-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập lớn Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức: Liên hệ về tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập của sinh viên hiện nay - Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam | Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nó cung cấp cho con người một công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới; nó chỉ ra quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy; đồng thời là học thuyết về sự giải phóng con người và phát triển xã hội. Một trong hai phạm trù cơ bản của triết học chính là ý thức. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (SP1039)
Trường: Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|47206521 lOMoARcPSD|47206521 ĐẠI HỌC QUỐC GIA
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI: 1.2
NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC.
LIÊN HỆ VỀ TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
LỚP DL01 --- NHÓM 14 --- HK 233
GVHD: TS. An Thị Ngọc Trinh
Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số TRẦN BÙI NGUYÊN VŨ 2313968 % NGUYỄN TĂNG VŨ 2313962 % PHẠM TÚ 2313799 % NGUYỄN PHI TRƯỜNG 2313712 % TRẦN THẢO VY 2314011 %
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024 1 | P a g e lOMoARcPSD|47206521
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM
BTL Môn: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN – SP 1031 Nhóm/Lớp: DL01 Tên nhóm: 14
Đề tài: Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức. Liên hệ về tính sáng tạo của ý
thức trong hoạt động học tập của sinh viên hiện nay. Tỷ lệ STT MSSV Họ Tên Nhiệm vụ % Ký Điểm tham tên gia 1 2313968 Trần Bùi Nguyên Vũ % 2 2313962 Nguyễn Tăng Vũ % 3 2313799 Phạm Tú % 4 2313712 Nguyễn Phi Trường % 5 2314011 Trần Thảo Vy %
Họ và tên nhóm trưởng: Trần Bùi Nguyên Vũ. Số ĐT: 0586597542
Email: vu.tran12@hcmut.edu.vn Nhận xét của GV:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ, tên)
(Ký và ghi rõ họ, tên) Trần Bùi Nguyên Vũ TS. An Thị Ngọc Trinh 1 | P a g e lOMoARcPSD|47206521 MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................4
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC.............4
1.1 Nguồn gốc của ý thức............................................................................................4
1.2. Bản chất của ý thức..............................................................................................6
1.3 Kết cấu của ý thức.................................................................................................8
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY..................................................11
2.1 Khái quát về hoạt động học tập của sinh viên hiện nay....................................11
2.2 Đánh giá sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập của sinh viên hiện
nay..............................................................................................................................16
2.2.1 Những kết quả đạt được thể hiện sự sáng tạo của ý thức hoạt động học tập
của sinh viên hiện nay................................................................................................16
2.2.2 Những hạn chế nhất định thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động học
tập của sinh viên hiện nay..........................................................................................23
2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong
hoạt động học tập của sinh viên hiện nay................................................................24
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................27 2 | P a g e lOMoARcPSD|47206521 PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa của nghiên cứu trong thực tiễn
Chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nó cung
cấp cho con người một công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới; nó chỉ ra quy luật vận
động của tự nhiên, xã hội và tư duy; đồng thời là học thuyết về sự giải phóng con
người và phát triển xã hội. Một trong hai phạm trù cơ bản của triết học chính là ý thức.
Trong triết học Mác – Lênin, ý thức được hiểu là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào bộ óc con người, song đây là sự phản ánh đặc biệt – phản ánh trong quá trình con
người cải tạo thế giới. Ý thức đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, không chỉ
là kim chỉ nam cho hoạt động của thực tiễn mà còn là động lực có ý nghĩa thực tiễn
sâu sắc trong việc giải quyết các vấn đề trong xã hội.
Tại Việt Nam chúng ta hiện tại đang sống trong thời đại mà khoa học và công nghệ
đã lên ngôi và chiếm trọn mọi mặt của cuộc sống, cuộc sống toàn cầu hóa và hội nhập
với thế giới đã đặt ra những vấn đề. Xã hội ngày càng phát triển tiến tới thì cần đi theo
nó chính là sự đòi hỏi về tri thức và sáng tạo ngày càng cao hơn. Như vậy đối với các
sinh viên là người trức tiếp nắm trong tay tương lai của đất nước thì việc học tập và
tìm tòi những thứ mới mẻ càng trở nên vô cùng quan trọng. Sinh viên hiện nay chính
là người nắm trong tay tri thức của thời đại trước và chìa khóa mở ra một thời đại mới.
thế nhưng thực trạng hiện nay vẫn hiện ra cho chúng ta thấy rằng sinh viên vẫn chưa
thể khai thác được sức sáng tạo và phát huy nó một cách triệt để và có hiệu quả dẫn
đến một số hệ lũy không đáng có sau này. Chúng ta cần phải nhanh chóng đối mặt với
những vấn đề này, ta có thể giải quyết từ góc nhìn cảu triết học bằng cách nghiên cứu
một trong hai phạm trù cơ bản của triết học đó chính là phạm trù về ý thức.
Nhận thức được tầm quan trọng của ý thức và tính sáng tạo của ý thức trong hoạt
động học tập theo quan điểm của triết học Mác – Lênin giúp cho chúng ta nhân thức sâu
sắc hơn về tầm quan trọng của tính sáng tạo trong hoạt động học tập của trong tương lai.
Vì như vậy, nhóm chọn đề tài “Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức.
Liên hệ về tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập của sinh viên hiện
nay” làm tiểu luận kết thúc môn học Triết học Mác – Lênin.
2. Mục đích nghiên cứu
Đi sâu vào phân tích và làm rõ các khía cạnh của ý thức một cách hệ thống và toàn
diện theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trên cơ sở đó đi vào mối liên hệ giữa
tính sáng tạo của ý thức trong họat động học tập của sinh viên. Qua đó nhận thấy được
thực trạng, đề ra những giải pháp khắc phục cho những hạn chế hiện nay nhằm cải
thiện và phát huy tính sáng tạo của sinh viên trong hoạt động học tập. Giúp việc học
tập của sinh viên đạt được hiệu quả tích cực hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức và tính sáng tạo của ý thức trong hoạt
động học tập của sinh viên hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tham khảo, nghiên cứu giáo trình Triết học Mác – Lênin, các bài báo, tài liệu khoa
học, tài liệu trên Internet,.. 5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu kham thảo, đề tài gồm 02 chương, ? tiểu tiết. 3 | P a g e lOMoARcPSD|47206521 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC
1.1 Nguồn gốc của ý thức
1.1.1. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Thứ nhất là óc người, óc người là khí quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức
năng của bộ óc người hoạt động bình thường. Sinh lý và ý thức là hai mặt của một quá
trình – quá trình sinh lý thần kinh trong bộ óc người mang nội dung ý thức, cũng giống
như tín hiệu vật chất mang nội dung thông tin. Bộ não con người chính là thành quả
của quá trình tiến hóa tự nhiên, ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng bộ não của loài
người có sự khác biệt về chất so với các loài khác. Ý thức là thuộc tính của một dạng
vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt
động sinh lý thần kinh của bộ óc.
