-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập lớn lịch sử đảng cổng sản việt nam về đại hội 5 đại hội 6 - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *************** TIỂU LUẬN MÔN:
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề Tài:
Ba bước đột phá tư duy đổi mới kinh tế của Đảng từ
sau Đại hội V đến trước đại hội VI & Liên hệ với thực tiễn. Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thắm Sinh viên thực hiện : Trần Hoàng Quân Lớp chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh 63E Mã sinh viên : 11217157
Hà Nội, tháng 2 năm 2023
MỤC LỤC I.
Lời mở đầu ........................................................................................................................................... 2 II.
Ba bước đột phá tư duy đổi mới kinh tế của Đảng từ sau Đại hội V (1982) đến trước Đại hội
VI (1986). ..................................................................................................................................................... 3 1.
Bước đệm quan trọng cho các bước đột phá sau này .................................................................... 3 2.
Bước đột phá đầu tiên trong tư duy đổi mới kinh tế sau Đại hội V (1982) đến trước Đại hội VI
(1986) ........................................................................................................................................................ 3 3.
Bước đột phá thứ hai trong tư duy đổi mới kinh tế sau Đại hội V (1982) đến trước Đại hội VI
(1986) ........................................................................................................................................................ 4 III.
Những liên hệ từ 3 bước đổi mới ki
nh tế sau Đại hội V đến trước Đại hội VI đến bối cảnh hiện đại.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….5 1.
Nội dung đổi mới đầu tiên, bước đệm cho các đột phá. ................................................................ 5 2.
Bước đột phá đầu tiên trong tư duy đổi mới ................................................................................. 6 3.
Bước đột phá thứ hai trong tư duy đổi mới ................................................................................... 7 IV.
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................................... 10 I. Lời mở đầu
Những thay đổi trong chính sách kinh tế là xương sống của sự phát triền xã hội của mỗi quóc gia. Qua mỗi ộ m t kỳ Đại hội, ả
Đ ng ta ại rút ra được những bài học, những
đóng góp để từ đó Đảng ta phát triển một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Ở bài luận
này, ta sẽ đi vào phân tích những ý tưởng được đề cập và thực hiện trong Đại hội
Đảng lần thứ V 1982, từ đó đi vào liên hệ với thực trạng xã hội hiện nay khi những
lựa chọn của Đảng được kiểm chứng. 2
II. Ba bước đột phá tư duy đổi mới kinh tế của Đảng từ sau Đại hội V (1982) đến
trước Đại hội VI (1986).
1. Bước đệm quan trọng cho các bước đột phá sau này
Nhận thức được việc phải đưa ra các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội mới từ
sớm, Hội nghị lần thứ sau Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa IV (8-1979) đã bàn
những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách và đường lối giải quyết chúng. Trong đó tư
tưởng nổi bật của hội nghị, cũng là bước đột phá đầu tiên trong quá trình tìm tòi và đổi
mới của Đảng ta là “làm cho sản xuất bung ra” , “nghĩa là ưu tiên khắc phục những hạn
chế, sai lầm trong quản lý kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, chấn chỉnh lại những chủ
chương, chính sách kinh tế, phá bỏ những rào cản để cho những hình thức sản xuất mới
được. Đó là tư tưởng vô cùng đúng đắn và xuất hiện vào thời điểm vô cùng thích hợp,
nhưng cùng với tư tưởng ấy những giải pháp được đề ra song song lại chưa đủ sức giải
quyết hết những khó khăn trước mắt và những khó khăn tiềm tàng theo suốt ta sau này.
Để rồi “sản xuất có bung ra nhưng chưa đúng hướng; hàng lậu, hàng giả tràn lan; giá
cả tăng cao khó kiểm soát”. Nhưng không thể phủ định rằng tư tưởng của Hội nghị
Trung ương lần thứ 6 là bước đột phá mở đầu cho những ý tưởng đối mới sau này, tuy
còn cơ bản và chưa hoàn diện, nhưng lại là nét chấm bút vạch ra một trang mới, đặt nền
móng cho quá trình đổi mới.
