (phi ngôn từ ‐ ngôn thanh)
như tốc độ, cường độ, phát âm... và các yếu tố ngoại ngôn (phi ngôn từ ‐ phi ngôn thanh) thuộc ngôn
ngữ thân thể như cử chỉ, dáng điệu, diện hiện..., thuộc ngôn ngữ vật thể như áo quần, trang sức,... và
thuộc ngôn ngữ môi trường như khoảng cách đối thoại, địa điểm giao tiếp,...
Giao tiếp phi ngôn ngữ (Ảnh: Stock Adobe)
Theo các nhà khoa học, trong quá trình giao tiếp, lời nói gồm 3 yếu tố chính là ngôn ngữ, cường độ
giọng nói và phi ngôn ngữ. Trong đó, ngôn ngữ góp phần nhỏ nhất với 7,01% tác động đến người nghe,
37,98% là cường điệu giọng nói và phi ngôn ngữ trở nên quan trọng nhất với 55,01%. Chức năng của
giao tiếp phi ngôn ngữ là giúp cho thông điệp được truyền tải nhanh chóng, dễ dàng, giúp người tham
gia giao tiếp hiểu rõ hơn về cảm xúc của người đối diện nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/11126/6273/3/TC_02363.pdf II. Nội dung 1. Giao tiếp cận ngôn 1.1. Giọng nói
Trong cuộc sống hằng ngày hay trong công việc chúng ta đều phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Và
giọng nói của bạn chính là một phần quyết định cho những thành công. Chúng ta có thể sử dụng giọng
nói để thu hút, gây tò mò, truyền cảm hứng, thuyết phục và làm nhiều điều khác nữa
Giọng nói thường phản ánh một cách chân thật cảm xúc, tình cảm của người nói, cho nên nó có sức
truyền cảm to lớn. Có người có giọng nói rõ ràng, dứt khoát, làm người nghe cảm thấy uy lực của họ,
mỗi lời nói của họ như một mệnh lệnh phải tuân thủ. Có người có giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp, làm
người nghe cảm thấy thoải mái dễ chịu
Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ biên,
NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Những vấn đề phổ biến về giọng nói
Cảm nhận của người khác về giọng nói Quá nhanh
Căng thẳng, choáng ngợp, phấn khích, nhiệt tình Quá chậm
Thiếu sinh lực, tẻ nhạt, chậm hiểu Nhỏ, yếu
Nhút nhát, thiếu quyết đoán, ít có ảnh hưởng To, mạnh
Quyền uy, thô bạo, xấc xược Nghe rõ tiếng thở
Căng thẳng hoặc khêu gợi
Phát âm nhỏ dần rồi ngưng hẳn
Không dứt khoát, không có lòng tin Nói lẩm bẩm
Không chắc chắn, không có sự chuẩn bị Giọng nặng Khó hiểu Giọng đều đều
Nhàm chán, không sinh động The thé
Không có quyền uy hoặc thiếu trịnh trọng Giọng lạnh lùng
Xa cách, chỉ trích, lạnh nhạt
Dùng từ lấp đầy (ầm, ừm, à, ờ,…)
Căng thẳng, thiếu sự chuẩn bị Giọng mũi Thiếu trịnh trọng Không có quãng ngừng Hấp dẫn, bồn chồn Nguồn ảnh: Internet Video luyện giọng nói
https://www.youtube.com/watch?v=g8TEUmQwvYA&t=23s 1.2. Tốc độ nói
Nói nhanh hay chậm tùy thuộc vào tình huống. Tuy nhiên nói nhanh quá sẽ làm người nghe khó theo
dõi, còn nói chậm quá thì dễ làm người nghe có cảm giác buồn chán. (Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao
tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ biên, NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Nhiều người bị nói nhanh nhưng lại ít người biết là cần phải sửa vì chúng ta rất ít khi bị nhắc là đang
nói nhanh, hoặc thậm chí là được nhắc nhưng do thói quen đã thành bản năng vì thế chúng ta không
sửa hoặc không biết sửa như thế nào. Thậm chí là chính chúng ta cảm thấy thỏa mãn với tốc độ nói của
mình mà chúng ta quên mất là chúng ta đang thỏa mãn vì chúng ta nói cho chính chúng ta nghe chứ
không phải nói cho NGƯỜI KHÁC NGHE, trong khi đó mục đích của việc chúng ta nói là để người
khác nghe. Và khi chúng ta nói nhanh thì mục đích của chúng ta không đạt được hiệu quả như mong
muốn vì người nghe không thỏa mãn đôi tai của họ mà chúng ta không hề biết, chỉ thắc mắc tại sao lại
không thuyết phục được người nghe, không đạt được hiệu quả như mình mong muốn.
Nguồn: http://ilovemyvoice.vn/toc-do-noi-chuan/
Hình ảnh: Nói quá nhanh (Nguồn ảnh: Internet)
Video: https://www.youtube.com/watch?v=kD9NKF_W82w 1.3. Nhịp độ nói
Trong lời nói giao tiếp hàng ngày, nhịp độ nói là việc sử dụng các cao độ giọng nói khác nhau và thay
đổi (cao, thấp, lên,xuống,...) để truyền đạt những thông tin về ngôn ngữ, ngữ pháp hoặc thái độ cá nhân
đến một chủ thể đối diện. Dù bạn đang giao tiếp bằng bất cứ ngôn ngữ nào thì việc sử dụng nhịp độ nói
một cách hợp lý sẽ luôn là một điều cần thiết.
Nguồn: https://timviec365.vn/blog/ngu-dieu-la-gi-new15720.html Nguồn: Internet
Nên nói lúc trầm, lúc bổng, có điểm nhấn mới hấp dẫn được người nghe. Một bài nói được chuẩn bị
công phu, có nội dung phong phú, nhưng được trình bày bởi một giọng đều đều, chậm rãi thì cũng
không thể hấp dẫn, lôi cuốn người nghe, chẳng khác nào một bức tranh mà khi xem, người xem không
có điểm để dừng mắt. (Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm
Thùy Giang chủ biên, NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Hình ảnh: Nhịp độ nói (Nguồn ảnh: Internet) 1.4. Nhấn giọng
Ngoài nói hay, nói nhẹ nhàng, mềm dẻo và linh hoạt theo câu chuyện thì bạn cần chú ý đến việc nhấn
giọng ở những chỗ cần thiết. Nếu bạn không nhấn giọng, những điểm quan trọng bạn đang muốn
truyền tải sẽ trôi qua mà không để lại một chút gì ấn tượng với người nghe, với khách hàng hay đối tác.
