Bài tập lớn Kinh tế chính trị Mác - Lênin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Khoa Lí Luận Chính trị
BÀI TẬP LỚN
Đề Tài: Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa Ở Việt
Nam Trong Bối Cảnh Cách Mạng
Công Nghiệp 4.0
Tên Sinh Viên: Lê Thị Hải Yến
Mã Sinh Viên: 11195886
Lớp chuyên ngành: Khoa Học Quản Lý 61B
---------- Hà Nội, 10/2020 ----------
1
Mục Lục
Phần 1: Lời mở đầu …………..………………………….…..……..…3
Phần 2: Nội dung ….……………………………..……………………4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0 ………………………………………………4
1. Khái quát cách mạng công nghiệp 4.0………………………4
2. Tính tất yếu khách quan tác dụng của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước…………………………………………………4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0………………………………………………………..5
1. Khái quát về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam ….5
2. Hiện trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư………………………..5
3. Nguyên nhân công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cách mạng
4.0 tạo ra thực trạng trên ở Việt Nam…………………………..9
CHƯƠNG III: LIÊN HỆ VỚI SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH
NÀY ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ ……………………………………….10
1. Liên hệ với sinh viên trong bối cảnh ngày nay ………………10
2. Đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề còn hạn chế..11
Phần 3: Kết luận……………………………………………............11
Danh mục tài liệu tham khảo ………………………………………12
2
Phần 1: Lời Mở Đầu
Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại được coi nhiệm vụ trọng
tâm để sớm đưa nước ta bản trở thành một nước coong nghiệp. Sự
đánh giá khách quan kinh nghiệp của các nước công nghiệp hóa xung
quanh nước ta đã góp phần giúp Đảng ta, qua các Đại hội, đúc kết
thành luận công nghiệp hóa đầy đủ hơn một nước kém phát triển
trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
kinh tế tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ đang phát triển mạnh mẽ, tạo hội phát
triển cho mọi quốc gia, nhất các nước đang phát triển. Đối với nước
ta, nếu tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng này, còn
thể " đi tắt, đón đầu", đẩy mạnh rút ngắn thời gian tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời cũng thể làm cho đất
nước ta tụt hậu ngày càng xa hơn nếu không tận dụng được hội này.
Thực tế đó đnag đặt ra vấn đề cần phải có những giải pháp phù hợp đối
với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Vì vậy, em đã chọn đề tài:
" Công nhiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0"
3
Phần 2: NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0
1.Khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp (CMCN) được hiểu những bước phát triển nhảy
vọt về chất trình độ liệu lao động, trên sở những phát minh đột phá về
thuật công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại, kéo theo sự thay đổi
căn bản về trình độ phân công lao động hội cũng như tạo bước phát triển năng
suất lao động cao hơn, nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong
kỹ thuật - công nghệ đó vào đời xã hội.
Theo nghĩa hẹp: CMCN cuộc cách mạng (CM) trong lĩnh vực sản xuất,
tạo ra sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc trưng là chuyển từ lao
động thủ công quy mô nhỏ nên lao động sử dụng máy móc, quy mô lớn.
Theo nghĩa rộng: Tất cả các cuộc CMCN diễn ra trên thế giới, với đặc trưng
sự thay đổi về chất của sản phẩm được tạo ra bởi các tiến bộ đột phá của khoa
học công nghệ.
" Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để
cơ giới hóa sản xuất. Cuộc CM lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản
xuất hàng loạt. Cuộc CM lần ba sử dụng điển tử và công nghệ thông tin để tự động
hóa sản xuất. giờ đây, cuộc CMCN lần thứ đã đang dần hình thành từ
cuộc CM lần ba.là sự kết hợp của các công nghệ và cũng đồng thời làm mờ đi
ranh giới giữa vật lý, kĩ thuật số và sinh học."
CMCN 4.0 diễn ra trên ba lĩnh vực: Vật lý, thuật số Công nghệ sinh
học.
Lĩnh vực Vật lý gồm: robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, vật liệu mới và
công nghệ Nano.
Lĩnh vực thuật số bao gồm: trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối
( Internet of Things - IoT) và dữ liệu lớn ( Big Data).
Lĩnh vực Công nghệ sinh học gồm: nông nghiệp, thủy sản, chế biến thực
phẩm bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
2.Tính tất yếu khách quan tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
* Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH đất nước:
4
- Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - ký thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, thuật - công
nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động hội cao, đảm bảo cho sự tồn
tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội.
* Tác dụng to lớn và toàn diện của CNH, HĐH đất nước:
- Tạo ra điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất tăng năng suất lao
động xã hội.
- Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tăng cường vai trò của nhà nước xã hội chủ
nghĩa, tăng cường mối quan hệ liên minh giữa công nhân - nông dân - trí thức.
- Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới.
- Tạo cơ sở vật chất - kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0
1. Khái quát về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
CNH, HĐH quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản
xuất kinh doanh, dịch vụ và quản ngang xã hội, từ sử dụng lao động thủ công
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện,
phương pháp tiên tiến, hiện đại; chủ yếu dựa trên sự phát triển của công nghệ
tiến bộ khoa học, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Ở Việt Nam, CNH, HĐH được áp dụng theo tình bước:
Một là, tạo lập những điều kiện để chuyển đổi từ nền sản xuất hội lạc hậu sang
nền sản xuất xã hội xã hội tiến bộ.
Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất xã hội lạc hậu sang nền
sản xuất xã hội hiện đại. Cụ thể là đẩy mạnh những thành tựu khoa học, công nghệ
mới, hiện đại; chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý, có hiệu quả.
2. Hiện trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp lần thứ tư
Trong nền kinh tế
Với tính tiến bộ, tiên tiến của các lĩnh vực khoa học công nghệ được hội tụ,
CMCN 4.0 đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi rất lớn đến các hoạt động xã hội,
các hệ thống quản sản xuất hiện nay. Cuộc CM này mức độ ảnh hưởng
rộng, ảnh hưởng đến mọi chủ thể kinh tế ít nhiều. mang lại sự thay đổi
theo mặt tích cực về trính độ khoa học, hệ thống sản xuất và quản lý được tiên tiến
tối ưu hóa.vậy hội nâng cao trình độ nghề nghiệp hay hiệu quả công
việc đều được tăng cao. Thu nhập toàn cầu tăng lên, giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm,
chất lượng cuộc sống của người dân tăng lên.
5
Đặc trưng lớn nhất của CMCN 4.0 đó đã làm tốt nhiệm vụ kéo xích
khoảng cách giữa thể giới thực thế giới ảo. Các mạng lưới cho phép tương tác
hai chiều giữa người dân các quan chính phủ giúp tăng cương sức mạnh
quản lý, chỉ đạo, giám sat điều tiết nền kinh tế, nhờ đó, sự minh bạch thúc
đẩy hội nhập ngày càng được tăng cường.