2. Bước đột phá đầu tiên trong tư duy đổi mới kinh tế sau Đại hội V (1982) đến
trước Đại hội VI (1986)
Tháng 5/1981, Bộ Chính trị đã đề ra Chỉ thị số 109 để “điều chỉnh lại hệ thống giá cả
và tiền lương” song không quán triệt được quan điểm xóa bỏ quan liêu bao cấp, cải tiến
giá và lương một cách nửa vời, đơn độc, chấp vá và không gắn với cải cách quản lý
kinh tế, tổ chức sản xuất. Làm cho tình hình giá cả chuyển biến ngày càng xấu
hơn. Nắm bắt được tình hình cấp bách đó mà tư tưởng đổi mới về tiền của Hội nghị
lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa V là bước đột phá đầu tiên sau Đại hội V
(1982). Về giá cả, Hội nghị nhấn mạnh việc điều chỉnh mặt bằng giá cả, bao gồm cả 3
các quan hệ tỷ giá và cơ chế quản lý giá phải dựa trên những nguyên tắc: “Phù hợp với
sức mua thực tế; định giá dựa trên kế hoạch, thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh
xã hội chủ nghĩa, vận dụng quy luật giá trị và quan hệ cung – cầu; Coi nông nghiệp là
mặt trận hàng đầu, phải lấy giá thóc làm chuẩn; phân công, phân cấp hợp lý theo nguyên
tắc tập trung dân chủ phù hợp với thực tế”. Dựa trên những nguyên tắc đó Đảng ta chia
rõ ràng từng chủ trương cấp thiết phải đổi mới như : “Giá mua lương thực và nông sản;
các yếu tổ chi phí, giá thành công nghiệp cần được tính đủ, tính đúng; giá buôn hàng
công nghiệp (vật tư và hàng tiêu dùng); giá bán lẻ; cơ chế quản lý giá”
3. Bước đột phá thứ hai trong tư duy đổi mới kinh tế sau Đại hội V (1982) đến trước Đại hội VI (1986)
Tình hình kinh tế trở nên khủng hoảng hơn sau việc tổ chức và triển khai những chiến
sách trong Hội nghị lần thứ 8 khóa V (tuy được coi là một bước đột phá lớn trong tư
duy đổi mới kinh tế) một cách non nớt khi thực tiễn vẫn chưa sẵn sàng cho sự “vội vàng
đổi tiền và tổng điều chỉnh giá lương”. Gánh hậu quả nghiêm trọng, Đảng ta một lần
nữa ngồi lại để xem xét tình hình thật kỹ lưỡng và lần này Hội nghị Bộ Chính trị (8-
1986) đã đưa ra kết luận “ Về một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế” – bước đột phá
thứ hai sau Đại hội V trong đổi mới tư duy. Về cơ cấu kinh tế, Hội nghị cho rằng, một
nền kinh tế có cơ cấu hợp lý mới có thể phát triển ổn định, và việc bố trí cơ cấu ngành
kinh tế, sản xuất, đầu tư là những vấn đề quan trọng hàng đầu. “Lấy nông nghiệp làm
mặt trận hàng đầu, đồng thời phát triển công nghiệp nhẹ và vừa” trong đại hội V là quan
điểm đúng đắn, nhưng chúng ta đã mắc nhiều sai lầm, khuyết điểm trong việc bố trí cơ
cấu kinh tế, đầu tư và không thực hiện được những mục tiêu tại Đại hội V đã đề ra; Hậu
quả là “sản xuất dẫm chân tại chỗ, năng suất lao động giảm, chi phí sản xuất tăng cao,
kinh tế - xã hội càng không ổn định”. Cần thực hiện các điều chỉnh lớn đối với cơ cấu
sản xuất và cơ cấu đầu tư: “Lấy nông nghiệp làm đầu tàu và tập trung vào định hướng
thực sự của ngành, phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng phải có chọn lọc. 4 III.
Những liên hệ từ 3 bước đổi mới kinh tế sau Đại hội V đến trước Đại hội VI
đến bối cảnh hiện đại.