Ví dụ: Khi đứng trước một chiếc bàn. Bộ não của bạn nhận được các tín hiệu từ
các giác quan của bản thân như thị giác và thính giác, sau đó chúng phân tích thông tin
đó để tạo ra một hình ảnh và một hiểu biết về chiếc bàn. Ý thức của bạn cho phép bạn
nhận ra rằng đó là một chiếc bàn, bạn có thể cảm nhận được hình dạng, màu sắc, và vị
trí của nó trong không gian. Bạn có thể cân nhắc các tác động tiềm năng của chiếc bàn,
ví dụ như sử dụng nó để đặt đồ, ngồi hay làm việc trên đó.
Vậy nên, bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng
hiệu quả, điều này dẫn đến ý thức của con người ngày càng sâu sắc và phong phú.
Tuy nhiên, khi chúng ta đã có bộ não, chúng ta vẫn chưa thể có được ý thức.
Bởi lẽ nếu chỉ cần bộ óc thì con vật cũng có thể có ý thức trước con người vì theo
thang tiến hóa, con người tuy là sản phẩm hoàn thiện nhất nhưng không phải là loài
đầu tiên có bộ não. Thế nên, bộ não là chưa đủ mà phải cần có sự tác động của thế giới
khách quan tác động lên bộ não thì mới có chất liệu để hình thành tri thức, để rồi phát
triển thành ý thức con người.
Ví dụ: Từ lúc con người còn là một bào thai, đến khi sinh ra và chết đi, không
có sự nguồn gốc nào là thần thánh, mọi tri thức của con người bắt đầu từ sự tác động
của thế giới quan bên ngoài đến tri giác, và phản ánh về não để tạo nên tri thức, minh
chứng là việc khi một đứa trẻ được sống, chăm sóc và giáo dục dần phát triển.
Thứ hai là phản ánh hiện thực khách quan, phản ánh là thuộc tính phổ biến của
mọi dạng vật chất, phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất
này ở một hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng. Sự phản
ánh phụ thuộc vào vật tác động và vật nhận tác động, đồng thời mang nội dung thông tin của vật tác động.
Các cấp độ phản ánh gồm có: phản ánh vật lý, hóa học mang tính thụ động,
chưa có định hướng, lựa chọn; phản ánh sinh học trong các cơ thể sống có định hướng, 4 | P a g e lOMoARcPSD|47206521
lựa chọn, giúp cho cá thể thích nghi với môi trường để tồn tại; phản ánh tâm lý có ở
động vật có hệ thần kinh trung ương; phản ánh tâm lý động vật, là trình độ phản ánh
cao nhất của các loài động vật bao gồm cả phản xạ không điều kiện và có điều kiện;
phản ánh ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình thức
phản ánh cao nhất, phản ánh mang tính năng động, sáng tạo của thế giới vật chất.
Phản ánh tâm lý chưa phải ý thức, mà nó vẫn chỉ là phản ánh mang tính chất
bản năng của các loài động vật bậc cao, xuất phát từ sinh lý tự nhiên, trực tiếp của cơ
thể động vật chi phối. Ví dụ, khi một con chó nghe thấy âm thanh của chuông, nó có
thể phản ánh bằng cách bỏ chạy đến nơi âm thanh đến để nhận được phần thưởng, ví
dụ như thức ăn. Hành vi của con chó phản ánh sự tác động của âm thanh chuông và sự
kỳ vọng của nó dựa trên kinh nghiệm trước đó.
Ý thức là sự phản ánh có định hướng và mục đích, ý thức là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan. Ví dụ, khi một người nhìn thấy một bông hoa, não bộ của
người đó phản ánh lại thông tin về hình dạng, màu sắc và mùi hương của bông hoa đó.
Người đó có thể nhận ra loại hoa đó, có cảm xúc và ý thức về vẻ đẹp của nó, và có thể
sáng tạo bằng cách vẽ tranh hoặc viết một bài thơ về bông hoa đó. Tất cả những hoạt
động này phản ánh khả năng của bộ não con người trong việc xử lý thông tin và tạo ra ý thức.
1.1.2. Nguồn gốc xã hội của ý thức
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ óc của con người, nhưng
không phải cứ có thế giới khách quan và bộ óc người là có ý thức, mà phải đặt chúng
trong mối quan hệ với thực tiễn xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, một hiện tượng xã
hội đặc trưng của loài người. Do sự phản ánh đó mang tính xã hội, sự ra đời của ý thức
gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bộ óc người dưới ảnh hưởng của lao
động, của giao tiếp và các quan hệ xã hội.
Để tồn tại, con người phải tạo ra những vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của
mình. Hoạt động lao động sáng tạo của loài người có nhiều ý nghĩa đặc biệt. Ph.
Ăngghen đã chỉ rõ những động lực xã hội trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của ý thức:
“Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai
sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần
dần biến chuyển thành bộ óc con người”1.
Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào thế giới
tự nhiên, cải biến chúng theo những nhu cầu và mục đích của con người, thỏa mãn nhu
cầu sinh tồn và phát triển. Có thể thấy đây là hành vi mang tính định hướng của con
người, chứ không phải mang tính bản năng. Hành vi chế tạo và sử dụng những công cụ
lao động chính là sự khác biệt về chất giữa con người và con vật. Lao động giúp con
người nhận thức được về thế giới khách quan, liên tục sáng tạo sử dụng công cụ lao
động tác động vào thế giới hiện thực, bắt chúng bộc lộ những thuộc tính, bản chất, kết
cấu nhất định, từ đó con người ý thức ngày càng sâu sắc về thế giới. Lao động giúp
1 Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Giảo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, tr.155 5 | P a g e lOMoARcPSD|47206521
nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong xã hội, từ
đó xuất hiện nhu cầu về ngôn ngữ. Ví dụ, việc sử dụng máy tính, internet và các công
nghệ truyền thông khác đã mở ra một thế giới mới của thông tin và giao tiếp. Con
người trở nên dễ dàng tiếp cận thông tin từ khắp nơi trên thế giới và trao đổi ý kiến,
kinh nghiệm với nhau. Điều này đã tạo ra một tầng lớp ý thức mới, trong đó mọi người
có thể nhận thức về các vấn đề toàn cầu, đa dạng văn hóa và quan điểm khác nhau,
góp phần tạo nên ý thức toàn cầu và đa dạng trong xã hội.
Vậy, lao động đóng vai trò quan trọng nhất, trực tiếp nhất trong việc hình thành
ý thức, làm thay đổi từ hình dáng đến cả bộ óc con người.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, là lớp “vỏ vật chất”,
hình thức biểu đạt của tư duy, là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã
hội - lịch sử. Ngôn ngữ đóng góp vai trò quan trọng của sự hình thành và phát
ý thức, vừa là công cụ để tư duy, vừa là phương tiện để giao tiếp. Nhờ vào ngôn ngữ,
có thể khái quát, trừu tượng hóa, thông qua đó làm cho tư duy của con người phát
triển, con người dần tách khỏi sự vật cảm tính. Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn là phương
tiện để lưu giữ, kế thừa, truyền bá những tri thức, kinh nghiệm của xã hội đã được tích
lũy qua các thế hệ, thời kỳ lịch sử. Từ đó, ta có thể suy ra được: ý thức là hiện tượng
có tính xã hội, do đó không có phương tiện xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không
tồn tại và phát triển được.
Tóm lại, lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu làm chuyển biến
dần bộ óc của loài vượn người thành bộ óc con người và tâm lý động vật thành ý thức
con người. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ óc của con người. Ý
thức là sản phẩm xã hội, một hiện tượng xã hội đặc trưng của loài người.
1.2. Bản chất của ý thức
Bản chất của ý thức đã được lý giải một cách khoa học dựa trên cơ sở nhận thức
đúng đắn, nguồn gốc xuất phát từ thuyết phản ánh và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Vật chất và ý thức là hai hiện tượng chung nhất của thế giới hiện thực, mặc dù khác
nhau về bản chất, nhưng giữa chúng luôn có mối liên hệ biện chứng. Do vậy, muốn
hiểu đúng bản chất của ý thức cần xem xét nó trong mối quan hệ qua lại với vật chất,
mà chủ yếu là đời sống hiện thực có tính thực tiễn của con người.
1.2.1. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Khi xem xét ý thức về mặt bản thể luận thì ý thức chỉ là “hình ảnh” về hiện
thực khách quan trong óc người. Đây là đặc tính đầu tiên để nhận biết ý thức. Đối với
con người, cả ý thức và vật chất đều là hiện thực, nghĩa là đều tồn tại thực. Nhưng cần
phân biệt giữa chúng có sự khác nhau, đối lập nhau về bản chất: vật chất là hiện thực
khách quan; còn ý thức là hiện thực chủ quan. Ý thức là cái phản ánh thế giới khách
quan, ý thức không phải là sự vật, mà chỉ là “hình ảnh” của sự vật ở trong óc người. Ý
thức tồn tại phi cảm tính, đối lập với các đối tượng vật chất mà nó phản ánh luôn tồn
tại cảm tính. Thế giới khách quan là nguyên bản, là tính thứ nhất. Còn ý thức chỉ là 6 | P a g e lOMoARcPSD|47206521
bản sao, là “hình ảnh” về thế giới đó, là tính thứ hai. Đây là căn cứ quan trọng nhất để
khẳng định thế giới quan duy vật biện chứng, phê phán chủ nghĩa duy tâm và duy vật
siêu hình trong quan niệm về bản chất của ý thức. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan. Về nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản
ánh là chủ quan. Ý thức là cái vật chất ở bên ngoài “di chuyển” vào trong đầu óc của
con người và được cải biến đi ở trong đó.
Kết quả phản ánh của ý thức tùy thuộc vào nhiều yếu tố: đối tượng phản ánh,
điều kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể phản
ánh. Nghĩa là cùng một đối tượng phản ánh nhưng với các chủ thể phản khác nhau, có
đặc điểm tâm lý, tri thức, kinh nghiệm, thể chất khác nhau, trong hoàn cảnh lịch sử
khác nhau thì kết quả phản ánh đối tượng trong ý thức cũng rất khác nhau.
Ví dụ, ngày xưa con người quan niệm Trái Đất có dạng hình phẳng, còn bây giờ
dựa vào sự phát triển của khoa học – công nghệ thì chúng ta đều biết Trái Đất hình cầu.
1.2.2. Ý thức là sự phản ánh mang tính tự giác, tích cực và sáng tạo gắn bó
chặt chẽ với thực tiễn xã hội.
Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo và gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội.
Điều này phân biệt ý thức của con người với trình độ phản ánh tâm lý động vật. Ý thức
không phải là kết quả của sự phản ánh ngẫu nhiên, đơn lẻ và thụ động với thế giới
khách quan. Nó là kết quả của quá trình phản ánh có định hướng và mục đích rõ ràng.
Ý thức hình thành và phát triển qua hoạt động thực tiễn xã hội, khi con người tác động
vào thế giới và cải tạo nó.
Sáng tạo là đặc trưng bản chất của ý thức. Nó là khả năng tạo ra những ý tưởng
mới và cải biến thế giới dựa trên tri thức và hiểu biết. Ví dụ, các nhà khoa học sáng tạo
thông qua quá trình phản ánh và nghiên cứu, tạo ra các phát minh và khám phá mới để
giải quyết các vấn đề trong xã hội.
