-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập lớn môn phương pháp nghiên cứu khoa học | Học viện Hành chính Quốc gia
Tác động của việc làm thêm đến sinh viên lớp Thư ký văn phòng doanh nghiệp 23A Khoa Lưu trữ học và QTVP Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Phương pháp nghiên cứu khoa học (CIF0001) 56 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Bài tập lớn môn phương pháp nghiên cứu khoa học | Học viện Hành chính Quốc gia
Tác động của việc làm thêm đến sinh viên lớp Thư ký văn phòng doanh nghiệp 23A Khoa Lưu trữ học và QTVP Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học (CIF0001) 56 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|50734573
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM
ĐẾN SINH VIÊN LỚP THƯ KÝ VĂN PHÒNG DOANH NGHIỆP 23A
KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA GV hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp :
ĐH. Thư ký văn phòng doanh nghiệp 23A SV thực hiện :
2305 TKVA015 – Nguyễn Thị Lan
2305 TKVA022 - Nguyễn Vũ Yến Nhi
2305 TKVA023 - Bùi Thị Kim Oanh
2305 TKVA031 - Nguyễn Hà Trang
2305 TKVA032 - Nguyễn Thùy Trang
2305 TKVA033 - Kiều Thị Kim Yến lOMoARcPSD|50734573 BÀI TẬP LỚN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM
ĐẾN SINH VIÊN LỚP THƯ KÝ VĂN PHÒNG DOANH NGHIỆP 23A
KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA GV hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp :
ĐH. Thư ký văn phòng doanh nghiệp 23A SV thực hiện :
2305TKVA015 – Nguyễn Thị Lan
2305TKVA022 - Nguyễn Vũ Yến Nhi
2305TKVA023 - Bùi Thị Kim Oanh
2305TKVA031 - Nguyễn Hà Trang
2305TKVA032 - Nguyễn Thùy Trang
2305TKVA033 - Kiều Thị Kim Yến
HÀ NỘI, THÁNG 5/ 2024 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................................................................................................................
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT...................................................................................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................................................................... 1.Lý do ch n đ tàiọ ề
................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............1
2.T ng quan 7nh hình nghiên c uổ ứ
..............................................................................................................................................................................................................................................................1 lOMoARcPSD|50734573
3. M c đích và nhi m v nghiên c uụ ệ ụ ứ
.........................................................................................................................................................................................................................................................2
4. Đ i tố ượng và ph m vi nghiên c uạ ứ
..........................................................................................................................................................................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên c uứ
........................................................................................................................................................................................................................................................................ ....3
6. Ý nghĩa c a vi c nghiên c u đ tàiủ ệ ứ ề
.........................................................................................................................................................................................................................................................4 7. K t c u đ tàiế ấ ề
........................................................................................................................................................................................................................................................................ ..........................4
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................................................................................................................
CHƯƠNG 1.............................................................................................................................................................................................................
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐẾN SINH VIÊN...................................................................................................................
1.1. M t s khái ni m v vi c làm thêmộ ố ệ ề ệ
..................................................................................................................................................................................................................................................5
1.2. Đ c đi m c a vi c làm thêmặ ể ủ ệ
............................................................................................................................................................................................................................................................. ....6
1.3. Các lo i vi c làm ph bi n hi n nayạ ệ ổ ế ệ
..................................................................................................................................................................................................................................................7
Ti u k t chể ế ương
1.......................................................................................................................................................................................................................................................................... .................8
CHƯƠNG 2.............................................................................................................................................................................................................
THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐẾN SINH VIÊN LỚP THƯ KÝ VĂN PHÒNG DOANH NGHIỆP 23A – KHOA LTH & QTVP HỌC
VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA.................................................................................................................................................................................
2.1.Th c tr ng đi làm thêm c a sinh viên l p TKVPDN 23Aự ạ ủ ớ
..........................................................................................................................................................................................................9
2.1.1. Th c tr ng chungự ạ
.................................................................................................................................................................................................................................................................................1 4
2.1.2. Ảnh hưởng jch c c c a vi c làm thêmự ủ ệ
.....................................................................................................................................................................................................................................16
2.1.3. Ảnh hưởng kêu c c c a vi c làm thêm...........................................................................................ự ủ ệ
2.2.Các y u t nh hế ốả ưởng đ n kh năng làm thêm c a sinh viên l p TKVPDN 23A...............ế ả ủ ớ
Ti u k t chể ế ương
2.......................................................................................................................................................................................................................................................................... ..............18
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................................................................................
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT GIÚP CÂN BẰNG HỌC TẬP VÀ LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN LỚP TKVPDN 23A........................................................
3.1. M t s gi i pháp cho sinh viên l p TKVPDN 23A ộ ố ả ớ
....................................................................................................................................................................................................................19
3.2. Đ xu t v i nhà trề ấ ớ
ường........................................................................................................................................................................................................................................................................2 2
3.2.1.Đ i v i H c vi n Hành Chính Qu c Giaố ớ ọ ệ ố
......................................................................................................................................................................................................................................23 lOMoARcPSD|50734573
3.2.2.Đ i v i Đoàn thanh niên, H i sinh viên.ố ớ
ộ ...............................................................