Tệ hơn nữa là người nghe sẽ trở nên chán nản vì họ không thể hiểu được những gì mà bạn muốn truyền tải và chia sẻ.
Nguồn: http://ilovemyvoice.vn/hieu-qua-trong-cong-viec-tu-giong-noi/
Các cách luyện nhấn giọng
https://www.youtube.com/watch?v=Y9QlVM08LSU
https://www.youtube.com/watch?v=yY38jYPQbcM 1.4. Phát âm
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, việc người nói phát âm có chuẩn hay không, có rõ ràng hay không,
giọng điệu của họ như thế nào, tốc độ nhanh hay chậm, điều này cũng có ảnh hưởng nhất định đến hiệu
quả của quá trình giao tiếp.
Trước hết, phát âm không chuẩn sẽ gây khó khăn cho người nghe trong việc hiểu ý nghĩa của lời nói,
thậm chí là hiểu sai hoặc không hiểu được, đặc biệt trong trường hợp người nói và người nghe tiếp xúc với nhau lần đầu.
 Trong học tập, làm việc: Khi phát âm sai cũng sẽ dẫn tới việc viết sai, đọc sai, nói sai chính tả.
Từ đó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập, cũng như việc truyền đạt ý kiến trong công
việc cũng sẽ bị tác động.
 Trong giao tiếp: Khi người nói phát âm sai cũng sẽ dễ truyền đạt sai ý tới người nghe. Thậm chí
người nghe sẽ không hiểu được ý, từ của người nói và dễ gây ảnh hưởng tới việc giao tiếp.
Chính vì vậy, việc phát âm chuẩn cực kỳ quan trọng trong đời sống. Vậy nên, ngay từ thời điểm đầu
học chữ tiếng Việt thì mọi người nên luyện phát âm chuẩn, cũng như cần luyện tập thường xuyên để
giúp quá trình học tập, làm việc và giao tiếp diễn ra suôn sẻ hơn. (https://monkey.edu.vn/ba-me-can-
biet/giao-duc/hoc-tieng-viet/loi-phat-am-trong-tieng-viet )
Phát âm là một khía cạnh của giao tiếp bằng lời nói làm cho giao tiếp hấp dẫn và hiệu quả hơn. Phát âm
đóng một vai trò quan trọng trong việc giao tiếp hằng ngày, giúp người nghe hiểu những gì người kia
đang nói. Khi bạn biết cách phát âm chuẩn Tiếng Việt, bạn sẽ dễ dàng đàm phán trong công việc giúp
thăng tiến hơn. (https://2bevoice.edu.vn/kham-pha-cach-phat-am-chuan-tieng-viet-cho-nguoi-
viet.html#:~:text=Ph%C3%A1t%20%C3%A2m%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20kh
%C3%ADa,vi%E1%BB%87c%20gi%C3%BAp%20th%C4%83ng%20ti%E1%BA%BFn%20h %C6%A1n. )
Video cải thiện phát âm: https://www.youtube.com/watch?v=hVZsYT9N38s 2. Giao tiếp ngoại ngôn 2.1. Ngôn ngữ thân thể 2.1.1. Ánh mắt
Dân gian có câu “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, bởi lẽ cặp mắt là điểm khởi đầu cho tất cả mọi nghiên
cứu, quan sát tìm hiểu, qua ánh mắt con người có thể nói lên rất nhiều thứ ánh mắt phản ánh trạng thái
cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước nguyện của con người ra bên ngoài. Trong giao tiếp ánh
mắt còn đóng vai trò “đồng bộ hóa” câu chuyện, biểu hiện sự chú ý, tôn trọng, sự đồng tình hay là phản đối.
Ánh mắt của một người còn phản ánh cá tính của người đó ; người có óc thực tế thường có cái nhìn
lạnh lùng , người ngay thẳng nhân hậu có cái nhìn thẳng và trực diện , người nham hiểm đa nghi có cái
nhìn xoi mói , lục lọi , người có ý gian không chân thành thường nhìn láo liên, lấm lét,…Hình thái mắt
biểu hiện tâm tính con người (VD: mắt tròn: dễ nổi nóng; mắt sâu: có đời sống nội tâm dồi dào, sâu
kín, hay suy tư; mắt lim dim: ích kỉ, phản bội; mắt luôn mở to: dễ hốt hoảng, lo sợ vô căn cứ. 
Tín hiệu về sự đồng ý hay không đồng ý (đúng hay sai). 
Tín hiệu về tình cảm (yêu ,thích hoặc ghét). 
Tín hiệu về dấu hiệu nhận thức (hiểu hay không hiểu). 
Tín hiệu về nhu cầu , lòng mong muốn. 
Tín hiệu điều chỉnh hành vi thái độ của hai bê
Trong giao tiếp ánh mắt còn đóng vai trò “đồng bộ hóa” câu chuyện, biểu hiện sự chú ý, tôn trọng, sự
đồng tình hay là phản đối.