Quá trình phản ánh ý thức thể hiện sự thống nhất của ba mặt:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Đây là quá trình
mang tính hai chiều có định hướng và chọn lọc những thông tin cần thiết. Ví dụ, cùng
tại một dòng sông, một nhà thơ có thể chiêm nghiệm để rồi cho ra những án thơ,
nhưng cũng dòng sông đó, một kỹ sư cầu đường lại suy nghĩ khác, kỹ sư ấy suy nghĩ
cần phải làm gì, tạo ra cái gì, để rồi cho ra những cây cầu bắt qua con sông.
Hai là, mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực
chất đây là quá trình "sáng tạo lại" hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hoá các đối
tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất. Ví dụ, người kỹ sư cầu đường
đứng trước dòng sông, dòng sông tác động vào anh ấy (nó rộng, dài bao nhiêu, mực
nước như thế nào, cây cầu bắt ngang ra sao, bắt ở đoạn nào của sông…). 7 | P a g e lOMoARcPSD|47206521
Ba là, chuyển hoá mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện
thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại,
biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Ví
dụ, ý tưởng ban đầu chỉ tồn tại trong tư duy của kỹ sư dưới dạng bản vẽ và mô hình
3D. Để biến ý tưởng thành hiện thực, kỹ sư thực hiện nghiên cứu, thiết kế chi tiết, xây
dựng mô hình thử và tính toán kỹ thuật để xác định khả năng thực hiện và độ bền của
cây cầu. Cuối cùng, cây cầu sẽ được xây dựng dựa trên ý tưởng ban đầu, biến cái quan
niệm thành cái thực tại.
Tóm lại, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, phản ánh và
tương tác chặt chẽ với thực tiễn xã hội. Sáng tạo là đặc trưng căn bản nhất của ý thức,
giúp con người thấu hiểu và biến đổi thế giới theo ý muốn.
1.3 Kết cấu của ý thức
1.3.1. Các lớp cấu trúc của ý thức
Thứ nhất là tri thức, đối với các lớp cấu trúc của ý thức, theo C. Mác, “Phương
thức tồn tại của ý thức và của một cái gì đó đối với ý thức là tri thức... Cho nên một
cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó”2. Tri thức có nhiều
lĩnh vực khác nhau như: tri thức về tự nhiên, xã hội, con người và có nhiều cấp độ
khác nhau như: tri thức cảm tính và tri thức lý tính, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý
luận, tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học. Tri thức cho phép con người nhận
thức và hiểu rõ về sự tồn tại, các sự kiện, quan hệ và nguyên lý tự nhiên. Nó là kết quả
của quá trình học hỏi, nghiên cứu và trải nghiệm. Muốn cải tạo được sự vật, trước hết
con người phải có sự hiểu biết sâu sắc về sự vật đó. Tuy nhiên, không thể đồng nhất ý
thức với sự hiểu biết, tri thức về sự vật.
Thứ hai là tình cảm, tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại,
nó phản ánh quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa người với thế giới khách
quan. Nó bao gồm các trạng thái cảm xúc, như niềm vui, buồn, sợ hãi, tức giận, yêu
thương và hứng khởi. Tình cảm có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và quyết định
của con người, đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm và đánh giá của chúng ta về
thế giới. Tình cảm tham gia và trở thành một trong những động lực quan trọng của hoạt động con người.
Thứ ba là niềm tin, niềm tin là sự hòa quyện giữa tri thức và tình cảm và trải
nghiệm thực tiễn đã tạo nên tính bền vững thôi thúc con người hoạt động vươn lên
trong mọi hoàn cảnh, thể hiện lòng tin và sự tin tưởng của con người vào những điều
tưởng chừng không thể chứng minh hoặc những khía cạnh không rõ ràng của thế giới.
Niềm tin có thể liên quan đến tín ngưỡng, giáo điều, quan điểm cá nhân và niềm tin
vào bản thân và người khác.
2Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Giảo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, tr.164 8 | P a g e lOMoARcPSD|47206521
Thứ tư là ý chí, ý chí chính là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi
tiềm năng trong mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại, đạt
mục đích đề ra. Ý chí liên quan đến khả năng và quyết tâm của con người để định hình
và thực hiện ý định, mục tiêu và hành động. Nó thể hiện sự quyết tâm và khả năng tự
điều khiển của con người.
Ví dụ, bạn quyết định tham gia vào một khóa học tiếng Hoa để nâng cao kỹ
năng giao tiếp của mình. Về tri thức: bạn thu thập kiến thức về ngữ pháp, từ vựng, cấu
trúc câu và các kỹ năng giao tiếp tiếng Hoa. Bạn học về các quy tắc và nguyên tắc để
sử dụng tiếng Hoa một cách chính xác và hiệu quả. Về tình cảm: bạn có động lực và
niềm đam mê để học tiếng Hoa. Bạn có tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn phát
triển kỹ năng giao tiếp của mình. Bạn có cảm xúc tích cực và hứng thú khi tham gia
vào quá trình học. Về niềm tin: bạn tin rằng việc học tiếng Hoa sẽ mang lại lợi ích cho
bạn trong công việc, du lịch và giao tiếp xã hội. Bạn tin rằng với nỗ lực và kiên nhẫn,
bạn có thể nắm bắt được ngôn ngữ này và trở thành người sử dụng thành thạo. Về ý
chí: bạn đặt ra mục tiêu cụ thể để cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Hoa của mình. Bạn
có ý chí và quyết tâm học tập đều đặn, thực hành và vượt qua những khó khăn. Bạn có
ý chí để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, giao tiếp với người bản ngữ và sử
dụng tiếng Hoa trong cuộc sống hàng ngày.
1.3.2. Các cấp độ của ý thức
Bên cạnh đó, đối với các cấp độ của ý thức, khi xem xét theo chiều sâu của thế
giới nội tâm con người, chúng ta cần nhận thức được các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức,
vô thức, …. Tất cả những yếu tố đó cùng với những yếu tố khác hợp thành ý thức, quy
định tính phong phú, nhiều vẻ của đời sống tinh thần của con người.
