Bài tập lớn: Lý luận của CN Mác-Lênin về sản xuất hàng hóa và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI & KTQT *** BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN ĐỀ TÀI: T
rình bày lý luận của CN Mác Lênin về sản xuất
hàng hóa và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.
Họ và tên sinh viên: ĐÀO CHÂU ANH Mã SV: 11219565 Lớp: LSIC 63
Hà Nội, tháng 4/2022 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................3
I. Lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lenin về sản xuất hàng hóa............................................3
1. Khái niệm sản xuất hàng hóa...................................................................................3
2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa...................................................................4
3. Những đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hóa.......................................................5
4. Ưu thế của sản xuất hàng hóa..................................................................................6
II. Thực trạng nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam.........................................................8
1. Lịch sử ra đời phát triển nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam..................................8
2. Đặc điểm nền kinh tế sản xuất hàng hóa tại Việt Nam những năm gần đây...........10
III. Giải pháp phát triển nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam........................................15
1. Đối với nhà nước...................................................................................................15
2. Đối với doanh nghiệp và người lao động...............................................................18
PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................20 1 LỜI MỞ ĐẦU
Sản xuất là khởi nguồn của của cải. Để có được một xã hội tiện nghi như hiện nay,
loài người đã phải không ngừng đổi mới, cải thiện và phát triển ngành sản xuất. Sẽ không
thể có giao thoa kinh tế, trao đổi mua bán của cải nếu không có người sản xuất ra của cải.
Nói như vậy, chúng ta đều thấy rõ được tầm quan trọng của việc sản xuất hàng hóa trong xã hội.
Tuy nhiên, vào năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng nổ đã gây ra cuộc khủng
hoảng kinh tế nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống con người nói chung và
ngành sản xuất nói riêng trên phạm vi toàn cầu. Chính điều này cũng đã trở thành một rào
cản lớn cản trở con đường phát triển, toàn cầu hóa và thương mại quốc tế mà bấy lâu nay
chúng ta dày công xây dựng. Dịch bệnh hoành hành khiến mọi công việc đều bị tạm
hoãn, nhân công trì trệ, tất cả tàu bè, xe container, nhà xưởng, quán xá,v.v phải đóng cửa và dừng việc buôn bán.
Lí do em chọn đề tài “Trình bày lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về sản xuất
hàng hóa và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam” bao gồm hai lí do đó là lí do khách quan và
lí do chủ quan. Về lí do khách quan, đây được cho là đề tài cơ bản mà một công dân hay
là một sinh viên ngành kinh tế cần phải nắm rõ khi tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội
nói chung. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa giúp công dân mở rộng nhận
thức một cách cơ bản về cơ sở lý luận của các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị
trường. Trong công cuộc xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa ngày nay thì việc tìm hiểu
được điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa có ý nghĩa thực tiễn vô cùng cấp thiết.
Về lí do chủ quan, là tầng lớp thế hệ trẻ, tầng lớp chủ nhân tương lai của đất nước,
em nhận thấy được trách nhiệm của bản thân rằng phải góp sức mình phục hồi và phát
triển đất nước sau thời kỳ khủng hoảng này. Em cũng có một mong muốn lâu dài đó
chính là được hướng tới ngành sản xuất và luân chuyển hàng hóa trong tương lai. Và để
làm được điều đó, em cần phải có kiến thức chuyên sâu về vấn đề sản xuất hàng hóa trên
lí thuyết nói riêng và thực tiễn tại Việt Nam hay thế giới nói chung.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, em đã lựa chọn đề tài: “Lý luận của Chủ nghĩa
Mác-Lenin về sản xuất hàng hóa và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam” cho bài tiểu luận
của mình. Cảm ơn cô đã dành thời gian đọc bài. Đây là lần đầu tiên em được làm bài tập
lớn, em không thể tránh khỏi những sai sót, em mong sẽ nhận được sự góp ý của cô để
em có thể rút kinh nghiệm. 2 PHẦN NỘI DUNG
I. Lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lenin về sản xuất hàng hóa
1. Khái niệm sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa được xem là một trong những yếu tố quan trọng của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, định nghĩa cụ thể về khái niệm sản xuất hàng hóa lại là
điều còn khá xa lạ với nhiều người.
Hoạt động sản xuất hàng hóa đã được hình thành từ thời kì trung đại. Sự phát triển
của việc làm sản xuất cộng với chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo ra các hoạt động sản xuất
theo quy mô lớn. Hoạt động này được khẳng định và công nhận từ triết học Mác – Lenin
theo ngôn ngữ kinh tế chung là sản xuất hang hóa.
Theo C. Mác: “Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó,
những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán”.
Có thể hiểu rằng, sản xuất hàng hóa được hiểu là một kiểu tổ chức kinh tế mà
trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính
người trực tiếp sản xuất mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua
hoạt động trao đổi, mua bán. Người làm ra sản phẩm nhưng không dùng đến sản phẩm
đó, mà làm ra để buôn bán thì được gọi là sản xuất hàng hóa.
Trên thực tế, lịch sử loài người đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức hoạt động kinh
tế cơ bản. Đầu tiên là sản xuất tự cấp tự túc, một kiểu tổ chức khác so với sản xuất hàng
hóa. Ngoài ra, đã từng xuất hiện mầm mống của một kiểu tổ chức kinh tế thứ ba, đó là
kiểu tổ chức kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Nó xuất hiện ở Liên Xô, Đông Âu, Việt Nam
và một số quốc gia đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nhưng do lực lượng sản xuất
chưa đạt tới trình độ thích ứng với kiểu tổ chức kinh tế này, cho nên vừa mới xuất hiện
được một thời gian ngắn thì đã không tồn tại được. Các quốc gia này lại phải chuyển về
sử dụng kiểu tổ chức kinh tế sản xuất hàng hóa để tiếp tục phát triển lực lượng sản xuất của mình.