https://lytuong.net/cac-phuong-tien-giao-tiep-ngon-ngu-phi-ngon-ngu/#c_Anh_mat
Trong giao tiếp chúng ta nhất thiết phải biết sử dụng mắt, biết giao tiếp bằng mắt. Để sử dụng mắt có
hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
 Nhìn thẳng vào người đối thoại
Cái nhìn tự nhiên, nhẹ nhàng như bao quát toàn bộ con người đối diện chứ không phải là nhìn
xoáy vào một điểm nào đó trên khuôn mặt của họ. Có người, khi tiếp xúc với người khác, nhất là
khi nói, thường không biết nhìn vào đâu nên lúng túng; có người thì lảng tránh ánh mắt của
người khác, nhìn quanh, nhìn lung tung. Theo các nhà tâm lý học, nếu bạn không nhìn thẳng vào
người khác thường có nghĩa như sau: đứng trước mặt anh, tôi cảm thấy tự ti, thấp kém hoặc sợ
anh; Ánh mắt lảng tránh thì có nghĩa là: tôi có điều không muốn để anh biết, tôi đang giấu diếm
điều gì đó mà sợ anh phát hiện, tôi sợ tiếp xúc ánh mắt của anh, nó làm tôi cảm thấy không an
toàn,...; Còn nhìn thẳng thì có nghĩa là: tôi rất thành thực, thẳng thắng với anh, tôi quang minh,
chính đại, tôi tin những điều tôi nói là không giả dối, là chân thành,... Chính vì vậy, cái nhìn lảng
tránh thường biểu hiện sự giả dối, thiểu thành thật hay thiếu tự tin; còn nhìn thẳng vào người
khác thể hiện sự tự tin, ngay thẳng của chính bạn trong khi tiếp xúc với người khác.
Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ
biên, NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Ảnh: Nhìn thẳng (Nguồn: Internet)
 Không nhìn chăm chú vào người khác
Chúng ta thường gặp ánh mắt nhìn chăm chú hay nhìn chằm chằm trong giao tiếp. Việc nhìn
chăm chú hay nhìn chằm chằm vào người khác gây cho họ cảm giác đang lo lắng, khó chịu, tựa
như là họ có một sai sót, một điểm nào đó không bình thường và đang bị người khác soi mói.
Chính vì vậy, các nhà tâm lý học Mỹ lưu ý chúng ta là không nên nhìn chăm chú vào con người,
mà chỉ nên nhìn đồ vật nào đó, ví dụ như một bông hoa đẹp, một tác phẩm nghệ thuật,...
Ảnh: Nhìn quá chăm chú (Nguồn: Internet)
 Không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt, hoặc không thèm để ý
Đối với những người có kiến thức hoặc các chính trị gia, thì họ luôn có ý thức kìm chế, khống
chế được những xúc cảm, tình cảm của mình, để chúng không dễ dàng bộc lộ ra bên ngoài làm
ảnh hưởng đến việc giao tiếp với người xung quanh. Việc bộc lộ ra những tức tối, nhìn bằng
“nửa con mắt”, khiêu khích, giễu cợt hoặc coi thường trước một con người hay sự việc mà
chúng ta không ưa thích chỉ chứng tỏ rằng chúng ta là một con người hẹp hòi, ích kỷ. Cho nên,
hãy hạn chế tối đa những ánh mắt mang tính tiêu cực đế có thể tạo được một không khí đầy
thiện cảm hơn khi giao tiếp.
Ảnh: Ánh mắt coi thường (Nguồn: Internet)
 Không đảo mắt hoặc đưa mắt liếc nhìn một cách vụng trộm
Trong giao tiếp xã giao, việc đảo mắt, đưa mắt nhìn một cách vụng trộm thường được xem là
biểu hiện của những người không đường hoàng, thiếu đứng đắn, thậm chí là gian xảo, dối trá. Vì
vậy, khi trò chuyện với người khác mà bạn muốn đưa mắt sang người khác hoặc vật khác thì hãy
tiến hành một cách từ từ, chậm rãi và tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh đảo mắt hoặc liếc nhanh một
cách vụng trộm. Có được như vậy, chúng ta sẽ thể hiện được sự quang minh và cả sự tự tin của bản thân chúng ta.
Ảnh: Liếc mắt (Nguồn: Internet)
 Không nheo mắt hoặc nhắm cả hai mắt trước mặt người khác
Việc nheo mắt, nháy mắt (nhắm một mắt) hoặc nhắm cả hai mắt thường bao hàm rất nhiều ý
nghĩa và ẩn ý. Vì vậy, trước đối tượng mới tiếp xúc lần đầu mà không phải người thân quen thì
chúng ta không nên làm như vậy.
VD: Ở phương Tây, những hành động này thường được xem là những động tác gợi tình, hay có
một hàm ý đại loại như vậy.
Ảnh: Nháy mắt (Nguồn: Internet)
Nguồn: https://www.verywellmind.com/how-do-i-maintain-good-eye-contact-3024392 2.1.2. Nét mặt
Mỗi người có một khuôn mặt riêng, không ai giống ai, người ta ước tính có khoảng hơn 20.000 nét mặt khác nhau.
Nét mặt biểu hiện thái độ, cảm xúc của con người. Paul Ekman đã chỉ ra có sáu nét mặt phổ biến tương
ứng với các trạng thái cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, căm ghét/ghê tởm, tức giận.
Ảnh: Nét mặt (Nguồn: Internet)
Ngoài tính biểu cảm, nét mặt còn cho ta biết ít nhiều về cá tính con người. Người có nét mặt căng thẳng
thường là người dứt khoát trực tính, phải lo nghĩ nhiều; người có nét mặt mềm mại ở vùng miệng thì
hòa nhã, thân mật, biết vui đùa và dễ thích nghi trong giao tiếp. Nhướng mày thường là dấu hiệu cho
biết người ta không hiểu hay không tin tưởng mấy, đôi khi còn là sự khiêu khích.
Ảnh: Nhướng mày nhưng đẹp :)))
Ảnh: Nhướng mày không hiểu
Nhăn trán, cau mày là dấu hiệu phổ biến của sự lúng túng, lo lắng và đôi khi là biểu hiện của sự giận dữ.
Ảnh: Nhăn trán, cau mày lo lắng (Nguồn: Internet) 2.1.3. Nụ cười
Nụ cười là một phương tiện giao tiếp quan trọng chứa đựng nhiều nội dung phong phú. Nụ cười không
chỉ biểu hiện thái độ, tình cảm của con người mà cả những nét tính cách nhất định của họ. Thực tế
trong giao tiếp cho thấy, một bộ mặt tươi cười luôn được hoan nghênh vì nó mang lại cho người khác
cảm giác thoải mái, tự tin cũng như mang lại những tín hiệu của sự tốt lành, của tình hữu hảo và lòng chân thành.