Việt Nam hiện nay, quy nền kinh tế tăng nhanh, thu nhập bình quân đầu
người vượt khỏi ngưỡng thu nhập thấp, đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém
phát triển, trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Kinh tế Việt Nam từng bước
hội nhập sau vào nền kinh tế khu vực thế giới. Những thành tựu của quá trình
CNH, HĐH đưa đất nước ngày càng phát triển, nâng cao đời sống vật chấttinh
thần của nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Những năm qua, quá trình cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mớihình tăng
trưởng bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng hiệu quả đem lại nhiều nguồn lực bên ngoài cho công cuộc CNH,
HĐH của nước ta. Đồng thời, làm cho hệt thống chính sách, pháp luật, thể chế
quá trình thực thi có bước tiến quan trọng và ngày càng hiệu quả. Với những thành
tựu đạt dược đã tạo ra cho nước ta thế và lực lớn hơn nhiều so với trước kia. Vị thế
của Việt Nam trên trường quốc yế được nâng lên. Đây chính là những tiền đề quan
trọng để đẩy nhanh hơn tiến trình CNH, HĐH của đất nước, đưa nước ta sớm trở
thành một nước công nghiệp.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trình độ phát triển chậm, hiệu quả
sức cạnh tranh thấp, nguy tụt hậu xa so với các nước cùng điều kiện.
Trình độ công nghệ lạc hậu so với khu vực thế giới, tốc độ đổi mới công nghệ,
thiết bị thấp. Chưa xác định được các "điểm then chốt" để thực hiện " 3 đột phá"
chiến lược nhằm đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước.
Tỷ lệ nội địa hóa thấp, ưu thế trong xuất khẩu hiện nay thược về các nhà đầu
nước ngoài. CNH, HĐH chưa phát huy lợi thế của vùng, chưa sức lan tỏa để
thúc đẩy phát triển kinh tế và huy động các nguồn lực xã hội.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn như điện, khí,
tự động, vật liệu… còn thấp, chưa đủ khả năng để tham gia toàn cầu hóa đẩy
nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, các ngành kinh tế, dịch vụ khác. Mặc
hệ thống kết cấu hạ tầng một trong những khâu đột phá, song tính kết nối
giữa các phương thức vận tải chưa cao, còn là điểm nghẽn của quá trình phát triển.
Trong nền công nghiệp
Công nghiệp ngành kinh tế quan trọng, ngành này đóng góp lớn nhất cho ngân
sách nhà nước trong những năm gần đây. cấu trong ngành cũng đã thay đổi
theo hướng tích cực. Các ngành công nghiệp như: điện, điện tử, dệt may, giày da…
đã những bước phát triển mạnh mẽ. các ngành đi đầu chủ chốt để biến đất
nước thành đất nước công nghiệp. Cách áp dụng các thành tựu khoa học 4.0 đã góp
phần nâng cao năng suất lao động, giá trị sản phẩm. Ứng dụng máy móc, thiên
nhiên ưu đãi, nguồn nhân lực dồi dào và dân số "vàng" là những yếu tố quan trọng
thúc đẩy ngành xuất khẩu phát triển. Trong năm 2018, tổng giá xuất khẩu đạt 244
tỷ USD cao hơn so với năm 2017. Điển hình là ngành linh kiện điện tử với hai tập
đoàn lớn Samsung Oppo. Năm 2018 Samsung tổng giá trị cuất khẩu linh
6
kiện lên đến 60 tỷ, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 12% so với năm
2017 còn Oppo tuy rằng cốn được du nhập từ Trung Quốc nhưng hiện tại vẫn đứng
thứ hai trong tổng giá trị cuất khẩu năm 2018, sau Samsung.
Nền công nghiệp của nước ta thời gian qua phát triển chưa đáp ứng được yêu
cầu CNH, HĐH đất nước, chủ yếu phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính
bền; nội lực của nền công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều các doanh nghiệp
vốn đầunước ngoài; trình độ công nghiệp còn lạc hậu, chưa được đổi mới; chất
lượng sản phẩm, năng suất lao động ngành công nghiệp còn thấp; phát triển ngành
công nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác; còn quá chú trọng
vào lao động giá rẻ, chưa tận dụng tốt những lợi thế của đất nước.
Đối với ngành nông nghiệp
CNH, HĐH nông nghiệp một quá trình tất yếu để chuyển một nền nông
nghiệp lạc hậu thành một nền nông nghiệp hiện đại. Trên thế giới, quá trình này
diễn ra thành công nhiều nước. Việt Nam, nông nghiệp vẫn đang ngành
kinh tế quan trọng, đóng góp khoảng 20% GDP nguồn tạo việc làm cho
khoảng 50% lao động hội. CNH, HĐH đã nâng cao đời sống chỉ số chất
lượng cho nông dân.
Đến từ thực tiễn, Việt Nam một nước nông nghiệp nhưng quá trình vận
chuyển xuất nhập khẩu nông sản thường làm hại khoảng 40% sản phẩm
nông sản, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế. Do vậy, việc áp dụng điện toán đám
mây trong vận chuyển nông sản là rất cần thiết, giúp kiểm soát được nhiệt độ trong
xe, tránh cho rau quả, thủy sản bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Sự phát triển của công nghệ sinh học cho phép tạo ra những giống cây trồng,
vật nuôi mới phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này tác động mạnh mẽ đến năng
suất cũng như chất lượng cây trồng, vật nuôi, từ đó làm tăng giá trị gia tăng trong
mỗi sản phẩm nông nghiệp. CMCN 4.0 đã giúp các nước phát triển thể tự sản
xuất lương thực với năng suất cao hơn nhiều lần. Đây hội cũng thách
thức cho ngành Nông nghiệp nước ta, nhưng hiện thời Việt Nam mới chỉ ứng dụng
một số công nghệ 4.0, chưa thực hiện được hệ thống nông nghiệp 4.0 đầy đủ như
các nước phát triển. Chúng ya một số hình đang ứng dụng giải pháp thông
minh, một số mô hình còn áp dụng cả giải pháp và thiết bị thông minh. Một số
hình còn đơn độc, chưa kết nối xuyên suốt chuỗi giá trị nông sản, mới chỉ là những
điển hình về nông nghiệp công nghệ cao chứ chưa phải nền nông nghiệp số.
Người nông dân Việt đã bắt đầu tham gia vào quá trình xây dựng ngành Nông
nghiệp 4.0 dựa trên kinh nghiệm và sự tiếp thu công nghệ.
Trong ngành dịch vụ
Việc sử dụng các thiết bị di động mức độ tiếp cận internet rộng rãi ngày
càng gia tăng đã làm thay đổi về thị trường việc làm. Sự xuất hiện của nền kinh tế
tạm thời, nền tảng số, việc làm tự do thương mại điện tử đã tạo ra nhiều hình
thức làm việc mới thể thực hiện từ xa. Chúng góp phần đáng kể vào việc mở
rộng thị trường ngoài phạm vị biên giới bằng cách kết nối con người với số lượng
ngày càng gia tăng. Trong sở hạ tầng, hội của chúng ta ngày càng phát triển
thì việc cần làm phổ cập smartphone, phát triển những kỹ năng 4G, 5G. Hoặc
dịch vụ thanh toán điện t tiếp cận với số lượng lớn người dân. Điển hình
7
phương thức E-banking đang được áp dụng rộng rãi, người ta thể mua máy
bay, đồ ăn, trả tiền điện nước,… chỉ qua một vài thao tác đơn giản.