Ti u k t chể ế ương
3.......................................................................................................................................................................................................................................................................... ..............24
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................................................................... lOMoARcPSD|50734573
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ TKVPDN
Thư ký văn phòng doanh nghiệp LTH&QTVP
Lưu trữ học và quản trị văn phòng HVHCQG
Học viện Hành chính quốc gia CLB Câu lạc bộ
DANH MỤC BẢNG BIỂU STT
TÊN CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 1
Biểu đồ kết quả khảo sát tỷ lệ số sinh viên đi làm thêm của lớp TKVPDN 23A 2
Biểu đồ kết quả khảo sát tỷ lệ ảnh hưởng tích cực của việc đi làm thêm đến lớp TKVPDN 23A 3
Biểu đồ khảo sát ảnh hưởng tiêu cực đến việc đi làm thêm lớp TKVPDN 23A 4
Bảng kết quả khảo sát lựa chọn giải pháp cân bằng giữa việc học tập và làm thêm của sinh viên lớp TKVPDN 23A PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh kinh tế liên tục vận động, biến đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhu cầu thị trường lao động cũng thay đổi không ngừng.Vấn
đề việc làm luôn là chủ đề nóng hổi, đặc biệt là đối với sinh viên - những con người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết và hoài bão. Với áp lực về chi phí sinh
hoạt và học phí ngày càng tăng cao, nhiều sinh viên đã nhận ra tầm quan trọng của việc làm thêm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đang không
ngừng tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích cao đẹp của họ trong tương lai.Các công việc làm thêm cho sinh viên ngày nay đa
dạng và phong phú. Từ làm việc tại các cửa hàng, nhà hàng, quán cafe đến các công việc trực tuyến như viết bài, thiết kế đồ họa, hoặc quản lý nội
dung trên mạng xã hội,... Một số sinh viên cũng chọn làm việc theo dự án, như tham gia vào các dự án nghiên cứu của trường hoặc làm trợ giảng
cho các khoa học khác phù hợp với năng lực và sở thích của mỗi sinh viên.
Sinh viên Học Viện Hành Chính quốc gia được biết đến là những bạn trẻ năng động, nhiệt huyết, hăng hái học hỏi kinh nghiệm trau dồi kiến
thức. Việc làm thêm không chỉ giúp cho sinh viên HVHCQG mang lại thu nhập mà còn phát triển nhiều kỹ năng quan trọng. Qua công việc, họ học
được cách quản lý thời gian, làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa việc học và làm thêm cũng gây
ra những ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Lí do thôi thúc chúng tôi viết đề tài: “Ảnh hưởng của việc làm thêm đến sinh viên lớp Thư ký Văn Phòng
Doanh Nghiệp 23A - Khoa LTH & QTVP Học Viện Hành Chính Quốc Gia”. Chúng tôi mong rằng đề tài nghiên cứu này có thể giúp sinh viên lớp
Thư ký văn phòng doanh nghiệp 23A có thể cân bằng đảm bảo rằng công việc làm thêm không ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và sức khỏe của mình.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Vấn đề việc làm thêm ảnh hưởng đến sinh viên đang là một vấn đề hết sức nóng hổi tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, đã có nhiều
nghiên cứu được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của việc làm thêm tới sinh viên ở các khía cạnh khác nhau như kết quả học tập, kỹ năng, sức
khỏe tinh thần, các mối quan hệ xã hội,.. lOMoARcPSD|50734573
Long, N. X. (2009) Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ-Thực trạng và giải pháp. Tạp ch 椃 Ā Tâm lý học [1] cho cách mà
sinh viên luôn lựa chọn để bản thân "cứng cáp" hơn đó chính là việc đi làm thêm.
Nghiên cứu của Anh, N. P. T., Trí, H. M., & Hoa, T. T. T. (2013). Tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường
đại học cần thơ. Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ, (26), 31-40[3] chỉ ra rằng sinh viên có đi làm thêm ở 2 thời điểm trước khi đi làm thêm và sau
khi đi làm thêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả học tập.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Như 夃Ān愃 v nậuL .nêiv hnis aủc mêht màl uầc uhn tás oảhK : đại học, Trường Đại học Cần Thơ, 2012
[4] nói rằng : lợi ích của việc đi làm thêm đó là: "Kinh nghiệm - kỹ năng" và "Chi tiêu" trong cuộc sống.