Khi giao tiếp, chúng ta tươi cười với người khác, đó là chúng ta đang “nói” với họ rằng: tôi rất mừng vì
được gặp anh, tôi mong đợi anh, anh là người được hoan nghênh ở đây,... Như vậy, nụ cười biểu hiện
thái độ tích cực của chúng ta, là “lời mời chào” hữu hiệu nhất, làm giải tỏa những ý tưởng đối địch của người khác.
Ảnh: Cười tươi (Nguồn: Internet)
Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính. Có cười tươi tắn, cười hồn nhiên, cười phúc
hậu, cười đồng tình, cười miễn cưỡng, cười chua chát, cười chế giễu, cười khinh bỉ… Mỗi nụ cười biểu
hiện một thái độ nào đó, cho nên trong giao tiếp, ta phải tinh nhạy quan sát nụ cười đối phương để biết lòng dạ của họ.
- Cười mỉm: người tế nhị, kín đáo. (Slide làm cái bảng nhá)
- Cười thoải mái: người độ lượng, rộng rãi.
- Cười nhếch mép: người khinh thường, ngạo mạn.
- Cười giòn tan: người vui vẻ, sôi nổi, nhiệt tình.
- Cười tươi tắn: người dễ gần, dễ mến.
- Cười gằn: người khó tính, khó chịu.
- Cười chua chát: người thừa nhận sự thất bại.
- Cười mím chặt môi: người có nhiều bí mật.
- Cười nhìn nghiêng và mắt hướng lên: người có dáng vẻ tinh nghịch, trẻ con...
Trong giao tiếp, không có gì tệ hại bằng những bộ mặt cau có, lầm lì, lạnh lùng, không biết mỉm cười
và không có cảm xúc. Tuy nhiên, không phải nụ cười nào cũng giống nhau và mang lại những hiệu quả
tích cực như nhau. Nụ cười thân thiện, tươi tắn luôn được chào đón. Nhưng nếu bạn chỉ nhếch mép lên
cười, hay cười ha hả, cười ré lên nơi công cộng, cười mỉa mai, cười nhạt,... lại thường mang đến ý nghĩa tiêu cực hơn. Ảnh: Cười nhếch mép
(Nguồn: https://2sao.vn/thu-mon-indonesia-cuoi-nhech-mep-khi-thay-phong-vien-viet-nam-n- 205040.html)
Ảnh: Cười mỉa mai (Nguồn: Internet)
Ngoài ra còn phải chú ý đến tiếng cười để tránh bị đánh giá tiêu cực
Ví dụ: cười êm ái, cười hô hố, tiếng cười giòn tan (sôi nổi, vui vẻ), cười gằn (khó chịu),…
Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ biên,
NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017) 2.1.4. Tư thế
Tư thế của con người rất được coi trọng, thể hiện phong cách của con người. Tư thế có vai trò quan
trọng trong giao tiếp, bao gồm ba tư thế chủ yếu: tư thế đi, đứng và ngồi. 2.1.4.1. Tư thế đi
Tư thế đi đẹp là đi nhanh và nhẹ nhàng, đầu ngẩng cao, ngực hơi ưỡn ra phía trước một chút. Tư thế đi
như vậy chứng tỏ đó là con người tự tin, năng động, giàu nghị lực. Đi nhanh nhưng đầu cúi xuống,
bụng hóp, lưng còng, nghĩa là lầm lũi đi thường cho biết bạn là con người tất bật, vất vả, không biết
nhìn xa, trông rộng. Ngoài ra còn rất nhiều tư thế, hay dáng đi như dáng đi khệnh khạng, hoặc dò dẫm,
hay thong thả cũng thể hiện chính bạn là con người như thế nào.
Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ biên,
NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Ảnh: Dáng đi (Nguồn: Internet) 2.1.4.2. Tư thế đứng
Tư thế đứng đẹp là tư thế đứng thẳng người, đầu ngẩng cao, vai thẳng, lưng thẳng, hai tay buông tự
nhiên, ngón tay hơi chạm vào quần. Tư thế đứng như vậy sẽ làm người khác cảm thấy chúng ta là một
con người đàng hoàng, tự tin, phóng khoáng. Không đút hai tay vào túi, chắp tay ra sau hay khoanh tay,
chống nạnh vì đó là dấu hiệu của sự thiếu cởi mở, thiếu tôn trọng đối phương.
Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ biên,
NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Ảnh: Tư thế đứng đúng
Ảnh: Tư thế đứng chưa đúng 2.1.4.3. Tư thế ngồi
Nên ngồi thẳng, lưng, đầu thẳng nhưng vẫn có được sự thoải mái, tự nhiên, tỏ ra bạn là người có tinh
thần cao và đang sẵn sàng tiếp chuyện.
Ảnh: Tư thế ngồi (Nguồn: Internet)
Đối với nữ giới (nếu mặc váy) nên ngồi vắt chéo qua mắt cá chân, tay để trên tay vịn, lên bàn hoặc trên
đùi, mắt nhìn thẳng đối phương.
Lúc ngồi xuống, cần phải nhẹ nhàng, chắc chắn, không gây ồn. Tránh ngồi nghiêng, ngồi duỗi chân hay
rung đùi, rung chân, hoặc nửa ngồi nửa nằm....
Ảnh: Ngồi rung chân (https://tinhte.vn/thread/thoi-quen-rung-dui-bat-nguon-tu-dau.3132114/) 2.1.4.4. Động tác
Động tác là một loại ngôn ngữ không lời, góp phần thể hiện nội dung giao tiếp được sôi nổi, sinh động,
hấp dẫn và lôi cuốn hơn.
https://vanhoa.evn.com.vn/d6/news/Tu-the-chuan-muc-trong-giao-tiep-6-121-5731.aspx#:~:text=T
%C6%B0%20th%E1%BA%BF%20ng%E1%BB%93i%3A,hay%20th%C3%B5ng%20xu%E1%BB %91ng%20t%C3%B9y%20%C3%BD.