Điểm khác nhau của sản xuất hàng hóa và sản xuất tự cấp tự túc thể hiện ở vai trò
của người sản xuất và người sử dụng. Trong sản xuất tự cấp tự túc mỗi người sản xuất tồn
tại độc lập với nhau. Họ tự sản xuất, tự tiêu dùng. Muốn có sản phẩm gì để thỏa mãn
những nhu cầu của cuộc sống họ phải tìm cách tự mình tạo ra và tự sử dụng nó để thỏa
mãn những nhu cầu này. Lấy ví dụ một người nông dân tự trồng trọt, chăn nuôi và sử
dụng chính những gì mà mình thu gặt được. Hay người thợ xây có những người tự xây
dựng căn nhà của mình từ những viên gạch đá, mặc dù điều này có thể tốn thời gian hơn 3
so với việc mua một căn nhà đã được xây sẵn hay thuê những người thợ xây khác giúp
đỡ. Đó chính là đặc điểm riêng của sản xuất tự cấp tự túc.
Sang kiểu tổ chức kinh tế sản xuất hàng hóa, giữa những người sản xuất không
biệt lập, không độc lập nữa mà họ xuất hiện quan hệ mua bán trao đổi sản phẩm trên thị
trường. Đây chính là ý thứ hai mà khái niệm chỉ ra, sản xuất ra sản phẩm để đưa ra trao
đổi mua bán trên thị trường.
2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hoá là một phạm trù lịch sử chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội
trong những điều kiện nhất định. Sản xuất hàng hoá không diễn ra đồng thời với sự đi lên
của xã hội loài người, nhưng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, kinh tế hàng
hoá có thể hình thành và phát triển trong những điều kiện sau:
Một là phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội được hiểu là sự phân chia xã hội thành các ngành, các
lĩnh vực sản xuất khác nhau, làm cho người sản xuất chuyên môn hoá các ngành, nghề
khác nhau. Lúc này, mỗi người sản xuất một hoặc nhiều loại sản phẩm, nhưng nhu cầu
của họ đòi hỏi nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu của mình, tất yếu
người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.
Xã hội chia thành nhiều ngành nghề khác nhau. Mỗi người có những kỹ năng,
điểm mạnh, điểm mạnh và điểm yếu khác nhau để hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau.
Và tất cả đều tạo ra các nguồn lực chuyên về một hoặc một vài sản phẩm. Đó là sự
chuyên môn hóa. Có người chuyên trồng lúa, có người chuyên nuôi cá, có người chuyên
may quần áo,v.v và họ làm việc với kinh nghiệm dày dặn nên năng suất cũng cao hơn.
Khi xã hội bị phân chia thành những ngành nghề độc lập như vậy, những người sản xuất
này không còn có thể tồn tại độc lập hoặc tách biệt như trước đây nữa mà phụ thuộc lẫn
nhau. Tại vì sao? Bởi để có được cuộc sống đầy đủ không thiếu thốn, đáp ứng được nhu
cầu của người dân thì ai cũng cần có những sản phẩm khác mà mình không sản xuất
được. Nghề trồng lúa thì mới ra gạo, không có gạo thì không ăn được mà phải có thịt, cá,
rau,v.v Vì vậy bạn phải có mối quan hệ mua bán với người chuyên chăn nuôi lợn, cá, rau,
v.v. Sau khi đã ăn uống đầy đủ, bạn cũng nên chăm sóc quần áo của mình. trong cuộc
sống như củi, muối để nấu ăn, phương tiện đi lại, v.v.
Do đó, trong số các nguồn lực để làm ra các sản phẩm đa dạng đó, mỗi nhóm
người thực hiện quá trình làm ra một sản phẩm, đồng thời tiến hành trao đổi, giao dịch 4
cho các nhóm người chuyên sản xuất các sản phẩm khác. Chính hai quá trình này dẫn đến
sự ra đời của phương tiện thu đổi ngoại tệ - tiền tệ.
Với sự phân công lao động trong xã hội, ai giỏi việc gì thì làm, từ đó không ngừng
làm tăng của cải vật chất cho xã hội và góp phần nâng cao đời sống của mọi người. Phân
công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất không ngừng phát triển tạo cơ hội thúc
đẩy năng suất lao động, sản phẩm thặng dư ngày càng tăng, do đó thúc đẩy trao đổi sản phẩm.
Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất.
Tách biệt kinh tế giữa những người sản xuất có thể hiểu là những quan hệ sở hữu
khác nhau giữa những người sản xuất về sản phẩm mà họ sản xuất ra. Sản phẩm do ai tạo
ra thì người đó có quyền sở hữu, sử dụng và khai thác. Những người không có quyền sở
hữu không thể tự do chia sẻ lợi ích của sản phẩm này. Trong trạng thái này, nếu người đó
muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác thì phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là trao
đổi dưới dạng hàng hoá. Giống như thị trường, mọi người không có quyền tự do lấy sản
phẩm của người khác.Nếu họ muốn lấy sản phẩm của người khác thì trên cơ sở trao đổi
phải có sản phẩm tương đương với nguyên tắc ngang giá. C.Mác viết: “Chỉ có sản phẩm
của những lao động tư nhân độc lập và không ngừng phụ thuộc vào nhau mới đối diện
với nhau như là những hàng hóa”. Sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất hàng
hoá là điều kiện đủ để xuất hiện và phát triển sản xuất hàng hoá., do đó thúc đẩy trao đổi sản phẩm.
Trong lịch sử, sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể xuất hiện một cách khách
quan trên cơ sở tách rời tài sản. Xã hội loài người phát triển. Sự phân chia sở hữu càng
sâu sắc thì hàng hoá sản xuất ra càng phong phú.
Điều kiện thứ hai kết hợp với điều kiện thứ nhất dẫn đến sự trao đổi sản phẩm giữa
người sản xuất này và người sản xuất khác. Mỗi người sản xuất phải đổi sản phẩm thặng
dư của mình lấy nhiều sản phẩm khác của người sản xuất khác.Khi quan hệ trao đổi này
phổ biến hình thành kiểu tổ chức kinh tế sản xuất hàng hoá.