Thứ nhất là tự ý thức, tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình
trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài, là thành tố rất quan trọng của ý
thức, đánh dấu trình độ phát triển của ý thức. Nó là phần ý thức mà chúng ta có thể
kiểm soát và điều khiển. Tự ý thức bao gồm những suy nghĩ, nhận thức, cảm xúc và
hành vi mà chúng ta có thể nhìn thấy và trải nghiệm một cách rõ ràng và tỉnh táo. Ví
dụ, chị T giết người mà không bị ai phát hiện, tuy nhiên chị T lại tự mình đi đầu thú. Ở
đây chị T đã tự ý thức về hành vi sai trái của mình và tự ý đi đầu thú để chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thứ hai là tiềm thức, tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự
kiểm soát của ý thức, là những tri thức mà chủ thể có từ trước bằng cách trực tiếp hoặc
gián tiếp và gần như đã thành bản năng, kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ
thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Nó chứa những ký ức, niềm tin, giá trị, mong muốn
và nhu cầu tiềm ẩn mà chúng ta không thường xuyên nghĩ về chúng. Tiềm thức có thể
ảnh hưởng đến quyết định và hành động của chúng ta một cách không tự ý thức. Do
đó, tiềm thức có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức mà chủ thể
không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp. Ví dụ, khi bạn có một ước mơ, một
giấc mơ hoặc cảm thấy ánh sáng một cách không rõ ràng, đó là tiềm thức đang hoạt động. 9 | P a g e lOMoARcPSD|47206521
Thứ ba là vô thức, vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều
khiển, nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc
nào đó. Nó chứa những quá trình tư duy sâu bên trong, những tri thức tiềm ẩn, và
những mẫu hành vi không được biểu hiện trong ý thức thông thường. Vô thức có thể
bao gồm những ký ức và kinh nghiệm từ quá khứ, nhưng chúng không thể truy cập
trực tiếp. Chúng điều khiển những hành vi thuộc về bản năng, thói quen... trong con
người thông qua phản xạ không điều kiện. Ví dụ, các tri thức và ký ức từ giai đoạn sơ
sinh và trẻ sơ sinh được cho là tồn tại trong vô thức và ảnh hưởng đến tình trạng tâm
lý của chúng ta mà chúng ta không nhận thức được.
Ví dụ, giả sử bạn đang điều khiển một chiếc ô tô và gặp một tình huống nguy
hiểm đột ngột, chẳng hạn như một chiếc xe khác chạy vào đường của bạn. Xét về mặt
tự ý thức: bạn tỉnh táo và nhận thức rõ ràng về tình huống hiện tại. Bạn nhìn thấy chiếc
xe khác và có thể có các suy nghĩ như "Tôi cần tránh xe đó" hoặc "Tôi phải phanh
ngay lập tức". Về tiềm thức: trong tiềm thức của bạn, có thể có các ký ức về lái xe và
các nguyên tắc an toàn giao thông mà bạn đã học từ quá khứ. Những ký ức này có thể
ảnh hưởng đến quyết định và hành vi của bạn mà không cần bạn suy nghĩ một cách tự
ý thức. Ví dụ, nếu bạn đã từng trải qua một tình huống tương tự trong quá khứ và đã
được đào tạo để phản ứng, tiềm thức của bạn có thể tự động kích hoạt một phản xạ
phanh. Và cuối cùng, đối với vô thức: vô thức bao gồm các quá trình tư duy và tri thức
tiềm ẩn sâu bên trong. Trong tình huống này, vô thức có thể ảnh hưởng đến cảm xúc
và thái độ của bạn một cách không nhận thức. Nếu bạn có một sự tự tin mạnh mẽ trong
việc lái xe, vô thức có thể giữ cho bạn bình tĩnh và tập trung trong tình huống nguy hiểm.
1.3.3. Vấn đề về trí tuệ nhân tạo
Và ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại đã có những bước phát triển
mạnh mẽ, sản xuất ra nhiều loại máy móc không những có khả năng thay thế lao động
cơ bắp, mà còn có thể thay thế cho một phần lao động trí óc của con người. Song, điều
đó không có nghĩa là máy móc cũng có ý thức như con người. Ý thức và máy tính điện
tử là hai quá trình khác nhau về bản chất. “Người máy thông minh” thực ra chỉ là một
quá trình vật lý. Hệ thống thao tác của nó đã được con người lập trình phỏng theo một
số thao tác của tư duy con người. Do vậy, dù máy móc có hiện đại đến đâu chăng nữa
cũng không thể hoàn thiện được như bộ óc con người. 10 | P a g e lOMoARcPSD|47206521
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
2.1 Khái quát về hoạt động học tập của sinh viên hiện nay
Mục đích và yêu cầu của hoạt động học tập của sinh viên hiện nay * Mục đích:
Mục đích của hoạt động học tập của sinh viên thể hiện ở cả ba mặt đó là bản thân, gia
đình, xã hội và xuất phát từ nhiều lý do:
Hoạt động học tập nhằm mục đích hoàn thiện tri thức, học tập để cung cấp kiến thức
và kĩ năng chuyên môn, sinh viên phải liên tục trau dồi kiến thức, ngoài những kiến
thức cơ bản, nền tảng mà bản thân sinh viên phải nắm rõ thì sinh viên cần phải liên tục
học hỏi, tìm tòi, khám phá từ giảng viên, bạn bè, giáo trình, tài liệu,… Phát triển, học
tập, cải thiện các kĩ năng mềm cho bản thân, bản thân sinh viên cần phải ý thức được
rẳng ngoài kiến thức học trên giảng đường thì sinh viên cần phải trau dồi thêm những
kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm, tư duy phản
biện,…Phát triển thêm các phẩm chất cá nhân như khả năng học hỏi, tự tin, khiêm tốn,
tính tò mò, trách nhiệm, tự giác, kỉ luật,…từ đó mà giúp sinh viên hình thành nên thói
quen học tập và làm việc một cách hiệu quả. Như vậy, qua những biểu hiện về việc
mong muốn hoàn thiện tri thức đều bắt nguồn từ sự lôi cuốn, hấp dẫn của tri thức cũng
như phương pháp và quá trình tiêp thu tri thức. Mỗi lần tiếp thu được cái mới làm sinh
viên cảm thấy thõa mãn được một phần trong mục đích hoàn thiện tri thức của bản thân.