Động tác biểu hiện qua các cử chỉ của đầu (gật, lắc đầu), tay (vẫy tay, chỉ trỏ, khua tay...),… Chuyển
động của đầu có thể là “đồng ý” hay “không đồng ý”, của bàn tay là lời mời, sự từ chối, chống đối hay van xin…
Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri
(Nguồn: https://vnanet.vn/vi/anh/anh-thoi-su-trong-nuoc-1014/thu-tuong-pham-minh-chinh-tiep-xuc-
cu-tri-van-dong-bau-cu-tai-can-tho-5428944.html)
Trong giao tiếp cần tránh những cử chỉ như: đưa ngón tay chỉ trỏ vào mặt người khác, gác chân lên
bàn, hay việc ngoáy mũi, ngoáy tai, hếch cằm,…bởi đó là những hành vi bất lịch sự, thiếu tôn trọng người khác.
Ảnh: Hành động thiếu tôn trọng
Ngoài ra còn có những động tác, hành vi mang tính tích cực như: bắt tay, ôm hôn, vỗ vai,... Những
hành vi này thể hiện mức độ thân mật của tình cảm. Ví dụ như cái siết tay chặt thể hiện sự khăng khít
cũng như sự quan tâm, thích thú đặc biệt đối với đối phương. Nhất là hành động bắt tay kèm thêm vỗ
vai cho thấy bạn đã chiếm được cảm tình và sự chào đón của anh ta, cũng như niềm tin mà anh ta đặt vào bạn.
Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ biên,
NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Ảnh: Bắt tay khích lệ (Nguồn: Internet)
Ảnh: Bắt tay thời dịch bệnh
Nguồn: https://vnexpress.net/the-gioi-ngai-bat-tay-thoi-dich-benh-4068035.html 2.2. Ngôn ngữ vật thể 2.2.1. Trang phục
Trang phục là một trong những dạng phổ biến nhất của giao tiếp phi ngôn ngữ. Các kiểu trang phục mà
mỗi cá nhân mặc sẽ truyền tải những tín hiệu phi ngôn ngữ về cá tính, văn hóa, tâm trạng, mức độ tự
tin, sở thích, tuổi tác,… của mỗi cá nhân và cách mà những người khác phản ứng với họ. Trang phục
cũng có thể truyền tải tính dân tộc của một hay một nhóm người.
Đàn ông Scotland mặc Kilts để tôn vinh văn hóa của họ. (Ảnh: Stock Adobe)
Thông qua trang phục, chúng ta biết được địa vị xã hội, khả năng kinh tế, và chuẩn mực đạo đức cũng
như thẩm mỹ cá nhân của từng người. Nếu trang phục không phù hợp thì sẽ tạo sự khó chịu và mất tự tin cho chính người nói.
Theo một nghiên cứu đến từ lĩnh vực Tâm lý học xã hội và khoa học đời sống, những người thường
xuyên ăn mặc chỉn chu, sang trọng thường là những người có tính tổ chức, sáng tạo và trách nhiệm cao
trong công việc. Nghiên cứu này tuy không phải chính xác đến 100% nhưng có một điều chắc chắn
rằng, khi bạn lựa chọn cho mình những bộ trang phục phù hợp theo từng hoàn cảnh và tình huống khác
nhau thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều để có thể hoàn thành công việc một
cách hiệu quả. (https://unica.vn/blog/trang-phuc-trong-giao-tiep )
Trang phục là thông điệp không lời. Mọi người thường tin vào mắt mình hơn là nghe vì nếu hình ảnh
của cá nhân tốt thì cá nhân đó không phải tốn nhiều thời gian chứng minh mình là người thế nào. Trang
phục cũng có tác dụng lớn trong việc quyết định thái độ, thiện chí của đối tượng sẽ giao tiếp.
https://toploigiai.vn/vai-tro-cua-trang-phuc-trong-giao-tiep-la-gi
Lễ phục ngành Hải quan (Internet) Trang phục nơi công sở Thường phục
2.2.2. Trang điểm, trang sức
Bên cạnh trang phục, trang sức và phụ kiện cũng có thể được sử dụng như một tín hiệu phi ngôn ngữ để
thu hút những người khác. Trang sức có muôn hình vạn trạng khác nhau như nơ, kẹp tóc, hoa tai, vòng
cổ, thắt lưng, túi,… Chính vì thế chúng ta cần lưu ý kết hợp chúng với việc ăn mặc và trang điểm sao
cho phù hợp với môi trường và hoàn cảnh giao tiếp. Một người trang điểm cẩn thận, nhẹ nhàng, thanh
thoát với trang phục lịch sự, gọn gàng sẽ dễ gây thiện cảm hơn trang điểm lòe loẹt, quần áo rườm rà, lộn xộn.
Nguồn: https://decharme.vn/phu-kien-giup-nang-tam-phong-cach-cac-quy-co-cong-so-n44474.html
Nam giới tuy ít khi trang điểm và đeo đồ trang sức như phụ nữ nhưng cũng cần lưu ý việc đầu tóc được
chải gọn gàng, trang phục phù hợp, hài hòa, lịch sự.
2.3. Ngôn ngữ môi trường 2.3.1. Khoảng cách
Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ biên,
NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Trong giao tiếp, khoảng cách giao tiếp cũng là một phương tiện để bộc lộ những mối quan hệ, tình cảm
của con người với nhau. Thông thường, chúng ta thường tiến sát gần một người bạn thân để trò chuyện,
nhưng lại giữ một khoảng cách nhất định khi đó là người chúng ta chưa quen biết, hay chưa có cảm tình.
Theo nhiều nhà giao tiếp học như Edward Hall, Allan Pease,... thì khoảng cách tiếp xúc giữa con người
diễn ra trong 4 vùng khoảng cách như sau:
 Khoảng cách thân mật (intimate zone, 0 - 0.45m): khoảng cách với các mối quan hệ mật thiết,
thân tình, gần gũi như: cha mẹ, vợ chồng, anh em, bạn thân, người yêu…
 Khoảng cách cá nhân (personal zone, 0.45 - 1.2m): khoảng cách thường đứng khi ta tham dự các
bữa tiệc, khi giao tiếp tại cơ quan hay khi gặp mặt bạn bè.