Chỉ cần có hai điều kiện trên, con người không thể dùng ý chí chủ quan của mình
để xoá bỏ sản xuất hàng hoá. Việc xóa bỏ sản xuất hàng hóa một cách có ý thức sẽ đưa xã
hội đến chỗ khan hiếm và khủng hoảng. Trong bối cảnh đó, cần phải khẳng định rằng sản
xuất hàng hoá có lợi thế hơn hẳn sản xuất hàng hoá tự cung tự cấp.
3. Những đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hóa 5
Sản xuất hàng hoá có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, sản xuất hàng hoá là sản xuất để trao đổi, mua bán. Sản xuất hàng hoá là
kiểu tổ chức kinh tế đối lập với sản xuất tự cung tự cấp trong lịch sử loài người sơ khai.
Trong sản xuất hàng hoá nói riêng, sản phẩm được tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu
dùng của người khác thông qua trao đổi, mua bán. Tuy nhiên, trong sự phân biệt kinh tế
tương đối, lao động của người sản xuất hàng hóa là tư nhân vì cái gì và như thế nào được
sản xuất ra là lao động tư nhân và độc lập.
Thứ hai, công việc của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân vừa
mang tính xã hội.Tính riêng tư của sản phẩm được xác định bởi nhà sản xuất cá nhân
hoặc người trực tiếp sở hữu tư liệu sản xuất danh nghĩa. Tính xã hội được thể hiện thông
qua sản phẩm được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của những người khác trong xã hội.
Hãy xem xét rằng chất riêng tư có thể phù hợp hoặc có thể không phù hợp với bản chất
xã hội. Đây là mâu thuẫn cơ bản, mầm mống của khủng hoảng trong kinh tế thương mại.
4. Ưu thế của sản xuất hàng hóa
So với sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hóa có những ưu thế hơn hẳn:
Thj nhất: Sản xuất hàng hoá đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất. Sản xuất
trọng thương phát sinh trên cơ sở phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất.
Vì vậy, nó sử dụng những lợi thế về tự nhiên, xã hội và kỹ thuật của mọi con người, mọi
trung tâm sản xuất, mọi vùng và mọi nơi.
Đồng thời, sản xuất hàng hoá phát triển có tác dụng trở lại, thúc đẩy sự phát triển
của phân công lao động xã hội, tăng cường chuyên môn hoá lao động, liên kết giữa các
ngành, các vùng ngày càng sâu rộng.
Từ đó phá vỡ nền sản xuất tự cung tự cấp, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mọi ngành
và mọi nơi, do đó làm tăng nhanh chóng năng suất lao động xã hội, đòi hỏi đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, thì sản
xuất hàng hoá tận dụng lợi thế của từng người, các lợi thế về tự nhiên, xã hội và kỹ thuật
của từng người, từng cơ quan, từng cá nhân, từng vùng, từng nơi và kích thích nền kinh tế
phát triển của cả nước. ra đời trên cơ sở phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất.
Thj hai: Tác dụng vào sức sản xuất của xã hội, mở đường cho lực lượng sản xuất không ngừng phát triển. 6
Trong nền sản xuất hàng hóa tự cấp tự túc, mỗi người tự sản tự tiêu, cho nên chính
nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của họ hạn chế sức sản xuất, dù còn nhiều đến mấy nhưng
chỉ làm đủ ăn đủ dùng. Ngoài ra, sản xuất hang hóa còn hạn chế nguồn lực mang tính hạn
hˆp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở
rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội. Như vậy nhu cầu hạn hˆp của từng
chủ thể kinh tế hạn chế sức sản xuất mặc dù nguồn lực vẫn còn. Vì không trao đổi nên
khi có công cụ gì trong tay chỉ lựa chọn được một số ngành nghề nhất định. Nhưng trong
kiểu tổ chức sản xuất hàng hóa chỉ cần có ý tưởng sản xuất có sức lao động thì tất cả
những nguồn lực khác có thể tìm kiếm hết trên thị trường, không giới hạn nguồn lực để
đổ vào sản xuất, cả nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cả nguồn lực đầu vào sản xuất đều không
bị giới hạn, sản xuất của xã hội được giải phóng dẫn tới lực lượng sản xuất không ngừng phát triển.
Thj ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của qui luật vốn có của sản
xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh.v.v Điều này buộc
người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải
tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải
tiến hình thức, quy cách và chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp
ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn
Thj tư: Đáp ứng nhu cầu đa dạng cho xã hội: Xã hội ngày càng phát triển, nhu
cầu của con người ngày càng gia tăng cả về lượng và chất, sản xuất hàng hóa giúp cho họ
có nhiều sự lựa chọn hơn để đáp ứng nhu cầu của mình. Sản xuất hang hóa góp phần cải
thiện đời sống xã hội đồng thời làm tăng khả năng lao động của xã hội. Trong nền sản
xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá
nhân, giữa các vùng, giữa các nước... không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống
văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.
Tuy tồn tại nhiều mặt tích cực, sản xuất hàng hóa vẫn tồn tại những mặt trái của nó
như phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng
khủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái, xã hội, v.v. 7
II. Thực trạng nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam.
1. Lịch sử ra đời phát triển nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam.
Từ nền sản xuất hàng hoá giản đơn thời phong kiến cho đến nền sản xuất hàng hoá
sau này, nền sản xuất hàng hoá ở nước ta không ngừng thay đổi và phát triển. Trong thời
kỳ phong kiến, trình độ lao động và năng suất lao động của nước ta chưa cao, chính sách
tam quyền phân lập của một số triều đại đã cản trở quá trình vận động hàng hoá. Quyền
sở hữu các tài liệu làm việc do một số ít người thuộc tầng lớp thượng lưu nắm giữ. Tóm
lại, lúc bấy giờ sản xuất hàng hóa ở nước ta mới xuất hiện, chưa phát triển. Quá trình
nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất của Đảng ta vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta là quá trình bao gồm nhiều
thời kỳ khác nhau. Có thể phân chia làm 2 giai đoạn trước và sau đổi mới 1986:
a) Trước năm 1986 (Trước thời kỳ đổi mới)
Do chưa hiểu rõ về sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường nên chúng ta coi kế
hoạch hóa là đặc điểm quan trọng nhất của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, lấy phân phối có
kế hoạch mọi nguồn lực là chủ đạo; Hãy coi thị trường chỉ như một công cụ phụ để bổ
sung cho kế hoạch. Không thực sự thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần
trong thời kỳ quá độ, tập trung vào nền kinh tế quốc dân và muốn nhanh chóng xóa bỏ tư
hữu và kinh tế cá thể, tư nhân. Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng. Giáo
sư Trần Văn Thọ viết về tình hình kinh tế 10 năm đầu sau chiến tranh: “10 năm sau 1975
là một trong những thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt về kinh tế, là
một nước phát triển “xé rào” trong Nông nghiệp, buôn bán và ấn định giá lương thực đã
cải thiện tình hình ở một số địa phương. Nhưng chúng ta phải đợi đến thời kỳ đổi mới
(tháng 12 năm 1986) mới có thể thấy được những thay đổi thực sự. Do tình hình này,
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam chỉ tăng 35% trong 10 năm trước Đổi mới,
trong khi dân số tăng 22% trong thời kỳ đó. Do đó, GDP bình quân đầu người chỉ tăng 1% (năm)”.
Qua đó có thể thấy cơ chế, chính sách của Việt Nam trong thời kỳ bao cấp chưa
phù hợp với quy luật sản xuất hàng hóa, thậm chí còn vi phạm quy luật sản xuất hàng
hóa. Sự đánh giá sai lầm của nước ta lúc bấy giờ đã làm cho nền kinh tế suy sụp, khả
năng sản xuất hàng hoá giảm sút một cách đều đặn. Dân số tăng rất chậm, vài năm lại
giảm: năm 1977tăng 2,8%, năm 1978 tăng 2,3%, năm 1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%.
b) Sau năm 1986 (Sau thời kỳ đổi mới) 8
Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, trước sức ép của hoàn cảnh khách
quan, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam đã quyết định xóa bỏ cơ chế
quản lý cũ, bắt đầu thực hiện có hiệu quả hơn các thành phần của phát triển kinh tế theo
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1986, sau khi đảng và nhà nước
nhanh chóng chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, nền kinh tế sản xuất nguyên liệu của nước ta đã phát triển mạnh mẽ. Thời kỳ này
được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1986-2000: Giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh
tế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước. Thị trường và nền kinh tế nhiều thành phần lần đầu tiên được thừa nhận và phát
triển. Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đi đôi với phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sâu rộng. Phát triển kinh tế thương
mại nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường
có sự chỉ đạo của nhà nước. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề chưa
được giải quyết.Điều này làm chậm lại sự phát triển theo chiều sâu của nền kinh tế.
Giai đoạn 2000-2007 - đây là giai đoạn quản lý hàng hóa ở nước ta phát triển
mạnh mẽ. GDP tiếp tục tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng năm 2007 là 8,5%, cao nhất kể từ
năm 1997 đến nay. Gia nhập WTO giúp Việt Nam dễ dàng phát triển kinh tế tài nguyên
hơn nếu có cơ hội mở rộng thị trường ra thế giới.
Giai đoạn từ năm 2007 đến nay: Nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu tăng
trưởng chậm lại.Tăng trưởng GDP chậm lại với mức tăng bình quân là 6,2%, trong khi
mức tăng bình quân của chỉ số giá tiêu dùng là 11,8%. Lạm phát tiếp tục và hầu như
không được kiềm chế trong năm 2012 và 2013. Các biện pháp đề xuất dường như không
mang lại hiệu quả như mong muốn.
Với sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều ngành nghề mới xuất hiện làm
cho sự phân công lao động ở nước ta trở nên phong phú hơn, nó tạo điều kiện cho hàng
hóa phát triển. Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở của trao đổi chẳng những
không mất đi, trái lại ngày một phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Xét về phạm vi,
phân công lao động xã hội không chỉ diễn ra trên phạm vi quốc gia mà còn mở rộng trên
quy mô quốc tế. Nền kinh tế của mỗi quốc gia trở thành bộ phận của nền kinh tế thế giới,
cùng hợp tác, các quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển. Mỗi quốc gia chỉ lựa
chọn phát triển một số ngành, một số lĩnh vực phát triển lợi thế của quốc gia mình. Việt
Nam trên thế giới là một đất nước thuận lợi về phát triển nông nghiệp. Vì vậy, những mặt
hàng xuất khẩu ra nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm của nông nghiệp. 9
Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới (sau Thái Lan).
Phân công lao động xã hội đã phá vỡ các mối quan hệ truyền thống của nền kinh tế tự
nhiên khép kín, tạo cơ sở thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất vào
hệ thống của hợp tác lao động.
2. Đặc điểm nền kinh tế sản xuất hàng hóa tại Việt Nam những năm gần đây. 2.1. Tổng quan
Nước ta từ nền kinh tế tiểu nông lạc hậu, lực lượng sản xuất kém phát triển đi lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nên nền sản xuất hàng hoá của nước
ta không giống nền sản xuất hàng hoá của các nước trên thế giới. một nền “kinh tế phát
triển” với những đặc điểm điển hình:
a. Nền kinh tế đang trong quá trình chuyển biến từ kém phát triển, mang nặng tính
tự cấp tự túc và quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng
hóa, vận hành theo cơ chế thị trường
Xuất phát từ thực tế trải qua nhiều năm chiến tranh, có thể gọi là chuẩn mực của
nền kinh tế nước ta: cơ sở hạ tầng và xã hội yếu kém, cơ sở vật chất và công nghệ lạc
hậu, thu nhập quốc dân thấp. trung bình, dẫn đến lượng hàng hóa trên thị trường thay đổi
rất chậm và sức cạnh tranh thấp. Từ sự thật không mấy sáng sủa trên, rõ ràng kinh tế thị
trường là điều hết sức quan trọng để đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng,
khôi phục sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và đón đầu.