Các công trình nghiên cứu trên đã đúc kết được những kết quả vô cùng đáng giá cho những ảnh hưởng của việc đi làm thêm đối với đời
sống của sinh viên ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau. Việc làm thêm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, nhưng cũng có thể ảnh
hưởng tiêu cực đến kết quả học tập, sức khỏe và các hoạt động khác của sinh viên. Vì vậy đề tài : “Ảnh hưởng của việc làm thêm đến sinh viên
lớp Thư ký Văn Phòng Doanh Nghiệp 23A - Khoa LTH & QTVP Học Viện Hành Chính Quốc Gia” sẽ chỉ ra những ảnh hưởng của việc làm thêm
đối với sinh viên lớp TKVPDN 23A
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào phân 0ch và đánh giá ảnh hưởng của việc làm thêm đến sinh viên lớp 2305TKVA dưới góc độ tổng quan nhất. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp giúp cho sinh viên xác định được phương hướng đúng đắn để đưa ra quyết định làm thêm và áp dụng các giải pháp phù
hợp để đảm bảo việc học tập và làm thêm hiệu quả
khi theo học tại Học Viện Hành Chính Quốc Gia.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Nghiên cứu về cơ sở lí luận của ảnh hưởng của việc làm thêm tới sinh viên lớp TKVPDN 23A.
- Chỉ ra những ảnh hưởng của việc làm thêm đến sinh viên lớp TKVPDN 23A .
- Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp các bạn sinh viên lớp 2305TKVA xác định được phương hướng đúng đắn để cân bằng giữa việchọc tập và làm thêm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của việc làm thêm tới sinh viên
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của việc làm thêm(tạo ra cơ hội hay thách thức cho sinh viên) từ đó đưara các giải pháp phù hợp.
- Phạm vi thời gian: từ 2023-2024
- Phạm vi không gian: lớp TKVPDN 23A – Khoa LTH & QTVP Học viện Hành Chính Quốc Gia
- Khách thể: 29 sinh viên TKVPDN 23A – Khoa LTH & QTVP Học viện Hành Chính Quốc Gia
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu lOMoARcPSD|50734573
- Phương pháp nghiên cứu lí luận tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu lí luận và kết quả nghiên cứu thức tiễn về ảnh hưởng của việc làmthêm với sinh viên.
- Phương pháp phỏng vấn và quan sát nhằm chọn ra được những việc làm thêm phổ biến được nhiều sinh viên lựa chọn làm nhất. - Phương
pháp điều tra khảo sát thực tế nhằm thu thập các thông tin cần thiết để đánh giá những ảnh hưởng của việc làm thêm hiện nay của sinh viên.
- Phương pháp thông kê toán học nhằm phân tích thực trạng nghiên cứu.
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Ý nghĩa khoa học
Đề tài giúp ta hệ thống hóa các giải pháp cân bằng giữa học tập và làm việc của sinh viên TKVPDN 23A – Khoa LTH & QTVP
Học viện Hành Chính Quốc Gia
Ý nghĩa thực tiễn
+ Làm rõ và khái quát được một số công việc làm thêm của sinh viên.
+ Làm rõ sự ảnh hưởng của việc làm thêm tới sinh viên TKVPDN 23A – Khoa LTH & QTVP Học viện Hành Chính Quốc Gia
+ Giải pháp, đề xuất để cân bằng giữa học tập và làm việc cho sinh viên TKVPDN 23A – Khoa LTH & QTVP Học viện Hành Chính Quốc Gia
+, Làm tài liệu tham khảo cho các bài nghiên cứu liên quan khác
+, Giới thiệu cung cấp thông tin cho các tân sinh viên Học viện Hành Chính Quốc Gia, nhất là các tân sinh viên chuyên ngành TKVPDN
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài nghiên cứu gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của việc làm thêm đến sinh viên.
Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của việc làm thêm đến sinh viên lớp Thư ký Văn Phòng Doanh Nghiệp 23A - Khoa LTH & QTVP Học
Viện Hành Chính Quốc Gia hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp và đề xuất giúp cân bằng giữa học tập và làm thêm của sinh viên lớp Thư ký Văn Phòng Doanh Nghiệp 23A
Khoa LTH & QTVP Học Viện Hành Chính Quốc Gia PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐẾN SINH VIÊN. 1.1.
Một số khái niệm về việc làm thêm
"Làm thêm" luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn sinh viên. Tùy thuộc vào quan điểm cá nhân của mỗi người sẽ có những
định nghĩa khác nhau về việc làm thêm.
Theo Từ điển Bách Khoa :”Việc làm thêm là công việc không chính thức, không thường xuyên, không cố định và không ổn định được thực
hiện bên cạnh công việc chính thức.” lOMoARcPSD|50734573
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Sư phạm TP.HCM thì:”Việc làm thêm là hoạt động lao động được thực hiện ngoài giờ học tập hoặc giờ
làm việc chính thức nhằm mục đích kiếm thêm thu nhập, rèn luyện kỹ năng hoặc khám phá bản thân.”
Ngoài khái niệm quen thuộc, việc làm thêm đối với giới trẻ còn được gọi với tên gọi khác là việc làm part-time hay bán thời gian. Loại hình
công việc này thường có thời gian làm việc linh hoạt, dao động từ 3 đến 5 tiếng mỗi ngày, hoặc có thể ngắn hơn tùy thuộc vào tính chất công việc. 1.2.
Đặc điểm của việc làm thêm
• Tính chất không chính thức: Việc làm thêm thường không được ký hợp đồng lao động chính thức, sinh viên không hưởng đầy đủ
các chế độ bảo hiểm xã hội, y tế khi gặp rủ ro trong quá trình làm việc như công việc chính thức .