 Khoảng cách xã hội (social zone, 1.2 - 3.5m): trong các mối quan hệ xã giao bình thường như
kinh doanh hay những người mới gặp lần đầu
 Khoảng cách công cộng (public zone, > 3.5m): đây là phạm vi tiếp xúc thích hợp với mục đích
công việc, là khoảng cách thích hợp thuyết trình hay phát biểu trước đám đông.
 Tuy nhiên trong giao tiếp chúng ta cần lưu ý một số điểm như sau:
 Các vùng khoảng cách giao tiếp chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, những người đến từ nền
văn hóa khác nhau sẽ có vùng giao tiếp khác nhau.
Ví dụ: Người Châu Âu có vùng thân mật hẹp hơn người Châu Á.
 Trong giao tiếp cần chọn khoảng cách sao cho phù hợp với tính chất của mối quan hệ để tránh
gây cảm giác khó chịu cho người đối diện.
Ví dụ: Đàn ông khi tiếp xúc phụ nữ lần đầu tránh đứng gần sát vì dễ bị cho là có ý đồ gạ gẫm, tán tỉnh.
 Khoảng cách có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích giao tiếp.
Ví dụ: Khi lần đầu gặp một đối tác chúng ta cần phải đảm bảo tính lịch sự, nghiêm túc. Tuy
nhiên về sau khi đã thân quen chúng ta hoàn toàn có thể thu hẹp khoảng cách để tạo không khí thân mật gần gũi.
 Khoảng cách nên được thay đổi linh hoạt trong quá trình giao tiếp để phù hợp với tình huống giao tiếp.
Ví dụ: Khoảng cách giữa giáo viên trên bục giảng và học sinh thuộc vùng xã hội hay công cộng.
Nhưng khi giảng bài, giáo viên thường đi xuống lớp để tạo cảm giác gần gũi với học sinh.
Việc sử dụng khoảng cách như một phương tiện giao tiếp là một việc không hề đơn giản. Nó đòi hỏi sự
nhạy cảm, tinh tế, linh hoạt của chúng ta trong giao tiếp và đồng thời cũng phản ánh nghệ thuật giao tiếp của chúng ta. 2.3.2. Vị trí
Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh (Phạm Thùy Giang chủ biên,
NXB Đại học kinh tế quốc dân 2017)
Việc sắp xếp chỗ ngồi khi tiếp chuyện cũng phản ánh mối quan hệ tương tác giữa hai bên. Chúng ta có
một số vị trí phổ biến như sau:  Vị trí góc: o
Tạo sự tự tin, thoải mái cho đôi bên vì góc bàn có tác dụng như là chướng ngại vật và hai bên
có thể nhìn hoặc không nhìn vào nhau nếu muốn. o
Cách ngồi này thuận tiện cho những cuộc gặp riêng, những cuộc nói chuyện lịch sự, tế nhị
như: gặp tư vấn, khuyên bảo, thuyết phục…  Vị trí hợp tác:
Vị trí hợp tác có hai cách ngồi phổ biến: o
Vị trí hợp tác 1: Cả hai ngồi cạnh nhau và quay về một hướng, hai bên đã đặt niềm tin tưởng
vào nhau với những ý kiến đã được thống nhất. Vị trí này thường gặp trong các cuộc họp báo
sau khi đã đàm phán hoặc thương lượng thành công. o
Vị trí hợp tác 2: Hai người ngồi đối diện nhau và chiếc bàn như là công cụ để đặt giấy tờ hay
để tỳ tay. Cách ngồi này phản ánh không khí thân mật và họ trò chuyện cởi mở với nhau.  Vị trí cạnh tranh: o
Hai người ngồi đối diện với nhau qua chiếc bàn. Họ quan sát mọi hành vi, sắc thái hay thái
độ của người đối diện. o
Cách này phổ biến với những cuộc gặp gỡ mang tính chất công việc như: phỏng vấn, đàm phán, thương lượng...  Vị trí độc lập: o
Vị trí này thường gặp khi một người muốn có một không gian riêng và không sẵn sàng tiếp
chuyện. Nó tạo cảm giác xa cách, không cởi mở. o
Vị trí này phù hợp ở những nơi như thư viện, nhà ăn, hay những công việc mang tính độc lập. 2.3.3. Kiểu bàn ghế  Bàn hình chữ nhật: o
Biểu hiện cho quyền lực. Bàn càng dài thì quyền lực càng lớn. o
Vị trí tối cao nhất là vị trí ngồi ở đầu bàn, mặt quay ra cửa. Đây là vị trí của người lãnh đạo
cao nhất đóng vai trò chủ trì trong các cuộc họp, hội nghị… o
Vị trí càng gần người lãnh đạo thì càng có ưu thế.  Bàn hình tròn: o
Vị trí nào cũng là trung tâm và ngang bằng nhau. o
Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, thoải mái, thân tình. o
Phù hợp với những cuộc trao đổi, thảo luận, họp nhóm, mang tính chất thẳng thắn, thiện chí và hợp tác với nhau.
Ảnh: Hội nghị bàn tròn trong khuôn khổ Diễn đàn "Vành đai và Con đường"
Nguồn: https://vtc.vn/dien-dan-cap-cao-vanh-dai-va-con-duong-ket-thuc-thong-qua-thong-cao-chung- ar471835.html  Bàn hình vuông: o
Các vị trí đều độc lập với nhau. o
Thường thể hiện những cuộc nói chuyện của những người có địa vị ngang nhau, đi vào vấn
đề một cách thẳng thắn, đa phương. o
Thích hợp cho những cuộc đàm phán đa phương, cuộc thương lượng giữa nhiều đối tác với nhau. 2.3.4. Kiểu ghế
Kiểu ghế phản ánh mức độ trân trọng của đối tác:
 Ghế càng cao, càng lớn hay càng cầu kỳ biểu hiện mức độ quan trọng của người ngồi.
 Người có vị thế thấp hơn ngồi ở những chiếc ghế đơn giản hơn, thậm chí thấp hơn ghế của chủ tọa.
Ví dụ: Ở các vương triều xưa, vua chúa ngồi ở trên ngai vàng. Điều này tượng trưng cho quyền
lực của người đứng đầu nhà nước hoặc người đứng đầu một cộng đồng, biểu tượng của sự trị vì
của vị quân chủ quốc gia.