1. Nội dung đổi mới đầu tiên, bước đệm cho các đột phá.
Nội dung đổi mới đầu tiên được đề cập vào tháng 8 năm 1979 đã đề xuất những ý
tưởng vô cùng đúng đắn về cách thức và phương hướng đổi mới nền kinh tế của
Việt Nam. Đó là phương châm: “Làm cho sản xuất bung ra”. Đảng đã chủ động
nhìn nhận những bất cập, những hạn chế còn tồn đọng trong nền kinh tế non trẻ của
đất nước ta. Việc thúc đẩy sản xuất mang lại những mặt tích cực khi hàng hóa xuất
hiên nhiều hơn trên thị trường, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển tuy nhiên, việc
thiếu vắng những biện pháp quản lý dẫn đến một yếu tố mới ảnh hưởng đến sự phát
triển lâu dài của nền kinh tế là tình trạng hàng giả, hàng nhái được sản xuất và tiêu
thụ tràn lan trên thị trường. Điều này làm cho nền kinh tế vốn còn yếu và non nớt
của Việt Nam bối rối và chưa thể tìm ra cách xử lý ngay lập tức.
Đây là một bài học to lớn để Đảng có thể xây dựng được nền kinh tế tăng trưởng
như hiện nay. Việc mạnh tay xử lý những doanh nghiệp sản xuất hàng gải, hàng
nhái hay chủ động kiểm soát hàng lậu từ các nước lân cận giúp nền kinh tế Việt
Nam được lành mạnh và trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt các nhà đầu tư nước
ngoài hơn. Nếu không có bước đổi mới này, nền kinh tế Việt Nam sẽ rất khó có thể
phá bỏ các rào cản và mở rộng sản xuất từ đó tất cả các lĩnh vực như y tế, giáo dục,
… cũng từ đó mà trì trệ và không thể tăng trưởng. Việc kiểm soát tốt được vấn nạn
hàng giả, hàng nhái là cả một quá trình dài hơi, phạm sai lầm và học hỏi của Đảng.
Trong thời kí kinh tế thương mại, đặng biệt là thương mại điện tử hiện nay, hàng
giả hàng nhái luon là nỗi nhức nhối đối với người tiêu dung cũng như là doanh
nghiệp sản xuất. Việc kiểm tra và xử lý triệt để và mạnh tay sẽ giúp xây dựng một
không gian lành mạnh và đáng tin cậy, tạo điều kiện cho sự phát triển. Bên cạnh đó,
việc đón nhận mở rộng sản xuất cũng góp phần tạo tiền đề cho quá trình đổi mới 5
vốn rất khó khan và tốn nhiều nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam. Nếu không thực
hiện, có lẽ nền kinh tế hiện đại sẽ không thể trở nên thịnh vượng như vậy.
2. Bước đột phá đầu tiên trong tư duy đổi mới
Bước đột phá đầu tiên được thực hiện trong ba lĩnh vực là về giá cả, về lương và về
tài chính tiền tệ. Trong đó, việc điều chỉnh tỷ lệ giá và cơ chế quản lý giá chính là
một nhân tố quan trọng để Đảng có thể thực hiện chính sách Ổn định giá, được coi
là một trong những thành công to lớn trong lĩnh vực quản lý nền kinh tế của Đảng
ta. Đối một nền kinh tế còn non trẻ khi đó, việc ổn định nguồn cung ứng cũng như
điều chỉnh giá giúp nền kinh tế trở nên ổn dịnh và dễ tiếp cận hơn. Tùy nhiên, không
phải lúc nào những chính sách và quyết định của Đãng cũng thuận lợi. Những điều
chỉnh về giá luôn đi kèm với một mặt trái đó chính là tỷ lệ lạm phát. Sự sút giảm
giá trị của đồng tiền nội địa luôn là một thách thức to lớn kể cả với những nền kinh
tế đã phát triển, những nền kinh tế lâu đời cũng luôn có những thời kỳ sụt giảm giá
trị, làm mất long tin của người dan cũng như doanh nghiệp. Trong 1 thập kỷ gần
nhất, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam đã có một lần tăng mạnh và năm 2011. Tuy nhiên
ngay sau đó, Đảng và nhà nước đã áp dụng những chính sách thắt chặt mạnh mẽ về
tiền tệ và tài khóa, đưa con số dần giảm xuống và ổn định hơn. Đối với thời kì những
năm 1986, việc Đảng lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, lấy giá thóc làm chuẩn
là một diều hết sức bình thường vì ở khoảng thời gian đó, nông nghiệp vẫn là lĩnh
vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế. Việc lấy nông nghiệp làm nền tảng
giúp Đảng có thể xây dựng được một nền móng vững chắc, để từ đó dần chuyển
dịch nền kinh tế sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, hai lĩnh vực được coi là sẽ
đưa nền kinh tế Việt Nam từ đang phát triển thành Đã phát triền. Không những thế,
cơ chế quản lý giá chi tiết và hiệu quả, phù hợp với thực tế giúp các nhà đầu tư và
doanh nghiệp tự tin hơn trong các quyết định của mình.