Các dịch làm đẹp, vui chơi, giải trí được đẩy mạnh phát triển rất mạnh mẽ
nhờ tác động của quá trình CNH trong bối cảnh 4.0. Tại Việt Nam, Grab được coi
là Uber Việt Nam - ứng dụng đi đầu trong lĩnh vực taxi. Giúp việc đi lại được tiện
hơn rất nhiều. Bên cạnh đó nhiều ứng dụng dịch vụ tiện lợi kahsc nữa. Chúng
đều hoạt động dựa trên hệ thống định vị GPS.
Trong quân sự
Những đột phá về công nghệ trong cuộc CMCN 4.0 chắc chắn sẽ làm biến đổi
sâu sắc nền khoa học công nghệ quân sự thế giới, tạo ra những công cụ,
phương tiện chiến mới, khí công nghệ cao thế hệ mới đặc thù khí
mạng nền công nghiệp quốc phòng tại chỗ. Nhiều thành tựu mới trong nghiên
cứu khoa học, phát triển công nghệ được ứng dụng vào quân sự, làm xuất hiện
những hệt thống khí mới với những đặc tính mới, những sự nhảy vọt về chất
lượng và hiệu quả, như: thiết bị không người lái, các hệ thống tự động hóa chỉ huy
thế hệ mới, phát triển khí công nghệ cao thế hệ mới, robot chiến binh, công
nghệ in 3D… Điều đó mở ra nhiều hội thách thức cho Nhà nước Việt Nam
ta. CMCN 4.0 sẽ là cơ hội tốt để chúng ta bứt phá, tuy nhiên, mỗi cuộc CMCN đều
đặt ra yêu cầu phải thay đổi năng để đáp ứng điều kiện làm việc mới với cuộc
CM 4.0 cũng không ngoại lệ.
Thách thức chúng ta gặp phải tiềm lực trình độ phát triển: điều kiện về
kinh tế để cấu trúc lại và triển khai nâng cấp các hệ thống theo yêu cầu của CMCN
4.0; khả năng đáp ứng về trình độ công nghệ tiên tiến để tiếp nhận, quản một
cách toàn diện của tổ chức, các nhân. thể nói, trình độ phát triển công nghệ
của chúng ta còn mức thấp không đồng đều, đây vấn đề gây cản trở rất lớn
cho việc đột phá đi tắt đón đầu. Dẫu vậy, làm chủ công nghệ không hề dễ dàng
nhưng cũng không phải không thể. Đây chính hội thách thức đối với
nhà nước ta.
Trong ngành y tế
Trong công cuộc CMCN 4.0, có rất nhiều các thiết bị y tế máy móc, hiện đại ra
đời phục vụ rất nhiều cho lĩnh vực y tế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) tring công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Việt Nam đã
bước tiến quan trọng, đặt nền móng xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột
chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông mình, khám chữa bệnh thông minh,
người dân bước đầu được hưởng lợi từ các thành tự CNTT trong hoạt động y tế.
Bộ Y tế đã xây dựng từng bước hình thành hành lang pháp về ứng dụng
CNTT y tế. Trong đó, đặc biệt là có sự đột phá trong việc ứng dụng CNTT tại bệnh
viện với gần 100% bệnh viện có phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện, bước đầu
triển khai phần mềm truyền tải và lưu trữ hình ảnh (PACS):99,5% các bệnh viện đã
kết nối, liên thông duex liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan giám định
thanh toán bảo hiểm y tế, phục vụ giám định khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
điện tử. Việc hình thanh hệ thống thông tin quản y tế dự phòng, triển khai phần
mềm tiêm chủng trên cả nước, đến nay đã 11.183 (99%) trạm y tế, 2261 sở
8
khám chữa bệnh sở tiêm chủng dịch vụ đã sử dụng hệ thống quản tình
trạng tiêm chủng cá nhân.
Hình thành hệ thống hồ sức khỏe điện tử vào cuối 2019. Khi sức khỏe
điện tử đến từng người dân, các thông tin về sức khỏe được người bệnh cung cấp
cho thầy thuốc một cách nhanh chóng, chính xác, tạo thuận lợi cho việc chuẩn
đoán điều trị cho người bệnh. CNTT sử dụng trong telemedicine thể hội
chuẩn từ bệnh viện này sang bệnh viện khác, hội chuẩn với nhà khoa học tại các
nước khác. Trong triển khai phần mềm ứng dụng CNTT quản kết nối, liên
thông giữa các nhà thuốc trên toàn quốc. Chúng ta quản lý các loại thuốc thần kinh
gây nghiện, thuốc kháng sinh; đồng thời quản lý việc bác sĩđơn thuốcchính
xác hay không. Năm qua, đã 15.178 nhà thuốc đã được cung cấp phần mềm
quản lý.
3. Nguyên nhân công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cách mạng công
nghiệp 4.0 tạo ra thực trạng trên đến Việt Nam
Để có những thành tựu đáng lưu ý và sự phát triển có triển vọng trong quá trình
CNH, HĐH thì phải kể đến tầm nhìn hành động, lối đi đúng đắn chỉ đạo tài
tình của Đảng và Nhà nước ta. Đây sự phát triển mới về nhận thức của Đảng tại
Đại hội XII Công cuộc đổi mới, phát triển tạo ra những trình độ mới, cách thức
mới cho quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức Việt Nam. Văn
kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong giai đoạn tới tiếp tục thức hiện đẩy mạnh thừa kế hình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế định hướng XHCN và hội nhập
quốc tế gắn với phát triển tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân
lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu, huy động hiệu quả mọi nguồn lực
phát triển." Đảng ta đã xác định về cơ bản, phải hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN theo các tiêu chuẩn phổ biến của các nền kinh tế thị
trường hiện đại. Thực hiện được nhiệm vụ trên, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng
nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo cho quá trình thực thi nhiệm vụ cho từng
ngành, từng lĩnh vực. Song song với việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao
thì việc đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ thực sự phải quốc sach hàng
đầu, động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế
tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng. Vì vậy, đầu cho khoa học - công nghệ
phải trọng tâm trọng điểm để tạo bước đột phá tác động tích cực đến nâng
cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
Mô hình, cách thức và bước đi thực hiện CNH, HĐH cũng đã được xác định rõ
ràng cụ thể hơn. Tuy nhiên, như phần trên đã chỉ ra, kết quả thực hiện các chủ
trương, chính sách CNH, HĐH thời gian qua vẫn còn những hạn chế các
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này thể khái quát lại như sau: Việc chưa
hình thành được một chiến lược tổng thể về CNH, HĐH đã làm cho vấn đề ohast
triển các ngành, các lĩnh vực trở nên dàn trải trong khi nguồn lực thực hiện hạn
chế. Phát triển CNHT được xem nền tảng yêu cầu để thực hiện CNH,
HĐH, song song đến nay, ngành CNHT Việt Nam còn kém phát triển. Thể chế
cho sự vận động của một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong một số
9
lĩnh vẫn chưa bắt kịp đòi hỏi của thực tiễn, còn chậm thay đổi thói quen can thiệp
của Nhà nước vào thị trường bằng các biện pháp hành chính. chế bao cấp qua
giá đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ kéo dài quá lâu, làm méo mó các quyết
định phân bổ nguồn lực để phát triển các tiền đề thực hiện CNH, HĐH như đầu
cho HTCS, phát triển con người KHCN. Nguồn lực tài chính nhà nước còn
chưa phát huy hiệu quả vai trò "tạo môi trường" để thu hút sự tham gia đầu
cho các thành phần kinh tế khác. Nguồn lực đầu của Nhà nước cho phát triển
kinh tế - hội nói chung, cho việc thực hiện các mục tiêu về CNH, HĐH nói
riêng rất lớn nhưng lại chưa phát huy được vai trò định hướng của TCNN, vài
trò đầu tàu , dẫn dắt của các DNNN trong quá trình CNH, HĐH.