• Tính chất không thường xuyên: Việc làm thêm có thể chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định hoặc theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
• Tính chất không cố định: Việc làm thêm thường có thời gian làm việc linh hoạt, không cố định như công việc toàn thời gian. Sinh
viên có thể chọn làm việc theo giờ, theo ca hoặc chỉ làm vào những ngày cuối tuần, ngày lễ tùy thuộc vào thời gian rảnh của họ. 1.3.
Các loại việc làm phổ biến hiện nay
Trong xã hội hiện đại, việc làm thêm không chỉ đơn thuần là cách để kiếm thêm thu nhập mà còn là cơ hội để sinh viên trau dồi kỹ năng, mở
rộng mối quan hệ và khám phá bản thân. Tham gia các công việc làm thêm mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả sinh viên, người đi làm và
những ai đang tìm kiếm định hướng nghề nghiệp. Ngày nay, chúng ta không khó để bắt gặp sinh viên đi làm thêm, một số công việc phổ biến sinh viên đi làm hiện nay: •
Gia sư:Đây là công việc phổ biến nhất đối với sinh viên, đặc biệt là những bạn có kiến thức tốt về một môn học nào đó. Gia sư có thể
dạy cho học sinh ở mọi lứa tuổi, từ tiểu học đến đại học. www.sapo.vn •
Bán hàng:Sinh viên có thể làm việc bán hàng cho các cửa hàng, quán cà phê, nhà hàng hoặc bán hàng online. Công việc này giúp sinh
viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng. lOMoARcPSD|50734573 thichlamthem.com •
Phục vụ:Sinh viên có thể làm việc phục vụ tại các quán cà phê, nhà hàng, quán bar hoặc khách sạn. Công việc này giúp sinh viên rèn
luyện kỹ năng làm việc nhóm và xử lý tình huống nhanh nhạy. hrdglobal.edu.vn •
Nhân viên lễ tân:Sinh viên có thể làm việc lễ tân tại các tòa nhà văn phòng, khách sạn hoặc trung tâm thương mại. Công việc này đòi
hỏi sinh viên phải có ngoại hình ưa nhìn, giao tiếp tốt và am hiểu về văn hóa doanh nghiệp. glints.com •
Giao hàng:Sinh viên có thể làm việc giao hàng cho các cửa hàng ăn uống, shop thời trang hoặc công ty vận chuyển. Công việc này
giúp sinh viên rèn luyện sức khỏe và khả năng di chuyển linh hoạt. lOMoARcPSD|50734573 https://vn.indeed.com Công việc online: •
Cộng tác viên viết bài:Sinh viên có khả năng viết lách tốt có thể làm cộng tác viên viết bài cho các website, blog hoặc fanpage. glints.com •
Dịch thuật:Sinh viên giỏi ngoại ngữ có thể làm dịch thuật cho các tài liệu, văn bản hoặc video. chovieclamsinhvien.com •
Thiết kế:Sinh viên có khả năng thiết kế có thể làm thiết kế logo, banner, poster hoặc website. lOMoARcPSD|50734573 yviet.edu.vn •
Marketing online:Sinh viên có khả năng marketing online có thể làm quản lý fanpage, chạy quảng cáo hoặc viết content marketing. www.idp.com •
Gia sư online: Sinh viên có thể dạy học online cho học sinh ở mọi nơi trên thế giới.
Ngoài ra, sinh viên cũng có thể tham gia các chương trình thực tập tại các doanh nghiệp để tích lũy kinh nghiệm làm việc và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 nêu cơ sở lý luận về ảnh hưởng của việc làm thêm vì thế nội dung của chương này chỉ xoay quanh khái niệm, đặc điểm của việc làm
thêm và các loại việc làm thêm phổ biến cho sinh viên. Thông qua những yếu tố đó để chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc về vai trò của việc
làm thêm của sinh viên TKVPDN 23A và làm tiền đề cơ sở nghiên cứu cho chương 2. CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐẾN SINH VIÊN LỚP THƯ KÝ VĂN PHÒNG DOANH NGHIỆP 23A -
KHOA LTH & QTVP HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HIỆN NAY
2.1. Thực trạng đi làm thêm của sinh viên lớp TKVPDN 23A
2.1.1. Thực trạng đi làm thêm của sinh viên lớp TKVPDN 23A hiện nay lOMoARcPSD|50734573
Trong những năm gần đây, việc sinh viên đi làm thêm trong thời gian học tập đã trở thành hiện tượng phổ biến tại các trường đại học ở Việt
Nam nói chung và Học viện Hành chính quốc gia nói riêng, đặc biệt là lớp TKVPDN 23A, khoa LTH&QTVP. Các công việc phổ biến mà sinh
viên lớp lựa chọn hầu như là nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ, tiếp thị liên kết,….
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do nhu cầu tài chính của sinh viên ngày càng tăng, trong khi nguồn hỗ trợ từ gia đình lại hạn chế.