Các quyết định thay đổi về lương cũng như tài chính tiền tệ cũng có những tác động
lớn. Đối với lương, những nguyên tắc mà nổi bật nhất là “ xóa bỏ bao cấp” là một 6
trong những nguyên tắc đúng đắn nhất của Đảng và Nhà nước. Để từ đó, ta được
sống trong một nền kinh tế thị trường sôi động và hiệu quả như hiện tại. Những
chính sách xóa bỏ bao cấp được thực hiện trong suốt nhiều năm và tận đến những
năm 2010, ta mới có thể tự tin đã hoàn toàn loại bỏ những tàn dư ủa nền kinh tế bao
cấp. Cùng với đó là các biện pháp giảm thiểu những chênh lệch bất hợp lý trong tiền
lương hay và tính chất bình quân giúp nên kinh tế cải thiện một cách rõ rệt. Cùng
với đó là đời sống của công dân cũng như lực lượng vũ trang được cải thiện, ở hiện
tại, có thể nói đời sống của công dân Việt Nam đã sánh ngang với những đất nước
trong khu vực, mặc cho xuất phát muộn hơn. Thêm đó, chế độ trả lương bằng tiền
chính là tiền đề cho hiện thực. Ngày nay, không còn một doanh nghiệp nào trả lương
bằng hiện vật nữa, thay vào đó sẽ là lương bằng tiền và các thông tin về lương từ đó
cũng được người lao động nắm bắt dễ dàng và minh bạch hơn.
Đối với tài chính tiền tệ, những chính sách về tiền tệ liên kết chặt chẽ với chính sách
tài khoa. Là bước đệm cho những quyết định quan trong của Nhà nước trong gần 40
năm qua. Những bài học từ những hành động trong quá khứ giúp Đảng và Nhà nước
từng bước xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh như hiện nay.
3. Bước đột phá thứ hai trong tư duy đổi mới
Ở Hội nghị lần thứ 8 khoa V, có ba nọi dung chính mà Đảng đưa ra để bàn luận.