CHƯƠNG III: LIÊN HỆ VỚI SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH
NÀY VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN
ĐỀ CÒN HẠN CHẾ
1. Liên hệ với sinh viên trong bối cảnh này.
Trong bối cảnh cả nước đang trải qua quá trình CNH, HĐH của cuộc cách
mạng 4.0, đây là thời điểm mà những công dân Việt Nam nói chung và những sinh
viên trẻ nói riêng cần có những thay đổi, những bước chuyển mình để phù hợp với
thời thế. Muốn tồn tại, chúng ta cần phải có đội ngũ nhân lực chất lượng cao có thể
ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn để đáp ứng nhu cầu phát
triển.
Thứ nhất, sinh viên cần luôn giữ cho minh một thái độ cái nhìn đúng đắn,
nghiêm túc về thời kỳ CNH, HĐH để hiểu mình cần gì và mình có gì. Luon có cho
bản thân một thái độ tích cực học hỏi, tư duy mở, tiếp thu cái mới và mục tiêu hành
động ràng yếu tố góp phần quyết định sự thành công của mỗi người trong
tương lai.
Công nghệ không từng cập nhật thay đổi theo thời gian, những công nghệ
được học bây giờ thể sẽ lỗi thời khi họ ra trường. Bởi vậy, sinh viên luôn luôn
phải học hỏi, cập nhật những điều mới.
Thứ hai là cần trau dồi kĩ năng. Ngoài những trang thiết bị cần thiết được trang
thiết bị cần thiết được trang bị bên ngoài, thì bên trong bạn cũng nên chuẩn bị một
số kỹ năng cần thiết để phục vụ công việc sau khi ra trường. Kỹ năng mềm ngày
càng quan trọng với mỗi người, nhất thời đại công nghệ 4.0 CNh, HĐH hiện
nay. Đừng ngại hỏi, đừng sợ bị đánh giá nếu hỏi sai hoặc không hay. Kỹ năng mềm
yếu tố tiên quyết, đôi khi kỹ năng mềm một tố chất nhưng bạn hoàn toàn
thể học được. Những năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn hiện tại tương
lai.
Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin làm việc thực tế: Đây lẽ yêu
cầu khó nhất đối với các bạn sinh viên bởi vì nó đòi hỏi quá trình rèn luyện lâu dài.
Hơn nữa, hiện nay hầu hết các ngành nghề đều được ứng dụng công nghệ thông
tin. Trong thời đại CMCN 4.0, hầu hết tất cả máy móc đều được tự động hóa, nếu
bạn không khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công việc học tập
và cuộc sống hiện tại thì bạn sẽ bị đồng đội bỏ lại đằng sau rất xa.
10
2. Đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề còn hạn chế
Đẩy mạnh CNH, HĐH là xu thế tất yếu và ngày càng quan trọng hơn khi trong
bối cảnh ngày nay, Việt Nam cần thực hiện kiên định các mục tiêu, cụ thể là:
Tập trung thực hiện chuyển đổi hình tăng trưởng với một lộ trình bước
đi phù hợp. Nâng cao hiệu quả chất lượng của công tác xây dựng triển khai
quy hoạch, kế hoạch giữa các địa phương để khắc phục tình trạng cắt khúc của quy
hoạch.
Thúc đẩy phát triển của cá yếu tố tiền đề CNH, HĐH, nhất là về hạ tầng cơ sở,
phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Đồng thời, thu hút các thành
phần hội tham gia hoạt động KHCN, tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa
KHCN với sản xuất. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, cải thiện
môi trường doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ phát triển các công nghệ sản
xuất mới.
Đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin viễn thông với việc phủ sóng
4G tới 95% dân số. Đưa giáo dục vào chương trình đào tạo, đổi mới đào tạo nghề
nghiệp.
Tài trợ triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia theo xu hướng phát triển
của CMCN 4.0 với các dự án ứng dụng robot, AI, Big Data, IoT, …
Ban hành các chính sách ưu đãi cho phát triển CNTT và phát triển hệ sinh thái
đổi mới sáng tạo quốc nghiệp, hỗ trợ các trung tâm viện nghiên cứucác trường
đại học, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp nawg lực công nghệ, chuyển giao ứng dụng,
làm chủ và tiến tới sáng tạo công nghệ, …
Phần 3: Kết luận
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một vấn đề cấp thiết cần được
chú trọng nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh cải cách cách mạng
công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Để đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam cần thực hiện những giải pháp như trên
đồng thời thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thu hút nguồn lực phát triển, chú
trọng tái cấu nền kinh tế, góp phần phát huy lợi thế cạnh trạnh giữa các quốc
gia. Nâng cao vai trò định hướng, hình thành chính sách phù hợp trong đầu tư phát
triển kinh tế - hội. Thu hút vốn đầu nhân, tạo chế tài chính để địa
phương thu hút nguồn lực phát triển. Sinh viên đóng vai trò cùng quan trọng
trong thời này, em cảm thấy bản thân mình cần trau dồi, học tập, tiếp thu thêm
nhiều kĩ năng để góp sức vào công cuộc chung của đất nước.
11
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
1. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lênin, Đại học Kinh tế
Quốc dân.
2. Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin, NXB chính trị quốc gia
Hà Nội.
3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam nước trong
khu vực (1995), NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Trọng Chuẩn (1999), Toàn cầu hóa: Những hội
thách thức, Tạp chí triết học (số 3).
5. Đảng cộng sản Việt nam (1994), Văn kiện hội nghị Trung
ương lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VII, NXB Chính
trị Quốc gia HCM, Hà Nội.
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện hội nghị trung
ương lần thứ chín ban chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB
Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội.
7. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trong bố
cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, TS. Phạm Thuyên.