Nhiều sinh viên phải tự lo cho các khoản chi phí sinh hoạt, học tập, thậm chí là hỗ trợ gia đình. Bên cạnh đó, một số sinh viên cũng mong muốn
tích lũy kinh nghiệm làm việc và rèn luyện các kỹ năng mềm để chuẩn bị tốt hơn cho tương lai nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc đi làm thêm cũng đặt
ra nhiều thách thức cho sinh viên, như khó cân bằng giữa công việc và học tập, ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, việc quản
lý thời gian và cân bằng giữa công việc và học tập là một kỹ năng quan trọng mà sinh viên cần phải rèn luyện.
Theo thống kê số liệu mà nhóm nghiên cứu thu thập được đã có 29/29 sinh viên tham gia khảo sát. Sau đây, là kết quả khảo sát về tình trạng đi
làm thêm của sinh viên lớp TKVPDN 23A :
Biểu đồ kết quả khảo sát tỷ lệ số sinh viên đi làm A32 pệihgn hnaod gnòhp n愃 v ýk ưhT pớl aủc mêht
Nhận xét: Từ biểu đồ kết quả khảo sát tỷ lệ số sinh viên đi làm thêm của lớp Thư ký văn phòng doanh nghiệp 23A, thể hiện kết quả
khảo sát tỷ số sinh viên đi làm thêm là 58,6% và chưa đi làm thêm là 41,4% cho thấy phần lớn sinh viên đều đi làm thêm.
2.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực của việc làm thêm với sinh viên lớp TKVPDN 23A
Biểu đồ kết quả khảo sát tỷ lệ ảnh hưởng tích cực c hnaoD gnòhP n愃 V ýk ưhT pớl nếđ mêht màl iđ cệiv aủNghiệp 23A
Nhận xét: Từ biểu đồ khảo sát tỷ lệ số sinh viên đi làm thêm của lớp Thư ký văn phòng doanh nghiệp 23A, thể hiện kết quả khảo sát tỷ lOMoARcPSD|50734573
số sinh viên đi làm thêm để tăng thu nhập là 24,1%, rèn luyện kĩ năng, kinh nghiệm là 37,9% và giúp đỡ bố mẹ một phần kinh phí là 37,9% cho
thấy phần lớn là sinh viên đi làm để rèn kĩ năng tăng kinh nghiệm, giúp đỡ hỗ trợ bố mẹ.
Sinh viên được gì từ việc đi làm thêm?
Việc đi làm thêm sẽ giúp sinh viên giải quyết được các vấn đề mà trước mắt đó là tài chính sau là học hỏi được các kinh nghiệm, trau dồi các
kĩ năng mềm. Những ưu điểm của việc vừa học vừa làm luôn được đáng giá cao về việc ứng dụng vào thực tiễn, cụ thể như sau: Tăng thu nhập
Theo biểu đồ được thống kê, mục đích của sinh viên TKVPDN 23A làm thêm để tăng thu nhập chiếm 24,1%.Trong đời sống hàng ngày, nhiều
sinh viên thấy rằng chi phí sinh hoạt như: học phí, chi phí điện nước, chi phí ăn ở, di chuyển, giải trí,… ngày càng tăng, đặc biệt là ở thành phố lớn
như Hà Nội. Từ đó thấy được phần lớn sinh viên cần có thêm thu nhập để trang trải các chi phí này..
Rèn luyện kĩ năng, kinh nghiệm
Bên cạnh về vấn đề tài chính thì việc đi làm thêm còn giúp chúng rèn luyện kĩ năng , tích lũy kiến thức kinh nghiệm với tỷ lệ chiếm 37,9%.
Ai trong chúng ta từ khi sinh ra đến khi học hết cấp 3 đều được bố mẹ che chở bao bọc. Và khi chúng ta lên đại học, bước ra xã hội, ai cũng mong
muốn tìm hiểu về xã hội rõ hơn. Vì vậy hầu hết sinh viên đều có mong muốn đi làm thêm để tăng các kĩ năng giao tiếp, học hỏi kinh nghiệm, rút
ra các bài học để chúng ta không bỡ ngỡ khi gặp phải các tình huống khó khăn, éo le.
Giúp đỡ bố mẹ một phần kinh phí
Đa phần sinh viên TKVPDN 23A chiếm 37,9% đều nghĩ rằng họ đi TKVADN còn giúp họ học được nhiều kinh nghiệm, rút ra được nhiều
bài học từ thực tiễn. Điều này giúp họ thêm phần nào yêu công việc, yêu lao động hơn.
2.1.3. Ảnh hưởng tiêu cực của việc làm thêm với sinh viên lớp TKVPDN 23A
Biểu đồ khảo sát ảnh hưởng tiêu cực đến việc đi làmA32 pệihgn hnaod gnòhp n愃 v ýk ưhT pớl mêht
Nhận xét: Từ biểu đồ khảo sát tỷ lệ số sinh viên đi làm thêm của lớp Thư ký
văn phòng doanh nghiệp 23A, thể hiện kết quả khảo sát tỷ số sinh viên đi làm thêm không tác động là 34,5%, tác động nhỏ là 31%, tác động vừa
phải là 17,2% và tác động lớn là 17,2% cho thấy tác động nào cũng có những ảnh hưởng lớn đến học tập của sinh viên.