Ngày nay, thường phân loại ghế theo chất liệu, sự tiện nghi, hình dáng hay tính chất của ghế, như: ghế
tựa, ghế đứng, ghế xoay, ghế bành,... 2.3.5. Quà tặng
Tặng quà thể hiện tình cảm, mối quan tâm của mình dành cho người đối diện. Con người ai cũng thích
được tặng quà, vì thế tặng quà là một trong những cách nhanh nhất để tạo tình cảm và gây ấn tượng tốt
ở người khác về chúng ta. Ảnh: Internet
Những món quà đều mang những nét ý nghĩa riêng biệt, cho nên người tặng cần phải lưu ý cả cách tặng
quà. Để quà tặng trở nên có ý nghĩa với người nhận, cần lưu ý một số điểm sau đây:
 Khi tặng quà cần chú ý đến nhu cầu, sở thích của người được tặng.
 Quà tặng phải phù hợp với mối quan hệ giữa người tặng và bên được tặng.
 Cách tặng quà không nên cầu kỳ, phô trương, mà nên đơn giản, thể hiện sự chân thành và nghiêm túc.
 Quà tặng thường được gói ghém cẩn thận. Khi nhận quà, cần tỏ thái độ vui vẻ và đừng quên cảm
ơn người tặng. Nếu quả tặng được gửi qua đường bưu điện hoặc qua người khác thì cần gọi điện
hoặc gửi thư để nói lời cảm ơn. Nguồn: Internet
III. Làm thế nào để giao tiếp phi ngôn ngữ tốt trong cuộc sống và trong kinh doanh?
Kỹ năng giao tiếp là một công cụ thiết yếu giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, công việc, nhất là
những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán hàng. Thông thường, chúng ta giao tiếp bằng kỹ
năng nói hoặc văn bản. Thế nhưng, ít ai biết rằng phi ngôn ngữ cũng là một cách giao tiếp rất hiệu quả,
quan trọng và nó chiếm một lượng phần trăm rất lớn trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta.
Tuy nhiên không phải lúc nào kỹ năng phi ngôn ngữ nào cũng có thể tùy tiện sử dụng. Tùy thuộc vào
hoàn cảnh xung quanh, âm lượng của người nói, sự phối hợp của cơ thể,… mà hành động phi ngôn ngữ
mang đến hiệu quả khác nhau. 1. Trong cuộc sống
Chú ý tới âm lượng của giọng nói: Âm lượng giọng nói có thể truyền đạt được một lượng lớn
thông tin, thể hiện sự nhiệt tình hay thờ ơ của mỗi người trong quá trình giao tiếp. Hãy chú ý
xem âm lượng giọng nói của bản thân tác động thế nào tới phản ứng của người khác và cố gắng
sử dụng âm lượng của giọng nói để nhấn mạnh những ý tưởng muốn diễn đạt.
Theo dõi cử chỉ và lời nói có mâu thuẫn với nhau không
Hiểu chính xác tín hiệu giao tiếp
Các tín hiệu giao tiếp (Ảnh: Stock Adobe)
https://cuocsongdungnghia.com/thu-vien/bi-quyet-giao-tiep-ung-xu-phi-ngon-ngu-chuyen- nghiep-hieu-qua.html
 Trang phục: trang phục đóng vai trò quan trọng trong quá trình gặp gỡ, giao tiếp, thông qua
trang phục có thể đánh giá cá tính, sở thích, tâm trạng… của người khác. Vì thế nên chọn trang
phục phù hợp để các cuộc gặp mặt, giao tiếp đước diễn ra một cách thuận lợi.
 Giao tiếp qua nụ cười: Nụ cười là sợi dây gắn kết các mối quan hệ trong giao tiếp. Một nụ cười
hài hòa giúp chúng ta gây ấn tượng tốt hơn với đối phương khi trò chuyện, thể hiện sự gần gũi,
thân thiện. Do đó, nếu có thể hãy luôn luôn mỉm cười trong các cuộc trò chuyện giao tiếp hàng ngày
 Tạo khoảng cách tốt trong giao tiếp: Khoảng cách sẽ phụ thuộc vào mức độ thân quen của các
cá nhân. Một khoảng cách phù hợp sẽ tạo nên sự thoải mái trong buổi trò chuyện.
 Sử dụng biểu cảm khuôn mặt: Khi giao tiếp, ngoài lời nói, biểu cảm gương mặt cũng phản ánh
một phần cảm xúc của con người. Chúng ta nên rèn luyện cách điều khiển cơ mặt giúp bản thân
thêm tự tin hơn và dêc thành công hơn trong giao tiếp.
Giao tiếp qua biểu cảm gương mặt (Ảnh: Stock Adobe)
 Tập trung giao tiếp qua ánh mắt: Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, vì vậy giao tiếp bằng mắt là một
phần không thể thiếu trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào. Thông qua ánh mắt có thể hiểu được cảm
xúc bên trong của đối phương do đó muốn biết được nội tâm của người đối diện ta nên quan sát
đôi mắt của họ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nhìn chằm chằm vào mắt người khác mà chỉ
nên nhìn khoảng vài giây sau đó thay đổi ánh nhìn qua hướng khác.
https://jobsgo.vn/blog/tam-quan-trong-cua-giao-tiep-phi-ngon-ngu/
 Ngữ cảnh trong giao tiếp cũng ảnh hưởng tới việc giao tiếp phi ngôn ngữ: Khi giao tiếp cần cân
nhắc xem hành động của mình có phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp hay không.
 Rèn luyện thường xuyên: Mỗi người hoàn toàn có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp không lời một
cách hiệu quả và đúng cử chỉ của những người khác bằng cách để tâm đến hành vi ngôn ngữ và
rèn luyện kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ khác nhau với mọi người. Đây là cách nâng cao khả năng
giao tiếp một cách đáng kể. Mỗi người có một ngôn ngữ cơ thể riêng, chỉ cần bạn chú ý và nắm
bắt được những dấu hiệu phi ngôn ngữ thì bạn chắc chắn hiểu được đối tượng giao tiếp.