Hoạt động học tập nhằm mục đích quan hệ xã hội, như ta thấy việc sinh viên say sưa
học tập cũng vì sự lôi cuốn trong hoạt động học tập, nhưng sức lôi cuốn đó cũng bắt
nguồn từ một lý do khác. Cái khác ở đây là ngoài niềm say mê, mong muốn cải thiện
tri thức, sự hấp dẫn trong mỗi lần tiến đến gần hơn với mục tiêu hoàn thiện tri thức thì
mục đích này xuất phát từ thưởng và phạt, đe dọa và yêu cầu, thi đua và áp lực, sự
mong đợi về công danh, mong đợi về hạnh phúc và lợi ích trong tương lai, sự mong
đợi và kì vọng của bạn bè, cha mẹ, gia đình và xã hội,… Tất cả đều là những mối quan
hệ xã hội của sinh viên phải đối mặt. Trong trường hợp này, những mối quan hệ xã hội
của cá nhân được thể hiện ở đối tượng học tập. * Nội dung:
Theo Luật Giáo dục của Việt Nam, sinh viên là những người đang theo học tại các cơ
sở giáo dục đại học, bao gồm đại học, cao đẳng, trung cấp. Đây là giai đoạn giáo dục
đại học, nơi người học tiếp tục nâng cao kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp
sau khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc tương đương. Học tập là
quá trình bổ sung, tiếp thu, trau dồi những kiến thức, kĩ năng kinh nghiệm, giá trị,
nhận thức hoặc sở thích từ các nguồn học tập khác nhau nhằm phát triển bản thân và nâng cao trình độ.
Hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người, bao gồm tất cả các hành động
và quá trình mà sinh viên hoặc người học thực hiện để tiếp thu, hiểu biết, và áp dụng 11 | P a g e lOMoARcPSD|47206521
kiến thức cũng như kỹ năng trong một lĩnh vực cụ thể. Sinh viên có thể nói rằng là
mầm mống phát triển của xã hội.
Đối tượng của hoạt động học tập là tri thức và những kĩ năng kĩ xảo tương ứng với nó
và hoạt động học tập là hoạt động điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu những
tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Hoạt động học không chỉ hướng vào việc tiếp thu tri thức kĩ
năng, kĩ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt
động. Là một nhóm người đóng vai trò đặc biệt trong xã hội gồm những người đang
chuẩn bị tri thức về nghề nghiệp để trở thành những chuyên gia hoạt động, lao động
trong một lĩnh vực xác định trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Họ là
những người được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng để trao dồi các kĩ năng,
kiến thức để phục vụ cho xã hội.
TS Huỳnh Phú Minh Cường, Phó trưởng khoa Điện - Điện tử và nghiên cứu sinh thực
hiện các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Vi mạch và Hệ thống cao tần (RFICs Lab),
tháng 10. Ảnh: HCMUT 3
Khi trở thành một sinh viên sẽ trở nên thay đổi về cách thức học tập, đòi hỏi tính thích
nghi cao. Hoạt động học tập của sinh viên mang tính chất chuyên ngành và cách thức
học tập mang tính chất mở, điều này có nghĩa rằng sinh viên sẽ có rất nhiều cách thức
học tập, tiếp thu và vận dụng kiến thức, có thể nghiên cứu bằng nhiều nguồn tài liệu từ
sách vở cho đến các phương tiện tìm kiếm trên internet.
Hoạt động học tập của sinh viên không chỉ giới hạn ở việc học kiến thức khô ráp mà
còn là cơ hội để tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng
thuyết trình trước đám đông, kĩ năng nghiên cứu và tổng hợp các nguồn tài liệu,…
3Phong Linh (3/11/2023), Trường Đại học Bách Khoa TP HCM bắt đầu tuyển sinh ngành Thiết kế vi mạch bậc
đại học và Vi mạch bán dẫn bậc cao học. Truy cập từ: https://vnexpress.net/dai-hoc-bach-khoa-tp-hcm-mo-hai-
nganh-moi-ve-vi-mach-4672298.html 12 | P a g e lOMoARcPSD|47206521
Ngoài những hoạt động nằm trong nhà trường thì sinh viên không thể nào bỏ qua
những hoạt động bên ngoài xã hội, đặc biệt là đối với những sinh viên từ những nơi
khác đến học chắc hẳn sẽ là một thách thức lớn trong quá trình thích nghi về lối sống,
xây dựng lại các mối quan hệ, thay đổi về giọng nói lẫn từ ngữ cho phù hợp với môi
trường mới,…Qua các hoạt động đó giúp sinh viên ngày càng cải thiện các điểm yếu
của bản thân và ngày càng phát huy thêm nhiều điểm mạnh, học thêm được nhiều kĩ
năng mới phục vụ cho bản thân và xã hội trong tương lai.
Ngày hội Kĩ thuật được tổ chức tại Trường Đại Học Bách khoa HCM 4
4 Xuân Mai (28/2/2022), Ngày hội Kỹ thuật Trường ĐH Bách khoa 2022 vừa diễn ra sôi nổi vào sáng 26/2.
Truy cập từ nguồn: https://oisp.hcmut.edu.vn/cuoc-song-sinh-vien/ngay-hoi-ky-thuat-truong-dh-bach-khoa- 2022.html 13 | P a g e lOMoARcPSD|47206521
Quang cảnh lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 tại sân A5 5
Cùng với nhiều những hoạt động trên, việc hoàn thành chương trình học chỉ giới hạn
trong khoảng từ 4-6 năm cũng là một thách thức lớn về mặt thời gian đối với sinh viên
để có thể hoàn thành chương trình học và có thể nắm vững chắc kiến thức chuyên môn
cả lý thuyết lẫn thực hành để có thể đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng và hành nghề ngay được.