8. C.Mác Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, t.18, NXB Chính trị
Quốc gia HCM, Hà Nội.
9. Tổng cục Thống kê (2018).
10. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn vấn đề
và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội.
11. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô Nội, NXB Chính
trị Quốc gia HCM, Hà Nội.
12. Các hình công nghiệp hóa trên thế giới bài học kinh
nghiệp cho Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội.
12
| 1/12

Preview text:

Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Khoa Lí Luận Chính trị BÀI TẬP LỚN
Đề Tài: Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa Ở Việt
Nam Trong Bối Cảnh Cách Mạng Công Nghiệp 4.0
Tên Sinh Viên: Lê Thị Hải Yến
Mã Sinh Viên: 11195886
Lớp chuyên ngành: Khoa Học Quản Lý 61B
---------- Hà Nội, 10/2020 ---------- 1 Mục Lục
Phần 1: Lời mở đầu …………..………………………….…..……..…3
Phần 2: Nội dung ….……………………………..……………………4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0 ………………………………………………4

1. Khái quát cách mạng công nghiệp 4.0………………………4
2. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước…………………………………………………4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0………………………………………………………..5

1. Khái quát về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam ….5
2. Hiện trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư………………………..5
3. Nguyên nhân công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cách mạng
4.0 tạo ra thực trạng trên ở Việt Nam…………………………..9
CHƯƠNG III: LIÊN HỆ VỚI SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH
NÀY VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ ……………………………………….10

1. Liên hệ với sinh viên trong bối cảnh ngày nay ………………10
2. Đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề còn hạn chế..11
Phần 3: Kết luận……………………………………………............11
Danh mục tài liệu tham khảo ………………………………………12
2
Phần 1: Lời Mở Đầu
Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại được coi là nhiệm vụ trọng
tâm để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước coong nghiệp. Sự
đánh giá khách quan kinh nghiệp của các nước công nghiệp hóa xung
quanh nước ta đã góp phần giúp Đảng ta, qua các kì Đại hội, đúc kết
thành lý luận công nghiệp hóa đầy đủ hơn ở một nước kém phát triển
trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và
kinh tế tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, tạo cơ hội phát
triển cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Đối với nước
ta, nếu tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng này, còn có
thể " đi tắt, đón đầu", đẩy mạnh và rút ngắn thời gian tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời cũng có thể làm cho đất
nước ta tụt hậu ngày càng xa hơn nếu không tận dụng được cơ hội này.
Thực tế đó đnag đặt ra vấn đề cần phải có những giải pháp phù hợp đối
với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Vì vậy, em đã chọn đề tài:
" Công nhiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0"
3 Phần 2: NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1.Khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp (CMCN) được hiểu là những bước phát triển nhảy
vọt về chất trình độ tư liệu lao động, trên cơ sở những phát minh đột phá về kĩ
thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại, kéo theo sự thay đổi
căn bản về trình độ phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng
suất lao động cao hơn, nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong
kỹ thuật - công nghệ đó vào đời xã hội.
Theo nghĩa hẹp: CMCN là cuộc cách mạng (CM) trong lĩnh vực sản xuất,
tạo ra sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc trưng là chuyển từ lao
động thủ công quy mô nhỏ nên lao động sử dụng máy móc, quy mô lớn.
Theo nghĩa rộng: Tất cả các cuộc CMCN diễn ra trên thế giới, với đặc trưng
là sự thay đổi về chất của sản phẩm được tạo ra bởi các tiến bộ đột phá của khoa học công nghệ.
" Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để
cơ giới hóa sản xuất. Cuộc CM lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản
xuất hàng loạt. Cuộc CM lần ba sử dụng điển tử và công nghệ thông tin để tự động
hóa sản xuất. Và giờ đây, cuộc CMCN lần thứ tư đã và đang dần hình thành từ
cuộc CM lần ba. Nó là sự kết hợp của các công nghệ và cũng đồng thời làm mờ đi
ranh giới giữa vật lý, kĩ thuật số và sinh học."
CMCN 4.0 diễn ra trên ba lĩnh vực: Vật lý, Kĩ thuật số và Công nghệ sinh học.
Lĩnh vực Vật lý gồm: robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, vật liệu mới và công nghệ Nano.
Lĩnh vực Kĩ thuật số bao gồm: trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối
( Internet of Things - IoT) và dữ liệu lớn ( Big Data).
Lĩnh vực Công nghệ sinh học gồm: nông nghiệp, thủy sản, chế biến thực
phẩm bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
2.Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
* Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH đất nước: 4
- Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - ký thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật - công
nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn
tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội.
* Tác dụng to lớn và toàn diện của CNH, HĐH đất nước:
- Tạo ra điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội.
- Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tăng cường vai trò của nhà nước xã hội chủ
nghĩa, tăng cường mối quan hệ liên minh giữa công nhân - nông dân - trí thức.
- Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới.
- Tạo cơ sở vật chất - kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1. Khái quát về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản
xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý ngang xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện,
phương pháp tiên tiến, hiện đại; chủ yếu dựa trên sự phát triển của công nghệ và
tiến bộ khoa học, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Ở Việt Nam, CNH, HĐH được áp dụng theo tình bước:
Một là, tạo lập những điều kiện để chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc hậu sang
nền sản xuất xã hội xã hội tiến bộ.
Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất xã hội lạc hậu sang nền
sản xuất xã hội hiện đại. Cụ thể là đẩy mạnh những thành tựu khoa học, công nghệ
mới, hiện đại; chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý, có hiệu quả.
2. Hiện trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp lần thứ tư
Trong nền kinh tế
Với tính tiến bộ, tiên tiến của các lĩnh vực khoa học công nghệ được hội tụ,
CMCN 4.0 đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi rất lớn đến các hoạt động xã hội,
các hệ thống quản lý và sản xuất hiện nay. Cuộc CM này có mức độ ảnh hưởng
rộng, ảnh hưởng đến mọi chủ thể kinh tế dù ít dù nhiều. Nó mang lại sự thay đổi
theo mặt tích cực về trính độ khoa học, hệ thống sản xuất và quản lý được tiên tiến
và tối ưu hóa. Vì vậy mà cơ hội nâng cao trình độ nghề nghiệp hay hiệu quả công
việc đều được tăng cao. Thu nhập toàn cầu tăng lên, giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm,
chất lượng cuộc sống của người dân tăng lên. 5
Đặc trưng lớn nhất của CMCN 4.0 đó là nó đã làm tốt nhiệm vụ kéo xích
khoảng cách giữa thể giới thực và thế giới ảo. Các mạng lưới cho phép tương tác
hai chiều giữa người dân và các cơ quan chính phủ giúp tăng cương sức mạnh
quản lý, chỉ đạo, giám sat và điều tiết nền kinh tế, nhờ đó, sự minh bạch và thúc
đẩy hội nhập ngày càng được tăng cường.