Rèn luyện thường xuyên để giao tiếp thành công (Ảnh: Stock Adobe)
https://nhanh.vn/6-ky-nang-giao-tiep-phi-ngon-ngu-cho-nguoi-thanh-dat-n57670.html
Tập thói quen suy nghĩ trước khi hành động. 2. Trong kinh doanh Thái độ và tư thế
Trong bất kì trường hợp nào, thái độ thành thật, nhiệt tình, ung dung là điều cần thể hiện với đối tác
kinh doanh của mình. Nên chú ý tránh 4 thái độ như:
 Thái độ ngạo mạn, như thế sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của khách hàng.
 Thái độ lúng túng sẽ làm cho khách hàng không dám tin tưởng
 Thái độ lạnh lùng, sẽ làm cho khách hàng cảm thấy không thân thiện.
 Thái độ tùy tiện sẽ làm cho khách hàng không tôn trọng bạn
Nhưng với thái độ chính xác là chưa đủ, trong quá trình giao tiếp với khách hàng cũng nên tránh những tư thế:
 Không nên nhìn đi nơi khác, nhấp nhổm, đứng ngồi không yên, nhìn ngang nhìn dọc, tư tưởng không tập trung.
 Không nên ngáp ngắn ngáp dài.
 Không được gãi đầu gãi tai, bẻ ngón chân, tay.
 Không nên ngửa mặt lên trời, vênh vênh váo váo, không nhìn chằm chằm vào khách hàng,
không nên nhìn vào khách hàng từ đầu tới chân.
Thái độ và tư thế trong giao tiếp phi ngôn ngữ (Ảnh: Internet)
Tùy theo các đối tượng khác nhau mà sử dụng các tư thế ngồi sao cho phù hợp với mỗi người.
 Nếu đối tượng là người có thanh thế, để tỏ rõ sự tôn trọng, nhân viên nên ngồi thẳng và cúi
người về phía trước một chút.
 Nếu khách hàng là người cùng lứa tuổi và có kinh nghiệm tương đương có thể ngồi thoải mái
hơn để tạo cảm giác gần gũi với khách hàng.
 Nếu đối tượng đi cùng với vợ hoặc chồng nên lịch sự và tỏ thái độ tôn trọng họ.
 Với các trường hợp bình thường nên áp dụng các tư thế chính xác trong kinh doanh như: tự
nhiên, ung dung, ân cần, mắt nhìn thẳng vào khách hàng, hơi cúi người một chút và chủ động chào hỏi khách hàng.
Tư thế ngồi sao cho phù hợp với từng đối tượng (Ảnh: Internet) Tay
- Dùng tay ra hiệu là một động tác sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp với khách hàng, nếu sử dụng
thích đáng, sẽ làm cho các thông tin được truyền đạt rõ ràng hơn.
- Ra hiệu bằng tay một cách thích đáng, sẽ nhấn mạnh hơn về các vấn đề đang nói nhưng không nên
dùng quá nhiều vì sẽ gây khó chịu với khách hàng.
- Sử dụng động tác tay ít hay nhiều và ý nghĩa kèm theo còn tùy thuộc vào mỗi quốc gia khác nhau, dân
tộc và khu vực khác nhau.
Giao tiếp bằng ánh mắt: Trong giao tiếp chúng ta nên nhìn thẳng vào mắt người đối diện, các
chuyên gia khuyên rằng, mỗi lần giao tiếp bằng mắt nên kéo dài khoảng 4-5 giây. Giao tiếp bằng nét mặt
Trong giao tiếp với khách hàng, thông thường việc sử dụng nhiều nhất là nét mặt. Việc biết cười hay
không là thể hiện năng lực của một nhân viên. Cười thể hiện sự hài hước của nhân viên, trong buổi gặp
lần đầu với khách hàng, nếu có những câu hài hước làm cho khách vui vẻ, khách hàng sẽ ấn tượng hơn,
tạo cảm giác thân thiện, gẫn gũi.
Trong các hoàn cảnh đặc biệt, việc nói ra những câu hài hước có thể giúp thoát khỏi hoàn cảnh khó
khăn đó. Nếu trong trường hợp khách hàng có sai lầm gì, một nụ cười hoặc một câu trêu đùa hài hước
có thể làm họ tránh khỏi sự bối rối.
Giao tiếp bằng nét mặt (Ảnh: Pexels)
https://nhanh.vn/6-ky-nang-giao-tiep-phi-ngon-ngu-cho-nguoi-thanh-dat-n57670.html Phần kết luận
Chỉ cần tinh tế một chút trong giao tiếp chúng ta sẽ nhận ra ngay chúng ta không chỉ giao tiếp bằng lời
nói mà bằng cả ngôn ngữ của cơ thể. Martin Luther đã từng nói "đừng nghe những gì anh ta nói mà hãy
nghe những gì bàn tay anh ta nói". Phải đến thế kỉ 20 giao tiếp phi ngôn ngữ mới được quan tâm một
cách thực sự. Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp thông qua các cử chỉ hành động của cơ thể như nét
mặt, cách nhìn, điệu bộ,và khoảng cách giao tiếp. Vì thế, đầu tư vào kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ là
một đầu tư thực sự khôn ngoan. Nó sẽ giúp bạn tăng thêm sức mạnh, hiệu quả trong giao tiếp với mọi
người xung quanh. (Nguồn: https://kenhtuyensinh.vn/vai-tro-cua-giao-tiep-phi-ngon-ngu-trong-nghe- thuat-giao-tiep)
Giao tiếp phi ngôn ngữ quan trọng bởi vì chúng có hiệu quả. Bạn có thể chuyển một thông điệp không
lời mà không cần phải suy nghĩ về nó và khán thính giả của bạn có thể ghi nhận ý nghĩa của bạn một
cách vô thức. Cùng lúc, khi bạn có mục đích có ý thức, bạn thường đạt được chúng một cách hiệu quả
hơn về phương diện kinh tế với những điệu bộ, cử chỉ hơn là việc sử dụng từ ngữ. Tuy nhiên, giao tiếp
không lời thường pha trộn với lời nói để chuyển tải thông điệp, để tranh luận, củng cố và làm rõ thông điệp.