Cùng với sự chuyển biến của xã hội hiện nay và cả thách thức về đào tạo nhân lực; với
nhiệm vụ nặng nề đó nhịp độ học tập càng trở nên căng thẳng và gấp rút cần ngay đến
sự thích nghi càng sớm càng tốt của sinh viên, việc này đòi hỏi rất nhiều ở tinh thần tự
giác học tập. Sinh viên phải tăng cường việc học tập trên lớp cũng như tự học, kết hợp
với việc tìm hiểu, nghiên cứu thêm cách nguồn tài liệu và một số trường khuyến khích
nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Cùng với sự phát triển như vũ
bão của công nghệ thì việc dạy học và cách thức truyền đạt kiến thức cũng thay đổi rất
nhiều, từ việc thay đổi hình thức dạy học trực tiếp trên giảng đường sang hình thức
dạy học trực tuyến trên Zoom, Google Meet, Microsoft Teams,…, từ việc lấy giáo
viên làm trung tâm kiến thức trở thành lấy bạn học để trao dồi thêm kiến thức cho
mình, chuyển từ hình thức bị động tiếp thu cứng nhắc các kiến thức sách vở sang chủ
động tiếp thu, khám phá tri thức ngẫu nhiên từ nhiều nguồn.
Theo Nguyễn Thạc: “Hoạt động học tập ở đại học là một loại hoạt động tâm lý được tổ
chức một cách độc đáo của sinh viên nhằm mục đích có ý thức là chuẩn bị trở thành
5 9/10/2022, Trường ĐH Bách khoa-ĐHQG HCM khai giảng năm học 2022 – 2023. Truy câp từ:
https://hcmut.edu.vn/news/item/8521 14 | P a g e lOMoARcPSD|47206521
người chuyên gia phát triển toàn diện sáng tạo và có trình độ nghiệp vụ cao”6. Hoạt
động học tập của sinh viên có một số đặc điểm sau:
- Thứ nhất, quá trình học tập có tính chất nghiên cứu dưới sự đảm bảo và giám sát của
giáo viên nhằm thực hiện tốt mục đích học tập của sinh viên. Sinh viên không máy
móc tiếp thu những tri thức có sẵn mà có khả năng tiếp nhận tri thức với đầu óc phê
phán, hoài nghi, nghiên cứu và chuyên sâu.
- Thứ hai, sinh viên bắt đầu tìm kiếm các chân lý thông qua các hoạt động nghiên cứu
khoa học từ mức độ thấp đến cao, từ những bài nghiên cứu khoa học sau mỗi buổi học,
cho đến những công trình nghiên cứu trong thời gian dài. Những hoạt động nghiên cứu
này từng bước vận dụng các tri thức khoa học và hình thành các phẩm chất tác phong của nhà nghiên cứu.
- Thứ ba, hoạt động mang tính độc lập trí tuệ cao, cốt lõi của việc học tập là sinh viên
tự ý thức về việc học tập của họ, ý thức về mục đích, động cơ, phương pháp học tập.
Sinh viên tự ý thức sâu sắc rằng mình là chủ thể của việc học tập nên bản thân họ phải
tự định hướng tổ chức, tự đề ra mục đích học tâp, có nhiệm vụ giải quyết các mục đích
đó, tự hoàn thiện các hoạt động học tập đó và đưa ra cách giải quyết hiệu quả cũng
như các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Thứ tư, có tính chất độc đáo về mục đích và kết quả hoạt động. Mục đích sinh viên
học tập là để tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành kĩ năng, kĩ sảo nghề nghiệp.
Phát triển những phẩm chất nghề nghiệp trong tương lai.
- Thứ năm, hoạt động học tập của sinh viên bao gồm cả các hoạt động trên lớp và
ngoài lớp. Hoạt động học tập trên lớp tuân theo thời khóa biểu, còn hoạt động ngoài
lớp là sự hoàn thành có logic các hoạt động trên lớp. Hoạt động ngoài lớp thể hiện rõ
nét các năng lực, sở trường, tổ chức và sáng tạo của sinh viên.
6 Thái Văn Anh (2014), Một số đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên. Truy cập từ:
https://jshe.vn/index.php/jshe/article/download/278/244 15 | P a g e lOMoARcPSD|47206521
Hoạt động “Mùa hè xanh” của trường ĐH Bách khoa HCM 7
Các hoạt động học tập của sinh viên nói chung sẽ rất là đa dạng. Nhưng cũng có rất
nhiều điểm chung và khác so với các hoạt động học tập ở trung học phổ thông trở về
trước. Từ những điểm giống nhau như đều là thành phần tiếp nhận tri thức, cần sự
giúp đỡ của giáo viên trên các hoạt động trên và ngoài lớp. Khác nhau ở chỗ bản chất
sinh viên phải tiếp thu tri thức một cách chủ động hơn với đầu óc phê phán, hoài nghi,
nội dung kiến thức nâng cao, đào sâu vào chuyên ngành, mang tính ứng dụng vào thực
tế. Bên cạnh đó sinh viên còn chú trọng vào nghiên cứu khoa học, tìm hiểu tài liệu.
Sinh viên được yêu cầu tính độc lập trí tuệ cao. Cốt lõi của hoạt động của sinh viên là
sự tự ý thức về động cơ, biện pháp và mục đích học tập.
2.2 Đánh giá sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập của sinh viên hiện nay
2.2.1 Những kết quả đạt được thể hiện sự sáng tạo của ý thức hoạt động học
tập của sinh viên hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh rằng: “Học tập lý luận Mác - Lênin là để áp
dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo, không phải học thuộc lòng một cách giáo điều”.
Câu nói này của Bác Hồ không chỉ phản ánh tầm nhìn sâu rộng của Người về việc học
tập mà còn là kim chỉ nam cho thế hệ trẻ trong việc tiếp thu tri thức, sáng tạo trong học
tập và áp dụng kiến thức vào thực tế. Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, việc học không
chỉ đơn thuần là tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà còn là quá trình phát triển tư
duy sáng tạo và khả năng ứng dụng vào thực tiễn. Sự sáng tạo trong học tập không chỉ
7 Gần 1.000 chiến sĩ tình nguyện trường ĐH Bách khoa ra quân chiến dịch Mùa hè xanh. Truy câp
từ: https://hcmut.edu.vn/event/item/1161 16 | P a g e lOMoARcPSD|47206521
giúp sinh viên tiếp thu kiến thức hiệu quả mà còn khuyến khích họ phát triển kỹ năng
giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và khả năng thích nghi với những thay đổi liên tục
của xã hội. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục nước nhà cũng như quốc tế
không ngừng phát triển đổi mới và gặt hái được những thành công nhất định, những
kết quả đạt được thể hiện sự sáng tạo của sinh viên thông qua ba khía cạnh chính: các
phương pháp học tập mới, ứng dụng công nghệ vào việc học, và các hoạt động ngoại khóa.