Ở Việt Nam hiện nay, quy mô nền kinh tế tăng nhanh, thu nhập bình quân đầu
người vượt khỏi ngưỡng thu nhập thấp, đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém
phát triển, trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Kinh tế Việt Nam từng bước
hội nhập sau vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Những thành tựu của quá trình
CNH, HĐH đưa đất nước ngày càng phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Những năm qua, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng và hiệu quả đem lại nhiều nguồn lực bên ngoài cho công cuộc CNH,
HĐH của nước ta. Đồng thời, làm cho hệt thống chính sách, pháp luật, thể chế và
quá trình thực thi có bước tiến quan trọng và ngày càng hiệu quả. Với những thành
tựu đạt dược đã tạo ra cho nước ta thế và lực lớn hơn nhiều so với trước kia. Vị thế
của Việt Nam trên trường quốc yế được nâng lên. Đây chính là những tiền đề quan
trọng để đẩy nhanh hơn tiến trình CNH, HĐH của đất nước, đưa nước ta sớm trở
thành một nước công nghiệp.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang ở trình độ phát triển chậm, hiệu quả
và sức cạnh tranh thấp, có nguy cơ tụt hậu xa so với các nước có cùng điều kiện.
Trình độ công nghệ lạc hậu so với khu vực và thế giới, tốc độ đổi mới công nghệ,
thiết bị thấp. Chưa xác định được các "điểm then chốt" để thực hiện " 3 đột phá"
chiến lược nhằm đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước.
Tỷ lệ nội địa hóa thấp, ưu thế trong xuất khẩu hiện nay thược về các nhà đầu tư
nước ngoài. CNH, HĐH chưa phát huy lợi thế của vùng, chưa có sức lan tỏa để
thúc đẩy phát triển kinh tế và huy động các nguồn lực xã hội.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn như điện, cơ khí,
tự động, vật liệu… còn thấp, chưa đủ khả năng để tham gia toàn cầu hóa và đẩy
nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, các ngành kinh tế, dịch vụ khác. Mặc
dù hệ thống kết cấu hạ tầng là một trong những khâu đột phá, song tính kết nối
giữa các phương thức vận tải chưa cao, còn là điểm nghẽn của quá trình phát triển.
Trong nền công nghiệp
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, ngành này đóng góp lớn nhất cho ngân
sách nhà nước trong những năm gần đây. Cơ cấu trong ngành cũng đã thay đổi
theo hướng tích cực. Các ngành công nghiệp như: điện, điện tử, dệt may, giày da…
đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Là các ngành đi đầu chủ chốt để biến đất
nước thành đất nước công nghiệp. Cách áp dụng các thành tựu khoa học 4.0 đã góp
phần nâng cao năng suất lao động, giá trị sản phẩm. Ứng dụng máy móc, thiên
nhiên ưu đãi, nguồn nhân lực dồi dào và dân số "vàng" là những yếu tố quan trọng
thúc đẩy ngành xuất khẩu phát triển. Trong năm 2018, tổng giá xuất khẩu đạt 244
tỷ USD cao hơn so với năm 2017. Điển hình là ngành linh kiện điện tử với hai tập
đoàn lớn là Samsung và Oppo. Năm 2018 Samsung có tổng giá trị cuất khẩu linh 6
kiện lên đến 60 tỷ, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 12% so với năm
2017 còn Oppo tuy rằng cốn được du nhập từ Trung Quốc nhưng hiện tại vẫn đứng
thứ hai trong tổng giá trị cuất khẩu năm 2018, sau Samsung.
Nền công nghiệp của nước ta thời gian qua phát triển chưa đáp ứng được yêu
cầu CNH, HĐH đất nước, chủ yếu phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính
bền; nội lực của nền công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài; trình độ công nghiệp còn lạc hậu, chưa được đổi mới; chất
lượng sản phẩm, năng suất lao động ngành công nghiệp còn thấp; phát triển ngành
công nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác; còn quá chú trọng
vào lao động giá rẻ, chưa tận dụng tốt những lợi thế của đất nước.
Đối với ngành nông nghiệp
CNH, HĐH nông nghiệp là một quá trình tất yếu để chuyển một nền nông
nghiệp lạc hậu thành một nền nông nghiệp hiện đại. Trên thế giới, quá trình này
diễn ra và thành công ở nhiều nước. Ở Việt Nam, nông nghiệp vẫn đang là ngành
kinh tế quan trọng, đóng góp khoảng 20% GDP và là nguồn tạo việc làm cho
khoảng 50% lao động xã hội. CNH, HĐH đã nâng cao đời sống và chỉ số chất lượng cho nông dân.
Đến từ thực tiễn, Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng quá trình vận
chuyển và xuất nhập khẩu nông sản thường làm hư hại khoảng 40% sản phẩm
nông sản, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế. Do vậy, việc áp dụng điện toán đám
mây trong vận chuyển nông sản là rất cần thiết, giúp kiểm soát được nhiệt độ trong
xe, tránh cho rau quả, thủy sản bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Sự phát triển của công nghệ sinh học cho phép tạo ra những giống cây trồng,
vật nuôi mới phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này tác động mạnh mẽ đến năng
suất cũng như chất lượng cây trồng, vật nuôi, từ đó làm tăng giá trị gia tăng trong
mỗi sản phẩm nông nghiệp. CMCN 4.0 đã giúp các nước phát triển có thể tự sản
xuất lương thực với năng suất cao hơn nhiều lần. Đây là cơ hội và cũng là thách
thức cho ngành Nông nghiệp nước ta, nhưng hiện thời Việt Nam mới chỉ ứng dụng
một số công nghệ 4.0, chưa thực hiện được hệ thống nông nghiệp 4.0 đầy đủ như
các nước phát triển. Chúng ya có một số mô hình đang ứng dụng giải pháp thông
minh, một số mô hình còn áp dụng cả giải pháp và thiết bị thông minh. Một số mô
hình còn đơn độc, chưa kết nối xuyên suốt chuỗi giá trị nông sản, mới chỉ là những
điển hình về nông nghiệp công nghệ cao chứ chưa phải là nền nông nghiệp số.
Người nông dân Việt đã bắt đầu tham gia vào quá trình xây dựng ngành Nông
nghiệp 4.0 dựa trên kinh nghiệm và sự tiếp thu công nghệ.
Trong ngành dịch vụ
Việc sử dụng các thiết bị di động và mức độ tiếp cận internet rộng rãi ngày
càng gia tăng đã làm thay đổi về thị trường việc làm. Sự xuất hiện của nền kinh tế
tạm thời, nền tảng số, việc làm tự do và thương mại điện tử đã tạo ra nhiều hình
thức làm việc mới có thể thực hiện từ xa. Chúng góp phần đáng kể vào việc mở
rộng thị trường ngoài phạm vị biên giới bằng cách kết nối con người với số lượng
ngày càng gia tăng. Trong cơ sở hạ tầng, xã hội của chúng ta ngày càng phát triển
thì việc cần làm là phổ cập smartphone, phát triển những kỹ năng 4G, 5G. Hoặc
dịch vụ thanh toán điện tử tiếp cận với số lượng lớn người dân. Điển hình là 7
phương thức E-banking đang được áp dụng rộng rãi, người ta có thể mua vé máy
bay, đồ ăn, trả tiền điện nước,… chỉ qua một vài thao tác đơn giản.