Giảm thời gian tự học
Vấn đề này không thể tránh khỏi trong mỗi sinh viên nó đang gây ra nhiều tranh cãi nhất là với các bậc cha mẹ luôn mong muốn con
mình có thể tập trung vào việc học một cách cao nhất đang chiếm 31% . Tuy nhiên thì cái gì cũng có 2 mặt tiêu cực và tích cực của nó. Bên cạnh
những điểm tích cực nêu trên thì việc vừa học vừa làm còn mang đến cho ta những hệ quả ảnh hưởng đến tương lai sau này.
Không cân bằng được thời gian giữa học và làm
Việc quản lý thời gian cũng là một công việc khó khăn để các bạn sinh viên có thể sắp xếp, phân chia giữa việc học và làm sao cho lOMoARcPSD|50734573
hợp lý mà vẫn đạt được kết quả tốt chiếm 17,2 %. Dù đã cố gắng phân chia một cách hợp lý nhưng sinh viên vẫn còn dành nhiều thời gian cho việc
đi làm hơn việc học. Điều này đã khiến cho kết quả học tập bị tụt dốc bỏ bê việc học mà chỉ lo đi kiếm tiền.
2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm thêm của sinh viên lớp TKVPDN 23A
Để sau khi ra trường có một công việc đúng như mình đã lựa chọn,các sinh viên đã không ngừng cố gắng tìm hiểu nhiều công việc
khác nhau phù hợp với bản thân.Vậy từ đâu mà các bạn lại có những khả năng đấy? Đó là từ những tác động một trong những yếu tố sau:
- Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng: đối với thời đại 4.0 hiện nay,môi trường học tập là vô cùng quan trọng đặc biệt với trang bị cơ sở
vật chất,cơ sở hạ tầng đầy đủ như máy chiếu, điều hoà,bàn ghế... sẽ giúp sinh viên dễ hình dung bài giảng, hiểu bài nhanh chóng, môi trường học
tập thoải mái ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của sinh viên ngoài ra còn có các khu rèn luyện thể thao chơi đánh cầu lông, đánh bóng chuyền,sân
tập nhảy, phòng thư viện,phòng nghiên cứu điều đó làm tăng cường tư duy,giúp sinh viên có thể nghiên cứu, phát huy năng khiếu của mình hay thư
giãn sau những giờ học tập căng thẳng.
-Chất lượng giảng dạy của giảng viên: các giảng viên khi tham gia giảng dạy của mỗi lớp đều rất tận tình, chu đáo, với chất lượng
đâ được qua đào tạo,vốn kiến thức sâu rộng của mình họ đã truyền đạt đến với sinh viên một cách dễ hiểu,trọng tâm, họ sử dụng minimap trong
chương trình giảng dạy của mình, rèn cho sinh viên lối tư duy ngược đăc biệt họ biết cách truyền đạt tới sinh viên để sinh viên có thể áp dụng vào thực tiễn hiệu quả.
-Cơ hội hoạt động ngoại khoá:kĩ năng mềm đối với mỗi sinh viên là phần không thể thiếu,để rèn luyện cho mình kĩ năng này các
sinh viên có thể lựa chọn cho mình tham gia vào các câu lạc bộ mà mình yêu thích như trong Học viện có rất nhiều câu lạc bộ như CLB Văn phòng
trẻ, CLB sách, CLB Tiếng anh, bản thân mỗi người sẽ được trải nghiệm, tích luỹ kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết của mình,tự tin hơn từ đó mà
phục vụ tốt cho ngành nghề mình đã chọn.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 là chương nêu lên thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng của việc làm thêm đến sinh viên TKVPDN 23A - Khoa LTH & QTVP Học viện
Hành Chính Quốc Gia bao gồm: nhận thức của sinh viên về vấn đề việc đi làm thêm; thực trạng đi làm thêm của sinh viên hiện nay . Từ đó tạo tiền
đề để đưa ra những giải pháp và đề xuất giúp cân bằng được giữa học tập và làm thêm cho sinh viên ở chương 3. CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT GIÚP CÂN BẰNG HỌC TẬP VÀ LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN LỚP TKVPDN 23A
3.1. Một số giải pháp giúp cân bằng việc học và làm thêm.
Thông qua phân tích, nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tế và những nguyên nhân khiến công việc làm thêm tác động đến sinh viên lớp
TKVPDN 23A, nhóm đã nghiên cứu và lựa chọn các giải pháp đảm bảo các nguyên tắc khi được áp dụng vào thực tế, phù hợp với điều kiện sống
của sinh viên lớp TKVPDN 23A. Để có cơ sở khoa học, đảm bảo sự chính xác khách quan, nhóm đã tạo bảng hỏi, gửi đến lớp để khảo sát.