Thực tiễn những năm gần đây cho thấy, đất nước chuyển đổi sang cơ chế thị
trường được thực hiện theo quy luật khách quan, hợp lòng dân, thỏa mãn nhu cầu của
cuộc sống. Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường làm thay đổi căn bản nền kinh tế, cơ
chế thị trường phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Các động lực về lợi ích đã phát huy tác
dụng, cơ chế quản trị mới có hiệu lực và sự tham gia vào phân công lao động quốc tế ngày càng tăng.
b. Nền kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần
Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần là có nhiều hình thức sở hữu
khác nhau về tư liệu sản xuất. Đại hội VII khẳng định các thành phần kinh tế tồn tại
khách quan tương ứng với trình độ của lực lượng sản xuất trong giai đoạn lịch sử hiện
nay là: kinh tế nhà nước, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tiểu chủ.
Về nhiều mặt, nền kinh tế nhiều thành phần là một nguồn lực tổng hợp to lớn, có
khả năng đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng thấp kém và phát triển quản lý hàng hóa,
ngay cả trong điều kiện ngân sách hạn hˆp. Đồng thời, nó vừa phản ánh tính đa dạng
phong phú trong việc thoả mãn các nhu cầu xã hội vừa phản ánh tính phức tạp của hoạt
động quản lý theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 10
Cần nhìn nhận một cách khách quan tính chất đa thành phần của nền kinh tế để từ
đó có thái độ đúng đắn thúc đẩy sự phát triển phù hợp với những nguyên lý tự nhiên của
nền kinh tế phục vụ sự nghiệp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ở nước ta.
c. Nền kinh tế hàng hóa phát triển theo định hướng XHCN với vai trò chủ đạo của
kinh tế Nhà nước và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước
Đảng ta chủ trương chuyển sang nền kinh tế thị trường, không chỉ là thị trường bất
kỳ mà là thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do nhà nước quản lý. Về bản chất, nó là
một cơ chế hỗn hợp mang khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, vừa kế thừa thành tựu của con
người, vừa gắn với những đặc điểm và mục tiêu chính trị, thể hiện sự kết hợp giữa tăng
trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.
Trước đây đã có lúc chúng ta chưa phân định tốt kinh tế thị trường với kinh tế tư
bản, coi thị trường là chủ yếu. Bây giờ chúng ta hiểu rằng thị trường không có bản chất
của chế độ, chỉ có hệ thống xã hội biết hoặc không biết sử dụng những lợi thế này để
phục vụ chế độ của mình.
Trong các thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước đương nhiên chiếm vị trí nổi bật và
là ngành, lĩnh vực quan trọng, quan trọng nên phải bảo đảm cho các thành phần kinh tế
khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, vai trò của nó sẽ chỉ được
khẳng định nếu biết phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác và sớm
chuyển đổi cơ chế quản lý theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả để tiếp tục vững
vàng và thịnh vượng trong môi trường hợp tác và cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế.
Mặt khác, sự vận động của kinh tế thương mại theo cơ chế thị trường không thể
giải quyết được hết những vấn đề mà bản thân cơ chế này và đời sống kinh tế - xã hội đặt
ra. Đó là thất nghiệp, lạm phát, khủng hoảng, bất bình đẳng, ô nhiễm, v.v. Các hiện tượng
và điều kiện nêu trên ở các mức độ khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp
đều có tác động ngược trở lại, cản trở sự phát triển “bình thường” của xã hội nói chung
và kinh tế thương mại nói chung. Vì vậy, ban quản lý của Nhà nước còn được gọi là “bàn tay hữu hình”.
d. Nền kinh tế hàng hóa theo cơ cấu kinh tế mở với các nước trên thế giới
Trước đây, với cơ cấu kinh tế “cửa đóng then cài”, với tình trạng “cửa đóng then
cài”, cái vòng luẩn quẩn sau lũy tre làng đã đưa nền kinh tế nước ta đi xuống, thậm chí
lạc hậu nhất thế giới. Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá đã phá vỡ
quan hệ kinh tế truyền thống, nhất là trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa, gắn chặt thị trường
dân tộc với thị trường thế giới.
Sự cô lập trong phát triển kinh tế tất yếu dẫn đến nghèo đói. Vì vậy, việc phát triển
quan hệ kinh tế với nước ngoài bằng nhiều hình thức là thực sự cần thiết. Bằng cách mở 11
rộng quan hệ kinh tế để chuyển đổi nguồn nhân lực bên ngoài thành nguồn bên trong, quá
trình phát triển được rút ngắn.
e. Đại dịch Covid-19 và tình hình sản xuất hàng hóa tại Việt Nam
Infographic sản xuất nông nghiệp (Nguồn: Cổng thông tin Điện tử Bắc Kạn)
Đại dịch Covid-19 bùng phát đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nói
chung và sản xuất hàng hóa nói riêng tại Việt Nam cũng như toàn thế giới.
Các dữ liệu và số liệu từ Báo cáo kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng 2021 của
Tổng cục Thống kê đã chỉ rõ qua từng mảng, lĩnh vực cơ bản và quan trọng của nền kinh
tế. Cụ thể, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 7 diễn ra trong điều kiện thời tiết
tương đối thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Các địa phương
trên cả nước tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa, chăm sóc lúa hè thu và thu
hoạch lúa hè thu sớm, bảo đảm gieo trồng và thu hoạch trong khung thời vụ tốt nhất. Tuy
nhiên, ngành chăn nuôi phải đối mặt với khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao và
dịch bệnh đang diễn ra tại một số địa phương; dịch COVID-19 bùng phát trở lại ảnh
hưởng tiêu cực đến thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến lâm sản, thủy sản xuất khẩu.Chỉ
số sản xuất toàn ngành công nghiệp IIP T7/2021 cũng tăng khoảng 1.8% so với tháng
trước và 2.2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất trong 7 tháng vừa qua.
Đặc biệt, đợt dịch Covid thứ 4 bùng phát với tốc độ lớn chưa từng thấy đã gây ra nguy cơ 12
đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và chuỗi sản xuất công nghiệp khi hàng sản xuất nhưng
không được lưu thông, tiêu thụ.