Các dịch làm đẹp, vui chơi, giải trí được đẩy mạnh và phát triển rất mạnh mẽ
nhờ tác động của quá trình CNH trong bối cảnh 4.0. Tại Việt Nam, Grab được coi
là Uber Việt Nam - ứng dụng đi đầu trong lĩnh vực taxi. Giúp việc đi lại được tiện
hơn rất nhiều. Bên cạnh đó là nhiều ứng dụng dịch vụ tiện lợi kahsc nữa. Chúng
đều hoạt động dựa trên hệ thống định vị GPS. Trong quân sự
Những đột phá về công nghệ trong cuộc CMCN 4.0 chắc chắn sẽ làm biến đổi
sâu sắc nền khoa học và công nghệ quân sự thế giới, nó tạo ra những công cụ,
phương tiện chiến mới, vũ khí công nghệ cao thế hệ mới mà đặc thù là vũ khí
mạng và nền công nghiệp quốc phòng tại chỗ. Nhiều thành tựu mới trong nghiên
cứu khoa học, phát triển công nghệ được ứng dụng vào quân sự, làm xuất hiện
những hệt thống vũ khí mới với những đặc tính mới, những sự nhảy vọt về chất
lượng và hiệu quả, như: thiết bị không người lái, các hệ thống tự động hóa chỉ huy
thế hệ mới, phát triển vũ khí công nghệ cao thế hệ mới, robot chiến binh, công
nghệ in 3D… Điều đó mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho Nhà nước Việt Nam
ta. CMCN 4.0 sẽ là cơ hội tốt để chúng ta bứt phá, tuy nhiên, mỗi cuộc CMCN đều
đặt ra yêu cầu phải thay đổi kĩ năng để đáp ứng điều kiện làm việc mới với cuộc
CM 4.0 cũng không ngoại lệ.
Thách thức chúng ta gặp phải là tiềm lực và trình độ phát triển: điều kiện về
kinh tế để cấu trúc lại và triển khai nâng cấp các hệ thống theo yêu cầu của CMCN
4.0; khả năng đáp ứng về trình độ công nghệ tiên tiến để tiếp nhận, quản lý một
cách toàn diện của cá tổ chức, các nhân. Có thể nói, trình độ phát triển công nghệ
của chúng ta còn ở mức thấp và không đồng đều, đây là vấn đề gây cản trở rất lớn
cho việc đột phá và đi tắt đón đầu. Dẫu vậy, làm chủ công nghệ không hề dễ dàng
nhưng cũng không phải là không thể. Đây chính là cơ hội và thách thức đối với nhà nước ta. Trong ngành y tế
Trong công cuộc CMCN 4.0, có rất nhiều các thiết bị y tế máy móc, hiện đại ra
đời phục vụ rất nhiều cho lĩnh vực y tế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) tring công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe ở Việt Nam đã có
bước tiến quan trọng, đặt nền móng xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột
chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông mình, khám chữa bệnh thông minh,
người dân bước đầu được hưởng lợi từ các thành tự CNTT trong hoạt động y tế.
Bộ Y tế đã xây dựng và từng bước hình thành hành lang pháp lý về ứng dụng
CNTT y tế. Trong đó, đặc biệt là có sự đột phá trong việc ứng dụng CNTT tại bệnh
viện với gần 100% bệnh viện có phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện, bước đầu
triển khai phần mềm truyền tải và lưu trữ hình ảnh (PACS):99,5% các bệnh viện đã
kết nối, liên thông duex liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan giám định
và thanh toán bảo hiểm y tế, phục vụ giám định khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
điện tử. Việc hình thanh hệ thống thông tin quản lý y tế dự phòng, triển khai phần
mềm tiêm chủng trên cả nước, đến nay đã có 11.183 (99%) trạm y tế, 2261 cơ sở 8
khám chữa bệnh và cơ sở tiêm chủng dịch vụ đã sử dụng hệ thống quản lý tình
trạng tiêm chủng cá nhân.
Hình thành hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử vào cuối 2019. Khi có sức khỏe
điện tử đến từng người dân, các thông tin về sức khỏe được người bệnh cung cấp
cho thầy thuốc một cách nhanh chóng, chính xác, tạo thuận lợi cho việc chuẩn
đoán và điều trị cho người bệnh. CNTT sử dụng trong telemedicine có thể hội
chuẩn từ bệnh viện này sang bệnh viện khác, hội chuẩn với nhà khoa học tại các
nước khác. Trong triển khai phần mềm ứng dụng CNTT quản lý và kết nối, liên
thông giữa các nhà thuốc trên toàn quốc. Chúng ta quản lý các loại thuốc thần kinh
gây nghiện, thuốc kháng sinh; đồng thời quản lý việc bác sĩ kê đơn thuốc có chính
xác hay không. Năm qua, đã có 15.178 nhà thuốc đã được cung cấp phần mềm quản lý.
3. Nguyên nhân công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cách mạng công
nghiệp 4.0 tạo ra thực trạng trên đến Việt Nam
Để có những thành tựu đáng lưu ý và sự phát triển có triển vọng trong quá trình
CNH, HĐH thì phải kể đến tầm nhìn và hành động, lối đi đúng đắn và chỉ đạo tài
tình của Đảng và Nhà nước ta. Đây là sự phát triển mới về nhận thức của Đảng tại
Đại hội XII Công cuộc đổi mới, phát triển tạo ra những trình độ mới, cách thức
mới cho quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. Văn
kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong giai đoạn tới là tiếp tục thức hiện đẩy mạnh thừa kế mô hình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế định hướng XHCN và hội nhập
quốc tế gắn với phát triển tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân
lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu, huy động có hiệu quả mọi nguồn lực
phát triển." Đảng ta đã xác định về cơ bản, phải hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN theo các tiêu chuẩn phổ biến của các nền kinh tế thị
trường hiện đại. Thực hiện được nhiệm vụ trên, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng
nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo cho quá trình thực thi nhiệm vụ cho từng
ngành, từng lĩnh vực. Song song với việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao
thì việc đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ thực sự phải là quốc sach hàng
đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế
tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng. Vì vậy, đầu tư cho khoa học - công nghệ
phải có trọng tâm trọng điểm để tạo bước đột phá có tác động tích cực đến nâng
cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
Mô hình, cách thức và bước đi thực hiện CNH, HĐH cũng đã được xác định rõ
ràng và cụ thể hơn. Tuy nhiên, như phần trên đã chỉ ra, kết quả thực hiện các chủ
trương, chính sách CNH, HĐH thời gian qua vẫn còn những hạn chế và các
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này có thể khái quát lại như sau: Việc chưa
hình thành được một chiến lược tổng thể về CNH, HĐH đã làm cho vấn đề ohast
triển các ngành, các lĩnh vực trở nên dàn trải trong khi nguồn lực thực hiện hạn
chế. Phát triển CNHT được xem là nền tảng và là yêu cầu để thực hiện CNH,
HĐH, song song đến nay, ngành CNHT ở Việt Nam còn kém phát triển. Thể chế
cho sự vận động của một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong một số 9
lĩnh vẫn chưa bắt kịp đòi hỏi của thực tiễn, còn chậm thay đổi thói quen can thiệp
của Nhà nước vào thị trường bằng các biện pháp hành chính. Cơ chế bao cấp qua
giá đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ kéo dài quá lâu, làm méo mó các quyết
định phân bổ nguồn lực để phát triển các tiền đề thực hiện CNH, HĐH như đầu tư
cho HTCS, phát triển con người và KHCN. Nguồn lực tài chính nhà nước còn
chưa phát huy có hiệu quả vai trò "tạo môi trường" để thu hút sự tham gia đầu tư
cho các thành phần kinh tế khác. Nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho phát triển
kinh tế - xã hội nói chung, cho việc thực hiện các mục tiêu về CNH, HĐH nói
riêng là rất lớn nhưng lại chưa phát huy được vai trò định hướng của TCNN, vài
trò đầu tàu , dẫn dắt của các DNNN trong quá trình CNH, HĐH.