Từ việc khảo sát để lựa chọn giải pháp thông qua bảng hỏi, kết quả được thể trong bảng sau đây.
Bảng kết quả khảo sát lựa chọn giải pháp cân bằng giữa việc học tập và làm thêm
của sinh viên lớp TKVPDN 23A (n=29) STT Nội dung các giải pháp Số lượng Tỷ lệ lOMoARcPSD|50734573 1
Sắp xếp hợp lí khoảng thời gian riêng tư cho việc học 18 62,1% 2
Lựa chọn phương pháp học tập thích hợp 12 41,4% 3
Chú ý đến chế độ sinh hoạt cá nhân 11 37,9% 4
Sắp xếp công việc theo tuần/tháng (sử dụng sổ tay để lên lịch, lập kế hoạch) 9 31%
Từ kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy các giải pháp đưa ra là những giải pháp có hiệu quả cho việc cân bằng giữa việc học và làm
thêm của sinh viên lớp TKVPDN 23A. Dưới đây là cách thức thực hiện của các giải pháp trên:
Giải pháp 1: Sắp xếp công việc làm thêm theo tuần, tháng (sử dụng sổ tay để lên lịch, lập kế hoạch)
Lập kế hoạch công việc trước khi làm có thể giúp sinh viên quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả hơn. Bằng cách biết rõ thứ tự
công việc cần hoàn thành và khi nào phải hoàn thành, sinh viên có thể ưu tiên cho việc học và đảm bảo rằng không bị áp lực bởi khối
lượng công việc phải làm khi kết thúc giờ học. Giải pháp này hiệu quả khi sinh viên có kỹ năng lên kế hoạch tốt và khả năng mà sinh
viên có thể thực hiện kế hoạch đã đưa ra.
Giải pháp 2: Lựa chọn phương pháp học tập thích hợp:
Không phải tất cả sinh viên đều học theo cùng một cách học giống nhau. Một số sinh viên có thể thích tập trung khi tham gia học tập
trên lớp hoặc học qua bài giảng trực tuyến trên mạng. Trong khi số khác có thể học qua việc kết hợp giữa nghe giảng trên lớp và ghi
âm lại những gì giảng viên đã nói trong quá trình lên lớp rồi về nhà học lại hoặc có thể tự nghiên cứu thêm những vấn đề mình còn
thắc mắc để đưa ra câu trả lời,... Sinh viên lựa chọn được phương pháp học thích hợp với bản thân có thể làm cho việc học của sinh
viên trở nên hiệu quả và thú vị hơn. Giải pháp này giúp sinh viên có thể hiểu được nội dung mà giảng viên đã truyền tải trên lớp dễ dàng, sâu rộng hơn.
Giải pháp 3: Chú ý đến chế độ sinh hoạt cá nhân:
Thói quen sinh hoạt cá nhân của sinh viên, như giấc ngủ, chế độ ăn uống và hoạt động thể thao, giải trí có thể ảnh hưởng rất lớn đến
cách thức sinh viên cân bằng giữa công việc làm thêm và học tập của mình. Sinh viên cần duy trì lối sống lành mạnh để có thể cải thiện
sự tập trung, tăng hiệu suất trong cả quá trình học tập hay đi làm thêm, và giúp giảm căng thẳng cho sinh viên. Giải pháp này giúp sinh
viên có thể nhận ra bản thân mình đang ở trong trạng thái như thế nào và sẵn sàng thực hiện những thay đổi cần thiết để có lối sống
lành mạnh và có thể cân bằng giữa việc làm thêm và việc học tốt hơn.
Giải pháp 4: Sắp xếp thời gian học tập hợp lý:
Giải pháp này được đưa ra đảm bảo rằng sinh viên cần có một khoảng thời gian nhất định dành riêng cho việc học sau khi kết thúc công
việc làm thêm. Điều cần lưu ý là khoảng thời gian này sinh viên phải cố gắng tập trung vào học tập để cho bản thân tránh bị xao nhãng. lOMoARcPSD|50734573
Tránh quá tập trung vào việc làm thêm mà chỉ nên tập trung cho việc học trong khoảng thời gian này. Hiệu quả của giải pháp này phụ
thuộc vào sự tự giác và tự kỷ luật bản thân của sinh viên.
3.2. Đề xuất giúp cân bằng việc
Để những giải pháp được thực hiện một cách hiệu quả hơn thì nhóm nghiên cứu đã có những đề xuất với nhà trường hỗ trợ sinh viên lớp TKVPDN 23A.
3.2.1. Đối với Học viện Hành chính quốc gia
Học viện Hành chính quốc gia nên thành lập một trung tâm hỗ trợ về công việc bán thời gian cho sinh viên có nhu cầu làm thêm,
xây dựng chính sách hỗ trợ sinh viên đi làm thêm: Xây dựng quy định về thời gian, điều kiện làm thêm phù hợp với yêu cầu học tập. Tạo điều kiện
để sinh viên có thể vừa học vừa làm, linh hoạt về thời gian, địa điểm làm việc. Hỗ trợ tài chính, ưu đãi về học phí, kí túc xá cho sinh viên có hoàn
cảnh khó khăn.... Với sự uy tín của Học viện sẽ được nhiều đơn vị tuyển dụng lao động quan tâm và có nhiều chính sách ưu đãi hơn.