Nội dung đầu tiên chính là về cơ cấu kinh tế. Nội dung sơ lược chính là từng bước
cải thiện nền công nghiệp của nước nhà bằng cách tập trung vào các khối ngành
công nghiệp vừa và nhẹ. Tuy rằng mục tiêu trên là hoàn toàn hợp lý nhưng cách
thức thực hiện của Đảng lại mắc nhiều sai lầm, khiến cho quá trình chuyển đổi của
nền kinh tế còn bị trì trệ, năng suất giảm. Những sai lầm này đã trở thành những bài
học quý giá cho nhà lãnh đạo, để từ đó chúng ta đã từng bước cải thiện khả năng
sản xuất ở lĩnh vực công nghiệp vừa và nhỏ. Không những thế, ở những lĩnh vực
khó khăn hơn như dịch vụ, du lịch, chúng ta đã có thể kiể soát và phát triển một
cách bền vững hơn. Cụ thể là chúng ta đã có sự phát triển thần tốc ở lĩnh vực du lịch 7
từ những năm 2000. Đã có ít những sai lầm hơn, thay vào đó là những “tin vui”,
những đột phá trong cải cách về du lịch ở nước ta. So g
n song với đó, Đảng cũng
không hoàn toàn bỏ rơi ngành nông nghiệp. Nó vẫn là nền tảng, là gốc rễ của nền
kinh tế Quốc dân. Đẩy mạnh những ngành hàng như lương thực, thực phẩm, hàng
tiêu dùng chính là yếu tố bắt buộc lúc bấy giờ. Vì lúc đó nhân dân ta vẫn đang hướng
đến tiêu chí “ăn no mặc ấm”. Ngày nay, Đảng đã tập trung phát triển những ngành
hàng tân tiến hơn, hiện đại hơn như ngành công nghiệp ô tô, các ngành hàng sang
trọng khi mà xã hội đã tiền đến đáp ứng yếu tố “ăn ngon mặc đẹp”. Chính những
quyết định chính xác và kịp thời của Đảng trong giai đoạn này, nền Kinh tế đã có
những tiến bộ nhất định.
Nội dung thứ hai trong bước này chính là cải tạo về xã hội chủ nghĩa. Thay vì tổ
chức một cuộc thay đổi nhanh, đột ngột đầy tính chóng vánh, Đảng ta lựa chọn cách
đi dần dần, thay đổi từ từ và từng bước. Đây chính là một cách làm hoàn toàn hợp
lý khi xã hội Việt Nam thời điểm đó vẫn còn đang có quá nhiều những điểm bất ổn
và nhiều vấn đề tồn đọng. nếu áp dụng sự thay đổi lớn này một cách gượng ép như
thế, những vấn đề dù nhỏ cũng sẽ trở thành những vết gập, khiến cho bộ máy rất
khó để có thể hoạt động một cách trơn tru. Việc thay đổi một cách có thích ứng
những yếu tố của chế độ Xã hội chủ nghĩa để phù hợp với xã hội Việt Nam vẫn còn
nhiều đình kiến và đang trong quá trình hồi phục sẽ giúp người dân và doanh nghiệp
có những phản ứng tích cực với những thay đổi. Những yếu tố này có một liên hệ
to lớn đến thực tiễn khi những quyết định của Đảng đã phần nào có những kết quả
cụ thể. Kể cả trong những khoảng thời gian khó khăn khi dịch bệnh Covid-19, khi
những thử thách xuất hiện thì Đảng ta vẫn đưa ra những chính sách phù hợp, những
quyết định luôn đặt nhân dân và đất nước lên hàng đầu để từ đó những quyết định
đó luôn đón nhận những ủng hộ của nhân dân.
Cuối cùng là những thay đổi về cơ chế quản lý. Việc loại bỏ và tối giản hóa bộ máy
quản lý đã được nhà nước ta thực hiện trong hơn 30 năm qua. Và đến tận bây giờ
thì những tinh giản đó vẫn đang được thực hiện một cách đều đặn hàng năm. Những 8
cải cách trong cơ chế quản lý đó góp phần vô cùng quan trọng để Đảng và Nhà nước
xây dựng được một hình ảnh bộ máy nhà nước nghiêm túc, chính trực và luôn ổn
định. Những bước đột phá trên cho chúng ta một cái nhìn rõ nét hơn vào quá trình
cải cách và thay đổi của Đảng kể từ sau Đại hội V, kể từ đó, những tiến bộ và phát
triển trong biện pháp điều hành cũng như quản lý của Đảng và Nhà nước đã ngày
càng trở nên tốt hơn, gắn với hiện thực hơn cũng như toàn diện hơn. 9
IV. Tài liệu tham khảo
• Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia Sự thật
• Tổng quan Kinh tế xã hội Việt Nam 2016
• Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập. NXB Chính trị quốc gia Sự thật
• Tổng cục thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quí III năm 2000
• Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, NXB Chính trị quốc gia Sự thật 10