CHƯƠNG III: LIÊN HỆ VỚI SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH
NÀY VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ
1. Liên hệ với sinh viên trong bối cảnh này.
Trong bối cảnh cả nước đang trải qua quá trình CNH, HĐH của cuộc cách
mạng 4.0, đây là thời điểm mà những công dân Việt Nam nói chung và những sinh
viên trẻ nói riêng cần có những thay đổi, những bước chuyển mình để phù hợp với
thời thế. Muốn tồn tại, chúng ta cần phải có đội ngũ nhân lực chất lượng cao có thể
ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Thứ nhất, sinh viên cần luôn giữ cho minh một thái độ và cái nhìn đúng đắn,
nghiêm túc về thời kỳ CNH, HĐH để hiểu mình cần gì và mình có gì. Luon có cho
bản thân một thái độ tích cực học hỏi, tư duy mở, tiếp thu cái mới và mục tiêu hành
động rõ ràng là yếu tố góp phần quyết định sự thành công của mỗi người trong tương lai.
Công nghệ không từng cập nhật và thay đổi theo thời gian, những công nghệ
được học bây giờ có thể sẽ lỗi thời khi họ ra trường. Bởi vậy, sinh viên luôn luôn
phải học hỏi, cập nhật những điều mới.
Thứ hai là cần trau dồi kĩ năng. Ngoài những trang thiết bị cần thiết được trang
thiết bị cần thiết được trang bị bên ngoài, thì bên trong bạn cũng nên chuẩn bị một
số kỹ năng cần thiết để phục vụ công việc sau khi ra trường. Kỹ năng mềm ngày
càng quan trọng với mỗi người, nhất là thời đại công nghệ 4.0 và CNh, HĐH hiện
nay. Đừng ngại hỏi, đừng sợ bị đánh giá nếu hỏi sai hoặc không hay. Kỹ năng mềm
là yếu tố tiên quyết, đôi khi kỹ năng mềm là một tố chất nhưng bạn hoàn toàn có
thể học được. Những kĩ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn hiện tại và tương lai.
Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và làm việc thực tế: Đây có lẽ là yêu
cầu khó nhất đối với các bạn sinh viên bởi vì nó đòi hỏi quá trình rèn luyện lâu dài.
Hơn nữa, hiện nay hầu hết các ngành nghề đều được ứng dụng công nghệ thông
tin. Trong thời đại CMCN 4.0, hầu hết tất cả máy móc đều được tự động hóa, nếu
bạn không có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công việc học tập
và cuộc sống hiện tại thì bạn sẽ bị đồng đội bỏ lại đằng sau rất xa. 10
2. Đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề còn hạn chế
Đẩy mạnh CNH, HĐH là xu thế tất yếu và ngày càng quan trọng hơn khi trong
bối cảnh ngày nay, Việt Nam cần thực hiện kiên định các mục tiêu, cụ thể là:
Tập trung thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng với một lộ trình và bước
đi phù hợp. Nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác xây dựng và triển khai
quy hoạch, kế hoạch giữa các địa phương để khắc phục tình trạng cắt khúc của quy hoạch.
Thúc đẩy phát triển của cá yếu tố tiền đề CNH, HĐH, nhất là về hạ tầng cơ sở,
phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Đồng thời, thu hút các thành
phần xã hội tham gia hoạt động KHCN, tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa
KHCN với sản xuất. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, cải thiện
môi trường doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển các công nghệ sản xuất mới.
Đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin viễn thông với việc phủ sóng
4G tới 95% dân số. Đưa giáo dục vào chương trình đào tạo, đổi mới đào tạo nghề nghiệp.
Tài trợ triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia theo xu hướng phát triển
của CMCN 4.0 với các dự án ứng dụng robot, AI, Big Data, IoT, …
Ban hành các chính sách ưu đãi cho phát triển CNTT và phát triển hệ sinh thái
đổi mới sáng tạo quốc nghiệp, hỗ trợ các trung tâm viện nghiên cứu và các trường
đại học, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp nawg lực công nghệ, chuyển giao ứng dụng,
làm chủ và tiến tới sáng tạo công nghệ, … Phần 3: Kết luận
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một vấn đề cấp thiết và cần được
chú trọng nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh cải cách cách mạng
công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Để đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam cần thực hiện những giải pháp như trên
đồng thời thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thu hút nguồn lực phát triển, chú
trọng tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần phát huy lợi thế cạnh trạnh giữa các quốc
gia. Nâng cao vai trò định hướng, hình thành chính sách phù hợp trong đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội. Thu hút vốn đầu tư tư nhân, tạo cơ chế tài chính để địa
phương thu hút nguồn lực phát triển. Sinh viên đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong thời kì này, em cảm thấy bản thân mình cần trau dồi, học tập, tiếp thu thêm
nhiều kĩ năng để góp sức vào công cuộc chung của đất nước. 11
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
1. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lênin, Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin, NXB chính trị quốc gia Hà Nội.
3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và cá nước trong
khu vực (1995), NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Trọng Chuẩn (1999), Toàn cầu hóa: Những cơ hội và
thách thức, Tạp chí triết học (số 3).
5. Đảng cộng sản Việt nam (1994), Văn kiện hội nghị Trung
ương lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VII, NXB Chính
trị Quốc gia HCM, Hà Nội.
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện hội nghị trung
ương lần thứ chín ban chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB
Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội.
7. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trong bố
cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, TS. Phạm Thuyên.
8. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, t.18, NXB Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội.
9. Tổng cục Thống kê (2018).
10. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn vấn đề
và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội.
11. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội, NXB Chính
trị Quốc gia HCM, Hà Nội.
12. Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và bài học kinh
nghiệp cho Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội. 12