Mặt khác, sinh viên cũng sẽ yên tâm với công việc và nhà tuyển dụng vì qua đó sẽ hạn chế được sinh viên bị lừa gạt hay lợi dụng.
3.2.2. Đối với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên
Đoàn thanh niên và Hội sinh viên Học viện nên tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện qua
đó khuyến khích và hỗ trợ sinh viên tham gia các hoạt động này để phát triển kỹ năng mềm, tích lũy kinh nghiệm, thay vì phải đi làm thêm.
Hợp tác với doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu tuyển dụng để thông tin cho sinh viên có nhu cầu tìm việc làm bán thời gian phù hợp với lịch học.
Tiểu kết chương 3
Chương 3: qua phân tích và nghiên cứu 4 giải pháp trên được đưa ra nhằm giúp sinh viên có thể cân bằng được giữa việc đi học và việc đi làm
thêm của mình, nâng cao kết quả, chất lượng học tập bằng cách cố gắng hết mình. Các giải pháp trên đồng thời giúp sinh viên giải quyết được vấn
đề tìm công việc làm thêm phù hợp và kiểm soát, cân bằng tốt thời gian giữa việc học và việc làm thêm. KẾT LUẬN
Bài tập lớn với đề tài “Tác động của việc làm thêm đến sinh viên lớp Thư Ký văn phòng doanh nghiệp 23A Khoa LTH & QTVP - Học viện
Hành chính quốc gia” với mục đích: phân tích và đánh giá ảnh hưởng của việc làm thêm đến sinh viên lớp TKVPDN 23A từ đó đưa ra một số giải
pháp giúp sinh viên xác định được phương hướng, áp dụng hiệu quả và có các giải pháp phù hợp để không ảnh hưởng đến việc học tại Học Viện
Hành Chính Quốc Gia trong 3 chương:
Chương 1: “Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của việc làm thêm đến sinh viên” đã giới thiệu khái quát về ảnh hưởng của việc làm thêm đến SV qua các
khái niệm, đặc điểm, và các loại việc làm phổ biến hiện nay của lớp TKVPDN 23A.
Chương 2: “Thực trạng ảnh hưởng của việc làm thêm đến sinh viên lớp TKVPDN 23A- Khoa LTH&QTVP Học viện hành chính quốc gia” đã tập
trung tìm hiểu về thực trạng đi làm thêm của sinh viên, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc làm thêm tại lớp TKVPDN 23A. Chương
3: “Một số giải pháp và đề xuất giúp cân bằng học tập và làm thêm của sinh viên lớp TKVPDN 23A” đã tập trung đưa ra các giải pháp cho sinh
viên và nêu ra một số đề xuất với nhà trường của lớp TKVPDN 23A. lOMoARcPSD|50734573
Nhìn chung, việc làm thêm của lớp TKVPDN 23A đã đảm bảo được quỹ thời gian vừa học vừa làm; đi làm thêm với mục đích tăng thu nhập để hỗ
trợ bố mẹ được phần nào đó trong việc chi tiêu cá nhân, tận dụng tốt thời gian rảnh rỗi và thực hành được một số kiến thức đã học ở trường. Trên
cơ sở đánh giá thực trạng ảnh hưởng của việc làm thêm đến sinh viên lớp TKVPDN 23A khái quát được những kết quả đã đạt được và rút ra được
những giải pháp khi được áp dụng vào thực tế để phù hợp với điều kiện sống của sinh viên lớp TKVPDN 23A. Trong quá trình nghiên cứu, khảo
sát, sinh viên lớp TKVPDN 23A đã xác định được một số giải pháp cần tập trung thực hiện là sắp xếp công việc làm theo tuần, tháng; lựa chọn
phương pháp học thích hợp; chú ý đến chế độ sinh hoạt cá nhân và sắp xếp thời gian học tập hợp lý để có thể cân bằng việc học và việc làm để
nâng cao kết quả học tập.
Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài nghiên cứu của nhóm rất mong được sự đóng góp của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Long, N. X. (2009) Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ-Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Tâm lý học [1]
Lê Tiến Hùng, Dương Thị Hiền, Phùng Mạnh Cường (09/2020), "Đề xuất giải pháp cân đối việc học và làm thêm của sinh viên Trường Đại học
TDTT Đà Nẵng", Tạp chí khoa học và đào tạo thể thao,(13), 15-22.[2]
Anh, N. P. T., Trí, H. M., & Hoa, T. T. T. (2013). Tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học cần thơ. Tạp chí
Khoa học Đại học cần Thơ, (26), 31-40[3]
Nguyễn Thị Như 夃Ā n愃 v nậuL .nêiv hnis aủc mêht màl uầc uhn tás oảhK :đại học, Trường Đại học Cần Thơ, 2012 [4]