Thứ nhất, sinh viên cho thấy ý thức sáng tạo trong học tập thông qua việc tìm ra và
áp dụng thành công các phương pháp học tập mới mang tính sáng tạo, hiện đại, tiện
lợi. Thay vì chỉ dựa vào sách giáo khoa và ghi chép truyền thống như trước đây thì
nhiều sinh viên hiện nay đã chủ động tìm kiếm và thử nghiệm các phương pháp học
tập mới như học qua dự án (project-based learning), học qua trải nghiệm (experiential
learning), và học theo đuổi đam mê (passion-driven learning).
Phương pháp học qua dự án (tên tiếng anh là Project-based Learning) là
phương pháp học tập giúp học sinh tiếp thu kiến thức sâu hơn dựa trên những gì đã
biết bằng cách tham gia vào các dự án thực tế. Ý tưởng cốt lõi của học qua dự án là đặt
ra những vấn đề thiết thực giúp sinh viên có cơ hội tận dụng các kiến thức đã học và
thúc đẩy tính sáng tạo ở mỗi sinh viên. Một số dự án học tập không dừng lại mức độ
trường lớp, nhiều sinh viên với trí tuệ và khả năng sáng tạo vô tận đã tiếp tục phát triển
các dự án trở thành các sản phẩm có thể khởi nghiệp hoặc các vật dụng tiện ích cho
mọi người. Điển hình có thể nhắc đến các sinh viên trường Đại học Bách Khoa Thành
phố Hồ Chí Minh nhóm BK M.C.E phát triển từ dự án học tập thành một công cụ hữu
ích cho cộng đồng trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành. 17 | P a g e lOMoARcPSD|47206521
Máy đo thân nhiệt và rửa tay tự động tích hợp IoT và nhóm BK M.C.E. Dự án học tập
được tiếp tục phát triển thành sản phẩm, thực hiện bởi các sinh viên năm nhất nhóm
BK M.C.E cùng với sự trợ giúp từ các giảng viên.8
Học qua trải nghiệm (tên tiếng anh là Experiential Learning) là một phương pháp
giáo dục tập trung vào việc học thông qua trải nghiệm thực tế và hành động trực tiếp.
Phương pháp học trên làm rõ tầm quan trọng của trải nghiệm thực tế đối với quá trình
học tập, điều này đã từng được Khổng Tử nhắc đến: “Tell me, and I will forget. Show
me, and I may remember. Involve me, and I will understand.” (Tạm dịch: “Nếu bạn chỉ
nói cho tôi, thì tôi sẽ quên. Bạn cho tôi xem, thì tôi có thể nhớ. Nếu cho tôi tham gia
cùng, tôi sẽ hiểu”). Các sinh viên khoa dược khoá K15 trường Đại học Đại Nam có cơ
hội tham gia thực tập thực tế tại công ty Biopharm Hoà Bình chia sẻ rằng họ đã có
những trải nghiệm thú vị, tiếp thu những kiến thức bổ ích, nâng cao kỹ năng chuyên
môn và tích luỹ những kinh nghiệm thực tiễn có thể giúp ích cho sự nghiệp tương lai.
8 Gia Nghi (20/5/2021), Máy đo thân nhiệt và rửa tay tự động kết hợp IOT của sv Bách khoa, Truy cập từ
[https://oisp.hcmut.edu.vn/cuoc-song-sinh-vien/may-do-than-nhiet-va-rua-tay-tu-dong-tich-hop-iot-cua- sinh-vien-bach-khoa.html] 18 | P a g e lOMoARcPSD|47206521
Sinh viên khoa dược khoá K15 trường Đại học Đại Nam thực tập tại công ty Biopharm Hoà Bình.9
Học theo đuổi đam mê (tên tiếng anh là passion-driven learning) là phương pháp
học tập dựa trên niềm đam mê, sụ hứng thú và yêu thích của mỗi cá nhân sinh viên đối
với kiến thức, chủ đề, ngành học. Cựu tổng thống Châu Phi Nelson Mandela từng phát
biểu: “Không có niềm đam mê, bạn không có năng lượng; không có năng lượng, bạn
không có gì”10, qua đó khẳng định tầm quan trọng của hai chữ “đam mê” trong quá
trình phát triển bản thân cũng như trong học tập. Đam mê chính là cơ sở, nền tảng thúc
đẩy sinh viên tự mày mò, tìm hiểu, nghiên cứu, theo đuổi lĩnh vực mà họ thực sự yêu
thích và đặc biệt nó còn kích thích sự sáng tạo tiềm tàng của sinh viên để tìm ra những
điều mới mẻ thú vị. Hiện nay, có rất nhiều sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học lĩnh
vực công nghệ và mạnh dạn theo đuổi đam mê, biến đam mê của mình thành các sản
phẩm. Nhiều sản phẩm trong số đó được trưng bày tại triển lãm Hội nghị sinh viên
nghiên cứu khoa học thường niên do trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức-hoạt
động nhằm tạo ra môi trường tốt giúp sinh viên theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa
học và phát huy năng lực sáng tạo của bản thân.
9 Khoa dược(01/12/2023), Sinh viên Dược DNU được “nhìn, chạm và hỏi” trong chuyến thực tập thực tế, Truy
cập từ [https://dainam.edu.vn/vi/khoa-duoc/tin-tuc/sinh-vien-duoc-dnu-duoc-nhin-cham-va-hoi-trong-chuyen- thuc-tap-thuc-te] 1
0 Nelson Mandela, trích dẫn trong bài phát biểu của ông tại Hội nghị Quốc tế về Phụ nữ, Từ Thiện và
Doanh nghiệp, ngày 9 tháng 8 năm 2001. 19 | P a g e