Tuy nhiên, nhờ vào việc thực hiện theo các chỉ đạo của Nhà nước, nền sản xuất
hàng hóa nước ta đang dần được cải thiện và khôi phục hậu Covid. Nền kinh tế đặc biệt
là ngành sản xuất hàng hóa được dự báo sẽ có những khởi sắc tuy vẫn tồn tại những rủi ro thách thức.
Có nhiều phương thức phát triển kinh tế với nước ngoài đã được áp dụng ở nước
ta như: tham gia các tổ chức kinh doanh khu vực và toàn cầu; Nắm bắt công cuộc chinh
phục các ngành công nghiệp chủ lực và nguyên liệu có tương lai, gắn với công nghệ mới
để cạnh tranh trên thị trường thế giới, v.v. đã và đang nhanh chóng đưa nền kinh tế đất
nước hồi phục và hòa vào nhịp sống kinh tế thế giới.
2.2 Những tiềm năng và thách thjc trong ngành sản xuất hàng hóa ngày nay tại Việt Nam a. Ưu điểm
Sản xuất hàng hoá ra đời nhằm khai thác những lợi thế về tự nhiên, xã hội và kỹ
thuật của mỗi người, mỗi nơi, mỗi vùng của Việt Nam. Chẳng hạn, do thuận lợi cho việc
phát triển trồng lúa nước nên vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nguồn cung cấp lương
thực chính cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Sản xuất hàng hoá là để trao đổi đáp ứng nhu cầu của xã hội nên người sản xuất có
điều kiện chuyên môn hoá cao. Kỹ năng được cải thiện bằng cách tích lũy kinh nghiệm
và tiếp thu kiến thức mới. Công cụ đặc biệt được cải tiến, áp dụng kỹ thuật mới nên cạnh
tranh ngày càng gay gắt, năng suất lao động ngày càng cao, chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn năm.
Khả năng sinh lời được lấy làm mục tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động của các
ngành kinh tế. Quy mô sản xuất được mở rộng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất để thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự ảnh hưởng của các quy luật: quy
luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh ... buộc người sản xuất phải không
ngừng năng động, quyết tâm, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, chất lượng
và nền kinh tế. Nền sản xuất hàng hoá phát triển làm cho đời sống vật chất và văn hoá
ngày càng cao, phong phú và đa dạng hơn. Người sản xuất hàng hoá ngày càng khai thác
hiệu quả hơn các mối quan hệ giữa hàng hoá, tiền tệ và thị trường, và từ đó, cùng với sự
phát triển của các mối quan hệ kinh tế, các mối quan hệ xã hội và luật pháp, phong tục
tập quán cũng thay đổi.
GDP bình quân của Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa sau
giai đoạn đổi mới đã tăng lên qua các năm.
Từ năm 1986 đến 1990, GDP của vùng khu vực 1 là 2,7%, khu vực 2 là 4,7% và khu vực 3 là 5,7%. 13
Từ năm 1991 đến 1995, GDP của khu vực 1 là 4,1%, khu vực 2 là 12%, khu vực 3 là 8,6%.
Từ năm 1996 đến năm 2000, GDP của khu vực 1 là 4,4%, khu vực 2 là 10,6% và khu vực 3 là 5,7%.
Sản xuất hàng hoá đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành một nước
đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đời sống vật chất ngày càng
đầy đủ cũng như đời sống tinh thần ngày càng tốt hơn, phong phú hơn. b. Nhược điểm
Nó làm cho cuộc sống của con người trở nên khác biệt, giàu nghèo, dẫn đến khủng
hoảng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát. Xã hội nảy sinh nhiều mặt tiêu cực, tệ nạn xã hội
gắn với sự suy giảm kinh tế hiện nay làm xã hội mất trật tự.
Vì theo đuổi lợi nhuận tối đa dẫn đến sử dụng bừa bãi, hủy hoại tài nguyên, hủy
hoại môi trường và sinh thái (điển hình là các tập đoàn xả thải bừa bãi gây ô nhiễm môi
trường). Năm 2004, 5 công ty tư nhân đã nhập khẩu 230 tấn phế liệu không phù hợp với
công bố hiện hành của Cảng Sài Gòn và vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Đặc
biệt là vụ Formosa Hà Tĩnh năm 2016 gây nên làn sóng phẫn nộ của người dân cả
nước.Nước thải công nghiệp của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formusa Hà
Tĩnh xả trái phép ra môi trường biển, chưa qua xử lý đã dẫn đến tình trạng sò lông chết
hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, gây thiệt hại nặng nề về tài sản và môi trường, ảnh hưởng
doanh nghiệp là, du lịch và đời sống và sức khỏe của người dân. Ngày càng nhiều “làng
ung thư” xuất hiện ở Việt Nam.
Để giảm thiểu đầu tư và tối đa hóa lợi nhuận, các công ty coi thường sức khỏe
người tiêu dùng và sản xuất hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng. Các vụ sản xuất
sữa trái phép, trà sữa có thành phần kém chất lượng, ngộ độc trà sữa, v.v.và hơn thế nữa.
III. Giải pháp phát triển nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam.
1. Đối với nhà nước 14
1.1 Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải tiến nền hành
chính quốc gia, phát triển hợp lý trên vùng lãnh thổ.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ rất quan trọng
trong quản lý nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Nó tạo hành lang pháp lý cho tất
cả mọi hoạt động sẳn xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với hệ
thống pháp luật đồng bộ, các doanh nghiệp chỉ có thể làm giàu trên cơ sở tuân thủ pháp luật quốc gia.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần thiết phải đẩy mạnh cải cách nền hành chính
quốc gia theo hướng đoạn tuyệt với cơ chế bao cấp, thay thế bộ máy quản lý theo cơ chế
tập trung chuyển sang quản lý theo phương thức công nghiệp và cơ chế thị trường để đảm
bảo điều kiện cho việc tiếp tục đổi mới kinh tế ở nước ta.
1.2 Phát triển đồng bộ và cân bằng thị trường.
Sự cân bằng chung giữa các loại thị trường là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát
triển thị trường. Nó cho phép xác lập mối quan hệ cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng,
giữa cung và cầu, giữa hàng và tiền.
Bởi vì kinh tế thị trường là sự tách biệt về kinh tế do chế độ sở hữu khác nhau về
tư liệu sản xuất quy định, do đó muốn nền kinh tế phát triển trước hết ta phải da dạng hóa
các hình thức sở hữu. Thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Khu vực kinh
tế Nhà nước cần phải sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, liên kết và hỗ trợ
các thành phần kinh tế khác, thực hiện chức năng của một công cụ quản lý vĩ mô. Đối với
những cơ sở không cần giữ hình thức kinh tế Nhà nước cần giải thể hoặc chuyển sang
hình thức sở hữu khác, đồng thời giải quyết việc làm và đời sống người lao động.
Muốn khai thác tối đa mọi nguồn lực cần phát triển nhiều ngành nghề, sử dụng có
hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và tạo việc làm cho người lao động. Phân công
lại lao động giữa các ngành theo hướng chuyên môn hóa sản xuất, hợp tác hóa lao động.
Cùng với mở rộng phân công lao động trong nước là tiếp tục mở rộng phân công và hợp tác lao động quóc tế.
1.3 Chủ động hội nhập quốc tế, tập trung mở rộng các quan hệ ngoại giao để phát
triển sản xuất, mua bán, giao thương giữa các nước.
Trong xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, mọi quốc gia muốn thúc đẩy kinh tế
thị trường phát triển phải hòa nhập kinh tế trong nước với kinh tế thế giới.
Muốn vậy, phải đa dạng hóa phương thức, đa dạng hóa đối tác, cần quán triệt
nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, không được can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và
không phân biệt chế độ chính trị - xã hội. Đồng thời, triệt để khai thác lợi thế so sánh của
đất nước trong quan hệ kinh tế nhằm khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên
đất nước, tăng xuất khẩu để nhập khẩu, thu hút vốn kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý. 15
Cần tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài vào phát triển
kinh tế trong nước, đặc biệt là nguồn vốn, công nghệ và quản lý. Phát huy lợi thế so sánh
ở trong nước để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, từng bước tham gia vào phân công
lao động quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu. Mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực an
ninh,quốc phòng, du lịch, văn hoá. Thực hiện đầy đủ các quy định và cam kết với các tổ
chức kinh tế khu vực và toàn cầu như ASEAN, APEC, v.v. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác
song phương, đa phương trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền
và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Biết phát huy những lợi thế trong nước để phát triển du lịch, dịch vụ. Khai thác
những tiềm năng và lợi thế lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch xanh. Đồng thời,
phát triển các dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính - viễn thông, tài chính, ngân hàng,
kiểm toán, pháp lý, bảo hiểm...và các dịch vụ phục vụ, nâng cao đời sống người dân.
Từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực.
Tuy nhiên, xây dựng và phát triển thị trường hướng ngoại phải dựa trên thị trường
trong nước làm cơ sở, phải có mặt hàng mũi nhọn có khả năng cạnh tranh nhờ vào thế
mạnh và lợi thế so sánh. Bởi người ta chỉ nhập khẩu những gì là thế yếu của mình và là
thế mạnh của người khác tức là bán hay xuất cái thị trường cần chứ không phải cái bản thân có.
1.4 Ưu tiên, chọn lọc phát triển, sản xuất những sản phẩm, ngành công nghiệp có
tính nền tảng. lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược cao trong nền kinh tế.
Tập trung vào những ngành công nghiệp có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có
ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững; nâng cao tính độc lập, tự chủ
của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu.
Phát triển có chọn lọc một số ngành, lĩnh vực công nghiệp hiện đại và có khả năng
tạo tác động lan tỏa trong nền kinh tế. Tiếp tục xây dựng và phát triển các ngành công
nghiệp theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng KHCN và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm.
Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo phục vụ cho nông nghiệp,
công nghiệp chế biến và công nghiệp hàng tiêu dùng. Phát triển công nghiệp phụ trợ, góp
phần tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm lắp ráp ở trong nước. Phát triển công nghiệp năng
lượng, công nghiệp hoá chất, điện tử, công nghiệp vật liệu, công nghiệp hàng tiêu dùng.
Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông, lâm, ngư nghiệp nhằm nâng cao
giá trị hàng xuất khẩu.
1.5 Tập trung đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệ nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 16
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững trong cạnh
tranh nếu thường xuyên tổ chức lại sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm tăng năng
suất lao động, hạ thấp chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy cần đẩy
mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu mới của khoa học cách mạng – công
nghệ vào sản xuất và lưu thông, đảm bảo hàng hóa đủ sức cạnh tranh.
Cần ưu tiên việc đẩy mạnh vấn đề ứng dụng những thành tựu KHCN mới vào sản
xuất nông nghiệp, để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Phát triển nông, lâm,
ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nhằm khai thác và phát huy tiềm năng, hiệu quả của các ngành này.
Xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, phù hợp với điều kiện và khå
năng thrc tế để tạo điều kiện, cơ sở cho việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới.
Ngoài ra, để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, thực hiện cơ
giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, phát triển công, thương nghiệp và dịch vụ phục vụ
cho nông nghiệp, nông thôn, tùng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cho
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
1.6 Phát triển đồng bộ và cân bằng thị trường.
Sự cân bằng chung giữa các loại thị trường là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát
triển thị trường. Nó cho phép xác lập mối quan hệ cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng,
giữa cung và cầu, giữa hàng và tiền.
Bởi vì kinh tế thị trường là sự tách biệt về kinh tế do chế độ sở hữu khác nhau về
tư liệu sản xuất quy định, do đó muốn nền kinh tế phát triển trước hết ta phải da dạng hóa
các hình thức sở hữu. Thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Khu vực kinh
tế Nhà nước cần phải sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, liên kết và hỗ trợ
các thành phần kinh tế khác, thực hiện chức năng của một công cụ quản lý vĩ mô. Đối với
những cơ sở không cần giữ hình thức kinh tế Nhà nước cần giải thể hoặc chuyển sang
hình thức sở hữu khác, đồng thời giải quyết việc làm và đời sống người lao động.
Muốn khai thác tối đa mọi nguồn lực cần phát triển nhiều ngành nghề, sử dụng có
hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và tạo việc làm cho người lao động. Phân công
lại lao động giữa các ngành theo hướng chuyên môn hóa sản xuất, hợp tác hóa lao động.
Cùng với mở rộng phân công lao động trong nước là tiếp tục mở rộng phân công và hợp tác lao động quóc tế.
1.7 Tập trung phát triển nguồn nhân lực mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Nhằm đáp ứng được những yêu cầu của cách mạng công nghiệp trên cơ sở đổi
mới, nâng cao trình độ đào tạo, sử dụng nhân lực, nhân tài với các giải pháp cơ bản 17
Coi trọng chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài. Có chinh sách đãi ngộ thỏa đáng
đối với người tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia, là điều kiện tiên quyết để phát triển
đất nước trong thoi dai khoa học công nghệ mới.
2. Đối với doanh nghiệp và người lao động
2.1 Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực của
bản thân nói riêng và doanh nghiệp nói chung
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh
tế toàn xã hội. Nguồn nhân lực khẳng định nguồn sáng tạo trong tổ chức, công ty. Bởi vì
chỉ có con người mới có thể tạo ra hàng hóa, dịch vụ và điều khiển quá trình sản xuất
kinh doanh ... Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn lực tài chính là nguồn lực mà tổ chức
cần, nhưng nguồn lực con người - con người - là đặc biệt quan trọng. Nếu không có
nguồn nhân lực hiệu quả, tổ chức không thể đạt được mục tiêu và sự phát triển bền vững lâu dài.
Trong quá trình xã hội thay đổi theo hướng kinh tế tri thức, các yếu tố công nghệ,
vốn và nguyên liệu đang dần mất đi tầm quan trọng. Ngoài ra, yếu tố tri thức của con
người ngày càng đóng vai trò quan trọng. Bởi nguồn nhân lực với sự năng động, sáng tạo
và hoạt động trí óc của con người sẽ tạo nên những giá trị hữu ích trong chiến lược phát triển của một công ty.
2.2 Thực hiện những luật lệ do nhà nước ban hành về sản xuất hàng hóa
Mỗi cá nhân phải ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện,
tuân theo những luật lệ do nhà nước ban hành như: Luật chất lượng sản phẩm, luật xuất
xứ hàng hóa, v.v. Các luật này quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh sản phẩm, hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất
lượng sản phẩm, hàng hoá; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. PHẦN KẾT LUẬN
Hiện nay, việc hình thành và phát triển sản xuất hàng hóa ở nước ta là một quá
trình vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Trong thời kỳ chuyển đổi số 4.0
như hiện nay, nền kinh tế nước ta tuy đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng cũng phải 18
đối mặt với không ít thách thức, trở ngại. Khó khăn nảy sinh ở đây là nước ta xây dựng
nền kinh tế thị trường từ trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều yếu kém, năng suất lao
động thấp cũng như hoàn cảnh dịch bệnh cản trở khiến ngành sản xuất còn không ổn
định. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, có thể nói nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam sẽ phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là định hướng của xã hội, tính
đúng đắn của nó thể hiện ở kết quả dân giàu, nước mạnh. Nền kinh tế ngày càng phát
triển trên nền tảng khoa học công nghệ đòi hỏi chúng ta phải có kế hoạch xây dựng và
phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, phân công lao động hợp lý, cơ sở hạ tầng lâu dài.
Những định hướng xã hội chủ nghĩa trên đây không chỉ phản ánh nguyện vọng, lý
tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, mà còn phản ánh chiều hướng phát triển
khách quan của thời đại và quy luật tiến hóa của lịch sử. Bắt kịp xu thế phát triển chung
của thế giới là một bước ngoặt lớn tạo động lực cho sự phát triển kinh tế nước ta.
Tuy nhiên, trên con đường phát triển này, chúng ta vẫn phải nỗ lực để đạt được
những thành công to lớn hơn nữa. Chỉ có như vậy nền kinh tế mới phát triển theo đúng nghĩa đổi mới của nó. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dũng, P. V. (2021). Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin (Dành Cho Bậc Đại
Học Hệ Không Chuyên Lý Luận Chính Trị). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật. 19
2. Anh, L. (2022, 2 10). Khái niệm sản xuất hàng hóa là gì? Những yếu tố mà bạn cần
nắm vững. Retrieved from https://www.sapo.vn/blog/san-xuat-hang-hoa-la-gi#1-
Khai-niem-san-xuat-hang-hoa-la-gi
3. Cổng thông tin điện tử Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh. (2021, 11
19). Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng nguồn nhân lực
phục vụ phát triển. Retrieved from http://ldtbxh.hatinh.gov.vn/khong-ngung-nang-
cao-chat-luong-dao-tao-nghedap-ung-nguon-nhan-luc-phuc-vu-phat-trien- 1637372960.html
4. Trang, Q. (2021, 5 29). Thế nào là sản xuất hàng hóa? Điều kiện sản xuất hàng hóa.
Retrieved from https://timviec365.com/blog/the-nao-la-san-xuat-hang-hoa-
new2834.html#the-nao-la-san-xuat-hang-hoa
5. Trường, L. M. (2022, 4 1). Ưu điểm khuyết điểm của sản xuất hàng hóa ở Việt Nam và
giải pháp. Retrieved from https://luatminhkhue.vn/uu-diem-khuyet-diem-cua-san-
xuat-hang-hoa-o-viet-nam-va-giai-phap.aspx
6. Vietnambiz. (2019, 10 24). Sản xuất hàng hóa là gì? Đặc trưng và ưu thế. Retrieved
from https://vietnambiz.vn/san-xuat-hang-hoa-la-gi-dac-trung-va-uu-the- 20191024104550337.htm 20